lavinhcuong

Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL7D-1.jpg"]






























































...
[/NEN]

Các bạn ơi !

Nói gì thì chúng ta cũng không bỏ cái Si Mê của mình.

_ Chúng ta mong "đổi cát lấy vàng" đó không phải là Tham thì là gì ?
_ Chúng ta mong "đánh bóng" cái Ngã của mình, hôm nay là gạch đá vô giá trị, chúng ta muốn ngày mai mình sẽ thành trân châu bảo ngọc.
_ Chúng ta muốn "phình to" cái Ngã của mình, hôm nay "hoa hèn cỏ nội", chúng ta muốn ngày mai mình thành "chúa tể sơn lâm".

Hì ....hì... cho nên chúng ta vô cùng hoang mang khi nghe Chân Lý Phật pháp là CÁI KHÔNG. Qua câu hỏi trên của Duyên Môn bạn cũng thấy đó, chúng ta như đứng trên triền núi cao nhìn ra khoảng không mênh mông vô tận, bước tới là hụt hẫng _ đi đâu về đâu ? hay là một miếng thịt vụn cũng không tìm thấy được ?

Có thể chúng ta không có tham vọng làm vua làm chúa, vinh danh trong thiên hạ nhưng chúng ta cũng sẽ rất vui sướng nếu được Ông Thượng đế hay Ông Phật cho về hầu cận bên người, làm Ô-sin cũng được ! được như thế chúng ta cũng vô cùng mãn nguyện.

"Nói gì thì nói" chúng ta yêu mến CÁI TÔI của mình quá đi thôi, và chính nó là nguyên nhân của Sinh Tử Luân Hồi đó.

Mến !

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
Giải thoát tức là không còn sinh tử luân hồi
Giải thoát tri kiến tức là thoát khỏi cái thấy biết. Vì sao ? vì thấy biết vẫn còn là thức.
Cho nên "Thấy mình được giải thoát" tức là vẫn còn vướng thức, vẫn còn trong luân hồi. Cho nên phải xả bỏ cả cái "Thấy mình được giải thoát", tức là "giải thoát tri kiến".

Cho nên Tổ bảo
Trong hết thẩy sắc mà cầu
Trong tiếng nói của mình mà chứng.

Vì sao ? vì hết thảy sắc đều là thức, vậy cầu cái gì ? Cầu cho thoát khỏi thức.
Trong tiếng của mình mà chứng là chứng cái gì ?

Nghe tiếng của mình có 2 phần
Phần nghe gọi là năng văn
Tiếng gọi là sở văn.
Tác động để phát ra tiếng (sở văn) cũng là dụng của tâm.
Vậy năng văn, sở văn đều từ một tâm, do đó năng văn và sở văn là một.
Một khi năng sở đã dứt (là một, không còn năng, sở) thì sẽ "Hốt nhiên khai ngộ" thôi.
Cái đó gọi là chứng.
 

Luc An

Registered
Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nơi ở
viet nam
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL7D-1.jpg"]






























































...
[/NEN]

Các bạn ơi !

Nói gì thì chúng ta cũng không bỏ cái Si Mê của mình.

_ Chúng ta mong "đổi cát lấy vàng" đó không phải là Tham thì là gì ?
_ Chúng ta mong "đánh bóng" cái Ngã của mình, hôm nay là gạch đá vô giá trị, chúng ta muốn ngày mai mình sẽ thành trân châu bảo ngọc.
_ Chúng ta muốn "phình to" cái Ngã của mình, hôm nay "hoa hèn cỏ nội", chúng ta muốn ngày mai mình thành "chúa tể sơn lâm".

Hì ....hì... cho nên chúng ta vô cùng hoang mang khi nghe Chân Lý Phật pháp là CÁI KHÔNG. Qua câu hỏi trên của Duyên Môn bạn cũng thấy đó, chúng ta như đứng trên triền núi cao nhìn ra khoảng không mênh mông vô tận, bước tới là hụt hẫng _ đi đâu về đâu ? hay là một miếng thịt vụn cũng không tìm thấy được ?

Có thể chúng ta không có tham vọng làm vua làm chúa, vinh danh trong thiên hạ nhưng chúng ta cũng sẽ rất vui sướng nếu được Ông Thượng đế hay Ông Phật cho về hầu cận bên người, làm Ô-sin cũng được ! được như thế chúng ta cũng vô cùng mãn nguyện.

"Nói gì thì nói" chúng ta yêu mến CÁI TÔI của mình quá đi thôi, và chính nó là nguyên nhân của Sinh Tử Luân Hồi đó.

Mến !

---------------
Kính các Đạo Hữu.
Lục An xin trình mấy vần:

-Chưa dùi được Lỗ chạy loanh quanh,
Xì hơi một cái chắc mới rành.
Hì hì...sao tiếc công dùi Lỗ !
Miệng còn chẳng có : Cỗ đâu cần.

Lục An : Kính
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Giải thoát tức là không còn sinh tử luân hồi
Giải thoát tri kiến tức là thoát khỏi cái thấy biết. Vì sao ? vì thấy biết vẫn còn là thức.
Cho nên "Thấy mình được giải thoát" tức là vẫn còn vướng thức, vẫn còn trong luân hồi. Cho nên phải xả bỏ cả cái "Thấy mình được giải thoát", tức là "giải thoát tri kiến".

Cho nên Tổ bảo
Trong hết thẩy sắc mà cầu
Trong tiếng nói của mình mà chứng.

Vì sao ? vì hết thảy sắc đều là thức, vậy cầu cái gì ? Cầu cho thoát khỏi thức.
Trong tiếng của mình mà chứng là chứng cái gì ?

Nghe tiếng của mình có 2 phần
Phần nghe gọi là năng văn
Tiếng gọi là sở văn.
Tác động để phát ra tiếng (sở văn) cũng là dụng của tâm.
Vậy năng văn, sở văn đều từ một tâm, do đó năng văn và sở văn là một.
Một khi năng sở đã dứt (là một, không còn năng, sở) thì sẽ "Hốt nhiên khai ngộ" thôi.
Cái đó gọi là chứng.
Kính bác Bình !


Câu 2 của Tổ :
"Đương ư tự ngữ trung chứng", bác giải thích con nghe "sít sao" hơn lới thoát dịch của bác Văn Học.
Nhưng con còn thắc mắc :
Câu 1 Tổ nói "Đương ư sắc trung cầu" chớ Tổ không nói "Thoát ư sắc trung cầu" mà sao bác cắt nghĩa là "Cầu cho thoát khỏi thức." Liệu hiểu như vầy có đúng ý Tổ hay không ?


Kính !
 

binh

Registered
Phật tử
Reputation: 73%
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Nơi ở
HCM
Kính bác Bình !


Câu 2 của Tổ :
"Đương ư tự ngữ trung chứng", bác giải thích con nghe "sít sao" hơn lới thoát dịch của bác Văn Học.
Nhưng con còn thắc mắc :
Câu 1 Tổ nói "Đương ư sắc trung cầu" chớ Tổ không nói "Thoát ư sắc trung cầu" mà sao bác cắt nghĩa là "Cầu cho thoát khỏi thức." Liệu hiểu như vầy có đúng ý Tổ hay không ?


Kính !

trong hết thảy sắc mà cầu, là cầu thấy thực tướng của các sắc. tức là thoát ra khỏi cái thấy biết của thức. (Xin lỗi, không giải thích kỹ).
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Cám ơn bác Bình đã góp lời giải thích.
Ý của bác rất hay !

_ Đúng là "đương ư tự ngữ trung chứng"
NGỮ là lời, TỰ NGỮ là lời của mình, đã nói ra tiếng hay chưa nói ra tiếng cũng là lời của mình, ngay khi vừa thốt ra hay vừa khởi ý, ta chợt hụt hẫng rơi vào KHÔNG _ "bặt nhiên vô âm" _ Tổ nói đó là chứng đó, chả có năng sở gì cả.

Nói thì đơn giãn thế, nhưng vị hành giả nầy đã lâu ngày ở trong Định, Công đức cũng đã nhiều, như trái chín cây có gió lay thì sớm hơn một chút, gió nhẹ lơ thơ thì cũng rụng mà thôi, chuyện gì đến đã đến.

_ "Đương ư nhất thiết sắc trung cầu" bác Bình nói : trong hết thảy sắc mà cầu, là cầu thấy thực tướng của các sắc. tức là thoát ra khỏi cái thấy biết của thức.
Đúng thế ! Cần thiết phải thấy thực tướng của các SẮC.
Những các bạn ơi ! "thực tướng của SẮC" cũng là thực tướng của THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC.
Bạn Hắc phong hỏi cũng đúng, nếu thấy "thực tướng của SẮC" thì không cầu thoát khỏi SẮC, vì nếu đã thấy nó là KHÔNG, thì tại sao phải "chạy trốn" cái KHÔNG. Cũng như có người trêu ta nói : "Có một thằng cha khổng lồ đang cầm dao đứng sau lưng anh kìa !" .
Người tâm trí tỉnh táo nghe hù dọa như thế thì vẫn thản nhiên đi tiếp, còn người KHÔNG BIẾT CHẮC rằng "thằng cha khổng lồ" chỉ "hữu danh vô thực" _ chỉ là "nhân vật giả tưởng" _ thì lập tức nghiêng người (như né dao) đồng thời ngoái lại nhìn.

Cũng thế nếu đã thấy "thực tướng của Thức" thì không cầu thoát khỏi Thức, bởi Thức đó cũng là Trí đó mà thôi. Có gì mà phải thoát khỏi chứ ?!

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Cám ơn bác Bình đã góp lời giải thích.
Ý của bác rất hay !

_ Đúng là "đương ư tự ngữ trung chứng"
NGỮ là lời, TỰ NGỮ là lời của mình, đã nói ra tiếng hay chưa nói ra tiếng cũng là lời của mình, ngay khi vừa thốt ra hay vừa khởi ý, ta chợt hụt hẫng rơi vào KHÔNG _ "bặt nhiên vô âm" _ Tổ nói đó là chứng đó, chả có năng sở gì cả.

Nói thì đơn giãn thế, nhưng vị hành giả nầy đã lâu ngày ở trong Định, Công đức cũng đã nhiều, như trái chín cây có gió lay thì sớm hơn một chút, gió nhẹ lơ thơ thì cũng rụng mà thôi, chuyện gì đến đã đến.

_ "Đương ư nhất thiết sắc trung cầu" bác Bình nói : trong hết thảy sắc mà cầu, là cầu thấy thực tướng của các sắc. tức là thoát ra khỏi cái thấy biết của thức.
Đúng thế ! Cần thiết phải thấy thực tướng của các SẮC.
Những các bạn ơi ! "thực tướng của SẮC" cũng là thực tướng của THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC.
Bạn Hắc phong hỏi cũng đúng, nếu thấy "thực tướng của SẮC" thì không cầu thoát khỏi SẮC, vì nếu đã thấy nó là KHÔNG, thì tại sao phải "chạy trốn" cái KHÔNG. Cũng như có người trêu ta nói : "Có một thằng cha khổng lồ đang cầm dao đứng sau lưng anh kìa !" .
Người tâm trí tỉnh táo nghe hù dọa như thế thì vẫn thản nhiên đi tiếp, còn người KHÔNG BIẾT CHẮC rằng "thằng cha khổng lồ" chỉ "hữu danh vô thực" _ chỉ là "nhân vật giả tưởng" _ thì lập tức nghiêng người (như né dao) đồng thời ngoái lại nhìn.

Cũng thế nếu đã thấy "thực tướng của Thức" thì không cầu thoát khỏi Thức, bởi Thức đó cũng là Trí đó mà thôi. Có gì mà phải thoát khỏi chứ ?!

Mến !

Kính bác Văn Học !

Con không hiểu chỗ nầy (đã tô đỏ) kính xin bác giảng thêm.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

"Cũng thế nếu đã thấy "thực tướng của Thức" thì không cầu thoát khỏi Thức, bởi Thức đó cũng là Trí đó mà thôi. Có gì mà phải thoát khỏi chứ ?!"

Con không hiểu chỗ nầy (đã tô đỏ) kính xin bác giảng thêm.

Kính !
Chào bạn Hắc phong.

_ Thực tướng của A-lại-da Thức là gì ? Là A-lại-da Tâm đó !
_ Thực tướng của "tiền ngũ Thức" (Nhãn thức, Nhỉ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức) là gì ? Là Thành-sở-tác trí đó !
_ Thực tướng của Ý Thức (thức thứ 6) là gì ? Là Diệu Quan sát Trí đó !
_ Thực tướng của Thức Mạt Na (thức thứ 7) là gì ? Là Bình-đẳng Tánh Trí đó .

KHI MỘT CHƠN HẾT THẢY ĐỀU CHƠN.

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Chào bạn Hắc phong.

_ Thực tướng của A-lại-da Thức là gì ? Là A-lại-da Tâm đó !
_ Thực tướng của "tiền ngũ Thức" (Nhãn thức, Nhỉ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức) là gì ? Là Thành-sở-tác trí đó !
_ Thực tướng của Ý Thức (thức thứ 6) là gì ? Là Diệu Quan sát Trí đó !
_ Thực tướng của Thức Mạt Na (thức thứ 7) là gì ? Là Bình-đẳng Tánh Trí đó .

KHI MỘT CHƠN HẾT THẢY ĐỀU CHƠN.

Mến !

Kính bác Văn Học !


Theo bác nói, bác đã phản bác câu "cần thoát khỏi thức" của bác Bình.
Vậy theo bác thì chúng ta cứ ôm PHÀM TÂM mà sống, ôm PHÀM TÂM mà chết hay sao ?

KHI MỘT CHƠN HẾT THẢY ĐỀU CHƠN.
Vậy thì PHÀM TÂM cũng chơn luôn hay sao ?


Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !


Theo bác nói, bác đã phản bác câu "cần thoát khỏi thức" của bác Bình.
Vậy theo bác thì chúng ta cứ ôm PHÀM TÂM mà sống, ôm PHÀM TÂM mà chết hay sao ?
KHI MỘT CHƠN HẾT THẢY ĐỀU CHƠN.
Vậy thì PHÀM TÂM cũng chơn luôn hay sao ?

Kính !
Chào bạn trẻ ! Bạn hỏi hay lắm.

Câu của Vô Học có 2 phần (2 vế) :
1. KHI MỘT CHƠN là lúc trực nhận được Chân Lý Tuyệt Đối _ Đại Giác Ngộ.
2. HẾT THẢY ĐỀU CHƠN là cái thấy của Bậc Đại Giác.

Bậc Đại Giác là vị đã SẠCH PHÀM, chứ nếu PHÀM đầy "nhóc" thì "tiểu Giác" cũng đừng hòng, bởi vì mây vô minh che mờ tâm trí thì Giác cái nỗi gì ?!

Chúng ta lầm theo Tướng, trôi theo cảnh cho nên Phàm tâm sanh khởi liên tục. Bậc Đại Giác không lầm theo Tướng, không trôi theo cảnh thì Phàm Tâm có đâu ra ?! Phàm Tâm không sanh thì THỨC ĐÓ LÀ TRÍ ĐÓ, không cần phải chuyển hóa gì mà Bát Thức bèn là Tứ Trí vậy (nếu tạm gọi là "chuyển hóa" cũng được)

Nên nhớ Kinh Phật, lời Tổ mỗi mỗi đều dành cho một hạng người, một hạng căn cơ.
Riêng Tuyệt Quán Luận nầy Tổ muốn giúp cho những bậc Thượng Tọa Đại đức _ tu hành đã nhiều rồi _ mà cứ xà-quần như "gà vướng tóc", không tự "nhổ đinh tháo chốt" được (chớ không phải giảng dạy Giáo Lý phổ thông cho người sơ cơ) cho nên nghĩa lý rất "mắc mỏ" (chính vì quá "mắc mỏ" mà cả hàng vạn cảnh chùa ở Trung Hoa không sao chép bảo quản, dẫn đến thất truyền đã ngàn năm).

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL7D-2.jpg"]






























































...
[/NEN]

Cùng các bạn !
Bát Nhã Tâm Kinh có câu :
"SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC _ SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC _ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC DIỆC PHỤC NHƯ THỊ"
Ở đây Tổ nói "KHÔNG SẮC NHẤT HỢP"
Vậy chúng ta thử nghiên cứu xem Lời của Tổ và Ý của Kinh hai cái nầy có cùng một nghĩa hay không ?

Mến !

 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL7D-2.jpg"]






























































...
[/NEN]

Cùng các bạn !
Bát Nhã Tâm Kinh có câu :
"SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC _ SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC _ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC DIỆC PHỤC NHƯ THỊ"
Ở đây Tổ nói "KHÔNG SẮC NHẤT HỢP"
Vậy chúng ta thử nghiên cứu xem Lời của Tổ và Ý của Kinh hai cái nầy có cùng một nghĩa hay không ?

Mến !

Kính bác Văn Học !

Theo con thấy thì hai câu nầy chỉ có một nghĩa mà thôi.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Theo con thấy thì hai câu nầy chỉ có một nghĩa mà thôi.

Kính !
Không đâu bạn ạ !

Giáo Lý trong Bát Nhã Tâm Kinh là Giáo Lý Tinh yếu nhất của Đại Thừa là Giáo Lý Vạn Pháp Hư Huyễn, bằng chứng là trong BNTK đã có câu "......CHIẾU KIẾN NGŨ UẪN GIAI KHÔNG .......". Không chẳng khác Sắc, Sắc chẳng khác Không, ........là vì cả SẮC lẫn KHÔNG (chữ KHÔNG nầy là Hư không) đều là Không (chữ Không nầy là Hư Huyễn), đều là hư huyễn.

Còn ở đây Tổ đang triễn khai Giáo lý Tối Thượng Thừa.
"Không Sắc nhất hợp" là nói rõ hơn là tuy cả hai đều HƯ, nhưng cả hai vẫn KHÔNG VÌ THẾ MÀ CHẲNG NHƯ, bằng chứng là câu kế tiếp "NGỮ CHỨNG BẤT NHỊ DÃ".
Đây chính là Giáo lý VẠN PHÁP NHƯ HUYỄN đó !

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Không đâu bạn ạ !

Giáo Lý trong Bát Nhã Tâm Kinh là Giáo Lý Tinh yếu nhất của Đại Thừa là Giáo Lý Vạn Pháp Hư Huyễn, bằng chứng là trong BNTK đã có câu "......CHIẾU KIẾN NGŨ UẪN GIAI KHÔNG .......". Không chẳng khác Sắc, Sắc chẳng khác Không, ........là vì cả SẮC lẫn KHÔNG (chữ KHÔNG nầy là Hư không) đều là Không (chữ Không nầy là Hư Huyễn), đều là hư huyễn.

Còn ở đây Tổ đang triễn khai Giáo lý Tối Thượng Thừa.
"Không Sắc nhất hợp" là nói rõ hơn là tuy cả hai đều HƯ, nhưng cả hai vẫn KHÔNG VÌ THẾ MÀ CHẲNG NHƯ, bằng chứng là câu kế tiếp "NGỮ CHỨNG BẤT NHỊ DÃ".
Đây chính là Giáo lý VẠN PHÁP NHƯ HUYỄN đó !

Mến !
Kính bác Văn Học ! Cho con hỏi :

_ Phải chăng "Ngữ chứng bất nhị""lời nói và việc làm đi đôi với nhau", "nói được làm được" ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Cho con hỏi :

_ Phải chăng "Ngữ chứng bất nhị""lời nói và việc làm đi đôi với nhau", "nói được làm được" ?

Kính !

Không đâu Hắc phong ạ !

Điều H/p nói, chỉ là Giáo lý phổ thông mà thôi, điều nầy các Ngoại đạo và trường đời đều có dạy, không phải là điều Tổ muốn nói.

Để hiểu câu nầy trước tiên chúng ta cần đọc thêm đoạn nầy :

Bồ Tát Thượng Thiện nói:
- "Thân thiện", "khẩu thiện", "ý thiện" là hai. Ba nghiệp này là tướng "vô tác". Tướng vô tác của thân tức là tướng vô tác của khẩu, tướng vô tác của khẩu tức là tướng vô tác của ý. Tướng vô tác của ba nghiệp này tức là tướng vô tác của tất cả pháp. Tùy thuận trí tuệ vô tác như thế là vào pháp môn không hai.
Bồ Tát Phước Điền nói:
- Làm phước (5) làm tội (6), làm bất động là hai. Thật tánh của ba việc làm tức là "không", "không" thời không làm phước, không làm tội, không làm bất động. Ở ba việc làm này mà không khởi là vào pháp môn không hai.

http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung9.htm

Ngữ là gì ? Là lời nói, là một pháp trong muôn pháp, thuộc về SỰ.
Chứng là gì ? Là thành đạo, thuộc về VIỆC.
Bất nhị là Không hai.

Mọi SỰ, mọi VIỆC xảy ra, diễn ra trong cõi Mộng nầy có cái gì là THẬT đâu, kể cả việc tu hành thành đạo, chứng đắc từng quả vị hay thành Phật cũng chỉ là DIỄN TUỒNG mà thôi.

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Như vậy "Ngữ chứng bất nhị" thuộc thừa nào trong đạo Phật ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Như vậy "Ngữ chứng bất nhị" thuộc thừa nào trong đạo Phật ?

Kính !
Chào các bạn, chào Hắc phong !

_ Nếu câu nầy được hiểu theo nghĩa
"lời nói và việc làm đi đôi với nhau", "nói được làm được" thì là Nhân Thiên Thừa.

_ Nếu câu nầy được hiểu theo nghĩa "
Mọi SỰ, mọi VIỆC xảy ra, diễn ra trong cõi Mộng nầy đều là Giả Huyễn thì là Đại Thừa.

_ Nếu câu nầy được hiểu theo nghĩa "
kể cả việc tu hành thành đạo, chứng đắc từng quả vị hay thành Phật cũng chỉ là DIỄN TUỒNG mà thôi." thì là Tối Thượng Thừa.

Mến !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Chào các bạn, chào bác Văn Học,

Vì trước đây d/đ có xin với bác Văn Học cho phép d/đ được căn cứ theo lời thoát dịch của Bác để tìm hiểu “Tuyệt quán luận”. Do đó, d/đ xin được trình bày chỗ hiểu của d/đ về câu “Ngữ chứng bất nhị”
căn cứ theo lời thoát dịch của bác Văn Học.

Theo như d/đ thì vì Tổ nói : “Ngữ chứng bất nhị”
là để giải thích câu Duyên Môn hỏi : “Thế nào là THẤY CHÂN LÝ TRONG CÁI HIỆN TIỀN - gọi là CHỨNG”

“thấy chân lý trong cái hiện tiền” mà Tổ nói là chỉ _ cái thấy của người tu học Phật Pháp”.

Và người tu học Phật Pháp (theo lời thoát dịch của bác Văn Học) thì :thấy tất cả pháp hay chẳng phải pháp đều MỘT GỐC cả

Cho nên, d/đ hiểu ý lời Tổ nói : “ngữ chứng bất nhị”
Là cho chúng ta biết : khi nào người tu học Phật Pháp hiểu được tất cả lời đức Phật Thích Ca giảng đều là PHÁP (dạy cách tu tập - và...)_ có cùng một gốc _ thì gọi là CHỨNG

Vì nếu như chúng ta cho rằng tất cả lời đức Phật Thích Ca đều "chẳng phải pháp" ; thì cái “chẳng phải pháp” đó _ không thể có gốc được.
Vả lại, lời Phật Thích Ca giảng _ nếu "chẳng phải pháp" (không hướng dẫn cách tu tập) thì dầu CÓ GỐC hay KHÔNG CÓ GỐC _ cũng đâu có gì khác để mà phân biệt _ cùng hay chẳng cùng.


Và vì Tổ nói : “ngữ chứng bất nhị” để dạy người tu học Phật Pháp cách THẤY CHÂN LÝ TRONG CÁI HIỆN TIỀN. Cho nên, d/đ hiểu :

“ngữ chứng bất nhị” là thấy tất cả lời đức Phật Thích Ca giảng đều là PHÁP.

Và khi nào người tu học Phật Pháp thấy được tất cả lời đức Phật Thích Ca giảng đều là PHÁP _ có cùng một gốc _ thì gọi là CHỨNG.

Vì đã thấy được CHÂN LÝ TRONG CÁI HIỆN TIỀN


Do đó, “Ngữ chứng bất nhị” trong đạo Phật thuộc về Phật thừa
Thân
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL7D-3.jpg"]






























































...
[/NEN]

Câu thoát dịch đã quá đầy đủ rồi phải không các bạn ?

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Con thấy hình như câu nầy "VỌNG ĐỘNG CỐ ỦNG, CHÂN TỈNH CỐ THÔNG" không phải là Giáo lý Nhất Thừa ?

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top