BÍCH NHAM LỤC

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 21

TẮC 21

TRÍ MÔN: HOA SEN, LÁ SEN

LỜI DẪN
Dựng pháp tràng, lập tông chỉ, trên gấm thêm hoa. Lột dây dàm, tháo yên cương là thờI tiết thái bình Hoặc là biện được câu cách ngoạI, nêu một rõ ba, bằng chưa được như thế, lắng nghe phân xử.

CÔNG ÁN :
Tăng hỏI Trí Môn:
- Khi hoa sen chưa ra khỏI nược thì thế nào?
Trí Môn đáp :
- Hoa sen.
Tăng hỏI :
- Sau khi ra khỏI nước thì thế nào?
Trí Môn đáp :
- Lá sen.

GIẢI THÍCH :
Trí Môn nếu là ứng cơ tiếp vật , còn xa đôi phần. Nếu là cắt đứt các dòng thì ngàn dặm, muôn dặm. Hãy nói hoa sen ra khỏI nước cùng chưa ra hỏI nước là một, là hai ? Nếu thế ấy thấy được, hứa ông có chỗ vào. Tuy nhiên như thế, nếu nói là một thì lẫn lộn Phật tánh, lộn xộn chân như . Nếu nói là hai thì tâm - cảnh chưa quên, rơi vào đường tri giảI, chạy mãi biết bao giờ dừng? Thử nói ý cổ nhân thế nào? Kỳ thật không có nhiều việc.( Ra khỏi nước cùng chưa ra khỏi nước thì nó vẫn vậy)
Đầu Tử nói “ Ông chỉ chớ kẹt danh số, ngôn cú , nếu rõ các việc thì tự nhiên chẳng kẹt, tức không có nhiều vị thứ chẳng đồng. Ông nhiếp tất cả pháp, tất cả pháp nhiếp ông chẳng được. Vốn không được – mất, mộng huyễn danh mục nhiều như thế, không nên gắng gượng vì nó an lập danh tự , dối gạt các ông được chăng? Vì các ông hỏi nên có nói nếu các ông chẳng hỏi, bảo tôi nhằm các ông nói cái gì? Chính được tất cả việc đều do các ông đem được đến, trọn chẳng can gì việc của ta. “
Cổ nhân nói “ Muốn biết nghĩa Phật tánh phải xem thời tiết nhân duyên “.
Vân Môn nhắc việc tăng hỏi Linh Vân “ Khi Phật chưa ra đời thì thế nào? Linh Vân dựng đứng cây phất tử. Tăng hỏi : Sau khi Phật ra đời thì thế nào? Linh Vân cũng dựng cây phất tử. Vân Môn nói “ Đầu trước đánh được, đầu sau đánh chẳng được.” Lại nói : Chẳng nói ra đời cùng chẳng ra đời. Nếu ông tìm lời, theo câu trọn không có liên quan gì. Nếu ông trong lời thấu được lời, trong ý thấu được ý, trong cơ thấu được cơ, tự tại buông bỏ khiến được thảnh thơi, mới thấy chỗ đáp thoại của Trí Môn.
Những câu như “ Khi Phật chưa ra đời thì thế nào?” , “ Khi Ngưu Đầu chưa gặp Tứ Tổ thì như thế nào?” , “ Khi cha mẹ chưa sanh thì thế nào?”. Vân Môn nói : “ Từ xưa tới nay chỉ là một đoạn sự, không phải - không quấy, không được- không mất , không sanh cùng chưa sanh. Cổ nhân đến trong ấy tung một đường, có ra có vào. Nếu là người chưa liễu thì nương cây - gá cỏ, sờ rào - mò vách. Lúc đó hoặc là dạy y buông sạch đi, hoặc là đánh cho y chạy vào rừng rậm mênh mang. Nếu là người suốt mười hai giờ (24 giờ) chẳng gá nương một vật, tuy chẳng gá nương một vật, mà bày một cơ, một cảnh làm sao mò tìm?”.
Ông tăng này hỏi : Khi hoa sen chưa ra khỏi nước thì thế nào?
Trí Môn đáp : Hoa Sen . Lời đáp đó chỉ để ngăn hỏi. Quả là một câu đáp kỳ đặc. Các nơi thường gọi là lời điên đảo. Nham Đầu nói " Quí ở chỗ trước khi mở miệng vẫn còn so sánh đôi phần. Cổ nhân chỗ bày cơ đã là ló đuôi rồi. Hiện nay học giả chẳng hiểu ý cổ nhân , chỉ cần lý luận. Đã ra khỏi nước cùng chưa ra khỏi nước có dính dáng chút nào?"
Có người hỏi Giáp Sơn " Khi hoa sen chưa ra khỏi nước thì thế nào?"
Giáp Sơn đáp " Cột cái, lồng đèn".
Hãy nói cùng hoa sen là đồng, là khác?
Tăng hỏi " Sau khi ra khỏi nước thì thế nào"
Đáp " Đầu gậy khêu nhật nguyệt, dưới chân sình rất sâu".
Ông thử nói phải hay chẳng phải. Chớ theo một chuẩn mực cố định nào.
Tuyết Đậu tụng

TỤNG
Liên hoa, hà diệp báo quân tri
Xuất thủy hà như vị xuất thì
Giang Bắc, Giang Nam vấn Vương Lão
Nhất hồ nghi liễu nhất hồ nghi.

NGHĨA
Hoa sen, lá sen bảo anh biết
Xuất thủy chẳng như chửa xuất thì
Giang Bắc, Giang Nam hỏi Vương Lão
Hồ nghi này để giải một hồ nghi.

Người học hiện nay chỉ nhằm trên ngôn cú. Ông hãy nói khi chưa ra khỏi nước là thời tiết gì? Khi ra khỏi nước là thời tiết gì? Nếu ông thấu được thì thân thấy Trí Môn. Nếu chưa thấu thì đến Giang Nam, Giang Bắc tìm các bậc tôn túc mà hỏi.


Hoa sen dụ cho Phật tánh. Ra khỏi nước dụ cho tỏ ngộ. Vậy Phật tánh khi chưa tỏ ngộ va sau khi tỏ ngộ có gì khác nhau không?
Vân Môn nói : “ Từ xưa tới nay chỉ là một đoạn sự, không phải - không quấy, không được- không mất , không sanh cùng chưa sanh"
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 22

TẮC 22
TUYẾT PHONG: CON RẮN TO

LỜI DẪN:
Lớn không gì ngoài, nhỏ bằng lân hư . Bắt thả chẳng tại ai, cuộn lại - buông ra tại ta. Nếu muốn gỡ niêm - mở trói , cần phải lấp dấu - nuốt tiếng. Người người ngồi đoạn yếu tân , mỗi mỗi vách đứng ngàn nhẫn (10 nhẫn là một trượng). Hãy nói là cảnh giới của người nào? Thử nêu xem.

CÔNG ÁN:
Tuyết Phong dạy chúng :
- Núi Nam có con rắn to , cả thẩy các ông cần phải khéo xem.
Trường Khánh nói :
- Ngày nay trong nhà có người tan thân mất mạng.
Có vị tăng kể lại cho Huyền Sa nghe. Huyền Sa nói
- Phải là Lăng huynh mới được, tuy nhiên như thế, tôi thì chẳng vậy.
Tăng hỏi :
- Hòa thượng thế nào?
Huyền Sa đáp :
- Dùng núi Nam làm gì?
Vân Môn thì lấy cây gậy ném trước Tuyết Phong làm thế sợ.

GIẢI THÍCH
Tại sao lại là con rắn to? Con rắn to khi gặp người hay vật thì nó cuốn lấy, hả họng nuốt trọng . Nhưng con rắn này còn to hơn thế. Nó nuốt không những người, vật, mà còn cả núi sông, sơn hà, đại địa. Bởi vậy mới cần xem.
Các Tổ thường dùng nhiều hình thức để dụ cho " cái đó" . Tuyết Phong nói : Mỗi mỗi che trời - che đất, lại chẳng nói huyền - nói diệu, nói tâm - nói tánh, đột nhiên xuất hiện, như đống lửa lớn, gần nó bị cháy cả mặt mày. Như kiếm Thái A vừa hươi lên thì tan thân mất mạng. Nếu trầm ngâm suy nghĩ thì chẳng dính dáng
.

Tổ Bá Trượng hỏi Hoàng Bá :
- ở đâu đến?
Hoàng Bá thưa :
- Nhổ nấm dưới chân núi Đại Hùng đến.
Bá Trượng hỏi
- Thấy cọp chăng?
Hoàng Bá liền làm tiếng cọp gầm. Bá Trượng cầm búa ra bộ chặt. Hoàng Bá vỗ Bá Trượng một cái. Bá Trượng tủm tỉm cười. Hôm sau Bá Trượng lên đàn bảo chúng
- Núi Đại Hùng có con cọp, cả thảy các ông phải khéo xem, ngày nay chính lão tăng bị cắn một cái.

Tử Hồ, ở cửa có tấm bia. Trên bia viết : " Tử Hồ có con chó, trên cắn đầu người, giữa cắn lưng người, dưới cắn chân người. Suy nghĩ ắt tan thân mất mạng. " Nếu có tăng đến vừa xem, sư liền kêu
- coi chừng chó.
Tăng xoay đầu lại, sư liền trở về phương trượng.

Triệu Châu thấy tăng đến liền hỏi:
- Từng đến đây chưa?
Dù tăng nói từng đến hay chưa từng đến , Triệu Châu đều bảo
- Uống trà đi.
Viện chủ thưa :
- Hòa thượng bình thường hỏi tăng từng đến với chẳng từng đến , đều bảo uống trà đi là ý chỉ thế nào?
Triệu Châu gọi
- Viện chủ.
Viện chủ ứng thanh
- Dạ
Triệu Châu bảo :
- Uống trà đi.

Tuyết Phong nói
- Núi Nam có con răn to, tất cả các ông cần phải khéo xem.

Trường Khánh nói :
- Ngày nay trong nhà có người tan thân mất mạng,
Vì sao vậy? vì như đống lửa lớn, như kiếm Thái A, đụng đến thì tan thân mất mạng.
Huyền Sa nói :
- Dùng núi Nam làm gì?
Là bởi vì đâu mà chẳng có.
Vân Môn lấy gậy ném trước Tuyết Phong làm thế sợ .
Dạ nó đây. Sợ quá.
Còn ông? Chẳng được bắt chước người xưa, thử đáp xem. Đến trong ấy, cần phải hiểu ý ở ngoài câu. Tất cả ngôn ngữ, công án nhắc lại liền biết chỗ rơi (ý chính). Xem sư dạy chúng như thế, chẳng thể đem tình thức , hạnh giải đo lường được. Nếu là con cháu trong nhà, tự nhiên khế hợp. Tuyết Phong dạy chúng như thế ấy, đáng gọi là lời nói vô vị, bít lấp miệng người. Trường Khánh, Huyền Sa đều là người trong nhà mới hiểu được thoại của sư. Đâu chẳng thấy Chơn Tịnh tụng

TỤNG
Đả cổ, lộng tỳ bà
Tương phùng lưỡng hội gia
Vân Môn năng xướng hòa
Trường Khánh giải tùy da
Cổ khúc vô âm vận
Nam Sơn niết tỷ xà
Hà nhân tri thử ý
Đoan đích thị Huyền Sa.

NGHĨA
Đánh trống, khảy tỳ bà
Gặp nhau hiểu hai nhà
Vân Môn khéo xướng hòa
Trường Khánh giỏi theo a
Nhạc xưa không âm vận
Núi Nam có rắn to
Người nào biết ý đó
Quả thật là Huyền Sa.

Tuyết Đậu vì thích Vân Môn khế hợp ý Tuyết Phong nên tụng :

TỤNG
Tượng Cốt nham cao nhân bất đáo
Đáo giả tu thị lộng xà thủ.
Lăng sư, Bị sư bất nại hà
Tán thân mất mạng hữu đa, thiểu?
Thiều Dương tri, trùng bác thảo
Nam Bắc Đông Tây vô xứ thảo
Hốt nhiên đột xuất trú tượng đầu
Phao đối Tuyết Phong đại trương khẩu
Đại trương khẩu hề đồng thiểm điện
Dịch khởi mi mao hoàn bất kiến
Như kim tàng tại Nhũ Phong tiền
Lai giả nhất nhất khán phương tiện.

NGHĨA
Tượng Cốt núi cao người chẳng đến
Người đến phải là tay đùa rắn
Sư Lăng, sư Bị chẳng làm gì
Tan thân mất mạng có nhiều, ít
Thiều Dương biết, lại vạch cỏ
Nam Bắc Đông Tây không có cỏ
Bỗng nhiên đột xuất cây gậy này
Ném trước Tuyết Phong miệng há hốc
Miệng há hốc hề! như điện chớp
Dịch chuyển lông mày vẫn chẳng thấy
Hiện nay ẩn trước ngọn Nhũ Phong
Người đến chỉ thấy toàn phương tiện

GIẢI TỤNG
Hai câu đầu. Núi Tượng Cốt là nơi Tuyết Phong ở. Tuyết Phong cơ phong cao vót ít có người đến được chỗ sư. Phải là bậc tác gia thông phương mới cùng chứng minh nhau. Con rắn to này thật khó đùa, phải là tay khéo đùa mới được. Nếu chẳng khéo đùa sẽ bị rắn cắn. Nếu là tay khéo đùa, nắm một cái đứng khựng, bèn cùng lão tăng nắm tay đồng hành.
Tuyết Đậu nói " Sư Lăng, sư Bị chẳng làm gì" chẳng phải là hai người chưa ngộ, Ai chẳng biết ba người : Huệ Lăng Trường Khánh, Huyền Sa Sư Bị và Thiều Dương Vân Môn đều là bậc tác gia, cơ không được mất, chỉ là thân sơ mà thôi.
"Tan thân mất mạng" nghĩa là gì? Nói thế bởi vì ai đã gặp " con rắn to" đó thì thân không còn là thân này nữa, tâm không còn là tâm này nữa, mạng không còn là mạng này nữa nên gọi là tan thân mất mạng. "Tan thân mất mạng có nhiều, ít" là nói: chỗ ngộ sâu hay cạn ?
Vân Môn biết chỗ rơi của Tuyết Phong khi nói " Núi Nam có con rắn to" vì thế "lại vạch cỏ" , thế mà Nam Bắc Đông Tây đều không có cỏ . Lúc đó ông ở chỗ nào? Thì "Bỗng nhiên đột xuất cây gậy này". Vân Môn ném cây gậy trước mặt Tuyết Phong làm thế sợ. Vân Môn dùng cây gậy là cái dụng con rắn to. Cũng cây gậy, khi thượng đường, Vân Môn nói " Cây gậy hóa rồng, nuốt hết sơn hà, đại địa" . Đến trong đó mới biết " Tâm theo muôn cảnh chuyển, chỗ chuyển thật u vi"
Cây gậy " Ném trước Tuyết Phong , miệng há hốc" , " Miệng há hốc hề! như điện chớp" Chỗ này hiểu thì liền hiểu, như điện chớp, vừa mới nghĩ, nghị thì tan thân mất mạng. (tan thân mất mạng ở đây chẳng phải như nghĩa trên, mà nghĩa là sai nên tan thân mất mạng)
Nó luôn luôn có đấy nhưng vô tướng, vì vậy nên " Dịch chuyển lông mày vẫn chẳng thấy" Ở đâu mà chẳng có, thế tai sao Tuyết Đậu bảo " Hiện nay ẩn trước ngọn Nhũ Phong" ? Chính vì Tuyết Đậu ở ngọn Nhũ Phong nên thường thấy nó ở đó. Còn những người khác đến thì có thấy không? Những người khác đến chỉ thấy toàn phương tiện.

Ghi chú : Phần đầu vì chưa tìm được chỗ Diêm Quan nói về nghĩa sắc không và bài tụng qua cầu của Động Sơn nên chưa đưa vào được. Mong vị nào biết xin gởi lên diễn đàn để bổ túc phần thiếu sót, xin chân thành cảm ơn.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 23

TẮC 23
BẢO PHƯỚC, TRƯỜNG KHÁNH DẠO NÚI

LỜI DẪN
Ngọc lấy đá thử, vàng đem lửa thử, nước dùng gậy dò. Đến trong cửa Thiền tặng một lời - một câu, một cơ - một cảnh, một ra - một vào, một xô - một đẩy, cốt thấy sâu cạn , cốt thấy thuận nghịch. Hãy nói đem cái gì thử, mời cử xem.

CÔNG ÁN
Bảo Phước, Trường Khánh dạo núi . Bảo Phước lấy tay chỉ, nói :
- Chỉ trong đây là ngọn Diệu Phong.
Trường Khánh nói :
- Phải thì phải, đáng tiếc thay!
(Tuyết Đậu trước ngữ : Ngày nay cùng kẻ này dạo núi mong làm cái gì? Lại nói Trăm ngàn năm sau chẳng nói không, chỉ là ít).
Sau Cảnh Thanh nghe, nói :
- Nếu chẳng phải Tôn Công, liền thấy đầu lâu đầy đất.

GIẢI THÍCH
Ngọn Diệu Phong còn gọi là Diệu Cao Phong (có nghĩa là cao lắm) là ngọn núi được đề cập đến trong kinh Hoa Nghiêm.
Kinh Hoa Nghiêm nói " Tỳ kheo Đức Vân ở trên đảnh Diệu Phong từ lâu không xuống núi . Thiện Tài đồng tử đến tham vấn bảy ngày không gặp. Một hôm tại ngọn núi khác gặp nhau. Yết kiến xong, Đức Vân vì Thiện Tài nói một niệm ba đời, là pháp môn tất cả chư Phật trí tuệ quang minh đều thấy ".
Đức Vân đã từ lâu không xuống núi sao lại gặp nhau ở ngọn núi khác? Nếu bảo Đức Vân xuống núi, sao kinh nói " Tỳ kheo Đức Vân từ lâu không xuống núi, thường ở trên đảnh Diệu Phong" ? Vậy Đức Vân, Thiện Tài thực ra là ở đâu?
Về sau Lý Thông Huyền giải thích ( lại tạo sắn bìm rồi) nói :" Ngọn Diệu Phong là Pháp môn Nhất Vị Bình Đẳng, mỗi mỗi đều chân, mỗi mỗi đều toàn, nhằm vào chỗ không được - không mất, không phải - không quấy, riêng bày. Vì thế nên Thiện Tài không thể thấy Đức Vân, vì chỗ thấy chưa đến chỗ xứng tánh. Như mắt chẳng tự thấy, tai chẳng tự nghe, tay chẳng tự sờ, dao chẳng tự cắt, nước chẳng tự rửa, lửa chẳng tự đốt".
Đến đây chúng ta thấy kinh đại từ bi, có chỗ vì nhau, Phương tiện lập khách - lập chủ, lập cơ - lập cảnh, lập vấn - lập đáp. Chư Phật chẳng ra đời, cũng không có Niết Bàn, vì phương tiện độ chúng sanh nên hiện việc như thế.
Bảo Phước, Trường Khánh, Cảnh Thanh đều thừa kế Tuyết Phong. Ba người đồng chứng, đồng đắc , đồng kiến, đồng văn, đồng niệm, đồng dụng, một ra một vào, thay nhau xô đẩy. Bởi vậy nếu một vị nói thì hai người kia đều biết chỗ rơi. Ở trong hội Tuyết Phong, thường thường vấn đáp chỉ có ba vị này. Một hôm dạo núi, Bảo Phước lấy tay chỉ nói " Chỉ trong đây là đảnh Diệu Phong". Nếu như thiền tăng ngày nay , nghe hỏi thế ây thì miệng tợ tấm biển. Cũng may là hỏi Trường Khánh. Bảo Phước hỏi như thế cốt nghiệm xem người kia có mắt không. Trường Khánh cũng là người trong nhà nên đáp " Phải thì phải, đáng tiếc thay". Đã phải sao lại còn đáng tiếc ? Đáng tiếc là lời đã nói ra thì không còn " Nhất chân pháp giới " nữa. Tuyết Đậu nói " Trăm ngàn năm sau chẳng nói không, chỉ là ít ". Nói thế có nghĩa gì? Chẳng là câu hỏi của Bảo Phước để nghiệm tăng xem mắt đã sáng chưa nên Tuyết Đậu mới nói thế. Cũng như trước kia Hoàng Bá bị vặn hỏi nên nói " Chẳng nói không thiền, chỉ là không sư ". Còn Cảnh Thanh nghe thuật lại lời đáp của Trường Khánh bèn nói " Nếu chẳng phải tôn công, liền thấy đầu lâu đầy đất". nghĩa là nếu chẳng phải người mắt sáng thì đã chẳng thấy đỉnh Diệu Phong.
Có vị tăng hỏi Triệu Châu
- Thế nào là đảnh Diệu Phong?
Triệu Châu bảo
- Lão tăng không đáp câu này của ông.
Tăng hỏi
- Sao không đáp câu này?
Triệu Châu nói
- Nếu ta đáp ông sợ e rơi xuống đất.
Triệu Châu còn đáp như thế, trách sao Trường Khánh chẳng nói " Đáng tiếc thay" .
Tuyết Đậu làm bài tụng

TỤNG
Diệu Phong cô đảnh thảo ly ly
Niêm đắc phân minh phó dữ thùy
Bất thị tôn công biện đoan đích
Độc lâu trước địa kỷ nhân tri.

NGHĨA
Diệu Phong cao vót, cỏ xanh rì
Nắm được rõ ràng gởi đến ai
Chẳng phải tôn công bàn thấu đáo
Đầu lâu khắp đất mấy người hay.

GIẢI TỤNG
" Diệu Phong cao vót cỏ xanh rì, Nắm được rõ ràng gởi đến ai " Chỗ nào là chỗ nắm được rõ ràng ? Trong đó có ai?
" Chẳng phải tôn công bàn thấu đáo " Tôn Công thấy được đạo lý gì liền nói " Phải thì phải, thực đáng tiếc".
" Đầu lâu khắp đất mấy người hay " Các ông lại hay chăng? Cho biết muốn thấy được đầu lâu khắp đất cũng phải có con mắt.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 24

TẮC 24
LƯU THIẾT MA : TRÂU CÁI GIÀ
LỜI DÃN :
Đứng cao vót trên ngọn Cao Phong, ma ngoại không thể biết. Đi trong biển sâu, con mắt Phật cũng chẳng nhìn thấy. Dù cho mắt tợ sao băng, cơ như ánh chớp chưa khỏi như rùa linh lê đuôi. Đến trong ấy nên làm sao? Thử cử xem.

CÔNG ÁN :
Lưu Thiết Ma đến Qui Sơn . Qui Sơn bảo :
- Trâu cái già, ngươi mới đến
Lưu Thiết Ma thưa:
- Ngày mai ở Đài Sơn có đại hội trai, Hòa thượng có đi dự chăng?
Qui Sơn buông thân nằm xuống, Lưu Thiết Ma liền đi ra.

GIẢI THÍCH:
Bà ni Lưu Thiết Ma đến Qui Sơn, Qui Sơn gặp mặt bà liền bảo
- Trâu cái già, ngươi mới đến?
Sao Qui Sơn lại thô lỗ dường ấy ? Há các vị không biết rằng người tu thiền đều như những kẻ chăn trâu ư ? Người mới tu là kẻ còn đi tìm trâu, người ngộ đạo thì như kẻ đã bắt được trâu, rồi là quá trình thuần hóa trâu, cho đến khi trâu đã thuần thì đến giai đoạn "Vong ngưu tồn nhân" qua giai đoạn này đến " nhân ngưu câu vong". Cả hai cùng quên. Giai đoạn này thì chỉ sống với chân tánh thuần nhất. mà tâm tức là trâu. Do đó khi Vương lão sư Nam Tuyền sắp trăm tuổi, có người hỏi ngài sẽ đi về đâu, ngài trả lời " ta sẽ làm con trâu dưới chân núi, dưới bụng có chữ Vương" là ý ngài nói trở về nguồn tâm. Kẻ kia không biết bèn nói " con xin đi theo" Vương lão sư bảo " Nếu ông theo ta phải ngậm lấy bó cỏ" . Hòa thượng Qui Sơn khi dạy chúng nói " Sau khi lão tăng trăm tuổi , đến nhà thí chủ dưới núi làm một con trâu, hông trái có viết năm chữ Qui Sơn tăng Linh Hựu chính khi ấy gọi Qui Sơn tăng là phải hay goi con trâu là phải ?". Lưu Thiết Ma là bậc tham thiền đã lâu, cơ phong cao vót, thời nhân gọi là Lưu Thiết Ma ( là người họ Lưu có công phu mài sắt) . Bà cất am cách Qui Sơn chừng mười dặm. Một hôm đến phỏng vấn Qui Sơn. Bậc tác gia gặp nhau, vừa gặp liền biết, như cách tường thấy sừng biết là trâu, cách núi thấy khói biết là lửa, đẩy thì tới, kéo thì lui. Qui Sơn thấy đến liền nói " Trâu cái già, ngươi mới đến?" Câu này hiển nhiên coi Lưu Thiết Ma đã là người đạt tới trình độ "Nhân ngưu câu vong". Đã xem nhau như bấc tác gia thì cũng phải dùng cung cách ấy trả lời. Lưu Thiết Ma thưa " Ngày mai ở Đài Sơn có đại hội trai , Hòa thượng có đi dự chăng ?" Đài sơn cách Qui Sơn hàng ngàn dặm, nếu đi dự trai tăng thì người phàm làm sao mà đi. Qui Sơn buông thân nằm xuống là " Vô sự chẳng làm gì cả". Lưu Thiết Ma đi ra là " Hết việc, trở về".
Ông xem , dường như là nói chuyện thường, chẳng phải thiền, chẳng phải đạo gì cả. Hai người đối đáp nhau, một buông, một bắt như hai gương soi nhau, không có ảnh tượng nào vướng mắc, mà cơ cơ xứng nhau, cú cú hợp nhau. Như gương sáng trên đài, Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán . Nếu ông tham thấu, thấy giống như người bình thường nói thoại, phần nhiều bị ngôn ngữ cách ngại cho nên không hiểu, chỉ là tri âm mới hội được.
Việc này giống như Càn Phong day chúng " cử một chẳng được cử hai, bỏ qua một bậc rơi tại thứ hai". Vân Môn đứng dạy thưa " Hôm qua có tăng từ Thiên Thai đến, lại sang Nam Nhạc". Càn Phong nói " Điển tọa ! ngày nay chẳng được phổ thỉnh". Hai vị này buông thì cả hai đều buông, thâu thì cả hai đều thâu. Tông Qui Ngưỡng gọi đó là cảnh trí " gió thổi, bụi dấy, cỏ lay" tham cứu đến tận đầu mối , cũng gọi là câu cách thân , ý thông mà ngữ cách

TỤNG
Tằng kỵ tiết mã nhập trùng thành
Sắc hạ truyền văn lục quốc thanh
Du ác kim tiên vấn qui khách
Dạ thâm thùy cộng ngự nhai thành

NGHĨA
Từng cưỡi ngựa sắt vào trùng thành
Sắc lệnh truyền ra sáu nước thanh
Vẫn nắm roi vàng hỏi qui khách
Đêm khuya đường vua ai đồng hành?

GIẢI TỤNG
Tụng này Viên Ngộ giải thích như sau
" Từng cưỡi ngựa sắt vào trùng thành" là nói Lưu Thiết Ma đến như thế
"Sắc lệnh truyền ra sáu nước thanh" là nói Qui Sơn hỏi như thế
" Vẫn nắm roi vàng hỏi qui khách" là Lưu Thiết Ma nói như thế
" Đêm khuya đường vua ai đồng hành" là Qui Sơn buông thân nằm xuống, Lưu Thiết Ma đi ra.
Có vị tăng đến hỏi Hòa thượng Phong Huyệt
- Qui Sơn nói " Trâu cái già, ngươi mới đến" là ý chỉ gì?
Phong Huyệt đáp
- Chỗ mây trằng dầy, rồng vàng múa
Tăng hỏi :
- Lưu Thiết Ma nói " Ngày mai ở Đài Sơn có đại hội trai, hòa thượng có đi dự không" là ý chỉ thế nào?
Phong Huyệt đáp :
- Trong lòng sóng biếc, mặt trăng động
Tăng hỏi :
- Qui Sơn làm thế nằm là ý chỉ thế nào?
Phong Huyệt đáp
- Già đến thân gầy ngày vô sự
Nằm cao rảnh ngủ ngọn núi xanh.
Phong Huyệt cũng từng làm bài tụng về việc này

TỤNG
Cao cao phong đảnh lập
Ma ngoại mạc năng tri
Thâm thâm hải để hành
Phật nhãn thứ bất kiến.

NGHĨA
Trên đảnh Cao Phong đứng
Ma ngoại nào hiểu chi
Dưới đáy biển sâu đi
Mắt Phật xem chẳng thấy.

Một người buông thân nằm xuống, một người liền đi ra, Nếu lại che khắp đồng thời, tìm đường chẳng thấy. Đã trở về với uyên nguyên, bản thể, chẳng động dụng, Thánh cũng chẳng làm thì mắt Phật tìm cũng chẳng thấy.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 25

TẮC 25
LỜI DẪN :
Cơ chẳng rời vị, rơi trong biển độc, lời chẳng kinh quần, rơi vào lưu tục. Chợt trong lúc chọi đá nháng lửa biện biệt trắng đen , trong khoảng điện chớp biện được sống chết, khả dĩ ngồi dứt mười phương , vách đứng ngàn nhẫn. Lại biết có thời tiết thế ấy chăng, thử cử xem.

CÔNG ÁN
Am chủ Liên Hoa Phong cầm cây gậy đưa lên dạy chúng
- Cổ nhân đến trong đây sao không chịu trụ?
Chúng không đáp được. Tự đáp thế :
- Vì kia đường xá chẳng đắc lực.
Lại nói "
- Cứu kính thế nào ?
Tự đáp thế:
- Cây gậy tức lật vác ngang chẳng đoái đến người, đi thẳng vào ngàn ngọn, muôn ngọn .

GIẢI THÍCH :
Các ông biện biệt được am chủ Liên Hoa Phong chăng? Gót chân chưa chấm đất. Am chủ Liên Hoa Phong cất am ở Liên Hoa trên chót núi Thiên Thai. Cổ nhân sau khi đắc đạo, ở trong nhà tranh, thất đá, nấu rễ rau rừng trong nồi mẻ ăn qua ngày, chẳng cầu danh lợi, phóng khoáng tùy duyên, buông một chuyển ngữ cốt đền ơn Phật tổ, truyển tâm ấn của Phật. Vừa thấy tăng đến, sư cầm cây gậy giơ lên nói
- Cổ nhân đến trong đây vì sao không chịu trụ ?
Trước sau hơn hai mươi năm mà không có người đáp được. Câu hỏi này có quyền có thực, có chiếu có dụng. Nếu biết được cái bẫy của sư thì chẳng tiêu một cái ấn tay. Hãy nói vì sao hai mươi năm chỉ hỏi như thế? Là tông sư cớ sao chỉ giữ một cái cọc? nếu nhằm trong đây thấy được tự nhiên chẳng chạy theo tình trần. Trong hai mươi năm cũng đã có nhiều người cùng sư đối đáp, trình kiến giải, làm mọi cách, dù có nói được cũng chẳng đến chỗ cực tắc của sư. Việc này tuy chẳng ở trong ngôn cú mà không ngôn cú thì không thể biện luận. " Đạo vốn không lời, nhân lời mà hiển đạo". Vì thế nghiệm người đến chỗ cùng tột, mở miệng hợp đạo lý bèn là tri âm. Cổ nhân buông một lời, nửa câu cũng không có gì khác, cốt xem ông " biết" hay "chẳng biết" . Sư thấy người không hội nên đáp thay
- Vì kia đường xá chẳng đắc lực
Xem sư nói tự nhiên khế cơ, khế lý chưa từng mất tông chỉ.
Nhớ lúc xưa, nhân khi chùa làm giỗ cao tăng, Tướng Quốc Bùi Hưu hỏi ngài Hoàng Bá
- Cúng dàng cao tăng, cao tăng có đến nhận không?
Hoàng Bá đáp :
- Đợi có bạn liền đến.
Xem việc này cũng chẳng khác gì việc xưa. Thử hỏi các ông cây gậy là đồ dùng tùy thân của thiền tăng , tại sao lại nói : Đường xá chẳng đắc lực, cổ nhân đến đây chẳng chịu trụ. Kỳ thật mạt vàng tuy quí, rơi vào mắt cũng thành bịnh. Hòa thượng Thiện Đạo ở Thạch Thât thường lấy cây gậy dạy chúng
- Chư Phật quá khứ cũng thế ấy, chư Phật hiện tại cũng thế ấy, chư Phật vị lai cũng thế ấy.
Tuyết Phong một hôm ở trước tăng đường, cầm cây gậy đưa lên dạy chúng :
- Cái này chỉ vì trung căn, hạ căn.
Có vị tăng ra hỏi :
- Chợt gặp người thượng căn đến thì sao?
Tuyết Phong cầm gậy lên rồi đi.
Vân Môn nói
- Tôi chẳng giống Tuyết Phong, đập phá tan hoang.
Tăng hỏi :
- Chưa biết hòa thượng thế nào?
Vân Môn liền đánh.
Phàm tham vấn không có nhiều việc, ngoài ông thấy có sơn hà, đại địa, trong thấy có thấy nghe hiểu biết, trên có chư Phật để cầu, dưới có chúng sinh để độ, cần phải một lúc mửa bỏ hết, nhiên hậu trong hai mươi bốn giờ, đi đứng nằm ngồi, nhồi thành một khối. Được như vậy, tuy ở trên đầu sợi lông mà rộng như đại thiên sa giới; tuy ở trong vạc dầu lò lửa mà như ở cõi nước an lạc; tuy ở trong lầu các trân bảo mà như ở dưới nhà tranh vách lá. Việc này nếu là hàng thông phương tác gia đến chỗ chân thật của cổ nhân tự nhiên chẳng phí lực.
Sư thấy không có người hiểu được ý mình nên tự gạn hỏi lại
- Cứu cánh thế nào?
Lại không ai trả lời được. Sư tự đáp
- Cây gậy tức lật vác ngang, chẳng đoái đến người, đi thẳng vào ngàn ngọn, muôn ngọn (núi) .
Ý này thế nào ? Hãy nói ngàn ngọn, muôn ngọn là ở đâu?
Quả là " Cú trung hữu nhãn, ý tại ngôn ngoại" trong câu có mắt, ý tại ngoài lời. tự buông tự thâu, tự ngã tự đứng.
Tôn giả Nghiêm Dương đi đường gặp một vị tăng liền đưa cây gậy lên hỏi
- Là cái gì?
Tăng thưa :
- Chẳng biết
Tôn giả nói :
- Một cây gậy cũng chẳng biết.
Tôn giả lấy gậy tạo một cái lỗ ở dưới đất hỏi
- Lại biết chăng?
- Chẳng biết.
Tôn giả nói
- Cái lỗ đất cũng chẳng biết.
Tôn giả vác cây gậy lên vai hỏi
- Hội chăng?
Tăng thưa
- Chẳng hội.
Tôn giả nói :
- Cây gậy lật, vác ngang, đi thẳng vào ngàn ngọn, muôn ngọn.

Cổ nhân đến trong đó vì sao không chịu trụ? Tuyết Đậu tụng :

Ai đương cơ, nêu chẳng lầm, lại ít có
Phá hoại cao vót, nung chảy huyền vi
Nhiều lớp cổng to từng mở rộng,
Tác giả chưa đồng về
Thỏ ngọc chợt tròn chợt khuyết
Quạ vàng tợ bay, tợ chẳng bay.
Lão Lô chẳng biết đi đâu tá?
Mây trắng nước trôi thẩy nương nhau.

Bởi cớ sao? Sơn tăng nói " Dưới đầu thấy má chớ cùng lại qua, vừa khởi so sánh liền là trong núi đen, hang quỉ làm kế sống".
Nếu thấy được triệt, tin được đến, ngàn người muôn người bủa vây tự nhiên không thể chận đứng được. Động đến, chạm đến tự nhiên có chết có sống. Tuyết Đậu hiểu được ý kia nên tụng

TỤNG
Nhãn lý trần sa, nhĩ lý thổ
Thiên phong vạn phong bất khẳng trụ
Lạc hoa lưu thủy thái man man
Dịch khởi mi mao hà xứ khứ?

NGHĨA
Bụi cát trong mắt, đất trong tai
Ngàn ngọn, muôn ngọn chẳng chịu dừng
Hoa rơi nước chẩy trôi bát ngát
Vạch đứng lông mày xem nơi nào ?

GIẢI TỤNG
" Bụi trong mắt, đất trong tai" câu này ý nói am chủ Liên Hoa Phong khi thiền khách đến thì trên không cầu, vịn, dưới bặt chính mình, trong tất cả thời như khờ, tợ dại.
Nam Tuyền nói " Người học đạo như kẻ si độn cũng khó được"
Thiền Nguyệt thi "Thường nhớ lời hay của Nam Tuyền, như kia si độn vẫn còn ít"
Pháp Đăng nói " Người nào biết ý này khiến ta nhớ Nam Tuyền"
Nam Tuyền cũng nói " Bảy trăm cao tăng trọn là người hiểu Phật pháp, duy ông cư sĩ Lư (Lục tổ) chẳng hiểu Phật pháp, chỉ hiểu đạo thôi, vì thế nên được y bát của ngũ Tổ".
Hãy nói Phật pháp và đạo cách nhau xa, gần ? Tuyết Đậu niêm :
"Trong mắt dính cát chẳng được
"Trong tai dính nước chẳng được
"Nếu có kẻ tin được đến, nắm được đứng , chẳng bị người lừa thì lời dạy của "Phật Tổ có khác gì tiếng khua bát.
"Mời treo đẫy (cái túi) bát lên cao , bẻ gậy bỏ, chỉ giữ một kẻ đạo nhân vô sự.
Lại cũng nói :
" Trong mắt để được núi Tu Di
" Trong tai chứa được nước biển cả
" Bậc này chịu người thương lượng.
" Lời dạy của Phật Tổ như rồng gặp nước, như cọp dựa núi .
" Lại quẩy đẫy bát, vác cây gậy
" Cũng là một đạo nhân vô sự.
Lại nói :
" Thế ấy cũng chẳng được
" Chẳng thế ấy cũng chẳng được
" Nhiên hậu không còn dính dáng gì.

Trong ba vị đạo nhân vô sự, cốt chọn một người làm thầy, chính là người có khả năng đúc sắt thành dụng cụ. Vì sao ? vì người này gặp cảnh giới ác, hoặc cảnh giới Phật đến trước mắt thẩy đều giống như mộng, chẳng biết có sáu căn, cũng chẳng biết có sáng chiều. Dù đã đến nước này, điều tối kỵ là giữ trạng thái đó như tro lạnh, nước chết. Phải có một con đường chuyển thân mới được.
Vì thế am chủ Liên Hoa Phong nói " Vì kia đường xá chẳng đắc lực". Phải là đạp trên ngàn ngọn, muôn ngọn mới được. Hãy nói:Cái gì là ngàn ngọn, muôn ngọn? Sư nói " Cây gậy tức lật vác ngang, chẳng đoái đến người, đi thẳng vào ngàn ngọn, muôn ngọn". Hãy nói đi chỗ nào? Lại biết được có chỗ đi chăng?
Câu "Hoa rơi nước chảy, trôi bát ngát" Người có cơ điện chớp, trước mắt là cái gì?
Câu " Vạch đứng lông mày xem nơi nào?" Tuyết Đậu cũng chẳng biết đi nơi nào, vì sao?
Như sơn tăng nói "Cây phất tử đưa khi nãy, thử nói hiện giờ ở chỗ nào? Nếu các ông thấy được, cùng am chủ Liên Hoa Phong đồng tham, Nếu chưa thấy được thì : dưới ba cây đòn tay, trước cái đơn bảy tấc, thử tham cứu tường tận xem".
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 26

TẮC 26
BÁ TRƯỢNG NGỒI RIÊNG NGỌN ĐẠI HÙNG

CÔNG ÁN :
Tăng hỏi Bá Trượng
- Thế nào là việc kỳ đặc ?
Bá Trượng đáp :
- Ngồi riêng ngọn Đại Hùng.
Tăng lễ bái. Bá Trượng liền đánh.

GIẢI THÍCH
Gặp cơ đủ mắt chẳng đoái nguy vong, cho nên nói " Chẳng vào hang cọp đâu bắt được cọp con". Bá Trượng bình thường như cọp trong rừng Thiền. Ông tăng này chẳng sợ chết, dám vuốt râu hùm, hỏi " Thế nào là việc kỳ đặc?" Ha, việc kỳ đặc của một thiền sư chẳng phải là " vô sự" sao? Bởi vậy Bá Trượng nói " ngồi riêng ngọn Đại Hùng". Đại Hùng là tên núi mà ngài đang trụ. Nhưng nói như thế chẳng phải là : Ta riêng trụ ở ngọn Đại Hùng, mà chính Ta là ngọn Đại Hùng, vẫn hằng ở nơi đây, không làm gì cả. Từ ngàn đời nay vẫn thế, bây giờ vẫn thế và mai sau vẫn thế. Như ngọn núi này vậy.
Vị tăng lễ bái, Bá Trượng liền đánh. Hãy nói lễ bái này với việc lễ bái hàng ngày là đồng hay khác? Vị tăng lễ bái ý chỉ thế nào? Nếu bảo là tốt, sao Bá Trượng lại đánh ông ta, nếu bảo chẳng tốt thì lỗi tại chỗ nào?
Vị tăng lễ bái giống như vuốt râu cọp, chỉ giành chỗ chuyển thân. May gặp Bá Trượng có con mắt tại đảnh môn, thấu rõ mọi việc liền đánh, nếu gặp kẻ khác thì không làm gi được y. Vị tăng này lấy cơ đầu cơ, dùng ý dẹp ý cho nên lễ bái .
Nam Tuyền nói "
- Canh ba đêm qua Văn Thù, Phổ Hiền khởi Phật kiến, Pháp kiến, cho mỗi vị hai mươi gậy, đầy đến hai ngọn núi Thiết Vi
Triệu Châu ra chúng thưa :
- Gậy của Hòa Thượng bảo ai ăn?
Nam Tuyền nói :
- Vương lão sư có lỗi gì?
Triệu Châu liền lễ bái.
Bậc Tông sư bình thường chẳng thấy chỗ thọ dụng, gặp lúc đương cơ nêu ra, tự nhiên sống linh động. Ngài Ngũ Tổ nói " Giống như hai con ngựa đá nhau, Ông thường tập: thấy, nghe thanh, sắc, đồng thời ngồi dứt , nắm được đứng, làm được chủ, mới thấy Bá Trượng kia ". Vậy khi buông ra phải làm sao? Tuyết Đậu tụng:

TỤNG
Tổ vức giao trì thiên mã câu
Hóa môn thơ quyện bất đồng đồ
Điện quang, thạch hỏa tồn cơ biến
Kham tiếu nhân lai loát hổ tu.

NGHĨA
Đất Tổ lừng danh thiên lý mã
Cuộn bầy cửa, hóa chẳng cùng đường
Điện quang, đá nháng còn cơ biến
Cười ngất người kia nhổ râu hùm.

GIẢI TỤNG
Bá Trượng là đệ tử Mã Tổ, ngày nọ có vị tăng hỏi Mã Tổ
- Thế nào là đại ý Phật Pháp ?
Mã Tổ liền đánh, nói :
- Nếu ta chẳng đánh ngươi thì người trong thiên hạ sẽ cười ta.
Tăng lại hỏi
- Thế nào là ý Tổ sư từ tây sang?
Mã Tổ bảo :
- Lại gần đây, sẽ vì ông mà nói :
Tăng lại gần, Mã Tổ tát vào tai , nói :
- Sáu căn chẳng đồng mưu.
Người đã ngộ thì đại cơ, đại dụng, tùy ý xử sự, ngang dọc, đông tây như Thiên lý mã. Như Mã Tổ , ngài được tự do, tự tại. Trong chỗ dụng lập hóa môn, hoặc bày ra hoặc cuộn lại. Có khi cuộn chẳng ở chỗ bày, có khi bày chẳng ở chỗ cuộn, có khi cuôn, bày đều chẳng còn. Vì thế nói đồng đường mà chẳng đồng dấu (dấu tích, chỗ ngộ) Câu " Cuộn bày cửa hóa chẳng cùng đường " là nói Bá Trượng có được thủ thuật ấy.
Câu " Điện quang, đá nháng còn cơ biến". là nói vị tăng này cơ như điện chớp, đá nháng trong chớp mắt đã cơ biến đối phó.
Nham Đầu nói " Buông vật là thượng, theo vật là hạ. Nếu luận về pháp chiến, mỗi mỗi phải ở chỗ chuyển".
Tuyết Đậu nói " Bánh xe chưa từng chuyển, chuyển ắt có chạy. Nếu chuyển chẳng được, có dùng vào chỗ nào?"
Bậc đại trượng phu phải biết chút cơ biến mới được. Vị tăng kia ở chỗ điện xẹt, đá nháng khéo biết cơ biến, liền lễ bái.
Tuyết Đậu tụng " Cười ngất người kia nhổ râu hùm ". nói Bá Trượng như con cọp, vị tăng này đến nhổ râu cọp.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 27

TẮC 27

VÂN MÔN : THÂN BÀY GIÓ THU

LỜI DẪN :
Hỏi một đáp mười, nêu một rõ ba, thấy thỏ thả ưng, nhân gió thổi lửa. Chẳng tiếc lông mày hãy gác lại, như khi vào hang cọp thì thế nào? Thử cử xem.

CÔNG ÁN
Tăng hỏi Vân Môn
- Khi lá rụng, cành khô thì thế nào?
Vân Môn đáp :
- Thân bày gió thu.



GIẢI THÍCH
Hãy nói Vân Môn đáp thoại cho người hay vì người thù xướng? Nếu nói đáp thoại cho người là nhận lầm tiêu chuẩn (Thiền không phải vậy) . Nếu nói vì người thù xướng thì nào có dính dáng. Đã chẳng thế ấy vậy cứu cánh thế nào? Nếu ông thấy được thấu thì lỗ mũi thiền tăng chẳng nhọc cái ấn tay. Nếu chẳng được như thế, thì như cũ, đi thẳng vào hang quỉ. Là bậc tông sư, dựng lập tông thừa, phải toàn thân gánh vác, chẳng tiếc lông mày , nhằm miệng cọp nằm ngang, mặc nó lôi ngang kéo dọc. Nếu chẳng được như thế đâu thể độ người. Ông tăng này đặt câu hỏi thật là hiểm hóc Thử hỏi Lá rụng cành khô là cảnh giới của người nào? Nhớ khi trước (ở tắc 2 ) có người hỏi Hương Nghiêm
- Thế nào là đạo ?
Hương Nghiêm đáp
- Trong cây khô trổi nhạc (Khô mộc lý long ngâm)
Tăng lại hỏi :
- Thế nào là người trong đạo?
Hương Nghiêm đáp
- Tròng con mắt trong đầu lâu (Độc lâu lý nhãn tình)
Vị tăng này không hiểu, đem hỏi Thạch Sương
- Thế nào là trong cây khô trổi nhạc ?
Thạch Sương đáp
- Vẫn còn kẹt hỷ
Tăng hỏi :
- Thế nào là tròng con mắt trong đầu lâu?
Thạch Sương đáp
- Vẫn còn kẹt thức.
Nay xem vị tăng này hỏi Vân Môn " Khi lá rụng, cành khô thì thế nào?" thì biết rằng đã dẹp được tình thức, bỏ được nhân, ngã nhưng vẫn chưa có chỗ chuyển thân. Cổ nhân nói "Con đường hướng thượng, ngàn thánh chẳng truyền". Chỗ chuyển thân đó, đúng thời tiết thì nó sẽ đến, chẳng phải có thể dậy được. Vân Môn đáp " Thân bày gió thu" , đáp rất hay, mà cũng chẳng cô phụ câu hỏi của người. Chỗ hỏi kia có mắt sáng, chỗ trả lời cũng đúng đắn. Vân Môn trình kiến giải của mình, một người đã có chỗ chuyển thân, đã đi con đường hướng thượng. Một khi đã qua con đường đó thì ta và càn khôn , thảy thảy đồng. Đó là kinh nghiệm, là thực sống, chẳng phải suy luận, tình thức mà có thể hiểu được, giải được. Trong câu trả lời của Vân Môn có ba tính chất: Bao hàm càn khôn, tùy sóng đuổi sóng, và cắt mọi dòng ý thức của người hỏi.
(Phú cái càn khôn, tùy ba trục lãng, cát tiệt chúng lưu)
TỤNG
Vấn ký hữu tông
Đáp diệt du đồng
Tam cú khả biện
Nhất thốc liêu không
Đại dã hề lương tiêu táp táp
Trường thiên hề sơ vũ mông mông
Quân bất kiến
Thiếu Lâm cửu tọa vị qui khách
Tịnh y Hùng Nhĩ nhất tòng tòng.

NGHĨA
Hỏi đã có tông
Đáp cũng vẫn đồng
Ba câu khá biện
Một mũi băng không
Đồng rộng chừ vèo vèo gió mát
Trời dài chừ lấm tấm mưa thưa
Anh chẳng thấy
Thiếu Lâm khách ngồi lâu chưa về
Lặng nương Hùng Nhĩ một rặng tùng

GIẢI TỤNG
Tăng hỏi Vân Môn: " Khi lá rụng cành khô thì thế nào?" Đáp " Thân bày gió thu". Vị tăng này chỗ hỏi có tông chỉ, Vân Môn chỗ đáp cũng vậy.
Vân Môn bình thường dùng ba câu tiếp người. Thế nào là ba câu?
Là trong một câu đủ ba tính chất: 1) nghĩa bao hàm ;2) thuận theo câu hỏi mà trả lời;3) cắt đứt mọi tình thức
. Quả vậy, câu trả lời của Vân Môn " Thân bày gió thu " đủ cả ba tính chất đó. Nếu thấu đặng , biện đủ thì "Một mũi băng không" thoát ngoài tam giới. Tụng đến đây đã đủ nghĩa nhưng Tuyết Đậu dư tài, khai triển ra cảnh giới của sư :
"Đồng rộng chừ vèo vèo gió mát"
"Trời dài chừ lấm tấm mưa thưa"
Hãy nói đây là cảnh hay là tâm? Là huyền? là diệu? Người xưa nói "Pháp pháp chẳng ẩn tàng, xưa nay thường hiển lộ". Vân Môn nói " Thân bày gió thu" , Tuyết Đậu liền vẽ ra một cảnh " Trời dài, đất rộng, gió mát vèo vèo, mưa thưa lấm tấm". Nếu ai do câu trả lời mà khởi hiểu thiền, hiểu đạo thì lại càng cách xa.
Câu " Thiếu Lâm khách ngồi lâu chưa về " là nói cái gì? Khách đó là ai? Ngồi lâu là bao nhiêu?
Câu này không nói gì ngoài thiền. Người khách ấy không ai ngoài Sơ Tổ , ngài ngồi đó,xây mặt vào vách, trên núi Thiếu Lâm suốt chín năm. Thế sao ngài không về? Về thế nào được, Tâm Ấn của Phật chưa trao truyền lại cho ai làm sao mà về được
.
Cảnh giới lúc đó như thế nào? Là " lá rụng cành khô" hay " thân bày gió thu " ? Nếu nhằm trong đây dẹp sạch cổ - kim, phàm - thánh, càn - khôn đại - địa nhồi thành một khối mới thấy chỗ vì người của Vân Môn, Tuyết Đậu.
Câu " Lặng nương Hùng Nhĩ một rặng tùng" nguyên văn là "Tịnh y Hùng Nhĩ nhất tòng tòng " Tịnh y là tấm áo sạch, Hùng Nhĩ là tên núi Thiếu Lâm. Cái áo của núi Hùng Nhĩ là nương rẫy, là các rặng tùng. Do tâm đã tịnh nên thấy tấm áo đó cũng trong sạch vậy.
Các ông nhằm chỗ nào thấy? lại thấy chỗ Tuyết Đậu vì người chăng? Cũng là con linh qui lê đuôi trong bùn .
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 28

TẮC 28
NAM TUYỀN: PHÁP CHẲNG NÓI
CÔNG ÁN
Nam Tuyền đến tham vấn hòa thượng Niết Bàn ở núi Bá Trượng. Bá Trượng hỏi :
- Từ trước chư thánh lại có pháp chẳng vì người nói chăng?
Nam Tuyền đáp :
- Có.
Bá Trượng hỏi
- Thế nào là pháp chẳng vì người nói ?
Nam Tuyền đáp :
- Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật.
Bá Trượng bảo :
- Nói rồi vậy.
Nam Tuyền thưa :
- Con chỉ thế ấy, hòa thượng thế nào?
Bá Trượng bảo :
- Ta chẳng phải đại thiện tri thức, đâu biết có nói, chẳng nói.
Nam Tuyên thưa :
- Con chẳng hội
Bá Trượng bảo :
- Ta rất vì ông , nói xong.

GIẢI THÍCH :
Đến trong đây chẳng phải tức tâm hay chẳng tức tâm. Từ đầu đến chân chẳng có một mẩy lông vẫn còn đôi chút so sánh.
Bá Trượng đặt câu hỏi rất khó
- Từ trước chư thánh lại có Pháp chẳng vì người nói chăng?
Nếu gặp sơn tăng, chỉ bịt tai đi ra, xem ông già này là một trường rối loạn. Nếu là hàng tác gia thấy sư hỏi thế liền biết phá được. Nam Tuyền cứ chỗ thấy đáp
- Có.
Thế là Bá Trượng bèn đem lầm đến lầm, theo sau nói
- Thế nào là pháp chẳng vì người nói?
Nam Tuyền đáp
- Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật.
Hừm , lão này thích xem mặt trăng trên trời, rơi mất hạt châu trong tay.
Bá Trượng bảo :
- Nói rồi vậy
(Đáng tiếc thay) vì người kia chú phá. Lẽ ra ngay khi ấy chỉ nhằm xương sống mà đánh cho kia biết đau nhức. Tuy nhiên như thế, ông hãy chỉ chỗ nào là chỗ nói rồi? Chỗ thấy của Nam Tuyền là " Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật" là chỗ chưa từng nói đến. Thử hỏi các ông tại sao lại bảo nói rồi? Dưới lời của sư không có dấu vết. Nếu bảo sư chẳng nói, vì sao Bá Trượng lại nói thế ấy? Nam Tuyền là người biến thông, liền theo sau một cái đẩy :
- Con chỉ thế ấy, hòa thượng lại thế nào?
Nếu là người khác chưa khỏi bối rối. Đâu ngờ Bá Trượng là hàng tác gia, chỗ đáp quả thật kỳ đặc
- Ta chẳng phải là Đại Thiện Tri Thức, đâu biết có nói, không nói.
Nam Tuyền thưa :
- Con chẳng hội.
Như thế là sư hội rồi mà nói chẳng hội, hay thật không hội?
Bá Trượng bảo:
- Ta rất vì ông nói xong.
Hãy nói chỗ nào là chỗ nói? Cả hai đều là tác gia hay cùng chẳng phải tác gia?
Kỳ thật, phần trước cả hai đều là tác gia, phần sau cả hai đều bỏ qua. Nếu là người đủ mắt sáng thì rõ ràng nghiệm lấy.
Tuyết Đậu tụng

TỤNG
Tổ, Phật tùng lai bất vị nhân
Nạp tăng kim cổ cạnh đầu tẩu
Minh cảnh đương đài liệt tượng thù
Nhất nhất diện nam khán Bắc Đẩu
Đẩu bỉnh thùy, vô xứ thảo
Niêm đắc tỵ khổng, thất khước khẩu.

NGHĨA
Tổ, Phật xưa nay chẳng vì người
Thiền tăng kim cổ đua nhau chạy
Gương sáng tại đài bày tướng lạ
Mỗi mỗi hướng nam nhìn Bắc Đẩu.
Chuôi sao duỗi , không chỗ tìm
Nắm được lỗ mũi, mất cái miệng.

GIẢI TỤNG
Phật Thích Ca ra đời, từ nước Quang Diệu đến sông Bạt Đề, ở trong khoảng giữa, bốn mươi chín năm chưa từng nói một lời. Nói thế ấy là có nói hay chẳng nói? Như hiện nay Phật Pháp đầy Long Cung, tràn Hải Tạng làm sao bảo chẳng nói? Hãy nghe Tu Di Sơn chủ nói : " Chư Phật chẳng xuất thế, bốn mươi chín năm nói, Đạt Ma chẳng tây sang, Thiếu Lâm có diệu quyết " lại nói" Chư Phật chẳng từng ra đời, cũng không một pháp cho người, chỉ xem tâm chúng sinh, tùy cơ hợp bệnh cho thuốc, bày phương tiện nên có ba thừa, mười hai phần giáo. Kỳ thật Phật Tổ từ xưa đến nay chưa từng vì người nói". Chỉ cái không vì người, phải tham cứu tường tận. Sơn tăng thường nói " Nếu phán một câu nghe ngọt ngào như đường mật, xét kỹ lại quả là độc dược. Còn nhằm xương sống đánh, nhằm miệng vả, đuổi ra ngoài , mới là thân thiết vì người".
Cũng vì cái chẳng vì người đó mà thiền tăng xưa nay chạy đôn chạy đáo khắp nơi, phải cũng hỏi, chẳng phải cũng hỏi, hỏi Phật hỏi Tổ, hỏi hướng thượng, hướng hạ.Tuy nhiên như thế, nếu chưa đến điền địa này thì cũng không thể thiếu hỏi được. Thế Tôn từ nơi ấy, nơi chưa từng nói một lời, nơi không có một pháp cho người mà bầy tướng lạ, Từ cái nơi "Mở miệng liền sai" mà bày phương tiện chỉ dạy, tùy cơ hợp bệnh cho thuốc mở ra ba thừa, mười hai phần giáo.
Người xưa nói " Vạn tượng, sum la là sở ấn của một pháp" Nhưng cũng nói " Sum la vạn tượng trong ấy thẩy tròn đầy". Đại sư Thần Tú nói :
Thân là cây Bồ-Đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn phải lau chùi
Chớ để dính bụi bặm
Ngài Đại Mãn bảo " Ông chỉ ở ngoài cửa".
Tuyết Đậu nói " Gương sáng tại đài bày tướng lạ", hãy nói Tuyết Đậu ở trong cửa hay ngoài cửa?
Cả thảy các ông mỗi người một tấm gương xưa, sum la vạn tượng mỗi mỗi đều hiển hiện trong đó. Nếu ông đến sum la vạn tượng mà hiểu , thì dò tìm chẳng được gương kia.
"Mỗi mỗi hướng nam nhìn Bắc Đẩu" Tại sao muốn thấy Bắc Đẩu lại phải nhìn hướng nam. Bởi vì trong Thiền tông, Bắc Đẩu dụ cho ý kia, là đoan đích ý , là ý đúng, chính xác, là chỗ đến của người tu học. "Yếu tri đoan đích ý; Bắc Đẩu diện nam khan". Nhìn về hướng nam thì ta là Bắc Đẩu. Chỉ khi ta là Bắc Đẩu thì mới biết Bắc Đẩu mà thôi, còn nếu thấy Bắc Đẩu thì thành ra có hai rồi, ta chẳng phải là Bắc Đẩu, mà chẳng phải thì chẳng biết. Bởi vậy trong thiền tông muốn xem Bắc Đẩu thì nhìn phương nam.
Tổ hỏi " có pháp nào chẳng vì người nói?" Nam Tuyền trả lời " Pháp : chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật " Tổ bảo " vậy là đã nói rồi " Nam Tuyền nói " Con chỉ thế ấy, hòa thượng thế nào?" Tổ né tránh, bảo " Ta chẳng phải đại thiện tri thức, đâu biết có nói, không nói". Nam Tuyền thưa " con chẳng hội" Hãy nói Nam Tuyền hội hay chẳng hội? Tổ bảo " Ta đã vì ông nói rồi vậy". hãy nói là Tổ nói cái gì?
Tổ bảo là đã vì Nam Tuyền nói cái pháp " chẳng vì người nói"
Thật là một pháp rất lạ, bởi nếu mở miệng ra nói thì nó chẳng còn là pháp "chẳng vì người nói" nữa, còn không mở miệng ra nói thì câu hỏi còn đó , chưa được trả lời. Bởi vậy mới nói " Nắm được lỗ mũi mất cái miệng".
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 29

TẮC 29
ĐẠI TÙY : THEO KIA ĐI

LỜI DẪN :
Cá lội nước đục, chim bay lông rụng, biện rõ chủ khách, phân rành trắng đen .Giống như : gương sáng tại đài , minh châu trong tay, Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán, bày thanh hiển sắc . Hãy nói vì sao như thế? Thử cử xem.

Công án:
Tăng hỏi Đại Tùy :
- Kiếp hỏa cháy rực, Đại Thiên đều hoại, chưa biết cái này hoại, chẳng hoại ?
Đại Tùy đáp :
- Hoại.
Tăng hỏi :
- Thế thì theo kia đi ?
- Đại Tùy đáp :
- Theo kia đi.

GIẢI THÍCH :
Hòa thượng Chơn Như ở Đại Tùy kế thừa thiền sư Đại An. Sư người huyện Diêm Đình , Đông Xuyên, đi tham vấn hơn sáu mươi vị thiện tri thức . Xưa, khi ở trong hội Qui Sơn, sư làm đầu bếp. Một hôm Qui Sơn hỏi :
- Con ở đây nhiều năm mà không biết đặt câu hỏi xem thế nào?
Sư thưa :
- Bảo con hỏi cái gì mới được?
Qui Sơn bảo :
- Sao con chẳng hỏi : Thế nào là Phật ?
Sư liền lấy tay bụm miệng Qui Sơn. Qui Sơn nói :
- Ngươi về sau tìm một người quét đất cũng không.
Sau sư trở về Đông Xuyên, cât quán trà trên con đường lên núi Bằng Khẩu để tiếp đãi người qua lại đến ba năm. Sau sư khai đường ở Đại Tùy dạy chúng. Có vị tăng hỏi :
- Kiếp hỏa cháy rực, đại thiên đều hoại, chẳng biết cái này hoại, chẳng hoại?
Kinh nói : Qui luật của vũ trụ "Thành, Trụ, Hoại, Không". Khi kiếp tam tai dấy khởi, hoại đến cõi trời tam thiền. Vị tăng này y cứ vào kinh điển đến hỏi như vậy. Vị tăng này cũng chưa biết chỗ rơi của thoại đầu. Cái này là gì? Có người nói: Cái này là Pháp tánh, là chơn như.
Đại Tùy nói " Hoại ". Vị tăng hỏi " Thế ấy thì theo kia đi?". Đại Tùy đáp " Theo kia đi". Chỉ câu này bao nhiêu người tình giải dò tìm chẳng được. Nếu nói theo kia đi thì ở chỗ nào? Nếu nói chẳng theo kia, tại sao lại không thấy ? Vì vậy nên nói "Muốn được thân thiết chớ đem câu hỏi tới".
Sau vị tăng hỏi Tu Sơn chủ
- Kiếp hỏa cháy rực, Đại Thiên đều hoại, chẳng biết cái này hoại, chẳng hoại?
Tu Sơn chủ đáp
- Chẳng hoại.
Tăng hỏi :
- Vì sao chẳng hoại?
Tu Sơn chủ đáp :
- Vì đồng với đại thiên, hoại cũng bít lấp giết người, chẳng hoại cũng bít lấp giết người.
Vị tăng kia chẳng hiểu lời nói của Đại Tùy, mang nghi vấn thẳng đến Đầu Tử. Vừa thấy mặt, Đầu Tử hỏi :
- Vừa rời chỗ nào?
Tăng thưa :
- Núi Đại Tùy, Tây Thục.
Đầu Tử hỏi
- Đại Tùy có ngôn cú gì?
Tăng liền nhắc lại lời trước.
Đầu Tử thắp hương, lễ bái nói :
- Tây Thục có cổ Phật ra đời, ông nên mau trở lại.
Vị tăng về đến Đại Tùy thì Đại Tùy đã tịch. Vị tăng này một trường rối loạn.
Cảnh Tuân đề thơ :

Rõ ràng không pháp khác
Ai nói ấn Nam Năng?
Một câu theo lời họ
Thiền tăng chạy núi ngàn
Dế lạnh kêu đống lá
Quỉ đêm lễ lồng đèn
Ngâm xong ngoài song lẻ
Bồi hồi hận chẳng cùng.

Tuyết Đậu dẫn hai câu , làm tụng

TỤNG
Kiếp hỏa quang trung lập vấn đoan
Nạp tăng du trệ lưỡng trùng quan
Khả lân nhất cú tùy tha ngữ
Vạn lý khu khu độc vãng hoàn.

NGHĨA
Kiếp hỏa sáng ngời, hỏi thành câu
Thiền tăng còn kẹt cửa hai vùng
Đáng thương, chỉ một lời theo đấy
Muôn dặm nhọc nhằn riêng tới lui.

GIẢI TỤNG
Chỗ hỏi của vị tăng " hoại cùng chẳng hoại", gọi là kẹt ngoài hai vòng cổng. Nếu là người có mắt thì nói họai hay chẳng hoại đều được cả. Hai câu sau là nói vị tăng mang câu hỏi đến Đầu Tử , lại trở về Đại Tùy đáng gọi là muôn dặm nhọc nhằn.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 30

TẮC 30
TRIỆU CHÂU: CỦ CẢI TO

CÔNG ÁN :
Tăng hỏi Triệu Châu :
- hòa thượng thân kiến Nam Tuyền phải chăng?
Triệu Châu đáp :
- Ở Trấn Châu phát xuất củ cải to.

GIẢI THÍCH
Vị tăng này muốn hỏi về Phật pháp, nên khởi đầu bằng câu hỏi " Được nghe hòa thượng thân kiến Nam Tuyền phải chăng?" Nếu Triệu Châu đáp phải, vị tăng sẽ hỏi tiếp " Nam Tuyền như thế nào?" Nếu Triệu Châu đáp " Là người giác đạo, là vị cổ Phật " vị tăng sẽ hỏi " Thế nào là Phật?". Nếu trả lời " Tâm tức Phật " , vị tăng sẽ hỏi " Thế nào là tâm?" Ôi thôi dài dòng quá. Mệt! thôi thì trả lời tắt cho xong. Ngài trả lời " Ở Trấn Châu xuất phát củ cải to".
Có người nói trả lời như thế là hỏi đông đáp tây, chẳng đáp vào thoại, chẳng vào bẫy của người. Cũng có người nói " Trấn Châu phát xuất củ cải to, ai cũng biết. Triệu Châu tham kiến Nam Tuyền mọi người đều hay. Vì thế Triệu Châu dùng lời "Trấn Châu phát xuất củ cải to " đế đáp câu hỏi " Hòa thượng thân kiến Nam Tuyền phải chăng". Hiểu thế ấy thật không dính dáng. Vậy cứu cánh làm sao hiểu?
Trước đây có vị tăng hỏi Cửu Phong " Được nghe hòa thượng thân kiến Diên Thọ phải chăng?" Cửu Phong đáp " Trước núi, lúa mạch chín chưa?" Triệu Châu và cửu Phong, không cùng nơi, không cùng lúc mà lời đáp giống nhau, giống nhau, như hai cái chùy sắt, không có lỗ cho ý thức bám vào. Chủ yếu là sau câu trả lời của Triệu Châu và Cửu Phong có một câu hỏi ngầm nữa mà người ta không để ý, vì quá quen thuộc. Đó là câu " Ông có thấy không?" . Nếu ông thấy củ cải ở Trấn Châu như thế nào thì ta thấy Nam Tuyền cũng như vậy. Cũng như vậy, đem trả lời câu hỏi " Thế nào là tâm" thì câu trả lời của Triệu Châu vẫn là " Ở Trấn Châu có củ cải to, ông có THẤY không?". Nếu thấy thì chính là nó đó.

TỤNG
Trấn Châu xuất đại la bặc
Thiên hạ nạp tăng thủ tắc
Chỉ tri tự cổ, tự kim
Tranh biện hộc bạch, ô hắc.
Tặc! tặc !
Nạp tăng tỵ khổng tằng niêm đắc.

NGHĨA
Trấn Châu sản xuất củ cải
Thiền tăng khắp nơi giữ tắc
Chỉ biết từ xưa, từ nay
Tranh biện quạ đen, ngỗng trắng
Giặc! giặc !
Lỗ mũi thiền tăng từng nắm được
GIẢI TỤNG
Câu "Trấn Châu phát xuất củ cải to " nếu ông chấp đó làm cực tắc (chỗ cùng cực của tắc, cũng là chỗ cùng cực của đạo) sớm đã lầm rồi. Mọi người đều biết nói cái này là cực tắc, mà cứu cánh không biết chỗ cực tắc. Vì thế Tuyết Đậu nói " Thiền tăng khắp nơi giữ cực tắc, chỉ biết tự xưa, tự nay , tranh biện quạ đen, ngỗng trắng ". Tuy biết người xưa đáp thế ấy, người nay cũng đáp thế ấy mà đâu từng phân biệt trắng, đen. Cũng cần phải có những lúc đá nháng, điện xẹt (hốt nhiên khai ngộ) mới biện biệt được trắng, đen. Công án đến đây đã tụng xong,
Tuyết Đậu xuất kỳ bất ý, nhằm chỗ sống linh động, cũng nhằm các ông nói " Giặc! giặc! Lỗ mũi thiền tăng từng nắm được". Chư Phật ba đời cũng là giặc, Tổ sư nhiều đời cũng là giặc, khéo làm giặc, hay móc tròng con mắt người (làm người mù mắt, không thấy chơn lý) mà không thương tổn, chỉ riêng Triệu Châu. Hãy nói chỗ nào là chỗ Triệu Châu làm giặc? Trấn Châu phát xuất củ cải to.

Ghi chú: Phần màu xanh không có trong bản chính
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 31

TẮC 31
MA CỐC CẦM GẬY NHIỄU GIƯỜNG

LỜI DẪN :
Động thì bóng hiện, giác thì băng sanh. Nếu không động, không giác chưa khỏi vào hang chồn hoang. Tin được đến, thấu được tột, không còn mảy tơ chướng ngại, như rồng gặp nước, như cọp tựa núi. Buông đi thì gạch ngói sanh quang, nắm lại thì vàng ròng mất sắc. Công án cổ nhân chưa khỏi phủ che. Hãy nói bình luận việc gì? Thử cử xem.

CÔNG ÁN :
Ma Cốc chống gậy đến Chương Kỉnh , đi nhiễu giường thiền ba vòng , dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Chương Kỉnh nói " Phải! phải! " (Tuyết Đậu trước ngữ: Lầm). Ma Cốc lại đến Nam Tuyền, đi nhiễu giường thiền ba vòng , dộng tích trượng một cái, dứng nghiễm nhiên. Nam Tuyền nói " Chẳng phải! chẳng phải!". (Tuyết Đậu trước ngữ: Lầm). Ma Cốc nói "Chương Kỉnh nói phải, tại sao hòa thượng nói chẳng phải?" Nam Tuyền nói " Chương Kỉnh tức phải, còn ông chẳng phải. Đây là bị phong lực chuyển, trọn thành bại hoại".

GIẢI THÍCH:
Cổ Nhân đi hành khước, trải khắp tùng lâm, lấy việc này làm tâm niệm. Cần biện rõ các vị lão hòa thượng ngồi trên giường gỗ có đủ mắt sáng hay không. Cổ nhân một lời khế hợp liền ở, một lời không khế hợp liền đi. Ma Cốc đến Chương Kỉnh, đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Là ý gì đây? Là động? là tịnh? Là dụng? là thể? Chương Kỉnh nói "Phải! phải!". Đưa ra "Sát nhơn đao, hoạt nhơn kiếm" là bổn phận của kẻ tác gia. Tuyết Đậu nói "Lầm" vì rơi tại hai bên vậy. Nếu ông đến nhị biên hội là chẳng thấy ý Tuyết Đậu. Ma Cốc đứng nghiễm nhiên là ý gì? Chương Kỉnh nói "Phải" là phải chỗ nào? Tuyết Đậu nói "Lầm" là lầm chỗ nào?
Ma Cốc mang chữ "Phải" đến yết kiến Nam Tuyền. Như trước, đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Nam Tuyền nói " Chẳng phải! chẳng phải!" , sát nhân đao, hoạt nhân kiếm là bổn phận Tông sư. Tuyết Đậu nói "Lầm" . Chương Kỉnh nói "Phải", Nam Tuyền nói " Chẳng phải" lại là đồng hay khác? Trước nói "phải " tại sao lại lầm, sau nói " Chẳng phải" tại sao cũng lầm?
Nếu nhằm câu nói Chương Kỉnh tiến được, tự cứu chẳng xong. Nếu dưới câu nói Nam Tuyền tiến được, đáng cùng Phật, Tổ làm thầy. Tuy nhiên thiền tăng phải tự khám phá mới được, chớ nhằm miệng người mà hội giải. Tại sao Ma Cốc hỏi một loại mà người nói phải, người nói không? Nếu là người thông phương tác gia, được đại giải thoát ắt phải có chỗ chuyển thân. Nếu là kẻ cơ cảnh chưa quên, quyết định mắc kẹt ở hai đầu này. Tuyết Đậu tụng cũng chỉ tụng hai cái lầm này. Nếu là kẻ có căn cơ tự nhiên chẳng nhằm trong ngôn cú khởi giải hội, chẳng nhằm trên cọc cột lừa khởi đạo lý. Có người nói Tuyết Đậu thay Ma Cốc hạ hai chữ lầm. Thế thì đâu có gì liên quan. Người xưa trước ngữ là khóa chặt cửa trọng yếu, bên này chẳng phải, bên kia cũng chẳng phải, cứu kính chẳng ở hai bên.
Tạng chủ Khánh nói " Chống tích trượng, nhiễu giường thiền, phải cùng chẳng phải đều lầm. Kỳ thật chẳng ở tại đây". Ông chẳng thấy Vĩnh Gia đến Tào Khê yết kiến Lục Tổ, đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Lục Tổ quở " Phàm người sa môn phải đầy đủ ba nghìn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ phương nào tới mà sanh đại ngã mạn? " Tại sao Lục Tổ nói kia sanh đại ngã mạn? Ở đây cũng vậy, chẳng nói phải cùng không phải. Phải cùng không phải đều là cọc cột lừa. Chỉ Tuyết Đậu hạ hai chữ lầm còn gần đôi chút.
Ma Cốc nói " Chương Kỉnh nói phải, tại sao hòa thượng nói không phải?" Lão này chẳng tiếc lông mày, ló đuôi chẳng ít. Nam Tuyền nói " Chương Kỉnh thì phải, còn ông thì chẳng phải" Nam Tuyền đáng gọi là thấy thỏ thả chim ưng. Câu này đúng nơi, đúng lúc. Tạng chủ Khánh nói " Nam Tuyền dài dòng quá mức, chẳng phải thì nói chẳng phải, lại còn nói thêm : đây là bị phong lực chuyển, trọn thành bại hoại". Kinh Viên Giác nói " Thân ta do tứ đại hợp thành, Tứ đại mỗi cái rời ra, thân vọng này ở chỗ nào?" Ngã ở đâu? Ma Cốc cầm tích trượng đi nhiễu giường thiền đã bị phong lực chuyển trọn thành bại hoại. Hãy nói việc phát minh Tâm Tông ở chỗ nào?
Tú tài Trương Chuyết tham vấn thiền sư Trí Tạng ở Tây Đường , hỏi
- Sơn hà đại địa là có hay không? Chư Phật ba đời là có hay không?
Trí Tạng đáp :
- Có.
Trương Chuyết nói :
- Lầm.
Trí Tạng hỏi :
- Ông từng tham kiến vị nào?
Trương Chuyết nói :
- Tham kiến hòa thượng Cảnh Sơn đến. Tôi có hỏi lời gì Cảnh Sơn đều nói không.
Trí Tạng hỏi:
- Ông có quyến thuộc gì?
Chuyết đáp :
- Có một vợ quê và hai con nhỏ.
Trí Tạng lại hỏi :
- Hòa thượng Cảnh Sơn có quyến thuộc gì?
Chuyết đáp :
- Hòa thượng Cảnh Sơn là Cổ Phật, chớ phỉ báng ngài.
Trí Tạng bảo :
- Đợi khi ông giống Cảnh Sơn sẽ nói tất cả đều không.
Trương Chuyết cúi đầu lặng thinh.

Phàm là bậc tông sư, tác gia cần vì người mở niêm - cởi trói, Nhổ đinh - tháo chốt , không thể chỉ giữ một bên. Đẩy bên trái liền xoay bên phải, đẩy bên phải liền xoay bên trái. Xem Ngưỡng Sơn đến chỗ Trung Ấp tạ lễ thọ giới. Trung Ấp thấy đến, ở trên giường thiền vỗ tay nói " Hòa thượng". Ngưỡng sơn liền sang đứng bên đông lại sang đứng bên tây, lại sang đứng ở giữa. Nhiên hậuTạ lễ xong, lại lùi ra sau đứng. Trung Ấp hỏi " Ở chỗ nào được tam muội này?" Ngưỡng Sơn thưa " Ở trên ấn Tào Khê gỡ được đem đến". Trung Ấp hỏi " Ông nói Tào Khê dùng tam muội này tiếp người nào? "Ngưỡng Sơn thưa " Tiếp Nhất Túc Giác". Ngưỡng Sơn lại hỏi " Hòa thượng ở chỗ nào được tam muội này?" Trung Ấp nói " Ta ở chỗ Mã Tổ được tam muội này". Nói thoại thế ấy há chẳng phải kẻ cử một, rõ ba, thấy gốc biết ngọn.
Long Nha dạy chúng :
- Phàm người tham học phải thấu qua Phật, Tổ mới được. Hòa thượng Tân Phong nói: Thấy ngôn giáo của Phật , Tổ như sanh oan gia mới có phần tham học. Nếu thấu chẳng được, bị Phật, Tổ lừa
Có vị tăng ra hỏi
- Tổ, Phật lại có tâm lừa người sao?
Long Nha đáp
- Ngươi nói sông, hồ có tâm làm trở ngại người chăng?
lại nói tiếp
- Sông hồ tuy không có tâm ngại người, chính vì thời nhân qua chẳng được cho nên sông, hồ thành ra trở ngại người. chẳng được nói sông hồ không ngại người. Tổ, Phật tuy không có tâm lừa người, chính vì thời nhân thấu chẳng được, Tổ Phật trở thành lừa người, cũng chẳng được nói Tổ, Phật không lừa người. Nếu thấu qua được Tổ, Phật người này tức qua Tổ, Phật. Phải là thể nhận được ý Tổ , Phật mới cùng cổ nhân hướng thượng đồng hàng. Như chưa thấu được, dù học Phật, học Tổ đến muôn kiếp cũng không có ngày đạt được.
Tăng hỏi :
- Làm sao khỏi bị Tổ, Phật lừa?
Long Nha đáp :
- Phải tự ngộ đi !
Đến trong đây phải như thế mới được. Vì sao? Nếu vì người phải vì cho tột như giết người phải thấy máu. Nam Tuyền, Tuyết Đậu là loại người này mới dám niêm lộng.

TỤNG
Thử thố, bỉ thố
Thiết kỵ niêm khước
Tứ hải lãng bình
Bách xuyên triều lạc.
Cổ sách phong cao thập nhị môn
Môn môn hữu lộ không tiêu sách
Phi tiêu sách
Tác giả hảo cầu vô bệnh dược.

NGHĨA
Đây lầm kia lầm
Tối kỵ niêm lấy
Bốn biển sóng dừng
Trăm sông triều xuống.
Cổ sách phong cao mười hai cửa
Mỗi cửa có đường vào tịch mịch
Chẳng tịch mịch
Tác giả thích cầu thuốc không bệnh.

GIẢI TỤNG
Tuyết Đậu nói " Đây lầm, kia lầm; Tối kỵ niêm lấy " bởi vì sao? Vì niêm lấy tức trái, cần phải để hai chữ lầm như thế. ( giống như nói: chẳng phải có, chẳng phải không, cần phải để cả hai ). Nếu ông hiểu được hai chữ lầm thì không còn việc gì nữa. Núi vẫn là núi, nước vẫn là nước, gió mát trăng trong đầu gậy khẩy " Bốn biển sóng dừng, trăm sông triều xuống".
Chữ" kinh" tiếng Hán có nghĩa là sách, còn chữ "sách" tiếng Hán có nghĩa là cái roi để thúc người ta (làm việc hay tiến tới). Trong Thiền gia thì sử dụng cây trượng thay cho roi cho nên chữ "cổ sách " có nghĩa là gậy xưa. Chỗ vua trời Đế Thích ở có mười hai cổng thành. Câu "Cổ sách phong cao mười hai cửa" có nghĩa là đạo phong cao vút tới tận trời. Người xưa nói " Biết được việc cây gậy thì việc tham học một đời xong xuôi". Đến đây trong tất cả thời được đại tự tại. Tuyết Đậu tụng " Mỗi cửa có đường vào tịch mịch ". Đi cửa nào cũng đến. Tuy nhiên đã mở miệng nói ra thì có chỗ " Chẳng tịch mịch" Biết vậy nên dù tác giả (Tuyết Đậu) không bịnh cũng cần tìm thuốc uống (Loại thuốc không bệnh).
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 32

TẮC 32
THƯỢNG TỌA ĐỊNH ĐỨNG SỮNG.

LỜI DẪN:
Mười phương ngồi dứt, ngàn mắt liền mở. Một câu dứt dòng, muôn cơ dứt bặt. Lại có đồng sanh, đồng tử chăng? Hiện thành công án xếp đặt chẳng được, sắn bìm của cổ nhân, mời thử cử xem.

CÔNG ÁN :
Thượng tọa Định hỏi Lâm Tế:" Thế nào là đại ý Phật pháp ?" Lâm Tế bước xuống giường thiền, nắm đứng, cho một tát tai, liền xô ra. Thượng tọa Định đứng sững. Vị tăng đứng bên cạnh bảo " Thượng tọa Định sao chẳng lễ bái ?" Thượng tọa Định vừa lễ bái, bỗng nhiên đại ngộ.

GIẢI THÍCH:
Xem công án, thẳng ra thẳng vào, thẳng qua thẳng lại mới là Lâm Tế chánh tông. Nếu thấu được có thể đổi trời làm đất, tự được thọ dụng. Thượng tọa Định là loại này. Trong lòng ngổn ngang trăm mối, toàn là những nghi vấn về Phật pháp, không biết làm sao giải thích, nay đem đến hỏi bậc tôn túc " Thế nào là đại ý Phật pháp?". Đợi câu trả lời. Bỗng nhiên lại bị nắm đứng, bị tát tai, bị xô ra ? Thế là sao? Ta có lỗi gì mà bị cư xử như vậy chứ? Bỗng nghe bên có người nhắc " Thượng tọa Định sao chẳng lễ bái?" À phải, mới hỏi xong phải lễ tạ chứ. Ủa này vậy thì câu trả lời đâu?....À…ra thế…Thì ra Phật pháp chẳng có gì nhiều. Định thượng tọa là người miền bắc, rất thật thà, ngay thẳng nên dễ hiểu thẳng vào hành động của Lâm Tế. Sau này sư toàn dùng cơ của Lâm Tế, quả là xuất sắc.
Một hôm sư đi trên đường gặp Nham Đầu, Tuyết Phong, Khâm Sơn ba người. Nham Đầu hỏi :
- Ở đâu lại ?
Sư đáp :
- Lâm Tế lại
Nham Đầu hỏi:
- Hòa thượng mạnh khỏe?
Sư nói :
- Đã qui tịch.
Nham Đầu nói :
- Ba chúng tôi tìm đến lễ bái mà phước duyên cạn mỏng, lại nghe qui tịch. Chẳng biết Hòa thượng lúc bình sanh có ngôn cú gì, xin Thượng tọa nhắc lại vài tắc xem ?
Sư liền nhắc:
- Một hôm Lâm Tế dạy chúng: Trên khối thịt đỏ lòm, có một vô vị chân nhân thường từ cửa mặt các ông ra vào, người chưa chứng cứ hãy chứng cứ xem. Có vị tăng ra hỏi :"Thế nào là vô vị chân nhân ?" Lâm Tế liền nắm đứng bảo
"Nói! nói! " Vị tăng suy nghĩ, Lâm Tế liền xô ra nói " Vô vị chân nhân là cái gì? Cục cứt khô". Liền trở về phương trượng.
Nham Đầu bất giác le lưỡi. Khâm Sơn nói
- Sao chẳng nói Phi vô vị chân nhân?
Thượng tọa Định nắm đứng bảo :
- Vô vị chân nhân và phi vô vị chân nhân cách nhau nhiều, ít ? nói mau, nói mau.
Khâm Sơn không nói được, mặt vàng trở thành xanh. Nham Đầu, Tuyết Phong lại gần lễ bái thưa
- Vị tăng này mới học, không biết phải quấy, xúc não hòa thượng, cúi mong từ bi tha thứ.
Sư nói :
- Nếu chẳng phải hai thầy già này xin, sẽ giết con quỉ đái dầm này.

Lại một hôm sư ở Trấn Châu đi thọ trai về đến cây cầu, gặp ba vị tọa chủ một vị hỏi :
- Thế nào là dò tột đáy thiền?
Sư liền nắm đứng ông này, toan ném xuống cầu. Hai vị tọa chủ kia vội kêu cứu:
- Thôi! Thôi! Y xúc phạm đến thượng tọa, mong từ bi tha thứ.
Sư nói:
- Nếu không phải có hai tọa chủ đây xin, ta đã cho y xuống dò tột đáy thiền.
Xem thủ đoạn của sư , toàn là tác dụng của Lâm Tế. Tuyết Đậu tụng :

TỤNG
Đoạn Tế toàn cơ kế hậu tung
Trì lai hà tất tại thung dung.
Cự Linh đài thủ vô đa tử
Phân phá Hoa Sơn thiên vạn trùng.

NGHĨA:
Noi dấu Đoạn Tế người đi sau
Giữ gìn mà chẳng được thong dong
Cự Linh thần chưởng nào mấy kẻ
Đập vỡ Hoa Sơn muôn ngàn từng

GIẢI TỤNG
Hai câu đầu " Noi dấu Đoạn Tế người đi sau, giữ gìn mà chẳng được thong dong" chỉ :Đại cơ, đại dụng của Hoàng Bá, chỉ riêng Lâm Tế theo dấu được. Nắm được đem ra, không cho nghĩ nghị . Nếu do dự liền rơi vào tình giải. Kinh Lăng Nghiêm nói " Như ta ấn ngón tay thì hải ấn phát quang, Ông vừa dấy tâm thì trần lao khởi trước ".
Hai câu sau " Cự Linh thần chưởng nào mấy kẻ, Đập vỡ Hoa Sơn muôn ngàn từng" . Thần Cự Linh dùng tay chẻ ngọn Hoa Sơn, nước phun lên, chẩy vào sông Hoàng Hà làm lợi cho người, cho đời. Thượng tọa Định bị nghi tình chồng chất như núi, bị một chưởng của Lâm Tế liền được ngói bể, băng tiêu., được đại lợi lộc.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
TẮC 33

TRẦN THÁO ĐỦ MỘT CON MẮT

LỜI DẪN :
Đông Tây chẳng biện, Nam Bắc chẳng phân. Từ sáng đến chiều, từ chiều đến sáng , lại nói y ngủ gật chăng? Có khi mắt như sao băng , lại nói y tỉnh tỉnh chăng? Có khi gọi nam làm bắc, lại nói là có tâm hay vô tâm? Là đạo nhân hay thường nhân? Nếu nhằm trong ấy thấu được mới biết hỗ rơi, mới biết cổ nhân thế ấy, chẳng thế ấy. Hãy nói là thời tiết gì? Thử cử xem ?

CÔNG ÁN
Thượng thơ Trần Tháo đến tham vấn Tư Phước. Tư Phước thấy lại liền vẽ một vòng tròn. Tháo nói :
- Đệ tử lại thế ấy, sớm đã chẳng được tiện, huống là lại vẽ một vòng tròn.
Tư Phước liền đóng cửa phương trượng.
(Tuyết Đậu nói: Trần Tháo chỉ đủ một con mắt).

GIẢI THÍCH :
Thượng thơ Trần Tháo cùng Bùi Hưu , Lý Cao là đồng thời. Thấy tăng đến, ông trước thỉnh thọ trai, kế cúng ba trăm tiền, sau khám biện. Một hôm Vân Môn đến, tham kiến nhau ông hỏi:
- Sách nho thì chẳng hỏi, Tam thừa, mười hai phần giáo tự có tọa chủ, thế nào là việc hành khước trong nhà thiền?
Vân Môn hỏi:
- Thượng thơ đã từng hỏi bao nhiêu người rồi?
Tháo nói :
- Chính nay hỏi thượng tọa.
Vân Môn bảo
- Chính nay hãy gác lại, thế nào là giáo ý ?
Tháo nói:
- Quyển vàng, gáy đỏ.
Vân Môn bảo :
- Cái này là ngôn ngữ, văn tự, thế nào là giáo ý ?
- Miệng muốn bàn mà lời mất, tâm muôn duyên mà lự quên.
Vân Môn bảo:
- Miệng muốn bàn mà lời mất là đối hữu ngôn. Tâm muốn duyên mà lự quên là đối vọng tưởng. Thế nào là giáo ý ?
Tháo câm họng. Vân Môn hỏi :
- Thượng thơ xem kinh Pháp Hoa phải chăng ?
Tháo nói :
- Phải.
Vân Môn bảo :
- Trong kinh nói " Tất cả trị sanh, sản nghiệp đều cùng thực tướng chẳng trái nhau. " Hãy nói Phi Phi tưởng Thiên hiện nay có bao nhiêu người thoái vị ?
Tháo lại câm họng. Vân Môn bảo :
- Thượng thơ chớ có thô xuất, Thiền tăng ném hết ba kinh, năm luận vào tùng lâm mười năm, hai mươi năm còn chưa được gì Thượng thơ lại làm sao được hội ?
Trần Tháo lễ bái nói
- Tôi tội lỗi.

Lại một hôm ông cùng quan liêu lên lầu, trông thấy một số tăng đi đến. Một vị quan nói
- Đó đều là Thiền tăng.Tháo bảo :
- Chẳng phải.
Vị quan hỏi :
- Sao biết chẳng phải ?
Tháo bảo :
- Đợi đến gần vì ông khám phá.
Chúng tăng đến trước lầu, Tháo gọi to :
- Thượng tọa.
Chúng tăng ngước đầu nhìn. Tháo bảo quan liêu :
- Tôi nói mà chẳng tin .
Chỉ có một mình Vân Môn ông khám phá chẳng được, vì kia đã tham kiến Mục Châu rồi.

Một hôm ông tham kiến Tư Phước. Tư Phước là tôn túc dưới dòng Qui Ngưỡng , bình thường thích lấy cảnh tiếp người, thấy Trần Tháo liền vẽ một vòng tròn. Đâu ngờ Trần Tháo là hàng tác gia chẳng bị người lừa, khéo tự kiểm điểm, nói :
- Đệ tử đến thế ấy sớm đã chẳng tiện, đâu lại kham vẽ một vòng tròn.
Tư Phước đóng cửa phương trượng. Loại công án này gọi là " Trong lời biện đích, trong câu tàng cơ". Tuyết Đậu nói " Trần Tháo đủ một con mắt ".Tuyết Đậu đáng gọi là có con mắt trên đảnh. Hãy nói ý tại chỗ nào? Nếu các ông là Trần Tháo, nên thốt ra lời gì để khỏi bị Tuyết Đậu nói " chỉ đủ một con mắt "?

TỤNG
Đoàn đoàn châu nhiễu ngọc san san
Mã tải,lư đà thượng thiết thoàn
Phân phó hải sơ vô sự khách
Điếu ngao thời hạ nhất khuyên loan

NGHĨA
Tròn tròn châu nhiễu ngọc san san
Ngựa chở lừa lôi đến thiết thuyền
Giao gởi núi sông khách vô sự
Câu ngao nên thả một vòng tròn.

Tuyết Đậu lại nói thiền tăng khắp nơi khó nhẩy khỏi.
GIẢI THÍCH
Hai câu đầu chỉ tụng cái tướng vòng tròn. Vì sao tụng như thế? Vì nó vốn viên mãn,đầy đủ chẳng thiếu. Nếu hội được thì giống như cọp mọc sừng. Nếu chẳng hội thì phải " ngựa chở lừa lôi đến thiết thoàn " để làm gì? Để tống vào đó, cho vào lò bát quái, dụng công cho đến khi nào được mất, phải trái một lúc buông hết, lúc đó như thùng lủng đáy trở thành vô sự, không còn giữ lại gì cả. Vậy thì lúc đó thế nào. Lúc đó có thể giao gởi núi sông cho "khách vô sự". Lúc đó thuận cảnh, nghịch cảnh , hoặc Phật hoặc Tổ cũng không làm gì được. Người này mới đáng thừa đương. Chỉ vì việc này mà phải thả một vòng tròn để câu ngao, tìm ra người xứng đáng.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
TẮC 34
NGƯỠNG SƠN CHẲNG TỪNG DẠO NÚI

CÔNG ÁN :
Ngưỡng Sơn hỏi tăng :
- Vừa rời chỗ nào?
Tăng thưa :
- Lô Sơn.
Ngưỡng Sơn hỏi:
- Từng dạo Ngũ Lão Phong chăng?
Tăng thưa:
- Chẳng từng đến.
Ngưỡng Sơn nói :
- Xà Lê chẳng từng dạo núi.
(Vân Môn nói : Lời này vì cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ)

GIẢI THÍCH:
Nghiệm người đến chỗ đoan đích (xác thực), thốt lời liền là tri âm. Nếu đủ con mắt trên đảnh môn, nhắc đến liền biết chỗ rơi. Xem kia một hỏi, một đáp, rõ ràng phân minh , vì sao Vân Môn lại nói " Lời này vì cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ"? Cổ nhân đến trong ấy như gương sáng tại đài, minh châu trong tay, Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán, một con ruồi cũng không qua được. Hãy nói thế nào là cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ? Quả là hiểm hóc. Đến điền địa này phải là một cá nhân mới có thể nắm bắt. (còn ai nữa đâu). Vân Môn niêm rằng : Vị tăng này chính là từ Lô Sơn tới tại sao lại nói " Xà Lê chẳng từng dạo núi"?

Qui Sơn một hôm hỏi Ngưỡng Sơn:
- Có tăng các nơi đến, con đem cái gì nghiệm họ?
Ngưỡng Sơn thưa:
- Con có chỗ nghiệm.
Qui Sơn bảo :
- Con thử nêu xem.
Ngưỡng Sơn thưa:
- Con bình thường thấy các tăng đến, chỉ dựng phất tử lên, nhăm y nói " Các nơi lại có cái này chăng?" , đợi y có nói, chỉ nhằm y bảo " cái này thì gác lại, cái ấy thế nào? "
Qui Sơn bảo :
- Đây là nanh vuốt của người hướng thượng.

Mã Tổ hỏi Bá Trượng:
- Ở chỗ nào đến?
Bá Trượng thưa :
- Dưới núi đến.
Mã Tổ hỏi :
- Trên đường gặp được một người chăng?
Bá Trượng thưa :
- Chẳng từng gặp
Mã Tổ hỏi :
- Vì sao chẳng từng gặp?
Bá Trượng thưa :
- Nếu gặp được tức trình lên Hòa thượng.
Mã Tổ hỏi :
- Ở đâu được tin tức này?
Bá Trượng thưa
- Con tội lỗi.
Mã Tổ nói
- Lại là lão tăng tội lỗi.

Ngưỡng Sơn hỏi tăng chính giống loại này. Khi ấy đợi hỏi " Đã từng đến Ngũ Lão Phong chưa? " Vị tăng này nếu là người cụ nhãn chỉ đáp " việc họa" (hay đáp: chẳng cần đến) , lại đáp " Chẳng từng đến". Tăng này đã chẳng phải tác gia , Ngưỡng Sơn sao chẳng cứ lệnh mà hành ( nói " Bây giờ đến" và kèm theo một gậy) .Ngưỡng Sơn lại nói " Xà Lê chẳng từng dạo núi" Vì thế Vân Môn nói " Lời này vì cớ từ bi nên rơi trong cỏ" .

TỤNG
XuẤT thảo nhập thảo
Thùy giải tầm thảo
Bạch vân trùng trùng
Hồng nhật cảo cảo
Tả cố vô hà
Hữu hệ dĩ lao
Quân bất kiến Hàn Sơn tử
Hành thái tảo
Thập niêm qui bất đắc
Vong khước lai thời đạo

NGHĨA
Ra cỏ vào cỏ
Ai biết tìm kiếm
Mây trắng hàng hàng
Trời hồng rỡ rỡ
Xem trái không tỳ
Liếc phải đã lão
Anh chẳng thấy Hàn Sơn tử
Đi quá sớm
Mười năm về chẳng được
Quên mất đường quay lại.

GIẢI TỤNG
"Ra cỏ vào cỏ, Ai biết tìm kiếm" Tuyết Đậu sớm biết chỗ rơi của câu hỏi. Đến trong đó Không một mảy tơ thuộc phàm, không một mảy tơ thuộc Thánh . Khắp cõi chẳng từng dấu, mỗi mỗi che đậy chẳng được. ( Biết tất cả mà chẳng biết gì cả, bởi vì có gì đâu để mà biết) Thế nên " cảnh giới vô tâm" lạnh chẳng nghe lạnh, nóng chẳng nghe nóng, hoàn toàn là cửa đại giải thoát.
Hai câu " xem trái không tỳ, liếc phải đã lão" lấy ý ở câu chuyện Hòa thượng Lại Toản ẩn ở Hành Sơn, trong thất đá. Vua Đường Túc Tông nghe danh sư, sai sứ đến triệu thỉnh. Sứ giả đến thất nói to " Thiên tử có chiếu, Tôn giả nên đứng dậy lễ tạ". Sư với tay trong đống un, mò được một củ khoai nướng lột ăn. Nước mắt, nước mũi lòng thòng, mà không đáp lời sứ giả. Sứ giả cười nói " Xin Tôn giả lau nước mũi". Sư nói " Tôi đâu rảnh vì người tục lau nước mũi". Trọn không đi. Sứ giả về tâu vua, vua càng kính phục, tán thán. Hạnh trong veo, trắng tinh, không tỳ vết, không chịu người phân xử. Hẳn là nắm được định, như sắt thép đúc thành.
Hòa thượng Thiện Đạo bị sa thải, chẳng được trở lại làm tăng, đeo đá, đạp chày giã gạo trong thất đá, người đời gọi là " Cư sĩ thất đá". Nhiều khi Cư sĩ thất đá đạp chày giã gạo mà quên dở chân. Tăng hỏi Lâm Tế " Cư sĩ thất đá quên dở chân ý chỉ thế nào?" Lâm Tế đáp " chìm lỉm hầm sâu".

Pháp Nhãn làm bài tụng " Viên Thành Thực tánh" rằng:
Lý tột quên tình vị (Tột lý, quên tình)
Làm sao có dụ bằng (không ví dụ nào có thể sánh)
Đến nơi trăng đêm lạnh ( Nơi đó trong suốt và cô độc)
Hồn nhiên rơi trước khe ( không vướng mắc)
Trái chín vượn rất quí ( tình thức )
Núi dài tợ quên đường ( không rơi trở lại đường cũ)
Ngước đầu nắng mờ nhạt, (Tịch diệt)
Nguyên là ở Phương Tây. (Niết Bàn)

Tuyết Đậu nói : "Anh chẳng thấy Hàn Sơn tử đi quá sớm, mười năm về chẳng được, quên mất đường quay lại". ý nói Công phu đã nhuần, quen ở tâm trạng giải thoát, không còn rơi vào tình thức, trần tục nữa.
Thi Hàn Sơn tử
Muốn được chỗ an thân
Hàn Sơn đáng bền giữ
Gió nhẹ thổi tùng dày
Gần nghe tiếng càng thích
Có người tóc điểm sương
Ngâm nga đọc Huỳnh lão
Mười năm về chẳng được
Quên mất đường quay lại.
Hàn Sơn tử gặp thời loạn lạc, ẩn vào núi Hàn Sơn. Ròng rã hơn mười năm, đến khi giặc yên, muốn quay về thì đã quên mất đường về.

Vĩnh Gia Huyền Giác nói :
Tâm là căn, pháp là trần
Thẩy đều ngấn bụi ám gương trong
Bao giờ ngấn hết gương trong lại
Tâm pháp cùng quên, rõ tánh chân.

Đến trong đây, phải " Tâm, pháp " cùng quên , như si như ngốc mới thấy công án này. Còn cứ y cứ vào lời nói, chạy lòng vòng bao giờ mới
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 35

TẮC 35: VĂN-THÙ TRƯỚC SAU BA BA
LỜI DẪN:
Định rắn rồng, phân ngọc đá, rành trắng đen, quyết do dự, nếu chẳng phải trên đỉnh môn có mắt, trong tay có thần phù, thường thường đối đầu lầm qua. Chỉ như hiện nay thấy nghe chẳng lầm, thanh sắc thuần chân, hãy nói là đen hay trắng, là cong hay ngay, đến trong đây làm sao biện ?
CÔNG ÁN:
Văn-thù hỏi Vô Trước: Vừa rời chỗ nào? Vô Trước đáp: Phương nam. Văn-thù hỏi: Phương Nam Phật pháp trụ trì thế nào ? Vô Trước đáp: Thời mạt pháp, Tỳ-kheo ít giữ giới luật. Văn-thù hỏi: Chúng nhiều ít ? Vô Trước đáp: Hoặc ba trăm hoặc năm trăm. Vô Trước hỏi Văn-thù: Ở đây trụ trì thế nào ? Văn-thù đáp: Phàm Thánh đồng ở, rắn rồng lẫn lộn. Vô Trước hỏi: Chúng nhiều ít ? Văn-thù đáp: Trước ba ba, sau ba ba.
GIẢI THÍCH:
Vô Trước dạo Ngũ Đài Sơn, đến giữa đường chỗ hoang vắng, Văn-thù hóa một cái chùa tiếp Sư nghỉ. Văn-thù hỏi: Vừa rời chỗ nào ? Vô Trước đáp: Phương Nam. Văn-thù hỏi: Phương Nam Phật pháp trụ trì thế nào ? Vô Trước đáp: Thời mạt pháp, Tỳ-kheo ít giữ giới luật. Văn-thù hỏi: Chúng nhiều ít ? Vô Trước đáp: Hoặc ba trăm hoặc năm trăm. Vô Trước hỏi Văn-thù: Ở đây trụ trì thế nào ? Văn-thù đáp: Phàm Thánh đồng ở, rắn rồng lẫn lộn. Vô Trước hỏi: Chúng nhiều ít ? Văn-thù đáp: Trước ba ba sau ba ba. Uống trà, Văn-thù đưa cái chung pha lê hỏi: Phương Nam có cái này chăng ? Vô Trước đáp: Không. Văn-thù hỏi: Bình thường lấy cái gì uống trà ? Vô Trước câm họng, bèn từ giã ra đi, Văn-thù sai đồng tử Quân Đề tiễn ra cổng. Vô Trước hỏi Quân Đề: Vừa rồi nói trước ba ba sau ba ba là nhiều hay ít ? Quân Đề gọi: Đại đức! Vô Trước ứng thanh: Dạ! Quân Đề hỏi: Nhiều hay ít ? Vô Trước lại hỏi: Đây là chùa gì ? Quân Đề chỉ mặt sau chùa Kim Cang. Vô Trước xoay đầu nhìn thì chùa hóa và đồng tử đều ẩn chẳng thấy, chỉ là hang trống. Chỗ kia sau này gọi là hang Kim Cang.
Có vị Tăng hỏi Phong Huyệt: Thế nào là chủ trong núi Thanh Lương ? Phong Huyệt đáp: “Một câu chẳng rảnh Vô Trước hỏi, đến nay vẫn làm Tăng đồng quê.” Nếu cần tham được thấu đến chỗ bình bình thật thật, chân đạp đến chỗ đất thật, nhằm dưới lời nói của Sư tiến được, tự nhiên ở trong chảo dầu lò lửa cũng chẳng nghe nóng, ở trên băng lạnh cũng chẳng nghe lạnh. Nếu cần tham được thấu, cao vót hiểm nguy như bảo kiếm Kim Cang Vương, nên nhằm dưới lời Văn-thù tiến được, tự nhiên nước rưới chẳng dính, gió thổi chẳng vào. Địa Tạng Quế Sâm ở Chương Châu hỏi Tăng: Vừa rời chỗ nào ? Tăng thưa: Phương Nam. Địa Tạng hỏi: Trong kia Phật pháp thế nào ? Tăng thưa: Tranh cãi ồn náo. Địa Tạng nói: Đâu như ta ở đây, cấy lúa thổi cơm mà ăn. Hãy nói cùng chỗ đáp của Văn-thù là đồng hay khác ? Có người nói: Chỗ đáp của Sư chẳng phải, chỗ đáp của Văn-thù có rồng có rắn, có phàm có Thánh. Hiểu thế thì có gì giao thiệp. Lại biện rõ trước ba ba sau ba ba chăng ? Mũi tên trước còn nhẹ, mũi sau rất sâu. Hãy nói là nhiều hay ít ? Nếu nhằm trong ấy thấu được thì ngàn câu muôn câu chỉ là một câu. Nếu ngay dưới một câu chặt được đứt, nắm được đứng, chính lúc ấy đến được cảnh giới này.
Ba ba là số Tổ sư Thiên Trúc trước khi Thiền vào Trung Quốc. Nhưng Một khi đã thể nhập vào điền địa này thì tất cả chỉ còn là tâm không tróng rỗng. Một vị đắc đạo, hai vị đắc đạo v v… đến vô số vị đắc đạo cũng chỉ là một tâm không rỗng suốt do đó khi Thiền sư Vô Trước hỏi ở đây có bao nhiêu chúng, thì Ngài Văn Thù trả lời trước ba ba sau cũng ba ba. Trước sau không tăng, không giảm, cũng chỉ có thế mà thôi.
TỤNG:
Thiên phong bàn khuất sắc như lam
Thùy vị Văn-thù thị đối đàm
Kham tiếu Thanh Lương đa thiểu chúng
Tiền tam tam dữ hậu tam tam.
DỊCH:
Vây quanh ngàn chót sắc dường chàm
Ai vị Văn-thù luận với bàn
Cười ngất Thanh Lương chúng nhiều ít
Trước ba ba sau lại ba ba.
GIẢI TỤNG: Hai câu “Vây quanh ngàn chót sắc dường chàm, ai vị Văn-thù luận với bàn”, có người nói Tuyết Đậu chỉ niêm lại một lần, chưa từng tụng đến. Như Tăng hỏi Pháp Nhãn: Thế nào là một giọt nước nguồn Tào ? Pháp Nhãn đáp: Là một giọt nước nguồn Tào.(Không thể giải thích) Lại có vị Tăng hỏi Hòa thượng Giác ở Lang Nha: Vốn sẵn thanh tịnh tại sao chợt sanh sơn hà đại địa ? Giác đáp: Vốn sẵn thanh tịnh tại sao chợt sanh sơn hà đại địa. Đây cũng gọi là niêm lại một lần sao ? Minh Chiêu hiệu Độc Nhãn Long có tụng, ý có cơ che trời che đất, tụng:
Khắp trùm sa giới thắng già-lam,
đầy mắt Văn-thù với luận bàn,
dưới cú chẳng hay mở Phật nhãn,
xoay đầu chỉ thấy đảnh sơn lam.”
Câu “Khắp trùm sa giới thắng già-lam”, là chỉ chùa hóa ở hang cỏ, nên nói có cơ quyền thật song hành. Ba câu “đầy mắt Văn-thù với luận bàn, dưới cú chẳng hay mở Phật nhãn, xoay đầu chỉ thấy đảnh sơn lam”, chính khi ấy gọi là cảnh giới Văn-thù, Phổ Hiền, Quán Âm được chăng ? Vả lại chẳng phải đạo lý này. Tuyết Đậu chỉ đổi cái dụng của Minh Chiêu, lại có thêm bớt. Như câu “vây quanh ngàn chót sắc dường chàm”, lại chẳng bị trầy tay xể chân, trong câu có quyền có thật, có lý có sự. Đến câu “Ai bảo Văn-thù với luận bàn”, một đêm bàn luận mà không biết Văn-thù. Sau này, Vô Trước ở Ngũ Đài Sơn làm Điển tọa, mỗi khi Văn-thù hiện trên nồi cháo, bị Vô Trước cầm cây dầm quậy cháo đập. Tuy nhiên như thế, vẫn là giặc qua rồi mới trương cung. Chính khi hỏi “phương Nam Phật pháp trụ trì thế nào”, nhằm thẳng xương sống mà đánh vẫn còn gần được đôi chút. Đến câu “Cười ngất Thanh Lương chúng nhiều ít”, trong tiếng cười của Tuyết Đậu có dao, nếu hiểu được cái cười này, liền thấy được “Trước ba ba sau lại ba ba”
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 36

TẮC 36:
TRƯỜNG SA CỎ THƠM HOA RỤNG

CÔNG ÁN:
Một hôm Trường Sa đi dạo núi về đến cửa cổng, Thủ tọa hỏi: Hòa thượng đi đâu về ? Trường Sa đáp: Đi dạo núi về. Thủ tọa hỏi: Đến chỗ nào đi về ? Trường Sa đáp: Trước tùy cỏ thơm đến, sau theo hoa rụng về. Thủ tọa nói: Rất giống ý xuân. Trường Sa nói: Cũng hơn giọt sương thu trên hoa sen. (Tuyết Đậu trước ngữ: Tạ đáp thoại.)

GIẢI THÍCH:
Đại sư Chiêu Hiền ở Lộc Uyển Trường Sa kế thừa Nam Tuyền, cùng Triệu Châu, Tử Hồ đồng bạn. Sư cơ phong nhanh nhẹn, có người hỏi kinh lấy kinh đáp, cần tụng dùng tụng đáp. Nếu ông cần tác gia thấy nhau thì dùng tác gia thấy nhau. Ngưỡng Sơn bình thường cơ phong thật là bậc nhất, một hôm cùng Trường Sa xem trăng, Ngưỡng Sơn chỉ mặt trăng nói: Mỗi người trọn có cái này, chỉ vì dùng chẳng được. Trường Sa bảo: Được rồi ta dùng thay cho ông. Ngưỡng Sơn nói: Sư thúc dùng xem! Trường Sa cho một đạp té nhào. Ngưỡng Sơn đứng dậy nói: Sư thúc giống như con cọp. Người sau gọi là con cọp Sầm. Một hôm nhân đi dạo núi về, Thủ tọa cũng là người trong hội của Sư, hỏi: Hòa thượng đi đâu về ? Trường Sa đáp: Đi dạo núi về. Thủ tọa hỏi: Đến chỗ nào đi về ? Trường Sa đáp: Trước tùy cỏ thơm đến, sau theo hoa rụng về. Phải là người ngồi đoạn mười phương mới được. Cổ nhân ra vào chưa từng chẳng lấy việc này làm niệm. Xem kia chủ khách lẫn xoay, đương cơ chặt thẳng, mỗi bên chẳng dung. Đã là đi dạo núi, tại sao hỏi đến chỗ nào đi về ? Nếu là Thiền tăng thời nay liền đáp đến đình Giáp Sơn về. Thấy rõ cổ nhân không có mảy may đạo lý so sánh, cũng không có chỗ trụ trước, vì thế nói “trước tùy cỏ thơm đến, sau theo hoa rụng về”. Thủ tọa thể theo ý kia nói: Rất giống ý xuân. Trường Sa bảo: Cũng hơn giọt sương thu trên hoa sen. Tuyết Đậu nói: Tạ đáp thoại. Đó là thế cho lời rốt sau, cũng rơi vào hai bên, mà cứu cánh chẳng ở hai bên. Thuở xưa có Tú tài Trương Chuyết xem kinh Thiên Phật Danh, hỏi Trường Sa: Trăm ngàn chư Phật chỉ nghe danh, chưa biết ở quốc độ nào, lại có giáo hóa hay không ? Trường Sa đáp: Lầu Hoàng Hạc sau khi Thôi Hạo đề thi, Tú tài từng đề hay chưa ? Chuyết đáp: Chưa từng đề. Trường Sa bảo: Được rảnh đề lấy một thiên cũng tốt. Con cọp Sầm bình sanh vì người thường là châu hồi ngọc chuyển, cần người đối diện liền hội.

TỤNG:
Đại địa tuyệt tiêm ai
Hà nhân nhãn bất khai
Thủy tùy phương thảo khứ
Hựu trục lạc hoa hồi
Luy hạc kiều hàn mộc
Cuồng viên khiếu cổ đài
Trường Sa vô hạn ý.
Đốt!

DỊCH:
Đại địa không mảy bụi
Người nào mắt chẳng khai
Trước tùy cỏ thơm đến
Sau theo hoa rụng về
Hạc gầy đậu cây lạnh
Vượn cuồng kêu cổ đài
Trường Sa ý vô hạn.
Đốt!

GIẢI TỤNG:
Hãy nói công án này cùng “Ngưỡng Sơn hỏi Tăng vừa rời chỗ nào đến, Tăng thưa Lô Sơn đến, Ngưỡng Sơn hỏi từng đến Ngũ Lão Phong chăng, Tăng thưa chẳng từng đến, Ngưỡng Sơn nói Xà-lê chưa từng dạo núi”, biện trắng đen xem là đồng là khác ? Đến trong đây phải là bộ máy hỏng, ý thức mất, núi sông đất liền cỏ cây người súc không còn ít phần rỉ chảy. Nếu chẳng như thế, cổ nhân gọi đó vẫn còn ở trong cảnh giới thắng diệu. Vân Môn nói: “Dù được sơn hà đại địa không còn một mảy may lỗi lầm vẫn là “chuyển cú”, chẳng thấy tất cả sắc mới là ‘bán đề’, lại phải biết có cơ hội toàn đề then chốt hướng thượng mới biết ngồi an.” Nếu thấu được như trước núi là núi, nước là nước, mỗi cái ở bản vị của nó, mỗi cái bày hiện bản thể, như cái vỗ của người mù. Triệu Châu nói: “Gà gáy sớm tỉnh dậy, buồn thay còn lân đận, chiếc quần đùi áo lót vẫn không, hình tướng ca-sa có chút ít. Quần không trôn, khố chẳng miệng, trên đầu tro xanh năm ba đấu, vốn vì tu hành lợi tế người, ai biết trở thành kẻ vô dụng.” Nếu được chân thật đến cảnh giới này thì “Người nào mắt chẳng khai”. Dù cho bảy điên tám đảo, tất cả chỗ đều là cảnh giới này, đều là thời tiết này, mười phương bầu trời rỗng, bốn mặt cửa cũng không. Vì thế nói “Trước tùy cỏ thơm đến, sau theo hoa rụng về”. Tuyết Đậu thật là khéo léo, chỉ đến bên phải dán một câu, bên trái dán một câu, liền thành bài thi, “Hạc gầy đậu cây lạnh, vượn cuồng kêu cổ đài”. Tuyết Đậu dẫn đến đây tự biết ló đuôi, bèn nói “Trường Sa ý vô hạn, đốt”, như đang mộng chợt tỉnh. Tuyết Đậu tuy hạ một tiếng hét cũng chưa được gột sạch. Nếu là Sơn tăng thì chẳng vậy, “Trường Sa ý vô hạn, đào đất lại chôn sâu”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 37

TẮC 37:
BÀN SƠN TAM GIỚI KHÔNG PHÁP

LỜI DẪN:
Cơ điện chớp luống nhọc suy tư, tiếng sét trên không bịt tai nào kịp, trên đầu cắm cờ đỏ, sau lỗ tai huơi hai kiếm, nếu không phải mắt nhanh tay lẹ làm sao chụp được. Có một loại cúi đầu suy nghĩ, dưới ý căn so lường, đâu biết trước đầu lâu thấy quỉ vô số. Hãy nói chẳng rơi vào ý căn, chẳng ôm được mất, chợt có nhắc biết thế ấy làm sao đáp được, thử cử xem?

CÔNG ÁN:
Bàn Sơn dạy rằng: Tam giới không pháp, chỗ nào tìm tâm ?

GIẢI THÍCH:
Hòa thượng Bảo Tích ở Bàn Sơn phía bắc U Châu, là bậc tôn túc dưới Mã Tổ, sau xuất phát một Phổ Hóa. Sư sắp tịch bảo chúng: Có người tả được hình ta chăng ? Chúng đều vẽ hình trình Sư, Sư đều quở đó. Phổ Hóa ra nói: Con tả được. Sư bảo: Sao chẳng trình cho Lão tăng ? Phổ Hóa liền nhào lộn một cái rồi đi ra. Sư bảo: Gã này về sau như kẻ điên tiếp người. Một hôm, Sư dạy chúng:
Tam giới không pháp, chỗ nào tìm tâm,
tứ đại vốn không, Phật nương đâu ở,
ngọc tuyền chẳng động, dừng lặng không tỳ,
nhìn mặt trình nhau, lại không việc khác.
Tuyết Đậu niêm ra hai câu tụng, hẳn là lẫn lộn vàng ngọc. Chẳng thấy nói: Bệnh rét cách ngày, chẳng nhờ thuốc lô đà. Sơn tăng vì sao nói theo tiếng liền đánh, chỉ vì kia mang gông đi cáo. Người xưa nói: Nghe tiếng khen ngoài câu, chớ nhằm trong ý tìm. Hãy nói kia ý thế nào, liền được chạy nhanh vượt chóng, điện xẹt sao băng. Nếu nghĩ nghị suy lường, dù có ngàn Phật ra đời mò tìm y chẳng được. Nếu là vào sâu trong khuôn vức, tột xương tột tủy, thấy được thấu thì Bàn Sơn một trường thất bại. Nếu nương lời hiểu tông, xoay mặt xoay trái thì Bàn Sơn chỉ được một cây cọc. Nếu là dính bùn kẹt nước, xoay quanh trong khối thanh sắc thì chưa mộng thấy Bàn Sơn. Ngũ Tổ tiên sư nói: Thấu qua bên kia mới có phần tự do. Đâu chẳng thấy Tam Tổ nói: “Chấp đó thất độ, ắt vào tà lộ, buông đi tự nhiên, thể không đi đứng.” Nếu nhằm trong ấy nói không Phật không pháp lại là chun vào hang quỉ. Cổ nhân gọi đó là hầm sâu giải thoát, vốn là nhân lành mà chuốc quả dữ. Vì thế nói người vô vi vô sự vẫn mắc cái nạn khóa vàng. Phải là tột cùng đáo để mới được. Nếu nhằm chỗ vô ngôn mà nói được, chỗ hành chẳng được mà hành được, gọi đó là chỗ chuyển thân. Câu “Tam giới không pháp, chỗ nào tìm tâm”, nếu ông khởi tình giải thì chết chìm ở dưới lời nói kia. Chỗ thấy của Tuyết Đậu phủng bảy thấu tám, cho nên tụng ra:

TỤNG:
Tam giới vô pháp
Hà xứ cầu tâm
Bạch vân vi cái
Lưu tuyền tác cầm
Nhất khúc lưỡng khúc vô nhân hội
Vũ quá dạ đường thu thủy thâm.

DỊCH:
Tam giới không pháp
Chỗ nào tìm tâm
Mây trắng làm lọng
Dòng suối khảy đàn
Một bản hai bản không người hiểu
Mưa xuống hồ đêm nước thu sâu.

GIẢI TỤNG:
Câu “Tam giới không pháp, chỗ nào tìm tâm”, Tuyết Đậu tụng ra giống như cảnh giới Hoa Nghiêm. Có người nói Tuyết Đậu trong không xướng ra. Nếu là người mi mắt mở ra, trọn chẳng hiểu thế ấy. Tuyết Đậu đến bên cạnh kia dán hai câu “Mây trắng làm lọng, dòng suối khảy đàn”. Tô Đông Pha tham kiến Chiếu Giác có làm tụng: “

Thanh khê tiện thị Quảng trường thiệt
Sơn sắc bất phi thanh tịnh thân
Dạ lai bát vạn tứ thiên kệ
Tha nhật như hà cử trạo nhân

Dịch
Tiếng khe chính thật lưỡi dài rộng,
màu núi quả là thân sạch trong,
đêm về tám vạn bốn ngàn kệ,
hôm khác làm sao nói với người.

Tuyết Đậu mượn dòng suối làm chiếc lưỡi dài. Vì thế nói “Một bản hai bản không người hiểu”. Hòa thượng Kiền ở Cửu Phong nói: “Lại biết được mạng chăng ? - Dòng suối là mạng, lặng lẽ là thân, ngàn sóng đua dậy là gia phong Văn-thù, một sáng trời trong là cảnh giới Phổ Hiền.” “Dòng suối khảy đàn, một bản hai bản không người hiểu”, loại khúc điệu này phải là tri âm mới hiểu. Nếu chẳng phải người kia thì luống nhọc nghiêng tai. Cổ nhân nói: Người điếc xướng khúc nhạc nhà Hồ, hay dở thấp cao thảy chẳng nghe. Vân Môn nói: “Nhắc chẳng đoái, liền sai lẫn, toan nghĩ suy, kiếp nào ngộ.” Nhắc là thể, đoái là dụng, trước khi chưa nhắc điềm trước chưa phân mà thấy được là ngồi đoạn yếu tân. Nếu điềm trước vừa phân mà thấy được, liền có chiếu dụng. Nếu sau khi điềm trước phân rồi mà thấy được là rơi tại ý căn. Tuyết Đậu từ bi quá lắm, lại nói với ông “Mưa xuống hồ đêm nước thu sâu”. Bài tụng này đã có nhiều người bàn luận khen Tuyết Đậu có tài hàn lâm. Câu “Mưa xuống hồ đêm nước thu sâu”, phải để mắt nhìn nhanh, nếu chậm chạp nghi ngờ thì thảo luận không ra.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 38

TẮC 38: PHONG HUYỆT TỔ SƯ TÂM ẤN

LỜI DẪN:
Nếu luận Tiệm, trái thường hợp đạo, trong ồn náo bảy dọc tám ngang. Nếu luận Đốn chẳng để dấu vết, ngàn Thánh dò tìm cũng chẳng được. Nếu như chẳng lập Đốn Tiệm lại làm sao ? Người hay một lời, ngựa hay một roi, chính khi ấy ai là tác giả, thử cử xem ?

CÔNG ÁN:
Phong Huyệt ở Nha Môn tại Vĩnh Châu, thượng đường nói: Tâm ấn của Tổ sư như máy trâu sắt, đi liền ấn đứng, đứng liền ấn phá, chỉ như chẳng đi chẳng đứng ấn tức phải, chẳng ấn tức phải ? Khi ấy có Trưởng lão Lô Pha ra chúng hỏi: Tôi có máy trâu sắt thỉnh Thầy chẳng để tay ấn ? Phong Huyệt nói: Quen câu kình nghê thả cự tẩm, lại than con ếch nhảy cát bùn. Lô Pha dừng lại tư lự. Phong Huyệt nạt: Trưởng lão sao không nói lên ? Lô Pha suy nghĩ. Phong Huyệt đánh một phất tử, nói: Lại nhớ được thoại đầu chăng, thử cử xem ? Lô Pha toan mở miệng. Phong Huyệt lại đánh một phất tử. Mục Chủ nói: Pháp Phật cùng pháp vua một loại. Phong Huyệt hỏi: Thấy đạo lý gì ? Mục Chủ nói: Đáng đoạn chẳng đoạn, trở lại chuốc loạn. Phong Huyệt liền xuống tòa.
GIẢI THÍCH: Phong Huyệt là hàng tôn túc trong tông Lâm Tế. Lâm Tế buổi đầu trong hội Hoàng Bá đi trồng tùng. Hoàng Bá hỏi: Trong núi sâu trồng tùng nhiều thế để làm gì ? Lâm Tế thưa: Một vì Sơn môn làm cảnh, hai vì người sau làm tiêu bảng. Nói xong liền cuốc đất một cái. Hoàng Bá bảo: Tuy nhiên như thế, con đã ăn hai mươi gậy rồi. Lâm Tế lại đập dưới đất một cái, miệng hư hư. Hoàng Bá bảo: Tông ta đến ngươi hưng thạnh ở đời. Qui Sơn Hiệt nói: “Lâm Tế thế ấy giống như đất bằng trợt té. Tuy nhiên như thế, gặp nguy chẳng đổi mới là chân trượng phu. Hoàng Bá bảo tông ta đến ngươi hưng thạnh ở đời, giống như thương con chẳng biết hôi.” Sau Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn: Hoàng Bá đương thời chỉ phó chúc cho một mình Lâm Tế hay lại còn ai ? Ngưỡng Sơn thưa: Còn, chỉ vì niên đại dài lâu chẳng dám thưa trước với Hòa thượng. Qui Sơn bảo: Tuy nhiên như thế, ta cũng cần biết, hãy nói xem ? Ngưỡng Sơn thưa: “Một người chỉ Nam, Ngô Việt khiến đi, gặp Đại Phong liền dừng.” Đây là lời sấm chỉ Phong Huyệt vậy. Phong Huyệt ban đầu tham kiến Tuyết Phong năm năm, nhân thưa hỏi câu chuyện “Lâm Tế vào nhà, hai vị Thủ tọa nhà Đông nhà Tây đồng thời hét, có vị Tăng hỏi Lâm Tế lại có chủ khách chăng, Lâm Tế nói chủ khách rõ ràng”, Phong Huyệt nói chưa biết ý chỉ thế nào ? Tuyết Phong bảo: “Tôi trước cùng Nham Đầu, Khâm Sơn đi yết kiến Lâm Tế, đến giữa đường nghe tin đã tịch. Nếu cần hiểu câu chủ khách của Lâm Tế, phải đến tham kiến hàng tôn túc của tông phái ấy.” Phong Huyệt lại đến yết kiến Thụy Nham. Thụy Nham thường tự gọi: Ông chủ nhân! Tự đáp: Dạ! Lại bảo: Tỉnh tỉnh lấy, sau kia chớ để người lừa. Phong Huyệt nói: Tự đề lên, tự giải lấy có gì là khó. Sau ở Lộc Môn Tương Châu cùng thị giả Khoách qua hạ, Khoách chỉ Sư đến tham Nam Viện. Phong Huyệt thưa: Vào cửa phải rành chủ, rõ ràng thỉnh thầy phân. Một hôm gặp Nam Viện Sư kể chuyện trước, nói: Con chỉ đến thân cận. Nam Viện bảo: Tuyết Phong là cổ Phật. Một hôm Sư yết kiến Cảnh Thanh. Cảnh Thanh hỏi: Vừa rời chỗ nào ? Sư thưa: Tự rời đông đến. Cảnh Thanh hỏi: Lại qua sông nhỏ chăng? Sư thưa: Thuyền to vượt ngoài khơi, sông nhỏ không thể chở. Cảnh Thanh bảo: Sông gương núi vẽ, chim bay chẳng qua, ngươi chớ trộm lấy lời cao. Sư thưa: Mênh mông còn khiếp thế mông luân, Liệt Hán buồm bay quá Ngũ Hồ. Cảnh Thanh dựng cây phất tử hỏi: Làm gì được cái này ? Sư hỏi: Cái này là gì ? Cảnh Thanh bảo: Quả nhiên chẳng biết. Sư thưa: Ra vào co duỗi cùng thầy đồng dụng. Cảnh Thanh bảo: Chuôi gáo nghe tiếng rỗng, ngủ mê mặc nói xàm. Sư thưa: Đầm rộng chứa núi, lý hay dẹp cọp. Cảnh Thanh bảo: Tha tội thứ lỗi, phải ra đi mau. Sư thưa: Ra là mất. Liền đi ra đến pháp đường, tự nghĩ đại trượng phu công án chưa xong há lại chịu thôi. Sư liền trở vào phương trượng thấy Cảnh Thanh ngồi, thưa: Vừa rồi con trình kiến giải có xâm phạm đến tôn nhan, cúi mong Hòa thượng từ bi tha cho những lỗi lầm. Cảnh Thanh hỏi: Vừa rồi từ đông lại, há chẳng phải Thúy Nham lại ? Sư thưa: Tuyết Đậu thân nương Bảo Cái đông. Cảnh Thanh bảo: Chẳng tìm dê mất cuồng giải dứt, lại đến trong này đọc tập thơ. Sư thưa: Gặp tay kiếm khách nên trình kiếm, chẳng phải nhà thơ chớ hiến thơ. Cảnh Thanh bảo: Thơ mau đậy lại, tạm mượn kiếm xem ? Sư thưa: Chặt đầu thợ gốm mang kiếm đi. Cảnh Thanh bảo: Chẳng những xúc chạm phong hóa, cũng tự bày lầm lẫn. Sư thưa: Nếu chẳng xúc chạm phong hóa đâu rõ được tâm cổ Phật. Cảnh Thanh hỏi: Sao gọi là tâm cổ Phật ? Sư thưa: Tái hứa ưng cho, nay thầy đâu có. Cảnh Thanh bảo: Thiền tăng đông đến, đậu bắp chẳng phân. Sư thưa: Chỉ nghe chẳng lấy mà lấy, đâu được đè lấy mà lấy. Cảnh Thanh bảo: Sóng lớn dấy ngàn tầm, mòi yên chẳng rời nước. Sư thưa: Một câu bặt dòng, muôn cơ lặng nghĩ. Sư liền lễ bái. Cảnh Thanh lấy phất tử điểm ba điểm, nói: Hay thay! Hãy ngồi uống trà.
Sư ban đầu đến Nam Viện vào cửa chẳng lễ bái. Nam Viện bảo: Vào cửa cần biện chủ. Sư thưa: Quả nhiên mời Thầy phân. Nam Viện lấy tay trái vỗ đầu gối một cái, Sư hét. Nam Viện lấy tay mặt vỗ đầu gối một cái, Sư cũng hét. Nam Viện đưa tay trái lên nói: Cái này tức từ Xà-lê. Lại đưa tay mặt lên nói: Cái này lại là sao ? Sư đáp: Mù! Nam Viện liền chỉ cây gậy. Sư hỏi: Làm gì ? Con đoạt cây gậy đập Hòa thượng, chớ bảo không nói. Nam Viện liền ném cây gậy, nói: Ngày nay bị gã Chiết mặt vàng cướp lấy rồi. Sư thưa: Hòa thượng giống như người mang bát không được, dối nói chẳng đói. Nam Viện hỏi: Xà-lê đã từng đến đây chăng ? Sư thưa: Là lời gì ? Nam Viện bảo: Khéo khéo hỏi lấy. Sư thưa: Cũng chẳng được bỏ qua. Nam Viện bảo: Hãy ngồi uống trà. Các ông xem, dòng anh tuấn tự cơ phong cao vót. Nam Viện cũng chưa biện được Sư. Đến hôm khác, Nam Viện chỉ hỏi bình thường: Hạ này ở chỗ nào ? Sư thưa: Ở Lộc Môn cùng Thị giả Khoách đồng qua hạ. Nam Viện bảo: Vốn là thân kiến tác gia đến. Lại hỏi: Kia nói với ông cái gì ? Sư thưa: Trước sau chỉ dạy con một bề làm chủ. Nam Viện liền đánh đuổi ra khỏi phương trượng, nói: Kẻ này là loại thua trận có dùng làm gì ? Từ đây Sư chấp nhận ở trong hội Nam Viện làm Tri viên. Một hôm, Nam Viện vào trong vườn hỏi: Phương Nam một gậy làm sao thương lượng? Sư thưa: Khởi kỳ đặc thương lượng, lại hỏi: Ở đây Hòa thượng làm sao thương lượng ? Nam Viện cầm gậy lên, nói: Dưới gậy vô sanh nhẫn, lâm cơ chẳng nhượng thầy. Khi ấy Sư hoát nhiên đại ngộ.
Bấy giờ nhằm thời Ngũ Đại ly loạn, Mục chủ Vĩnh Châu thỉnh Sư nhập hạ tại Vĩnh Châu. Chính là lúc một tông Lâm Tế rất thịnh hành. Sư phàm có vấn đáp chỉ dạy, câu lời thốt ra hay khéo dường tán hoa rải gấm, chữ chữ đều có chỗ rơi. Một hôm, Mục chủ thỉnh Sư thượng đường, Sư bảo chúng: “Tâm ấn Tổ sư như máy trâu sắt, đi liền ấn đứng, đứng liền ấn phá. Chỉ như chẳng đi chẳng đứng ấn là phải, chẳng ấn là phải?” Vì sao chẳng giống máy người đá ngựa gỗ, lại giống máy trâu sắt ? Không có chỗ cho ông tác động, ông vừa đi liền ấn đứng, ông vừa đứng liền ấn phá, khiến ông nát trăm mảnh. Chỉ như chẳng đi chẳng đứng ấn là phải, chẳng ấn là phải ? Xem Sư dạy thế ấy, đáng gọi là lưỡi câu có mồi. Khi ấy dưới tòa có Trưởng lão Lô Pha cũng là hàng tôn túc trong tông Lâm Tế, dám bước ra cùng Sư đối đáp, chuyển thoại đầu của Sư đặt một câu hỏi rất kỳ đặc. Hỏi: Tôi có máy trâu sắt, thỉnh Thầy chẳng để tay ấn ? Đâu ngờ Phong Huyệt là hàng tác gia, liền đáp: “Quen câu kình nghê lặng sông lớn, lại than con ếch nhảy cát bùn.” Đây là trong lời nói có âm vang. Vân Môn nói: “Thả câu bốn bể chỉ câu rồng to, cách ngoại huyền cơ vì tìm tri kỷ.” Sông lớn lấy con trâu to làm mồi móc câu, lại chỉ câu được một con ếch. Lời này vẫn không huyền diệu, cũng không đạo lý suy xét. Cổ nhân nói: Nếu nhằm trên sự xem thì dễ, nếu nhằm dưới ý căn suy xét thì không giao thiệp. Lô Pha dừng lại tư lự, thấy đó chẳng lấy, ngàn năm khó gặp, đáng tiếc thay! Vì thế nói: Dù cho giảng được ngàn kinh luận, một phen lâm cơ khó buông lời. Kỳ thật Lô Pha cần lựa lời hay đáp Sư, chẳng muốn hành lệnh, bị Sư một bề dùng cơ phong giựt cờ cướp trống, một mặt ép tướng chạy, chỉ được không làm gì. Ngạn ngữ nói: “Trận thua chẳng cấm bị chổi quét”. Buổi đầu cần tìm thương pháp chống với người. Đợi ông tìm được thì đầu rơi xuống đất. Mục chủ cũng đã tham vấn Phong Huyệt lâu rồi, nên hiểu nói: Pháp Phật cùng pháp vua một loại. Sư hỏi: Ông thấy gì ? Mục chủ thưa: Đáng đoạn chẳng đoạn, trở lại chuốc loạn. Phong Huyệt chỉ là một khối tinh thần, giống hệt trái bầu tròn trên mặt nước, đẩy qua liền xoay, chạm đến liền động, khéo tùy cơ thuyết pháp. Nếu chẳng tùy cơ trở thành vọng ngữ. Sư liền xuống tòa. Tông Lâm Tế có bốn câu chủ khách, người tham học cần phải chín chắn. Như chủ khách gặp nhau có luận bàn chủ khách qua lại, hoặc ứng vật hiện hình toàn thể tác dụng, hoặc nắm cơ quyền cười giận, hoặc hiện nửa thân, hoặc cỡi sư tử, hoặc cỡi voi chúa. Như có người học chân chánh đến liền hét, trước đưa ra một chậu keo, Thiện tri thức không biết là cảnh, liền trên cảnh ấy làm hình làm thức. Người học lại hét, Thiện tri thức chẳng chịu buông. Đây là bệnh nhập cao hoang không kham trị chữa, gọi là Khách Xem Chủ. Hoặc Thiện tri thức chẳng đưa ra vật, tùy chỗ hỏi của người học liền đoạt. Người học bị đoạt đến chết chẳng buông. Đây là Chủ Xem Khách. Hoặc người học hiện ra một cảnh thanh tịnh đưa trước Thiện tri thức, Thiện tri thức biết được là cảnh, nắm nó ném xuống hầm. Người học nói: Thiện tri thức rất hay. Thiện tri thức đáp: Dốt thay! Chẳng biết tốt xấu. Người học lễ bái. Đây là Chủ Xem Chủ. Hoặc có người học mang gông đeo cùm ra trước Thiện tri thức, Thiện tri thức lại vì y cho thêm một lớp gông cùm. Người học vui vẻ, kia đây đều không biết. Đây là Khách Xem Khách.
Chư Đại đức! Sơn tăng cử ra vì biện ma, rõ cảnh lạ, biết tà chánh. Như Tăng hỏi Từ Minh: Khi một hét phân chủ khách, chiếu dụng đồng thời hành là thế nào ? Từ Minh liền hét. Lại Thiền sư Hoằng Giác ở Vân Cư dạy chúng: Thí như sư tử chụp voi cũng dùng toàn lực, chụp thỏ cũng dùng toàn lực. Có vị Tăng ra hỏi: Chưa biết toàn lực gì ?
Giác đáp: Lực chẳng dối. Xem Tuyết Đậu tụng ra:

TỤNG: Cầm đắc Lô Pha khoa thiết ngưu
Tam huyền khoa giáp vị khinh thù
Sở vương thành bạn triều tông thủy
Hát hạ tằng linh khước đảo lưu.

DỊCH: Bắt được Lô Pha trâu sắt khoe
Tam huyền binh khí vẫn chưa dùng
Bên thành vua Sở nhằm đông chảy
Một hét từng làm đảo ngược dòng.

GIẢI TỤNG:
Tuyết Đậu biết Phong Huyệt có loại tông phong này, nên tụng “Bắt được Lô Pha trâu sắt khoe, tam huyền binh khí vẫn chưa dùng”. Tông Lâm Tế có tam huyền tam yếu. Phàm trong một câu phải đủ tam huyền, trong một huyền phải đủ tam yếu. Tăng hỏi Lâm Tế: Thế nào là câu thứ nhất ? Lâm Tế đáp: Tam yếu ấn khai điểm son hẹp, chưa cho nghĩ nghị chủ khách phân. Tăng hỏi: Thế nào là câu thứ hai ? Lâm Tế đáp: Diệu biện há cho Vô Trước hỏi, bọt hợp nào phụ cơ bặt dòng. Tăng hỏi: Thế nào là câu thứ ba ? Lâm Tế đáp: Chỉ xem nhà hát đùa người máy, rút dây đều bởi người núp trong. Phong Huyệt trong một câu đầy đủ binh khí tam huyền, bảy việc tùy thân chẳng khinh xuất đáp người. Nếu chẳng như thế làm gì được Lô Pha. Phần dưới, Tuyết Đậu cần đề ra cơ phong của tông
Lâm Tế, chớ nói là Lô Pha, giả sử bên thành vua Sở sóng dậy ầm ầm, nước nổi ngập trời, trọn chảy về phương Đông, chỉ cần một tiếng hét, cũng phải chảy ngược lại.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
TẮC 39:
VÂN MÔN HOA THƯỢC LAN

LỜI DẪN:
Giữa đường thọ dụng dường cọp tựa núi, thế đế lưu bố như vượn tại vườn. Muốn biết nghĩa Phật tánh, phải quán thời tiết nhân duyên, muốn luyện lọc vàng ròng, phải là lò luyện của bậc tác gia. Hãy nói người đại dụng hiện tiền lấy cái gì thí nghiệm ?

CÔNG ÁN:
Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là Pháp thân thanh tịnh ? Vân Môn đáp: Hoa thược lan. Tăng hỏi: Khi thế ấy đi thì sao ? Vân Môn đáp: Sư tử lông vàng.

GIẢI THÍCH:
Các ông biết chỗ nói của vị Tăng và chỗ đáp của Vân Môn chăng ? Nếu hiểu được thì hai miệng đồng không có một cái lưỡi. Nếu chẳng biết chưa khỏi lầm lẫn. Có vị Tăng hỏi Huyền Sa: Thế nào là Pháp thân thanh tịnh ? Huyền Sa đáp: Mủ giọt giọt. Người đủ con mắt Kim Cang mời thử biện xem ? Vân Môn không đồng người khác, có khi nắm đứng vách cao ngàn trượng, không có chỗ cho ông nghĩ suy, có khi vì ông mở một con đường đồng chết đồng sống. Ba tấc lưỡi của Vân Môn rất sâu kín. Có người nói đó là lối đáp tín thái (tin màu sắc). Nếu hiểu thế ấy, thử nói Vân Môn rơi tại chỗ nào ? Cái này là việc ở trong thất, chớ nhằm ra ngoài suy tính. Vì thế, Bá Trượng nói: Sum la vạn tượng, tất cả ngữ ngôn, đều xoay về nơi mình, khiến lăn trùng trục, nhằm chỗ sống linh động. Lại nói: Nếu nghĩ nghị suy tìm, liền rơi vào câu thứ hai. Vĩnh Gia nói: “Pháp thân ngộ rồi không một vật, bản nguyên tự tánh thiên chân Phật.” Vân Môn nghiệm vị Tăng này, vị Tăng này cũng là người ở trong thất của Sư, là người tham cứu đã lâu, biết được việc trong thất Sư, nên tiến ngữ: Khi thế ấy đi thì sao ? Vân Môn bảo: Sư tử lông vàng. Hãy nói là chấp nhận y hay chẳng chấp nhận y, là bao y hay biếm y ? Nham Đầu nói: Nếu luận chiến thì mỗi người ở chỗ chuyển. Lại nói: Kia tham câu sống chẳng tham câu chết. Câu sống tiến được thì vĩnh kiếp chẳng quên, câu chết tiến được thì tự cứu chưa xong. Lại có vị Tăng hỏi Vân Môn: Phật pháp như trăng trong nước phải chăng ? Vân Môn đáp: Sóng trong không đường thông. Tăng thưa: Hòa thượng từ đâu mà được ? Vân Môn đáp: Hỏi lại thì đâu đến. Tăng thưa: Chính khi thế ấy đi là sao ? Vân Môn đáp: Đường quan san trùng điệp. Phải biết việc này chẳng ở trên ngôn cú, như chọi đá nháng lửa, tợ làn điện chớp, nắm được nắm chẳng được chưa khỏi tan thân mất mạng. Tuyết Đậu là người ở trong đó, liền ngay đầu tụng ra:

TỤNG:
Hoa thược lan
Mạc man han
Tinh tại xứng hề bất tại bàn
Tiện nhậm ma, thái vô đoan
Kim mao sư tử đại gia khan.

DỊCH:
Hoa thược lan
Chớ hoang mang
Hoa ở cân chừ chẳng ở bàn
Liền thế ấy, không mối mang
Sư tử lông vàng cả nhà xem.

GIẢI TỤNG:
Tuyết Đậu đồng hội, đánh một điệu rung dây phát ra những bản kỳ diệu, mỗi câu phán xét ra đây. Một bài tụng chẳng khác cách niêm cổ. “Hoa thược lan”, liền nói “Chớ hoang mang”. Nhiều người nói: Vân Môn dùng tín thái đáp, thảy đều khởi tình giải hiểu Vân Môn. Vì thế Tuyết Đậu có bổn phận giản trạch, nên nói “Chớ hoang mang”. Bởi vì ý của Vân Môn chẳng phải ở chỗ hoa thược lan. Vì thế, Tuyết Đậu nói “hoa ở cân chừ chẳng ở bàn”. Một câu này rất mực rõ ràng, trong nước vốn không trăng, trăng ở trời xanh. Như hoa cân ở cân chớ chẳng phải ở bàn. Thử nói cái gì là cân, nếu biện rõ được chẳng cô phụ Tuyết Đậu. Cổ nhân đến trong đây quả thật từ bi phân minh nói với ông. “Chẳng ở trong này ở bên kia.” Hãy nói bên kia là chỗ nào ? Tại một câu đầu, bài tụng này tụng xong. Phần sau bài tụng là vị Tăng nói “khi thế ấy đi thì sao”. Tuyết Đậu nói: Vị Tăng này “không mối mang”. Hãy nói là đầu sáng hợp hay đầu tối hợp ? Hội rồi nói thế ấy, chẳng hội nói thế ấy ? “Sư tử lông vàng cả nhà xem”, lại thấy sư tử lông vàng chăng ? Mù !
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tắc 40

TẮC 40:
LỤC HOÀN TRỜI ĐẤT ĐỒNG GỐC

LỜI DẪN:
Thôi đi hết đi, cây sắt trổ hoa. Có chăng ? Có chăng dù Thông minh cũng bị thua. Dù cho bảy dọc tám ngang chẳng ra khỏi lỗ mũi y. Hãy nói tiếng lầm lẫn ở chỗ nào. Thử cử xem ?

CÔNG ÁN :
Đại phu Lục Hoàn cùng nói chuyện với Nam Tuyền. Hoàn hỏi:
- Triệu Pháp sư nói “trời đất cùng ta đồng gốc, vạn vật cùng ta một thể”, thật là kỳ quái ?
Nam Tuyền chỉ hoa trước sân kêu đại phu, nói:
- Thời nhân thấy gốc hoa này giống hệt như mộng.

GIẢI THÍCH:
Đại phu Lục Hoàn tham kiến Nam Tuyền đã lâu, bình thường lưu tâm trong lý tánh, tầm khảo Triệu Luận. Một hôm, ngồi bàn luận đem hai câu cho là kỳ đặc, hỏi: Triệu Pháp sư nói “trời đất cùng ta đồng gốc, vạn vật cùng ta đồng thể”, thật là kỳ quái ? Triệu Pháp sư là vị Cao tăng đời Tấn cùng Đạo Sanh, Tăng Duệ, Đạo Dung đồng dưới tay của Cưu-ma-la-thập, gọi là Tứ triết. Pháp sư Tăng Triệu thuở nhỏ thích đọc Lão Trang, sau nhân viết kinh Duy-ma-cật có chỗ ngộ, mới biết Lão Trang vẫn chưa tận thiện. Sư chuyển hợp các kinh làm thành bốn quyển luận (Bát-nhã Vô Tri Luận, Bất Chân Không Luận, Vật Bất Thiên Luận, Niết-bàn Vô Danh Luận). Ý chỉ Lão Trang nói trời đất hình lớn, hình ta cũng vậy, đồng sanh trong hư vô. Trang Sanh đại ý chỉ luận tề vật. Triệu Công đại ý luận tánh đều qui về chính mình. Như trong luận, Sư nói: “Phàm bậc chí nhân rỗng rang không hình tượng mà vạn vật đều do ta tạo, hội vạn vật về chính mình chỉ là bậc Thánh nhân. Tuy có thần có người có hiền có Thánh mỗi loại khác nhau, song đều đồng một tánh một thể”. Cổ nhân nói: “Tột cả càn khôn đại địa chỉ là một cái chính mình, lạnh thì khắp trời khắp đất lạnh, nóng thì khắp trời khắp đất nóng, có thì khắp trời khắp đất có, không thì khắp trời khắp đất không, phải thì khắp trời khắp đất phải, quấy thì khắp trời khắp đất quấy.” Pháp Nhãn nói: “Y y y, ta ta ta, Nam Bắc Đông Tây đều tốt tốt, chẳng tốt tốt, chỉ có ta thảy là tốt.” Vì thế nói: “Trên trời dưới trời, chỉ ta là hơn hết.” Thạch Đầu xem Triệu Luận đến chỗ “hội vạn vật về chính mình”, hoát nhiên đại ngộ, sau làm bản Tham Đồng Khế chẳng ngoài ý này. Xem ông hỏi thế ấy, hãy nói đồng gốc gì ? Đồng thể nào ? Đến trong đây quả là kỳ đặc, há đồng với người thường chẳng biết trời cao đất dày, đâu có việc thế ấy. Đại phu Lục Hoàn hỏi như thế, kỳ thì rất kỳ, chỉ là chẳng thoát ngoài ý kinh. Nếu nói ý kinh là tột, vì sao Thế Tôn lại niêm hoa, Tổ sư lại Tây sang làm gì ? Chỗ đáp của Nam Tuyền là dùng lỗ mũi của Thiền tăng, vì kia đưa ra chỗ đau, để phá hang ổ kia. Bèn chỉ cây hoa trước sân, kêu Đại phu nói: Thời nhân thấy một gốc hoa này giống hệt như mộng. Như dẫn người lên đến bờ cao muôn trượng xô một cái khiến họ té chết. Nếu ông xô té trên đất bằng, cho đến đức Phật Di-lặc ra đời cũng chẳng làm cho người chết. Giống hệt như người đang mộng muốn tỉnh mà tỉnh không được, bị người gọi liền tỉnh. Nếu Nam Tuyền con mắt chẳng chánh, quyết định bị ông ấy bôi vẽ rồi. Xem Sư nói thoại thế ấy thật là khó hiểu. Nếu là người con mắt định động linh hoạt nghe được như thượng vị đề-hồ. Nếu là kẻ chết nghe được trở thành thuốc độc. Cổ nhân nói: Nếu ở trên sự thấy thì rơi tại tầm thường, nếu nhằm dưới ý căn suy tính dò tìm thì chẳng được. Nham Đầu nói: Đây là kế sống của người hướng thượng, chỉ hiện bày trước mắt chốc lát như điện chớp. Đại ý Nam Tuyền như thế, có thủ đoạn bắt con tê con cọp, định rồng rắn. Đến trong ấy phải tự hội mới được. Đâu chẳng nghe nói: Một con đường hướng thượng ngàn Thánh chẳng truyền, học giả nhọc hình như khỉ bắt bóng. Xem Tuyết Đậu tụng ra:

TỤNG:
Văn kiến giác tri phi nhất nhất
Sơn hà bất tại cảnh trung quan
Sương thiên nguyệt lạc dạ tương bán
Thùy cộng trừng đàm chiếu ảnh hàn.

DỊCH:
Hiểu biết thấy nghe chẳng phải một
Núi sông nào ở tại gương xem
Trời sương trăng lặn đêm vừa nửa
Ai với đầm trong soi bóng kèm.

GIẢI TỤNG:
Nam Tuyền nói mớ ít, Tuyết Đậu nói mớ nhiều. Tuy nhiên tạo mộng, lại tạo được cái mộng đẹp. Phần trước nói một thể, trong đây nói chẳng đồng. “Hiểu biết thấy nghe chẳng phải một, núi sông nào ở tại gương xem”, nếu nói ở trong gương xem về sau mới hiểu rõ thì chẳng rời cái gương. Núi sông đất liền cỏ cây rừng rậm chớ đem gương soi, nếu đem gương soi liền thành hai đoạn. Chỉ nên núi là núi, nước là nước, mỗi pháp trụ bản vị của nó, tướng thế gian thường trụ. “Núi sông nào ở tại gương xem”, hãy nói ở chỗ nào xem, lại hội chăng ? Đến trong đây hướng về “trời sương trăng lặn đêm vừa nửa”, bên này vì ông làm rõ rồi, bên kia ông tự độ lấy. Lại biết Tuyết Đậu đem việc bổn phận vì người chăng ? “Ai với đầm trong soi bóng kèm”, là tự soi hay cùng người soi ? Phải là tuyệt cơ tuyệt giải mới đến cảnh giới này. Hiện nay chẳng cần đầm trong, cũng chẳng đợi trời sương trăng lặn, chính nay làm gì ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên