Một con kiến !

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Một con kiến bò sát mặt đất, cách xa 2500 km tính từ vị trí người quan sát về hướng Tây. Hai mắt người quan sát nhìn về phía con kiến, con kiến nhìn về phía người quan sát.

Đôi mắt to tròn của con kiến, đôi mắt căng thẳng của người quan sát...
Ha ha ha...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Một con kiến bò sát mặt đất, cách xa 2500 km tính từ vị trí người quan sát về hướng Tây. Hai mắt người quan sát nhìn về phía con kiến, con kiến nhìn về phía người quan sát.

Đôi mắt to tròn của con kiến, đôi mắt căng thẳng của người quan sát...


Ha ha ha...


và ... cả hai chả thấy nhau

con kiến không thấy người quan sát,người quan sát không thấy con kiến

nên ... chả có gì để nói cả
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
và ... cả hai chả thấy nhau

con kiến không thấy người quan sát,người quan sát không thấy con kiến

nên ... chả có gì để nói cả

Tuy chẳng thấy nhau, nhưng chẳng phải là không thấy !

Tuy chẳng thấy nhau, nhưng chẳng phải là không có !

Tuy hiện tại chẳng thấy nhau, những không có nghĩa là mãi mãi chẳng thấy nhau !

Hỏi:

- Ở cõi Ta Bà, có rất nhiều chúng hữu tình niệm Phật, tại sao ít ai trông thấy cảnh giới Cực Lạc ?

Thầy Quán Thế Âm dạy:

"Nếu quả một lòng niệm Phật KHÔNG CÒN VỌNG TƯỞNG thì tự nhiên SẼ THẤY thế giới Cực Lạc bày hiện rõ ràng."

Lại hỏi:

- Niệm Phật thế nào để được nhất tâm ?

Đáp:

- Lắng nghe từng tiếng thật rành rẽ, rõ ràng.

- Không nhanh, không chậm.


Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát.

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng, 9 phẩm 4 cõi, Tây Phương Cực Lạc A Di Đà Phât.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ngài Trung Phong nói: Tham Thiền không bí quyết, chỉ cần Sinh Tử thiết ! Lời này thấu suốt cả ba đời, là cội gốc của sự học đạo !

Phải biết, cái niệm thống thiết vì sinh tử này chẳng phải dễ được !

- Nhờ sức Bát Nhã sâu dày nhiều đời của chính mình.

- Cộng thêm chánh niệm hàng ngày luôn luôn thống thiết.

Thái Tử Tất Đạt Đa hỏi người tùy tùng Sa Nặc:

- Ta có phải già không Sa Nặc ? - Dạ thưa, ai rồi cũng phải già.

- Ta có phải bệnh không Sa Nặc ? - Dạ thưa, ai rồi cũng phải bệnh.

- Ta có phải chết không Sa Nặc ? - Dạ thưa, ai rồi cũng phải chết.

Hơi thở ngừng dứt, thân xác về đất, còn ta về đâu ?

Quý vị, nếu muốn liễu sinh thoát tử, chấm dứt vĩnh viễn khổ sầu ngay trong hiện đời thì cần phải huân tập chánh niệm này mỗi ngày, không được để cho gián đoạn ! Sáng thức dậy phải nghĩ tới nó, trước khi ngủ phải ngẫm về nó !

Tất sẽ có một ngày, lửa tâm bùng phát, thống niệm "thâm nhập xương tủy", tự nhiên dốc sức hành trì, chẳng do người nhắc !

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
" Tâm Phật là kho tàng chân lý.

Vô ngã, lìa kiến chấp nhiễm ô.

Báo thân do thiện pháp tích thành.

Trí giác ngộ nên thường an lạc."

< Kinh Lăng Già - Ns. Thích Nữ Trí Hải dịch>​

Hề hề

1. Tâm là gì ?

2. Ngã là gì ?

3. Cái gì gọi là vô ngã ?

4. Cái gì gọi là Trí giác ngộ ?

5. Vì sao có Trí giác ngộ thì thường an lạc ?

6. Làm sao để có Trí giác ngộ ?

Mộ Phần.

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chư vị Thiện trí thức,

Tâm - cái thấy biết: tâm niệm, thân và thế giới vạn vật xung quanh - chẳng phải là một vật có hình tướng. Phàm có hình tướng đều là hư vọng, đều là cảnh do tâm mỗi chúng ta tự thấy, tự phân biệt mà sinh ra. Nếu tâm thấy biết tất cả hình tướng, cảnh giới chẳng cho là vọng là chân, là có là không, là giả tạm vô thường hay thường trụ bất biến; trong mọi lúc mọi nơi chẳng lìa nhất niệm nhất tâm, thời hết thảy phiền não: khổ, vui, đau, sướng, sinh, tử...chẳng thể nhiễu loạn chúng ta.

Nay quý vị ngồi đọc những lời này, thân tịnh tâm yên, khởi lên một niệm: Nam mô A Di Đà Phật, nghe rõ ràng từng câu từng chữ, mà miệng chẳng phát ra tiếng, người xung quanh chẳng nghe thấy tiếng niệm này, mà niệm này quý vị vẫn nghe rõ ràng ! Đây chính là cửa mầu để chúng ta quay về nhà vậy.

Thiện trí thức, cái nhà này chính là tâm ta. Nương niệm này chính là đạo lộ, là con đường từ mê về ngộ, từ phiền não sinh tử mà về thanh tịnh Niết Bàn. Niệm từ tâm khởi, nương niệm về tâm, tâm niệm nhất như, niệm niệm tự tại !

Một niệm do ta chân chánh đề khởi, chẳng do tự phát, niệm này là ánh sáng phát ra từ diệu tâm bất biến cùng khắp thế gian. Diệu tâm này như ngọn hải đăng, niệm Nam mô A Di Đà Phật này như ánh sáng hải đăng. Quý Phật tử, chớ để niệm này dứt tuyệt, chớ cho niệm này gián đoạn; dù đi đâu ở đâu, dù làm việc hay nghỉ ngơi, dù thức hay ngủ, chớ cho niệm này dừng nghỉ. Một niệm này dừng nghỉ, thời bóng đêm u mê ngu si sẽ bao phủ chúng ta, giữa đêm tối mịt mờ, chẳng thể trở về nhà được.

Đây là Pháp Bảo Đăng, là ngọn đèn bất diệt bất sinh, chỉ do mê muội xưa nay xa lìa, khiến cho ánh sáng này ngắn ngủi yếu ớt. Như Lai dạy rằng: Các ông là bậc Trí, thì hãy tự thắp đuốc lên mà đi !

Ngọn đuốc niệm : Nam mô A Di Đà Phật này, bất khả tư nghì, chớ nên coi thường, chớ nên xa lìa, làm cho đoạn dứt !

Chư vị hãy phấn trí mình, bờ giác ngộ quả thực không xa !

Nam mô A Di Đà Phật.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chư vị Thiện trí thức,

Ngã, tức là niệm tự phát tự khởi nơi tâm chúng ta, còn một niệm tự phát tự khởi nơi tâm khiến thân tạo tác đủ thứ chẳng thể tự chủ, nghĩa là còn có ngã.

Người cầu đạo giác ngộ giải thoát, an vui thanh tịnh chân thật, thời phải dẹp bỏ ngã này. Dẹp bỏ ngã này là pháp môn vô ngã. Hành pháp vô ngã thì ngã niệm chẳng sinh, ngã niệm chẳng sinh thời ngã chấp chẳng có, ngã chấp chẳng có thời được an lạc, thời được thanh tịnh, thời được tự do !

Tâm còn ngã thì còn niệm khởi, nếu niệm này chẳng phải chánh niệm nhất tâm do chính mình chủ động đề khởi thì đều là ngã niệm, cần phải xa lìa !

Muốn lìa ngã niệm thì phải có chánh niệm, chánh niệm chính là nhất niệm từ tâm chủ động đề khởi, chẳng phải là hiểu biết kiến giải đúng sai phân biệt vạn sự hay niệm niệm tự phát tự khởi từ tâm !

Người có chánh niệm thì trong mọi hoàn cảnh luôn được thanh tịnh, đối trước mọi cảnh thiện ác tốt xấu đều chẳng bị nhiễu loạn, nghe rõ mọi lời thị phi khen chê phỉ báng đều chẳng chướng ngại, đây là giây phút an lạc tự thành, đây là đạo lộ giải thoát, đây là thiền trong động, đây là tịnh nơi uế, đây là pháp lạc !

Thiện trí thức, hãy giữ chánh niệm, tức là hành pháp vô ngã !

Nam mô A Di Đà Phật.





 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Thiện trí thức,

Tâm, cái thanh tịnh sáng suốt cùng khắp thế gian. Nếu ta hỏi tâm này, tâm này liền đáp; nếu ta lìa tâm này, tâm này liền biết; nếu ta trụ tâm này thời Diệu trí quang minh, gọi tên là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật sẽ rực rỡ chiếu soi, không gì là không tỏ rõ.

Hỏi, lìa, trụ...là ngôn ngữ phân biệt của thế gian. Tâm vốn chẳng có ngữ ngôn mà nhờ ngữ ngôn phát huy diệu dụng. Chớ chấp kẹt nơi ngôn từ cho rằng có tới lui, trụ chấp mà thành ra là pháp hữu vi có hình có tướng, như vậy chẳng phải là cái thấy của người Trí.

Trí giác ngộ chính là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, là Đại Bát Nhã. Cùng khắp không gian thời gian, không gì không tỏ rõ nên gọi là Đại. Đại này chẳng phải so với Tiểu mà nói, chẳng phải nương nơi Tiểu mà lập. Đại này lìa tiểu lìa đại, lìa có lìa không, lìa phân biệt và bị phân biệt nên gọi là Đại.

Người có Trí giác ngộ thời thấy rõ mọi sự mọi vật từ nơi nhân nào sinh, nương nơi duyên nào hiện, tới khi nào gặt quả; sẽ chuyển biến về đâu. Thấy rõ như thế nên tùy thuận nhân, duyên, quả mà thành tựu trí nguyện của mình, cùng trí nguyện của tất cả mọi người, tất cả chúng sanh; do đây mà được an lạc, bởi không còn toan tính vọng cầu, bởi biết rõ thứ lớp hành xử, bởi tùy ý tự tại muốn làm muốn ngưng chẳng bị ngoại cảnh sai xử. Cho nên, người có trí giác ngộ thời thường an lạc là vậy.

Thiện trí thức, hành pháp vô ngã thời sẽ thấy cửa vào biển Trí giác ngộ.

Hãy siêng tinh tấn, tâm hành siêng năng, có đi tất có đến, chẳng do cầu mà được !

Nam mô A Di Đà Phật.

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/x7nPG4qKMws" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>​


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên