Khi nào chúng sinh có thể tự thắp đuốt đi?

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Chào bạn Quan Âm Các,
Chào các Bạn,

d/đ cám ơn bạn Quan Âm Các đã chia sẻ tài liệu

* Tài liệu về Phi tưởng phi phi tưởng định.

LUẬN:

....... Hỏi: Trong A Tỳ Đàm có nói "Ở cõi Dục, khi nhất tâm vào Sơ Thiền có cả Giác và Quán. Sao nay lại phân biệt có thô có tế ?

....... Đáp: Tuy ở nơi nhất tâm, mà vẫn có 2 hiện tướng khác nhau. Khi Giác thì không có Quán; mà Quán thì không có Giác. Khi thị hiện tướng Giác, Khi thị hiện tướng Quán. Như vậy gọi là Nhất tâm mà có 2 tướng. Tùy theo chỗ chiếu dụng mà đặt tên khác nhau. Phật dạy:"Đoạn một pháp (trong 2 pháp) là chứng quả A- la- hán". Ở đây Phật muốn nói đoạn 5 phần Hạ kiết sử (tham, sân, si, mạn, nghi) là chứng quả A- la- hán. Vì sao ? Vì người đời phần nhiều bị xan tham trói buộc; khi đoạn được "tham tâm", thì tất cả "nhiễm tâm" khác cũng dần dần được đoạn hết.

....... Do Giác Quán mà sanh hỷ lạc; thế nhưng Hỷ Lạc cũng làm động tâm, trở ngại cho Định, cho nên hành giả lại phải xả Giác Quán để nhiếp nội tâm. Khi Giác Quán đã trừ, nội tâm đã được thanh tịnh, thì được tâm Định, nhiếp vào một chỗ. Định ấy sanh hỷ lạc, vào được Đệ Nhị Thiền.

....... Vào được Đệ Nhị Thiền là thiền giả đã trừ được Giác Quán, đã được nội tâm thanh tịnh, vào được tâm Thiền Định, buộc tâm vào một chỗ. Nhưng rồi Thiền giả lại quán biết Hỷ Lạc cũng chỉ là đối đãi, còn làm cho tâm động. Do Thọ mới có Hỷ, hết Hỷ sẽ sanh Ưu. Thiền giả xả ly tâm hỷ, được nhất tâm Lạc, vào Đệ Tam Thiền. Vì Thiền giả đã xả tâm Hỷ nên thiền giả vào Đệ Tam thiền, thọ toàn thân Lạc.

....... Các bậc thánh ở nơi Đệ tam Thiền được tự tại, hoặc trú lạc, hoặc xả lạc. Vì sao ? Vì các ngài chẳng có ái trước Lạc vậy.

....... Thiền giả ở Đệ Tam Thiền, lại quán Lạc cũng là lầm lỗi nên tu hạnh thanh tịnh, không khổ, không lạc vào Đệ Tứ Thiền.

....... Vào Đệ Tứ Thiền, thiền giả được Bất Động Huệ.

....... Đến đây, thiền giả quán hết thảy các tướng, không khởi niệm phân biệt tướng, diệt hết thảy các tướng Hữu thì vào được Vô Biên Hư Không Xứ Định.

....... Vào định này, thiền giả lại quán "sắc thân thô trọng do duyên hòa hợp tạo thành". Đã có thân thì có Khổ, nên lại quán thân như hư Không. Khi đã được thân nhẹ nhàng rồi, thiền giả thấy 4 Đại ở bên trong thân và ở bên ngoài đều như nhau cả. Do vậy mà thấy vô lượng vô biên hư không, cả trong lẫn ngoài, khiến tâm nhẹ nhàng thanh thoát, nên được gọi là Vô Biên Hư Không Xứ Định. Ví như chim bị nhốt trong lồng, khi được thả tự do, thư thái, bay vút lên không trung.

....... Thiền giả lại duyên Thọ, tưởng, Hành, Thức xem như bệnh hoạn, quán Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, rồi xả Hư Không Vô Biên Xứ Định để duyên hiện tại, quá khứ, vị lai, duyên thức xứ ở nhiều đời. Rồi thiền giả lại thấy "Thức Xứ" cũng chẳng có biên giới, vào được Vô biên Thức Xứ Định.

....... Dùng Vô biên Thức Xứ làm duyên khởi, thiền giả lại quán Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều như bệnh, như mục nhọt, quán Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã là hư dối, quán Thức cũng là như vậy. Rồi thiền giả phá được "Thức tướng", tán thán "Vô sở hữu Xứ", vào được Vô Sở Hữu Xứ Định.

....... Ở nơi Vô Sở Hữu Xứ, thiền giả lại duyên Thọ, Tưởng, Hành, Thức, thấy rõ thân là Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, do duyên hòa hợp mà thành, nên xả Vô Sở Hữu Xứ Định, vào được Vô Tưởng Định.

....... Vào được Vô tưởng Định rồi, là Thiền giả được "Đệ nhất Diệu Xứ" là Phi Hữu Tưởng Phi Vô tưởng Xứ Định
.

....... Cũng theo Luận dạy. Hành giả phải xả bỏ Phi Hữu Tưởng Phi Vô tưởng Xứ Định,tiến nhập vào Diệt tận định, diệt thọ tưởng định, thì vào Chánh vị A la hán, từ đây mới không còn bị lạc vào các cảnh giới khác. Đây là Niết Bàn Hữu dư y.



Tài liệu của Bạn tuy chi tiết hơn tài liệu d/đ muốn chia sẻ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Nhưng nếu Bạn chọn con đường đi theo Phật _ giải thoát sanh tử. Thì với tài liệu này không giúp Bạn thoát sanh tử _ giống như lời Phật giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.

d/đ nói như vậy - là vì nếu Bạn tu theo pháp của Phật thì khi thọ Tam Quy - chắc hẳn Bạn có nguyện _ không quy y Thiên Thần. Chúng ta nguyện không quy y Thiên Thần - không phải vì pháp tu của các vị Thiên, các vị Thần không bằng pháp tu của Phật mà là vì khi chúng ta quy y _ tu theo pháp của các vị Thần, các vị Trời thì chúng ta không đạt được quả thường trụ _ dứt diệt sanh tử.

d/đ hiểu được điều này là căn cứ theo lời Phật giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm :

QUYỂN CHÍN
ĐOẠN II
SẮC-GIỚI

… A-nan, ba loài-tốt đó, đầy-đủ công-hạnh đại-tùy-thuận, thân tâm yên-lặng, được cái vui vô-lượng; tuy không phải chân-chính được phép Tam-ma-đề của đạo Phật, nhưng trong tâm yên-ẩn, hoan-hỷ được đầy-đủ, nên gọi là Tam-thiền.

A-nan, lại nữa, những loài trời đó (* tức _ ba loài trời tốt đạt Tam thiền), thân tâm không bị bức-bách, nguyên-nhân của khổ đã hết, lại xét cái vui không phải thường-trụ, lâu rồi cũng phải tiêu-tan, nên cả hai tâm khổ và vui, đồng-thời đều phóng-xả; những tướng thô-nặng đã diệt, thì phúc thanh-tịnh sinh ra; một loài như thế, gọi là Phúc-sinh-thiên.

Tâm phóng-xả được viên-mãn, sự nhận-hiểu cao-xa càng thanh-tịnh; trong cái phúc không gì trở-ngại đó, được sự tùy-thuận nhiệm-mầu cùng-tột vị-lai; một loài như vậy, gọi là Phúc-ái-thiên.

A-nan, từ cõi trời đó (* tức _ từ cõi trời Phúc Ái Thiên), có hai đường trẽ : Nếu dùng cái tâm sáng-suốt thanh-tịnh vô-lượng trước kia, mà tu-chứng an-trụ nơi phúc-đức viên-mãn sáng-suốt, thì một loài như thế, gọi là Quảng-quả-thiên.

Nếu nơi cái tâm trước kia nhàm-chán cả cái khổ và cái vui, lại nghiền-ngẫm cái tâm phóng-xả, tiếp-tục không ngừng, đi đến cùng-tột sự phóng-xả, thân tâm đều diệt hết, ý-nghĩ bặt mất, trải qua năm trăm kiếp; song, người ấy đã lấy cái sinh-diệt làm nhân, thì không thể phát-minh tính không-sinh-diệt, nên nửa kiếp đầu thì diệt, nửa kiếp sau lại sinh; một loài như thế, gọi là Vô-tưởng-thiên.

(* tức _ từ cõi trời Phúc Ái Thiên có hai đường trẽ : một là sanh vào Quảng Quả Thiên ; một sanh vào Vô Tưởng Thiên).

A-nan, bốn loài-tốt ấy (* tức _ các vị trời : Phúc sinh thiên, Phúc ái thiên, Quảng quả thiên và Vô tưởng thiên), tất-cả những cảnh khổ vui trong thế-gian không lay-động được; tuy không phải là chỗ bất-động chân-thật của đạo vô-vi; song, nơi cái tâm hữu-sở-đắc, công-dụng đã thuần-thục, nên gọi là Tứ-thiền.

A-nan, trong đó (* tức _ trong các vị trời đạt Tứ thiền), lại có năm bậc Bất-hoàn-thiên, các vị này đã diệt hết tập-khí chín phẩm tư-hoặc trong cõi dưới rồi, khổ vui không còn, bên dưới không có chỗ ở, nên an-lập chỗ ở nơi chúng-đồng-phận của tâm phóng-xả.

A-nan, khổ vui cả hai đều diệt, không còn tâm-niệm ưa-ghét; một loài như thế, gọi là Vô-phiền-thiên.

Tự-tại phóng-xả, không còn năng-xả, sở-xả; một loài như thế, gọi là Vô-nhiệt-thiên.

Khéo thấy thế-giới mười phương thảy đều đứng-lặng, không còn tất-cả những cấu-nhiễm trầm-trọng của trần-cảnh; một loài như thế, gọi là Thiện-kiến-thiên.

Tri-kiến thanh-tịnh hiện-tiền, sử-dụng được không ngăn-ngại; một loài như thế, gọi là Thiện-hiện-thiên.

Quán-sát rốt-ráo các cực-vi, cùng-tột tính của sắc-pháp, vào tính không bờ-bến; một loài như thế, gọi là Sắc-cứu-kính-thiên.

A-nan, những bậc Bất-hoàn-thiên đó, chỉ riêng bốn vị thiên-vương Tứ-thiền (* tức _ 4 vị trời đứng đầu 4 cõi :
Phúc sinh thiên, Phúc ái thiên, Quảng quả thiên và Vô tưởng thiên) được có kính-nghe, nhưng không thể thấy-biết; cũng như hiện nay, có các thánh-đạo-trường nơi rừng sâu đồng rộng thế-gian, đều là những nơi trụ-trì của các vị A-la-hán, nhưng những người thô-thiển thế-gian không thể thấy được.

A-nan, mười tám loài trời đó, tâm thường ở trong định, không dính-dáng với trần-cảnh, song chưa hết cái lụy của hình-hài; từ đó trở về, (* tức _ từ 18 cõi trời đức Phật vừa kể) gọi là Sắc-giới.

(* Như vậy thì tất cả các vị trời _ từ cõi Sắc trở xuống đều “chưa hết cái lụy của hình hài". Ngoại trừ bốn vị trời đứng đầu 4 cõi
: Phúc sinh thiên, Phúc ái thiên, Quảng quả thiên và Vô tưởng thiên _ thiên vương Tứ thiền)

ĐOẠN III
VÔ-SẮC-GIỚI

"Lại nữa, A-nan, từ chỗ cao nhất của Sắc-giới, lại có hai đường trẽ. Nếu nơi tâm phóng-xả, phát-minh được trí-tuệ, trí-tuệ sáng-suốt viên-thông, thì ra khỏi cõi trần, thành vị A-la-hán, vào Bồ-tát-thừa; một loài như thế, gọi là Hồi-tâm-đại-a-la-hán.

Nếu nơi tâm phóng-xả, khi thành-tựu được sự phóng-xả rồi, lại cảm-thấy cái thân làm ngăn-ngại và tiêu cái ngăn-ngại ấy vào hư-không, thì một loài như thế, gọi là Không-xứ.

Các chất-ngại đã tiêu-trừ rồi, nhưng không diệt được cái vô-ngại, trong đó chỉ còn thức A-lại-gia và còn nguyên-vẹn phần nửa vi-tế của thứ Mạt-na; một loài như thế, gọi là Thức-xứ.

Sắc và không đã hết, cái tâm biết là hết ấy cũng diệt-trừ, mười phương vẳng-lặng, không còn gì nữa; một loài như thế, gọi là Vô-sở-hữu-xứ.

Thức-tính vốn không lay-động, lại dùng cái diệt mà diệt đến cùng; trong chỗ không thể hết, phát-minh nhận cho là hết, nên hình-như còn, mà không phải còn, hình-như hết, mà không phải hết; một loài như thế, gọi là Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.

Bọn nầy (* tức _ các vị trời : Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ) xét cùng cái không, nhưng không tột lý-không; nếu từ thánh-đạo cõi trời bất-hoàn mà xét-cùng, thì một loài như thế, gọi là Bất-hồi-tâm-độn-a-la-hán.

Nếu từ cõi trời vô-tưởng và ngoại-đạo mà xét-cùng cái không, không biết trở về, mê-lầm không nghe Chính-pháp, thì sẽ vào trong luân-hồi.

(* Như vậy thì từ trời Phúc ái thiên mà trẽ vào Vô tưởng thiên - thì đồng với pháp tu của ngoại đạo. Và trong hàng A la hán - có vị tu đúng Phật Pháp, có vị tu đồng với ngoại đạo. Nếu tu đúng Phật Pháp thì gọi
Hồi-tâm-đại-a-la-hán. Còn nếu tu đồng với ngoại đạo thì gọi là Bất-hồi-tâm-độn-a-la-hán).

A-nan, trên các cõi trời đó (* cũng tức _ các cõi trời : Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ), mỗi mỗi đều là những phàm-phu hưởng sự báo-đáp của nghiệp-quả và khi sự báo-đáp ấy hết rồi, thì trở vào trong luân-hồi.

Thiên-vương các cõi kia (* tức _ các vị trời đứng đầu các cõi : Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ) thường là Bồ-tát, dùng Tam-ma-đề mà lần-lượt tiến lên, hồi-hướng về đường tu-hành đạo Phật.

A-nan, những cõi trời tứ-không đó
(* tức _ các trời tứ không _ gồm : Không xứ, Thức xứ, Vô sử hữu xứ và Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ), thân tâm diệt hết, định-tính hiện-tiền, không có sắc-pháp của nghiệp-quả; từ đó đến cuối-cùng, gọi là Vô-sắc-giới.

Bọn đó (* cũng tức _ các trời tứ không _ gồm : Không xứ, Thức xứ, Vô sử hữu xứ và Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ), đều do không rõ Diệu-giác-minh-tâm, chứa-nhóm cái vọng, mà giả-dối phát -sinh ra ba cõi, giả-dối theo bảy loài trong đó, mà chìm-đắm và cá-thể thụ-sinh cũng theo từng loài.

http://thuvienhoasen.org/p16a858/4/09-quyen-chin

Như vậy, thì các Bạn thấy - các vị trời Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ cũng còn “chứa nhóm cái vọng” nên vẫn có thể bị luân hồi trở lại. Nhưng các vị trời không rõ điều này. Vì không rõ nên các vị trời mới cho rằng _ định của trời Phi tưởng Phi Phi tưởng là “Đệ Nhất Diệu Xứ”.

Còn bài luận này là diễn nói về quá trình tu học của các vị trời Phi tưởng Phi Phi tưởng.

Thật ra, những lời đức Phật giảng nói về pháp sanh tử _ pháp tu của các vị trời _ chỉ để chúng ta biết _ mà tránh ; chứ không phải dạy chúng ta tu thuận theo pháp sanh tử. Vì tu thuận theo pháp sanh tử thì chỉ đạt đến định Phi tưởng Phi Phi tưởng - tức sắp được quả thường trụ … như Phật … nhưng lại không thể. Và chỉ cần một chút sơ xẩy … là bị luân hồi trở lại.

Ngoài ra, đoạn kinh này cũng giúp d/đ hiểu - sở dĩ đức Phật chọn Tứ thiền để "Ấn quyết" con đường tu tập cho chúng ta - là vì sau khi đạt Tứ thiền mới chứng quả A la hán. Từ quả A la hán mới xác quyết chúng ta có tu đúng Phật Pháp hay không ? Cho nên, Tứ thiền là điểm dừng rất quan trọng đối với người tu học Phật Pháp.

d/đ hiểu như vậy, xin chia sẻ

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Thật ra mỗi người luôn tự đi đó thôi. Dù đuốc có sáng hay không sáng, thì người ta vẫn tự đi đó thôi.

Đúng đấy! chỉ khác là có người thì cầm đuốc phía trước mà đi. có người thì tay cầm đuốc một bên để đi, có người thì cắp đuốc sau đít mà đi, có người chẳng đuốc cũng đi
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên