Hỏi về đạo Phật

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Ý hòa đồng duyệt, Khẩu hòa vô tranh.

Đạo Phật, hay "Đạo" của Phật, là con đường (Đạo) do Bậc Giác Ngộ Trọn Vẹn (Phật) đã đi qua và chỉ ra cho tất cả chúng sanh nếu đi trên con đường ấy thì đều được GIẢI THOÁT. Đây là tôn chỉ của "Con đường"_"Đạo".

Đạo Phật (con đường của Bậc Giác Ngộ) không ràng buộc chúng sanh nào cả, không có lính gác dọc theo đường, không có hàng rào, không có chó sói, và củng như bao nhiêu con đường khác , có hoa, có đá, có sỏi, có hầm hố, có sông ngăn núi cách,... nhưng điều khác biệt là đi trên con đường nầy phải có hai vủ khí "Bất khả ly thân" đó là TỪ BI, và TRÍ TUỆ.

Dĩ nhiên là, nếu tự cãm thấy không trói buộc, thì không đi "con đường GIẢI THOÁT". (như chẳng khát thì không cần nước, chẳng cứng đì, thì không đi vào TOILET). Và, với cách suy luận như vậy củng đủ cho biết rằng ai "Tin, Phát Nguyện, Tu tập" chứng tỏ rằng còn có trói buộc, (Cho dù là MA, hoặc Chư Thiên đi nửa, vào đường nầy với chủ đích ban đầu là PHÁ hay DẠY ĐỜI, rồi củng cãm thấy (tự cãm thấy) trói buộc và tự phải tìm GIẢI THOÁT.)

Đức Chúa Trời suy cho cùng củng cần giải thoát.

Trói buộc.

Có sự trói buộc thể xác, như đau bịnh, đói kém, tù rạt.... đó là trói buộc cỏi DỤC GIỚI.

Có sự trói buộc tinh thần, như tình cha mẹ, tình chồng vợ, tình cha con, tình anh em... kể ra nhiều lắm đầy trang giấy A4, cở chử size=4. Đó là trói buộc cỏi SẮC GIỚI.

Có sự trói buộc về tư tưởng, ý thức hệ, đây là những trói buộc thường rơi vào CHỦ NGHĨA và TÔN GIÁO. Gọi là trói buộc cỏi VÔ SẮC GIỚI.

Giải thoát

_là GIẢI THOÁT phiền nảo, những lo toan, những phiền muộn, những đau khổ, những bịnh rịnh, những quyến luyến,....

_là GIÃI THOÁT chuyện thế tục, những được mất, những hơn thua, những tiền tài, những danh vọng,....

_là GIẢI THOÁT hết tất cả những trói buộc ba cỏi, DỤC GIỚI, SẮC GIỚI, VÔ SẮC GIỚI,
như là
"cái gì đau mà bịnh, cái gì bịnh mà đau"
"tất nhiên đói nên kém sức, tất nhiên kém làm nên đói chơi"

Chúng ta những con người dòng họ Thích Ca (hoặc đời trước, hoặc hiện đời, hoặc sẻ là ...) thì phải cố gắng sống cho đầy đủ Lục hòa. Ở đây chú ý hai điều, Ý HÒA ĐỒNG DUYỆT, KHẨU HÒA VÔ TRANH.
Như vậy, ai củng khen, củng yêu, củng quý cháu con dòng họ Thích Ca.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
GIẢI THOÁT ... chuyện thế tục.

Có một lần tui đi uống cà phê, hôm ấy có người trong xóm chết mà người ấy nhập môn Cao Đài Tây Ninh. Ở bàn kế bên là mấy Vị Chức Sắc Cao Đài đang tụ hội chờ ai nửa đó để đi làm lễ Nhập Quan cho người chết, vì rảnh nên bày nước trà uống chơi, trà dư tửu hậu, có người liền phát biểu:
_Mình đi làm lể như vầy, nước trà xong rồi về, gặp mấy cha Thầy tu (Thầy Chùa tụng đám) về có tiền bỏ túi!
Câu mở màn; được dịp người kế tiếp bồi vô:
_ ... mà còn ra giá nửa chứ!
Và cả bàn cười thỏa chí.Tiếp tục chê bai (cốt ý là đề cao Đạo của mình):
_Đi chùa (ý nói đi Chùa Phật), có cái thùng có khe (thùng Phước Điền), bỏ tiền vô "khe" (Ý nói xấu, cùng chử khác nghĩa), còn "boa" riêng cho Quý Thầy, Quý Cô nửa.

Mình cãm thấy nóng mặt, liền xề qua thưa.
Cười trước, rối nói:
_ Mấy anh nói chuyện nghe vui quá, mấy anh biết "XUẤT TRẦN THƯỢNG SỈ" không?
Im lặng.
_là mấy Vị thầy Tu trong số Thầy Tụng đám đó ! Thường là các đám, khi tới chuyện hửu sự mới nhớ tới Thầy Chùa, chẳng vì vậy mà các Thầy bỏ qua, tới đám chẳng bao giờ hỏi giá, hoặc ra giá , xuất trần rồi thì "Tùy duyên", không bảo "cúng" củng không bảo "không cúng". Chuyện "làm giá" "ra giá" là do người thân tiếc rẻ nên phô diển thêm! Mình nói "trong số" phải nghỉ rằng có "ngoài ra" mấy vị Thầy Tu như vậy làm xấu đi bộ mặt Đạo.
Ngừng một chút, rồi tiếp.
_Chuyện "tiền bạc" là chuyện thế tục. Có vị thầy cả đời tu chẳng xài tiền, chẳng biết giá trị tương đối (trị giá) của tiền, chẳng quan tâm tới tiền, nhưng cúng tiền thì "nhận", bởi vì biết rằng có được đồng tiền, là mồi hôi và nước mắt của chúng, nên nhận. Nhận là nhận lấy công lao của chúng, chứ không nhận tiền.
Ngừng lại một chút, và chẳng để phía bên kia nói, mình tiếp tục:
_Có những người Cư Sỉ tại gia không đi tu nhưng củng đã là "XUẤT TRẦN THƯỢNG SỈ", làm ra tiền bằng công việc chính đáng, cúng dường Tam Bảo thì không khoe khoang, coi của tiền là phương tiện sinh sống cho mình, cho vợ con, và cho Chư Tăng Ni. Không cần miếng giấy "CÃM TẠ" (bên Đạo Cao Đài khi cúng tiền thì phải có giấy Cãm Tạ do mấy vị Chức Sắc viết) nên Đạo Phật biết vậy mới đóng cái thùng, gọi là Phước Điền. Những người như vậy số đông không đếm xuể.

Nói bao nhiêu đó, rồi có vị khách tới mà hồi nảy cả nhóm chờ, thế rồi cả nhóm kéo đi.
Còn mình êl !
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Chào 2 ĐH Chỉ Chờ ChếtChiếu Thanh.
2 ĐH có hay vừa mở miệng là đã bị Ma vương xỏ mũ dắt đi rồi hay không thật là tự mình còn chẳng biết huống gì khuyên người khác!

với cách suy luận như vậy củng đủ cho biết rằng ai "Tin, Phát Nguyện, Tu tập" chứng tỏ rằng còn có trói buộc
Thật là một quan điểm sai lầm đây là bệnh nhiễm sở tri chướng từ thiên tông đây mà.
Nếu không tin giáo pháp Phật sao còn đến với đạo giải thoát của Phật pháp(đây là niềm tin đúng không ĐH CT)
Không phát nguyện không tu tập thì cũng là mắc bệnh nhậm mà thôi(trừ khi đã kiến tánh đúng không ĐH CT)
Mà ĐH CT vừa mở miệng đã bị Ma vương xỏ mũ dắt đi rồi thì làm sao kiến tanh đây.
Nên mới nói Phải trực tâm là vậy. nói lời thật lòng thì sợ mất lòng người khác(cái chữ sợ này thật khó vượt qua đúng không ĐH CT) Chỉ thích nghe lời thuận tai mà không thích nghe lời nghịch tai thì quả là bệnh đã chầm trọng lắm rồi vậy.


VOVI xin hỏi ĐH CT nhé:
Trực tâm là đạo tràng là thế nào vậy?
 
P

phamvandung57

Guest
Người chờ chết thì chẳng bao giờ chết
Người muốn sinh lại chẳng bao giờ sinh
Vô tình cùng với hữu tình
Ai sinh ai tử...( bí quá rồi )
đến đây thì bí quá rồi không biết làm sao cả. có ai thêm một vài chữ cho trọn câu đi.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối !
Ai sinh ai tử...( bí quá rồi )
Ai sinh ai tử như mình... thế thôi. hihi!
Khi đến không vật để rồi...
Khi đi cũng vậy, hỏi "tôi" có gì...
Ngoài cái tên là: "Trụ trì !"
Giờ xin ai giúp tiếp đi ...(bí rồi)
hihi!


Kính
bangtam
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Người chờ chết thì chẳng bao giờ chết
Người muốn sinh lại chẳng bao giờ sinh
Vô tình cùng với hữu tình
Ai sinh ai tử tình hình là rất gay go

Người chờ chết thì chẳng bao giờ chết
Người muốn sinh lại chẳng bao giờ sinh
Vô tình cùng với hữu tình
Ai sinh ai tử tâm mình tạo ra

Người chờ chết thì chẳng bao giờ chết
Người muốn sinh lại chẳng bao giờ sinh
Vô tình cùng với hữu tình
Ai sinh ai tử làm thinh sao đành

Thích nghe êm tai
Bỏ lời thẳng thắn
Giải thoát ở đâu?
Sinh tử kề đầu!

mời ĐH phamvandung57 tiếp tục
Lâu lâu mới gặp được người thẳng thắn không câu lệ giải thoát khỏi mớ bòng bong (Sợ và Sợ...)
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Sinh Tử Vô Thường

Sinh Tử Vô Thường




Người muốn chết thì chưa được chết
Người muốn sinh chưa biết ngày nào?
Tử sinh trong cõi trần lao
Bất thường chờ đón cửa vào vô minh

Người chờ chết chẳng bao giờ chết
Người muốn sinh lại chẳng được sinh
Vô tình cùng với hữu tình
Ai sinh ai tử...an bình đến đi

Chỉ Chờ Chết
24/06/2013




 
P

phamvandung57

Guest
gửi VO VI

nhân tôi đọc được cái này , vậy tôi gửi cho bạn đọc nếu đọc rồi thì đọc lại càng tốt
hoangtri
Tổng Quản nhiệm kỳ II (2013-2014)

Ngày tham gia
Mar 2012
Giới tính

Bài viết
896
Credits
97,681
4
Normal


Số lần cộng|trừ: 0 lần
Thanks
696
Thanked 289 Times in 124 PostsRep Power
10

Gửi bởi vovi
Chào bác nguyenvanhoc2006 Kinh Kim Cang nói
"Nhất thiết hữu vi pháp, như Mộng, Huyễn, Bào, Ảnh, .............."
Nay bác lại giảng có tỉnh mộng chẳng phải là lạc với tinh thần vo vi sao! bở vì vẫn còn tỉnh và mộng nhị nguyên đó sao.

Chào bạn vovi !

Bạn tưởng từ "vô vi" là từ của Phật giáo hay sao ? Không đâu, đây là từ gốc Lão giáo "Vô vi nhi vô bất vi", từ của nhà Phật là "Bất Động".

Gửi bởi vovi
Hoatihon đã hỏi một câu rất hay về lý nhưng vẫn phải sửa một chút
Có thể nào chúng ta cứ "tha hồ Mộng, không cần TỈNH MỘNG" hay không ?"

sửa thành Có thể nào chúng ta không cần phân biệt TỈNH, MỘNG" hay không ?
Vì khi có sự phân biệt tức chẳng phải tùy thuận tánh viên giác(có phân biệt tức có chấp trước)

Không phân biệt thì chỉ là con heo, chỉ biết ăn rồi ngủ. Đạo Phật là đạo trí tuệ, chứ không phải là si mê.

Những lý luận ấu trỉ của bạn chỉ làm loảng chủ đề mà thôi, vì nếu bác Văn Học phải giảng cho bạn, thì mọi thứ sẽ trở nên "lằng nhằng" gây nhàm chán cho người truy cập.

Với tư cách Tổng Quản, Trí tuyên bố :

1._ Kể từ nay bạn vovi không có quyền "Trả lời" (Reply) trong Box Chuyên đề. Nếu vi phạm sẽ bị xóa bài không cần báo trước.

2._ Ngoài ra ở các box khác, nếu các Mod thấy thành viên này còn nhiều sân hận, huênh hoang khoác lác thì các Mod được quyền di chuyển vào Box "Các bài viết xem như bị xóa" mà không cần phải chỉ lỗi nữa.

Nay thông báo !

http://www.diendanphatphap.com...8992#post78992
 
P

phamvandung57

Guest
gửi VOVI: bạn đã hiểu lầm về ngôn ngữ một cách tai hại. tánh viên giác là tánh thấy, nghe, biết.. ở trên thế lưu bố tưởng, là Phật tánh. còn tánh phân biệt tốt , xấu, hay , dở.. là tánh phàm phu ở trên thế lưu bố tưởng sinh ra trước tưởng. tôi rất hiểu bạn muốn diễn đạt điều gì , nhưng bạn phải rành ngôn ngữ , từ điển nhà phật. chúc một ngày an lành
 
P

phamvandung57

Guest
góp bài

Phật thuyết Đương Lai Biến Kinh
Giảng Ký
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Năm 1992 tại liên xã Đại Giác, Cựu Kim Sơn, Hoa Kỳ
Tâm Huệ ghi, Hàn Anh kiểm giảo
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Kinh này kinh văn không dài, nhưng rất khế cơ, có thể nói là từ bộ kinh nhỏ này chúng ta có thể nhận ra từ ba ngàn năm trước đây, đức Phật đã sớm nhìn thấy tình trạng xã hội hiện tại.
Kinh này mang tựa đề “Phật thuyết Đương Lai Biến Kinh”. Giải thích đơn giản,“Đương Lai” chỉ thời đại hiện tại của chúng ta, “Biến” nghĩa là biến hóa, tức là nói hiện tại con người biến hóa, thế giới biến hóa, ngay cả Phật giáo cũng bị biến hóa, sau khi bị biến hóa là tốt hay xấu? Người tu hành nên thành tựu đạo nghiệp của chính mình như thế nào đây? Bản kinh này giảng đúng vào những vấn đề thiết thân của chúng ta.
Bàn đến chuyện thế giới biến hóa, phỏng chừng hai mươi, ba mươi năm nay thật là dữ dội, khó thể nói là cái thuyết “ngày thế giới tận cùng” của Cơ Đốc Giáo đã xảy đến hay chưa?
Bàn về nhân tâm biến hóa, do hiện đại thông tin phát đạt, quan sát nhân tâm mọi địa phương chẳng khó khăn gì. Kinh dạy:“Y báo chuyển theo chánh báo”. “Chánh báo” chỉ thân tâm của con người. “Y báo” chỉ hoàn cảnh sanh hoạt. Hoàn cảnh xã hội hiện tại an hay nguy hoàn toàn phụ thuộc vào tâm con người nhân hậu hay tệ bạc. Từ cổ đến nay, đã có những việc an hay nguy trong lịch sử làm chứng. Xưa nay, trong nước, ngoài nước đều lấy việc quán sát nhân tâm để suy lường cát - hung, phước - họa; bởi thế, rất coi trọng quan niệm luân thường, đạo lý. Thế nhưng con người hiện đại chẳng màng đến những quan niệm đạo đức đó nữa, mà lấy chuyện tranh danh đoạt lợi làm chủ, bởi thế đến nỗi xã hội chẳng an định.
Lại xem trong Phật giáo, trong hai ngàn năm chẳng biến hóa lớn lao chi lắm là vì gìn giữ được những tiêu chuẩn, nguyên tắc. Kể từ mấy năm đề cao dân chủ tự do gần đây, cường điệu tự do ngôn luận, tự do xuất bản, Phật giáo phải đương đầu với những biến hóa chẳng thể dự liệu trước được. Nếu như chúng ta chẳng lắng lòng quán sát và tư duy, sẽ không có cách nào đối diện với những biến thiên của xã hội hiện thực, chẳng biết tu hành như thế nào? Trong bản kinh này, đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta [nên làm như thế nào].

Chánh kinh:
Văn như thị: nhất thời, Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ Thọ, Cấp Cô Độc viên, dữ đại tỳ-kheo chúng câu, tỳ-kheo ngũ bách cập chư Bồ Tát.
(Nghe như thế này: một thời, đức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, cùng các đại tỳ-kheo nhóm họp, năm trăm tỳ-kheo và các Bồ Tát).

“Văn như thị” là câu văn được dùng trong giai đoạn đầu của việc phiên dịch kinh văn, nó cũng chính là “như thị ngã văn”.Trong đoạn Tự Phần này, cũng có đủ sáu thứ thành tựu giống như [các kinh khác]. “Văn như thị” là Văn Thành Tựu. “Như thị” là Tín Thành Tựu. “Nhất thời” là Thời Thành Tựu. “Phật” là Chủ Thành Tựu. “Xá Vệ quốc, Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên”là Xứ Thành Tựu. “Dữ đại tỳ-kheo chúng câu. Tỳ-kheo ngũ bách cập chư Bồ Tát” là Chúng Thành Tựu.
Địa điểm đức Phật giảng kinh này và kinh A Di Đà giống nhau. Trong lúc ấy có thường tùy chúng (2) và Bồ Tát chúng hiện diện. Bởi thế, kinh này không chỉ giảng riêng về pháp Tiểu Thừa mà là giảng về căn bản tu hành cho cả pháp Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa.

Chánh kinh:
Nhĩ thời Thế Tôn cáo chư tỳ-kheo:
- Đương lai chi thế, đương hữu tỳ-kheo, nhân hữu nhất pháp bất tùng pháp hóa, linh pháp hủy diệt, bất đắc trường ích. Hà vị vi nhất? Bất hộ cấm giới, bất năng thủ tâm, bất tu trí huệ, phóng dật kỳ ý, duy cầu thiện danh, bất thuận đạo giáo, bất khẳng cần mộ độ thế chi nghiệp. Thị vi nhất sự linh pháp hủy diệt.
(Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:
- Trong đời tương lai, sẽ có tỳ-kheo nhân vì có một pháp chẳng thuận theo pháp giáo hóa, khiến cho pháp bị hủy diệt, chẳng được lợi ích lâu dài. Thế nào là một pháp? Chẳng giữ cấm giới, chẳng thể giữ tâm, chẳng tu trí huệ, buông lung tâm ý, chỉ cầu tiếng tốt, chẳng thuận đạo giáo, chẳng chịu siêng năng, kính mộ sự nghiệp độ đời. Đó là một sự khiến cho pháp bị hủy diệt)

Đoạn kinh này là đoạn thứ nhất của phần Chánh Tông. Ý nghĩa của toàn bộ đoạn kinh này là lấy ngay con người hiện đại để thuyết pháp, cũng có thể nói nó là một loại dự ngôn. Nói đơn giản, Phật bảo cùng các tỳ-kheo đang hiện diện, trong tương lai sẽ có một hạng tỳ-kheo do vì chẳng tùy thuận giáo pháp của Phật mà hoằng hóa, làm cho Phật pháp đi vào chỗ hủy diệt, khiến cho những người y pháp tu học sẽ chẳng thể đạt được lợi ích nơi Phật pháp. Phật lại nêu lên sáu sự việc, bất cứ sự việc nào cũng đủ làm cho chánh pháp bị hủy diệt.
Thứ nhất là “chẳng giữ giới cấm”, tức là chỉ hạng người coi thường Giới Luật, chẳng thể trì giới. Trong kinh nói: “Thiền là tâm Phật, Giáo là ngôn ngữ của Phật, Giới Luật là hành trì của Phật”. Nếu như vứt bỏ Giới Luật, Thiền và Giáo thành chuyện bàn suông, Phật pháp chẳng thể tồn tại trong thế gian. Nói đơn giản: Một quốc gia phải nhờ vào pháp trị để ổn định nhân tâm và duy trì trật tự xã hội an toàn. Giới Luật của nhà Phật giống như pháp luật của quốc gia, Phật giáo dùng Giới Luật để uốn nắn thân tâm của đệ tử Phật. Giới Luật lại giống như những lễ tiết do Khổng, Mạnh đề xướng trong Nho Giáo. Lễ tiết là căn bản, một khi bỏ lễ tiết đi chính là đánh mất căn bản, còn bàn chi chuyện học đạo nữa! Giới giống như Lễ, đều là căn bản. Học Phật mà buông bỏ căn bản, còn bàn chi chuyện khai hoa kết quả?
Vì sao nói Giới là căn bản của việc học Phật? Phật pháp bất luận là Tiểu Thừa hay Đại Thừa, đều kiến lập trên cơ sở ba Vô Lậu Học Giới - Định - Huệ. Có giữ Giới thì Định mới có thể phát sanh, nhân Định mà khai Huệ. Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có, nhưng chỉ có trì giới thì mới có thể khiến cho tâm thanh tịnh, bình đẳng. Tinh thần của Giới Luật chính là như tổ Ấn Quang đã dạy: “Đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện”. Thiện hay ác chỉ trong một niệm tâm; trừ sạch phân biệt, vọng tưởng, chấp trước, tâm thanh tịnh sẽ tự nhiên hiện tiền. Cõi lòng thanh tịnh ắt trí huệ mở rộng. Đức Phật hoàn toàn do sự việc này mà xuất thế; bởi thế Giới Luật mang tánh chất trọng yếu là do đây.
Thứ hai, “chẳng thể giữ tâm”: hết thảy pháp đều do tự tâm biến hiện ra, tâm thiện thì vạn pháp đều thiện, tâm ác thì vạn pháp đều ác. Xã hội hiện tại thoạt nhìn tưởng là tiến bộ, nhưng thật ra suy thoái rất nhiều. Bởi lẽ, trước kia mọi người sanh sống an cư lạc nghiệp, còn thế giới hiện tại nơi nào cũng động loạn, nguyên nhân là do con người hiện tại tâm chẳng thuần hậu, chẳng màng đạo nghĩa, chỉ quan tâm đến lợi hại, phải có lợi cho mình mới thành bè bạn, kẻ nào bất lợi cho mình liền thành địch nhân. Ai nấy chẳng giữ lấy cái tâm lành, sao xã hội an ổn cho được? Bậc thánh nhân thời cổ là Mạnh Tử đã nói: “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hỹ” (đạo học vấn không có gì khác, cốt sao phóng tâm mà thôi!). Ý Ngài nói: Cái đạo cầu học chỉ cốt sao thâu hồi vọng tưởng tạp niệm, cũng giống như kinh Di Đà dạy “nhất tâm bất loạn”.
Thứ ba, “chẳng tu trí huệ”: Tương phản của trí huệ là ngu si. Người ngu si chẳng biết mình ngu si, suốt ngày điên đảo loạn tưởng; chân - giả, tà - chánh chẳng phân, thường coi tà pháp là chánh pháp, tưởng chánh pháp là tà pháp, đáng thương vô cùng! Có hai phương pháp tu trí huệ: Một là Thiền Định (tham thiền); hai là như bên Giáo nói “đọc tụng kinh điển Đại Thừa”. Đọc tụng kinh điển Đại Thừa thì cũng phải hiểu mới lãnh hội được; nếu không, vẫn rớt vào ngu si như cũ. Đọc kinh cũng giống hệt như Thiền Định, chuyên tu tâm thanh tịnh. Tụng kinh phải giống như lấy đá đè cỏ, phải từng chữ phân minh, lúc tụng kinh chẳng được suy lường lung tung ý nghĩa kinh văn. Nếu như vọng niệm có hiện tiền, đừng quan tâm gì đến nó, cứ tiếp tục đọc tụng, trừ khử vọng tưởng, chấp trước, chẳng nghiên cứu thảo luận, đợi khi nào trí huệ hiện tiền, tự nhiên bản tánh quang minh hiển phát.
Thứ tư là “buông lung tâm ý”: tức là như thế nhân nói “chạy theo lòng ham muốn trong tâm”. Nói đơn giản là các vọng niệm Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi khởi lên tác dụng trong tâm.
Thứ năm là “chỉ cầu tiếng tốt”: tức là như người đời thường nói “nâng cao mức độ người khác biết đến tên mình”. Tình hình Phật giáo hiện tại cũng có biến chuyển, hiện thời có Phật giáo mang hình thức tôn giáo, Phật giáo mang tánh chất học thuật, Phật giáo tà giáo, và Phật giáo mang hình thức truyền thống. Trước mắt còn phát hiện một loại Phật giáo phô trương hoa mỹ, quảng cáo ầm ĩ, có những hoạt động bon chen cùng thời đại, bày vẽ náo nhiệt, mười phần săn đón hiện đại hóa, trọn chẳng có nội dung Phật giáo chân chánh. Đây cũng là một hiện tượng trong đời loạn vậy.
Thứ sáu là “chẳng thuận đạo giáo, chẳng siêng năng, kính mộ sự nghiệp độ đời”: Câu này chỉ những tỳ-kheo hoằng pháp chẳng tuân lời Phật dạy dỗ mà tu hành, chỉ là tu hành ngoài cửa miệng, thân hạnh chẳng tu. “Siêng năng, kính mộ sự nghiệp độ đời” nghĩa là người tu hành ngưỡng mộ Phật pháp, thực hiện sự nghiệp tự lợi, lợi tha. Thế nhưng người tu hành trong thời Mạt Pháp, đạo tâm tu hành chẳng kiên định, chẳng tin vào thiện căn của chính mình, bỏ phế sự nghiệp tự độ và hóa độ chúng sanh, đáng tiếc vô cùng, khiến cho Phật pháp càng thêm đọa lạc.
Dưới đây là đoạn kinh văn thứ hai trong phần Chánh Tông. Phật bảo các hàng tỳ-kheo, còn có hai sự kiện khiến cho Phật pháp bị hủy diệt.

Chánh kinh:
Phật cáo tỳ-kheo:
- Phục hữu nhị sự, linh pháp hủy diệt, hà vị vi nhị?
Nhất, bất hộ cấm giới, bất nhiếp kỳ tâm, bất tu trí huệ, súc thê dưỡng tử, phóng tâm tứ ý, cổ tác trị sanh, dĩ cộng tương hoạt.
Nhị, bạn đảng tương trước, tắng phụng pháp giả, dục linh hãm đọa, cố vi ngôn nghĩa, vị chi du siểm, nội phạm ác hạnh, ngoại dương thanh bạch.
Thị vi nhị sự, linh pháp hủy diệt.
(Phật bảo tỳ-kheo:
- Lại có hai sự khiến pháp hủy diệt, những gì là hai?
Một: chẳng giữ cấm giới, chẳng nhiếp tâm ý, chẳng tu trí huệ, chứa vợ nuôi con, buông lung tâm ý, buôn bán kiếm lợi để cùng chung sống)
Hai: đắm chấp bè đảng, ghét kẻ kính pháp, muốn cho kẻ ấy bị hãm đọa, cố làm [ra vẻ] nói năng tốt lành, thật ra là dua dối, siểm nịnh. Trong phạm ác hạnh, ngoài giả vờ thanh bạch.
Đấy là hai sự khiến pháp hủy diệt).

Thứ nhất là “chẳng giữ cấm giới, chẳng nhiếp tâm ý (chẳng thể giữ tâm), chẳng tu trí huệ”: Ở trên đã giải thích rồi, ở đây chẳng cần phải nhắc lại nữa.
“Nuôi con chứa vợ”: trong thời kỳ Mạt Pháp, người xuất gia bèn nuôi dưỡng vợ con. Trước kia, trong thời kỳ Duy Tân dưới đời Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật Bản, vì chánh sách quốc gia, người xuất gia nhất định phải lấy vợ sanh con rồi sau đó mới được phép xuất gia. Đến nay, ngoại trừ những vị tăng khổ hạnh trên núi cao, những người xuất gia dưới đồng bằng của Nhật Bản đại đa số đều có gia đình.
“Phóng tâm tứ ý” (buông lung tâm ý) giống như câu “phóng dật kỳ ý” [ở phần trên].
“Buôn bán kiếm lợi để cùng chung sống”: chỉ người xuất gia hiện thời tâm chẳng hướng đến đạo, sanh sống chẳng nhờ vào hai chúng tại gia cúng dường, bọn họ cũng có các cách kiếm lợi, hành vi chẳng đúng pháp như thế đó, tâm chẳng an trụ nơi đạo, nên càng chẳng thể thanh tịnh.
Thứ hai là “đắm chấp bè đảng”: chỉ người xuất gia chia phe, chia đảng, tạo ra những tổ chức nhỏ, đoàn thể nhỏ, bài xích những con người, những sự vật xung đột với quyền lợi của chính mình.
“Ghét người kính pháp”: phàm những ai tu hành chân chánh bèn nghĩ cách bài xích họ, chẳng ủng hộ, tạo đủ mọi chướng ngại.
“Cố làm ra vẻ nói năng tốt lành, thật ra là dua dối, siểm nịnh”: Những kẻ đó có thể nói lời tốt lành, chuyên môn săn đón bợ đỡ người, ngoài miệng nói nghe rất hay. Người chẳng hiểu rõ, tưởng câu nào cũng tốt lành cả, rốt cuộc bị họ lừa dối, mắc hại. Thiện tri thức chân chánh thì xử thế, đãi người, tiếp vật, thái độ hoàn toàn chẳng giống với bọn họ. Phàm những bậc thiện tri thức khuyên đời, những lời nói ra đều là “trung ngôn nghịch nhĩ” (lời thật chối tai), thế mà người đời cứ thích nghe lời dối gạt, chẳng thích nghe khuyên nhủ.
“Trong phạm hạnh, ngoài giả vờ thanh bạch”: Câu kinh này ý nói có hạng người xuất gia làm ra vẻ đạo mạo nghiêm nghị, bề ngoài giả vờ như rất đúng pháp, trang nghiêm hệt như Phật, như Bồ Tát, còn bên trong thì tư tưởng, kiến giải, hành vi, thậm chí còn kém hơn cả người ngoài đời. Hai điều nói trên là hai yếu tố khiến cho Phật pháp hủy diệt.

Chánh kinh:
Phật cáo chư tỳ-kheo:
- Phục hữu tam sự linh pháp hủy diệt, hà vị vi tam?
Nhất, ký bất hộ cấm giới, bất năng nhiếp tâm, bất tu trí huệ.
Nhị, tự độc văn tự, bất thức cú đậu, dĩ thượng trước hạ, dĩ hạ trước thượng, đầu vĩ điên đảo, bất năng giải liễu nghĩa chi sở quy, tự dĩ vi thị.
Tam, minh giả ha chi, bất tùng kỳ giáo, phản hoài sân hận, vị tương tật đố, thức nghĩa giả thiểu, đa bất biệt lý, hàm vân vi thị.
Thị vi tam sự, linh pháp hủy diệt.
(Phật bảo các tỳ-kheo:
- Lại có ba sự khiến pháp hủy diệt, những gì là ba?
Một, đã chẳng giữ cấm giới thì chẳng thể nhiếp tâm, chẳng tu trí huệ.
Hai, tự đọc văn tự, chẳng biết chấm câu, đem trên đặt xuống dưới, lấy dưới đặt lên trên, đầu đuôi điên đảo, chẳng thể hiểu nghĩa lý trọn vẹn đi về đâu, tự cho là đúng.
Ba, người sáng suốt quở trách, chẳng tuân lời dạy, ngược lại sân hận, bảo là [kẻ ấy] ghen ghét. Người biết nghĩa thì ít, đa số chẳng phân biệt được, đều cho là đúng.
Đó là ba sự khiến pháp hủy diệt)

Đoạn kinh này là đoạn thứ ba của phần Chánh Tông. Phật nói có ba sự việc có thể khiến cho Phật pháp trong thế gian này dần dần bị hủy diệt mất.
Thứ nhất là “đã chẳng giữ cấm giới thì chẳng thể nhiếp tâm, chẳng tu trí huệ”: ở phần trên đã giải thích, ở đây chẳng cần phải nhắc lại.
Thứ hai, “tự đọc văn tự, chẳng biết chấm câu, đem trên đặt xuống dưới, lấy dưới đặt lên trên, đầu đuôi điên đảo, chẳng thể hiểu nghĩa lý trọn vẹn đi về đâu, tự cho là đúng”: Câu này ý nói: Đối với học vấn thế gian, trình độ văn học chẳng giỏi, bèn đem những dấu chấm, dấu phẩy… trong văn chương ra sử dụng sai lầm, khiến câu cú trên dưới chẳng thuận, tự phân đoạn để hiểu nghĩa, chẳng phù hợp với ý gốc của nguyên văn.
Nói theo phương diện học Phật, kinh điển nhà Phật bất luận Tiểu Thừa hay Đại Thừa đều từ Chân Như Bản Tánh của đức Phật mà phát huy, lưu xuất. Dù so với cổ văn Trung Quốc, văn tự của những kinh Phật đã được phiên dịch dễ đọc hơn nhiều, nhưng những nghĩa lý sâu thẳm trong ấy tuyệt đối chẳng dễ gì thể hội được. Bởi thế, chúng sanh thời Mạt Pháp trí huệ cạn mỏng, rất dễ hiểu sai lệch nghĩa kinh, chẳng thể chấm câu, ngắt mạch phân minh, thường đọc sai câu văn, câu trước chẳng phù hợp câu sau, đầu đuôi điên đảo, chẳng thể hiểu rõ triệt để ý nghĩa kinh, rồi tự cho mình là đúng, lại còn dạy lầm người khác, hậu quả rất đáng lo ngại!
Thứ ba là “người sáng suốt quở trách, chẳng tuân lời dạy, ngược lại sân hận, bảo là [kẻ ấy] ghen ghét. Người biết nghĩa thì ít, đa số chẳng phân biệt được, đều cho là đúng. Đó là ba sự khiến pháp hủy diệt”: Trong thời kỳ Mạt Pháp, có thể thành tựu đạo nghiệp của chính mình hay không là do có hiểu được một đoạn kinh văn [hay không?] Đoạn kinh văn này ý nói: Người minh tâm kiến tánh hoặc là người tâm địa quang minh, trông thấy hành nhân đi lầm đường, do hảo ý bèn chỉ dạy cho, nhưng đối phương chẳng những không nghe, chẳng thể tuân phục sửa đổi cho đúng, trái lại còn ôm lòng ghen ghét, căm hận, thậm chí còn mưu toan hãm hại thiện tri thức. Rất nhiều người chẳng biết nghĩa chân thật của đức Như Lai đã nói, đối với sai lầm đó chẳng thể phân biệt, thường lẫn lộn điên đảo thiện - ác. Người ta nói vậy thì cũng hùa theo quần chúng, ngược ngạo thừa nhận những gì sai lầm là đúng, ủng hộ kẻ tri kiến bất chánh, lợt lạt, xa lìa thiện tri thức, kết quả là tạo thành nghiệp nhân ba ác đạo.
Ba điều trên đây tuy chưa làm cho Phật pháp bị đoạn diệt trên thế gian này, nhưng làm cho Phật giáo bị biến chất. Trước đây, thầy Lý Bỉnh Nam có nói: “Phật pháp suy vi dần dần”. Dưới cái nhìn của người hiện đại, lời nói này khó có thể tin tưởng hoàn toàn. Bởi lẽ, hiện thời khoa học phát đạt, ấn loát nhanh chóng, có thể in kinh Phật với số lượng lớn, chẳng dễ gì thất truyền, khác xa trước kia, một cuốn sách khó tìm, hễ có được một cuốn là thù thắng lắm. Nay gần như mỗi cá nhân trong tay có một bộ Đại Tạng Kinh, sao lại nói là Phật pháp dần dần suy vi cho được? Đến giờ đây tôi mới đột nhiên đại ngộ: Nếu dùng cái tâm phàm phu của chúng ta giải thích kinh Phật thì kinh sách dù có nhiều vẫn hoàn toàn là biến chất, nghĩa là đem Chân Như Bổn Tánh của Như Lai đổi thành ý thức của phàm phu. Nói cách khác, dùng tâm ý thức phàm phu hiểu cong quẹo ý nghĩa kinh Phật. Bởi thế, Phật pháp bị tiêu mất, đây là vấn đề nghiêm trọng vô cùng.

Chánh kinh:
Phật cáo chư tỳ-kheo:
- Phục hữu tứ sự linh pháp hủy diệt, hà vị vi tứ?
Nhất, tương lai tỳ-kheo dĩ xả gia nghiệp, tại không nhàn xứ, bất tu đạo nghiệp.
Nhị, hy du nhân gian, hội náo chi trung, hành lai đàm ngôn, cầu hảo ca-sa, ngũ sắc chi phục.
Tam, cao thính viễn thị, dĩ vi ỷ nhã, tự dĩ cao đức, vô năng cập giả, dĩ tạp toái trí, tỷ nhật nguyện chi minh súc dã.
Tứ, bất nhiếp tam sự, bất hộ căn môn, hành phụ nữ gian, tuyên văn sức từ, đa ngôn ngẫu hợp, dĩ động nhân tâm, sử thanh biến trược, thân hạnh hoang loạn, chánh pháp phế trì.
Thị vi tứ sự, linh pháp hủy diệt.
(Phật bảo các tỳ-kheo:
- Lại có bốn sự khiến pháp hủy diệt, những gì là bốn?
Một, trong tương lai tỳ-kheo đã bỏ gia nghiệp, ở chỗ nhàn vắng chẳng tu đạo nghiệp.
Hai, ưa thích dạo chơi những chỗ náo nhiệt trong nhân gian, qua lại trò chuyện, cầu ca-sa tốt, y phục năm màu.
Ba, nghe cao nhìn xa, cho là khéo nhã, tự cho là đức độ cao trọng, không ai bằng được, tự đem cái trí tạp nhạp sánh cùng ánh sáng mặt trời, mặt trăng.
Bốn, chẳng nhiếp ba sự, chẳng giữ căn môn, xen lộn phụ nữ, nói lời bóng bẩy, hay nói ve vuốt đón ý để lấy lòng người, biến trong thành đục, thân hạnh hoang loạn, bỏ phế chánh pháp.
Đó là bốn sự khiến pháp hủy diệt)

Đoạn kinh này quá nửa là phê phán người xuất gia, thuộc đoạn thứ tư trong phần Chánh Tông. Phật bảo các tỳ-kheo:“Trong tương lai có bốn sự việc sẽ khiến cho Phật pháp hủy diệt”.
Thứ nhất, “trong tương lai tỳ-kheo đã bỏ gia nghiệp, ở chỗ nhàn vắng chẳng tu đạo nghiệp”. Điều quan trọng nhất ở đây là “ở chỗ nhàn vắng”. Câu này không có nghĩa là phải xa lìa đô thị, tìm vào núi hoang, chỗ không một bóng người để tu hành, cũng chẳng có nghĩa là chơi không nhàn rỗi, mà chính là ngày nay chúng ta sống trong xã hội làm việc mưu sinh, khi nào xong việc khi đó là “nhàn vắng”. Người xuất gia vì bị công việc tại gia phiền nhiễu, bèn phát tâm xuất gia, chứ không phải muốn tìm nơi nhàn rỗi. Xuất gia có công việc của người xuất gia. Bởi thế, người xuất gia phải dùng những lúc nhàn rỗi để tu hành tập đạo. Câu này nói đơn giản có nghĩa là: “Trong tương lai, các tỳ-kheo bỏ những sự nghiệp kinh doanh kiếm sống của đời tại gia đi xuất gia, nhưng chẳng tu đạo, chẳng tu hành, chẳng gánh vác gia nghiệp của Như Lai, bỏ lỡ quang âm”.
Vì sao nói chẳng tu đạo nghiệp? Tông chỉ giáo dục của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là nhằm làm cho chúng ta nhận thức được chân tướng của nhân sanh vũ trụ. “Vũ trụ” chỉ hoàn cảnh sanh sống của chúng ta; “nhân sanh” chỉ chính mình. Chúng ta tu hành là tu đến khi tự mình giác ngộ, đó là chân tu hành; ngược lại là mê hoặc điên đảo. Mục đích xuất gia tu hành là học theo đức năng, giác đạo của Phật, chẳng mê hoặc, điên đảo, thực sự hiểu chân tướng của nhân sanh, vũ trụ. Ai có thể tự ngộ, ngộ được Thật Tướng của các pháp, thì lục căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần sẽ chẳng bị cảnh giới xoay chuyển, tâm địa thanh tịnh, một dạ hướng về đạo, tự nhiên gánh vác được gia nghiệp của Như Lai, làm công tác hoằng pháp lợi sanh. Đấy là đạo nghiệp người xuất gia nên tu, điều người xuất gia phải làm là tu hành, hoàn toàn chẳng phải là phế bỏ sự thế gian, đến chùa viện mong cầu nhàn hạ thanh tịnh, bỏ uổng quang âm.
Thứ hai, “ưa thích dạo chơi những chỗ náo nhiệt trong nhân gian, qua lại trò chuyện, cầu ca-sa tốt, y phục năm màu”: Đây là hiện tượng thứ năm “Phật giáo phô trương hoa mỹ” trong Phật giáo hiện tại, hoàn toàn trái nghịch lời Phật răn dạy. Như các pháp hội giảng kinh, chú tâm bày vẽ hoa lệ, chưng dọn đạo tràng đẹp đẽ, choáng lộn, không có chút khí phận thanh tịnh trang nghiêm nào; thậm chí rải hoa, ca xướng v.v... hội trường thiết kế giống như sân khấu trình diễn, bày ra những kiểu chẳng tự nhiên, xem không giống ai cả. Người xuất gia cầu ca-sa mỹ lệ. Tác pháp như vậy khiến thế nhân trong tương lai chẳng còn tôn kính người xuất gia nữa.
Thứ ba, “nghe cao nhìn xa, cho là khéo nhã, tự cho là đức độ cao trọng, không ai bằng được, tự đem cái trí tạp nhạp sánh cùng ánh sáng mặt trời, mặt trăng”. Đây là nói về ngạo mạn, tự mình ngạo nghễ, coi thường hết thảy, đem thế trí biện thông sánh với trí huệ chân thật của chư Phật, Bồ Tát, thậm chí cho rằng chư Phật, Bồ Tát cũng không bằng được mình. Có kẻ còn nói quá đáng: “Kinh điển đều chẳng thể nhờ cậy được”, khác nào chính họ đã thật sự thành tiên, thành Phật rồi; bởi thế phải soạn kinh mới, cho rằng kinh điển cũ đều đáng bị đào thải. Đây chẳng những làm cho pháp bị hủy diệt, mà còn là đẩy nhanh tốc độ hủy diệt pháp.
Thứ tư, “chẳng nhiếp ba sự, chẳng giữ căn môn, xen lộn phụ nữ, nói lời bóng bẩy, hay nói ve vuốt đón ý để lấy lòng người, biến trong thành đục, thân hạnh hoang loạn, bỏ phế chánh pháp. Đấy là bốn sự khiến pháp hủy diệt”.
“Chẳng nhiếp ba sự” là chẳng giữ gìn ba nghiệp thân, ngữ, ý. “Chẳng giữ gìn căn môn” là chẳng giữ gìn sáu căn. Hai câu trên nói gộp lại chính là ý “chẳng giữ Giới Luật” đã nói ở phần trên, chẳng giữ quy củ, thậm chí ngay đến cả lễ pháp thế gian cũng chẳng đoái hoài.
“Xen lộn phụ nữ, nói lời bóng bẩy, hay nói ve vuốt đón ý để lấy lòng người, biến trong thành đục, thân hạnh hoang loạn, bỏ phế chánh pháp”: Trong đoạn này, so ra câu chẳng dễ hiểu là câu “đa ngôn ngẫu hợp” (hay nói ve vuốt đón ý). Kinh này được dịch vào thời Nam Bắc Triều, cách đời Hán không xa lắm. Đương thời, chữ “ngẫu” là một thuật ngữ rất phổ thông, có nghĩa là “hoa ngôn xảo ngữ đón trước ý người”, nghĩa là nói năng rất khéo. Khéo nói ở đây chẳng giống với “ái ngữ” trong Tứ Nhiếp Pháp của nhà Phật; Tứ Nhiếp Pháp lấy trí huệ làm cơ sở. Nói cách khác, người xuất gia chẳng dạy người khác tu hành chánh pháp, trái lại, quyến dụ người hành tà đạo, chẳng phải là chuyện tốt lành gì.
Tóm lại, đoạn kinh này có nghĩa là người xuất gia chẳng tuân thủ Giới Luật, quy củ; nhất là trong thời đại ngôn luận tự do xuất bản, kiến giải, tư tưởng hỗn loạn hiện thời, càng chẳng thể kiến lập Lục Hòa Kính, Tăng đoàn chẳng hòa mục, đánh mất công năng giáo hóa chúng sanh, bình nhật thường xen tạp với phụ nữ chẳng chút kiêng dè, nói năng chẳng trung thực, chỉ chuộng văn từ hoa lệ, đón ý người nghe, chẳng hoằng dương chánh pháp. Ngược lại còn làm những sự việc hoang loạn thân tâm như thế đó, trái nghịch pháp thanh tịnh, đi vào chỗ hỗn độn, ô trược. Nếu như có bốn sự việc đó thì Phật pháp trong thế gian dù còn giữ được hình thức, đã chẳng còn thực chất hoặc đã bị biến chất rồi.

Chánh kinh:
Phật cáo tỳ-kheo:
- Phục hữu ngũ sự, linh pháp hủy diệt, hà vị vi ngũ?
Nhất, hoặc hữu tỳ-kheo, bổn dĩ pháp cố, xuất gia tu đạo, phế thâm kinh giáo, thập nhị nhân duyên, tam thập thất phẩm, Phương Đẳng thâm diệu huyền hư trí huệ, trí độ vô cực, thiện quyền phương tiện, không, vô tướng nguyện, chí hóa chi tiết.
Nhị, phản tập tạp cú thiển mạt tiểu kinh, thế tục hạnh cố, vương giả kinh điển loạn đạo chi nguyên, háo giảng thử nghiệp, dị giải thế sự, thú đắc nhân tâm, linh kỳ hoan hỷ, nhân trí danh văn.
Tam, tân văn pháp nhân, thiển giải chi sĩ, ý dụng diệu quyết, thâm đạt chi sĩ, bất dụng vi giai.
Tứ, thiên long quỷ thần bất dĩ vi hỷ, tâm hoài ấp thích, khẩu phát tư ngôn: “Đại pháp dục diệt, cố sử kỳ nhiên, xả diệu pháp hóa, phản tuyên tạp cú”. Chư thiên lưu lệ, tốc thệ nhi khứ.
Ngũ, do thị chánh pháp sảo sảo kiến xả, vô tinh tu giả.
Thị vi ngũ sự, linh pháp hủy diệt.
(Phật bảo tỳ-kheo:
- Lại có năm sự khiến pháp hủy diệt. Những gì là năm?
Một, hoặc là có tỳ-kheo vốn vì pháp nên xuất gia tu đạo, bỏ kinh giáo sâu, Thập Nhị Nhân Duyên, Ba Mươi Bảy Phẩm, trí huệ huyền hư thâm diệu của Phương Đẳng, trí độ vô cực, thiện quyền phương tiện, không, vô tướng nguyện, ngay đến cả lễ tiết giáo hóa.
Hai, trái lại tu tập những kinh nhỏ nhoi, nhánh lá, nông cạn, những câu tạp nhạp, những hạnh thế tục, nên để kinh điển của hàng Vương Giả làm loạn nguồn đạo, thích giảng những sự nghiệp, những việc đời dễ hiểu đó cốt lấy lòng người khiến họ hoan hỷ, nhân đó có được danh văn.
Ba, người mới nghe pháp, kẻ hiểu biết kém, tưởng đó là bí quyết mầu nhiệm, bậc thông đạt sâu xa chẳng cho là hay.
Bốn, trời, rồng, quỷ thần chẳng coi đó là vui, trong lòng buồn bực, miệng nói như thế này: “Đại pháp sắp diệt nên đến nỗi như thế, bỏ việc giáo hóa diệu pháp, trái lại tuyên nói những câu tạp nhạp”. Chư thiên đẫm nước mắt, nhanh chóng bỏ đi.
Năm, do vậy pháp dần dần thấy bị bỏ phế, không người tinh ròng tu tập.
Đó là năm sự khiến pháp hủy diệt)

Đây là đoạn cuối cùng trong phần Chánh Tông. Phật bảo các tỳ-kheo lại có năm sự khiến pháp bị hủy diệt.
Thứ nhất, “hoặc là có tỳ-kheo vốn vì pháp nên xuất gia tu đạo, bỏ kinh giáo sâu, Thập Nhị Nhân Duyên, Ba Mươi Bảy Phẩm, trí huệ huyền hư thâm diệu của Phương Đẳng, trí độ vô cực, thiện quyền phương tiện, không, vô tướng nguyện, ngay đến cả lễ tiết giáo hóa”. Đoạn này ý nói có những tỳ-kheo phát tâm chân chánh xuất gia, khó có vô cùng, nhưng bọn họ vứt bỏ những kinh điển sâu rộng chẳng học, chỉ xem những văn tự thô thiển, hoặc là những cuốn Phật Học Khái Luận, Phật Học Nhập Môn… do người hiện thời biên soạn, càng xem càng thích học văn Bạch Thoại, còn kinh điển nguyên văn xem chẳng hiểu thì chẳng chịu tích cực thâm nhập, tìm hiểu. Ngược lại, đối với Thập Nhị Nhân Duyên, Ba Mươi Bảy Đạo Phẩm, kinh điển Phương Đẳng v.v… là những pháp điển trí huệ cao sâu, thiện xảo tột bậc, thiện quyền phương tiện, họ chẳng thèm nghiên cứu kỹ, chẳng phát nguyện học tập, để thành người xuất gia thật sự thông đạt Phật pháp.
Thứ hai, “trái lại tu tập những kinh nhỏ nhoi, nhánh ngọn, nông cạn, những câu tạp nhạp, những hạnh thế tục, nên để kinh điển của hàng vương giả làm loạn nguồn đạo, thích giảng những sự nghiệp, những việc đời dễ hiểu đó, cốt lấy lòng người khiến họ hoan hỷ, nhân đó có được danh văn”. Câu này ý nói người xuất gia chẳng học kinh giáo, hoàn toàn dùng văn chương, tạp chí, báo chí v.v… của người hiện tại làm tài liệu giảng dạy. Ở đây, chữ “vương giả” chẳng chỉ nhân vương mà là chỉ Ma Vương. Ma Vương muốn phá hoại Phật pháp, nhân vương dạy người tu Thập Thiện, duy trì xã hội an toàn. Văn chương do người hiện tại soạn ra chính là phá hoại Phật pháp, chỉ nhằm mục đích cầu danh văn, lợi dưỡng, chẳng nhằm hoằng pháp lợi sanh. Bởi thế, nội dung toàn là bàn nói chuyện thế gian, cốt sao vừa lòng người, ve vuốt đại chúng để được yêu thích, không gì chẳng phải là gây tạo nghiệp nhân ba ác đạo, sao sánh nổi với nghĩa thú chân thật của kinh Phật cho được?
Thứ ba, “người mới nghe pháp, kẻ hiểu biết kém, tưởng đó là bí quyết mầu nhiệm, bậc thông đạt sâu xa chẳng cho là hay”. Có những người theo đuổi sự nghiệp giáo dục, trình độ giáo dục hơn mức cao đẳng, văn chương chủ yếu dùng những câu dễ hiểu, nông cạn, rõ ràng; người hiện thời xem đến những văn chương trước tác đó có thể lãnh hội được ngay. Nhưng những ngôn luận, văn tự ấy đều là tác dụng của tâm ý thức, chuyên vận dụng khéo léo những chuyện nhân - ngã, thị - phi cốt sao người đọc khoái ý, so với kinh Phật khác biệt một trời một vực. Hễ càng đọc nhiều những truyền thuyết văn tự chẳng chánh đáng, càng thêm dễ mê hoặc, điên đảo. Nếu đọc tụng kinh điển Đại Thừa, ắt sẽ hỗ trợ khai ngộ. Tuy vậy, kinh điển thâm áo khó hiểu, khi đọc thuần thục sẽ tự nhiên chứng nhập cảnh giới. Như thường nói: “Kinh thư bất yếm bách hồi độc” (kinh sách chẳng ngại đọc lại trăm lần), đọc kinh có thể tu Tam Học Giới - Định - Huệ, trừ khử chấp trước, phân biệt, vọng tưởng. Hễ là bậc thông đạt đều hiểu sâu sa đạo lý này, đương nhiên đối với những sách tạp nhạp, văn chương thiển cận, họ chẳng xem là hay.
Thứ tư, “trời, rồng, quỷ thần chẳng coi đó là vui, trong lòng buồn bực, miệng nói như thế này: “Đại pháp sắp diệt nên đến nỗi như thế, bỏ việc giáo hóa diệu pháp, trái lại tuyên nói những câu tạp nhạp”. Chư thiên đẫm nước mắt, nhanh chóng bỏ đi”. Các vị trời, rồng hộ pháp quỷ thần, Bồ Tát v.v…đều giống đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trông thấy hiện tượng này, đều vô cùng đau khổ, ứa nước mắt, chẳng ai không than thở. Tà tri tà kiến nhiễu loạn sự thanh tịnh của thế nhân, nhiễu loạn thế gian, hủy diệt Phật pháp. Thánh nhân có nói: “Quốc chi tương vong, tất xuất yêu nghiệt” (nước nhà sắp mất, yêu nghiệt ắt hiện); Phật pháp sắp diệt cũng vậy, tà tri tà kiến, yêu ma quỷ quái nhất định xuất hiện nhiễu loạn thế gian, hủy diệt Phật pháp. Nếu chúng ta là những kẻ hộ pháp nơi cửa Phật, chẳng thể đại lực hộ trì hoằng dương chánh pháp; trái lại vứt bỏ sự nghiệp hoằng pháp giáo hóa chúng sanh, tán đồng những ngôn luận, tạp chí thô thiển ấy, khiến chánh pháp diệt vong nhanh hơn, khiến cho thiên long hộ pháp đều đẫm nước mắt rời bỏ chúng ta.
Thứ năm, “do vậy pháp dần dần thấy bị bỏ phế, không người tinh ròng tu tập”. Do chúng ta chẳng biết thị - phi, thiện - ác, tà - chánh, điên đảo lầm loạn đến nỗi những hiện tượng ấy dần dần khuếch tán toàn thế giới, do sai lâu ngày chất chứa, đại chúng coi đó là đúng, cũng không cách nào nhận biết Phật pháp chân chánh, rất khó kiếm được người thật sự tinh ròng tu tập.
Đoạn kinh văn tiếp theo đây vô cùng trọng yếu, phần trên là Phật dạy chúng ta nhận thức hoàn cảnh, phần dưới Phật dạy các tỳ-kheo nên tu hành như thế nào mới chẳng đến nỗi phạm lỗi khiến chúng sanh bị lầm lạc. Nếu chúng ta có thể nghe theo lời Phật dạy dỗ, thật sự sửa đổi những lỗi lầm trước kia, thì cũng có thể gọi là “tu trì”. Biết lỗi liền sửa là một biểu hiện của trí huệ trong nhà Phật. Giờ đây chúng ta hãy nghe những lời Phật răn dạy, đó cũng là lời tổng kết cho phần Chánh Tông.

Chánh kinh:
Phật cáo tỳ-kheo:
- Ngô diệt độ hậu, hữu thử tà sự thập ngũ chi loại, linh pháp hủy diệt, nhất hà thống tai.
(Phật bảo tỳ-kheo:
- Sau khi ta diệt độ, có mười lăm loại tà sự như thế khiến pháp bị hủy diệt, đáng đau buồn thay!)

Phần trên, Phật nói một pháp, hai pháp, ba pháp, bốn pháp, năm pháp, tổng cộng đã nêu lên mười lăm tà sự tỳ-kheo sẽ mắc phải trong thời Mạt Pháp, đó cũng là những hiện tượng trong đời loạn. Thế nhưng, thật ra những sự việc chẳng đúng pháp rất nhiều, chẳng thể kể trọn, há nào chỉ có những sự như vừa mới nói ư! Trong tương lai, những tà pháp đó một khi xuất hiện trong thế gian này nhất định sẽ dẫn Phật pháp đi vào con đường hủy diệt. Bởi thế, Phật nói đến đây, đau lòng vô cùng, bèn cảm thán. Giờ đây, đức Phật lại nói tiếp:

Chánh kinh:
Nhược hữu tỳ-kheo dục đế học đạo, khí quyên ỷ sức, bất cầu danh văn, chất phác thủ chân, tuyên truyền chánh pháp.
(Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành, tuyên truyền chánh pháp)

“Đế” nghĩa là chân thật. Ở đây đức Phật răn dạy chúng ta: Nếu các vị muốn đạt được thành tựu trên con đường tu học Phật đạo, thì phải chú ý mấy nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, “hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn” (khí quyên ỷ sức). Ỷ nghĩa là mỹ lệ, Sức là trang sức. Phật khuyến cáo các tỳ-kheo hãy nên từ bỏ hưởng thụ vật chất. Bởi lẽ, người hiện tại tìm tòi hoa lệ, sanh hoạt xa xỉ, chẳng hạn như đạo tràng phải xây dựng sao cho giàu có, hoa lệ, đường bệ, y phục màu sắc phải diêm dúa, choáng lộn, lúc giảng kinh thuyết pháp cũng phải có lễ đài, trên lễ đài bày biện rực rỡ, diêm dúa như sân khấu. Đấy đều là những điều trái nghịch đạo giác, chẳng phải là điều người tu hành nên có.
Thứ hai, “chẳng cầu danh văn”: Chữ “danh văn” bao gồm ngũ dục lục trần, thất tình ngũ dục, là căn nguyên chướng đạo, người tu đạo phải từ bỏ cho thiệt sạch, chớ để nhiễm trước thì đạo tâm mới khỏi bị hao mòn.
Thứ ba, “chất phác, giữ lòng chân thành”: Đây chính là thái độ cần phải có. Phần trên đã có nói đến đạo lý “chúng ta tu hành chuộng thực chất chứ không chuộng hình thức”. “Chất phác” nghĩa là đơn giản, thô phác. “Thủ chân” là chân tâm thành ý, nghĩa là người học Phật chúng ta từ cuộc sống cho đến đạo tràng càng giản dị, đơn sơ càng hay, chớ thực hành kiểu Phật sự chạy theo thói đời, phải chân thật niệm Phật tu tập, giữ gìn cái tâm thanh tịnh, chẳng cần phải tiếp xúc với thế sự phiền não. Có một câu nói rất hay: “Tri sự đa thời thị phi đa” (càng biết nhiều việc, thị phi càng nhiều), những việc chẳng liên quan đến mình càng ít tiếp xúc, học Phật càng đơn thuần càng hay. Có tu học như vậy mới là tinh thần “chất phác, thủ chân”, mới là thái độ tu hành cần nên có.
Thứ tư, “tuyên truyền chánh pháp”: Các tỳ-kheo giảng kinh giới thiệu Phật pháp cho đại chúng, nhất định phải căn cứ vào kinh điển, kinh Phật thuần chánh. “Chánh kinh” còn gọi là Chánh Pháp. Nói ở mức cao hơn, cái gọi là “tuyên dương chánh kinh” cần phải dựa vào yếu tốt thời gian, địa phương mà quyết định. Chẳng hạn như tại chùa Đại Giác ở Cựu Kim Sơn, chỉ có thời gian chừng hai giờ, vì vậy, tôi chọn trong Đại Tạng Kinh bộ Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh. Lại có lần, có thời gian chừng sáu tiếng đồng hồ, tôi chọn bộ kinh này cũng là một bộ kinh nhỏ. Một phương thức khác là chọn lấy một phẩm của Đại Kinh, hoặc trích lấy một đoạn, hoặc chỉ chọn mấy câu kinh, xem thời gian mà định. Đương nhiên những kinh điển ấy đều phải có quan hệ mật thiết đối với những vấn đề sanh hoạt, tu trì và tu dưỡng thường nhật của chúng ta.

Chánh kinh:
Phật chi nhã điển, thâm pháp chi hóa, bất dụng đa ngôn, án bổn thuyết kinh, bất xả chánh cú, hy ngôn lũ trúng, bất thất Phật ý.
(Giảng giải kinh điển hay đẹp và giáo pháp sâu xa của Phật, chớ có nhiều lời, căn cứ theo những gì kinh nói, đừng bỏ chánh cú, lời ít trúng nhiều, chẳng mất ý Phật)

Trong đoạn khai thị này, đức Phật dạy chúng ta lúc tuyên dương Phật pháp, cần phải có thái độ như thế nào. Kinh Kim Cang nói: “Phật là bậc Chân Ngữ, là bậc Thật Ngữ, là bậc Như Ngữ, là bậc Bất Cuống Ngữ, là bậc Bất Dị Ngữ”. Phật dạy chúng ta lúc vì người khác giảng giải những Phật lý sâu nhiệm, “chớ có nhiều lời, căn cứ vào những gì kinh nói”: chẳng cần thêm nhành, thêm lá, cứ chân thật dựa vào những gì kinh điển đã nói là tốt rồi, tự nhiên chẳng bị lầm lạc. Sợ nhất là tự mình tùy tiện phát huy nghĩa luận, lầm lạc trăm bề. Đặc biệt là đối với kẻ sơ học, chọn lựa kinh điển, tối trọng yếu là phải chú ý đến trình độ hiểu biết của mình. Nếu chính mình đọc chẳng hiểu kinh điển, ra ngoài giảng giải cho người khác rất dễ mắc sai lầm. Đồng thời, giảng kinh cần phải “khế lý, khế cơ”. Thật sự hiểu rõ nghĩa kinh gọi là “khế lý”, thuận theo nhu cầu của chúng sanh mà giảng thì gọi là “khế cơ” thì mới hòng làm cho chúng sanh đạt được lợi ích chân thật.
Bởi vậy nói: Khi chúng tôi chọn ra bản kinh nào, bất luận là một bộ hay một đoạn kinh văn, chỉ toàn là căn cứ theo ý Phật mà nói, thật sự bổn phận của chúng tôi chỉ là nói sao cho kinh điển ấy trở thành hoạt bát sinh động, thêm vào công phu tu học của chính mình và những thể nghiệm trong sanh hoạt thường nhật, khiến cho chúng sanh thật sự hiểu rõ tinh thần Phật pháp. Nói cách khác, tự mình làm vậy thì mới đạt được lợi ích chân thật nơi lời dạy dỗ của Phật Đà, đem những điều mình tâm đắc, quá trình nghiên cứu thưa trình chi tiết cùng đại chúng thì mới kể là viên mãn.
“Đừng bỏ chánh cú, lời ít trúng nhiều, chẳng mất ý Phật”: Câu này ý nói người tu hành có thành tựu, chẳng những y chiếu bổn ý của kinh Phật để giảng giải, mà còn có thể đoán nhận căn cơ của thính chúng, nói ra những điều tâm Phật muốn nói nhưng chưa nói, khiến cho chúng sanh hiểu rõ ý Phật, đây chẳng phải là điều đơn giản chi! Chẳng hạn như cuốn Di Đà Kinh Yếu Giải của đại sư Ngẫu Ích đời Thanh là một thuyết minh cụ thể cho “đừng bỏ chánh cú, lời ít trúng nhiều, chẳng mất ý Phật”. Trong cuốn Di Đà Kinh Yếu Giải, đại sư Ngẫu Ích giải thích chữ “phát Bồ Đề tâm” tự xưa đến nay chưa có ai có thể xiển phát hay hơn được nữa. Hết thảy kinh luận chú giải câu “phát Bồ Đề tâm” đều khác với cách thuyết pháp của đại sư Ngẫu Ích. Những bản chú giải của cổ đức chưa có ai xem hiểu được ý nghĩa, nhưng đến khi đại sư Ngẫu Ích vừa chú giải câu này, ai nấy đều đột nhiên đại ngộ. Ngài nói: “Nếu tâm có thể phát nguyện cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, đó chính là tâm Vô Thượng Bồ Đề”. Đại sư còn nói: “Thích Ca Mâu Ni Phật do niệm A Di Đà Phật mà thành Phật”, thật là những câu trước đây chưa từng có. Nếu chúng ta suy tưởng kỹ càng, không sai một chút nào, viên diệu vô cùng.
Lại còn có những vị cao tăng đời Đường, vì chúng ta nói những lời “hy ngôn” (lời hiếm có) như nói kinh Vô Lượng Thọ là chân thật nhất trong những sự chân thật, viên mãn nhất trong các viên mãn, đốn nhất trong các pháp đốn, hoặc nói Hoa Nghiêm, Pháp Hoa dẫn đường cho kinh Vô Lượng Thọ, kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa là Tự Phần, kinh Vô Lượng Thọ là Chánh Tông Phần, đều là những lời khuyến dụ khéo léo, nhưng chẳng sai chân nghĩa của Phật. Đại sư Liên Trì đời Minh từng nói kinh Vô Lượng Thọ và kinh A Di Đà cùng là một bộ kinh, Ngài gọi là Đại Bổn và Tiểu Bổn, kinh Vô Lượng Thọ tức là kinh A Di Đà Đại Bổn, kinh A Di Đà là kinh Vô Lượng Thọ Tiểu Bổn; chỉ là kinh văn dài ngắn sai khác, chứ nội dung hoàn toàn chẳng sai biệt. Cư sĩ Bành Tế Thanh triều Thanh cũng nói ra hy ngôn, ông nói: “Vô Lượng Thọ kinh là Trung Bổn Hoa Nghiêm (kinh Hoa Nghiêm bản tám mươi cuốn là Đại Bổn Hoa Nghiêm, kinh A Di Đà là Tiểu Bổn Hoa Nghiêm), bởi lẽ, cuối kinh Hoa Nghiêm là mười đại nguyện vương dẫn quay về Cực Lạc thì mới kể là viên mãn”. Ba bộ kinh hoàn toàn tương đồng. “Hy ngôn lũ trúng” (lời hiếm có trúng nhiều) là vì người chân chánh tu học thường phát hiện những ý nghĩa chân thật, tức là tứ đẳng, tứ đồng: tâm đồng tâm Phật, nguyện đồng Phật nguyện, hạnh đồng Phật hạnh, giải đồng Phật giải. Nói đơn giản là thân, ngữ, ý giống với Phật. Đấy là những danh ngôn hay nhất của cổ đức.
Tiếp theo đây là mấy câu Phật dạy chúng ta những điều cần phải tuân thủ trên phương diện sanh hoạt.

Chánh kinh:
Thô y thú thực, đắc mỹ bất cam, đắc thô bất ố, y thực hảo xú, tùy thí giả ý, bất dĩ sân hỷ.
(Áo thô, cơm dở, được tốt chẳng mừng, được xấu chẳng ghét, cơm áo tốt xấu tùy lòng người thí, chẳng vì đó mà mừng hay giận)

Phật bảo các tỳ-kheo: Y phục chỉ cần giữ ấm, che thân là được rồi, chẳng cần phải hoa lệ, hợp thời trang; ăn uống chỉ cần no bụng, trà thô cơm nhạt, chẳng phải tìm tòi vị ngon. Đồ ăn đi xin mỗi ngày đều chẳng giống nhau, nếu xin được cơm, thức ăn rất ngon, chẳng sanh tâm hoan hỷ; gặp thứ chẳng hợp bụng, miệng, cũng đừng khởi phiền não. Tất cả hết thảy vật chất được cúng dường phải tùy theo tâm ý người bố thí, tùy duyên, không phan duyên, đừng phân biệt tốt xấu, tu tâm thanh tịnh trong hoàn cảnh ấy. Quán sát kỹ những tỳ-kheo trong thời hiện đại thường được hàng cư sĩ tại gia cúng dường trọng hậu vượt quá số lượng tỳ-kheo cần dùng, thường dễ khiến cho người xuất gia khởi tâm thoái đọa, chẳng nỗ lực dụng công.
Hiện tại, người ngoại quốc khảo sát nhận thấy người sống ở Đại Lục Trung Quốc khỏe mạnh, trường thọ đứng đầu thế giới. Họ nghiên cứu nguyên nhân, sau khi so sánh, nhận thấy về phương diện ẩm thực, những người đó chẳng quan tâm lắm đến vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh cũng chẳng màng, sanh sống thanh đạm, thế mà mạnh khỏe, sống lâu. Còn người có tiền ở Đài Loan, khảo cứu vệ sinh này nọ, ngày ngày tìm tòi những món ngon lạ, mỗi bữa chẳng giống nhau, ruột, bao tử phải làm việc quá tải, kết quả sanh ra những chứng bệnh kỳ quái. Hãy xem trâu, dê ăn cỏ xanh, thế mà chúng vừa mập vừa khỏe. Người ngoại quốc ăn uống cũng rất đơn giản. Đủ thấy thức ăn tốt nhất cho sức khỏe là thức ăn đơn giản. Tục ngữ có câu:
Thanh thái, đậu hủ trường thọ bách tuế,
Kê, áp, ngư, nhục bách bệnh họa nhân.
(Rau xanh, đậu phụ sống thọ trăm năm,
Gà, vịt, thịt, cá cội nguồn trăm bệnh)

Chánh kinh:
Nhiếp thân khẩu ý, thủ chư căn môn, bất vi Phật giáo.
(Thâu tóm thân miệng ý, giữ các căn môn, chẳng trái lời Phật dạy)

Mấy câu này và yếu lãnh tu học “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” trong chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông của kinh Lăng Nghiêm ý nghĩa tương đồng, tức là giữ gìn chẳng cho ba nghiệp thân, khẩu, ý tạo tác. “Chư căn môn” chỉ sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Thâu nhiếp sáu căn, chẳng rong ruổi theo sáu trần, một dạ hướng về Phật, niệm niệm là Phật, niệm đến mức "phản văn tự tánh" (xoay trở lại nghe nơi tự tánh), nghịch trần hiệp giác, đạt được Nhất Tâm, chẳng trái nghịch đạo giác ngộ. Trái lại, nếu chẳng giữ được sáu căn, tạo tác ác nghiệp nơi thân, khẩu, ý, chẳng biết giác ngộ hồi đầu, chẳng những tham Thiền chẳng thể đắc lực, học Giáo chẳng thể đại khai viên giải, niệm Phật cũng chẳng thể đạt Nhất Tâm.
Đoạn kinh này ý nói những lời răn dạy, giáo hóa của đức Phật, ta nhất định phải tuân thủ, nhất định chẳng được trái nghịch. Nhưng nếu dựa trên mấu chốt của những điều răn dạy, giáo huấn ấy là “nhiếp thân khẩu ý, giữ các căn môn” mà tu tập thì sẽ tự nhiên y giáo phụng hành, chẳng trái nghịch lời Phật dạy.

Chánh kinh:
Niệm mạng thậm cự, hoảng hốt dĩ quá, như mộng sở kiến, giác bất tri xứ, tam đồ chi nạn, bất khả xưng kế, cẩn tu Phật pháp, do cứu đầu nhiên.
(Nghĩ mạng rất giống bó đuốc, lờ mờ thoáng qua giống như trong mộng thấy, tỉnh giấc chẳng biết về đâu, cái nạn tam đồ chẳng thể tính kể, siêng tu Phật pháp giống như cứu đầu cháy)

Đoạn này là lời Phật cảnh tỉnh chúng ta:
“Niệm mạng thậm cự”, Cự là cây đuốc, tỷ dụ thời gian bó đuốc thắp sáng rất ngắn, sanh mạng chúng ta cũng ngắn ngủi, tạm bợ như bó đuốc, cháy hết rất nhanh. “Lờ mờ thoáng qua, giống như trong mộng thấy, tỉnh giấc chẳng biết về đâu”: Chữ“giác” có nghĩa là tỉnh giấc mộng. Đoạn kinh văn này tỷ dụ đời người rất ngắn ngủi, tạm bợ, giống hệt một giấc mộng, lờ mờ, loáng thoáng vụt qua mất, đến lúc tỉnh mộng, nghĩ lại những cảnh trong mộng chẳng biết là ở đâu cả!
“Cái nạn tam đồ chẳng thể tính kể”: Tam Đồ là ba ác đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. “Xưng” là nói kể, “Kế” là tính toán, đo lường. Phật dạy “thân người khó được”, mất thân người dễ dàng, nhưng đọa lạc tam đồ lại càng dễ dàng hơn. Tam đồ khổ nạn vô số, không cách gì tính lường được, cũng chẳng thể nói rõ ràng được. Theo như kinh nói, một ngày trong quỷ đạo bằng một tháng trong nhân gian. Chúng ta mồng Một, ngày Rằm cúng bái quỷ thần cũng giống như mời họ ăn bữa trưa, bữa chiều. Một năm trong nhân gian chỉ là mười hai ngày trong quỷ đạo, bởi thế tuổi thọ của họ ít nhất cũng là ngàn năm, ngàn ngàn năm. Địa ngục càng khổ hơn, một ngày trong địa ngục dài hơn hai ngàn bảy trăm năm của nhân gian. Trung Quốc được gọi là nước cổ có nền văn minh năm ngàn năm, chưa đến hai ngày trong địa ngục! Tính toán như thế, tính ra thọ mạng trong địa ngục phải là vạn năm, vạn vạn năm, thật rất đáng sợ! Tạo tội nghiệp ba ác đạo, vào đó thì dễ, thoát ra thì khó, chẳng thể không dè chừng. Bởi thế, tiếp theo đó, Phật nói: “Siêng tu Phật pháp giống như cứu đầu cháy”. Chữ “đầu cháy” chỉ nỗi khổ phải chịu trong tam ác đạo khác nào lửa cháy đầu tóc. Nếu như nhận biết tam đồ đáng sợ, ắt sẽ mau chóng siêng tu học Phật pháp, khác nào gấp rút dập lửa đang cháy ngay trên đầu tóc.

Chánh kinh:
Ngũ Giới, Thập Thiện, Lục Độ vô cực, Tứ Đẳng Tứ Ân, trí huệ thiện quyền, hàm khả tinh hành, tuy bất trị Phật thế, xuất gia vi đạo, học bất đường quyên, bình kỳ bổn tâm, mẫn niệm nhất thiết, thập phương mông ân, Phật thuyết như thị.
(Ngũ Giới, Thập Thiện, Lục Độ tột bậc, Tứ Đẳng, Tứ Ân, trí huệ thiện quyền đều có thể chuyên ròng tu tập, tuy Phật chẳng ở đời, xuất gia tu đạo, chẳng uổng phí cái học, bình cái tâm mình, nghĩ thương hết thảy, mười phương nhờ ơn, Phật nói như thế)

“Ngũ Giới Thập Thiện” là cơ sở căn bản của việc học Phật.
“Lục Độ vô cực”: Lục Độ là đại hạnh của Bồ Tát Đại Thừa gồm Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Bát Nhã. Bố Thí nói đơn giản là buông xuống, Trì Giới là giữ pháp, Nhẫn Nhục là tâm nhẫn nại, Tinh Tấn là nỗ lực, Thiền Định là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh khởi tác dụng là trí huệ Bát Nhã. Nếu Bồ Tát tu đến khi trí huệ Bát Nhã hiện tiền sẽ hành Lục Độ viên mãn vô lượng, nên gọi là “Lục Độ vô cực”.
“Tứ Đẳng, Tứ Ân”: Tứ Đẳng xuất pháp từ kinh Lăng Nghiêm.
1) Danh tự tương đẳng:
Danh hiệu của chư Phật tương đồng, bình đẳng, danh hiệu kiến lập từ trí huệ đức năng của Phật. Chẳng hạn như Thích Ca Mâu Ni Phật nghĩa là Năng Nhân Tịch Mặc, chỉ Phật tu hành thành tựu trong thế giới Sa Bà Kham Nhẫn, cho nên có danh hiệu ấy. A Di Đà Phật nghĩa là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, là do nguyện lực thành tựu. Danh hiệu tuy bất đồng, nhưng trí huệ đức năng của hết thảy chư Phật tương đồng, căn cứ vào nhân duyên của chúng sanh mà định, người tu hành chẳng được khởi phân biệt, chấp trước vào đó, hoặc là có tư tưởng môn hộ.
2) Ngữ đẳng:
Ý nói ngôn ngữ của hết thảy chư Phật tương đồng, chẳng có sai biệt.
3) Thân đẳng:
Ý nói Pháp Thân của chư Phật hoàn toàn tương đồng, cùng có đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi tùy hình hảo.
4) Pháp đẳng:
Hết thảy pháp của chư Phật nói ra đều tương đồng, bình đẳng. Nay chúng ta y chiếu lời một đức Phật dạy, cũng giống như y chiếu hết thảy chư Phật giáo hóa, không hai, không khác. Niệm A Di Đà Phật có thể thành tựu, niệm Quán Âm Bồ Tát cũng có thể thành tựu, niệm Dược Sư Như Lai cũng có thể thành tựu, hoặc là niệm Địa Tạng Bồ Tát cũng có thể thành tựu; nhưng cần phải có nguyên tắc: phải học triệt để một pháp môn, suốt đời chẳng biến cải, nhất định sẽ thành tựu. Như hiện tại chúng ta một bề chuyên niệm A Di Đà Phật, hồi hướng phát nguyện cầu sanh Tây Phương, tu đến mức tâm địa thanh tịnh, khi lâm chung nhất định Phật, Bồ Tát đến tiếp dẫn.
“Tứ Ân” là ân cha mẹ, ân Phật, ân quốc gia, ân chúng sanh.
“Trí huệ thiện quyền đều có thể chuyên ròng tu tập, tuy Phật chẳng ở đời, xuất gia tu đạo, chẳng uổng phí cái học, bình cái tâm mình, nghĩ thương hết thảy, mười phương nhờ ơn, Phật nói như thế”: Phật khuyên răn chúng ta, tu hành phải lấy lý trí làm cơ sở, đừng xử sự theo cảm tình. Theo nguyên tắc này thì chính mình mới đến nỗi chẳng bị chướng ngại, tiếp xúc đại chúng cũng chẳng chướng ngại người khác. Tiến hơn lên là tự hành, độ người, lại càng tinh tấn tu hành. Dẫu hiện tại Phật không hiện hữu trong thế gian, nhưng mình đã xuất gia tu đạo, thì phải tuân thủ những điều Phật dạy răn, hệt như Phật còn tại thế chẳng khác, y giáo phụng hành, những giáo pháp đã học nhất định chẳng bị lãng phí, nhất quyết thành tựu.
“Bình cái tâm mình” tức là tâm địa thường giữ thanh tịnh, bình đẳng, từ bi đãi người, chính là như thường nói: “Tâm bình thường là đạo”, bình tâm tu đạo, công ắt tự nhiên thành, chẳng những tự mình được lợi, mười phương chúng sanh cũng học theo gương ấy, cũng được nhờ ân huệ, đạt được điều tốt. Dẫu chẳng có ý tưởng hoằng hóa, Phật pháp chân thật đã tự hoằng dương đến mười phương.
Tự Phần, Chánh Tông Phần của kinh văn đến đây là hết. Trên đây đều là những điều do chính miệng Phật nói ra. Câu cuối cùng là do ngài A Nan nói khi kết tập kinh điển.

Chánh kinh:
Chư tỳ-kheo bi hỷ, tiền tự quy Phật, tác lễ nhi khứ.
(Các tỳ-kheo vừa buồn vừa mừng, đến trước Phật, quy y, làm lễ mà đi)

Câu sau cùng của kinh này là phần Lưu Thông. Do kinh này được dịch vào giai đoạn sơ khởi, cho nên phần Lưu Thông giống với Tự Phần, câu ngắn gọn, đơn giản. Những kinh dịch trong giai đoạn sau (từ thời Tùy, Đường trở đi), công tác dịch kinh so ra hoàn bị hơn, văn tự dài, câu văn cũng rõ ràng hơn.
Đoạn Lưu Thông này tuy giản khiết, nhưng ý nghĩa vẫn viên mãn, nói rõ ràng: đại chúng khi ấy nghe những lời Phật nói xong, vừa bi vừa hỷ. Bi là buồn thương cho những tướng suy sụp thời Mạt, cảm thấy đau buồn thống khổ, Hỷ là mừng mình may mắn được gặp Thế Tôn, được nghe chánh pháp. Ngay đó, mọi người đến trước đức Phật, thỉnh cầu thọ trì Tam Quy, làm lễ, lui ra.
Chúng ta đọc đến bộ kinh này, tuy chẳng gặp Phật nơi đời, nhưng tâm tình vẫn tương đồng với đại chúng trong hội, chúng ta cũng có thể đến trước Phật, quy y Tự Tánh Tam Bảo, y giáo phụng hành, chẳng cô phụ những lời giáo hối của đức Phật.
Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký hết
(hoàn tất ngày 11 tháng 09 năm 2004)
(1) Bộ kinh này là kinh số 395, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh cuốn 12, thuộc bộ Niết Bàn, do ngài Trúc Pháp Hộ, người xứ Nhục Chi dịch vào thời Tây Tấn.
(2) Các vị tỳ-kheo thường theo hầu đức Phật nên gọi là “thường tùy chúng”.
 
P

phamvandung57

Guest
hỏi bạn Mục Đồng

theo bạn bài: Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh của ngài Tịnh Không Chú giải là tà hay chánh




































.[/NEN][/QUOTE]
 

khoisw2007

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2011
Bài viết
10
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Ai bắt.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni !
Ai bắt trói buộc bạn mà bạn thoát, ai trói buộc bạn?

một người quen nhờ tôi gửi lên diễn đàn một câu hỏi:
tại sao mọi người hay nói đạo Phật là đạo giải thoát, như thế nào là giải thoát, giải thoát cái gì, bằng cách nào để giải thoát , HIỆN TẠI CÓ AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI THOÁT THỰC SỰ?
kính mong mọi người giúp làm sáng tỏ vấn đề người quen của của tôi nhờ, xin chân thành cám ơn
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Chào các Bạn

Khi chúng ta ngộ ra , chúng ta mới hết vô minh phần "thô" thôi, "tinh tế" của vô minh vẫn còn, nên thực tế mà nói thì có việc chúng ta đang muốn thoát vô minh

Hì hì xin mời tất cả ,nếu có gì muốn chỉ bảo .Nếu không thì chủ đề này có thể khép lại.Kính
 
P

phamvandung57

Guest
gửi Sương Pha Lê (SPL)

có người mạo danh bạn gửi thư cho tôi qua Email:
Thuydu Phi phithuydu@yahoo.com.vn qua yahoo.com
04 thg 7 (1 ngày trước)

tới tôi
Kính anh Pham Văn Dũng
suongphale rất vui được quen anh.
Trên diễn đàn trao đỗi rất không tiện , xin anh cho spl được tâm sự riêng với anh qua thư mail , coi như đây là phần không có liên hệ đến diễn đàn .
......
mong bạn kiểm tra có đúnh sự thật ? Tôi tìm hiểu thì biết đây là thư của một thành viên điều hành trong diễn đàn. mong bạn trả lời
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Chào SPL phải nói rằng mình rất quí bạn. vì qua diễn đàn mình thấy bạn có định hướng đúng, có phẩm chất của người học phật. cũng rất muốn nói riêng với bạn lâu rồi nhưng ở diễn đàn không tiện. nay bạn đã gửi thư cho mình, mình thấy bạn rất chân thành. chỉ có ít lời nói với SPL nhé.
người chân chính học đạo phải xác định rằng có nhiều trở ngại. ngay trong cuộc sống gia đình đã phức tạp lắm rồi. bản thân thì không dễ gì buông bỏ những điều , những thứ mà cuộc sống đã gắn với chúng ta từ bé. còn quan hệ bạn bè nữa chứ..ôi quá nhiều trở ngại.
nhưng có một điều khác với người bình thường là: người học Phật có cái nhìn đúng như thật . nghĩa là nhìn thấu mọi sự vật, thấy mọi sự là không thật có , mọi sự đều biến hiện vô thường.cái kiếp người bảy tám mươi năm trên trần gian đâu có ý nghĩa gì so với cả quá trình tiến hóa mà mỗi cá thể không thể không theo. nếu dừng lại thì chỉ làm chậm đi quá trình đó, nhiều khi như thụt lùi nữa.hãy là người luôn tỉnh thức. chẳng hiểu cuộc sống của bạn như thế nào , năm nay đã bao nhiêu tuổi . còn tôi thì không nhiều lắm, cũng không còn trẻ , nhưng chưa phải là già. chỉ có điều trải trăm trăm đắng nghìn cay nay mới thấy được sự thật. nếu bạn quyết tâm đi trên đường đạo , mình sẽ sẵn sàng chia sẻ những gì mình biết. bạn còn chỗ nào băn khoăn cứ hỏi, chúng ta sẽ cùng nhau tháo gỡ. còn chuyện gia đình có người chưa hiểu Phật Pháp , bạn khoan vội vàng, hãy bình tĩnh chờ thời cơ sẽ bày tỏ. cốt yếu ở mình hãy chứng minh con người học Phật là trí tuệ có tình thương yêu chân thành, không tiếc bản thân ...còn blogs của mình vẫn bình thường ai vào cũng đọc được cả . bạn thử nhờ ai đó biết về máy tính xem thử. nếu không được hãy nói để mình kiểm tra nhé. hẹn gặp lại , chúc an bình

Chào anh phạm văn dũng
Không có gì đâu anh phamvandung
_Anh có viết cho spl bài cảm động chân tình ở trong topic "Thế nào là Thiền ?" (do Chiếu Thanh lập ra ) đó , spl post lại đây nhé

phamvandung đã viết:
Chào suongphale : vậy là chúng ta đã cùng nhau đi một đoạn đường ngắn. tuy vậy tôi cảm thấy rất quí trọng bạn. bởi cái tâm ngay thẳng, sáng suốt biết nhìn nhận đúng sai.một người luôn hướng tới vì một muc tiêu tối thượng của người học phật là đi đến giải thoát. chính vì thế tôi muốn chia sẻ tài liệu mà những năm nghiên cứu và thực hành để có thể giúp hành giả không mất thời gian sưu tầm và phải đọc những cái mà mình không cần thiết để rút ngắn con đường tu học. tôi xin cóp đường linh mời bạn nghé xem, nếu thấy có lợi cho bạn thì tôi vui rồi. ngoài ra tôi không có ý gì khác,chúc bạn vui khỏe.
http://phamvandung57.blogspot.com/20...oi-noi-au.html<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info -->

Và lúc đó ,nếu spl lại cảm ơn anh thì ra spl quá thích người bốc thơm mình , thật là chướng với lòng tự kiêu thái quá của người tu diệt ngã .Cho nên spl đã không trả lời anh .

_Sau đó anh có viết bài trong chuyên đề "Thế nào là chánh , tà ?" lại nhắc đến "người đã thảo luận với tôi " ( tức là người đã thảo luận với anh trong chủ đề này ) và nhân có địa chỉ email của anh , thì spl liên hệ với anh thay cho bài trả lời trên diễn đàn, cũng là muốn giao lưu với anh thôi .Một con người dày dạn lão luyện như anh , từng nói "có nhiều tâm sự " ( xin đọc lại bài của pham van dung "ý kiến 3" ở box chat linh tinh ,được chuyển về từ topic "Chánh , Tà ?")nếu giao lưu cũng tốt thôi.

Vâng ,nếu anh không có viết bài được chuyển về "Ý Kiến 3 " thì chắc chắn mọi người coi anh như giã từ diễn đàn luôn rồi ,hoặc không có muốn kết giao lưu với ai , chắc chắn chẩng ai viết thư giao lưu .

Tâm hồn anh có vẻ phức tạp quá và spl cũng ...hết ý kiến để nói rồi

Thành viên diễn đàn dùng địa chỉ email thì anh sao đặt vấn đề địa chỉ email làm gì , thấy cách anh đặt vấn đề cũng kỳ .Cứ coi như spl mượn địa chỉ mail của một người bạn thành viên đi .

Thôi chào anh và xin hết có ý kiến để nói
Khuyên anh đừng quá quan trọng hóa chuyện chẳng có gì , luôn quan trọng hóa mọi vấn đề cũng chẳng có gì tốt đâu anh
Phần chữ màu xanh trên có phải của anh không ?
Hay có ai đó đã mạo dùng email address của anh ?(Viết vào email cho spl )
Thôi hãy chấm dứt các trò ảo thuật đi nhé và xin đừng hành động như người nhiều có quá nhiều âm mưu khó lường
Và spl này cũng không có nhiều thì giờ ở không để giao lưu với những người có tính tình kỳ quặc

Chúc anh và gia đình sáng suốt hơn trên đường đời cũng như đạo



 
P

phamvandung57

Guest
Chào bạn SPL! đến giờ thì tôi lại ngộ thêm một điều nữa, sở dĩ người đời có hiểu biết, họ ít khi chia sẻ với bất kỳ ai. vì lẽ lời nói chân thành thì ít người tin cho nổi. Cũng chính vì thế Lão Tử có câu rằng: "Cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng. Cực trong trắng thì dường như nhơ bẩn..."
Tôi đã hết sức chân thành với mọi người, vì thế tôi không cần phải biện giải gì thêm. còn chuyện tôi hỏi bạn về cái thư gửi qua Email là vì con người tôi không phức tạp , thấy có nghi ngờ không đúng thì chân thành hỏi. Nếu bạn không vui thì tôi xin lỗi nhé. còn tôi bao giờ cũng thật . lên mạng thì ảnh của mình, tên của mình chẳng cần dấu giếm điều chi. điều này không phải ai cũng làm được đâu. Mọi người nghĩ sao thì cứ cho vậy , tôi không có ý kiến gì . còn chuyện bạn hỏi chữ màu xanh là của ai? thì tôi xin trả lời rằng . từ xưa tới nay , không chỉ vào một diễn đàn này mà bất cứ nơi nào tôi tham gia, thì không hề ăn cắp một cú nào của ai cả. câu nào trích là nói trích, câu nào của ai thì có nói rõ ràng. Tôi không như bạn và nhiều người nghĩ đâu. chúc tất cả mọi người vui khỏe
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Chào bạn SPL! đến giờ thì tôi lại ngộ thêm một điều nữa, sở dĩ người đời có hiểu biết, họ ít khi chia sẻ với bất kỳ ai. vì lẽ lời nói chân thành thì ít người tin cho nổi. Cũng chính vì thế Lão Tử có câu rằng: "Cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng. Cực trong trắng thì dường như nhơ bẩn..."
Tôi đã hết sức chân thành với mọi người, vì thế tôi không cần phải biện giải gì thêm. còn chuyện tôi hỏi bạn về cái thư gửi qua Email là vì con người tôi không phức tạp , thấy có nghi ngờ không đúng thì chân thành hỏi. Nếu bạn không vui thì tôi xin lỗi nhé. còn tôi bao giờ cũng thật . lên mạng thì ảnh của mình, tên của mình chẳng cần dấu giếm điều chi. điều này không phải ai cũng làm được đâu. Mọi người nghĩ sao thì cứ cho vậy , tôi không có ý kiến gì . còn chuyện bạn hỏi chữ màu xanh là của ai? thì tôi xin trả lời rằng . từ xưa tới nay , không chỉ vào một diễn đàn này mà bất cứ nơi nào tôi tham gia, thì không hề ăn cắp một cú nào của ai cả. câu nào trích là nói trích, câu nào của ai thì có nói rõ ràng. Tôi không như bạn và nhiều người nghĩ đâu. chúc tất cả mọi người vui khỏe

phamvandung đã viết:
chỉ có điều trải trăm trăm đắng nghìn cay nay mới thấy được sự thật. nếu bạn quyết tâm đi trên đường đạo , mình sẽ sẵn sàng chia sẻ những gì mình biết. bạn còn chỗ nào băn khoăn cứ hỏi, chúng ta sẽ cùng nhau tháo gỡ. còn chuyện gia đình có người chưa hiểu Phật Pháp , bạn khoan vội vàng, hãy bình tĩnh chờ thời cơ sẽ bày tỏ. cốt yếu ở mình hãy chứng minh con người học Phật là trí tuệ có tình thương yêu chân thành, không tiếc bản thân ...còn blogs của mình vẫn bình thường ai vào cũng đọc được cả . bạn thử nhờ ai đó biết về máy tính xem thử. nếu không được hãy nói để mình kiểm tra nhé. hẹn

Kính anh phamvandung
Cám ơn anh đã có thiện chí muốn uốn nắn về đạo cho người tu học như spl
Nhưng spl tự tu được rồi , không cần anh phải nhọc lòng
Còn về đường đạo mà anh muốn chia sẻ , anh hãy chia sẻ trên Diễn Đàn , như đã chia sẻ trên các diễn đàn khác , hãy chia sẻ trên diễn đàn Phatphaponline , hay diễn đàn Tu vien .com để tất cả mọi người cùng được học hỏi .Còn nếu cần thảo luận trên diễn đàn thì spl thấy có các hành giả rất giỏi như ĐH Cầu Pháp ( ĐH Bất Nhị ) , ĐH Mục Đồng , ĐH Minh Định , ĐH Diệu Đức ...vv ..anh có thể vừa giao lưu vừa chia sẻ , trên diễn đàn thì có lợi cho Đại Chúng .
KÍNH
SPL
 
P

phamvandung57

Guest
chào SPL

Kính anh phamvandung
Cám ơn anh đã có thiện chí muốn uốn nắn về đạo cho người tu học như spl
Nhưng spl tự tu được rồi , không cần anh phải nhọc lòng
Còn về đường đạo mà anh muốn chia sẻ , anh hãy chia sẻ trên Diễn Đàn , như đã chia sẻ trên các diễn đàn khác , hãy chia sẻ trên diễn đàn Phatphaponline , hay diễn đàn Tu vien .com để tất cả mọi người cùng được học hỏi .Còn nếu cần thảo luận trên diễn đàn thì spl thấy có các hành giả rất giỏi như ĐH Cầu Pháp ( ĐH Bất Nhị ) , ĐH Mục Đồng , ĐH Minh Định , ĐH Diệu Đức ...vv ..anh có thể vừa giao lưu vừa chia sẻ , trên diễn đàn thì có lợi cho Đại Chúng .
KÍNH
SPL

Con người ta còn bám vào một chút danh hão thì còn uốn lưỡi đa chiều. tôi không thích hạng người này. với tôi đơn giản là một con người trước phải có Nhân - Nghĩa, sau là phải Trung - Tín. khi đã làm được như vậy thì mọi thứ được gọi là Lễ cũng bỏ đi. vì Lễ là biểu hiện của sự suy vi của sự Trung Hậu bất thành Tín. bạn cứ giữ lấy cái bạn cần sống và làm theo hiểu biết của mình. , tôi giữ lấy cái của tôi vốn có . chúng ta chẳng ai mất và được gì cả. như thế thoải mái hơn. còn vào diễn đàn là cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực tế về học Phật. mọi người đều có kinh nghiệm riêng của bản thân mình. nếu không chỉa sẻ được thì tốt nhất đừng đem lời Phật , Tổ ra bàn luận.vì cái trí như chúng ta thì không thể suy lường được lời Phật ,Tổ. cuối cùng chỉ trở thành bãi chợ cho những người buôn chuyện mà thôi.
Vâng tôi biết mọi người ở đây là danh chính xuất gia, còn tôi là một người thị dân bình thường. nhưng cái vốn sẵn có ở mọi người thì tôi tin là chẳng thua kém gì nhau. cuộc sống vốn không được bao nhiêu, hãy dành thời gian còn lại cho ngày cận tử. chúng ta ai sẽ làm được gì với nó? thôi chúc mọi người mạnh khỏe
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên