Khi nào chúng sinh có thể tự thắp đuốt đi?

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính thưa các vị đạo hữu!
vodanh mới đầu chỉ thấy đơn giản đạo Phật khuyên ta nên làm điều thiện, tránh làm điều ác, khi có phần yêu mến đạo Phật và tìm hiểu thêm thì điều nghĩ như đơn giản thiện ác lại chẳng hề đơn giản, thiện ác khó phân, chánh tà khó biện giải cho thấu đáo. Mà càng xem thì thấy Phật pháp ngày càng rộng lớn, biết bao giờ là tạm đủ. Tuy nhiên Đức Phật lại khuyên ta hãy tự thắp đuốc lên mà đi, vậy nên có 2 vấn đề cần giải quyết:
-Khi nào thì ta có thể tự thắp đuốc đi? Phải đạt quả vị thánh mới tự thắp đuốc đi hay một phàm nhân chưa đạt qua vị thánh cũng có thể thắp đuốc lần theo dấu Phật.
-Nếu là một phàm nhân theo dấu Phật thì phàm nhân đó nên tin vào điều gì và không nên tin vào điều gì? Phàm nhân nên tin vào những lời như thế nào và không tin vào những lời như thế nào? Phàm nhân nên tin vào vị đạo sư như thế nào và không tin vào vị đạo sư như thế nào?....
Kính các vị đạo hữu đóng góp kinh nghiệm của mình, nhằm giúp những người mới bắt đầu như vodanh định hướng rõ ràng hơn con đường giải thoát.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Kính thưa các vị đạo hữu!
vodanh mới đầu chỉ thấy đơn giản đạo Phật khuyên ta nên làm điều thiện, tránh làm điều ác, khi có phần yêu mến đạo Phật và tìm hiểu thêm thì điều nghĩ như đơn giản thiện ác lại chẳng hề đơn giản, thiện ác khó phân, chánh tà khó biện giải cho thấu đáo. Mà càng xem thì thấy Phật pháp ngày càng rộng lớn, biết bao giờ là tạm đủ. Tuy nhiên Đức Phật lại khuyên ta hãy tự thắp đuốc lên mà đi, vậy nên có 2 vấn đề cần giải quyết:
-Khi nào thì ta có thể tự thắp đuốc đi? Phải đạt quả vị thánh mới tự thắp đuốc đi hay một phàm nhân chưa đạt qua vị thánh cũng có thể thắp đuốc lần theo dấu Phật.
-Nếu là một phàm nhân theo dấu Phật thì phàm nhân đó nên tin vào điều gì và không nên tin vào điều gì? Phàm nhân nên tin vào những lời như thế nào và không tin vào những lời như thế nào? Phàm nhân nên tin vào vị đạo sư như thế nào và không tin vào vị đạo sư như thế nào?....
Kính các vị đạo hữu đóng góp kinh nghiệm của mình, nhằm giúp những người mới bắt đầu như vodanh định hướng rõ ràng hơn con đường giải thoát.

Kính thưa tiền bối vodanhladanh.

Xin cho con được hỏi:

* Có phải.- khi nào còn tự thấy mình tâm tối, thì ta phải tự thắp đuốt lên mà đi. (chớ sáng rồi thì thắp đuốc làm chi nữa ?).

* Có phải.- Nếu là một phàm nhân theo dấu Phật thì phàm nhân đó nên tin vào chính cái tâm của mình, vì tâm là Phật ?

Con xin cảm ơn tiền bối.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính thưa các vị đạo hữu!
vodanh mới đầu chỉ thấy đơn giản đạo Phật khuyên ta nên làm điều thiện, tránh làm điều ác, khi có phần yêu mến đạo Phật và tìm hiểu thêm thì điều nghĩ như đơn giản thiện ác lại chẳng hề đơn giản, thiện ác khó phân, chánh tà khó biện giải cho thấu đáo. Mà càng xem thì thấy Phật pháp ngày càng rộng lớn, biết bao giờ là tạm đủ.
Kính các vị đạo hữu đóng góp kinh nghiệm của mình, nhằm giúp những người mới bắt đầu như vodanh định hướng rõ ràng hơn con đường giải thoát.

Chào đ/h Vodanh,

Câu hỏi này Ng-chiếu nghĩ rất khó trả lời, nếu trả lời thì mắc vào chấp, nhưng Ng-chiếu cũng có vài ý chia sẻ như vậy để chúng ta có kinh nghiệm tu học.

Khi nào thì ta có thể tự thắp đuốc đi?

Ngay lúc này, và đạo hữu đang thắp đuốc đi đó mà.

Phải đạt quả vị thánh mới tự thắp đuốc đi hay một phàm nhân chưa đạt qua vị thánh cũng có thể thắp đuốc lần theo dấu Phật.

Phật nói : Ta là Phật đã thành chúng sanh là Phật sẽ thành. Nên không phải cần đạt quả vị gì hết, hãy dựa vào giáo Pháp của Ngài mà đi, đó cũng là lời dặn của Phật trước khi nhập Niết Bàn.

Nếu là một phàm nhân theo dấu Phật thì phàm nhân đó nên tin vào điều gì và không nên tin vào điều gì? Phàm nhân nên tin vào những lời như thế nào và không tin vào những lời như thế nào?

Nên tin vào giáo Pháp Phật đã dạy và không tin vào những lời thị phi.

Phàm nhân nên tin vào vị đạo sư như thế nào và không tin vào vị đạo sư như thế nào?....

Tin vào đạo sư có chánh pháp và quán chiếu những lời đạo sư nói.


Vài lời góp ý có gì xin hoan hỷ.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính thưa tiền bối vodanhladanh.

Xin cho con được hỏi:

* Có phải.- khi nào còn tự thấy mình tâm tối, thì ta phải tự thắp đuốt lên mà đi. (chớ sáng rồi thì thắp đuốc làm chi nữa ?).

* Có phải.- Nếu là một phàm nhân theo dấu Phật thì phàm nhân đó nên tin vào chính cái tâm của mình, vì tâm là Phật ?

Con xin cảm ơn tiền bối.

Kính chào đạo hữu Quan Âm Các!
vodanh thấy rằng lý lẽ biện luận là cần thiết nhưng chỉ với lí lẽ biện luận thì khó dẩn ta tới đâu, vì với lí lẽ vodanh toàn đi đến chổ bí. nên vodanh cần kinh nghiệm thực hành.
-Nếu dựa vào lí, thì nếu phàm nhân đã có tâm sáng không cần đuốc thì đã là thánh nhân, trong khi ta đang là phàm nhân, phàm nhân với cái vốn ít ỏi trí tuệ của mình thì nên làm gì?
-Nếu bảo tin vào tâm mình, vì tâm chính là Phật thì phàm nhân nào thấy tâm của mình ở nơi đâu? Vậy câu tâm chính là Phật áp dụng như thế nào đối với phàm nhân còn mù mờ lạc lối?
Thưa đạo hữu Quan Âm Các, vodanh từng tin rằng phàm nhân nên tin vào Giáo Pháp của Phật, nhưng ngặt nổi có người bảo giáo Pháp mà ngươi đang theo là ngụy tạo sai lầm không phải giáo Pháp Phật, hoặc ngươi không đủ sức hiểu giáo Pháp của Phật, phải hiều như thế này thế kia mới đúng.
Điều này thật nan giải, bời nếu Phật có đứng trước mắt còn không biết đó là Phật, bời theo lý chỉ Phật mới biết Phật, cho nên lời phàm nhân ghi lại sau 2500 năm thì làm sao biết đó là lời Phật dạy?
Học tiếng Hán chăng, tiếng Hán cũng là do phàm nhân viết, tiếng Pali chăng, tiếng Pali cũng do phàm nhân viết. Quay mặt nhìn vào tường chăng, e rằng làm như thế thì phàm nhân như vodanh chỉ càng thêm vô minh mà thôi.
Vậy nên vodanh mong muốn được chia xẻ những kinh nghiệm cụ thể mà một phàm nhân có thể làm được, vì vodanh vẩn tin rằng phàm nhân vẫn có thể giác ngộ, với niềm tin ấy vodanh tin rằng đã có nhiều người giác ngộ sau khi Phật Thích Ca nhập diệt. Với niềm tin ấy vodanh cũng tin rằng ắt hẳn Phật đã để lại vài lời khuyên giúp cho phàm nhân phân định đúng sai, giúp cho phàm nhân mồi ngọn lửa chánh pháp để tự đi.
Có thể ai đó cũng nói rằng đó chưa phải là lời Phật dạy, nhưng vodanh vẩn mong muốn lắng nghe, bởi có bệnh thì vái tứ phương.
Kính chào đạo hữu Quan Âm Các. Nếu đạo hữu có thể chia xẻ kinh nghiệm của mình vodanh thật hoan hỉ đón nhận.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào đ/h Vodanh,

Câu hỏi này Ng-chiếu nghĩ rất khó trả lời, nếu trả lời thì mắc vào chấp, nhưng Ng-chiếu cũng có vài ý chia sẻ như vậy để chúng ta có kinh nghiệm tu học.



Ngay lúc này, và đạo hữu đang thắp đuốc đi đó mà.



Phật nói : Ta là Phật đã thành chúng sanh là Phật sẽ thành. Nên không phải cần đạt quả vị gì hết, hãy dựa vào giáo Pháp của Ngài mà đi, đó cũng là lời dặn của Phật trước khi nhập Niết Bàn.



Nên tin vào giáo Pháp Phật đã dạy và không tin vào những lời thị phi.



Tin vào đạo sư có chánh pháp và quán chiếu những lời đạo sư nói.


Vài lời góp ý có gì xin hoan hỷ.

Vui mừng đón nhận lời Nguyên Chiếu.
Xin hỏi thêm Nguyên Chiếu quán chiếu những lời dạy của đạo sư hay lời dạy trong kinh sách như thế nào?
Bởi chữ quán chiếu vodanh trước giờ vẩn dùng nhưng nay xem lại thì vodanh chưa hiểu thấu đáo từ quán chiếu.
Xin đạo hựu hoan hỉ chia xẻ.
Thành thật cảm ơn!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kính thưa các vị đạo hữu!
vodanh mới đầu chỉ thấy đơn giản đạo Phật khuyên ta nên làm điều thiện, tránh làm điều ác, khi có phần yêu mến đạo Phật và tìm hiểu thêm thì điều nghĩ như đơn giản thiện ác lại chẳng hề đơn giản, thiện ác khó phân, chánh tà khó biện giải cho thấu đáo. Mà càng xem thì thấy Phật pháp ngày càng rộng lớn, biết bao giờ là tạm đủ. Tuy nhiên Đức Phật lại khuyên ta hãy tự thắp đuốc lên mà đi, vậy nên có 2 vấn đề cần giải quyết:
-Khi nào thì ta có thể tự thắp đuốc đi? Phải đạt quả vị thánh mới tự thắp đuốc đi hay một phàm nhân chưa đạt qua vị thánh cũng có thể thắp đuốc lần theo dấu Phật.
-Nếu là một phàm nhân theo dấu Phật thì phàm nhân đó nên tin vào điều gì và không nên tin vào điều gì? Phàm nhân nên tin vào những lời như thế nào và không tin vào những lời như thế nào? Phàm nhân nên tin vào vị đạo sư như thế nào và không tin vào vị đạo sư như thế nào?....
Kính các vị đạo hữu đóng góp kinh nghiệm của mình, nhằm giúp những người mới bắt đầu như vodanh định hướng rõ ràng hơn con đường giải thoát.


Chào bạn vodanhladanh,
Câu hỏi của Bạn tuy ngắn gọn nhưng muốn giải thích được những điều Bạn hỏi thì không làm sao ngắn gọn được. d/đ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và chỗ hiểu của d/đ một cách tổng quát. Chỗ nào Bạn nghi ngờ thì hỏi lại d/đ sẽ giải thích tiếp

-Khi nào thì ta có thể tự thắp đuốc đi? Phải đạt quả vị thánh mới tự thắp đuốc đi hay một phàm nhân chưa đạt qua vị thánh cũng có thể thắp đuốc lần theo dấu Phật.
Theo d/đ hiểu thì đức Phật dạy chúng ta "tự thắp đuốc đi" là bảo chúng ta phải tự chọn pháp môn tu tập chữa được bệnh của chính mình. Vì như chúng ta biết - sở dĩ đức Phật thuyết giảng nhiều pháp môn là do chúng sanh mỗi người mỗi duyên cao thấp khác nhau. Trong khi, chúng ta cũng không thể căn cứ vào sự tu học của kiếp đời hiện tại để biết duyên tu học sẵn có của mình và của người. Nên d/đ hiểu - tự chọn pháp môn tu tập thích hợp với duyên của mình _ là "tự thắp đuốc đi"

Còn khi đạt quả thánh rồi là chúng ta đã chọn xong con đường để đi. Nên dầu chúng ta có thắp đuốc - thì cũng chỉ để con đường đó sáng tỏ hơn thêm mà thôi. Đúng sai đã thành cuộc

Để có thể tự chọn pháp môn tu tập hợp với duyên của mình thì chúng ta phải có chỗ hiểu đúng về Phật Pháp và một trí sáng nhất định. Cách d/đ tu tập để có được trí sáng nhất định _ nghe hiểu lời đức Phật Thích Ca giảng quyết tâm _ tu sữa tâm và giữ thân khẩu không tạo nghiệp ác.

Còn tâm như thế nào cần phải tu sữa thì d/đ căn cứ vào sự quở trách của "lương tâm" d/đ. Và hiểu thế nào về nghiệp ác thì d/đ cũng căn cứ vào lời Phật Thích Ca dạy _ theo chỗ hiểu của mình. Tuy khi giữ giới d/đ rất có quyết tâm - nhưng cũng không được như ý. Phải sau một thời gian tâm d/đ mới thanh tịnh dần. Thật ra, cách tu tập này là d/đ nương theo lời Phật Thích Ca dạy trong các kinh điển để thực hành pháp Ba la đề mộc xoa.

Tóm lại, điều d/đ muốn chia sẻ chúng ta phải tự chọn cho mình một pháp môn tu tập. Và để có thể tự chọn được pháp môn giúp chúng ta chữa lành bệnh của mình thì chúng ta phải có sự quyết tâm trong việc tu sữa tâm và giữ giới luật không để thân khẩu tạo nghiệp ác _ theo chỗ hiểu của mình. Còn làm sao để có được một khái niệm tổng quát về Phật Pháp thì Bạn đã hỏi ở câu sau

-Nếu là một phàm nhân theo dấu Phật thì phàm nhân đó nên tin vào điều gì và không nên tin vào điều gì? Phàm nhân nên tin vào những lời như thế nào và không tin vào những lời như thế nào? Phàm nhân nên tin vào vị đạo sư như thế nào và không tin vào vị đạo sư như thế nào?....
Theo d/đ thì chúng ta nên căn cứ vào sự thành đaọ của đức Phật Thích Ca để theo dấu Phật. Đó là phá ma Ba Tuần. Trong khi ma Ba Tuần là Thiên ma đứng đầu cõi Dục. Cho nên, pháp của Phật không bao giờ dạy chúng ta tu về các cõi trời - nhất là trời cõi Dục. Khi quy y Tam Bảo mọi người cũng đều có phát nguyện điều này

Còn chúng ta nên tin vào những lời như thế nào và không tin những lời như thế nào thì theo d/đ bản dịch kinh điển nào cũng diễn đạt đúng lời đức Phật Thích Ca giảng. Có sai khác chăng là do lời luận giải. Nên nếu tự mình tìm hiểu thì không nên bỏ sót lời nào cả. Hiện giờ chúng ta không hiểu - sau này chúng ta cũng sẽ hiểu được

Vì như chúng ta biết - đức Phật thuyết giảng tuỳ theo duyên - nên nếu lời Phật giảng cho người duyên cao hơn duyên chúng ta thì chúng ta không thể hiểu. Thường thì ở mỗi lời giảng đức Phật đều có hướng dẫn _ phải làm cách nào để hiểu được lời giảng đó. d/đ theo sự hướng dẫn đó của Phật _ tìm hiểu nghĩa kinh. d/đ hiểu bao nhiêu thì biết bấy nhiêu. Còn điều gì d/đ hiểu không thông thì d/đ biết d/đ chưa đủ trí sáng để hiểu. Khi hiểu thông đến đâu thì d/đ thực hành đến đó.

Còn việc chúng ta nên tin vào vị đaọ sư như thế nào và không tin vào vị đaọ sư như thế nào - thì khi chúng ta có được trí sáng nhất định và hiểu một cách tổng quát về giáo lý của đaọ Phật - chúng ta rất dễ nhận biết

d/đ đã tu học Phật Pháp theo phương pháp này - xin chia sẻ...
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43



Chào bạn vodanhladanh,
Câu hỏi của Bạn tuy ngắn gọn nhưng muốn giải thích được những điều Bạn hỏi thì không làm sao ngắn gọn được. d/đ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và chỗ hiểu của d/đ một cách tổng quát. Chỗ nào Bạn nghi ngờ thì hỏi lại d/đ sẽ giải thích tiếp

Theo d/đ hiểu thì đức Phật dạy chúng ta "tự thắp đuốc đi" là bảo chúng ta phải tự chọn pháp môn tu tập chữa được bệnh của chính mình. Vì như chúng ta biết - sở dĩ đức Phật thuyết giảng nhiều pháp môn là do chúng sanh mỗi người mỗi duyên cao thấp khác nhau. Trong khi, chúng ta cũng không thể căn cứ vào sự tu học của kiếp đời hiện tại để biết duyên tu học sẵn có của mình và của người. Nên d/đ hiểu - tự chọn pháp môn tu tập thích hợp với duyên của mình _ là "tự thắp đuốc đi"

Còn khi đạt quả thánh rồi là chúng ta đã chọn xong con đường để đi. Nên dầu chúng ta có thắp đuốc - thì cũng chỉ để con đường đó sáng tỏ hơn thêm mà thôi. Đúng sai đã thành cuộc

Để có thể tự chọn pháp môn tu tập hợp với duyên của mình thì chúng ta phải có chỗ hiểu đúng về Phật Pháp và một trí sáng nhất định. Cách d/đ tu tập để có được trí sáng nhất định _ nghe hiểu lời đức Phật Thích Ca giảng quyết tâm _ tu sữa tâm và giữ thân khẩu không tạo nghiệp ác.

Còn tâm như thế nào cần phải tu sữa thì d/đ căn cứ vào sự quở trách của "lương tâm" d/đ. Và hiểu thế nào về nghiệp ác thì d/đ cũng căn cứ vào lời Phật Thích Ca dạy _ theo chỗ hiểu của mình. Tuy khi giữ giới d/đ rất có quyết tâm - nhưng cũng không được như ý. Phải sau một thời gian tâm d/đ mới thanh tịnh dần. Thật ra, cách tu tập này là d/đ nương theo lời Phật Thích Ca dạy trong các kinh điển để thực hành pháp Ba la đề mộc xoa.

Tóm lại, điều d/đ muốn chia sẻ chúng ta phải tự chọn cho mình một pháp môn tu tập. Và để có thể tự chọn được pháp môn giúp chúng ta chữa lành bệnh của mình thì chúng ta phải có sự quyết tâm trong việc tu sữa tâm và giữ giới luật không để thân khẩu tạo nghiệp ác _ theo chỗ hiểu của mình. Còn làm sao để có được một khái niệm tổng quát về Phật Pháp thì Bạn đã hỏi ở câu sau

Theo d/đ thì chúng ta nên căn cứ vào sự thành đaọ của đức Phật Thích Ca để theo dấu Phật. Đó là phá ma Ba Tuần. Trong khi ma Ba Tuần là Thiên ma đứng đầu cõi Dục. Cho nên, pháp của Phật không bao giờ dạy chúng ta tu về các cõi trời - nhất là trời cõi Dục. Khi quy y Tam Bảo mọi người cũng đều có phát nguyện điều này

Còn chúng ta nên tin vào những lời như thế nào và không tin những lời như thế nào thì theo d/đ bản dịch kinh điển nào cũng diễn đạt đúng lời đức Phật Thích Ca giảng. Có sai khác chăng là do lời luận giải. Nên nếu tự mình tìm hiểu thì không nên bỏ sót lời nào cả. Hiện giờ chúng ta không hiểu - sau này chúng ta cũng sẽ hiểu được

Vì như chúng ta biết - đức Phật thuyết giảng tuỳ theo duyên - nên nếu lời Phật giảng cho người duyên cao hơn duyên chúng ta thì chúng ta không thể hiểu. Thường thì ở mỗi lời giảng đức Phật đều có hướng dẫn _ phải làm cách nào để hiểu được lời giảng đó. d/đ theo sự hướng dẫn đó của Phật _ tìm hiểu nghĩa kinh. d/đ hiểu bao nhiêu thì biết bấy nhiêu. Còn điều gì d/đ hiểu không thông thì d/đ biết d/đ chưa đủ trí sáng để hiểu. Khi hiểu thông đến đâu thì d/đ thực hành đến đó.

Còn việc chúng ta nên tin vào vị đaọ sư như thế nào và không tin vào vị đaọ sư như thế nào - thì khi chúng ta có được trí sáng nhất định và hiểu một cách tổng quát về giáo lý của đaọ Phật - chúng ta rất dễ nhận biết

d/đ đã tu học Phật Pháp theo phương pháp này - xin chia sẻ...

Kính bác dieuduc!
Như vậy phàm nhân thì phải lấy giới luật làm thầy, dẩn lối cho sự thực hành tu tập, hòng giảm dần vô minh, để cái sáng biết dần dần hiển lộ. Song song với sự thưc hành lấy giới luật làm thầy, nhờ thực hành giới luật mà ta có sự an ổn để sự đọc hiểu nghe hiểu thấy hiểu tốt hơn, ta sẽ đọc sách nghe giảng về Phật học một cách trọn vẹn hơn. Tuy nhiên có một vấn đề làm vodanh băn khoăn.
Có những tôn giáo mà vodanh biết chắc là đi vào cõi thiên, tuy nhiên khi đọc về giới luật của họ lại rất giống của Phật giáo, họ cũng lấy kinh Phật để giảng dạy, vodanh xem đi xem lại vẩn không thấy có chổ nào rõ nét để biết sự khác nhau với Phật giáo là như thế nào. Điều này có nghĩa rằng dù ta có thực hành giới luật (theo cách hiều của mình), đọc kinh sách Phật nhưng ta vẩn có thể lạc vào cõi thiên, như vậy trong giới luật của Phật giáo thì giới luật nào giúp ta tránh lạc vào cõi thiên, trong giáo lí Phật giáo phần nào giúp ta tránh lạc vào cõi thiên.
Kính bác chia xẻ giúp.
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Chào bạn vô danh khi nào chúng sanh khởi lên tâm niệm hướng thiện lìa ác là lúc đó chúng sanh có thể tự mình thắp đuốc đi. Nghĩa là chúng sanh đó khởi lên lòng từ bi ghê rợn tội ác lỗi lầm của mình gây tạo từ kiếp này đến kiếp khác, thành tâm sám hối những tội lỗi đó, khởi lên lòng từ bi thương xót cho chính mình và chúng sanh vì vô minh do tham san si mạn nghi mà trôi lăn 6 nẻo lục đạo luân hồi. Tâm Từ Bi là cái gốc căn bản bước vào đạo nghĩa là ngọn đuốc để soi sáng tự thắp đuốc đi.
Khi có tâm từ bi biết thương xót cho những ai tham sân si mạn nghi, biết thương xót cho chính mình từ cái lòng từ bi đó mà không thể phát bồ đề tâm hành bồ tát đạo, nghĩa là dùng mọi phương tiện để mà cứu giúp chính mình và chúng sanh lìa khổ an vui. Người có bồ đề tâm chỉ xem mình là hạt cát, là đồ dã can là con chồn hôi, không có chuyện xem mình là một vị chứng đắc hay uy quyền trong đạo pháp vì điều đó đối với họ chẳng có ý nghĩa gì cả. Người phát bồ đề tâm sẽ không có chuyện sân si hơn thua dùng những từ ngữ chê bai xúc phạm làm đau lòng người khác. Người có bồ đề tâm sẽ không dùng sức lực và thời gian để mà hý luận hay làm điều gì đó không mang lại lợi lạc cho chính mình và chúng sanh. Người phát bồ đề tâm sẽ thấy nhiều việc nhiều phương tiện để giúp chúng sanh hơn là chỉ nói suông lý thuyết. Người phát bồ đề tâm sẽ hành nghĩa là hành động mang đến lợi lạc cho mình và chúng sanh. Vì thế Tâm từ bi chính là ngọn đuốc.
Người Phát Bồ Đề Tâm sẽ dần dần tu tâm sửa tánh, sửa thân khẩu ý thanh tịnh. Từ cái tâm thanh tịnh này ho nhìn rõ bản chất sự việc, nhìn rõ nhân tình thế thái, nhìn rõ ai là chân tu ai là tu hình thức, nhìn rõ chính mình có ưu điểm gì và khuyết điểm gì và cần tu sửa cái gì. Tâm từ bi là hàng rào là ngọn đuốc soi sáng đường cho bất kỳ ai mới bước chân vào đạo hay vào đạo đã lâu rôi. Tu càng lâu thì cái tâm từ bi càng rộng mở càng giảm đi tham sân si mạn nghi. Nếu tu càng lâu mà cái tự ái cái ngã càng cao thì hãy nhìn lại mình đã lạc lối, mà vì sao lạc lối vì cái tâm bồ đê của mình ngày càng héo úa mình không chịu chăm sóc và phát triển nó. Vài lời điên khùng của người điên này chia sẻ mong quý vị hoan hỷ.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Vui mừng đón nhận lời Nguyên Chiếu.
Xin hỏi thêm Nguyên Chiếu quán chiếu những lời dạy của đạo sư hay lời dạy trong kinh sách như thế nào?
Bởi chữ quán chiếu vodanh trước giờ vẩn dùng nhưng nay xem lại thì vodanh chưa hiểu thấu đáo từ quán chiếu.
Xin đạo hựu hoan hỉ chia xẻ.
Thành thật cảm ơn!

Chào đ/h Vodanh,

Tuy Ng-chiếu không phải là diễn giả, nhưng Ng-chiếu cũng đưa ra quan niệm về quán chiếu theo cách nghĩ của mình.

Quán chiếu là quan sát, cảm nhận, đối chiếu lại những gì mình nghe, thấy và thực hành.

Chẳng hạn như: Khi đ/h Vodanh nghe một ai đó thuyết Pháp, thì đ/h Vodanh khi nghe xong, quán chiếu lại những lời đó có đúng với Kinh hay không, có đúng với lời Phật hay không, có đem lại sự an vui hay không ? ( à mà người quán chiếu phải có một trí tuệ nhất định về Phật Pháp thì mới quán chiếu được )

Vài lời chia sẻ của Ng_chiếu, có gì xin hoan hỷ.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hỏi vượt quá hành

Có những tôn giáo mà vodanh biết chắc là đi vào cõi thiên, tuy nhiên khi đọc về giới luật của họ lại rất giống của Phật giáo, họ cũng lấy kinh Phật để giảng dạy, vodanh xem đi xem lại vẩn không thấy có chổ nào rõ nét để biết sự khác nhau với Phật giáo là như thế nào. Điều này có nghĩa rằng dù ta có thực hành giới luật (theo cách hiều của mình), đọc kinh sách Phật nhưng ta vẩn có thể lạc vào cõi thiên, như vậy trong giới luật của Phật giáo thì giới luật nào giúp ta tránh lạc vào cõi thiên, trong giáo lí Phật giáo phần nào giúp ta tránh lạc vào cõi thiên.
Kính bác chia xẻ giúp.

Chào đ/h Vodanh,

Câu hỏi này chắc cũng nhiều đ/h trong diễn đàn thắc mắc, nhưng Ng_chiếu xin chia sẻ như vầy:

Chúng sanh trong tam thiên đại thiên này trí tuệ không đồng đều, nên Phật cũng tùy duyên mà thuyết Pháp

Như Bác Văn Học có nói giáo lý của Phật gồm 5 thừa chính : Nhân thiên thừa, tiểu thừa, đại thừa, nhất thừa, tối thượng thừa.

Ng-chiếu nghĩ Vodanh đang trong giai đoạn học giáo lý Tiểu Thừa, nên những câu hỏi mà Vodanh hỏi là theo Ng-Chiếu nghĩ đạo hữu nói những bài Kinh........giống kinh Phật( của Đại thừa, không biết có đúng vậy không) nếu đúng vậy thì Vodanh chưa hiểu được là đúng rồi. Cũng giống như Vodanh đang học cấp 2 thì làm sao hiểu được cấp 3, 4 .....

Khi nào Vodanh nghiên cứu kinh Phật nhiều hơn nữa, khi Tâm nghiên cứu Kinh Phật của Vodanh rộng mở thì câu hỏi trên sẽ tự động biến mất. Có thể Ng-chiếu lấy câu trả lời của đ/h Nguoidienhocphat làm câu hồi kết cho câu hỏi này:

".....Người phát bồ đề tâm sẽ không có chuyện sân si hơn thua dùng những từ ngữ chê bai xúc phạm làm đau lòng người khác. Người có bồ đề tâm sẽ không dùng sức lực và thời gian để mà hý luận hay làm điều gì đó không mang lại lợi lạc cho chính mình và chúng sanh. Người phát bồ đề tâm sẽ thấy nhiều việc nhiều phương tiện để giúp chúng sanh hơn là chỉ nói suông lý thuyết. Người phát bồ đề tâm sẽ hành nghĩa là hành động mang đến lợi lạc cho mình và chúng sanh. Vì thế Tâm từ bi chính là ngọn đuốc. "


Vài lời góp ý nhỏ, xin hoan hỷ.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Có những tôn giáo mà vodanh biết chắc là đi vào cõi thiên, tuy nhiên khi đọc về giới luật của họ lại rất giống của Phật giáo, họ cũng lấy kinh Phật để giảng dạy, vodanh xem đi xem lại vẩn không thấy có chổ nào rõ nét để biết sự khác nhau với Phật giáo là như thế nào. Điều này có nghĩa rằng dù ta có thực hành giới luật (theo cách hiều của mình), đọc kinh sách Phật nhưng ta vẩn có thể lạc vào cõi thiên, như vậy trong giới luật của Phật giáo thì giới luật nào giúp ta tránh lạc vào cõi thiên, trong giáo lí Phật giáo phần nào giúp ta tránh lạc vào cõi thiên.

Chào bạn vodanhladanh,

Sở dĩ Bạn thấy có những tôn giáo cũng giảng dạy kinh Phật nhưng lại hướng về cõi Thiên. Là vì hiện chúng ta còn đang trong vòng sanh tử nên giai đoạn đầu của pháp tu thoát sanh tử cũng tuỳ thuận theo pháp sanh tử. Pháp sanh tử thì dạy cách tạo phước để hưởng quả. Còn pháp thoát sanh tử thì dạy cách tránh tạo nghiệp - kể cả nghiệp lành.

Vì nếu Bạn để ý thì trong các kinh điển đức Phật Thích Ca chỉ có dạy chúng ta cách giữ giới chứ không có dạy chúng ta cách tu pháp lành. Vì thuyết của đaọ Phật thì tự tánh của chúng ta là thiện lành. Nên chỉ cần có được tâm thanh tịnh thì tất cả mọi ý nghĩ và việc làm chúng ta đều lành cả. Trong khi tu pháp lành mà tâm không thanh tịnh thì sẽ trở thành nuôi dưỡng tâm tham _ chạy theo vọng tưởng _ nguyên nhân khiến chúng ta tạo nghiệp ác

"Lương tâm" là tự tánh của tâm - nên khi chúng ta làm điều gì không đúng thì trong lúc tâm vọng không vọng động - chúng ta bị "lương tâm" quở trách. Nên chúng ta căn cứ vào sự quở trách của "lương tâm" để tu sửa tâm là cách diệt vọng rất hữu hiệu. Trong khi chúng ta tu diệt tâm vọng thì tâm Chờn Như dần dần hiển lộ. Cho nên dầu chúng ta không tu pháp lành _ cũng có được tâm lành.

Còn chúng ta giữ giới luật Phật dạy theo chỗ hiểu của mình - là vì mục đích đức Phật dạy chúng ta giữ giới luật là để diệt vọng tâm - trở về tự tánh - cũng là để kiến tánh - hiển lộ tâm Chờn Như ; chứ không phải để tránh nghiệp. Vì nghiệp chỉ ứng nghiệm khi chúng ta còn trong vòng sanh tử. Còn khi chúng ta đã thoát sanh tử thì cũng như khi chúng ta thức giấc - những gì xảy ra trong giấc chiêm bao đều mất hết. Do đó, hiệu quả của sự tu giữ giới là do từ sự quyết tâm. Cho nên, chúng ta hiểu sao về giới luật đức Phật dạy _ không quan trọng. Quan trọng là chúng ta phải có sự quyết tâm trong việc tu sửa tâm và giữ giới. Tuy nhiên giới giữ càng khó thì hiệu quả càng nhanh. Vì sau mỗi lần chúng ta có sự quyết tâm thì tâm chúng ta sẽ thanh tịnh hơn - mà tâm thanh tịnh thì trí sáng nên chúng ta cũng dần hiểu thông lời Phật giảng hơn.

Khi hiểu được lời Phật giảng trong các kinh điển thì chúng ta sẽ phân biệt được sự sai khác giữa pháp sanh tử và pháp thoát sanh tử. Còn đức Phật dạy chúng ta "tự thắp đuốc đi" là vì khi chúng ta nhận biết duyên chúng ta tu theo pháp môn nào là chúng ta đã trở về được với tự tánh của mình.

d/đ hiểu như vậy, xin chia sẻ
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Để gần gủi hơn với vodanh, Trí Từ xin mượn mấy câu hỏi đáp cho rõ nha...
Khi nào thì tự thắp đuốc lên mà đi ?
- Phải hiểu cụm từ "Tự Thắp Đuốc" là gì
=> nghĩa đen là tự bản thân cầm 1 cây đuốc nên và tự bản thân làm cháy sáng cây đuốc đó, mỗi người 1 cây đuốc thì càng nhiều người thắp đuốc thì sẽ sáng rực một vùng.
=> nghĩa bóng là cái gì cũng phải tự thân làm, tự thân cảm nhận, tự thân vận động, tự thân quyết định chứ không được nương tựa vào bất kỳ ai dù đó là Phật. Vì Phật cũng chỉ là bậc đạo sư nghĩa là người thầy CHỈ ĐƯỜNG. Phật chỉ cho ta thấy có 1 con đường tốt lành đó, ta có đi hay không là chuyện của ta cho nên không thể nào có chuyện Phật lôi ta đi, kéo ta theo nếu tự ta không muốn đi, các bạn thấy rõ vậy không !?

Phải đạt quả vị thánh mới tự thắp đuốc đi hay một phàm nhân chưa đạt qua vị thánh cũng có thể thắp đuốc lần theo dấu Phật.
- Thắp đuốc để thành Thánh chứ không phải là Thánh rồi mới thắp đuốc. Nói theo nghĩa đen thì Trí Từ biết rằng các vị chứng đắt quả vị cao như hàng Thánh thì tự thân thể họ đã phát sáng rồi. Nghĩa bóng là thuộc hàng Thánh thì Trí Tuệ của các Ngài chính là đuốc sẳn có rồi, đuốc lúc nào cũng sáng cả, không phải thắp nữa vì nó đã là không bao giờ tắt.

-Nếu là một phàm nhân theo dấu Phật thì phàm nhân đó nên tin vào điều gì và không nên tin vào điều gì?

- Trí Từ thì tin vào những gì nghe, đọc và khi cảm nhận nó được sự an lạc vui vẻ, đây là điều đầu tiên làm Trí Từ tin đó là Phật dạy. Sau cùng kiểm chứng xác thực rõ ràng nhất mà Trí Từ làm là Thực Hành, mà Thực Hành thì Trí Từ muốn biết thực hành đúng sai thì đem cái Thực Hành đó kiểm chứng trong cộng đồng, trong sự giao tiếp, tương tác hằng ngày. Vì suy cho cùng thì diệt Tham Sân Si là điều đầu tiên ta phải làm cho được, vì nếu chưa làm được lại đi học cái gọi là pháp môn tu tập cao hơn sẽ bị loạn ngay vì cơ bản đã là không có kia mà....

Phàm nhân nên tin vào những lời như thế nào và không tin vào những lời như thế nào? Phàm nhân nên tin vào vị đạo sư như thế nào và không tin vào vị đạo sư như thế nào?....
- Nếu căn cứ vào kinh điển thì 10 điều tin và 10 điều không tin trong đó có 1 điều: "Ngay cả bậc đạo sự nói ra cũng không nên vội tin". Chỉ tin duy nhất vào cái biết của ta. Đọc đến đây thì cũng nên nghĩ kỹ hơn, cái biết của ta cũng lúc đúng lúc sai kia mà. Cho nên kiểm chứng cái Biết này bằng cách Thực Hành là hoàn toàn không thể thiếu được, muốn nói cao siêu ra sao thì thực hành sẽ kiểm chứng điều đó.
- Nói thêm chút: do chúng ta là phàm nhân, người giảng sư cũng còn là phàm nhân, họ là phàm hay thánh hoá thân gì đó thì cũng do chính con mắt phàm phu chúng ta thấy và ý của ta cảm nhận cho nên nếu người giảng sư đó giảng giải vi diệu cao siêu mà ta gần họ không cảm nhận được sự an lạc thì rõ là họ chỉ nói chứ không thực hành. Vì ta phải biết liên kết các thông tin lại như sau:
Tâm dẫn đầu => Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân đều do Tâm chi phối vậy cho nên: Mắt họ không trợn lên hung dử, hay liếc qua liếc lại. Tai họ chỉ thích nghe đều an lạc như chánh pháp, họ sẽ không nghe thị phi quá nhiều. Lưỡi họ chắc chắn phải là ăn chay, vì từ tâm của từ bi mà, họ không nói lời cay đắng...Thân họ di chuyễn cũng nhẹ nhàng, không phải lăng xăng, biểu hiện các động tác khó coi... Trí Từ nhìn người trước là qua Mắt là vậy.

Trí Từ cảm thấy vô cùng an lạc khi nghe thắc mắc này của vodanh vì nó sẽ giúp Trí Từ gợi mở lại những gì đã học, đã hành và điều này góp phần vô cùng to lớn trong việc giữ tâm mạnh mẻ trên đường học Phật.
Cám ơn vodanh đã hỏi !!!
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Trí Từ muốn trải rộng lòng mình ở chủ đề Tốt Đẹp này, xin ý kiến các bạn...

Cô Diệu Đức, lâu quá không gặp cô rồi, cô vẫn khoẻ ha. Cô ơi, không biết rằng ở chủ đề Tốt Đẹp này con xin được trãi rộng lòng mình hết mức có thể nghĩa là nếu con đọc bài chia sẽ của cô chổ nào con thấy cần rõ ràng hơn con sẽ hỏi lại, nếu cô đồng ý thì xin cho con tí dầu để đuốc con sáng hơn cô nhé, còn nếu cô thấy không tiện cũng xin nói rõ vì con sẽ không buồn phiền gì đâu. Rõ ràng mà ôn hoà thì con chấp nhận tất cả. Con bắt đầu trước nhé...

Còn khi đạt quả thánh rồi là chúng ta đã chọn xong con đường để đi. Nên dầu chúng ta có thắp đuốc - thì cũng chỉ để con đường đó sáng tỏ hơn thêm mà thôi. Đúng sai đã thành cuộc

- Ở đây con chỉ muốn nói ý này: Nếu đã là Thánh thì đâu có sai nữa, cho nên kết luận đúng sai đã thành cuộc có lẻ không hợp. Còn nếu nói chung chung "Đúng Sai Đã Thành Cuộc" thì có vẻ tiêu cực, vì rằng nếu biết Sai ta vẫn có thể sửa chữa nếu ta chịu kia mà. Vì con thấy câu Đúng Sai Đã Thành Cuộc như là chấp nhận số phận vậy.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chiếu ơi :icon_anmachen:, Từ muốn được mở rộng lòng mình ở chủ đề Tốt Đẹp này, cho nên đọc bài của Chiếu mà thấy chổ cần nói thì Từ sẽ nói vào nhe, nếu bất tiện thì Chiếu nói Từ biết nhé, Từ sẽ không phiền gì đâu, chỉ cần thẳng thắn là được rồi. Bắt đầu chổ này nè....


Chẳng hạn như: Khi đ/h Vodanh nghe một ai đó thuyết Pháp, thì đ/h Vodanh khi nghe xong, quán chiếu lại những lời đó có đúng với Kinh hay không, có đúng với lời Phật hay không, có đem lại sự an vui hay không ? ( à mà người quán chiếu phải có một trí tuệ nhất định về Phật Pháp thì mới quán chiếu được )

- Vodanh đang như không biết thế nào mới chính xác là lời Phật dạy đó, Chiếu nói thế này hơi khó cho vodanh à nha.
- Chiếu nói rằng:"Quán chiếu phải có 1 trí tuệ nhất định về Phật pháp thì mới quán chiếu được". Vậy Chiếu quán về một 1 bài học mà được cho là Phật dạy thì Chiếu quán như thế nào ?
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào băngtâm, Trí Từ xin được mở rộng lòng mình ở chủ đề này, cho nên những gì bangtam nói ra, Trí Từ thấy cần nói thêm thì xin được tiếp chuyện, nếu có gì đó không nên thì bangtam bảo Trí Từ ngưng lại nha, giờ không biết đồng ý không nên Trí Từ cứ xin nói trước vậy nha....

Dạ! Mình nên tin vaò sự suy gẫm (chứng nghiệm) nơi mình, ngoaì ra những điêù mình chưa hiêủ, ( nhất là những aỏ giác ) mình phải thâý rõ và tuyệt đôí không tin.
_Mình nên tin vaò những lời naò mà dẩn dắt mình đến chỗ hiêũ tận cùng, ngược lại trước những lơì không đủ sức chứng minh (chỗ hiêũ tận cùng) thì không tin.
_Mình nên tin vaò sự tỉnh-giác (tánh rổng lặng thường biết) nơi mình là vị đaọ sư, ngoaì ra không có vị đaọ sư nào hơn được nưã.
Kính các vị tiền-bôí xin chỉ dạy thêm chỗ trình baỳ khiếm khuyết cuả bangtam.
- Không biết Trí Từ thuộc hậu hay tiền bối nhưng do có câu gợi mở cùng nhau học tập nên Trí Từ xin được líu lo chút, tâm trạng hôm nay vui quá mà.... :chuot11:

_Mình nên tin vaò những lời naò mà dẩn dắt mình đến chỗ hiêũ tận cùng, ngược lại trước những lơì không đủ sức chứng minh (chỗ hiêũ tận cùng) thì không tin.

- Chổ này Trí Từ hiểu sơ sơ, có phải là tin vào những diễn giải mà mình Cảm Nhận được lời diễn giải đó sẽ giải được các nghi vấn của mình trong lời diễn giải của một ai đó, đúng không bangtam ?

_Mình nên tin vaò sự tỉnh-giác (tánh rổng lặng thường biết) nơi mình là vị đaọ sư, ngoaì ra không có vị đaọ sư nào hơn được nưã.
- Tỉnh Giác (Tánh rỗng lặng thường biết): cái này có vẻ ẩn ý quá, mà không rõ nghĩ khi đọc vào nữa nhưng 2 từ Tỉnh Giác thì Trí Từ hiểu chút chút cho nên khi bangtam nói rằng TIN VÀO sự Tỉnh Giác của chính mình thì phải chăng cho rằng mình tin vào cái hiểu biết của mình HIỆN TẠI đúng không ? Vậy sự TỈNH GIÁC tự thân liệu ta sẽ dùng gì để soi coi ta có được cái Tỉnh Giác này chưa?

Trò chuyện tí nhé bangtam !!!
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Cô Diệu Đức ơi:
Pháp sanh tử thì dạy cách tạo phước để hưởng quả. Còn pháp thoát sanh tử thì dạy cách tránh tạo nghiệp - kể cả nghiệp lành.
- Con không rõ sao pháp thoát sanh tử lại bao gồm TRÁNH TẠO NGHIỆP LÀNH ?

Vì nếu Bạn để ý thì trong các kinh điển đức Phật Thích Ca chỉ có dạy chúng ta cách giữ giới chứ không có dạy chúng ta cách tu pháp lành.
Ở dâu này con xin được nói cái biết này, vậy cô thấy sao nha: con biết rằng Đức Phật không dạy chúng ta Phóng Sanh nhưng dạy chúng ta Không Sát Sanh. Cô thấy sao ?
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính chị Diệu-Đức!
Thưa chị ! Em củng xin chị giải đáp 1 chút xiú trong baì cuả chị mà em chưa hiêủ rõ nhe !

Sở dĩ Bạn thấy có những tôn giáo cũng giảng dạy kinh Phật nhưng lại hướng về cõi Thiên. Là vì hiện chúng ta còn đang trong vòng sanh tử nên giai đoạn đầu của pháp tu thoát sanh tử cũng tuỳ thuận theo pháp sanh tử.
Thưa chị! Nêú chị noí vâỵ thì coĩ Thiên naò đó có còn sinh tử lưân hôì không chị ?
Pháp sanh tử thì dạy cách tạo phước để hưởng quả. Còn pháp thoát sanh tử thì dạy cách tránh tạo nghiệp - kể cả nghiệp lành.
Chị ơi ! Em khó hiêủ quá, vì nêú "pháp thoát sanh tử thì dạy cách tránh tạo nghiệp - kể cả nghiệp lành."Thì thí dụ như ra đường mình thâý cây đinh, hay ngươì mù, ngưoì già băng qua đường v.v...thì mình đâu có tránh phaỉ không chị ? Vâỵ ý chị về câu nâỳ như thế naò, xin noí cho em hiêủ thêm nhe !

Vì nếu Bạn để ý thì trong các kinh điển đức Phật Thích Ca chỉ có dạy chúng ta cách giữ giới chứ không có dạy chúng ta cách tu pháp lành. Vì thuyết của đaọ Phật thì tự tánh của chúng ta là thiện lành. Nên chỉ cần có được tâm thanh tịnh thì tất cả mọi ý nghĩ và việc làm chúng ta đều lành cả. Trong khi tu pháp lành mà tâm không thanh tịnh thì sẽ trở thành nuôi dưỡng tâm tham _ chạy theo vọng tưởng _ nguyên nhân khiến chúng ta tạo nghiệp ác
Thưa chị ! Vì tâm em chưa đựoc thanh tịnh, cho nên em củng sợ không biết rõ pháp tu sẽ vô tình nuôi dưởng tâm tham, cho nên có thể naò chị chia sẽ cho em biết cách (pháp tu) thanh tịnh tâm (cuả riêng chị) cho em được có cơ hôị để biết thêm về 1 pháp môn khác vơí nhe chị. Xin cám ơn chị nhiêù.


Kính
bangtam
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
...

Kính thưa các vị đạo hữu!
vodanh mới đầu chỉ thấy đơn giản đạo Phật khuyên ta nên làm điều thiện, tránh làm điều ác, khi có phần yêu mến đạo Phật và tìm hiểu thêm thì điều nghĩ như đơn giản thiện ác lại chẳng hề đơn giản, thiện ác khó phân, chánh tà khó biện giải cho thấu đáo. Mà càng xem thì thấy Phật pháp ngày càng rộng lớn, biết bao giờ là tạm đủ. Tuy nhiên Đức Phật lại khuyên ta hãy tự thắp đuốc lên mà đi, vậy nên có 2 vấn đề cần giải quyết:
-Khi nào thì ta có thể tự thắp đuốc đi? Phải đạt quả vị thánh mới tự thắp đuốc đi hay một phàm nhân chưa đạt qua vị thánh cũng có thể thắp đuốc lần theo dấu Phật.
-Nếu là một phàm nhân theo dấu Phật thì phàm nhân đó nên tin vào điều gì và không nên tin vào điều gì? Phàm nhân nên tin vào những lời như thế nào và không tin vào những lời như thế nào? Phàm nhân nên tin vào vị đạo sư như thế nào và không tin vào vị đạo sư như thế nào?....
Kính các vị đạo hữu đóng góp kinh nghiệm của mình, nhằm giúp những người mới bắt đầu như vodanh định hướng rõ ràng hơn con đường giải thoát.

...
Thắp đuốc mà đi khi tối chớ sáng tỏ rồi thắp đuốc làm chi nữa. Khi tối tăm với tham sân si mạn nghi thì tỉnh giác đốt đuốc đốt cháy cái tham sân si mạn nghi đi, đốt cái vô minh, cái ngu dốt đi.
Thắp đuốc lên mà đi là vậy chứ không phải đợi con chồn mang cả đuôi đi rồi mà còn ở đó nói chứng với không chứng. Chứng hay không chứng thì kệ người ta, người ta có đọa địa ngục thì mặc kệ người ta, lo cho mình trước đi, chừng nào thành Phật, thành bồ tát thì hẳn lo độ người. Tự thân không sáng mà chứ chỉ người chuyện đông tây, thân kề cận chết trôi khi vùi 3 tấc đất không lo mà cứ tìm lỗi người. Qua sông đi rồi nói đáo bỉ ngạn, thử ngạn. Cứ chứng, không chứng rồi nổi lửa tham sân si mạn nghi, ra sức đốt mà không đốt cháy được cọng lông chồn nào hết, còn chưa tỉnh ngộ hay sao mà không tự thắp đuốc lên mà đốt cháy cái tham sân si mạn nghi chứng hay không chứng ở người ta đi. Cứ giỏi nhặt đá gạch mà trân bảo coi như đồ bỏ. Người nói được lời này tham sân si tự biết bằng trời nên hành thâm chân sám hối, nói xong rồi bỏ.
Cái con chồn này nói đi là đi biệt, chẳng hú lão già này một tiếng nữa. Kính sư latuan! Đợi muathularung theo cùng, không biết là có theo kịp không đây.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bôí Trí-Từ!
Dạ ! Không biết bangtam có đồng ý hay không, nhưng nêú được tiền-bôí hỏi thì bangtam liền trả lời, dù là không biết. hihi!

- Chổ này Trí Từ hiểu sơ sơ, có phải là tin vào những diễn giải mà mình Cảm Nhận được lời diễn giải đó sẽ giải được các nghi vấn của mình trong lời diễn giải của một ai đó, đúng không bangtam ?
Dạ đúng vâỵ! Nêú lời diễn giải đó sẽ giải được các nghi vấn của mình để tu học.

- Tỉnh Giác (Tánh rỗng lặng thường biết): cái này có vẻ ẩn ý quá, mà không rõ nghĩ khi đọc vào nữa nhưng 2 từ Tỉnh Giác thì Trí Từ hiểu chút chút cho nên khi bangtam nói rằng TIN VÀO sự Tỉnh Giác của chính mình thì phải chăng cho rằng mình tin vào cái hiểu biết của mình HIỆN TẠI đúng không ?
Dạ! Không phải "cho rằng", vì caí Biết nâỳ nó không phaỉ do quan niệm mà được.
Vậy sự TỈNH GIÁC tự thân liệu ta sẽ dùng gì để soi coi ta có được cái Tỉnh Giác này chưa?
Dạ! Đó là : nơi mắt mở ra thâý sáng, thâý đủ thứ, nhắm mắt thì thâý tôí (do 2 miếng thịt cuả mắt , goị là mí mắt ) khép lại thâý tôí. Caí tôí sáng là cái bị thâý, còn caí biết tôí sáng là caí thường thâý. Cho đến thường nghe (có âm thanh củng nghe mà không có âm thanh củng nghe), Lổ mủi có gặp thơm, thuí đêù biết, lúc không có muì gì củng biết, lưỡi và toàn thân cũng vâỵ, sự tỉnh giác luôn có mặt mà .


Kính
bangtam
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bạn vô danh khi nào chúng sanh khởi lên tâm niệm hướng thiện lìa ác là lúc đó chúng sanh có thể tự mình thắp đuốc đi. Nghĩa là chúng sanh đó khởi lên lòng từ bi ghê rợn tội ác lỗi lầm của mình gây tạo từ kiếp này đến kiếp khác, thành tâm sám hối những tội lỗi đó, khởi lên lòng từ bi thương xót cho chính mình và chúng sanh vì vô minh do tham san si mạn nghi mà trôi lăn 6 nẻo lục đạo luân hồi. Tâm Từ Bi là cái gốc căn bản bước vào đạo nghĩa là ngọn đuốc để soi sáng tự thắp đuốc đi.
Khi có tâm từ bi biết thương xót cho những ai tham sân si mạn nghi, biết thương xót cho chính mình từ cái lòng từ bi đó mà không thể phát bồ đề tâm hành bồ tát đạo, nghĩa là dùng mọi phương tiện để mà cứu giúp chính mình và chúng sanh lìa khổ an vui. Người có bồ đề tâm chỉ xem mình là hạt cát, là đồ dã can là con chồn hôi, không có chuyện xem mình là một vị chứng đắc hay uy quyền trong đạo pháp vì điều đó đối với họ chẳng có ý nghĩa gì cả. Người phát bồ đề tâm sẽ không có chuyện sân si hơn thua dùng những từ ngữ chê bai xúc phạm làm đau lòng người khác. Người có bồ đề tâm sẽ không dùng sức lực và thời gian để mà hý luận hay làm điều gì đó không mang lại lợi lạc cho chính mình và chúng sanh. Người phát bồ đề tâm sẽ thấy nhiều việc nhiều phương tiện để giúp chúng sanh hơn là chỉ nói suông lý thuyết. Người phát bồ đề tâm sẽ hành nghĩa là hành động mang đến lợi lạc cho mình và chúng sanh. Vì thế Tâm từ bi chính là ngọn đuốc.
Người Phát Bồ Đề Tâm sẽ dần dần tu tâm sửa tánh, sửa thân khẩu ý thanh tịnh. Từ cái tâm thanh tịnh này ho nhìn rõ bản chất sự việc, nhìn rõ nhân tình thế thái, nhìn rõ ai là chân tu ai là tu hình thức, nhìn rõ chính mình có ưu điểm gì và khuyết điểm gì và cần tu sửa cái gì. Tâm từ bi là hàng rào là ngọn đuốc soi sáng đường cho bất kỳ ai mới bước chân vào đạo hay vào đạo đã lâu rôi. Tu càng lâu thì cái tâm từ bi càng rộng mở càng giảm đi tham sân si mạn nghi. Nếu tu càng lâu mà cái tự ái cái ngã càng cao thì hãy nhìn lại mình đã lạc lối, mà vì sao lạc lối vì cái tâm bồ đê của mình ngày càng héo úa mình không chịu chăm sóc và phát triển nó. Vài lời điên khùng của người điên này chia sẻ mong quý vị hoan hỷ.

Kính đạo hữu!
Lời này thật là thực tế và hữu hiệu.
Tâm từ bi là hàng rào là ngọn đuốc soi sáng đường cho bất kỳ ai mới bước chân vào đạo hay vào đạo đã lâu rôi. Tu càng lâu thì cái tâm từ bi càng rộng mở càng giảm đi tham sân si mạn nghi. Nếu tu càng lâu mà cái tự ái cái ngã càng cao thì hãy nhìn lại mình đã lạc lối, mà vì sao lạc lối vì cái tâm bồ đê của mình ngày càng héo úa mình không chịu chăm sóc và phát triển nó.
Với những người mới bén duyên với Phật như vodanh thì đây cũng như là một tiêu chí để tự kiểm tra mình có lạc lối hay không.
Rất hoan hỉ đón nhận.
Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên