VO-NHAT-BAT-NHI

Buông xả vạn duyên chấp trì Phật hiệu

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
"Buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật hiệu"

Trong ngôn ngữ Hán Việt chữ VẠN ngoài nghĩa số 10.000 còn có nghĩa khác như "nhiều vô số không đếm xuể" như "Vạn thọ vô cương", "Vạn lý vô vân"...nên chữ "vạn duyên" nghĩa là tất cả thảy mọi nhân duyên không đếm xuể qua bao số kiếp trôi lăn từ...vô thủy. Và do bởi Duyên cũng là Nhân (mà Nhân cũng là Duyên) cho nên chữ "vạn duyên" bao hàm cả Chủng tử lẫn Hiện hành qua hai tầng nhân quả "Hiện hành huân chủng tử. Chủng tử huân hiện hành".

Và công phu "Buông xuống vạn duyên" chỉ mới ngang mực Gia Hành (hoặc là Sơ thiền trong Tứ thiền thiêng Nam truyền, hoặc là Vô niệm hay Vô tâm theo Bắc truyền) đình chỉ vạn pháp Hiện Hành mà vô dụng với Chủng tử pháp cho nên cần phải có trợ duyên đó chính là Tăng thượng duyên "Phật Hiệu"

Như thế nào là Niệm Phật Hiệu?

Hề hề, Trừng Hải
Sẵn luận bàn về nhân duyên. VNBN xin phép được hỏi: các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà thành đúng không? Mỗi con người có phải do nhân duyên hội hợp mà thành? Nếu đúng là vậy thì đâu đích thực là trừng hải? Trước khi nhân duyên chưa hội hợp thì trừng hải ở đâu?

Đức Phật khi chứng ngộ hoàn toàn thấy biết rõ ràng Ngài trãi qua vô lượng kiếp sanh tử. Có phải có cái chi đặc biệt cho biết rằng vô lượng kiếp sống đó là của cùng 1 người? Dựa vào đâu cho đó là 1 người.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
27/7/19
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Thì đúng là chỗ của Phật tột cùng chẳng thể nào suy lường được. Nay tôi nói nhập, xuất với nghĩa phương tiện thôi, chẳng phải tôi nói tâm Phật luôn bất động đấy sao!?


Kiểm tra đơn giản thôi mà: chỉ cần đứng trước mặt tôi, không bệnh không đau, không tự tử mà vẫn có thể tắt thở ra đi vĩnh viễn là được.

Tu môn nào cũng vậy, hễ còn làm phàm nhân đều chịu ảnh hưởng của ngũ uẫn, tùy trường hợp thì ít nhiều có sai biệt. Người niệm Phật, kiên trì kiên cố thì nhờ tha lực của Đức Phật A Di Đà mà được che chở, gia trì được vững tâm không loạn.

Còn chịu ảnh hưởng của ngũ uẫn thì không có nghĩa là không trong sạch. Chẳng lẽ phàm nhân thành tâm cúng dường chư Phật thì đều là không trong sạch cả sao?! Chẳng lẽ phàm nhân thành tâm lạy Phật thì không trong sạch cả sao?! Chẳng lẽ phàm nhân tin tưởng pháp giải thoát của Như Lai thì niềm tin không trong sạch ư?! Chẳng lẽ phàm nhân tin Minh Tâm Kiến Tánh Thành Phật thì là niềm tin không trong sạch cả sao?!

Thế giới Cực Lạc không có các sự khổ như ở ta bà này. Không có điều kiện nào phát sanh ra sự khổ. Chính vì thế người ở đó có thể còn vô minh nhưng vô minh đó không có điều kiện khởi ra các thứ xấu ác, chỉ có nhân , chủng tử thiện lành có điều kiện phát triển. Nhân đó chỉ là nhân tu sao cho giải thoát, không có việc nào khác ở Cực Lạc ngoài việc tu học giải thoát. Mọi vật, mọi cảnh chỉ tuyên pháp Khổ, không, vô thường, vô ngã.

Tham thành Phật thì cũng là tham nhưng nó dẫn ta đến với con đường giải thoát. Nói đúng ra là, một người biết mình vô minh nay muốn giác ngộ, tìm cầu đạo pháp thì thật là đáng khen. Thấy khổ và tìm cầu giải thoát thì hoàn toàn chính đáng!
Chào bác!
Dạ nếu mà tâm Đức Phật luôn bất động thì làm sao lại có xuất có nhập ạ. mà nghĩa phương tiện là phương tiện gì đó bác? theo em nghĩ, nghĩa bất động là nói về cái bao hàm toàn thể vì nó là một nên có động hay không động đều là nó cả , còn cái tánh ở nơi mỗi người hình như là có động phải không bác? nếu không động thì sao hoạt động thấy nghe nắm bắt ...được phải không bác. chỗ này bác hiểu hơn em bác giải thích giùm em một cái có được không?
hình như bác có bực về những câu hỏi của em thì phải. ừ mà cúng đúng , em hay hỏi những vấn đề mà xưa nay chưa ai trả lời cho em thấy vừa lòng cả , vậy bác ráng với em một chút đi , vì thấy bác có khả năng hiểu được những gì mà chưa thấy , chưa sờ , chưa chạm mà vẫn khẳng định là có thật là đúng...
giờ em muốn nói về việc kiểm tra của bác. trước là nói bác thực sự có thể biết người đứng trước bác có bệnh hay không có bệnh thật à?
còn chuyện không tự tử mà tự tắt thở để chết , hình như là em đọc trong sách thì có nhiều , nhưng cũng theo sách, thì Đức Phật cũng bị đau bụng vì ăn phải thứ gì đó rồi kiệt sức và cuối cùng cũng chết theo cách thông thường như mọi người thôi . nhưng vì là người đã giác ngộ nên được gọi là nhập diệt. vì thực tế cái chết đến với Đức Phật là tự nhiên , Người rõ biết điều đó và không bị khổ đau như người bình thường thôi. vậy bác đòi hỏi em chết theo cách đó là em thích lắm , nhưng mà e là chưa có ai ở đời này làm được cả, mấy cái chuyện các bà các ông biết trước ngày chết rồi ngồi an nhiên chí đó mà chết , e là chỉ truyền miệng, mà có video cũng chỉ là những cảnh đã "ngủ"rồi bác ạ.
em hỏi thật bác . bác có đủ năng lực kiểm tra người đã giác ngộ thật sự không? hình như em thấy bác cũng còn bực tức nhưng mà cố nén thì phải.
bác nói tu môn nào cùng đều đang là phàm phu thì đều chịu ảnh hưởng của ngũ uẫn, tùy trường hợp thì ít nhiều có sai biệt, nhưng lại trừ ra cái trường hợp niệm Phật hiệu kiên trì kiên cố thì nhờ tha lực của Đức Phật A Di Đà mà được che chở, gia trì được vững tâm không loạn. thì thật là thiên vị quá. hơn nữa em đọc sách thấy có nói tự còn chẳng có lấy gì là tha.
với lại em đọc sách người xưa nói đến niệm thiện niệm ác cũng phải bỏ mới có chút phần tương ưng chi đó , nay thấy bác nói đủ thứ tham nhưng đều là tham tốt cả , vậy ở thế giới cực lạc vẫn chứa người tham nhưng tham tốt hả bác?
Dạ tất nhiên là vì khổ mới muốn giải thoát , nhưng các cụ nói khổ là do vô minh, mà vô minh các cụ nói nó cũng không thật . vậy thì cần gì mà phải chạy cho thật xa vì cái vốn không thật hả bác? hi vọng bác đừng trách em , vì như bác nói là nên tìm hiểu kinh sách , cho nên em chỉ hỏi những điều mà em đọc được nhưng chưa hiểu thôi ạ. cám ơn bác đã không dận mà vẫn trò chuyện và hướng dẫn cụ thể ạ.
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
"Buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật hiệu"

Trong ngôn ngữ Hán Việt chữ VẠN ngoài nghĩa số 10.000 còn có nghĩa khác như "nhiều vô số không đếm xuể" như "Vạn thọ vô cương", "Vạn lý vô vân"...nên chữ "vạn duyên" nghĩa là tất cả thảy mọi nhân duyên không đếm xuể qua bao số kiếp trôi lăn từ...vô thủy. Và do bởi Duyên cũng là Nhân (mà Nhân cũng là Duyên) cho nên chữ "vạn duyên" bao hàm cả Chủng tử lẫn Hiện hành qua hai tầng nhân quả "Hiện hành huân chủng tử. Chủng tử huân hiện hành".

Và công phu "Buông xuống vạn duyên" chỉ mới ngang mực Gia Hành (hoặc là Sơ thiền trong Tứ thiền thiêng Nam truyền, hoặc là Vô niệm hay Vô tâm theo Bắc truyền) đình chỉ vạn pháp Hiện Hành mà vô dụng với Chủng tử pháp cho nên cần phải có trợ duyên đó chính là Tăng thượng duyên "Phật Hiệu"

Như thế nào là Niệm Phật Hiệu?

Hề hề, Trừng Hải

Niệm Phật Hiệu là xưng danh hiệu Phật ( hay gọi tên hiệu Phật ra ).

Các vị Bồ Tát phát nguyện lập thệ rồi sau đó hành trì, có người đã thành tựu, cũng có người chưa thành tựu. Trong quá khứ, Bồ Tát Pháp Tạng cũng phát nguyện lập thệ, nay đã thành tựu. Bồ Tát Pháp Tạng thành Phật hiệu là A Di Đà, cõi nước tên là Cực Lạc, hiện đang thuyết pháp ở đó.

Nguyện rằng:

- Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sinh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sử hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sinh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sinh giả, bất thủ Chánh Giác.

- Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sinh nghe danh hiệu tôi hết lòng tin ưa, có điều lành nào dốc lòng hồi hướng, muốn sinh cõi nước tôi, ít nhất mười niệm, nếu chẳng vãng sanh thì không ở ngôi Chánh Giác.
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Sẵn luận bàn về nhân duyên. VNBN xin phép được hỏi: các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà thành đúng không? Mỗi con người có phải do nhân duyên hội hợp mà thành? Nếu đúng là vậy thì đâu đích thực là trừng hải? Trước khi nhân duyên chưa hội hợp thì trừng hải ở đâu?

Đức Phật khi chứng ngộ hoàn toàn thấy biết rõ ràng Ngài trãi qua vô lượng kiếp sanh tử. Có phải có cái chi đặc biệt cho biết rằng vô lượng kiếp sống đó là của cùng 1 người? Dựa vào đâu cho đó là 1 người.
Khi các thành viên khác đưa ra các lý luận ít liên quan đến chủ đề thì VNBN phản bác; nhưng khi bản thân thảo luận thì lại đề cập đến những vấn đề không hề liên quan đến công phu "Buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật Hiệu"???!!! Tuy vậy Trừng Hải vẫn sẵn lòng nói chuyện...chơi! Hề hề

Đứng trên phương diện "Danh, Tướng và Phân biệt" tức nhận thức thì đích thực Trừng Hải là tên gọi của một tập hợp các nhân duyên hình thành nên một cá nhân độc lập vì có các đặc tính riêng biệt với phần còn lại của nhân loại: Cha, mẹ; nơi sinh, quê quán...

Do có nhận thức trong mối liên quan con người, xã hội, thiên nhiên vũ trụ...nên mới có cá nhân với các đặc tính riêng biệt mang tên gọi Trừng Hải; Vì lý đó nên câu hỏi "khi nhân duyên chưa hội họp" tức khi chưa có nhận thức thì làm gì có cá nhân độc lập mang các đặc tính gọi là Trừng Hải mà đặt vấn đề là..."ở đâu", hề hề.

Với câu hỏi 2 thì Trừng Hải cập nhật cho đạo hữu VNBN một ít thông tin về Giáo pháp của Phật Đà Gotama:
- Phật Đà Gotama tuyên ngôn ngũ uẩn là vô ngã nhưng giáo pháp của Ngài không chủ trương hư vô luận.
- Phật Đà xác nhận có Luân hồi nhưng giáo pháp của Ngài chưa từng được xác định vạn pháp có một cái gọi là nhân đầu tiên.
Và những thông tin cập nhật này cũng là một công án dành cho đạo hữu, hề hề, Vô-Nhất-Bất-Nhị.

Hề hề, Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Niệm Phật Hiệu là xưng danh hiệu Phật ( hay gọi tên hiệu Phật ra ).

Các vị Bồ Tát phát nguyện lập thệ rồi sau đó hành trì, có người đã thành tựu, cũng có người chưa thành tựu. Trong quá khứ, Bồ Tát Pháp Tạng cũng phát nguyện lập thệ, nay đã thành tựu. Bồ Tát Pháp Tạng thành Phật hiệu là A Di Đà, cõi nước tên là Cực Lạc, hiện đang thuyết pháp ở đó.

Nguyện rằng:

- Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sinh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sử hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sinh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sinh giả, bất thủ Chánh Giác.

- Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sinh nghe danh hiệu tôi hết lòng tin ưa, có điều lành nào dốc lòng hồi hướng, muốn sinh cõi nước tôi, ít nhất mười niệm, nếu chẳng vãng sanh thì không ở ngôi Chánh Giác.
Chào đạo hữu Ba Tuần

Xứng danh hiệu Phật hay gọi tên hiệu Phật ra nghĩa là chỉ xưng "A Di Đà Phật" mà không có hai âm Namo dẫn đầu tức "Nam-mô A Di Đà Phật".
Và hai tên hiệu này có khác biệt hay không khác biệt?

Kính, Trừng Hải
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Sẵn luận bàn về nhân duyên. VNBN xin phép được hỏi: các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà thành đúng không? Mỗi con người có phải do nhân duyên hội hợp mà thành? Nếu đúng là vậy thì đâu đích thực là trừng hải? Trước khi nhân duyên chưa hội hợp thì trừng hải ở đâu?

Đức Phật khi chứng ngộ hoàn toàn thấy biết rõ ràng Ngài trãi qua vô lượng kiếp sanh tử. Có phải có cái chi đặc biệt cho biết rằng vô lượng kiếp sống đó là của cùng 1 người? Dựa vào đâu cho đó là 1 người.
Mỗi con người có phải do nhân duyên hội hợp mà thành? Đó là hỏi về cái THÂN TỨ ĐẠI GIẢ HỢP này?.

Đâu đích thực là Trừng Hải? Đó là hỏi cái gì THẬT là Trừng Hải?

Trước khi nhân duyên chưa hội hợp thì Trừng Hải ở đâu?

Đó là hỏi vô lượng kiếp trước khi nhân duyên hội hợp mà thành cái THÂN TỨ ĐẠI GIẢ HỢP này thì Trừng Hải ở đâu?

Có phải có cái chi đặc biệt cho biết rằng vô lượng kiếp sống đó là của cùng 1 người (Trừng Hải)?

Dựa vào đâu cho đó là 1 người (Trừng Hải)? Đó là hỏi NHÂN DUYÊN gì mà người đó biết hay nhận thức là 1 người?

Có phải hỏi như vậy phải không??
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chào đạo hữu Ba Tuần

Xứng danh hiệu Phật hay gọi tên hiệu Phật ra nghĩa là chỉ xưng "A Di Đà Phật" mà không có hai âm Namo dẫn đầu tức "Nam-mô A Di Đà Phật".
Và hai tên hiệu này có khác biệt hay không khác biệt?

Kính, Trừng Hải

Chào đạo hữu Trừng Hải,

Người đủ lòng tin, kính Phật như Cha, tâm ấy Phật biết nên chỉ cần xưng danh " A Di Đà Phật" là đủ. Tại sao lại đủ ? Vì sự tha thiết ra thành ngữ điệu, thái độ khoan gấp gồm đủ trong đó. Ví như tiếng: Cha ơi ! ở thế gian, phát ra lúc nguy khốn tự đã hàm chứa sự Tín thành Nguyện tha thiết, mau chóng muốn gặp mặt, sớm được hỗ trợ cứu giúp rồi.

Nay thêm "Nam mô" vì người sơ phát tâm mà răn dạy, cũng là để họ tự nhắc: Tam giới như nhà lửa, thật rất thống khổ, tự thoát chẳng ra, duy Phật giúp được. Tin kính thiết cầu nhất định được độ, phải dốc lòng "quy mạng", thân mạng còn không tiếc há lại vì vài thứ ngoài thân, cảm giác nhất thời mà bỏ lỡ cơ hội được cứu độ đời này hay sao. Do đó mà niệm "nam mô" huân tập Tín Nguyện, xưng danh " A Di Đà Phật" nương vào bổn nguyện lực đã thành tựu của Phật sớm được vãng sinh.

Nam mô A Di Đà Phật và A Di Đà Phật, công đức như nhau chẳng có hơn kém. Tùy cơ mà dụng, đều được lợi ích lớn.

Phật là cha ta,
Đâu phải người ngoài.
Tâm ta có Phật,
Đâu ngại chông gai.
Niệm Phật thành Phật,
Gặp Phật không sai !

Kính.
 
Sửa lần cuối:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Khi các thành viên khác đưa ra các lý luận ít liên quan đến chủ đề thì VNBN phản bác; nhưng khi bản thân thảo luận thì lại đề cập đến những vấn đề không hề liên quan đến công phu "Buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật Hiệu"???!!! Tuy vậy Trừng Hải vẫn sẵn lòng nói chuyện...chơi! Hề hề

Đứng trên phương diện "Danh, Tướng và Phân biệt" tức nhận thức thì đích thực Trừng Hải là tên gọi của một tập hợp các nhân duyên hình thành nên một cá nhân độc lập vì có các đặc tính riêng biệt với phần còn lại của nhân loại: Cha, mẹ; nơi sinh, quê quán...

Do có nhận thức trong mối liên quan con người, xã hội, thiên nhiên vũ trụ...nên mới có cá nhân với các đặc tính riêng biệt mang tên gọi Trừng Hải; Vì lý đó nên câu hỏi "khi nhân duyên chưa hội họp" tức khi chưa có nhận thức thì làm gì có cá nhân độc lập mang các đặc tính gọi là Trừng Hải mà đặt vấn đề là..."ở đâu", hề hề.

Với câu hỏi 2 thì Trừng Hải cập nhật cho đạo hữu VNBN một ít thông tin về Giáo pháp của Phật Đà Gotama:
- Phật Đà Gotama tuyên ngôn ngũ uẩn là vô ngã nhưng giáo pháp của Ngài không chủ trương hư vô luận.
- Phật Đà xác nhận có Luân hồi nhưng giáo pháp của Ngài chưa từng được xác định vạn pháp có một cái gọi là nhân đầu tiên.
Và những thông tin cập nhật này cũng là một công án dành cho đạo hữu, hề hề, Vô-Nhất-Bất-Nhị.


Hề hề, Trừng Hải
Mod Trừng Hải kính!

Xin hỏi:
Cái gì/ở đâu Mod Trừng Hải BIẾT mà nói:
"Chưa có nhận thức cá nhân độc lập mang các đặc tính gọi là Trừng Hải mà đặt vấn đề là..."ở đâu"???"

Đó chính là cái BIẾT đặc tính Trừng Hải của vô lượng kiếp trước khi có cái THÂN TỨ ĐẠI GIẢ HỢP nhận thức gọi là Trừng Hải.

VÀNG có trải qua vô lượng kiếp thay đổi hình tướng cũng vẫn TỰ BIẾT bản thể là VÀNG.
Người có trải qua vô lượng kiếp thay đổi hình tướng khi TỰ BIẾT bản thể là PHẬT thì chấm dứt VÔ MINH!
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
27/7/19
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Chào đạo hữu Trừng Hải,

Người đủ lòng tin, kính Phật như Cha, tâm ấy Phật biết nên chỉ cần xưng danh " A Di Đà Phật" là đủ. Tại sao lại đủ ? Vì sự tha thiết ra thành ngữ điệu, thái độ khoan gấp gồm đủ trong đó. Ví như tiếng: Cha ơi ! ở thế gian, phát ra lúc nguy khốn tự đã hàm chứa sự Tín thành Nguyện tha thiết, mau chóng muốn gặp mặt, sớm được hỗ trợ cứu giúp rồi.

Nay thêm "Nam mô" vì người sơ phát tâm mà răn dạy, cũng là để họ tự nhắc: Tam giới như nhà lửa, thật rất thống khổ, tự thoát chẳng ra, duy Phật giúp được. Tin kính thiết cầu nhất định được độ, phải dốc lòng "quy mạng", thân mạng còn không tiếc há lại vì vài thứ ngoài thân, cảm giác nhất thời mà bỏ lỡ cơ hội được cứu độ đời này hay sao. Do đó mà niệm "nam mô" huân tập Tín Nguyện, xưng danh " A Di Đà Phật" nương vào bổn nguyện lực đã thành tựu của Phật sớm được vãng sinh.

Nam mô A Di Đà Phật và A Di Đà Phật, công đức như nhau chẳng có hơn kém. Tùy cơ mà dụng, đều được lợi ích lớn.

Phật là cha ta,
Đâu phải người ngoài.
Tâm ta có Phật,
Đâu ngại chông gai.
Niệm Phật thành Phật,
Gặp Phật không sai !

Kính.
Dạ kính bác Ba Tuần! thú thực là mạnh dạn và liều lắm em mới quyết định nói lên cái ý nghĩ của em về những lời bác viết . Trước hết có gì mà sai , không đúng thì mong bác chỉ rõ và hướng dẫn cách hiểu về Phật thế nào cho đúng với lời trong kinh điển mà chính là lời của Phật dạy.
Kính Bác! theo em hiểu thì Phật là chỉ cho người đã hoàn toàn giác ngộ ( toàn giác ) cũng chính là Tánh giác bổn nguyên mà ở tất cả mọi loài đều có sẵn ngang đồng chư Phật. nghĩa là chủ ý nói về cái Tánh không ai thiếu sót chút nào cả.
Nay Bác nói kính Phật như Cha, tâm ấy Phật biết nên chỉ cần xưng danh " A Di Đà Phật" là đủ. Tại sao lại đủ ? Vì sự tha thiết ra thành ngữ điệu, thái độ khoan gấp gồm đủ trong đó. Ví như tiếng: Cha ơi ! ở thế gian, phát ra lúc nguy khốn tự đã hàm chứa sự Tín thành Nguyện tha thiết, mau chóng muốn gặp mặt, sớm được hỗ trợ cứu giúp rồi. vậy có phải vô tình, mình chối bỏ cái tánh giác có sẵn nơi chính mình mà nhận một cái tánh khác ngoài mình làm cha như là một con người cụ thể.
Với lại em nghĩ giả sử như ngoài đời có những ông cha ruột cứ chạy theo thằng con hư hỏng , thích lang thang ăn chơi nhảy múa , dù có đi sát kêu khóc van xin mà nó không về cũng đành phải chịu. ấy là những người cha thương con mà chẳng hiểu, làm thế là càng để cho nó hư.
Cũng thế lại có một thằng lỡ bước sa chân rơi vào cạm bẫy bị tù đày đến khốn khổ, kêu khóc thảm thiết mà người cha vẫn bình chân như vại vì ông ta nghĩ rằng tự làm tự chịu, chừng nào biết khổ thì tự quay về chẳng ai ngăn cấm.
Nay em đọc sách thấy Tánh giác là Tánh Phật , là như như bất động, chỉ vì một niệm bất giác thành chúng sanh vô minh mà chạy ra khỏi căn nhà yên ổn, nếu muốn quay về thì phải tự giác thấy khổ , thấy đau mà tìm đường về chứ có ai ngăn cản hay đón rước gì đâu phải không bác?
Vậy em thấy bác nói thế thành ra thành Phật lại là thành một ông cha suốt ngày nghe con kêu ra là đến cứu .. thì em nghĩ là có gì đó.. mà khó nói quá bác ơi.
Tiếng kêu Cha ơi có lẽ là cái tánh ỷ lại do biếng nhác chẳng chịu rèn luyện , tìm tòi sáng tạo chuyên ăn phá của hồi môn do cha ông để lại mà cứ mỗi lần bị hoạn nạn thì mấy ông cha cũng kém hiểu biết nên mới luôn cứu giúp những đứa con hư hỏng đã thành tập khí sâu dày nên thành vô minh .
Có nhiều trường hợp những người cha đứng bên cạnh người con vẫn bất lực nhìn con đắm chìm vào đau khổ hay cái chết. cho nên tiếng cha ơi đã làm loạn bao tâm trí con người mà cứ ngỡ rằng mỗi khi kêu hai tiếng cha ơi có nghĩa là sẽ có sự cứu giúp...
Hi vọng bác thấy có sai sót thì dạy bảo em xin lắng nghe
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Chào bác!
Dạ nếu mà tâm Đức Phật luôn bất động thì làm sao lại có xuất có nhập ạ. mà nghĩa phương tiện là phương tiện gì đó bác? theo em nghĩ, nghĩa bất động là nói về cái bao hàm toàn thể vì nó là một nên có động hay không động đều là nó cả , còn cái tánh ở nơi mỗi người hình như là có động phải không bác? nếu không động thì sao hoạt động thấy nghe nắm bắt ...được phải không bác. chỗ này bác hiểu hơn em bác giải thích giùm em một cái có được không?

Bạn trả lời xem, lúc Đức Phật thọ thực, tâm Ngài động hay bất động? Có thể căn cứ hành động mà luận rằng Phật động tâm? Thì việc nhập xuất các loại thiền, định, cũng như vậy.
hình như bác có bực về những câu hỏi của em thì phải. ừ mà cúng đúng , em hay hỏi những vấn đề mà xưa nay chưa ai trả lời cho em thấy vừa lòng cả , vậy bác ráng với em một chút đi , vì thấy bác có khả năng hiểu được những gì mà chưa thấy , chưa sờ , chưa chạm mà vẫn khẳng định là có thật là đúng...
giờ em muốn nói về việc kiểm tra của bác. trước là nói bác thực sự có thể biết người đứng trước bác có bệnh hay không có bệnh thật à?
còn chuyện không tự tử mà tự tắt thở để chết , hình như là em đọc trong sách thì có nhiều , nhưng cũng theo sách, thì Đức Phật cũng bị đau bụng vì ăn phải thứ gì đó rồi kiệt sức và cuối cùng cũng chết theo cách thông thường như mọi người thôi . nhưng vì là người đã giác ngộ nên được gọi là nhập diệt. vì thực tế cái chết đến với Đức Phật là tự nhiên , Người rõ biết điều đó và không bị khổ đau như người bình thường thôi. vậy bác đòi hỏi em chết theo cách đó là em thích lắm , nhưng mà e là chưa có ai ở đời này làm được cả, mấy cái chuyện các bà các ông biết trước ngày chết rồi ngồi an nhiên chí đó mà chết , e là chỉ truyền miệng, mà có video cũng chỉ là những cảnh đã "ngủ"rồi bác ạ.
em hỏi thật bác . bác có đủ năng lực kiểm tra người đã giác ngộ thật sự không? hình như em thấy bác cũng còn bực tức nhưng mà cố nén thì phải.

Có bực gì đâu bạn, ngữ điệu VNBN thường dùng vậy mà! Đức Phật vì lòng từ bi tuyên pháp nên tận dụng hết sức lực của cái thân tứ đại trụ lại ở đời, chứ Đức Phật muốn chấm dứt thân xác trước khi nó tàn lụi vẫn dễ ợt. Các bậc cao tăng chứng tỏ sự tự tại sanh tử nên tắt thở bất kì lúc nào mà các vị đó muốn.

Trước khi nhập diệt, Đức Phật 3 lần thuận nghịch nhập xuất thiền và định: đức Phật liền nhập sơ thiền, xuất sơ thiền nhập nhị thiền, xuất nhị thiền nhập tam thiền, xuất tam thiền nhập tứ thiền, xuất tứ thiền nhập không xứ định, xuất không xứ định nhập thức xứ định, xuất thức xứ định nhập bất dụng xứ định, xuất bất dụng xứ định nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định, xuất phi tưởng xứ định nhập diệt tận định, xuất diệt tận định nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định, xuất phi tưởng xứ định nhập bất dụng xứ định, xuất bất dụng xứ định nhập thức xứ định, xuất thức xứ định nhập không xứ định, xuất không xứ định nhập tứ thiền, xuất tứ thiền nhập tam thiền, xuất tam thiền nhập nhị thiềnxuất nhị thiền nhập sơ thiền.

Cuối cùng dừng ở tứ thiền mà Niết Bàn.

Đức Phật chết như vậy đó, bạn làm thử xem?!

bác nói tu môn nào cùng đều đang là phàm phu thì đều chịu ảnh hưởng của ngũ uẫn, tùy trường hợp thì ít nhiều có sai biệt, nhưng lại trừ ra cái trường hợp niệm Phật hiệu kiên trì kiên cố thì nhờ tha lực của Đức Phật A Di Đà mà được che chở, gia trì được vững tâm không loạn. thì thật là thiên vị quá. hơn nữa em đọc sách thấy có nói tự còn chẳng có lấy gì là tha.
với lại em đọc sách người xưa nói đến niệm thiện niệm ác cũng phải bỏ mới có chút phần tương ưng chi đó , nay thấy bác nói đủ thứ tham nhưng đều là tham tốt cả , vậy ở thế giới cực lạc vẫn chứa người tham nhưng tham tốt hả bác?
Dạ tất nhiên là vì khổ mới muốn giải thoát , nhưng các cụ nói khổ là do vô minh, mà vô minh các cụ nói nó cũng không thật . vậy thì cần gì mà phải chạy cho thật xa vì cái vốn không thật hả bác? hi vọng bác đừng trách em , vì như bác nói là nên tìm hiểu kinh sách , cho nên em chỉ hỏi những điều mà em đọc được nhưng chưa hiểu thôi ạ. cám ơn bác đã không dận mà vẫn trò chuyện và hướng dẫn cụ thể ạ.
Có thiên vị chi đâu bạn, người niệm Phật mà là phàm phu thì vẫn chịu ảnh hưởng của ngũ uẩn, nhưng do nương nhờ sức mạnh của 48 đại nguyện nên được gia trì được vững tâm để vãng sanh. Tạm quãng cái nghiệp nhân đã tạo, sau này sẽ giải quyết sau!
Xa hay gần gì, miễn người ta thực hiện được rốt cuộc giải thoát thì đều ổn cả, chớ nên câu nệ! Đi theo con đường khó thì hỏng mất! Tội nghiệp cho người ta! Phật và Bồ Tát là bậc cao minh hơn chúng ta nhiều, lòng từ bi rộng lớn mới bày ra phương pháp niệm Phật, chúng ta là phàm phu lòng còn nhỏ hẹp chớ nên dèm pha bài bác pháp môn niệm Phật.

Quên nữa, mọi thứ thuộc về lịch sử đều là truyền miệng hoặc chữ viết. Không có phương tiện nào thuyết phục để mọi người đều Tin về giải thoát hoặc thế giới Cực Lạc, hoặc Tịnh Độ khác, hay hằng hà sa số quốc độ của chư Phật mười phương!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Khi các thành viên khác đưa ra các lý luận ít liên quan đến chủ đề thì VNBN phản bác; nhưng khi bản thân thảo luận thì lại đề cập đến những vấn đề không hề liên quan đến công phu "Buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật Hiệu"???!!! Tuy vậy Trừng Hải vẫn sẵn lòng nói chuyện...chơi! Hề hề

Đứng trên phương diện "Danh, Tướng và Phân biệt" tức nhận thức thì đích thực Trừng Hải là tên gọi của một tập hợp các nhân duyên hình thành nên một cá nhân độc lập vì có các đặc tính riêng biệt với phần còn lại của nhân loại: Cha, mẹ; nơi sinh, quê quán...

Do có nhận thức trong mối liên quan con người, xã hội, thiên nhiên vũ trụ...nên mới có cá nhân với các đặc tính riêng biệt mang tên gọi Trừng Hải; Vì lý đó nên câu hỏi "khi nhân duyên chưa hội họp" tức khi chưa có nhận thức thì làm gì có cá nhân độc lập mang các đặc tính gọi là Trừng Hải mà đặt vấn đề là..."ở đâu", hề hề.

Với câu hỏi 2 thì Trừng Hải cập nhật cho đạo hữu VNBN một ít thông tin về Giáo pháp của Phật Đà Gotama:
- Phật Đà Gotama tuyên ngôn ngũ uẩn là vô ngã nhưng giáo pháp của Ngài không chủ trương hư vô luận.
- Phật Đà xác nhận có Luân hồi nhưng giáo pháp của Ngài chưa từng được xác định vạn pháp có một cái gọi là nhân đầu tiên.
Và những thông tin cập nhật này cũng là một công án dành cho đạo hữu, hề hề, Vô-Nhất-Bất-Nhị.


Hề hề, Trừng Hải
Đạo hữu bảo mở lòng nên VNBN ráng làm. Vậy chắc không có gì để bàn luận nữa vì để tham cứu mà!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Mỗi con người có phải do nhân duyên hội hợp mà thành? Đó là hỏi về cái THÂN TỨ ĐẠI GIẢ HỢP này?.

Đâu đích thực là Trừng Hải? Đó là hỏi cái gì THẬT là Trừng Hải?

Trước khi nhân duyên chưa hội hợp thì Trừng Hải ở đâu?

Đó là hỏi vô lượng kiếp trước khi nhân duyên hội hợp mà thành cái THÂN TỨ ĐẠI GIẢ HỢP này thì Trừng Hải ở đâu?

Có phải có cái chi đặc biệt cho biết rằng vô lượng kiếp sống đó là của cùng 1 người (Trừng Hải)?

Dựa vào đâu cho đó là 1 người (Trừng Hải)? Đó là hỏi NHÂN DUYÊN gì mà người đó biết hay nhận thức là 1 người?

Có phải hỏi như vậy phải không??
Đúng vậy, Ngài có ý kiến gì chỉ bảo chăng? Xin được thọ giáo!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Dạ kính bác Ba Tuần! thú thực là mạnh dạn và liều lắm em mới quyết định nói lên cái ý nghĩ của em về những lời bác viết . Trước hết có gì mà sai , không đúng thì mong bác chỉ rõ và hướng dẫn cách hiểu về Phật thế nào cho đúng với lời trong kinh điển mà chính là lời của Phật dạy.
Kính Bác! theo em hiểu thì Phật là chỉ cho người đã hoàn toàn giác ngộ ( toàn giác ) cũng chính là Tánh giác bổn nguyên mà ở tất cả mọi loài đều có sẵn ngang đồng chư Phật. nghĩa là chủ ý nói về cái Tánh không ai thiếu sót chút nào cả.
Nay Bác nói kính Phật như Cha, tâm ấy Phật biết nên chỉ cần xưng danh " A Di Đà Phật" là đủ. Tại sao lại đủ ? Vì sự tha thiết ra thành ngữ điệu, thái độ khoan gấp gồm đủ trong đó. Ví như tiếng: Cha ơi ! ở thế gian, phát ra lúc nguy khốn tự đã hàm chứa sự Tín thành Nguyện tha thiết, mau chóng muốn gặp mặt, sớm được hỗ trợ cứu giúp rồi. vậy có phải vô tình, mình chối bỏ cái tánh giác có sẵn nơi chính mình mà nhận một cái tánh khác ngoài mình làm cha như là một con người cụ thể.
Với lại em nghĩ giả sử như ngoài đời có những ông cha ruột cứ chạy theo thằng con hư hỏng , thích lang thang ăn chơi nhảy múa , dù có đi sát kêu khóc van xin mà nó không về cũng đành phải chịu. ấy là những người cha thương con mà chẳng hiểu, làm thế là càng để cho nó hư.
Cũng thế lại có một thằng lỡ bước sa chân rơi vào cạm bẫy bị tù đày đến khốn khổ, kêu khóc thảm thiết mà người cha vẫn bình chân như vại vì ông ta nghĩ rằng tự làm tự chịu, chừng nào biết khổ thì tự quay về chẳng ai ngăn cấm.
Nay em đọc sách thấy Tánh giác là Tánh Phật , là như như bất động, chỉ vì một niệm bất giác thành chúng sanh vô minh mà chạy ra khỏi căn nhà yên ổn, nếu muốn quay về thì phải tự giác thấy khổ , thấy đau mà tìm đường về chứ có ai ngăn cản hay đón rước gì đâu phải không bác?
Vậy em thấy bác nói thế thành ra thành Phật lại là thành một ông cha suốt ngày nghe con kêu ra là đến cứu .. thì em nghĩ là có gì đó.. mà khó nói quá bác ơi.
Tiếng kêu Cha ơi có lẽ là cái tánh ỷ lại do biếng nhác chẳng chịu rèn luyện , tìm tòi sáng tạo chuyên ăn phá của hồi môn do cha ông để lại mà cứ mỗi lần bị hoạn nạn thì mấy ông cha cũng kém hiểu biết nên mới luôn cứu giúp những đứa con hư hỏng đã thành tập khí sâu dày nên thành vô minh .
Có nhiều trường hợp những người cha đứng bên cạnh người con vẫn bất lực nhìn con đắm chìm vào đau khổ hay cái chết. cho nên tiếng cha ơi đã làm loạn bao tâm trí con người mà cứ ngỡ rằng mỗi khi kêu hai tiếng cha ơi có nghĩa là sẽ có sự cứu giúp...
Hi vọng bác thấy có sai sót thì dạy bảo em xin lắng nghe

Kính đạo hữu,

Như chỗ đạo hữu hiểu: "Phật là chỉ cho người đã hoàn toàn giác ngộ ( toàn giác ) cũng chính là Tánh giác bổn nguyên mà ở tất cả mọi loài đều có sẵn ngang đồng chư Phật. "

_
Nếu người đã giác ngộ, tánh bổn nguyên và tướng hiện hành vốn chẳng khác. Vì sao ? Vì vô chấp. Vô chấp nên vô chướng, tướng vô chướng ngại này chính là Cực Lạc Thế Giới; bậc Đẳng Diệu Giác Bồ Tát, lực dụng đầy đủ mới có thể phát huy tướng này trọn vẹn. Phàm phu hay Bồ Tát sơ phát tâm, tuy Lý đã ngộ mà sự tướng chưa như lý, tuy chưa như lý nhưng bảo nhiệm lý thì lâu dần sự lý viên dung, ắt có chỗ thọ dụng như vậy.

Ngoài Tâm tánh bổn nguyên quả thật chẳng có tướng nào khác, nơi tướng tượng thế gian quả thật không có chướng ngại nào cả (thọ dụng thần thông bất hư bất dối !). Người tức là Phật, Phật tức là Tâm, tâm và tướng bất nhị. Tuy thật tướng bất nhị, mà ta vẫn thấy nhị bởi ta tu chưa tới vậy !

Vậy có phải vô tình, mình chối bỏ cái tánh giác có sẵn nơi chính mình mà nhận một cái tánh khác ngoài mình làm cha như là một con người cụ thể.

_ Cái này xảy ra vì còn nghi hối, nghi căn chưa dứt lý chưa triệt để. Giữa nhân duyên và phi nhân duyên thấy còn bất nhất. Tánh giác trùm khắp thì lập danh Phật "ngoài mình" đâu chướng ngại tánh giác. Lại tướng Phật thuận Nhân - Quả, Tánh Phật phi nhân duyên - nếu theo nhân duyên thời có thỉ chung, ắt rơi vào sinh diệt, lại chẳng phải bổn nguyên vô sanh.

Cái mâu thuẫn cố hữu này ắt phải từ chỗ Lý Sự viên dung mà được tiêu tan, chẳng nhờ luận lý tư duy mà thông đạt được. Cho nên trong Kinh Lăng Nghiêm, các Thánh Vô Học còn kẹt mối nghi: vì sao Địa, Thủy, Hỏa, Phong rõ ràng tướng tánh bất nhất; mà Phật nói đồng nhau chẳng khác. Không gian đã chứa vật tượng sao nói chẳng chướng ngại được ? Do chỗ này mà sinh Nghi hoặc, cảm thấy sợ hãi !

Nay em đọc sách thấy Tánh giác là Tánh Phật , là như như bất động, chỉ vì một niệm bất giác thành chúng sanh vô minh mà chạy ra khỏi căn nhà yên ổn, nếu muốn quay về thì phải tự giác thấy khổ , thấy đau mà tìm đường về chứ có ai ngăn cản hay đón rước gì đâu phải không bác?

_
Nếu nói "tự mê", "tự ngộ" chẳng nhờ "ai khác" ắt là bậc đã ngộ chẳng mê nói ra. Vì chẳng mê nên thấy vô ngã. Ngã tướng chẳng có, lấy ai rước đón ? Do đây chấp trước tướng vô ngã, thành ra chướng ngại.

Ngã đồng vô ngã. Phi ngã, phi vô ngã. Danh lập, vô trước tâm tánh. Nếu hết thảy chỉ đồng thể, vô tướng thì danh rỗng chẳng có khác đồng. Đâu còn Phật ngoài và Tánh trong nữa, hết thảy chỉ còn là Danh rỗng.

Cho nên bậc đã ngộ nói lời ra, chẳng thấy chướng khác. Ta nghe, luận lý thấy có bất đồng. Tại nơi danh có tướng, nơi tướng sinh chướng, đây là mê lầm che mờ bản tánh vô trụ xưa nay.
 
Sửa lần cuối:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đúng vậy, Ngài có ý kiến gì chỉ bảo chăng? Xin được thọ giáo!

Bạn là đại dương!
Bây giờ là giọt nước đang trôi nổi trên đường về nguồn.

Giọt nước và đại dương là 1 hay 2???????


Đức Phật nói : "Ai cũng là Phật!" Phật là TỈNH THỨC!



Vậy Phật A Di Đà và bạn là 1 hay 2???
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
27/7/19
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Kính đạo hữu,

Như chỗ đạo hữu hiểu: "Phật là chỉ cho người đã hoàn toàn giác ngộ ( toàn giác ) cũng chính là Tánh giác bổn nguyên mà ở tất cả mọi loài đều có sẵn ngang đồng chư Phật. "

_
Nếu người đã giác ngộ, tánh bổn nguyên và tướng hiện hành vốn chẳng khác. Vì sao ? Vì vô chấp. Vô chấp nên vô chướng, tướng vô chướng ngại này chính là Cực Lạc Thế Giới; bậc Đẳng Diệu Giác Bồ Tát, lực dụng đầy đủ mới có thể phát huy tướng này trọn vẹn. Phàm phu hay Bồ Tát sơ phát tâm, tuy Lý đã ngộ mà sự tướng chưa như lý, tuy chưa như lý nhưng bảo nhiệm lý thì lâu dần sự lý viên dung, ắt có chỗ thọ dụng như vậy.

Ngoài Tâm tánh bổn nguyên quả thật chẳng có tướng nào khác, nơi tướng tượng thế gian quả thật không có chướng ngại nào cả (thọ dụng thần thông bất hư bất dối !). Người tức là Phật, Phật tức là Tâm, tâm và tướng bất nhị. Tuy thật tướng bất nhị, mà ta vẫn thấy nhị bởi ta tu chưa tới vậy !

Vậy có phải vô tình, mình chối bỏ cái tánh giác có sẵn nơi chính mình mà nhận một cái tánh khác ngoài mình làm cha như là một con người cụ thể.

_ Cái này xảy ra vì còn nghi hối, nghi căn chưa dứt lý chưa triệt để. Giữa nhân duyên và phi nhân duyên thấy còn bất nhất. Tánh giác trùm khắp thì lập danh Phật "ngoài mình" đâu chướng ngại tánh giác. Lại tướng Phật thuận Nhân - Quả, Tánh Phật phi nhân duyên - nếu theo nhân duyên thời có thỉ chung, ắt rơi vào sinh diệt, lại chẳng phải bổn nguyên vô sanh.

Cái mâu thuẫn cố hữu này ắt phải từ chỗ Lý Sự viên dung mà được tiêu tan, chẳng nhờ luận lý tư duy mà thông đạt được. Cho nên trong Kinh Lăng Nghiêm, các Thánh Vô Học còn kẹt mối nghi: vì sao Địa, Thủy, Hỏa, Phong rõ ràng tướng tánh bất nhất; mà Phật nói đồng nhau chẳng khác. Không gian đã chứa vật tượng sao nói chẳng chướng ngại được ? Do chỗ này mà sinh Nghi hoặc, cảm thấy sợ hãi !

Nay em đọc sách thấy Tánh giác là Tánh Phật , là như như bất động, chỉ vì một niệm bất giác thành chúng sanh vô minh mà chạy ra khỏi căn nhà yên ổn, nếu muốn quay về thì phải tự giác thấy khổ , thấy đau mà tìm đường về chứ có ai ngăn cản hay đón rước gì đâu phải không bác?

_
Nếu nói "tự mê", "tự ngộ" chẳng nhờ "ai khác" ắt là bậc đã ngộ chẳng mê nói ra. Vì chẳng mê nên thấy vô ngã. Ngã tướng chẳng có, lấy ai rước đón ? Do đây chấp trước tướng vô ngã, thành ra chướng ngại.

Ngã đồng vô ngã. Phi ngã, phi vô ngã. Danh lập, vô trước tâm tánh. Nếu hết thảy chỉ đồng thể, vô tướng thì danh rỗng chẳng có khác đồng. Đâu còn Phật ngoài và Tánh trong nữa, hết thảy chỉ còn là Danh rỗng.

Cho nên bậc đã ngộ nói lời ra, chẳng thấy chướng khác. Ta nghe, luận lý thấy có bất đồng. Tại nơi danh có tướng, nơi tướng sinh chướng, đây là mê lầm che mờ bản tánh vô trụ xưa nay.
Cám ơn bác nhiều! theo em nghĩ bác không đi sâu vào những gì em trình bày, em thì rất cụ thể , mặc dù bác nói là lý luận của người biết nhiều kinh điển , những điều bác đưa ra chẳng có gì sai , nhưng theo em chắc ứng dụng thì chưa phải chỗ . nếu như mà em cũng lấy những lời trong sách ra để đối chiếu với những điều bác nói thì lại thành ra các cụ lại chọi nhau qua mồm em và bác. em chỉ là muốn nói lên một sự thật , có thể diễn đạt của em không rõ ràng hay là từ ngữ chưa diễn tả được điều mình muốn nói. em thì em nghĩ xưa nay đến giờ ,qua hơn mấy ngàn năm rồi mà chưa có ai nói lời giác ngộ ngoài kinh điển cả, nếu có nói cũng chỉ trong khuôn khổ của lời người xưa , nó giống như là tự do dân chủ, có quyền phát ngôn phát biểu... nhưng trong khuôn khổ của pháp luật nhà nước vậy. cho nên cái câu mà Phật nói những gì ta nói ra chỉ như nắm lá trong tay.... vậy đến khi nào thì những chiếc lá ngoài tay của Phật được nói ra đây. Đây là ước muốn của em, và hi vọng là sễ có sự thật ,
Cám ơn bác nhiều
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Cám ơn bác nhiều! theo em nghĩ bác không đi sâu vào những gì em trình bày, em thì rất cụ thể , mặc dù bác nói là lý luận của người biết nhiều kinh điển , những điều bác đưa ra chẳng có gì sai , nhưng theo em chắc ứng dụng thì chưa phải chỗ . nếu như mà em cũng lấy những lời trong sách ra để đối chiếu với những điều bác nói thì lại thành ra các cụ lại chọi nhau qua mồm em và bác. em chỉ là muốn nói lên một sự thật , có thể diễn đạt của em không rõ ràng hay là từ ngữ chưa diễn tả được điều mình muốn nói. em thì em nghĩ xưa nay đến giờ ,qua hơn mấy ngàn năm rồi mà chưa có ai nói lời giác ngộ ngoài kinh điển cả, nếu có nói cũng chỉ trong khuôn khổ của lời người xưa , nó giống như là tự do dân chủ, có quyền phát ngôn phát biểu... nhưng trong khuôn khổ của pháp luật nhà nước vậy. cho nên cái câu mà Phật nói những gì ta nói ra chỉ như nắm lá trong tay.... vậy đến khi nào thì những chiếc lá ngoài tay của Phật được nói ra đây. Đây là ước muốn của em, và hi vọng là sễ có sự thật ,
Cám ơn bác nhiều

Chúc đạo hữu sở cầu như ý.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Cám ơn bác nhiều! theo em nghĩ bác không đi sâu vào những gì em trình bày, em thì rất cụ thể , mặc dù bác nói là lý luận của người biết nhiều kinh điển , những điều bác đưa ra chẳng có gì sai , nhưng theo em chắc ứng dụng thì chưa phải chỗ . nếu như mà em cũng lấy những lời trong sách ra để đối chiếu với những điều bác nói thì lại thành ra các cụ lại chọi nhau qua mồm em và bác. em chỉ là muốn nói lên một sự thật , có thể diễn đạt của em không rõ ràng hay là từ ngữ chưa diễn tả được điều mình muốn nói. em thì em nghĩ xưa nay đến giờ ,qua hơn mấy ngàn năm rồi mà chưa có ai nói lời giác ngộ ngoài kinh điển cả, nếu có nói cũng chỉ trong khuôn khổ của lời người xưa , nó giống như là tự do dân chủ, có quyền phát ngôn phát biểu... nhưng trong khuôn khổ của pháp luật nhà nước vậy. cho nên cái câu mà Phật nói những gì ta nói ra chỉ như nắm lá trong tay.... vậy đến khi nào thì những chiếc lá ngoài tay của Phật được nói ra đây. Đây là ước muốn của em, và hi vọng là sễ có sự thật ,
Cám ơn bác nhiều

Cái gì Nói ra thì khác!
Cái gì TỰ BIẾT thấy ĐỒNG liền thôi.

Lá trong tay với Lá ngoài tay khác chỗ nào vậy ta????

Còn vướng mắc cái THẤY thì còn sanh tử.
Vướng mắc cái Thấy Nắm LÁ hay Cầm SEN làm chi vậy.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Mod Trừng Hải kính!

Xin hỏi:
Cái gì/ở đâu Mod Trừng Hải BIẾT mà nói:
"Chưa có nhận thức cá nhân độc lập mang các đặc tính gọi là Trừng Hải mà đặt vấn đề là..."ở đâu"???"

Đó chính là cái BIẾT đặc tính Trừng Hải của vô lượng kiếp trước khi có cái THÂN TỨ ĐẠI GIẢ HỢP nhận thức gọi là Trừng Hải.

VÀNG có trải qua vô lượng kiếp thay đổi hình tướng cũng vẫn TỰ BIẾT bản thể là VÀNG.
Người có trải qua vô lượng kiếp thay đổi hình tướng khi TỰ BIẾT bản thể là PHẬT thì chấm dứt VÔ MINH!
Hề hề, thì cũng phải có vàng để tạo tác ra nữ trang vàng rồi mới có thể nói là tuy nữ trang hình dáng, màu sắt, kiếu cách...khác nhau nhưng đồng một tánh vàng. Hay noí cách khác khi không có vàng thì làm gì có nữ trang để mà nói nữ trang đồng một tánh vàng; và đó cũng chính là giáo pháp Nhất thiết hữu.

Thật ra tu học, tu hành thì cũng chả cần gì chuyện...lý luận. Tuy nhiên nếu có hứng thú với chuyện lý luận thì cũng nên nắm vững giáo pháp căn bản. Hãy đọc và am tường bộ Phật Học Phổ Thông của cố HT Thích Thiện Hoa, nên chăng?

Mến, Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Đạo hữu bảo mở lòng nên VNBN ráng làm. Vậy chắc không có gì để bàn luận nữa vì để tham cứu mà!

Nói mở lòng là ngụ ý bảo đạo hữu buông đi tường đồng vách sắt thiết lập sở tri xưa cũ bởi những khiếm khuyết năm này vẫn y cựu như xưa đó mà.

Hãy lắng lòng mà niệm hồng danh bất khả tư nghì Nam-mô A Di Đà Phật (Lắng lòng chứ không phải là buông xuống vạn duyên).

Hề hề, Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hề hề, thì cũng phải có vàng để tạo tác ra nữ trang vàng rồi mới có thể nói là tuy nữ trang hình dáng, màu sắt, kiếu cách...khác nhau nhưng đồng một tánh vàng. Hay noí cách khác khi không có vàng thì làm gì có nữ trang để mà nói nữ trang đồng một tánh vàng; và đó cũng chính là giáo pháp Nhất thiết hữu.

Thật ra tu học, tu hành thì cũng chả cần gì chuyện...lý luận. Tuy nhiên nếu có hứng thú với chuyện lý luận thì cũng nên nắm vững giáo pháp căn bản. Hãy đọc và am tường bộ Phật Học Phổ Thông của cố HT Thích Thiện Hoa, nên chăng?

Mến, Trừng Hải
Mod Trừng Hải kính,


Thì cũng phải có cái THÂN TỨ ĐẠI GIẢ HỢP để tạo tác ra cái NGÃ GIẢ LẬP DANH XƯNG là Trừng Hải rồi mới có thể NHẬN THỨC là tuy THÂN TỨ ĐẠI GIẢ HỢP hình dáng, màu sắt, kiếu cách...khác nhau nhưng đồng một tánh phải không Mod Trừng Hải?




Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top