Khi nào chúng sinh có thể tự thắp đuốt đi?

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bạn vodanhladanh,
Vì nếu Bạn để ý thì trong các kinh điển đức Phật Thích Ca chỉ có dạy chúng ta cách giữ giới chứ không có dạy chúng ta cách tu pháp lành. Vì thuyết của đaọ Phật thì tự tánh của chúng ta là thiện lành. Nên chỉ cần có được tâm thanh tịnh thì tất cả mọi ý nghĩ và việc làm chúng ta đều lành cả. Trong khi tu pháp lành mà tâm không thanh tịnh thì sẽ trở thành nuôi dưỡng tâm tham _ chạy theo vọng tưởng _ nguyên nhân khiến chúng ta tạo nghiệp ác

"Lương tâm" là tự tánh của tâm - nên khi chúng ta làm điều gì không đúng thì trong lúc tâm vọng không vọng động - chúng ta bị "lương tâm" quở trách. Nên chúng ta căn cứ vào sự quở trách của "lương tâm" để tu sửa tâm là cách diệt vọng rất hữu hiệu. Trong khi chúng ta tu diệt tâm vọng thì tâm Chờn Như dần dần hiển lộ. Cho nên dầu chúng ta không tu pháp lành _ cũng có được tâm lành.

Còn chúng ta giữ giới luật Phật dạy theo chỗ hiểu của mình - là vì mục đích đức Phật dạy chúng ta giữ giới luật là để diệt vọng tâm - trở về tự tánh - cũng là để kiến tánh - hiển lộ tâm Chờn Như ; chứ không phải để tránh nghiệp. Vì nghiệp chỉ ứng nghiệm khi chúng ta còn trong vòng sanh tử.

d/đ hiểu như vậy, xin chia sẻ

Kính bác dieuduc!
Vậy thì đúng bệnh rồi. Phật dạy giữ giới chứ không dạy tu pháp lành.
vodanh biết cách tu đó sẽ vào cõi thiên nhưng không biết tại sao, nay đã rõ.
Cám ơn bác dieuduc nhiều.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào đ/h Vodanh,

Câu hỏi này chắc cũng nhiều đ/h trong diễn đàn thắc mắc, nhưng Ng_chiếu xin chia sẻ như vầy:

Chúng sanh trong tam thiên đại thiên này trí tuệ không đồng đều, nên Phật cũng tùy duyên mà thuyết Pháp

Như Bác Văn Học có nói giáo lý của Phật gồm 5 thừa chính : Nhân thiên thừa, tiểu thừa, đại thừa, nhất thừa, tối thượng thừa.

Ng-chiếu nghĩ Vodanh đang trong giai đoạn học giáo lý Tiểu Thừa, nên những câu hỏi mà Vodanh hỏi là theo Ng-Chiếu nghĩ đạo hữu nói những bài Kinh........giống kinh Phật( của Đại thừa, không biết có đúng vậy không) nếu đúng vậy thì Vodanh chưa hiểu được là đúng rồi. Cũng giống như Vodanh đang học cấp 2 thì làm sao hiểu được cấp 3, 4 .....

Khi nào Vodanh nghiên cứu kinh Phật nhiều hơn nữa, khi Tâm nghiên cứu Kinh Phật của Vodanh rộng mở thì câu hỏi trên sẽ tự động biến mất. Có thể Ng-chiếu lấy câu trả lời của đ/h Nguoidienhocphat làm câu hồi kết cho câu hỏi này:

".....Người phát bồ đề tâm sẽ không có chuyện sân si hơn thua dùng những từ ngữ chê bai xúc phạm làm đau lòng người khác. Người có bồ đề tâm sẽ không dùng sức lực và thời gian để mà hý luận hay làm điều gì đó không mang lại lợi lạc cho chính mình và chúng sanh. Người phát bồ đề tâm sẽ thấy nhiều việc nhiều phương tiện để giúp chúng sanh hơn là chỉ nói suông lý thuyết. Người phát bồ đề tâm sẽ hành nghĩa là hành động mang đến lợi lạc cho mình và chúng sanh. Vì thế Tâm từ bi chính là ngọn đuốc. "


Vài lời góp ý nhỏ, xin hoan hỷ.

Kính đạo hữu Nguyên Chiếu!
Những bài Kinh giống Kinh Phật mà vodanh đề cập là trong tôn giáo gồm cả Nho, Lão, Phật, Công giáo...., vodanh đọc thấy y hệt nhưng không biết có sửa đồi gì không ( không có thời gian để tham chiếu kĩ lưỡng) nên chỉ dám nói giống chứ không dám kết luận là kinh Phật.
Kính!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chiếu ơi :icon_anmachen:, Từ muốn được mở rộng lòng mình ở chủ đề Tốt Đẹp này, cho nên đọc bài của Chiếu mà thấy chổ cần nói thì Từ sẽ nói vào nhe, nếu bất tiện thì Chiếu nói Từ biết nhé, Từ sẽ không phiền gì đâu, chỉ cần thẳng thắn là được rồi. Bắt đầu chổ này nè....


- Vodanh đang như không biết thế nào mới chính xác là lời Phật dạy đó, Chiếu nói thế này hơi khó cho vodanh à nha.
- Chiếu nói rằng:"Quán chiếu phải có 1 trí tuệ nhất định về Phật pháp thì mới quán chiếu được". Vậy Chiếu quán về một 1 bài học mà được cho là Phật dạy thì Chiếu quán như thế nào ?

Chào Trí từ,

Nếu muốn biết Kinh nào là lời Phật thì hãy đọc Kinh thật nhiều vào, đọc Kinh Nam Tông, Bắc Tông............rồi cộng với thực hành, nếu Kinh nào dạy làm lành, trách dữ, giữ được Tâm thanh tịnh, cuộc sống an lạc...... là Kinh của Phật.

Về quán chiếu thì thế này, lấy ví dụ Kinh Đia Tạng nghe:

Câu : Nếu một người nam hay nữ, trước lúc lâm chung, nhất tâm bất loạn niêm danh hiệu Phật hay Bồ Tát thì sẽ được vãng sanh.

Câu này Ng-chiếu quán chiếu rằng: Phật dạy ta lấy Tâm làm gốc, đạo Phật là đạo từ tâm, nên khi Tâm thanh tịnh là chúng ta đã có Phật tánh, nên niệm Phật nhất tâm bất loạn là niệm trong chánh niệm, niệm đến khi Tâm và Thân của ta không vướng đến bụi trần, tham ái, dục vọng .......thì lúc đó Tâm của ta đã tịnh, mà khi tịnh thì sẽ được vãng sanh

Vài lời chia sẻ.

( hãy quán chiếu trong tinh thần lục hòa, cho liễu nghĩa, với tấm lòng vì chúng sanh trí tuệ chưa đồng đều, hơn nữa vãng sanh chưa phải là Niết Bàn, mà chỉ là quá độ để đến Niết Bàn)

 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính tiền-bối vodanhladanh cùng các bậc trên trước !

Thưa ! Theo cá nhân tu học thì bangtam kính xin trình baỳ sự tiếp thu cuả mình, là vì thấy Thiện và Ác khác nhau cho nên biện giải sẽ không dứt, nay bangtam biết nêú không có Ác thì không có Thiện, ngược lại nêú không có Thiện thì không có Ác. Nhân đó thì thấy cả 2 tướng (Thiện, Ác) không có gì chắc thiệt, thì không thể sanh cái (tâm) nào để ghê sợ Ác (mà lià bỏ), hay ham thích Thiện mà giử chặc. Nuơng theo lơì dạy nâỳ mà bangtam không bị ràng buộc và xem đây là cây đuốc để dẩn lôí cho mình vâỵ.

Thưa, như đã trình baỳ phần trên cây đuốc là trí tuệ dẩn lôí cho mình trong hành trình tu tập, muôn lôí (phàm, thánh) có khác, trí sáng (đuốc tuệ) không 2. Cho nên bangtam không nghĩ đến phàm, thánh, mà chỉ biết xài cây đuốc (tỉnh giác) cuả chính mình mà thôi. hihi !

Dạ! Mình nên tin vaò sự suy gẫm (chứng nghiệm) nơi mình, ngoaì ra những điêù mình chưa hiêủ, ( nhất là những aỏ giác ) mình phải thâý rõ và tuyệt đôí không tin.
_Mình nên tin vaò những lời naò mà dẩn dắt mình đến chỗ hiêũ tận cùng, ngược lại trước những lơì không đủ sức chứng minh (chỗ hiêũ tận cùng) thì không tin.
_Mình nên tin vaò sự tỉnh-giác (tánh rổng lặng thường biết) nơi mình là vị đaọ sư, ngoaì ra không có vị đaọ sư nào hơn được nưã.
Kính các vị tiền-bôí xin chỉ dạy thêm chỗ trình baỳ khiếm khuyết cuả bangtam.


Kính
bangtam

Kính chào đạo hữu bangtam!
Tất nhiên sự tỉnh giác là vấn đề chính, là cái tốt nhất để soi lối dẩn đường.
vodanh quan niệm tu là trò chơi tận sức, hành giả phải đi đến giới hạn tận cùng của mình về mặt trí tuệ- tâm linh, thêm 1 bước là rớt xuống vực, nên tu cũng là đối diện với sinh tử. Khi đến giới hạn của mình về mặt trí tuệ tâm tinh thì thì sự tỉnh giác rất cần thiết nhưng chưa đủ, vì khi đến giới hạn của chính mình thì ta dù là tu lâu năm hay mới tu đều chỉ thấy mờ mờ.
Nếu ta chỉ dạo chơi nơi ta đã đi lại thường xuyên, là nơi an toàn ta vẫn đi lại hàng ngày, là hoàn toàn trong giới hạn của mình thì dĩ nhiên an nhàn tự tại. Nhưng khi ta cố đi đến giới hạn của mình thì nên có thêm cây gậy dò đường, kẻo rơi xuống vực, kẻo lạc vào ma đạo.
Và tất nhiên cây gậy dò đường sẽ chẳng có tác dụng gì nếu ta không có chút tỉnh giác.
Tỉnh thức là quan trọng nhất, nhưng khi đi đến giới hạn của chính mình, khi đi trong sương mù thì cần có thêm những chỉ dẩn.
Kính!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Trí Từ,
Cám ơn Trí Từ - d/đ vẫn khoẻ. Trí Từ thấy lời chia sẻ nào của d/đ không rõ _ Trí Từ hỏi d/đ sẽ giải thích thêm cho rõ nghĩa. Vì những điều d/đ chia sẻ - d/đ đã hiểu thông


Nếu đã là Thánh thì đâu có sai nữa, cho nên kết luận đúng sai đã thành cuộc có lẻ không hợp. Còn nếu nói chung chung "Đúng Sai Đã Thành Cuộc" thì có vẻ tiêu cực, vì rằng nếu biết Sai ta vẫn có thể sửa chữa nếu ta chịu kia mà. Vì con thấy câu Đúng Sai Đã Thành Cuộc như là chấp nhận số phận vậy.
Thì vì chúng ta tu học Phật đạo là muốn được thoát sanh tử nên khi tu lạc về cõi trời thì gọi tu sai. Còn đối với người mong được về cõi trời thì là tu đúng.
Đúng hay sai là căn cứ vào sự lựa chọn của chúng ta. Trong khi, pháp sanh tử của thế gian và pháp thoát sanh tử cũng đều có quả Thánh.

Pháp thoát sanh tử thì có 4 quả thánh : tu đà hoàn, tư đà hàm, a na hàm, a la hán. Pháp sanh tử thì trên hàng thần là hàng thánh. Cho nên, không phải tu đạt quả thánh
rồi là không còn đúng sai. Vì khi chúng ta tu theo Phật mà đạt quả thánh của pháp sanh tử là chúng ta đã tu sai pháp.

Còn d/đ nói khi đạt quả Thánh rồi thì đúng sai đã thành cuộc - là vì hiện chúng ta đang theo quy luật của pháp sanh tử nên pháp sanh tử của thế gian hợp với chỗ hiểu của chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta tu đạt quả thánh của pháp sanh tử rồi thì chúng ta lại càng tin tưởng vào pháp tu của mình hơn. Do đó, chúng ta sẽ không thấy mình sai để sửa chữa

Cho nên, ngay từ khi còn là phàm nhân chúng ta phải thắp đuốc soi đường chứ không phải đợi đạt được quả thánh rồi mới thắp đuốc soi đường


Cô Diệu Đức ơi:
Pháp sanh tử thì dạy cách tạo phước để hưởng quả. Còn pháp thoát sanh tử thì dạy cách tránh tạo nghiệp - kể cả nghiệp lành.
- Con không rõ sao pháp thoát sanh tử lại bao gồm TRÁNH TẠO NGHIỆP LÀNH ?

Vì nếu Bạn để ý thì trong các kinh điển đức Phật Thích Ca chỉ có dạy chúng ta cách giữ giới chứ không có dạy chúng ta cách tu pháp lành.
Ở dâu này con xin được nói cái biết này, vậy cô thấy sao nha: con biết rằng Đức Phật không dạy chúng ta Phóng Sanh nhưng dạy chúng ta Không Sát Sanh. Cô thấy sao ?
d/đ nói pháp thoát sanh tử dạy cách tránh tạo nghiệp - kể cả nghiệp lành - là vì khi chúng ta TẠO nghiệp _ dù là nghiệp lành thì chúng ta vẫn còn trong vòng đối đãi _ pháp sanh tử của thế gian

Còn khi chúng ta bố thí, giúp người phát xuất từ tâm thì không gọi TẠO nghiệp lành. Vì TẠO hay TU là do ý chúng ta muốn. Còn tự tâm là tự nó như vậy chứ không phải do ý chúng ta muốn

Còn Trí Từ hỏi d/đ thấy sao - khi đức Phật không dạy chúng ta Phóng Sanh nhưng dạy chúng ta không Sát Sanh. Thì đó là vì không sát sanh là để nuôi dưỡng tâm lành (tự tánh của mỗi chúng ta). Còn khi chúng ta phóng sanh là để tạo phước hay mong cầu điều gì. Nên hai sự việc này khác nhau

Phóng sanh để mong cầu được...nên phóng sanh _ nuôi dưỡng vọng tưởng
Còn không sát sanh là để nuôi dưỡng tâm lành _ hiển lộ Chơn Như.

Cho nên không sát sanh không nhất thiết phải ăn chay. Đức Phật đặt giới luật ăn chay cho các vị xuất gia là có dụng ý khác chứ không phải để tạo nghiệp lành
d/đ xin giải thích...
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bangtam,

Nêú chị noí vâỵ thì coĩ Thiên naò đó có còn sinh tử lưân hôì không chị ?

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Thì như chúng ta biết - trong lục đạo luân hồi nơi cõi Dục có 6 tầng trời. Tầng trời cao nhất của cõi Dục là trời Đâu Suất. Nên các vị trời - từ trời Đâu Suất trở xuống vẫn còn sanh tử luân hồi. Còn các vị trời cõi Sắc, cõi Vô sắc thì chưa dứt diệt sanh tử nhưng không còn bị sanh tử luân hồi _ như chúng sanh cõi Dục. Khi nào đạt quả thường trụ Vô thượng Bồ đề mới dứt diệt đuợc sanh tử.

Chị ơi ! Em khó hiêủ quá, vì nêú "pháp thoát sanh tử thì dạy cách tránh tạo nghiệp - kể cả nghiệp lành."Thì thí dụ như ra đường mình thâý cây đinh, hay ngươì mù, ngưoì già băng qua đường v.v...thì mình đâu có tránh phaỉ không chị ? Vâỵ ý chị về câu nâỳ như thế naò, xin noí cho em hiêủ thêm nhe !

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> bangtam đừng hiểu lầm như vậy. d/đ chỉ nói Phật không dạy chúng ta tu pháp lành chứ đâu có cấm chúng ta không được thực hành pháp lành. Vì khi chúng ta nghĩ mình thực hành pháp lành là chúng ta vẫn còn có sự phân biệt : thế này là lành ; thế này là ác. Nên vẫn còn thuộc pháp sanh tử. Do đó, đức Phật mới dạy chúng ta giữ giới để diệt vọng _ để tâm lành hiển lộ. Khi đó chúng ta thực hành pháp lành là do tự tâm - không có sự phân biệt thiện ác - nên là pháp chẳng hai.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Thưa chị ! Vì tâm em chưa đựoc thanh tịnh, cho nên em củng sợ không biết rõ pháp tu sẽ vô tình nuôi dưởng tâm tham, cho nên có thể naò chị chia sẽ cho em biết cách (pháp tu) thanh tịnh tâm (cuả riêng chị) cho em được có cơ hôị để biết thêm về 1 pháp môn khác vơí nhe chị. Xin cám ơn chị nhiêù.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> bangtam sao nói vậy với d/đ - d/đ chỉ nói nếu chúng ta quyết tâm tu sữa tâm và giữ giới thì tâm sẽ thanh tịnh dần. Nhưng từ chỗ tâm thanh tịnh dần đến khi đạt được sự thanh tịnh còn xa lắm - bangtam biết mà… Tóm lại, d/đ cũng như bangtam vẫn còn đang trong vòng tu tập - nên có chăng là chỉ thanh tịnh dần mà thôi.

Nếu bangtam muốn biết cách d/đ tu tập để tham khảo thì d/đ rất vui được chia sê. À, mà d/đ đã có trình bày rồi… chỉ đơn giản như vậy.

Còn d/đ nói : “khi tu pháp lành mà tâm không thanh tịnh thì sẽ trở thành nuôi dưỡng tâm tham” - là vì khi chúng ta bố thí giúp người mà không phát xuất từ tâm thì chúng ta sẽ nghĩ là mình gieo duyên lành để được quả tốt về sau. Và điều chúng ta thường thấy - là không phải ít người cầu xin đủ thứ - so ra thì lời cầu xin đó gấp vạn lần _ của mà người đó cho ra. Như vậy, thì phải chăng do tu pháp lành… làm tâm tham phát mạnh…

Do đó, d/đ mới nói : tu pháp lành mà tâm không thanh tịnh - thì sẽ trở thành nuôi duỡng tâm tham _ chạy theo vọng tưởng _ nguyên nhân khiến chúng ta tạo nghiệp ác.
d/đ xin giải thích

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính chị Diêụ-Đức !
Thưa chị ! Em rất là vui khi đọc baì hôì âm cuả chị vẫn đậm nét chân thành và từ aí, em mến chị! hihi! Và em củng xin tiếp phần trao đổi tư tưởng trong vấn đề tu học nhe chị.
Thì như chúng ta biết - trong lục đạo luân hồi nơi cõi Dục có 6 tầng trời. Tầng trời cao nhất của cõi Dục là trời Đâu Suất. Nên các vị trời - từ trời Đâu Suất trở xuống vẫn còn sanh tử luân hồi. Còn các vị trời cõi Sắc, cõi Vô sắc thì chưa dứt diệt sanh tử nhưng không còn bị sanh tử luân hồi _ như chúng sanh cõi Dục. Khi nào đạt quả thường trụ Vô thượng Bồ đề mới dứt diệt đuợc sanh tử.

Thưa chị ! Vô-Sắc nghiã là không tướng, vì cảnh giơí nâỳ dính kẹt cứng nơi caí tâm yên lặng (tạm goị là Định). Vì coĩ nâỳ còn phiền naõ nhỏ nhiệm khó thâý, bởi vì tuy không có sắc tướng nhưng thọ, tưởng, hành, thức vẫn còn ngấm ngầm manh động, tức nhiên chưa thể thoát khoỉ sanh, tử luân hôì đâu chị.
bangtam đừng hiểu lầm như vậy. d/đ chỉ nói Phật không dạy chúng ta tu pháp lành chứ đâu có cấm chúng ta không được thực hành pháp lành. Vì khi chúng ta nghĩ mình thực hành pháp lành là chúng ta vẫn còn có sự phân biệt : thế này là lành ; thế này là ác. Nên vẫn còn thuộc pháp sanh tử.
Thưa chị! Điêù chị noí làm em nghĩ đến tâm hồn cuả các em bé hoàn toàn không biết gì về sự phân biệt lành hay ác nên càng không biết đến các điêù phiền naõ v.v..Vâỵ không biết ý chị thế naò khi noí đến pháp sanh tử trong trường hợp nâỳ. hihi!
Do đó, đức Phật mới dạy chúng ta giữ giới để diệt vọng _ để tâm lành hiển lộ. Khi đó chúng ta thực hành pháp lành là do tự tâm - không có sự phân biệt thiện ác - nên là pháp chẳng hai.
Chị ơi! theo em thì giơí là phương pháp (phuơng tiện hổ trợ) còn diệt vọng thì phaỉ do trí tuệ - chính vì vâỵ mà khi mình biết được vọng tưởng là huyễn thì trí tự sáng, vọng tự mất như bóng tôí phaỉ mất khi có ánh đèn thôi.


bangtam sao nói vậy với d/đ - d/đ chỉ nói nếu chúng ta quyết tâm tu sữa tâm và giữ giới thì tâm sẽ thanh tịnh dần. Nhưng từ chỗ tâm thanh tịnh dần đến khi đạt được sự thanh tịnh còn xa lắm - bangtam biết mà… Tóm lại, d/đ cũng như bangtam vẫn còn đang trong vòng tu tập - nên có chăng là chỉ thanh tịnh dần mà thôi.
Dạ! Em rất cố gắng, vì mạng sống quá mong manh chỉ trong 1 hơi thở thôi, thân nâỳ có gì chắc chắn để em dám giaĩ đaĩ nưã.
Nếu bangtam muốn biết cách d/đ tu tập để tham khảo thì d/đ rất vui được chia sê. À, mà d/đ đã có trình bày rồi… chỉ đơn giản như vậy.
hihi! Em không có trí nhớ bình thường, trừ khi 1 chuyện gì đó mà em được nghe nhiêù lần thì may ra còn nhớ. Vưà rôì do mất trí nhớ mà em chaỵ về nhà lạc đừong, định goị điện thoại cho ngưoì nhà mà rốt cuộc không goị đựoc cho ai vì em không nhớ bất cứ 1 số phone naò hết, cho nên nghe em noí xong thì xin chị haỹ cưoì thông cảm giùm em nhe! hihi!

Còn d/đ nói : “khi tu pháp lành mà tâm không thanh tịnh thì sẽ trở thành nuôi dưỡng tâm tham” - là vì khi chúng ta bố thí giúp người mà không phát xuất từ tâm thì chúng ta sẽ nghĩ là mình gieo duyên lành để được quả tốt về sau. Và điều chúng ta thường thấy - là không phải ít người cầu xin đủ thứ - so ra thì lời cầu xin đó gấp vạn lần _ của mà người đó cho ra. Như vậy, thì phải chăng do tu pháp lành… làm tâm tham phát mạnh…
Thưa chị! về điêù nâỳ thì em xin chiụ thua, hihi! vì em vẫn còn tật xâú nâỳ nhiêù lắm đó chị.

Do đó, d/đ mới nói : tu pháp lành mà tâm không thanh tịnh - thì sẽ trở thành nuôi duỡng tâm tham _ chạy theo vọng tưởng _ nguyên nhân khiến chúng ta tạo nghiệp ác.
d/đ xin giải thích
Chị Diêụ-Đức kính mến ! mong rằng chị bổ túc thêm cho lơì chia sẽ cuả em và em kính chúc chị nhiêù sức khoẻ
.

Kính
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bangtam,
d/đ cám ơn tình cảm bangtam dành cho d/đ

Vô-Sắc nghiã là không tướng, vì cảnh giơí nâỳ dính kẹt cứng nơi caí tâm yên lặng (tạm goị là Định). Vì coĩ nâỳ còn phiền naõ nhỏ nhiệm khó thâý, bởi vì tuy không có sắc tướng nhưng thọ, tưởng, hành, thức vẫn còn ngấm ngầm manh động, tức nhiên chưa thể thoát khoỉ sanh, tử luân hôì đâu chị.
Thì chỗ hiểu của d/đ có khác với bangtam. Vì nếu bangtam để ý thì đức Phật chỉ nói chúng sanh cõi Dục chịu khổ sanh tử luân hồi. Còn các vị trời cõi Vô sắc thì vì chưa đạt được quả thường trụ nên d/đ nói các vị trời cõi Vô sắc chưa dứt diệt được sanh tử.
Sự sai khác giữa chúng sanh cõi Dục và các vị trời cõi Vô sắc là các vị trời cõi Vô sắc đã đạt được sự thanh tịnh - trí tuệ gần giống như Phật. Nhưng chỉ vì chưa đạt được định (tức là chưa đạt được quả thường trụ). Cho nên, dầu có còn sanh diệt _ trải qua các thời kỳ thành trụ hoại diệt - thì với tâm thanh tịnh các Ngài _ không sanh vọng tưởng. Vì vậy, sau khi bị diệt các Ngài cũng sanh trở lại trời cõi Vô sắc. Còn nếu vị nào “manh động” như bangtam nói thì mới bị rơi vào cõi Dục chịu cảnh sanh tử luân hồi… Do đó, chúng ta chỉ có thể khẳng định các vị trời cõi Vô sắc còn sanh diệt - chứ không thể khẳng định các vị trời cõi Vô sắc chưa thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Cũng như qua sông sanh tử đức Phật nói trong kinh điển - là để chỉ - việc chúng ta thoát khỏi sanh tử luân hồi _ nơi cõi Dục. Vì nếu qua được sông sanh tử là đạt được quả thường trụ Vô thuợng Bồ để - thì sẽ không có việc qua được sông sanh tử rồi _ phải bỏ bè…

Cho nên, d/đ hiểu : trời cõi Dục mới còn bị sanh tử luân hồi. Còn các vị trời cõi Sắc và cõi Vô sắc vì chưa đạt được quả thường trụ (mãi mãi không biến đổi, không thối chuyển) nên chưa dứt diệt được sanh tử. Và vì chưa đạt được thường trụ nên các vị trời cõi Sắc và Vô sắc một lúc nào đó cũng có thể “manh động”. Do “manh động” mới bị rơi vào cõi Dục chịu cảnh sanh tử luân hồi… Còn nếu các vị trời cõi Sắc hay Vô sắc mà không manh động - thì dầu có phải trải qua bốn thời ký thành trụ hoại diệt thì cũng sanh trở lại cõi của các Ngài. Nên chúng ta không thể khẳng định các vị trời cõi Sắc và Vô sắc _ còn sanh tử luân hồi.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Thưa chị! Điêù chị noí làm em nghĩ đến tâm hồn cuả các em bé hoàn toàn không biết gì về sự phân biệt lành hay ác nên càng không biết đến các điêù phiền naõ v.v..Vâỵ không biết ý chị thế naò khi noí đến pháp sanh tử trong trường hợp nâỳ. hihi!
Tâm hồn của các em bé tuy hoàn toàn không biết gì về sự phân biệt lành hay ác và cũng không biết đến các điều phiền não. Nhưng sự không biết này của các em bé là sự không biết _ vô ý thức. Vì như chúng ta biết _ tâm thân chúng sanh theo nhau. Hể thân nhỏ thì tâm nhỏ - thân lớn thì tâm lớn. Còn tâm lớn thì thân lớn - tâm nhỏ thì thân nhỏ. Nên khi thân chưa trưởng thành thì chỗ hiểu của tâm chưa _ thể hiện đủ. Do đó, chúng ta không thể so sánh chỗ hiểu của các em bé với chỗ hiểu của chúng ta - những người đã tự biết chọn cho mình một hướng đi.

Chị ơi! theo em thì giơí là phương pháp (phuơng tiện hổ trợ) còn diệt vọng thì phaỉ do trí tuệ - chính vì vâỵ mà khi mình biết được vọng tưởng là huyễn thì trí tự sáng, vọng tự mất như bóng tôí phaỉ mất khi có ánh đèn thôi.
Băng Tâm hiểu như vậy. Nhưng thật ra nếu bangtam để ý thì trong các kinh đức Phật chỉ nói “giới, định, huệ” - chứ không có nói “giới, huệ, định”. Cho nên, giới là pháp tu căn bản. Do giữ giới mà chúng ta đạt được định _ đỉnh điểm của sự thanh tịnh. Do định mà chúng ta có Huệ. Vì vậy, không phải diệt được vọng là do chúng ta có trí huệ.
Còn bangtam nói : khi mình biết được vọng tưởng là huyễn thì trí tự sáng - khiến bóng tối phải mất. Điều này không đúng với thực tế. Vì như bangtam thấy - Phật tử nào cũng biết “vọng tưởng là huyễn” nhưng có mấy ai lìa được vọng tưởng. Cho nên, biết “vọng tưởng là huyễn” chưa phải là ánh đèn _ hay ngọn đuốc _ khiến bóng tối phải mất.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Em không có trí nhớ bình thường, trừ khi 1 chuyện gì đó mà em được nghe nhiêù lần thì may ra còn nhớ. Vưà rôì do mất trí nhớ mà em chaỵ về nhà lạc đừong, định goị điện thoại cho ngưoì nhà mà rốt cuộc không goị đựoc cho ai vì em không nhớ bất cứ 1 số phone naò hết, cho nên nghe em noí xong thì xin chị haỹ cưoì thông cảm giùm em nhe! hihi!
Thật ra, d/đ đã nhiều lần giải thích và chia sẻ cách tu tập của d/đ nơi diễn đàn này. Nhưng có lẽ không hợp duyên _ nên bangtam không để ý. Giờ d/đ có lập lại thì chưa chắc bangtam đã tin nhận. Nên nếu bangtam muốn tham khảo thì bangtam hãy đọc lại bài d/đ viết để biết (chỉ chủ đề này thôi d/đ cũng có chia sẻ). Như vậy thì bangtam sẽ không quên hihi...
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
mong rằng chị bổ túc thêm cho lơì chia sẽ cuả em và em kính chúc chị nhiêù sức khoẻ
d/đ chỉ xin chia sẻ chỗ hiểu của d/đ _ phần con voi d/đ rờ được… Còn phần con voi bangtam rờ đuợc d/đ đâu có biết gì mà bổ túc. Chúng ta chia sẻ chỗ hiểu với nhau là để bổ túc cho nhau. Và chính bangtam mới biết được chỗ hiểu của mình chưa thông chỗ nào chứ d/đ đâu có biết chỗ chưa thông của bangtam mà bổ túc. d/đ chỉ có thể giải thích về những điều d/đ chia sẻ... Băng Tâm hoan hỷ nhé !
Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính chị Diêụ-Đức!
Thì chỗ hiểu của d/đ có khác với bangtam. Vì nếu bangtam để ý thì đức Phật chỉ nói chúng sanh cõi Dục chịu khổ sanh tử luân hồi. Còn các vị trời cõi Vô sắc thì vì chưa đạt được quả thường trụ nên d/đ nói các vị trời cõi Vô sắc chưa dứt diệt được sanh tử.
Sự sai khác giữa chúng sanh cõi Dục và các vị trời cõi Vô sắc là các vị trời cõi Vô sắc đã đạt được sự thanh tịnh - trí tuệ gần giống như Phật
.
Ý ! Uả ! Chị chưa phaỉ là Phật, thì sao chị biết rõ là các vị trơì coĩ vô sắc gần giống như Phật vậy ? hihi!
Nhưng chỉ vì chưa đạt được định (tức là chưa đạt được quả thường trụ).
Thưa chị! Có 8 mươi 4, ngàn caí Định. Định naò củng là thường trụ hết, vâỵ chị noí Định naò ?
Cho nên, dầu có còn sanh diệt _ trải qua các thời kỳ thành trụ hoại diệt - thì với tâm thanh tịnh các Ngài _ không sanh vọng tưởng. Vì vậy, sau khi bị diệt các Ngài cũng sanh trở lại trời cõi Vô sắc. Còn nếu vị nào “manh động” như bangtam nói thì mới bị rơi vào cõi Dục chịu cảnh sanh tử luân hồi… Do đó, chúng ta chỉ có thể khẳng định các vị trời cõi Vô sắc còn sanh diệt - chứ không thể khẳng định các vị trời cõi Vô sắc chưa thoát khỏi sanh tử luân hồi.
Chị ơi! Thành là Sanh - Diệt là chết. Mà có sanh rôì chết thì goị là sanh tử, mà có sanh tử thì có luân hôì. Ví dụ như sình lâỳ bốc hơi nước tinh khiết lên trên trơì thành mây, mây thành mưa rơi xuống đủ chổ sạch, dơ. Vâỵ việc "các vị trơì sau khi chết mà vẫn sanh laị coĩ trơì thì chị có thể nào chứng minh điêù nâỳ cho em biết 1 chút xiú không chị ?.
Cũng như qua sông sanh tử đức Phật nói trong kinh điển - là để chỉ - việc chúng ta thoát khỏi sanh tử luân hồi _ nơi cõi Dục. Vì nếu qua được sông sanh tử là đạt được quả thường trụ Vô thuợng Bồ để - thì sẽ không có việc qua được sông sanh tử rồi _ phải bỏ bè…
Uả ! Quả thường trụ Vô thượng Bồ đề mà chị noí là quả vị Phật, vâỵ taị sao các bậc Thánh A-La-Hán đã không còn sanh tử mà sao chưa thành Phật vâỵ chị ?.

Cho nên, d/đ hiểu : trời cõi Dục mới còn bị sanh tử luân hồi. Còn các vị trời cõi Sắc và cõi Vô sắc vì chưa đạt được quả thường trụ (mãi mãi không biến đổi, không thối chuyển) nên chưa dứt diệt được sanh tử. Và vì chưa đạt được thường trụ nên các vị trời cõi Sắc và Vô sắc một lúc nào đó cũng có thể “manh động”. Do “manh động” mới bị rơi vào cõi Dục chịu cảnh sanh tử luân hồi… Còn nếu các vị trời cõi Sắc hay Vô sắc mà không manh động - thì dầu có phải trải qua bốn thời ký thành trụ hoại diệt thì cũng sanh trở lại cõi của các Ngài. Nên chúng ta không thể khẳng định các vị trời cõi Sắc và Vô sắc _ còn sanh tử luân hồi.
Thưa chị! theo em được biết nơi các kinh daỵ về Nhân-Quả, thì bất cứ ai đựoc sanh lên coĩ trơì thấp hay coĩ trơì cao củng đêù tuỳ thuộc vaò phước baó nhiêù hay ít. Vâỵ thì dù nhiêù hay ít củng là có giơí hạn mà thôi, vâỵ có thể naò Nhân (taọ phước) được hưởng ở coỉ vô sắc chỉ có 10. 000 năm, mà lại được hưởng Quả không còn sanh tử luân hôì như chị noí thì traí vơí luật Nhân-Quả rôì.

Tâm hồn của các em bé tuy hoàn toàn không biết gì về sự phân biệt lành hay ác và cũng không biết đến các điều phiền não. Nhưng sự không biết này của các em bé là sự không biết _ vô ý thức.
Chị ơi ! Lúc còn trong bụng mẹ, khi đâỳ đủ các giác quan là các bé đã có ý thức rôì đó chị.
Vì như chúng ta biết _ tâm thân chúng sanh theo nhau. Hể thân nhỏ thì tâm nhỏ - thân lớn thì tâm lớn. Còn tâm lớn thì thân lớn - tâm nhỏ thì thân nhỏ. Nên khi thân chưa trưởng thành thì chỗ hiểu của tâm chưa _ thể hiện đủ. Do đó, chúng ta không thể so sánh chỗ hiểu của các em bé với chỗ hiểu của chúng ta - những người đã tự biết chọn cho mình một hướng đi.
hihi! Vâỵ là những ngườì ốm nhom tâm không có bự, hay ngưoì bị cụt mất 2 chân là tâm chỉ có phân nưả như thân hình là không có cơ hôị tu thành Phật rôì, caí nâỳ làm em liên tưởng đến con khủng long nè, con voi nè, con hà mã nè, con bạch tuột khổng lồ nè, à! cá voi nưã chớ hihi! chúng nó là vật hưủ tình nên tâm cuả tụi nó củng bự lắm hả chị ?


Băng Tâm hiểu như vậy. Nhưng thật ra nếu bangtam để ý thì trong các kinh đức Phật chỉ nói “giới, định, huệ” - chứ không có nói “giới, huệ, định”. Cho nên, giới là pháp tu căn bản. Do giữ giới mà chúng ta đạt được định _ đỉnh điểm của sự thanh tịnh. Do định mà chúng ta có Huệ. Vì vậy, không phải diệt được vọng là do chúng ta có trí huệ.
Còn bangtam nói : khi mình biết được vọng tưởng là huyễn thì trí tự sáng - khiến bóng tối phải mất. Điều này không đúng với thực tế. Vì như bangtam thấy - Phật tử nào cũng biết “vọng tưởng là huyễn” nhưng có mấy ai lìa được vọng tưởng. Cho nên, biết “vọng tưởng là huyễn” chưa phải là ánh đèn _ hay ngọn đuốc _ khiến bóng tối phải mất.
hihi! có khi naò chị tu giùm ...cho ai đó thành Phật được không chị ? Còn chị tu giữ giơí (giơí luật cuả Đức Phật daỵ) thì em hoan hô chị.
Và em kính cám ơn lơì chia sẽ cuả chị đã dành cho em.


Kính
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bangtam,

Ý ! Uả ! Chị chưa phaỉ là Phật, thì sao chị biết rõ là các vị trơì coĩ vô sắc gần giống như Phật vậy ? hihi!
Sở dĩ d/đ nói các vị trời cõi Vô sắc trí tuệ gần giống như Phật - là vì cõi trời cao nhất của trời Vô sắc là Phi tưởng Phi Phi tưởng thiên. Mà đã phi tưởng phi phi tưởng thì chắc chắn là không còn tưởng. Mà đã không còn tưởng thì đâu có sanh vọng tưởng. Trong khi Phật thì trụ nơi không tưởng. Nên nếu các vị trời cõi Vô sắc mà trụ được nơi không tưởng - thì đã đạt được quả Phật. Do đó, d/đ mới nói trí tuệ của các vị trời Vô sắc gần giống như trí tuệ Phật.

Còn nếu nói như bangtam _ phải thành Phật mới có thể rõ ; thì như vậy có phải bangtam cũng cho rằng _ cái rõ biết của những ai chưa đạt quả Phật _ đều không thể tin được…
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Thưa chị! Có 8 mươi 4, ngàn caí Định. Định naò củng là thường trụ hết, vâỵ chị noí Định naò ?
Vâng, đúng như bangtam nói - định nào thì cũng đã đạt đến mức không biến chuyển. Nên nếu nói về lực thì định lực là cao nhất. Nói về huệ thì định huệ cao nhất. Ở đây d/đ nói về định huệ - nghĩa là đỉnh điểm cao nhất của huệ và trụ nơi đỉnh điểm đó, không còn sự thay đổi, biến chuyễn nào nữa

Khi huệ đã định thì đạt Vô thượng Bồ đề _ thấy được cảnh giới vô tướng… Nhưng vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật giải thích : “vì không có mười tướng - sắc, thanh, hương, vị, xúc, thành, trụ, hoại, nam, nữ (tức là không có các tướng huyễn _ ví như hoa đốm _ nơi cõi Dục) - nên gọi vô tướng”.

Nên d/đ hiểu khi đạt quả Vô thượng Bồ đề mới thấy được cảnh giới của chư Phật. Và cũng do đó mà đức Phật mới ví lời Ngài giảng nói vể pháp xuất thế _ cảnh giới của chư Phật _ như ngón tay chỉ trăng. Vì “chỉ trăng” cũng có thể hiểu theo nghĩa : chỉ cho thấy ánh sáng và hình thể của mặt trăng. d/đ hiểu theo nghĩa này...
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Chị ơi! Thành là Sanh - Diệt là chết. Mà có sanh rôì chết thì goị là sanh tử, mà có sanh tử thì có luân hôì. Ví dụ như sình lâỳ bốc hơi nước tinh khiết lên trên trơì thành mây, mây thành mưa rơi xuống đủ chổ sạch, dơ. Vâỵ việc "các vị trơì sau khi chết mà vẫn sanh laị coĩ trơì thì chị có thể nào chứng minh điêù nâỳ cho em biết 1 chút xiú không chị ?
Uả ! Quả thường trụ Vô thượng Bồ đề mà chị noí là quả vị Phật, vâỵ taị sao các bậc Thánh A-La-Hán đã không còn sanh tử mà sao chưa thành Phật vâỵ chị ?
Vì d/đ hiểu trong quá trình tu học Phật Pháp chúng ta phải trải qua hai đoạn chấm dứt sanh tử. Lần đầu là thoát khỏi quy luật sanh tử luân hồi nơi cõi Dục - gọi là qua sông sanh tử. Cõi Dục cũng có sáu tầng trời.

Các vị A la hán thoát sanh tử này. Và vì sau khi thoát sanh tử chúng ta còn phải một lần nữa tu pháp thường trụ - để dứt diệt sanh tử - chứng quả Vô thượng Bồ đề. Do đó, đức Phật mới quở trách các vị A la hán _ bằng lòng với cái quả thoát sanh tử các Ngài đạt được. Vì đó các Ngài chỉ mới _ qua được sông sanh tử.

Qua sông sanh tử là do tu pháp vô thường _ quy luật của pháp sanh tử. Còn khi đạt quả A la hán _ qua được sông sanh tử _ thoát khỏi cõi Dục rồi - thì chúng ta còn phải tu thêm pháp thường trụ mới dứt diệt được sanh tử. Cho nên đức Phật mới dạy chúng ta khi đã qua sông _ phải bỏ bè.

Vì nếu chúng ta cứ chấp vào lời đức Phật giảng về pháp vô thường thì chúng ta sẽ không thể đạt quả thường trụ. Các vị trời cõi Vô sắc _ Phi tưởng Phi Phi tưởng thiên _ lâm vào tình trạng này.

Sự sai khác giữa sanh diệt và sanh tử luân hồi - là khi chúng sanh mê lầm thì bị sanh tử luân hồi. Còn khi đã trở thành người trí chưa đạt quả thường trụ _ mãi mãi không thay đổi, không biến chuyển ; thì chưa dứt diệt sanh tử.

Còn bangtam hỏi sao d/đ biết các vị trời cõi Vô sắc sau khi diệt vẫn sanh lại cõi trời - là vì các vị này đã có trí huệ nên tâm của các Ngài tự tại. Trong khi chúng ta đi vào cõi nào là do tâm dẫn - nên sau khi diệt thì tâm của các Ngài sẽ dẫn các Ngài sanh trở lại cõi các Ngài diệt.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Thưa chị! theo em được biết nơi các kinh daỵ về Nhân-Quả, thì bất cứ ai đựoc sanh lên coĩ trơì thấp hay coĩ trơì cao củng đêù tuỳ thuộc vaò phước baó nhiêù hay ít. Vâỵ thì dù nhiêù hay ít củng là có giơí hạn mà thôi, vâỵ có thể naò Nhân (taọ phước) được hưởng ở coỉ vô sắc chỉ có 10. 000 năm, mà lại được hưởng Quả không còn sanh tử luân hôì như chị noí thì traí vơí luật Nhân-Quả rôì.
Sanh về các cõi trời Dục giới là do tích phước. Còn các vị trời cõi Sắc và Vô sắc là do tu tập tâm thanh tịnh _ được sanh về. Vì có sự phân biệt như vậy nên d/đ biết : các vị A la hán tuy đã thoát sanh tử mà không thành Phật - là vì các vị này chỉ mới qua được sông sanh tử _ trở thành người trí _ chứ chưa có dứt diệt sanh tử.

Còn luật nhơn quả là quy luật của cõi Dục - nên chỉ có chúng sanh cõi Dục _ vì mê lầm _ không tự tại _ mới theo quy luật này


Chị ơi ! Lúc còn trong bụng mẹ, khi đâỳ đủ các giác quan là các bé đã có ý thức rôì đó chị
Vâng, đây là chỗ hiểu sai khác giữa bangtam và d/đ - miễn sao chúng ta hiểu thông là được rồi. Duyên thế nào thì hiểu như thế đó… <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

hihi! Vâỵ là những ngườì ốm nhom tâm không có bự, hay ngưoì bị cụt mất 2 chân là tâm chỉ có phân nưả như thân hình là không có cơ hôị tu thành Phật rôì, caí nâỳ làm em liên tưởng đến con khủng long nè, con voi nè, con hà mã nè, con bạch tuột khổng lồ nè, à! cá voi nưã chớ hihi! chúng nó là vật hưủ tình nên tâm cuả tụi nó củng bự lắm hả chị ?
Vâng , theo lời Phật dạy thì khi tâm chúng ta rộng mở _ hình tướng cũng được sáng ra. Còn nói về hình tướng thì d/đ nghĩ đức Phật chỉ nói chung chung - hình tướng con người thì khác với hình tướng của các cõi khác - chứ d/d không nghĩ đức Phật so sánh giữa người ốm và người mập. Chỗ hiểu của d/đ là căn cứ vào lời Phật giảng. Và nếu d/đ nhớ không lầm thì điều này đức Phật có giảng nói trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Nếu Bạn nào có biết xin giúp dùm d/đ - vì d/đ lúc này ít có ở nhà nên không có thời gian tìm tài liệu để dẫn chứng.

Còn trường hợp người cụt mất hai chân thì đó là thương tích của thân - đâu có ảnh hưởng gì đến sự trưởng thành hay không trưởng thành của thân người đó. Cũng như đứa trẻ lúc còn nhỏ bị tai nạn cụt mất hai chân - thì các bộ phận khác của thân đứa trẻ cũng đâu có đứng dừng lại _ không phát triển.

Còn việc bangtam ví dụ khủng long, cá voi v.v… thì quả thật d/đ chưa bao giờ nghĩ đến. Nhưng d/đ nghĩ nếu thân tâm theo nhau. Thì tâm càng thiện _ thân càng lớn _ mà lớn theo chiều hướng tốt đẹp. Còn nếu tâm càng ác thì thân cũng càng lớn _ mà lớn theo chiều hướng “xấu xí”. Nên d/đ thấy... việc có những con vật lớn hơn con người _ cũng … đúng với lời Phật nói

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
hihi! có khi naò chị tu giùm ...cho ai đó thành Phật được không chị ?
Sao bangtam lại hỏi d/đ câu đó. Nếu có chăng thì cũng chỉ là trợ duyên mà thôi. Và nếu có trợ duyên thì cũng chỉ có thể trợ người có chung một niềm tin. Còn nếu có thể tu dùm - thì đức Phật Thích Ca đã tu dùm chúng ta rồi. Băng Tâm nghĩ có đúng không ?
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính chị Diêụ-Đức!
vì d/đ lúc này ít có ở nhà nên không có thời gian tìm tài liệu để dẫn chứng.
Thưa chị! Thân người mong manh không có gì baỏ đảm, thì bạn lành em càng khó gặp để đồng tâm tu học, hộ trì Vương-Pháp (Phật-Pháp) hy hưũ trong đơì ác thế ngũ trựoc nâỳ. Biết là như vâỵ nhưng củng đành tuỳ duyên vì sự bận rộn cuả chị.
Cho nên hôm nay em chỉ xin mượn baì thảo luận dang dở nâỳ để chia xẻ cùng các đạo hưũ (đang theo doĩ) mà em quen biết thôi. Và cuối lời em xin kính hướng tâm đến Huệ Thân Viên Mãn nơi các vị Phật tuơng lai khắp 10 phương.
Sở dĩ d/đ nói các vị trời cõi Vô sắc trí tuệ gần giống như Phật - là vì cõi trời cao nhất của trời Vô sắc là Phi tưởng Phi Phi tưởng thiên. Mà đã phi tưởng phi phi tưởng thì chắc chắn là không còn tưởng. Mà đã không còn tưởng thì đâu có sanh vọng tưởng.
__Thưa các bậc trên trước, cùng các huynh trưởng ! Như bangtam được biết rõ là trước khi thành Phật, thì Đức Phật đã từng tham thiền đến caí Định goị là Phi Tưởng - PhiPhiTưởng. Nhưng ngaì đã bỏ hẳn. Nay căn cứ theo kinh Kim-Cang để biết rõ :
""Đức Phật baỏ ngaì Tu-Bồ-Đề: "Các vị đaị Bồ-Tát phaỉ hàng phục tâm mình như thế nâỳ: Bao nhiêu những loaì chúng sanh, hoặc là loài noãn sanh, hoặc loài thai sanh, hoặc loaì thấp sanh, hoặc loài hoá sanh, hoặc loài có hình sắc, hoặc loài không hình sắc, hoặc loài có tư tưởng, hoặc loài không tư tưởng, hoặc loài chẳng phải có tư tưởng, mà củng chẳng phải không tư tưởng, thơì ta đêù làm cho được diệt độ, và đưa tất cả vaò nơi Vô Dư Niết Bàn.""
Trong khi Phật thì trụ nơi không tưởng.
Thưa, Đức Phật đã dạy: "Ưng Vô Sở Trụ - Nhi Sanh Kỳ Tâm", Thì không lý naò Đức Phật làm khác được.
Nên nếu các vị trời cõi Vô sắc mà trụ được nơi không tưởng - thì đã đạt được quả Phật. Do đó, d/đ mới nói trí tuệ của các vị trời Vô sắc gần giống như trí tuệ Phật.
!!! Thưa, Phi Tưởng (là coĩ Vô Sắc), Vâỵ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng nghiã là: không tưởng mà củng chẳng phaỉ là không có tưởng. Mà chẳng phaỉ là không có tưởng, tức là có tưởng rôì. Đức Phật dạy: "Phàm hễ có tướng đêù là hư vọng cả".
Còn nếu nói như bangtam _ phải thành Phật mới có thể rõ ; thì như vậy có phải bangtam cũng cho rằng _ cái rõ biết của những ai chưa đạt quả Phật _ đều không thể tin được…
Thưa, Tuy không thể tin đựoc vọng tâm cuả ta và moị ngưoì. Nhưng có các Ấn-Chứng Phật daỵ để tin theo, thí dụ như: _1 là thân không_2 là tâm không_3 là tánh không_4 là pháp không. và vô số lơì Phật dạy nưã.


Vâng, đúng như bangtam nói - định nào thì cũng đã đạt đến mức không biến chuyển. Nên nếu nói về lực thì định lực là cao nhất. Nói về huệ thì định huệ cao nhất. Ở đây d/đ nói về định huệ - nghĩa là đỉnh điểm cao nhất của huệ và trụ nơi đỉnh điểm đó, không còn sự thay đổi, biến chuyễn nào nữa
Thưa, Phật dạy thì có muôn ngàn phuơng tiện, mục đích dẫn đến Tánh Như mà thôi. Củng như rốt laị chỉ có một Phật-Thừa mà thôi.

Khi huệ đã định thì đạt Vô thượng Bồ đề _ thấy được cảnh giới vô tướng…
Thưa, Đức Phật daỵ ngaì Tu-Bồ-Đề:" Vì những chúng sanh đó, nêú trong lòng chấp tướng, thơì chính là chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả."
Xin thưa! Vơí trí tuệ còn hạn hẹp, bangtam xin được phép dừng đây, để tư duy thêm về những gì chưa hiêủ đến.

Nhưng vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật giải thích : “vì không có mười tướng - sắc, thanh, hương, vị, xúc, thành, trụ, hoại, nam, nữ (tức là không có các tướng huyễn _ ví như hoa đốm _ nơi cõi Dục) - nên gọi vô tướng”.

Nên d/đ hiểu khi đạt quả Vô thượng Bồ đề mới thấy được cảnh giới của chư Phật. Và cũng do đó mà đức Phật mới ví lời Ngài giảng nói vể pháp xuất thế _ cảnh giới của chư Phật _ như ngón tay chỉ trăng. Vì “chỉ trăng” cũng có thể hiểu theo nghĩa : chỉ cho thấy ánh sáng và hình thể của mặt trăng. d/đ hiểu theo nghĩa này...

Vì d/đ hiểu trong quá trình tu học Phật Pháp chúng ta phải trải qua hai đoạn chấm dứt sanh tử. Lần đầu là thoát khỏi quy luật sanh tử luân hồi nơi cõi Dục - gọi là qua sông sanh tử. Cõi Dục cũng có sáu tầng trời.

Các vị A la hán thoát sanh tử này. Và vì sau khi thoát sanh tử chúng ta còn phải một lần nữa tu pháp thường trụ - để dứt diệt sanh tử - chứng quả Vô thượng Bồ đề. Do đó, đức Phật mới quở trách các vị A la hán _ bằng lòng với cái quả thoát sanh tử mà các Ngài đạt được. Vì đó là các Ngài chỉ mới _ qua được sông sanh tử.

Qua sông sanh tử là do tu pháp vô thường _ quy luật của pháp sanh tử. Còn khi đạt quả A la hán _ qua được sông sanh tử _ thoát khỏi cõi Dục rồi - thì chúng ta còn phải tu thêm pháp thường trụ mới dứt diệt được sanh tử. Cho nên đức Phật mới dạy chúng ta khi đã qua sông _ phải bỏ bè.

Vì nếu chúng ta cứ chấp vào lời đức Phật giảng về pháp vô thường thì chúng ta sẽ không thể đạt quả thường trụ. Các vị trời cõi Vô sắc _ Phi tưởng Phi Phi tưởng thiên _ lâm vào tình trạng này.

Sự sai khác giữa sanh diệt và sanh tử luân hồi - là khi chúng sanh mê lầm thì bị sanh tử luân hồi. Còn khi đã trở thành người trí mà chưa đạt quả thường trụ _ mãi mãi không thay đổi, không biến chuyển ; thì chưa dứt diệt sanh tử.

Còn bangtam hỏi sao d/đ biết các vị trời cõi Vô sắc sau khi diệt vẫn sanh lại cõi trời - là vì các vị này đã có trí huệ nên tâm của các Ngài tự tại. Trong khi chúng ta đi vào cõi nào là do tâm dẫn - nên sau khi diệt thì tâm của các Ngài sẽ dẫn các Ngài sanh trở lại cõi các Ngài diệt.

Sanh về các cõi trời Dục giới là do tích phước. Còn các vị trời cõi Sắc và Vô sắc là do tu tập tâm thanh tịnh _ được sanh về. Vì có sự phân biệt như vậy nên d/đ biết : các vị A la hán tuy đã thoát sanh tử mà không thành Phật - là vì các vị này chỉ mới qua được sông sanh tử _ trở thành người trí _ chứ chưa có dứt diệt sanh tử.

Còn luật nhơn quả là quy luật của cõi Dục - nên chỉ có chúng sanh cõi Dục _ vì mê lầm _ không tự tại _ mới theo quy luật này


Vâng, đây là chỗ hiểu sai khác giữa bangtam và d/đ - miễn sao chúng ta hiểu thông là được rồi. Duyên thế nào thì hiểu như thế đó…

Vâng , theo lời Phật dạy thì khi tâm chúng ta rộng mở _ hình tướng cũng được sáng ra. Còn nói về hình tướng thì d/đ nghĩ đức Phật chỉ nói chung chung - hình tướng con người thì khác với hình tướng của các cõi khác - chứ d/d không nghĩ đức Phật so sánh giữa người ốm và người mập. Chỗ hiểu của d/đ là căn cứ vào lời Phật giảng. Và nếu d/đ nhớ không lầm thì điều này đức Phật có giảng nói trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Nếu Bạn nào có biết xin giúp dùm d/đ - vì d/đ lúc này ít có ở nhà nên không có thời gian tìm tài liệu để dẫn chứng.

Còn trường hợp người cụt mất hai chân thì đó là thương tích của thân - đâu có ảnh hưởng gì đến sự trưởng thành hay không trưởng thành của thân người đó. Cũng như đứa trẻ lúc còn nhỏ bị tai nạn cụt mất hai chân - thì các bộ phận khác của thân đứa trẻ cũng đâu có đứng dừng lại _ không phát triển.

Còn việc bangtam ví dụ khủng long, cá voi v.v… thì quả thật d/đ chưa bao giờ nghĩ đến. Nhưng d/đ nghĩ nếu thân tâm theo nhau. Thì tâm càng thiện _ thân càng lớn _ mà lớn theo chiều hướng tốt đẹp. Còn nếu tâm càng ác thì thân cũng càng lớn _ mà lớn theo chiều hướng “xấu xí”. Nên d/đ thấy... việc có những con vật lớn hơn con người _ cũng … đúng với lời Phật nói


Sao bangtam lại hỏi d/đ câu đó. Nếu có chăng thì cũng chỉ là trợ duyên mà thôi. Và nếu có trợ duyên thì cũng chỉ có thể trợ người có chung một niềm tin. Còn nếu có thể tu dùm - thì đức Phật Thích Ca đã tu dùm chúng ta rồi. Băng Tâm nghĩ có đúng không ?

Kính
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bangtam,

__Thưa các bậc trên trước, cùng các huynh trưởng ! Như bangtam được biết rõ là trước khi thành Phật, thì Đức Phật đã từng tham thiền đến caí Định goị là Phi Tưởng - PhiPhiTưởng. Nhưng ngaì đã bỏ hẳn.
Như lời Phật nói : chỗ hiểu của chúng ta chỉ ví như người mù rờ voi. Nên d/đ chỉ trình bày chỗ hiểu của mình và giải thích, dẫn chứng những điều d/đ chia sẻ. Còn chỗ hiểu của bangtam là tuỳ thuộc vào duyên _ phần con voi bangtam rờ được - nên khó có thể đem ra so sánh - phân định đúng sai. Có chăng là chúng ta chỉ nên tìm biết _ vì sao chỗ hiểu của chúng ta _ có sự sai khác nhau. Như vậy thì việc trao đổi của chúng ta mới đem lại lợi ích cho nhau.

Ví dụ như d/đ nói các vị trời Phi tưởng Phi Phi tưởng chưa đạt Định là d/đ nói Định rốt ráo của quả thường trụ Vô thượng Bồ đề. Còn bangtam nói trước khi đức Phật đã từng tham thiền đến cái định gọi là Phi tưởng Phi Phi tưởng. Nhưng đức Phật đã bỏ hẳn...

Như vậy thì cái mà các vị trời Phi tưởng Phi Phi tưởng gọi là định chưa phải định. Nhưng vì các vị trời Phi tưởng Phi Phi tưởng cho như vậy là định- nên khi nói về các pháp tu của các vị trời đức Phật cũng gọi theo. Do đó, đức Phật mới có sự phân biệt "danh từ có thật nghĩa và danh từ không có thật nghĩa".


Nay căn cứ theo kinh Kim-Cang để biết rõ :
""Đức Phật baỏ ngaì Tu-Bồ-Đề: "Các vị đaị Bồ-Tát phaỉ hàng phục tâm mình như thế nâỳ: Bao nhiêu những loaì chúng sanh, hoặc là loài noãn sanh, hoặc loài thai sanh, hoặc loaì thấp sanh, hoặc loài hoá sanh, hoặc loài có hình sắc, hoặc loài không hình sắc, hoặc loài có tư tưởng, hoặc loài không tư tưởng, hoặc loài chẳng phải có tư tưởng, mà củng chẳng phải không tư tưởng, thơì ta đêù làm cho được diệt độ, và đưa tất cả vaò nơi Vô Dư Niết Bàn.""
Thì như chúng ta ai cũng biết các vị đại Bồ tát là người trí _ tức đã dứt diệt được mê lầm. Nên đức Phật không bao giờ dạy các vị đại Bồ tát "cách hàng phục tâm mình". Vì chúng ta hàng phục tâm là để diệt vọng tưởng. Trong khi nguyện của các vị đại Bồ tát là độ chúng sanh. Cho nên, d/đ nghĩ đoạn kinh này có thể đức Phật _ chỉ bảo ngaì Tu-Bồ-Đề: "Các vị đaị Bồ-Tát phaỉ như thế nâỳ: Bao nhiêu những loaì chúng sanh, hoặc là loài noãn sanh, hoặc loài thai sanh, hoặc loaì thấp sanh, hoặc loài hoá sanh, hoặc loài có hình sắc, hoặc loài không hình sắc, hoặc loài có tư tưởng, hoặc loài không tư tưởng, hoặc loài chẳng phải có tư tưởng, mà củng chẳng phải không tư tưởng, thơì ta đêù làm cho được diệt độ, và đưa tất cả vaò nơi Vô Dư Niết Bàn." chứ không có dạy các vị đại Bồ tát phải hàng phục tâm mình. Vì như vậy mới hợp với những điều căn bản của Phật Pháp.

Nhưng đây chỉ là sự suy luận của d/đ căn cứ vào phần con voi d/đ rờ được còn bangtam hiểu sao cũng được miễn thông thì thôi. d/đ chỉ trình bày để giải thích chỗ hiểu của d/đ. Nên bangtam hoan hỹ - d/đ xin không luận bàn về vấn đề này.


Thưa, Đức Phật đã dạy: "Ưng Vô Sở Trụ - Nhi Sanh Kỳ Tâm", Thì không lý naò Đức Phật làm khác được.
Nhưng nếu bangtam để ý sẽ thấy sau khi nói lời này đức Phật còn giải thích : không trụ nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc... Nên ý của đức Phật là dạy chúng ta đừng trụ nơi các tướng huyễn hoá ví như hoa đốm chứ không phải dạy chúng ta đừng trụ nơi thật tướng. Vì vô tướng d/đ nói là vô tướng _ không có các tướng sắc, thanh, hương, vị... đức Phật giảng nói trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - kinh Đại Bát Niết Bàn. Cho nên, nơi trụ bangtam nói không phải nơi trụ d/đ nói _ một huyễn, một thật.

!!! Thưa, Phi Tưởng (là coĩ Vô Sắc), Vâỵ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng nghiã là: không tưởng mà củng chẳng phaỉ là không có tưởng. Mà chẳng phaỉ là không có tưởng, tức là có tưởng rôì. Đức Phật dạy: "Phàm hễ có tướng đêù là hư vọng cả".
d/đ không nghĩ như vậy. Vì trong lời Phật giảng ngoài "có" và "không" còn có "trung đạo". Cho nên, chúng ta cũng có thể hiểu ngoài "không tưởng" và "có tưởng" còn có cái gọi là Phi Phi tưởng.

Còn đức Phật nói : "Phàm hễ có tướng đều là hư vọng" - là nói những tướng chúng ta thấy biết do trần cảnh duyên với căn trần - chứ không phải nói tướng chơn thật _ thật tướng của các pháp.


Tuy không thể tin đựoc vọng tâm cuả ta và moị ngưoì. Nhưng có các Ấn-Chứng Phật daỵ để tin theo, thí dụ như: _1 là thân không_2 là tâm không_3 là tánh không_4 là pháp không. và vô số lơì Phật dạy nưã.
Vâng, d/đ cũng nghĩ như bangtam. Là Phật tử thì chúng ta tin theo lời Phật. Nên nếu bangtam thấy sự suy luận của d/đ không lỗi mà cũng không giống với chỗ hiểu của bangtam - thì đó là vì chúng ta không cùng duyên - rờ chung một phần của con voi... Vì chỗ hiểu của d/đ cũng có từ lời Phật Thích Ca và các vị Tổ được truyền y bát của đức Phật Thích Ca truyền giao.

Nếu bangtam có thắc mắc gì về sự suy luận của d/đ thì d/đ sẵn sàng giải thích. Còn nếu bangtam đem chỗ hiểu của bangtam để so sánh với chỗ hiểu của d/đ thì cũng ví như ông nói gà mà bà thì nói vịt vậy.


Phật dạy thì có muôn ngàn phuơng tiện, mục đích dẫn đến Tánh Như mà thôi. Củng như rốt laị chỉ có một Phật-Thừa mà thôi.
d/đ cũng hiểu như bangtam. Tất cả lời Phật dạy rốt ráo chỉ có một Phật thừa... Nên d/đ chỉ chia sẻ và giải thích với mọi người điều d/đ hiểu thông và học hỏi thêm những điều d/đ chưa biết _ thực hành đúng lời Phật dạy : "không chấp vào chỗ hiểu của mình"

Thưa, Đức Phật daỵ ngaì Tu-Bồ-Đề:" Vì những chúng sanh đó, nêú trong lòng chấp tướng, thơì chính là chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả."
Câu này đức Phật nói về sự chấp của chúng sanh - nên cũng không phải lời Phật giảng về "thật tướng"

Xin thưa! Vơí trí tuệ còn hạn hẹp, bangtam xin được phép dừng đây, để tư duy thêm về những gì chưa hiêủ đến.
Theo d/đ thì khi chúng ta còn đang trong vòng tu học thì chỗ hiểu của tất cả chúng ta ai cũng đều hạn hẹp cả. Vì chỗ hiểu hạn hẹp _ chúng ta mới cần học hỏi lẫn nhau _ để biết thêm phần con voi mình chưa rờ được.
Thân
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Chị Diêụ-Đức kính mến!
Em đã tìm được đoạn kinh Đaị-Bát Niết-Bàn để chị đọc laị :
XVII. ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT-BÀN

Ngay khi ấy đức Như-Lai vào Sơ-thiền; ra Sơ-thiền, vào Nhị-thiền; ra Nhị-thiền, vào Tam-thiền; ra Tam-thiền, vào Tứ-thiền; ra Tứ-thiền, vào Không-xứ; ra Không-xứ, vào Thức-xứ; ra Thức-xứ, vào Vô-sở-hữu-xứ; ra Vô-sở-hữu-xứ, vào Phi-tưởng, phi-phi-tưởng-xứ; ra Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ, vào Diệt-tận-định.

Lúc đó, ông A-Nan, đã thấy đức Như-Lai im-bặt không nói, thân-thể chi-tiết không dao-động, liền sa-lệ nói rằng: “Đức Thế-tôn nay đã nhập Niết-Bàn rồi!”

Bấy giờ ông A-nâu-lâu-đà (Aniruddha) bảo ông A-Nan: “Ngay bây giờ đức Như-Lai chưa nhập Niết-Bàn đâu! Sở-dĩ Ngài im-bặt, thân không dao-động, chính là Ngài nhập Diệt-tận-định!”

Đức Thế-Tôn ra Diệt-tận-định, lại trở vào Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ và lần-lượt cho đến vào Sơ-thiền. Rồi Ngài lại ra Sơ-thiền, vào Nhị-thiền; ra Nhị-thiền, vào Tam-thiền; ra Tam-thiền, vào Tứ-thiền. Và, ngay nơi ấy Ngài nhập Niết-Bàn.

Khi ấy, ông A-nâu-lâu-đà bảo ông A-Nan: “Đức Thế-Tôn đã ở nơi Tứ-thiền nhập Niết-Bàn rồi!
Thưa chị ! Có phaỉ Đức Phật chọn ngây nơi Tứ-Thiền để Ấn-Quyết con đuờng tu tập cho chúng sinh không ?. Và theo em được nghe dạy thì Phi Tưởng-Phi Phi tưởng là 1 ngã rẽ mà ngưoì tu dể lầm lạc đó chị. Nêú chị muốn biết rõ thì hoỉ tiền-bôí Trí-Từ nhe!


Kính
bangtam
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chị Diêụ-Đức kính mến!
Em đã tìm được đoạn kinh Đaị-Bát Niết-Bàn để chị đọc laị :

Thưa chị ! Có phaỉ Đức Phật chọn ngây nơi Tứ-Thiền để Ấn-Quyết con đuờng tu tập cho chúng sinh không ?. Và theo em được nghe dạy thì Phi Tưởng-Phi Phi tưởng là 1 ngã rẽ mà ngưoì tu dể lầm lạc đó chị. Nêú chị muốn biết rõ thì hoỉ tiền-bôí Trí-Từ nhe!


Kính
bangtam

Không chịu đâu nhe, nói về Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ mà người tu dể lầm lạc là không chịu đâu nhe. Trí Từ chưa đạt cảnh giới này nhưng được nghe giải thích rằng:

Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ dịch ra tiếng Việt nghĩa là: Không Tưởng Không Không Tưởng. Ví dụ vầy: Không nghĩ đến điều đó và vượt trên nữa là không phải là không nghĩ đến điều đó. Hiểu đơn giản hơn là Đã là không nghĩ đến điều đó nhưng phải là không phải là không nghĩ đến điều đó. Trí Từ ví dụ thực tế vầy: như Trí Từ ăn chay phải là không nghĩ đến mình ăn chay, phải hiểu ăn chỉ đế nuôi mạng không còn nghĩ đến chay mặn nữa mới gọi là chay. Tuy nhiên ở đây dể bị nhầm lẫn là Không Nghĩ Ăn nữa thì ăn sao cũng được thì lại không đúng. Như một đứa bé học xong bảng cửu chương rồi thì không cần phải biết bảng cửu chương là gì nữa vì chỉ cần nói 2 nhân 3 là 6 ngay không phải tính từ 2 nhân 1, 2 nhân 2 rồi 2 nhân 3.

Trạng thái Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là trạng thái sắp đạt đến giải thoát hoàn toàn. Cho nên không rõ sao chị Bangtam lại cho đó là ngã rẽ dể lầm lạc vậy chị bangtam ? Chị nghe cách hiểu như thế nào ?
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bôí Trí-Từ!
Trạng thái Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là trạng thái sắp đạt đến giải thoát hoàn toàn. Cho nên không rõ sao chị Bangtam lại cho đó là ngã rẽ dể lầm lạc vậy chị bangtam ? Chị nghe cách hiểu như thế nào ?
Thưa! Sau khi cảm thâý quá nhàm chán những việc gây gỗ, thì bangtam không còn muốn nhớ đến bất cứ điêù gì nưã, thì tự nhiên trong tâm cuả bangtam nó liền vắng lặng kỳ lắm, như là không có thân mình, không có cảm giác buồn, vui, không còn nghĩ tuởng gì hết. Thâý tâm được yên ổn như vâỳ thì bangtam cứ duy trì trong môĩ sáng sớm đưa con đi học thì bangtam ngồi trong xe cho tơí lúc tuị nhỏ tan truờng luôn.
Một ngaỳ nọ bangtam gặp laị 1 ngưoì quen, thì anh ta cho biết là thâý như bangtam không còn thở nưã vâỵ, bangtam chỉ noí không biết, (vì thật sự là bangtam không để ý). Và bangtam củng noí thật về điêù kỳ lạ tự nhiên nâỳ mà bangtam đang duy trì, thì không 1 chút do dự anh âý cho biết là vô tình bangtam lạc vaò caí Định goị là phi tưởng phi phi tuởng, vì nó không có tuởng mà củng không phaỉ là không tuởng, tạm thơì không có tuởng là sắc tuớng, nhưng nó dưạ trên thọ, tuởng (quá sâu), hành, thức mà có, theo đuôỉ nó càng ngaỳ càng ngu, muốn tiến muốn lui củng không được. Về sau củng có ngươì nhận xét là bangtam lạc vaò chấp không quá nặng, nên khó động lòng truớc những việc thuơng tâm.
Thưa, mà thật vâỵ, ban đâù thì muốn vaò đuờng nâỳ phaỉ nhắm mắt, hôì tuởng việc nhàm chán rôì từ từ mơí vô, riết rôì mở mắt mà củng trong trạng thaí đó.

Kính trình tiền-bôí việc nâỳ như vâỵ

bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bangtam,
Cám ơn bangtam đã chia sẻ


XVII. ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT-BÀN

Ngay khi ấy đức Như-Lai vào Sơ-thiền; ra Sơ-thiền, vào Nhị-thiền; ra Nhị-thiền, vào Tam-thiền; ra Tam-thiền, vào Tứ-thiền; ra Tứ-thiền, vào Không-xứ; ra Không-xứ, vào Thức-xứ; ra Thức-xứ, vào Vô-sở-hữu-xứ; ra Vô-sở-hữu-xứ, vào Phi-tưởng, phi-phi-tưởng-xứ; ra Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ, vào Diệt-tận-định.

Lúc đó, ông A-Nan, đã thấy đức Như-Lai im-bặt không nói, thân-thể chi-tiết không dao-động, liền sa-lệ nói rằng: “Đức Thế-tôn nay đã nhập Niết-Bàn rồi!”

Bấy giờ ông A-nâu-lâu-đà (Aniruddha) bảo ông A-Nan: “Ngay bây giờ đức Như-Lai chưa nhập Niết-Bàn đâu! Sở-dĩ Ngài im-bặt, thân không dao-động, chính là Ngài nhập Diệt-tận-định!”

Đức Thế-Tôn ra Diệt-tận-định, lại trở vào Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ và lần-lượt cho đến vào Sơ-thiền. Rồi Ngài lại ra Sơ-thiền, vào Nhị-thiền; ra Nhị-thiền, vào Tam-thiền; ra Tam-thiền, vào Tứ-thiền. Và, ngay nơi ấy Ngài nhập Niết-Bàn.

Khi ấy, ông A-nâu-lâu-đà bảo ông A-Nan: “Đức Thế-Tôn đã ở nơi Tứ-thiền nhập Niết-Bàn rồi!
Có phaỉ Đức Phật chọn ngây nơi Tứ-Thiền để Ấn-Quyết con đuờng tu tập cho chúng sinh không ?. Và theo em được nghe dạy thì Phi Tưởng-Phi Phi tưởng là 1 ngã rẽ mà ngưoì tu dể lầm lạc đó chị. Nêú chị muốn biết rõ thì hoỉ tiền-bôí Trí-Từ nhe!
d/d cũng hiểu như bangtam - đức Phật đã chọn Tứ Thiền để Ấn quyết con đường tu tập cho chúng ta.

d/đ còn thấy trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - kinh Đại Bát Niết Bàn - có đoạn đức Phật nói :


Như một Tam Muội có nhiều tên, như thiền gọi là tứ thiền, căn gọi là định căn, lực gọi là định lực, giác gọi là định giác, chánh gọi là chánh định, bát đại nhơn giác gọi là định giác, Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội cũng như vậy.

http://thuvienhoasen.org/p16a181/2/23-pham-su-tu-hong-bo-tat-thu-hai-muoi-ba
Thì bangtam thấy - đức Phật nói rất rõ - khi chúng ta tu thiền nhập Tứ Thiền chúng ta đã nhập Tam Muội. Tam muội này có nhiều tên gọi như : định căn , định lực, định giác (còn gọi là bát đại nhơn giác) và cũng gọi _ là chánh định.

Rồi trong phẩm Ca Diếp Bồ Tát - đức Phật lại cho biết :

Cho nên, tu chứng Tứ Thiền là con đường tu tập _ đức Phật “Ấn quyết” cho chúng ta. Và cách tu chứng Tứ Thiền là p kiết sử cõi Dục. Nhưng nếu như vậy thì tất cả các giáo pháp đức Phật Thích Ca giảng nói _ đều quy về cách “phá kiết sử cõi Dục”. Vì vậy, chúng ta có thể nương theo hai lời nói này của đức Phật _ để chọn pháp môn tu học. Đó là phải dạy chúng ta cách "phá kiết sử cõi Dục".

Còn nếu bangtam muốn biết về các vị trời Phi Tưởng Phi Phi tưởng _ và các ngã rẻ _ khiến người tu học Phật đạo không đạt được quả thường trụ Vô thượng Bồ đề - thì bangtam hãy đọc quyển 9 - kinh Thủ Lăng Nghiêm - đức Phật có giảng… d/đ nghĩ là người tu học Phật đạo - chúng ta nên nghe lời Phật giảng sẽ tốt hơn.

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính tiền-bôí Trí-Từ!
Thưa! Sau khi cảm thâý quá nhàm chán những việc gây gỗ, thì bangtam không còn muốn nhớ đến bất cứ điêù gì nưã, thì tự nhiên trong tâm cuả bangtam nó liền vắng lặng kỳ lắm, như là không có thân mình, không có cảm giác buồn, vui, không còn nghĩ tuởng gì hết. Thâý tâm được yên ổn như vâỳ thì bangtam cứ duy trì trong môĩ sáng sớm đưa con đi học thì bangtam ngồi trong xe cho tơí lúc tuị nhỏ tan truờng luôn.
Một ngaỳ nọ bangtam gặp laị 1 ngưoì quen, thì anh ta cho biết là thâý như bangtam không còn thở nưã vâỵ, bangtam chỉ noí không biết, (vì thật sự là bangtam không để ý). Và bangtam củng noí thật về điêù kỳ lạ tự nhiên nâỳ mà bangtam đang duy trì, thì không 1 chút do dự anh âý cho biết là vô tình bangtam lạc vaò caí Định goị là phi tưởng phi phi tuởng, vì nó không có tuởng mà củng không phaỉ là không tuởng, tạm thơì không có tuởng là sắc tuớng, nhưng nó dưạ trên thọ, tuởng (quá sâu), hành, thức mà có, theo đuôỉ nó càng ngaỳ càng ngu, muốn tiến muốn lui củng không được. Về sau củng có ngươì nhận xét là bangtam lạc vaò chấp không quá nặng, nên khó động lòng truớc những việc thuơng tâm.
Thưa, mà thật vâỵ, ban đâù thì muốn vaò đuờng nâỳ phaỉ nhắm mắt, hôì tuởng việc nhàm chán rôì từ từ mơí vô, riết rôì mở mắt mà củng trong trạng thaí đó.

Kính trình tiền-bôí việc nâỳ như vâỵ

bangtam

Chào chị, Trí Từ không rõ người kia nói về trạng thái của chị lúc đó như thế nào cũng không rõ trông chị lúc đó ra sao, nhưng mà nói mức độ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ mà lầm lạc thì phải xem lại rõ hơn.
Vì không chắc trạng thái lúc ngồi trong xe đó , được người kia bảo rằng đó là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng cũng có thể anh ta định nghĩa hoặc nhìn chị như thế mà cho rằng là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là không chuẩn vậy.

- Trạng thái này không phải tự nhiên có được, không phải nhanh chóng có được mà phải có thời gian tu tập lâu dài và còn nhiều yếu tố liên quan cho nên vì Trí Từ chưa đạt trạng thái này cũng chỉ biết nó trên định nghĩa từ các giảng sư mà thôi và được hiểu sẽ trình bày qua ví dụ này chị xem qua nhé: Như khi chị nói " Về sau củng có ngươì nhận xét là bangtam lạc vaò chấp không quá nặng, nên khó động lòng truớc những việc thuơng tâm." Ở câu này Trí Từ xin nói rằng:
. Chị khó động lòng trước nhữgg việc thương tâm là do có thể chị nắm bắt cái cao hơn như không thương tâm qua con mắt thấy, tai nghe mà dùng tâm và trí để thể hiện đối với cái thương tâm đang thấy đó.
Ví dụ vầy: như khi gặp người ăn xin khổ sở, với người bình thương có tình thương thì chắc chắn khởi lên thương sót cao và có thể giúp họ bằng cách cho tiền hoặc đồ ăn, nhưng nếu nhìn xa hơn thì sẽ giúp họ công ăn việc làm, xa hơn nữa thì hướng dẫn họ tu tập, xa hơn nữa thì khuyên họ xuất gia thoát khỏi cái khổ trần gian này... Có rất nhiều mức độ thương cảm đối với 1 cái khổ, tuỳ là mình có khả năng đến đâu mà thôi. Như Trí Từ thì gặp những người ăn xin này không cho tiền nữa vì như báo chí đăng là họ đang bị kẻ xấu chăn dắt, mình cho họ như tiếp tay hại họ vậy cho nên Trí Từ chỉ nhìn và qua thôi, không nghĩ cho hay là không cho gì nữa ...

Quá trình tu tập, nhận thức mỗi người rất khác, chỉ có người chứng được đến quả vị đó mới nói ta có thật sự sai đúng ra sao chính xác nhất mà thôi, mọi chuyện còn lại đều chỉ nên nghe và suy ngẫm.

Bữa nào có cơ hội, Trí Từ sẽ ghi lại rõ ràng hơn cách hiểu về quả Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ này.


Đối với Trí Từ thì tu tập ra sao thì nhất nhất phải có được trạng thái an lạc, an vui, vững trãi trước mọi hoàn cảnh thì đây mới gọi là tu tập.

Không biết chị bangtam có biết qua 12 tâm sở là gì không ? Nếu chưa chị tìm hiểu đi, giúp rất nhiều cho chị để biết chị đang trong trạng thái nào đó. Trí Từ được nghe bài giảng 12 tâm sở này thông qua lớp học của các vị Tăng Ni sinh thì mới thấy là phải còn tu nhiều lắm, nhiều lắm....
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bôí Trí-Từ và chị Diệu-Đức!
Thưa! suy nghĩ hôì tuởng laị để nhận định, thì bangtam thâý lơì cuả tiền-bôí Trí-Từ đáng tin câỵ hơn, vì trứoc điêù kỳ lạ đó bangtam hoàn toàn không biết tu thiền hay tu pháp môn naò hết, thì đâu thể goị điêù kỳ lạ cuả bangtam lúc đó là Định Phi Tưởng-Phi Phi Tuởng cuả bậc đaị trí sắp giaỉ thoát được (ngay bây giờ củng vâỵ, bangtam phaỉ Khơỉ Niệm buông xả từng chút rất khó khăn) còn lúc đó bangtam không khơỉ niệm gì hết, thì ra sợ chị Diêụ-Đức lầm lạc mà chính bangtam mơí là ngưoì lầm đuờng lạc lôí (vaò caí gì đó không biết nưã) , vì vâỵ như tiền-bôí Trí-Từ đã noí:
- "Trạng thái này không phải tự nhiên có được, không phải nhanh chóng có được mà phải có thời gian tu tập lâu dài và còn nhiều yếu tố liên quan"
Và:
Trạng thái Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là trạng thái sắp đạt đến giải thoát hoàn toàn. Cho nên không rõ sao chị Bangtam lại cho đó là ngã rẽ dể lầm lạc vậy chị bangtam ? Chị nghe cách hiểu như thế nào ?
Thưa tiền-bôí và chị Diêụ-Đức ! Truớc là bangtam xin tri ân tiền-bôí đã daỵ để bangtam còn có cơ hôị dừng laị baì viết không đúng cuả mình do không biết đã vô tình huỷ báng Phật-Pháp.
Nam-Mô A-Di-Đà Phật !
Con kính xin thành tâm sám-hôí.
Thưa! sau là kính mong chị Diêụ-Đức thông cảm cho sự hồ đồ sai lầm cuả em mà tha thứ cho em đã vô tình làm mất đi nhiêù thơì gian quý baú cuả chị, củng như những đaọ hưũ mà em quen biết hay không quen biết đã theo doỉ baì viết, thì bangtam củng xin thành tâm sám hôí truớc Tam-Bảo vì tôị noí sai.
Nam-Mô A-Di-Đà Phật !
Con kính xin thành tâm sám-hối.
Kính mong đuợc các tiền-bôí và chị Diêụ-Đức tha thứ cho bangtam lôĩ lầm nâỳ.

bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bangtam,
bangtam _ người bạn đạo đúng nghĩa. d/đ kính phục bangtam và rất cám ơn tình cảm bangtam dành cho d/đ.
Thân
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
* Tài liệu về Phi tưởng phi phi tưởng định.

Kính tiền bối bangtam và cô Diệu Đức. Trò xin cung cấp thông tin về Định phi tưởng phi phi tưởng (sưu tầm trong ĐẠI-TRÍ ĐỘ-LUẬN) :

LUẬN:

....... Hỏi: Trong A Tỳ Đàm có nói "Ở cõi Dục, khi nhất tâm vào Sơ Thiền có cả Giác và Quán. Sao nay lại phân biệt có thô có tế ?

....... Đáp: Tuy ở nơi nhất tâm, mà vẫn có 2 hiện tướng khác nhau. Khi Giác thì không có Quán; mà Quán thì không có Giác. Khi thị hiện tướng Giác, Khi thị hiện tướng Quán. Như vậy gọi là Nhất tâm mà có 2 tướng. Tùy theo chỗ chiếu dụng mà đặt tên khác nhau. Phật dạy:"Đoạn một pháp (trong 2 pháp) là chứng quả A- la- hán". Ở đây Phật muốn nói đoạn 5 phần Hạ kiết sử (tham, sân, si, mạn, nghi) là chứng quả A- la- hán. Vì sao ? Vì người đời phần nhiều bị xan tham trói buộc; khi đoạn được "tham tâm", thì tất cả "nhiễm tâm" khác cũng dần dần được đoạn hết.

....... Do Giác Quán mà sanh hỷ lạc; thế nhưng Hỷ Lạc cũng làm động tâm, trở ngại cho Định, cho nên hành giả lại phải xả Giác Quán để nhiếp nội tâm. Khi Giác Quán đã trừ, nội tâm đã được thanh tịnh, thì được tâm Định, nhiếp vào một chỗ. Định ấy sanh hỷ lạc, vào được Đệ Nhị Thiền.

....... Vào được Đệ Nhị Thiền là thiền giả đã trừ được Giác Quán, đã được nội tâm thanh tịnh, vào được tâm Thiền Định, buộc tâm vào một chỗ. Nhưng rồi Thiền giả lại quán biết Hỷ Lạc cũng chỉ là đối đãi, còn làm cho tâm động. Do Thọ mới có Hỷ, hết Hỷ sẽ sanh Ưu. Thiền giả xả ly tâm hỷ, được nhất tâm Lạc, vào Đệ Tam Thiền. Vì Thiền giả đã xả tâm Hỷ nên thiền giả vào Đệ Tam thiền, thọ toàn thân Lạc.

....... Các bậc thánh ở nơi Đệ tam Thiền được tự tại, hoặc trú lạc, hoặc xả lạc. Vì sao ? Vì các ngài chẳng có ái trước Lạc vậy.

....... Thiền giả ở Đệ Tam Thiền, lại quán Lạc cũng là lầm lỗi nên tu hạnh thanh tịnh, không khổ, không lạc vào Đệ Tứ Thiền.

....... Vào Đệ Tứ Thiền, thiền giả được Bất Động Huệ.

....... Đến đây, thiền giả quán hết thảy các tướng, không khởi niệm phân biệt tướng, diệt hết thảy các tướng Hữu thì vào được Vô Biên Hư Không Xứ Định.

....... Vào định này, thiền giả lại quán "sắc thân thô trọng do duyên hòa hợp tạo thành". Đã có thân thì có Khổ, nên lại quán thân như hư Không. Khi đã được thân nhẹ nhàng rồi, thiền giả thấy 4 Đại ở bên trong thân và ở bên ngoài đều như nhau cả. Do vậy mà thấy vô lượng vô biên hư không, cả trong lẫn ngoài, khiến tâm nhẹ nhàng thanh thoát, nên được gọi là Vô Biên Hư Không Xứ Định. Ví như chim bị nhốt trong lồng, khi được thả tự do, thư thái, bay vút lên không trung.

....... Thiền giả lại duyên Thọ, tưởng, Hành, Thức xem như bệnh hoạn, quán Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, rồi xả Hư Không Vô Biên Xứ Định để duyên hiện tại, quá khứ, vị lai, duyên thức xứ ở nhiều đời. Rồi thiền giả lại thấy "Thức Xứ" cũng chẳng có biên giới, vào được Vô biên Thức Xứ Định.

....... Dùng Vô biên Thức Xứ làm duyên khởi, thiền giả lại quán Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều như bệnh, như mục nhọt, quán Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã là hư dối, quán Thức cũng là như vậy. Rồi thiền giả phá được "Thức tướng", tán thán "Vô sở hữu Xứ", vào được Vô Sở Hữu Xứ Định.

....... Ở nơi Vô Sở Hữu Xứ, thiền giả lại duyên Thọ, Tưởng, Hành, Thức, thấy rõ thân là Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, do duyên hòa hợp mà thành, nên xả Vô Sở Hữu Xứ Định, vào được Vô Tưởng Định.

....... Vào được Vô tưởng Định rồi, là Thiền giả được "Đệ nhất Diệu Xứ" là Phi Hữu Tưởng Phi Vô tưởng Xứ Định
.

....... Cũng theo Luận dạy. Hành giả phải xả bỏ Phi Hữu Tưởng Phi Vô tưởng Xứ Định,tiến nhập vào Diệt tận định, diệt thọ tưởng định, thì vào Chánh vị A la hán, từ đây mới không còn bị lạc vào các cảnh giới khác. Đây là Niết Bàn Hữu dư y.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên