P

Hỏi về đạo Phật

  • Người khởi tạo phamvandung57
  • Ngày bắt đầu

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Con người ta còn bám vào một chút danh hão thì còn uốn lưỡi đa chiều. tôi không thích hạng người này. với tôi đơn giản là một con người trước phải có Nhân - Nghĩa, sau là phải Trung - Tín. khi đã làm được như vậy thì mọi thứ được gọi là Lễ cũng bỏ đi. vì Lễ là biểu hiện của sự suy vi của sự Trung Hậu bất thành Tín. bạn cứ giữ lấy cái bạn cần sống và làm theo hiểu biết của mình. , tôi giữ lấy cái của tôi vốn có . chúng ta chẳng ai mất và được gì cả. như thế thoải mái hơn. còn vào diễn đàn là cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực tế về học Phật. mọi người đều có kinh nghiệm riêng của bản thân mình. nếu không chỉa sẻ được thì tốt nhất đừng đem lời Phật , Tổ ra bàn luận.vì cái trí như chúng ta thì không thể suy lường được lời Phật ,Tổ. cuối cùng chỉ trở thành bãi chợ cho những người buôn chuyện mà thôi.
Vâng tôi biết mọi người ở đây là danh chính xuất gia, còn tôi là một người thị dân bình thường. nhưng cái vốn sẵn có ở mọi người thì tôi tin là chẳng thua kém gì nhau. cuộc sống vốn không được bao nhiêu, hãy dành thời gian còn lại cho ngày cận tử. chúng ta ai sẽ làm được gì với nó? thôi chúc mọi người mạnh khỏe


càng nói càng bị cuốn đi xa

buồn ghê cho những người học Phật
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Chào bạn phamvandung57,
Chào tất cả các Bạn,


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Qua những bài viết của Bạn - d/đ biết Bạn có nhiều kinh nghiệm thực tế về pháp Bạn tu học. Nhưng pháp Bạn tu học có phải là Phật Pháp hay không thì lại là một chuyện khác.

Còn ý Bạn nói : nếu không chia sẻ đuợc kinh nghiệm riêng của mình thì đừng đem lời Phật, Tổ ra luận. Thì d/đ là người không có kinh nghiệm về sự tu học Phật Pháp nhưng lại ưa thích đem lời Phật, Tổ ra luận giải. Cho nên, d/đ có đôi lời muốn giải thích cùng Bạn.

Vì quan niệm của d/đ đúng như chữ ký của d/đ. “Tu tập tuy cần thiết - Hiểu rõ pháp mình tu - Là điều cần thiết hơn”. Sở dĩ d/đ nghĩ như vậy là vì đối với người mới bắt đầu muốn tu học Phật đạo không thể phân biệt được thế nào là Tà pháp, thế nào là Chánh pháp. Vì dầu chúng ta có tu theo pháp Tà cũng thấy rất là mầu nhiệm. Cho nên chúng ta không thể căn cứ vào sự nhiệm mầu mà tin là mình tu đúng chánh pháp. Trong khi lời Phật giảng không có dư thừa. Mà nếu người muốn tu học Phật đạo - có may mắn gặp đúng Chánh pháp thì cũng chưa hẳn pháp tu đó hợp với căn duyên của mình. Vì sở dĩ đức Phật giảng vô lượng pháp môn là vì căn duyên của chúng ta sai khác nhau. Và nếu chọn pháp tu không hợp với căn duyên của mình - thì kết quả cũng giống như tu pháp Tà.

Còn Phật nói : Ngài không có giảng pháp là vì đúng ra - Phật thì phải giảng cho chúng ta nghe biết về pháp xuất thế. Nhưng đối với pháp xuất thế Ngài chỉ mới lấy ngón chỉ trăng cho chúng ta nhìn - chứ chưa có giảng cách tu tập pháp xuất thế. Vì vậy, sau 49 năm hoằng pháp - Phật mới nói Ngài không có giảng pháp. Nếu ai nói Ngài có giảng pháp - rồi tu theo - tưởng là mình đang tu pháp xuất thế - là sự nhầm lẫn. Sự nhần lẫn này sẽ khiến chúng ta tu theo pháp Tà. Còn lời Phật giảng về các pháp phương tiện - thì quả thật không có dư thừa.

d/d nghĩ chắc Bạn không biết về những điều căn bản d/d vừa nói. Nếu đúng, thì Bạn không nên khẳng định Bạn đã tu đúng Phật Pháp. Và nếu không tu đúng Phật Pháp thì là lạc sang Tà Pháp. Bạn nên cẩn thận.
Đôi lời chia sẻ cùng Bạn. Chúc Bạn chọn đúng con đường Bạn muốn đi


Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
P

phamvandung57

Guest
Gửidieuduc

Chào bạn phamvandung57,
Chào tất cả các Bạn,


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Qua những bài viết của Bạn - d/đ biết Bạn có nhiều kinh nghiệm thực tế về pháp Bạn tu học. Nhưng pháp Bạn tu học có phải là Phật Pháp hay không thì lại là một chuyện khác.

Còn ý Bạn nói : nếu không chia sẻ đuợc kinh nghiệm riêng của mình thì đừng đem lời Phật, Tổ ra luận. Thì d/đ là người không có kinh nghiệm về sự tu học Phật Pháp nhưng lại ưa thích đem lời Phật, Tổ ra luận giải. Cho nên, d/đ có đôi lời muốn giải thích cùng Bạn.

Vì quan niệm của d/đ đúng như chữ ký của d/đ. “Tu tập tuy cần thiết - Hiểu rõ pháp mình tu - Là điều cần thiết hơn”. Sở dĩ d/đ nghĩ như vậy là vì đối với người mới bắt đầu muốn tu học Phật đạo không thể phân biệt được thế nào là Tà pháp, thế nào là Chánh pháp. Vì dầu chúng ta có tu theo pháp Tà cũng thấy rất là mầu nhiệm. Cho nên chúng ta không thể căn cứ vào sự nhiệm mầu mà tin là mình tu đúng chánh pháp. Trong khi lời Phật giảng không có dư thừa. Mà nếu người muốn tu học Phật đạo - có may mắn gặp đúng Chánh pháp thì cũng chưa hẳn pháp tu đó hợp với căn duyên của mình. Vì sở dĩ đức Phật giảng vô lượng pháp môn là vì căn duyên của chúng ta sai khác nhau. Và nếu chọn pháp tu không hợp với căn duyên của mình - thì kết quả cũng giống như tu pháp Tà.

Còn Phật nói : Ngài không có giảng pháp là vì đúng ra - Phật thì phải giảng cho chúng ta nghe biết về pháp xuất thế. Nhưng đối với pháp xuất thế Ngài chỉ mới lấy ngón chỉ trăng cho chúng ta nhìn - chứ chưa có giảng cách tu tập pháp xuất thế. Vì vậy, sau 49 năm hoằng pháp - Phật mới nói Ngài không có giảng pháp. Nếu ai nói Ngài có giảng pháp - rồi tu theo - tưởng là mình đang tu pháp xuất thế - là sự nhầm lẫn. Sự nhần lẫn này sẽ khiến chúng ta tu theo pháp Tà. Còn lời Phật giảng về các pháp phương tiện - thì quả thật không có dư thừa.

d/d nghĩ chắc Bạn không biết về những điều căn bản d/d vừa nói. Nếu đúng, thì Bạn không nên khẳng định Bạn đã tu đúng Phật Pháp. Và nếu không tu đúng Phật Pháp thì là lạc sang Tà Pháp. Bạn nên cẩn thận.
Đôi lời chia sẻ cùng Bạn. Chúc Bạn chọn đúng con đường Bạn muốn đi


Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->


Về học cách giữ trẻ đi vài năm , rồi đến đây bạn luận
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Về học cách giữ trẻ đi vài năm , rồi đến đây bạn luận


Vâng, d/đ cám ơn lời khuyên của Bạn. Nhưng chắc chắn một điều là d/đ học không phải với mục đích bạn luận với Bạn. Vì với một người dể mất bình tỉnh - rất khó có thể bàn luận
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
18/10/10
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Nơi ở
Canada
Vài dòng gởi phamvandung57

một người quen nhờ tôi gửi lên diễn đàn một câu hỏi:
tại sao mọi người hay nói đạo Phật là đạo giải thoát, như thế nào là giải thoát, giải thoát cái gì, bằng cách nào để giải thoát , HIỆN TẠI CÓ AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI THOÁT THỰC SỰ?
kính mong mọi người giúp làm sáng tỏ vấn đề người quen của của tôi nhờ, xin chân thành cám ơn
Kính chào ĐH phamvandung57 !
Chỉ Chờ Chết xin trả lời câu hỏi của bạn ĐH nhờ gửi lên Diễn đàn . Tại sao người ta hay nói Đạo Phật là đạo giải thoát vì có giải thoát mới có sinh tử luân hồi . Giải thoát cái mạng cặn bã của xã hôi bằng cách tuyệt thực buông bỏ cái xác thân cấu uế .Hiện tại có ĐH được giải thoát thật sự ra khỏi thế gian để trở về đây với cái mạng trược mang Tâm ma vô thức vô trí để cống cao ngã mạn đối đáp với những người cùng tu bằng lối viết văn phàm phu tục tử chẳng khác nào dân chợ búa nên bị Tà pháp mê hoặc làm sao biết Chánh pháp mà bàn luận .
Học Phật pháp phải biết nhân quả, nhân nào quả nấy, ai tạo nấy chịu. Lục Tổ trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói:”Thường tự thấy lỗi mình, chớ nên thấy lỗi người.” chánh pháp phải phá ngã chấp, cứ thấy lỗi của người khác tức còn ngã chấp.
Những người tham thiền cần lo cho mình được mau kiến tánh, không cần biết tới lỗi của người khác, ấy là ý của chư Tổ dạy như thế. Hễ giữ được nghi tình, tự nhiên không thấy lỗi của người khác. Hãy lấy thân mình làm mô phạm cho người khác noi theo.
Khỏi cần nói, cứ làm cho đúng, vì có nói cũng vô ích, người ta có chịu nghe đâu ! Mặc dù mình không nói, nhưng người khác nhìn thấy cũng biết. Phải thường thấy lỗi của mình, chẳng thấy lỗi người khác là được.


 
P

phamvandung57

Guest
Gửi Chỉ chờ Chết

Kính chào ĐH phamvandung57 !
Chỉ Chờ Chết xin trả lời câu hỏi của bạn ĐH nhờ gửi lên Diễn đàn . Tại sao người ta hay nói Đạo Phật là đạo giải thoát vì có giải thoát mới có sinh tử luân hồi . Giải thoát cái mạng cặn bã của xã hôi bằng cách tuyệt thực buông bỏ cái xác thân cấu uế .Hiện tại có ĐH được giải thoát thật sự ra khỏi thế gian để trở về đây với cái mạng trược mang Tâm ma vô thức vô trí để cống cao ngã mạn đối đáp với những người cùng tu bằng lối viết văn phàm phu tục tử chẳng khác nào dân chợ búa nên bị Tà pháp mê hoặc làm sao biết Chánh pháp mà bàn luận .
Học Phật pháp phải biết nhân quả, nhân nào quả nấy, ai tạo nấy chịu. Lục Tổ trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói:”Thường tự thấy lỗi mình, chớ nên thấy lỗi người.” chánh pháp phải phá ngã chấp, cứ thấy lỗi của người khác tức còn ngã chấp.
Những người tham thiền cần lo cho mình được mau kiến tánh, không cần biết tới lỗi của người khác, ấy là ý của chư Tổ dạy như thế. Hễ giữ được nghi tình, tự nhiên không thấy lỗi của người khác. Hãy lấy thân mình làm mô phạm cho người khác noi theo.
Khỏi cần nói, cứ làm cho đúng, vì có nói cũng vô ích, người ta có chịu nghe đâu ! Mặc dù mình không nói, nhưng người khác nhìn thấy cũng biết. Phải thường thấy lỗi của mình, chẳng thấy lỗi người khác là được.




Nếu còn biết xấu hổ thì phải cày cuốc lấy mà ăn, sống giữa đời ô trược đạp lên dục vọng mà được giải thoát, cưỡi trên ngọn sóng bon chen mà thể hiện lòng mình buông xả, chịu trăm đắng nghìn cay mà nở nụ cười bao dung nhân ái mới được gọi là bậc trượng phu đại giải thoát . nay ngồi một chỗ hưởng của đàn na tín thí, nói lời ma mị, bịt mắt người mê muội lại lớn tiếng làm cao nhân. chẳng biết hạt gạo của đan na lớn hơn núi TU DI , đời này không làm nổi cái nguyện thoát sinh liễu tử thì còn gọi là đại quả báo vậy. đến đây chấm dứt mọi trò chuyện chỉ tặng vài câu thơ gọi là quà kỷ niệm:
Đại Bàng lượn một vòng thật đẹp , rồi bay thẳng vào mây
Còn chim sẻ đến đâu cũng chỉ líu lo suốt ngày
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
18/10/10
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Nơi ở
Canada
Nếu còn biết xấu hổ thì phải cày cuốc lấy mà ăn, sống giữa đời ô trược đạp lên dục vọng mà được giải thoát, cưỡi trên ngọn sóng bon chen mà thể hiện lòng mình buông xả, chịu trăm đắng nghìn cay mà nở nụ cười bao dung nhân ái mới được gọi là bậc trượng phu đại giải thoát . nay ngồi một chỗ hưởng của đàn na tín thí, nói lời ma mị, bịt mắt người mê muội lại lớn tiếng làm cao nhân. chẳng biết hạt gạo của đan na lớn hơn núi TU DI , đời này không làm nổi cái nguyện thoát sinh liễu tử thì còn gọi là đại quả báo vậy. đến đây chấm dứt mọi trò chuyện chỉ tặng vài câu thơ gọi là quà kỷ niệm:
Đại Bàng lượn một vòng thật đẹp , rồi bay thẳng vào mây
Còn chim sẻ đến đâu cũng chỉ líu lo suốt ngày
Đại bàng gẩy cánh vào hang
Dạ còn nuối tiếc dặm đàng mênh mông
Khôn ngoan chim sẻ giửa đồng
Ruộng xanh bát ngát lòng không đọng phiền

Thương thay những kẻ đảo điên
Đọa đày mà ngở thần tiên trên đời
Nói nhiều thì chỉ uổng lời
Thôi thì cứ mặc chuyện người thị phi

Đường ta cứ thẳng mà đi
Nhân tình thế thái cái chi lạ thường
Càng tu thân lại nghiệp vương
Mang tâm bất nhẫn về nương Phật đài
CCC
 

suongphale

Registered
Phật tử
Reputation: 34%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
234
Điểm tương tác
79
Điểm
28
TT Chuyển Pháp Luân , bác Chỉ Chờ Chết ,và các ĐH kính mến

"Đại Bàng vào ẩn nơi mây"
Đại Bàng có phải thần tiên trên đời ?
Đại Bàng uy dũng ngất trời
Cũng là lục đạo chơi vơi dòng đời
"Khôn ngoan chim sẻ giữa đồng
Ruộng xanh bát ngát lòng không đọng phiền"
Sao bằng chim ấy , Ca Lăng
Tần Già , Cọng Mạng , ru lời pháp âm
Đồng xanh hiện biến Lạc Viên
Hơn mây trời với hơn đồng ruộng kia
Chẳng tu thì lại đành thôi
Tu thì chim sẻ , đại bàng mà chi!
Ít lời chưa hẳn là chân
Nhiều lời chưa ắt kết thân ngụy tà
Vì sao nên nghĩa "chuyển luân "
Chuyển luân sao chẳng chuyển luân bằng lời ?

Lời thì lời lẽ ôn hòa
Đại Bàng chắp cánh bay cao trên trời
Chớ đừng chấp ở trên mây
Lục hòa là pháp ,báng lời : chẳng hay !

Kính
 

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
6/8/10
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
TT Chuyển Pháp Luân và các ĐH kính mến

"Đại Bàng vào ẩn nơi mây"
Đại Bàng có phải thần tiên trên đời ?
Đại Bàng uy dũng ngất trời
Cũng là lục đạo chơi vơi dòng đời
"Khôn ngoan chim sẻ giữa đồng
Ruộng xanh bát ngát lòng không đọng phiền"
Sao bằng chim ấy , Ca Lăng
Tần Già , Cọng Mạng , ru lời pháp âm
Đồng xanh hiện biến Lạc Viên
Hơn mây trời với hơn đồng ruộng kia
Chẳng tu thì lại đành thôi
Tu thì chim sẻ , đại bàng mà chi!
Ít lời chưa hẳn là chân
Nhiều lời chưa ắt kết thân ngụy tà
Vì sao nên nghĩa "chuyển luân "
Chuyển luân sao chẳng chuyển luân bằng lời ?

Lời thì lời lẽ ôn hòa
Đại Bàng chắp cánh bay cao trên trời
Chớ đừng chấp ở trên mây
Lục hòa là pháp ,báng lời : chẳng hay !

Kính


Suongphale thân mến ! bài Thơ trên do Bác Chỉ Chờ Chết sáng tác chớ tt_chuyenphapluan thì đọc cho vui thôi .
Chuyển luân diệu pháp huyền vi
Chuyện đời phó mặc thị phi cho đời
Mây bay trong bốn phương Trời
Đại bàng Chim sẻ tùy nơi mà về ...

tt_chuyenphapluan

 

suongphale

Registered
Phật tử
Reputation: 34%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
234
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Suongphale thân mến ! bài Thơ trên do Bác Chỉ Chờ Chết sáng tác chớ tt_chuyenphapluan thì đọc cho vui thôi .
Chuyển luân diệu pháp huyền vi
Chuyện đời phó mặc thị phi cho đời
Mây bay trong bốn phương Trời
Đại bàng Chim sẻ tùy nơi mà về ...
tt_chuyenphapluan

[/LEFT]
[/CENTER]

Kính TT CPL
số là spl định gởi đến hai vị Bác CCC và TT CPL nhưng vì quên gõ tên bác CCC
nên thiếu sót , xin lỗi bác CCC

Cám ơn bài thơ của tt CPL
Sau đây xin viết cảm tác, nhưng xin tt CPL và các bạn đừng cho là ám chỉ ai .Cảm tác vô tư thôi
Đại Bàng về chốn mây hồng
Sẻ kia về chốn non bồng thanh tao
Chuyển luân lời pháp , mây bay
Đại bàng hết chỗ ẩn nương mây trời
Ca Lăng cất tiếng nhiệm mầu
Đại bàng , chim sẻ biến đâu phương nào

 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Reputation: 21%
Tham gia
29/6/13
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Nam Mô A Di Đà Phật.

Chúng con xin kính chào quý Thiện Tri Thức ở Diễn Đàn. :eek:nion41:

Thấy quý vị thảo luận sôi nổi quá, nên chúng con xin được góp chút ít sở tri...:khicon65:

Nếu có gì không nên, không phải xin quý vị bỏ qua cho.

Số là: Trước đây con có xem qua quyển "Tín- Tâm- Minh" tịch Nghĩa giải. của Tam Tổ Tăng Xáng Đại Sư( không nhớ rõ diễn giả).

Ở đoạn giới thiệu (lời nói đầu) có bài thi kệ nói về Đại bàng và chim sẻ. (mang máng) Như sau:

...Lại có loài chim Bằng,
Ngở mình là chim sẻ.
Không biết đến trời xanh,
Bay lượng quanh xó bếp....

Hay có thể Đạo Hữu phamvandung57 đã nói về con chim Đại Bàng mà ngở mình là se sẻ, không ngó đến trời xanh, mà chỉ lượng lờ xó bếp....???

Điều này. Phải chăng chúng ta nên hỏi kỷ lại Đạo hữu phamvandung57 chăng ???

Kính.
 

suongphale

Registered
Phật tử
Reputation: 34%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
234
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Về Thiền
Vì trên spl có đề cập về pháp thiền Now And Here , nên xin có ý kiến chung và ngắn gọn về Thiền
Thưa các Bạn , thiền là gì ?

Là tĩnh lặng tâm ý ....

Có nhiều cách giải thích Thiền
Nhưng điều quan trọng , thiền là pháp môn phương tiện
Như vậy , thiền là sự thực hành , thiền không phải là lý thuyết
Tuy nhiên , trước khi thực hành , chúng ta phải đi đúng lý Phật pháp , thì mới không lạc vào ngoại đạo thiền .Nhưng nếu hiểu lý nhưng không thực hành thì cũng không được gì

Thí dụ như nói ;"Ai trói buộc bạn mà bạn (đặt vấn đề ) giải thoát ?" Thì câu này chỉ là xiển dương cho chân lý , là không có ai bên ngoài bản thân ta trói buộc .
Sau khi bạn nói như vậy, bạn vẫn chưa được giải thoát , và bạn sẽ không giải thoát lúc cận tử nếu không thực hành tu tập Thiền .Sự tu tập nếu không gay go thì thiền sư Hư Vân đã không cần đi hành cước học Thiền lúc đã tám mươi tư tuổi .Do đó ở đây hý luận vài câu cũng không đi đến đâu ,dễ gây hiểu lầm để rồi xa rời thực tế .Thực hành thì đi từ dễ đến khó .

"Tâm bình đẳng không cần trì giới
Hạnh chánh trực đợi há tu thiền
Ăn thời hiếu dưỡng mẹ cha
Nghĩa thời kính trên nhường dưới"

Lục Tổ dạy điều này , nhưng có ai thực hành được "tâm bình đẳng" thật sự , "hạnh chánh trực "
thật sự ,có mấy ai được như lời Tổ , hay chỉ bị dẫn dắt bởi ba độc mà không làm chủ được .Có mấy người biết thật sự kính trên nhường dưới

"Tất cả các pháp
Đều từ tâm sinh
Tâm không chỗ sinh
Pháp không chỗ trụ
Nếu đạt tấc lòng
Chỗ làm không ngại
Không gặp thiện căn
Cẩn thận chớ nói "

Một thiền sư đã dạy đạo lý như trên, nhưng nếu suốt ngày chúng ta chỉ sinh biết bao nhiêu là tâm nhân , ngã , kiêu mạn , tật đố thì có gọi là người thực hành thiền định không .Học hỏi giáo lý kinh điển cũng là chánh niệm, chánh niệm là một pháp môn trong các pháp môn của Thiền .Do đó chánh niệm là thực hành .

"Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến.Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành "(Trích Kinh Niết Bàn )

Kính Chào và chúc các bạn tinh cần .
 

suongphale

Registered
Phật tử
Reputation: 34%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
234
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nam Mô A Di Đà Phật.

Chúng con xin kính chào quý Thiện Tri Thức ở Diễn Đàn. :eek:nion41:

Thấy quý vị thảo luận sôi nổi quá, nên chúng con xin được góp chút ít sở tri...:khicon65:

Nếu có gì không nên, không phải xin quý vị bỏ qua cho.

Số là: Trước đây con có xem qua quyển "Tín- Tâm- Minh" tịch Nghĩa giải. của Tam Tổ Tăng Xáng Đại Sư( không nhớ rõ diễn giả).

Ở đoạn giới thiệu (lời nói đầu) có bài thi kệ nói về Đại bàng và chim sẻ. (mang máng) Như sau:

...Lại có loài chim Bằng,
Ngở mình là chim sẻ.
Không biết đến trời xanh,
Bay lượng quanh xó bếp....

Hay có thể Đạo Hữu phamvandung57 đã nói về con chim Đại Bàng mà ngở mình là se sẻ, không ngó đến trời xanh, mà chỉ lượng lờ xó bếp....???

Điều này. Phải chăng chúng ta nên hỏi kỷ lại Đạo hữu phamvandung57 chăng ???

Kính.

Kính bạn Chùa Phước Thành

Ví như con chim Ca Lăng Tần Già , khi còn nằm trong trứng , đã có thế lực mạnh , các loài chim kia chẳng bằng .Vị Đại Bồ Tát cũng in như vậy .Còn ở trứng sanh tử , đã phát tâm Bồ Đề , công đức rất thế lực , hàng Thanh Văn Duyên Giác làm gì so sánh kịp ( Trích Kinh Hoa Nghiêm )


spl biết về chim Ca Lăng Tần Già như vậy , theo kinh Hoa Nghiêm.
 
P

phamvandung57

Guest
câu hỏi

Có ai giám vứt bỏ tất cả mọi tri thức , hiểu biết từ khi cha sinh mẹ đẻ đến nay. sẵn sàng là bắt đầu như một đứa trẻ mới sinh ra? Tôi sẽ là bạn với người ấy. Còn cứ lý luận hoài thì tôi đành tạm chia tay với mọi người trên diễn đàn. và một điều nữa ai quyết tử đi đến giải thoát như lời đức Phật chỉ dạy, thì cùng tôi trò chuyện. bằng không, chỉ cầu phước... thì tôi xin chịu. coi như tôi là người ngoại đạo. xin đừng bàn đến nữa. nếu diễn đàn chấp nhận, hãy cho tôi một chuyên mục riêng để trò chuyện . hãy hiểu lời chân thật của một người học Phật
 

vovi

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
9/12/12
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Có ai giám vứt bỏ tất cả mọi tri thức , hiểu biết từ khi cha sinh mẹ đẻ đến nay. sẵn sàng là bắt đầu như một đứa trẻ mới sinh ra? Tôi sẽ là bạn với người ấy. Còn cứ lý luận hoài thì tôi đành tạm chia tay với mọi người trên diễn đàn. và một điều nữa ai quyết tử đi đến giải thoát như lời đức Phật chỉ dạy, thì cùng tôi trò chuyện. bằng không, chỉ cầu phước... thì tôi xin chịu. coi như tôi là người ngoại đạo. xin đừng bàn đến nữa. nếu diễn đàn chấp nhận, hãy cho tôi một chuyên mục riêng để trò chuyện . hãy hiểu lời chân thật của một người học Phật
Chào ĐH phamvandung57 VOVI cũng từng muốn trò chuyện với ĐH mà sao ĐH chẳng trò chuyện với VOVI nhỉ!
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,333
Điểm tương tác
960
Điểm
113
Trần thế nan phùng khai khẩu tiếu (Đỗ mục) - Xứ thời phi tác tuyệt tư nghì (trừng hải)

Về Thiền
Vì trên spl có đề cập về pháp thiền Now And Here , nên xin có ý kiến chung và ngắn gọn về Thiền
Thưa các Bạn , thiền là gì ?

Là tĩnh lặng tâm ý ....

Có nhiều cách giải thích Thiền
Nhưng điều quan trọng , thiền là pháp môn phương tiện
Như vậy , thiền là sự thực hành , thiền không phải là lý thuyết
Tuy nhiên , trước khi thực hành , chúng ta phải đi đúng lý Phật pháp , thì mới không lạc vào ngoại đạo thiền .Nhưng nếu hiểu lý nhưng không thực hành thì cũng không được gì

Thí dụ như nói ;"Ai trói buộc bạn mà bạn (đặt vấn đề ) giải thoát ?" Thì câu này chỉ là xiển dương cho chân lý , là không có ai bên ngoài bản thân ta trói buộc .
Sau khi bạn nói như vậy, bạn vẫn chưa được giải thoát , và bạn sẽ không giải thoát lúc cận tử nếu không thực hành tu tập Thiền .Sự tu tập nếu không gay go thì thiền sư Hư Vân đã không cần đi hành cước học Thiền lúc đã tám mươi tư tuổi .Do đó ở đây hý luận vài câu cũng không đi đến đâu ,dễ gây hiểu lầm để rồi xa rời thực tế .Thực hành thì đi từ dễ đến khó .

"Tâm bình đẳng không cần trì giới
Hạnh chánh trực đợi há tu thiền
Ăn thời hiếu dưỡng mẹ cha
Nghĩa thời kính trên nhường dưới"

Lục Tổ dạy điều này , nhưng có ai thực hành được "tâm bình đẳng" thật sự , "hạnh chánh trực "
thật sự ,có mấy ai được như lời Tổ , hay chỉ bị dẫn dắt bởi ba độc mà không làm chủ được .Có mấy người biết thật sự kính trên nhường dưới

"Tất cả các pháp
Đều từ tâm sinh
Tâm không chỗ sinh
Pháp không chỗ trụ
Nếu đạt tấc lòng
Chỗ làm không ngại
Không gặp thiện căn
Cẩn thận chớ nói "

Một thiền sư đã dạy đạo lý như trên, nhưng nếu suốt ngày chúng ta chỉ sinh biết bao nhiêu là tâm nhân , ngã , kiêu mạn , tật đố thì có gọi là người thực hành thiền định không .Học hỏi giáo lý kinh điển cũng là chánh niệm, chánh niệm là một pháp môn trong các pháp môn của Thiền .Do đó chánh niệm là thực hành .

"Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến.Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành "(Trích Kinh Niết Bàn )

Kính Chào và chúc các bạn tinh cần .
_________________________

Kính đạo hữu Suongphale,

Từ độ viết bài "Từ bi và Vô thường" (11/08) đến nay đã gần ba tháng bỗng dưng đạo hữu dứt vãng lai diễn đàn không một lời từ biệt như sương không vết tích sau khi mang lại cho đời một thoáng long lanh diễm tuyệt vô ngần lấp lánh ánh minh quang mong manh mà rõ ràng như đường chân trời tuy hữu mà vô, tuy vô mà hữu vì làm tha nhân ngày đêm trông ngóng biền biệt một mùa thu giông bão hơn những mùa thu năm trước, hề hề. Hôm nay tình cờ đọc lại bài viết của đạo hữu, tuy danh vô lai mà ảnh vẫn tràn tinh quang vì dù là sương hay là lưu ly vẫn duy chỉ một biểu tướng điểm trang cho đời những vì tinh tú trên lá, trên cành, trên tay, hay trên...hề hề, nên vội viết vài dòng góp ý cho bài thêm sanh động vì lời kia vốn thiên thu bất tận.

Thiền là gì? Đạo hữu viết "tỉnh lặng tâm ý" quả là không sai, bởi thiền là...THIỀN NA tức Dhyana hay Jhana hay Zen hay Chan...đều mang nghĩa TRẦM TƯ MINH TƯỞNG tức tên gọi thì có hai CHỈ-QUÁN nhưng NHƯ THỊ thì chỉ có một tức NHẤT TÂM nơi chỗ cận định, sơ thiền có TẦM có TỨ tức vẫn còn TÂM nhưng tâm nọ không phải có "ba, bảy đường" mà duy có một là NHẤT TÂM hay NHẤT ĐIỂM TÂM. Thế nhân dù phân loại tức phân chia thiền làm Bắc-Nam nhưng nó chỉ có một tức NHẤT TÂM, là tâm ý tĩnh lặng tức TRẦM TƯ MINH TƯỞNG, là trái tim của Phật giáo, là nơi Phật tử quy hướng Phật Đạo một lòng không hai không loạn dù lời sai khác bắc nam, bi bô thêm một thành hai, thêm hai thành bốn...ngày càng rối loạn tang thương nực cười, hề hề.

Kính đạo hữu Suongphale,
Riêng về việc nói Thiền là pháp môn phương tiện thì Trừng Hải xin được viết lại là "Thiền na là giáo pháp mà Phật Đà phương tiện chỉ dạy" tức phương tiện giáo. Bởi nếu nói pháp môn phương tiện thì e sẽ làm tha nhân ngộ nhận chỗ Thiền là hành vi nên có phương tiện lẫn mục đích thuộc NHỊ NGUYÊN ĐỐI ĐÃI là HÝ LUẬN; mà thật ra Thiền vốn là Bổn Tông nên là pháp Vô Vi (Nam Tông Thượng Tọa Bộ), là Tâm vô biên giới tức Đại Đạo (Bắc Tông)...bởi chúng sanh vốn ở trong khối Vô minh vĩ đại nên nếu chỉ thẳng tự tánh Pháp thì bất tri mà sanh mậu ngộ. Mà Pháp Vô vi hay Đại Đạo thì lại là Vô Ngôn (tức chỗ "Tâm hành xứ diệt-Ngôn ngữ đạo đoạn"...) nên làm gì có lý thuyết. và cũng bởi nhân duyên này nên chỗ mà Phật tử cần dụng tâm tu học phải ở nơi sơ thiền, cận định tức NHẤT TÂM có TẦM, có TỨ.

Riêng về đoạn kệ tám câu:

Tất cả các pháp
Đều từ tâm sanh
Tâm không chỗ sanh
Pháp không chỗ trụ
Nếu đạt tấc lòng
Chỗ làm không ngại
Không gặp thiện căn
Cẩn thận chớ nói.

Thì ở bốn câu đầu Trừng Hải còn am tường chút chút, nhưng bốn câu sau thì thật là khó hiểu vì rất mù mờ mà lại không có nguyên văn lẫn đạo hữu không ghi rõ nguồn trích dẫn nên "tắc đài", hề hề; Và nếu đạo hữu vẫn còn hứng thú tầm cầu học đạo thì xin hãy "hiện thân" để cùng trao đổi.

Kính, hề hề
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Riêng về đoạn kệ tám câu:

Tất cả các pháp
Đều từ tâm sanh
Tâm không chỗ sanh
Pháp không chỗ trụ
Nếu đạt tấc lòng
Chỗ làm không ngại
Không gặp thiện căn
Cẩn thận chớ nói.


Bốn câu chót, có thể hiểu là:

Gặp tay kiếm khách nên trình kiếm
Chẳng phải nhà thơ chớ hiến thơ.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
_________________________



Riêng về đoạn kệ tám câu:

Tất cả các pháp
Đều từ tâm sanh
Tâm không chỗ sanh
Pháp không chỗ trụ
Nếu đạt tấc lòng
Chỗ làm không ngại
Không gặp thiện căn
Cẩn thận chớ nói.

Thì ở bốn câu đầu Trừng Hải còn am tường chút chút, nhưng bốn câu sau thì thật là khó hiểu vì rất mù mờ mà lại không có nguyên văn lẫn đạo hữu không ghi rõ nguồn trích dẫn nên "tắc đài", hề hề; Và nếu đạo hữu vẫn còn hứng thú tầm cầu học đạo thì xin hãy "hiện thân" để cùng trao đổi.

Kính, hề hề

Kính chào bác Trừng Hải !

8 câu trên thực ra chỉ là 4 câu thơ của Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng :


Năm Canh Tý niên hiệu Nguyên Hòa thứ mười lăm đời Đường (820), Sư sang An Nam ở chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng, huyện Tiên Du Bắc Ninh. Ở đây trọn ngày, Sư ngồi xây mặt vào vách, suốt mấy năm mà không ai biết, chỉ Thiền sư Cảm Thành (trụ trì chùa này) biết Sư là vị Cao tăng đắc đạo trong nhà thiền. Cảm Thành hết lòng kính trọng tôn thờ Sư làm thầy.
Một hôm, Sư gọi Cảm Thành đến bảo:
- Ngày xưa Tổ sư là Nam Nhạc Hoài Nhượng khi sắp tịch có dặn mấy lời:

Tất cả các pháp đều từ tâm sanh
Tâm không chỗ sanh, pháp không chỗ trụ.
Nếu đạt tâm địa chỗ trụ không ngại
Chẳng gặp thượng căn dè dặt chớ dạy.

(Nhất thiết chư pháp giai tùng tâm sanh
Tâm vô sở sanh pháp vô sở trụ.
Nhược đạt tâm địa sở trụ vô ngại
Phi ngộ thượng căn thận vật khinh hứa.)

Nói xong, Sư chấp tay thị tịch, nhằm năm Bảo Lịch thứ hai đời Đường (826). Cảm Thành rước Sư lên hỏa đàn, thu hài cốt xây tháp thờ ở núi Tiên Du.


http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Su/ThienSuVietNam/Html/vo_ngon_thong.htm
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Kính chào bác Trừng Hải !

8 câu trên thực ra chỉ là 4 câu thơ của Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng :


Năm Canh Tý niên hiệu Nguyên Hòa thứ mười lăm đời Đường (820), Sư sang An Nam ở chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng, huyện Tiên Du Bắc Ninh. Ở đây trọn ngày, Sư ngồi xây mặt vào vách, suốt mấy năm mà không ai biết, chỉ Thiền sư Cảm Thành (trụ trì chùa này) biết Sư là vị Cao tăng đắc đạo trong nhà thiền. Cảm Thành hết lòng kính trọng tôn thờ Sư làm thầy.
Một hôm, Sư gọi Cảm Thành đến bảo:
- Ngày xưa Tổ sư là Nam Nhạc Hoài Nhượng khi sắp tịch có dặn mấy lời:

Tất cả các pháp đều từ tâm sanh
Tâm không chỗ sanh, pháp không chỗ trụ.
Nếu đạt tâm địa chỗ trụ không ngại
Chẳng gặp thượng căn dè dặt chớ dạy.

(Nhất thiết chư pháp giai tùng tâm sanh
Tâm vô sở sanh pháp vô sở trụ.
Nhược đạt tâm địa sở trụ vô ngại
Phi ngộ thượng căn thận vật khinh hứa.)

Nói xong, Sư chấp tay thị tịch, nhằm năm Bảo Lịch thứ hai đời Đường (826). Cảm Thành rước Sư lên hỏa đàn, thu hài cốt xây tháp thờ ở núi Tiên Du.


http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Su/ThienSuVietNam/Html/vo_ngon_thong.htm


Chào bác Tuấn Tú, chào bạn Trừng Hải, chào bạn Hoatihon, chào các Bạn...
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Nếu đúng như tài liệu bạn Hoatihon trích dẫn - thì d/đ hiểu hai câu :

Tất cả các pháp đều từ tâm sanh
Tâm không chỗ sanh, pháp không chỗ trụ

Là lời giảng về sự tương quan giữa Tâm và các pháp theo nghĩa của Phật Pháp. Hai câu này là để làm rõ nghĩa lời dạy của hai câu sau :

Nếu đạt - tâm địa chỗ trụ không ngại
Chẳng gặp thượng căn (người đạt) dè dặt chớ dạy.

Cho nên, d/đ hiểu 4 câu này là Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng giải thích cho chúng ta biết : nếu là người đạt thì chỗ trụ của tâm địa không đáng ngại. Nghĩa là, Tổ gián tiếp cho chúng ta biết dầu là người đạt hay không đạt thì TÂM ĐỊA vẫn có chỗ trụ. Nhưng nếu chẳng gặp người đạt - thì dè dặt chớ đem Phật Pháp mà dạy cho người đó.

Và vì Tổ dùng chữ dạy chứ không phải chữ nói. Cho nên, đây là lời Tổ dạy cho hàng “thượng thượng căn” - thầy dạy hàng thượng căn.
Vì là lời dạy cho hàng “thượng thượng căn” - nên Tổ Sư mới không giảng nói rõ thế nào là thượng căn, thế nào là hạ căn - mà chỉ lưu ý “tâm địa người thượng căn cũng có chỗ trụ”. Vì tâm địa của người thượng căn là TÂM TÙY THEO DUYÊN - chứ không phải TÂM THẬT của bậc giác ngộ.
Và vì là lời giảng cho hàng "thượng thượng căn" cho nên chúng ta - những người còn đang trong vòng tu học - không thể ứng dụng lời giảng này


Còn nếu Bạn nghĩ rằng Bạn là “hàng thượng thượng căn” - thì Bạn phải hiểu sâu hơn lời d/đ giải thích…
d/đ hiểu như vậy, xin góp lời

Thân kính
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Reputation: 21%
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
...

Tâm như hư không vô sở hữu
(PGVN)
Dù nói thành Phật thực chẳng có Phật để thành, chỉ là ở trong mở mắt chiêm bao tỉnh dậy mà thôi. Cũng như ở trong nhắm mắt chiêm bao tỉnh dậy thì tự chứng tỏ tất cả sự vật trong chiêm bao (người và thế giới chiêm bao) đều chẳng thật gọi là chứng ngộ
Thiền sư Thích Duy Lực:
Nguồn gốc của Phật pháp là tâm,
Nguồn gốc của vũ trụ cũng là tâm,

Người học Phật pháp phải biết cái nguồn gốc đó chính là tâm của mình chứ chẳng phải ai khác.
Theo thực tế mà nói, Phật giáo là giáo dục, truyền dạy Tâm Pháp dẫn đến giác ngộ cuối cùng, nhưng hiện nay nhiều người hiểu lầm cho là một tôn giáo mê tín. Nói giáo dục là bao gồm vũ trụ vạn vật, chẳng có một sự vật nào thiếu sót gọi là vạn pháp duy tâm. Vì nguồn gốc của vạn sự vạn vật là tâm linh, nên Phật Thích Ca nói tất cả duy tâm tạo.

Vậy Tâm là thế nào? Tâm là một danh từ ai cũng nói được, nhưng Tâm là gì thì chẳng ai biết.
Tổ thứ 14 của Thiền Tông Ấn Độ là Ngài Long Thọ dùng "Hư không vô sở hữu" để thí dụ cho Tâm. Tâm linh vốn chẳng có hình thể số lượng, do đó dùng bộ óc suy nghĩ chẳng thể tiếp xúc, nên chẳng thể dùng lời nói văn tự để diễn tả. Phật pháp chỉ có thể miễn cưỡng nói là Tánh Không. Không này tức là để hiển bày sự dụng của Tâm.

Ảnh minh họaCũng như hư không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật, tất cả vũ trụ vạn vật từ mặt trăng, mặt trời, cho tới núi sông, đất đai, nhà cửa, cây cối, bất cứ cái gì đều phải nhờ cái "Vô Sở Hữu" này dung nạp và ứng dụng.
Cuộc sống hằng ngày của con người như ăn cơm, mặc áo, nói năng, tiếp khách, làm việc đều phải nhờ cái "vô sở hữu" này mới được hiển bày, chỉ tiếc rằng chúng ta ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết. Nên Phật Thích Ca dạy pháp thiền trực tiếp để mọi người đều được tự hiện toàn vẹn chính Tâm mình. Cái giờ phút hiện ra Tâm mình gọi là kiến tánh thành Phật.
Dù nói thành Phật thực chẳng có Phật để thành, chỉ là ở trong mở mắt chiêm bao tỉnh dậy mà thôi. Cũng như ở trong nhắm mắt chiêm bao tỉnh dậy thì tự chứng tỏ tất cả sự vật trong chiêm bao (người và thế giới chiêm bao) đều chẳng thật gọi là chứng ngộ.
Bản thể của Tâm vô sở hữu tức là trống rỗng, vì trống rỗng nên gọi là Tánh Không, vì Tánh không nên cùng khắp không gian thời gian. Cùng khắp không gian thì chẳng có khứ lai nên gọi là Như Lai, nghĩa là đúng như bản lai; cùng khắp thời gian thì không có gián đoạn sanh diệt nên gọi là Niết Bàn.
Vì trống rỗng vô sở hữu chẳng có chỗ để trụ nên gọi là Vô Sở Trụ; vì trống rỗng vô trụ thì chẳng thể trói buộc nên gọi là Giải Thoát. Nghĩa chữ Phật là giác ngộ, Tâm của chúng sanh đều có tánh giác ngộ, nên gọi là Phật Tánh, cũng gọi là Bồ Đề, Bồ đề nghĩa là giác ngộ. Nói tóm lại, danh từ thì có muôn ngàn sai biệt khác nhau nhưng nghĩa thì chẳng khác, chỉ là hiển bày thể dụng của Tâm mà thôi.
Vì Tâm vô sở hữu thì chẳng thể kiến lập, nên Phật nói là Vô Thủy, chẳng có bắt đầu, cũng gọi là vô sanh. Vì có sanh thì phải có bắt đầu. Vì vô sanh thì không thể kiến lập, nếu có thể kiến lập ắt có sự sanh khởi và bắt đầu, cho nên người chứng quả gọi là Ngộ Pháp Vô Sanh, cũng gọi là Chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Nói một cách khác, tất cả kinh Phật đều dùng sự hiểu biết của chúng sanh để chứng tỏ tất cả sự vật qua ý thức của bộ não nhận biết đều chẳng phải thật, nên nói Vạn Pháp Duy Tâm, Tất Cả Do Tâm Tạo. Vì Tâm có thể tạo là có kiến lập, tức là chẳng thật vậy.
Bốn bài kệ nói về cái tri của Chơn Như Phật Tánh:

(1) Nếu dùng Tri tri Tịch,
Chẳng phải vô duyên tri,
Như tay cầm Như ý,
Phi tay chẳng như ý.
(Chẳng phải tay không cầm như ý).
(2) Nếu dùng Tri tri Tri,
Chẳng phải vô duyên tri,
Như tay tự tác quyền,
Phi tay chẳng tác quyền.

(3) Chẳng dùng Tri tri Tịch,
Cũng chẳng tự tri Tri,
Chẳng phải là vô tri,
Vì tự tánh rõ ràng,
Chẳng đồng như gỗ đá.

(4) Tay chẳng cầm như ý,
Cũng chẳng tự tác quyền.
Chẳng phải là không tay,
Vì tay vẫn an nhiên,
Chẳng đồng như sừng thỏ.

Ghi chú: . Vô duyên tri: Chánh tri kiến của Phật Tánh, không có sự nhân duyên đối đãi nên gọi là Vô Duyên Tri.
Lược giải:
Bốn bài kệ kể trên của Ngài Huyền Giác Vĩnh Gia đại sư dùng cánh tay để thí dụ Vô duyên tri của Phật tánh, cũng gọi là Chánh Biến Tri, cũng gọi là Trí Bát Nhã. Kinh Lăng Nghiêm nói "Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn", nay Ngài Vĩnh Gia dùng cánh tay để thí dụ sự Tri chẳng thể kiến lập, vì có kiến lập thì có nhân duyên đối đãi, chẳng thể gọi là Vô Duyên Tri.

Nói "Vô duyên" là không có nhân duyên đối đãi, như bài kệ thứ nhất: Nếu kiến lập sở tri, dù sở tri là tịch lặng, những người tu đến mức độ tịch lặng, cảm thấy thanh thanh tịnh tịnh, tự cho là mức độ cao lắm mà chẳng biết hễ kiến lập sở tri thì có năng sở đối đãi, chướng ngại sự dụng hoạt bát vạn năng của bản tri (Vô duyên tri), như tay cầm cây như ý thì trụ nơi ngoại cảnh, đánh mất sự dụng hoạt bát vạn năng của tay, tay chẳng cầm cây như ý thì muốn lấy gì cũng được, hễ tay cầm cây như ý rồi thì lấy gì cũng chẳng được vậy.
Bài kệ thứ 2 là tiến thêm một bước, dù chẳng lập sở tri nhưng biết mình có năng tri vẫn là kiến lập sự tri, có tri thì có bất tri để đối đãi, nên chẳng phải vô duyên tri. Như tay chẳng cầm vật bên ngoài mà tự tác quyền (tự làm nắm tay), tác quyền rồi (tức là trụ nơi cái tri của tự mình kiến lập) thì mất hết sự dụng hoạt bát vạn năng của cánh tay, nên cũng chẳng thể cầm lấy đồ vật nào cả.
Vậy chẳng biết ngoại cảnh cũng chẳng tự có biết, người ta thường cho như thế là lọt vào vô tri như gỗ đá chẳng biết gì cả, nên có bài kệ thứ 3: Vì Tự tánh rõ ràng, chẳng đồng như gỗ đá. Thế thì làm sao chứng minh được ?
Nên có bài kệ thứ 4 dùng cánh tay để chứng tỏ : Như tay chẳng cầm vật ngoài, cũng chẳng tự tác quyền, chẳng phải là không tay, vì tay vẫn an nhiên chẳng hề bị mất, nên chẳng đồng như sừng thỏ, Vì sừng thỏ chỉ có tên gọi mà chẳng có vật thật vậy.
Hỏi : "Tổ Sư Thiền" dùng cái không biết (nghi tình) để tu, khi đến thoại đầu thì sắp kiến tánh, sắp kiến tánh là sắp biết, phải không ?
Đáp: Không thể nói là sắp biết, vì bản tri vốn vô thủy vô sanh, chưa bao giờ bị gián đoạn thì làm sao nói "sắp biết" được ? Nếu bị gián đoạn rồi biết lại mới có thể nói là sắp biết, cũng như nói "trời gần sáng rồi mặt trời sắp chiếu", mặt trời có ngưng chiếu hồi nào đâu mà nói mặt trời sắp chiếu ? Không thấy ánh sáng mặt trời là vì bị che khuất chứ đâu phải mặt trời ngưng chiếu ! Cái tri của con người cũng thế, không thể nói là "sắp biết", sở dĩ không hiện được bản tri là do ý thức phân biệt của bộ não ham kiến lập sở hữu rồi tự che khuất, chứ cái tri của bản thể vốn không bao giờ bị gián đoạn vậy.
Vì bản tri không gián đoạn nên chẳng thể kiến lập sự tri, nếu kiến lập sự tri tức có 2 cái tri, Thiền tông gọi là "Trên đầu mọc thêm cái đầu", ấy là bệnh nặng, phải mời Bác sĩ cắt bỏ mới được.
Nay nói sơ về cách thực hành Tham Tổ Sư Thiền, tức là tham thoại đầu và khán thoại đầu. Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói. Nghĩa là chưa khởi ý niệm muốn nói, mới được gọi là thoại đầu. Hễ khởi niệm muốn nói là thoại vĩ rồi, Tham là hỏi câu thoại để kích thích sự không hiểu không biết.

Ảnh minh họa
Khán là nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết đó là gì? Chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, nên nhìn mãi không thấy gì, vẫn còn không biết, chính cái không biết đó Thiền Tông gọi là nghi tình.

Hành giả tham thiền, cứ hỏi và nhìn đồng thời đi song song để giữ cái nghi tình. Nghi tình này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu. Thoại đầu tức là vô thủy vô minh, cũng gọi là đầu sào trăm thước, cũng là nguồn gốc của ý thức. Từ đầu sào trăm thước tiến thêm một bước, ngay đó liền lìa ý thức, cái sát na lìa ý thức đó gọi là kiến tánh thành Phật, tức là trí Bát Nhã được hiện hành khắp không gian thời gian, sự hiểu biết chẳng có gì thiếu sót. Giáo môn gọi là "Chánh Biến Tri".
Thiền sư Thích Duy Lực
phatgiao.org.vn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top