A

Đãi cát tìm vàng đê

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hề hề,

Nói thế khác nào bảo: Phật chưa giác ngộ nên dạy chúng sanh niệm Phật để được: "tịnh niệm tương tục, đắc Tam Ma Địa".

Vậy có mắc cười không hở VM ?

Phật nào Niệm Phật giác ngộ vậy ta?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Cứ dụng công là khắc được "nhất đao lưỡng đoạn" bởi không quên tìm xem cái kẻ niệm Phật là ai ?

Ắt sẽ có ngày thấy rõ mặt mũi của y.

Đó là tham cứu niệm Phật giống như tham công án vậy.
Pháp niệm Phật còn có đới nghiệp vãng sanh (lở như chưa ngộ), và đó là tuyệt diệu của pháp độ sanh, ít người hiểu được mà đa số người tu thiền cho là ngụy pháp.

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Đó là tham cứu niệm Phật giống như tham công án vậy.
Pháp niệm Phật còn có đới nghiệp vãng sanh (lở như chưa ngộ), và đó là tuyệt diệu của pháp độ sanh, ít người hiểu được mà đa số người tu thiền cho là ngụy pháp.


Đới nghiệp vãng sanh thì phải đợi tới lúc chết,

Còn tham cứu thì chẳng cần phải đợi tới lúc chết, bởi vì người tham cứu xác định ở trong luân hồi mà giác ngộ thành Phật mà !
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Phật nào Niệm Phật giác ngộ vậy ta?

Câu hỏi vớ vẩn. Muốn niệm Phật thì Phật cần niệm phải có trước. Do đó, không có Phật nào niệm Phật nào niệm Phật mà giác ngộ. Nhưng chúng sanh nhờ niệm Phật mà đến với Phật, được Phật dạy mà tự giải thoát.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Đới nghiệp vãng sanh thì phải đợi tới lúc chết,

Còn tham cứu thì chẳng cần phải đợi tới lúc chết, bởi vì người tham cứu xác định ở trong luân hồi mà giác ngộ thành Phật mà !

Đúng vậy, đường lối khác nhau hẳn, một bên tự lực, một bên tự lực và tha lực kết hợp.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Đúng vậy, đường lối khác nhau hẳn, một bên tự lực, một bên tự lực và tha lực kết hợp.

Cái sức tha lực của người tham cứu ít ai đề cập tới, thật ra hễ tin mình có thể giác ngộ thành Phật, tin mình có tham cứu thì ắt có ngày khai ngộ mà chuyên tâm hành trì thì chư Hộ Pháp, Long Thiên, lịch đại Tổ sư, chư đại Bồ Tát, chư Phật đều âm thầm gia bị.

Khi nhân duyên chín muồi, tự khắc các Ngài ứng hiện thân tạo các chướng duyên, tăng thượng duyên khiến người tham cứu bùng vỡ khối Nghi.

Cho nên các đạo hữu đã có lòng tin Phật, đã quyết tâm hành trì, chớ nên lo lắng về luân hồi chẳng biết đi về đâu.

Cứ nhớ rằng: gieo nhân tham thiền, ắt gặt quả khai ngộ; ấy là điều chắc chắn.

Chuyên tâm tham thiền, thì đời sau tái sinh ắt ra đời gặp pháp tham thiền, gặp duyên khai ngộ.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
à Phật Đại Thế Chí chẳng hạn.

Vậy mà chỉ có ông Phật Thích Ca nói "49 năm chưa nói một lời".

Vậy mà chỉ có ông Phật Thích Ca nói "Chẳng được thọ ký từ Phật Nhiên Đăng.

Vậy mà chỉ có ông Phật Thích Ca nói "Chớ vội tin những lời ta nói."

Chúc mừng cho bạn vài ngàn ngàn ngàn ngàn kiếp sau. Xin kiếu
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Vậy mà chỉ có ông Phật Thích Ca nói "49 năm chưa nói một lời".

Vậy mà chỉ có ông Phật Thích Ca nói "Chẳng được thọ ký từ Phật Nhiên Đăng.

Vậy mà chỉ có ông Phật Thích Ca nói "Chớ vội tin những lời ta nói."

Chúc mừng cho bạn vài ngàn ngàn ngàn ngàn kiếp sau. Xin kiếu

Hề hề,

Dựa theo văn tự mà chấp không có Phật để thành, không có pháp để tu, không có Đạo để chứng thì chuyện vài ngàn...kiếp sau là điều dễ hiểu thôi.

Phật nói cho Ngài Tu Bồ Đề, cảnh giới khác xa với VM.

Có thể nói là căn cơ không đồng, lỡ tiếp nhận rồi thành ra "khó tiêu" :D
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Cái sức tha lực của người tham cứu ít ai đề cập tới, thật ra hễ tin mình có thể giác ngộ thành Phật, tin mình có tham cứu thì ắt có ngày khai ngộ mà chuyên tâm hành trì thì chư Hộ Pháp, Long Thiên, lịch đại Tổ sư, chư đại Bồ Tát, chư Phật đều âm thầm gia bị.

Khi nhân duyên chín muồi, tự khắc các Ngài ứng hiện thân tạo các chướng duyên, tăng thượng duyên khiến người tham cứu bùng vỡ khối Nghi.

Cho nên các đạo hữu đã có lòng tin Phật, đã quyết tâm hành trì, chớ nên lo lắng về luân hồi chẳng biết đi về đâu.

Cứ nhớ rằng: gieo nhân tham thiền, ắt gặt quả khai ngộ; ấy là điều chắc chắn.

Chuyên tâm tham thiền, thì đời sau tái sinh ắt ra đời gặp pháp tham thiền, gặp duyên khai ngộ.

Hơi bị huề vốn. Nghĩa này giống cái nghĩa "quy y" nói chung. Đã nương tựa Phật, Pháp, Tăng tất nhiên sẽ có sự gia trì nào đó, mọi pháp tu nói chung. Còn tha lực cho người đới nghiệp vãng sanh là thứ bắt buộc, không có sự che chở của Phật A Di Đà thì người đó không thể thắng nổi lực kéo của tập nghiệp nơi họ.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Cứ dụng công là khắc được "nhất đao lưỡng đoạn" bởi không quên tìm xem cái kẻ niệm Phật là ai ?

Ắt sẽ có ngày thấy rõ mặt mũi của y.

Ha ha hah aha â... Kính Lão Ca BT một LY TRÀ:

- còn không hạ được NHẤT ĐAO

- còn không biết có LƯỠNG ĐAO là tri thức ... là trải nghiệm trí tuệ

->> thì là .... cũng còn DÍNH vào "SANH/TỬ" ... tức là niệm ấy ... còn "THA" LỰC .. còn có CÁI NẶNG NỀ ... bị kéo đi như vậy thì cũng có nhiều khi có nặng nhiều .. nặng ít [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha haha ... trong kinh Thủ Lăng Nghiêm:

- có nói miêu tả ... "ĐÔI MẮT" của người đó .. trong khi SANH TỬ -->> NHÌN ĐÂU


- nhìn TƯỞNG ?

hay là

- nhìn TÌNH ??

mà coi xem "GIÁC" của họ là NHIỀU hay là ÍT [smile]


- Tình ít tưởng nhiều, nhẹ nhàng bay xa thì làm phi tiên, đại lực quỷ vương, phi hành dạ xoa, địa hành la sát, dạo khắp cõi trời, chẳng gì ngăn ngại. Trong đó nếu có thiện tâm thiện nguyện, hộ trì phật pháp, hoặc hộ trì giới cấm và người trì giới; hoặc hộ trì thần chú và người trì chú; hoặc hộ trì thiền định, thành tựu pháp nhẫn, thì những hạng ấy được ở cạnh pháp tọa của Như Lai.

- Tình và tưởng bằng nhau, chẳng bay chẳng chìm, sanh nơi cõi người; tưởng sáng suốt thì thông minh, tình ám muội thì ngu độn.

- Tình nhiều tưởng ít, đọa vào súc sinh, nghiệp nặng thì làm loài có lông, nghiệp nhẹ thì làm loài có cánh.

- Bảy phần tình, ba phần tưởng, thì chìm dưới thủy luân, sanh nơi hỏa luân, thân làm ngạ quỷ, thọ cái khổ của lửa hồng, thường bị đốt cháy, dầu được uống nước cũng hóa thành lửa, nên nói bị nước hại, trải qua trăm ngàn kiếp, chẳng thể ăn uống.

- Chín phần tình, một phần tưởng, thì đọa dưới hỏa luân, thân vào giữa phong luân và hỏa luân, nghiệp nhẹ thì vào ngục Hữu Gián, nghiệp nặng thì vào ngục Vô Gián.

- Thuần tình thì chìm sâu vào ngục A Tỳ, nếu tâm chìm sâu ấy, có phỉ báng Đại thừa, phá giới cấm của Phật, cuồng vọng thuyết pháp, hư tiêu tín thí, lạm nhận cung kính, hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng cấm, thì lại phải sanh khắp ngục A Tỳ mười phương.


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Ha ha hah aha â... Kính Lão Ca BT một LY TRÀ:

- còn không hạ được NHẤT ĐAO

- còn không biết có LƯỠNG ĐAO là tri thức ... là trải nghiệm trí tuệ

->> thì là .... cũng còn DÍNH vào "SANH/TỬ" ... tức là niệm ấy ... còn "THA" LỰC .. còn có CÁI NẶNG NỀ ... bị kéo đi như vậy thì cũng có nhiều khi có nặng nhiều .. nặng ít [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:

Ha ha haha ... trong kinh Thủ Lăng Nghiêm:

- có nói miêu tả ... "ĐÔI MẮT" của người đó .. trong khi SANH TỬ -->> NHÌN ĐÂU


- nhìn TƯỞNG ?

hay là

- nhìn TÌNH ??

mà coi xem "GIÁC" của họ là NHIỀU hay là ÍT [smile]


- Tình ít tưởng nhiều, nhẹ nhàng bay xa thì làm phi tiên, đại lực quỷ vương, phi hành dạ xoa, địa hành la sát, dạo khắp cõi trời, chẳng gì ngăn ngại. Trong đó nếu có thiện tâm thiện nguyện, hộ trì phật pháp, hoặc hộ trì giới cấm và người trì giới; hoặc hộ trì thần chú và người trì chú; hoặc hộ trì thiền định, thành tựu pháp nhẫn, thì những hạng ấy được ở cạnh pháp tọa của Như Lai.

- Tình và tưởng bằng nhau, chẳng bay chẳng chìm, sanh nơi cõi người; tưởng sáng suốt thì thông minh, tình ám muội thì ngu độn.

- Tình nhiều tưởng ít, đọa vào súc sinh, nghiệp nặng thì làm loài có lông, nghiệp nhẹ thì làm loài có cánh.

- Bảy phần tình, ba phần tưởng, thì chìm dưới thủy luân, sanh nơi hỏa luân, thân làm ngạ quỷ, thọ cái khổ của lửa hồng, thường bị đốt cháy, dầu được uống nước cũng hóa thành lửa, nên nói bị nước hại, trải qua trăm ngàn kiếp, chẳng thể ăn uống.

- Chín phần tình, một phần tưởng, thì đọa dưới hỏa luân, thân vào giữa phong luân và hỏa luân, nghiệp nhẹ thì vào ngục Hữu Gián, nghiệp nặng thì vào ngục Vô Gián.

- Thuần tình thì chìm sâu vào ngục A Tỳ, nếu tâm chìm sâu ấy, có phỉ báng Đại thừa, phá giới cấm của Phật, cuồng vọng thuyết pháp, hư tiêu tín thí, lạm nhận cung kính, hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng cấm, thì lại phải sanh khắp ngục A Tỳ mười phương.


mà đúng không ?

:lol: :lol:

Đúng vậy, theo nghiệp thọ báo - tập khí phân làm 2 loại: Tình và Tưởng.

Cho nên phải tin sâu nhân quả.

Trì giới, niệm Phật, hướng thiện...là nuôi dưỡng Tưởng tập khí.

Phá giới, niệm tà, hướng ác...là nuôi dưỡng Tình tập khí.

Cứ theo đó mà luận thì ngụp lặn trong Tam Giới, ra vào trong 6 loài đều do chỗ mình làm lúc sống cả, tức là ý niệm khởi trong lúc sống cả.

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hơi bị huề vốn. Nghĩa này giống cái nghĩa "quy y" nói chung. Đã nương tựa Phật, Pháp, Tăng tất nhiên sẽ có sự gia trì nào đó, mọi pháp tu nói chung. Còn tha lực cho người đới nghiệp vãng sanh là thứ bắt buộc, không có sự che chở của Phật A Di Đà thì người đó không thể thắng nổi lực kéo của tập nghiệp nơi họ.


Cùng cần phải nhắc lại, để khi tham cứu gặp phải chướng duyên - cũng không vì thế mà nản chí.

Còn như người niệm Phật cầu sinh Tây Phương, nếu ỷ lại sức gia bị của Phật; trong lúc sống chẳng những không giảm nghiệp - không hành thiện, siêng niệm Phật; mà lại làm ngược lại - thì e rằng lúc lâm chung 1 niệm cũng không khởi nổi, sức Phật dù lớn cũng khó mà cứu cho được.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ...Kính Lão Ca BT:

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến:

- ngũ uẩn giai không ...


Tâm chúng ta tức là Phật ... muốn phật tới tiếp độ .. thì cũng là CẮT ĐỨT ĐƯỢC VỚI PHIỀN NÃO = "NHẤT TÂM" bất loạn .. không dính với phiền não nữa [smile]

nhưng cõi này là cõi Ta Bà: Phiền Não = Tức = Niết Bàn

cho nên .. DÍNH NHAU CHẶT QUÁ .. không phân biệt nổi ..

khi người ta chỉ thấy PHIỀN NÃO .. mà không còn thấy HÌNH BÓNG NIẾT BÀN nữa .. chờ được cứu .. thì ĐIỂM TỰA là TÂM .. coi bộ xưa nay ... HỎNG CÓ XÀI [smile]

-->> toàn là NHỜ NGƯỜI TA không mà ... [smile]


hiện tượng này xảy ra đó là vì sự học hỏi chuyên cần .. TRI THỨC PHẬT = thường không được coi trọng .. và nếu được coi trọng .. những bước chân TRI THỨC PHẬT LÝ đó ..

-->> sẽ dẫn tới SỰ BÙNG NỔ ... về TRÍ TUỆ PHẬT ..... ---> NGỘ


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Đúng vậy, theo nghiệp thọ báo - tập khí phân làm 2 loại: Tình và Tưởng.

Cho nên phải tin sâu nhân quả.

Trì giới, niệm Phật, hướng thiện...là nuôi dưỡng Tưởng tập khí.

Phá giới, niệm tà, hướng ác...là nuôi dưỡng Tình tập khí.

Cứ theo đó mà luận thì ngụp lặn trong Tam Giới, ra vào trong 6 loài đều do chỗ mình làm lúc sống cả, tức là ý niệm khởi trong lúc sống cả.


Kính Lão Ca BT:

dạ hay quá ... kinh Thủ Lăng Nghiêm đoạn này chia TÂM ra làm hai phần:

- Nội Phần: tức là .. . TÂM ở trong "một Tự Ngã"

- Ngoại Phần: tức là ngoài cái "tự ngã" đó .. vẫn là Tâm


cái năng lực níu kéo ở mãi trong NỘI PHẦN = AN TRÚ trong NGÃ TƯỚNG = là TÌNH

còn cái năng lực ... đi ra khỏi NỘI PHẦN .. đi ra NGOẠI PHẦN = thì đó là TƯỞNG


và Kinh tới những đoạn này nói tới:

- Hiệp Trần Bội Giác

- Hiệp Giác Bội Trần


hay là sự phân biệt:

- Tánh giác = diệu minh

- và bản giác = minh diệu ..


mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha hah ahhah â... chắc là tại vì: Thiền Tông của bạn VN .. xưa nay hỏng có TÂM [smile]

chứ Thiền Tông của Đạt Ma Tổ Sư .. thì cũng có nhìn thấy vấn đề này ... bằng TÂM ... bằng TÁNH [smile]

Phim Đạt Ma Tổ Sư, phút 24+ ... tui rất thích cái phim này .. bởi vì XÀI ĐƯỢC [smile]

- Kiến Tánh ở đâu ?
- Kiến tánh tại DỤNG

- Khi Dụng xuất hiện ở đâu ?
- nếu hiện ở đời thì có 8 nơi

- là tám nơi nào ?
- tại thai làm thân .. ở đời làm người .. ở mắt nhìn thấy .. ở mũi biết mùi .. ở miệng nói năng .. ở tay cầm nắm .. ở chân chạy nhảy


LÚC THẤY KHẮP: thì nhỏ như HẠT VI TRẦN

người biết nó: là PHẬT

kẻ không biết: thì là TA



Cho nên .. cách nhìn này cũng là cách nhìn cấu trúc của TÂM .. chứa đựng các tự ngã .. mà đức Phật trình bày trong kinh Thủ Lăng Nghiêm

Chúng ta tạm lập một mô hình TÂM bằng cách:

a. vẽ một vòng TRÒN thiệt là lớn .. gọi là TÂM

b. rùi trong đó .. vẽ những vòng tròn nhỏ .. gọi là Tự NGã .. là Chúng Sinh

ở bên trong những vòng tròn nhỏ .. thì gọi là NỘI PHẦN

còn phần ở bên ngoài MỖI VÒNG TRÒN NHỎ .. gọi là NGOẠI PHẦN



tuy nhiên .. trong áp dụng .. có khi cả đám vòng tròn nó dính vào nhau MỘT CHÙM = HÙM HẠP .. BINH TƯỚNG phá TÂM đó mà ..

thì khi 5 vòng tròn dính liền với nhau .. thì bên trong 5 vòng tròn gọi là NỘI PHẦN

---> và bên ngoài 5 vòng tròn .. vẫn gọi là NGOẠI PHẦN


Đức Phật nói:

A Nan! Bản tánh của tất cả chúng sanh vốn chơn thật trong sạch, vì vọng kiến mà vọng sanh tập khí, do đó

- chia thành nội phần và ngoại phần. [smile]

- A Nan! Nội phần tức là phần trong của chúng sanh. Do lòng ái nhiễm phát khởi vọng tình, vọng tình tích chứa không thôi, sanh ra ái thủy, nên chúng sanh hễ nghĩ đến thức ăn ngon thì chảy nước miếng; nhớ đến người xưa, hoặc thương hoặc giận, thì chảy nước mắt, tham cầu của báu, trong tâm ham muốn, cả mình đều thấm nhuần nước tham; tâm tham dâm dục thì hai căn nam nữ tự nhiên chảy dịch. A Nan, những ái dục ấy dù khác, nhưng sự chảy nước là đồng, tánh nước thấm ướt chẳng lên được, tự nhiên sa đọa, gọi là Nội Phần.

- A Nan! Ngoại Phần tức là phần ngoài của chúng sanh. Do lòng khao khát phát ra vọng tưởng, vọng tưởng chứa mãi không thôi, sanh ra thắng khí. Nên chúng sanh hễ tâm giữ giới cấm thì cả thân nhẹ nhàng; tâm trì chú ấn thì cử chỉ hùng dũng, tâm muốn sanh cõi trời thì chiêm bao thấy bay lên, tâm nhớ cõi Phật, thì thắng cảnh thầm hiện, phụng sự Thiện Tri Thức thì tự khinh thân mạng. A Nan, những vọng tưởng dù khác, nhưng sự nhẹ nhàng bay lên là động, bay động chẳng chìm, tự nhiên vượt lên, gọi là Ngoại Phần.



bây giờ theo định nghĩa mô hình TÂM .. thì NGÃ = một vòng tròn có sự BIẾN HOẠI ... THẬP TỬ NHẤT SINH .. hay là CHẾT NGUYÊN một vòng tròn ..

thì cái "TÌNH" chính là năng lực giữ ta: DÍNH LIỀN VỚI VÒNG TRÒN ĐÓ .. hỏng chiu ra ... xưa nay vẫn ở trong đó mà AN TRÚ mà .. [smile]


còn cái BAY RA NGOẠI PHẦN của TÂM .. gọi là TƯỞNG [smile]


cho nên .. đức Phật ngày xưa cũng thiết lập mô hình TÂM và NGÃ cũng ghê gớm lắm .. mà còn miêu tả cặn kẽ nữa ...

-->> loại tri thức về TÂM này .. chúng ta kiếm ở đâu ra .. nếu mà HỎNG CHỊU HỌC [smile]

*** vì vậy hỏng phải là hỏng phải tiếng người .. mà là CHUYÊN MÔN "VỀ TÂM" ... chứ nếu chúng ta mở cuốn sách khoa học vũ trụ không gian .. hay sách toán học của những nhà chuyên môn, thì than: HỎNG PHẢI TIẾNG NGƯỜI . .người ta cười chết ... HỌC HIỂU BIẾT TRI THỨC -->> thì MỚI HIỂU [smile]





mà đúng không ?


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha haha .. nhưng tại sao ... lại nói:

lúc thấy khắp thì nhỏ như hạt vi trần

người thấy nó: là PHẬT

kẻ không biết: thì là TA



đó là bởi vì ... THIỀN TÔNG như là Bồ Đề Đạt Ma .. như là ngài Lục Tổ Huệ Năng .. hay là kinh Kim Cang như là Đức Phật: Phẩm Ly Tướng Tịch Diệt .. hay là Lăng Già

đều CHẶT ĐƯỢC = ... phân tâm ra được thành NHẤT và NHỊ .. ngoài và trong "của mỗi TỰ NGÃ" ... Chơn và Vọng ... Thật và Giả .. Trước và Sau .. SANH/TỬ và VÔ SANH

-->> cho nên tất các kinh đều miêu tả chung một vấn đề ... là cấu trúc, mô hình của TÂM và NGÃ [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Ôi ... ôi ...ôi...

Ngày xưa,Anan là 1 vị đa văn bậc nhất trong hàng đệ tử của Đức Phật.Ông có trí nhớ siêu phàm nên được theo Đức Phật đi khắp nơi thuyết giảng.Nhớ nhiều,biết nhiều,hiểu nhiều nhưng ông mãi không Chứng Thánh được,thậm chí còn thua một số vị đệ tử vào sau nữa....

Ấy là do đâu... ?

Chắc chắn là do chính cái "kiến thức vay mượn" của Ngài Anan nó tạo ra Sở tri chướng và làm tăng Bản Ngã của Ngài lên... Sau này có Ngài Thần Tú cũng có khác gì Ngài Anan đâu.

Biết nhiều - hiểu nhiều - nhớ nhiều ... nhưng cuối cùng lại thực sự chẳng biết gì cả là vậy ...
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Copy truyện 7 giấc mộng của Ngài Anan cho các vị xem và suy ngẫm :


Trong 27 năm làm thị giả cho đức Thế Tôn, tôn giả A Nan đã tỏ ra có khả năng quán xuyến mọi công việc. Từ quí vị tì kheo, tì kheo ni, cho đến các tín đồ tại gia, ai muốn tham bái Phật, tôn giả đều sắp đặt giờ giấc thích hợp. Quí vị, ti kheo từ các địa phương xa xôi về thăm Phật, trong khi chờ được diện kiến, họ đều tỏ ra rất vui vẻ được đàm đạo cùng tôn giả; đó cũng chỉ vì cách đối xử luôn luôn thân thiết của tôn giả dành cho mọi người. Quí vị tì kheo ni rất thích được nghe tôn giả chỉ bảo. Mỗi khi nghe tôn giả nói: “Này quí sư tỉ, sư muội, hãy giữ gìn giới luật một cách cẩn trọng đó nghe!” là họ răm rắp vui vẻ tuân hành. Các tín đồ tại gia nam nữ cũng rất thích nghe tôn giả nói pháp. Tôn giả thường dạy họ tôn kính Tam Bảo, thọ trì năm giới, phụng dưỡng cha mẹ, cúng dường chúng tăng.

Ngày tháng qua mau, theo Phật đi hành hóa các nơi, mới đó mà tôn giả đã hơn 50 tuổi! Một hôm, Phật đang nói pháp cho vua Ba Tư Nặc tại thành Xá Vệ, thì trông thấy sắc diện A Nan lộ rõ nét ưu sầu một cách khác thường. Phật hỏi nguyên do thì tôn giả bạch rằng, trong một đêm kia tôn giả nằm mộng thấy bảy sự việc lạ lùng chưa từng có, khiến cho tâm thần cứ bị hoảng hốt. Phật lại hỏi:

- Bảy sự việc gì thế?

- Bạch Thế Tôn! Đầu tiên con thấy lửa phát cháy dữ dội, thiêu đốt khắp cả sông biển; ngọn lửa bốc cao đến tận trời xanh!

Nghe thế, Phật xúc động mạnh. Ngài giải thích:

- Này A Nan! Đáng lẽ Như Lai không nói chuyện mộng mị, nhưng rõ ràng là giấc mộng của thầy quả thật là bất tường. Sông biển đều bị thiêu đốt là điềm báo trước rằng, tăng đoàn trong đời vị lai, người thánh thiện thì rất ít, mà phần lờn là những phần tử xấu. Những hạng này, tuy được hưởng sự cúng dường đầy đủ nhưng vẫn thường xuyên khởi xướng các vụ tranh chấp với nhau, giống như mặt nước đang trong xanh bỗng bừng dậy lửa dữ. A Nan, còn việc thứ hai?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy mặt trời rơi xuống, cõi Ta Bà này hoàn toàn tối đen, cả trăng sao cũng đều biến mất!

- Này A Nan! Không còn bao lâu nữa Như Lai sẽ nhập niết bàn, và các vị đệ tử lớn của Như Lai cũng lần lượt sắp nhập niết bàn! A Nan, còn việc thứ ba?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy các vị tì kheo không mặc áo cà sa do Thế Tôn chế định. Hàng tăng chúng xuất gia thì bị vùi dập trong hầm hố, còn hàng cư sĩ tại gia thì dẫm lên đầu họ mà đi!

Phật thở dài thật nhẹ, rồi giảng giải:

- Này A Nan! Điều này ám chỉ rằng, trong đời vị lai, rất nhiều các vị tì kheo mở đạo tràng diễn thuyết kinh điển, nhưng chỉ nói suông ở cửa miệng mà không chịu hành trì tu tập. Họ ganh tị nhau và tìm cách hại nhau, không sợ nhân quả, cuối cùng phải chịu đọa lạc. Trong khi đó thì hàng bạch y cư sĩ thừa cơ lên mặt, khinh miệt Tăng Bảo hễ đến chùa viện là phỉ báng tăng chúng, phá hoại chùa tháp! A Nan, còn việc thứ tư?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy quí vị tì kheo y áo tả tơi và cứ lẩn quẩn trong chốn chông gai.

- Này A Nan! Việc đó nói lên rằng, trong đời vị lai sẽ có hạng tì kheo bỏ pháp y không mặc bỏ giới pháp để theo thế tục hưởng lạc, vợ con đùm đề, thật là bất hạnh cho Phật pháp! A Nan, còn việc thứ năm?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy nơi rừng rậm bỗng xuất hiện một bầy heo rừng cùng ào tới đào gốc bốc rễ một cây chiên đàn to lớn xanh tươi.

- Này an! Trong đời vị lai sẽ có hạng tì kheo chỉ lo tính toán việc sinh kế vì lợi dưỡng mà đem cả Phật ra bán buôn. A Nan, còn việc thứ sáu?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy con voi mẹ bỏ mặc đàn voi con. Trong khi đó, một con sư tử chết đi chưa được bao lâu thì dòi bọ từ trong thân thể nó sinh ra, rồi dòi bọ ấy trở lại ăn thịt nó.

- Này A Nan! Trong đời vị lai sẽ có hạng trưởng lão trong tăng chúng chỉ biết lo cho lợi dưỡng riêng tư, đối với hàng hậu sinh thì bỏ mặc, không lưu tâm dìu dắt, cũng như con voi mẹ bỏ mặc đàn con, còn những loài dọ bọ sinh ra từ thân thể sư tử rồi trở lại ăn thịt sư tử là ám chỉ rằng, sẽ không có hàng ngoại đạo nào có thể hủy hoại được Phật pháp, mà chỉ có chính những hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia của Phật mới tụ hủy hoại Phật pháp mà thôi. A Nan, còn việc thứ bảy?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy đầu con đội núi Tu Di, nhưng con không cảm thấy nặng chút nào.

Nét mặt như đượm chút ngậm ngùi, Phật dạy:

- Này A Nan! Còn ba tháng nữa Như Lai sẽ nhập niết bàn. Sau đó, toàn thể tăng đoàn, quần chúng và chư thiên sẽ tín nhiệm và yêu cầu thầy kết tập kinh điển.

Lời giải thích của Phật về bảy sự việc lạ lùng trong giấc mộng của tôn giả A Nan được coi là những dự đoán của Ngài về tình trạng suy đồi của đạo pháp trong đời vị lai. Riêng về điều “dòi bọ trong thân thể sư tử trở lại ăn thịt sư tử” đã là một lời dạy chí tình nhưng thật chua xót dành cho tất cả Phật giáo đồ cả tăng lẫn tục ngày nay. Nếu chúng ta biết hổ thẹn thì hãy cố gắng làm sao cho những lời dự đoán trên kia không trở thành sự thật; được vậy, Phật sẽ hoan hỉ biết bao nhiêu!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên