‘không phải là hai, cũng không phải là một’- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo.

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
II/. Làm sao biết...- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo !!! (tt)

Phần nhiều những nghi ngờ phát xuất từ các suy nghĩ sau:

3/. Do học nhiều quá nên lẫn lộn.

Có một số người học Phật. Do sự ham hiểu biết nhiều mà cố "đa văn bác học" nghĩa là ráng quá sức để nghe nhiều, học rộng. Họ về Nội điển (kinh Phật) thì học qua loa cho có. Còn Ngoại điển (Kinh Vệ Đà) thì nghiêng cứu kỷ lưỡng. Từ đó lại sanh ra hiện tượng bỏ chánh theo phụ. hoặc thấy chánh mà ngở tà...!!!

Thí dụ: Bà la Môn Giáo và Phật Giáo, là 2 Tôn giáo gần gủi và va chạm nhau rất nhiều. Dẫn đến Những gì Phật Giáo học từ Bầ La Môn, hay Bà La Môn bị ảnh hưởng bởi PG.- Họ khó phân biệt được.

Để so sánh, và xác định cái nào của Phật Giáo, cái nào Không phải PG- có lẻ chúng ta nên nhìn sơ lược 2 lĩnh vực:

A)- Chủ Kiến của Bà la Môn Giáo lúc Đức Phật tại thế.- So với PG
B)- Chủ Kiến của Bà la Môn Giáo thời kỳ BLM phát triển.- So với PG

Có thể từ những quan kiến ấy, chúng ta sẽ trạch Pháp được chính xác hơn.

Ở đây chúng ta chỉ thảo luận nội bộ. và chỉ với kiến giải người học Phật. (Để tránh đi lệch về Ngoại điển như lỗi đã nói ở trên ).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
trăm loại hoa, cũng nở theo mùa, và có mùi vào màu sắc riêng....
trăm loại chim, cùng biết bay, nhưng thanh âm lại chẳng giống nhau....
trăm loại người, sinh ra và lớn lến, nhưng môi trường sống ai giống ai...
người sinh ra không tay, không chân, mù, điếc... có ai từng hỏi qua, những con người này có cách nhìn như thế nào.... hahaha lòng người đôi khi rộng lớn lắm khó đo được, vì vậy cái nhìn của người và người cũng khác nhau, tại sao có vị chỉ quét nhà mà cũng chứng a la hán... thay vì tranh luận, sao không tìm một phương pháp hợp với bản thân, mà tinh tấn tiến tới... xin được thụ giáo, nam mô a di đà Phật.
Vạn Vấn.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
hà hà [smile]

suy nghĩ của bạn VV làm tui hơi sợ sợ [smile]

- trăm loại hoa như TRĂM LOẠI PHẬT khác nhau ... mà mỗi hồi CHƯ PHẬT DỰ PHÁP HỘI --> thì lại là CHƯ PHẬT ĐẠI CHIẾN [smile] ... --> gây ra 1 CÁI BỂ KHỔ to đùng vậy [smile]

- TRĂM HOA NỞ ĐẸP ... TU CHỨNG HẾT mà ... tu cái gì mà sao lại NGUY HIỂM QUÁ CHỪNG [smile]

KLL
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
II/. Làm sao biết...- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo !!! (tt)

Phần nhiều những nghi ngờ phát xuất từ các suy nghĩ sau:

3/. Do học nhiều quá nên lẫn lộn. (tt)

Để tránh nhầm lẫn tư tưởng Bà La Môn lúc Đức Phật tại thế vầ sau lúc Đức Phật tại thế chúng ta nên ôn duyệt lại lời Phật dạy trong kinh điển Nikaya về vấn đề nầy.

A)- Chủ Kiến của Bà la Môn Giáo lúc Đức Phật tại thế.- So với PG.
(Do có một số Bạn cho rằng kinh Đại Thừa không do Phật thuyết- Nên phần nhiều kinh dẫn ở đây sử dụng kinh hệ Nam Truyền).

1A). Kinh Phạm võng.

Kinh Phạm Võng là một trong những kinh quan trọng nhất do Đức Phật thuyết. Đương nhiên kinh này được tôn kính độc nhất vô nhị vì đứng vị trí hàng đầu trong các Nikāya của tam tạng PĀLI. Sự trọng yếu của Kinh xuất phát từ đối tượng chính, phân tích về một hệ thống trong sáu mươi hai trường hợp, được thiết lập để bao gồm tất cả những quan điểm suy đoán trên hai mối quan tâm chủ chốt về tư tưởng suy đoán - bản chất của ngã và thế giới. Giải thích về những quan điểm này là một bước thiết yếu trong toàn thể cấu trúc của Phật Pháp, là sự đo lường tiên khởi vốn cần thiết để làm sáng tỏ lập trường thành lập chánh kiến - yếu tố đầu tiên trong Bát Thánh Đạo, con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, mục đích của toàn bộ giáo pháp. Kinh này đã dệt nên tấm lưới về các quan điểm, cung cấp một dụng cụ thích hợp để khẳng định bất cứ xu hướng triết học này và quyết định xem nó có như nhất với chánh pháp không. Vì bất cứ vấn đề nào thỏa hiệp với những lập trường được đưa ra trong kinh này có thể được nhận ngay là một quan điểm sai lầm, đi lệch con đường đưa đến giải thoát.
Vì lý do này, mô hình của kinh Phạm Võng đã được sở hữu bởi toàn thể di sản Phật giáo sau như phương tiện chính xác giúp cho việc phân chia ranh giới giữa điểm bắt đầu của Phật giáo và những quan điểm của những hệ thống tín ngưỡng khác. Sáu mươi hai quan điểm đã được đề cập trong kinh tạng, trở thành một phạm trù tiêu chuẩn của các chú giải và tiếp tục mãi qua những tác phẩm triết học thuộc nhiều giai đoạn tư tưởng Phật giáo sau đó như một phương tiện thích hợp cho việc phân loại nhiều dạng ngoại giáo....

Bhikkhu Bodhi Forest Heritage,
Kandy, Sri Lanka
11-07-1977
(hết trích)

2A). Phân lọai 62 Kiến Chấp trong Kinh Phạm võng:

1. Chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường trú.
2. Chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên.
3. Chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn.
4. Chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh.
5. Có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ.
6. Chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết.
7. Chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết.
8. Chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng sau khi chết.
9. Chủ trương Đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình.
10. Chủ trương Hiện tại Niết Bàn luận, chấp trước sự hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.
11. chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

Trích: Đại Tạng Kinh Việt Nam KINH TRƯỜNG BỘ Dìgha Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2535 - 1991 1. Kinh Phạm Võng (Brahmajàla sutta)

(Lươc trích)

có thể khaí quát 62 kiến chấp của Ngọai Đaọ gồm 4 nét chánh:

1. Thường kiến : Chấp con người vầ thế giới thường trú.- Do Trời sanh ra.
2. Đoạn kiến : Chấp con người vầ thế giới sau khi chết mất hẳn.
3. Hiện taị lạc thú: Hưởng dục lạc thế gian.
4. Ngụy biện : luồn lách như con lươn.

* Ngoài Bà-la-môn giáo, còn rất nhiều giáo phái khác với những chủ trương khác nhau, tựu trung và nổi bật nhất là sáu giáo phái lớn thịnh hành, thời Đức Phật gọi là “Lục sư ngoại đạo”, để tránh lầm lẫn với giáo lý của Đức Phật.

1- San Xà Da Tỳ La Chi Tử (Sanjaya Belatthiputta): Giáo phái này chủ trương Bất khả tri (Hoài nghi) và Thích ứng. Họ cho rằng tri thức con người không thể đạt được chân lý tuyệt đối, chỉ có chân lý tương đối tùy theo hoàn cảnh, không gian và thời gian. Người tu chẳng cần cầu đạo cao siêu, không cần tìm hiểu chân lý tuyệt đối, vì không thể được. Chỉ cần ăn ở hiền lành theo phong tục, tập quán bình thường, trải qua tám muôn kiếp tự nhiên chứng đắc. Hai vị Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên ở trong giáo phái này trước khi về với Đức Phật.

Như vậy giáo phái này chỉ có thể giúp người tu trở thành người tốt trong xã hội, chứ không thể đạt đến giác ngộ và gải thoát.

2- A Kỳ Đa Xí Xá Khâm Bà La (Ajita Kesakmabala): Chủ trương Duy vật, Đoạn diệt và Khoái lạc, phủ nhận lý nhân quả. Họ cho rằng con người chỉ là do bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa tạo thành. Khi chết, bốn yếu tố này tan rã, không còn gì cả, chết là hết, ngoài ra không có thiện ác, họa phước, nhân duyên, quả báo, quá khứ, vị lai gì cả. Mục đích con người chỉ là hưởng lạc thú khi còn sống.

Chủ trương này nguy hiểm, chỉ biết thụ hưởng dục lạc thấp hèn, bất chấp tất cả, dễ tạo ra một xã hội rối ren, hỗn loạn, những cá nhân đồi trụy, ác độc, nhẫn tâm,... không biết học tập, trau dồi những đức tánh cao thượng.

3- Mạt Già Lê Câu Xá Lê Tử (Makkhali Gosaleiputta): Chủ trương thuyết Tự nhiên. Thế giới và chúng sanh đều sanh ra theo luật tự nhiên. Các khổ vui và vận mạng con người đều do những quy luật vận hành tự nhiên. Con người không thể cưỡng lại được, tốt hơn hết là thuận theo như vậy, qua 8.400.000 kiếp tự nhiên giải thoát.

Theo chủ trương này, con người chẳng cần nỗ lực trau dồi, tu học gì, không cần sáng kiến, khổ công lao động xây dựng gì cả, cứ thụ động thả trôi theo dòng đời sanh già bệnh chết.

4- Phú Lan Na Ca Diếp (Purana Kassapa): Chủ trương không có giá trị đạo đức, không có nghiệp báo thiện ác. Đây tất cả chỉ là quan niệm sai lầm do con người bày đặt ra để lừa gạt.

Như vậy thì không không cần tu học, vì chẳng có gì là thiện ác, ai muốn làm gì cứ làm. Chủ trương này dẫn đến một xã hội rối loạn, giặc giã và trộm cướp.

5- Ca La Cưu Đà Ca Chiên Diên (Pakudha Kaccana): Chủ trương con người không thật có, mà chỉ là sự phối hợp 8 yếu tố bất sanh bất diệt là đất, nước, gió, lửa, không gian, khổ, vuilinh hồn. Sống và chết chỉ là quy tụ hay phân tán của 8 yếu tố trên mà thôi. Mạng sống và khổ vui của con người do cõi trời Tự Tại Thiên tạo ra và quyết định.

Như vậy, con người chỉ là sản phẩm, hay nói cách khác, chỉ là con rối trong tay Tự Tại Thiên điều khiển, không thể có sáng kiến hay tự quyết định được gì cả. Chẳng khác gì thuyết định mệnh mà thôi!

6- Ni Kiền Đà Nhã Đề Tử (Nigantha Nataputta): Chủ trương không sát sanh, cấm giết sinh vật để cúng tế, khổ hạnh tối đa, không mặc quần áo. Vận mạng đời này do đời trước tạo ra, không thể do tu hành mà thay đổi được. Tu hành trong kiếp này là để tạo phước cho đời sau, đến khi hết nghiệp là được giải thoát.
(theo http://chuaxaloi.vn/thong-tin/luc-su-ngoai-dao/1748.html )

Như vậy 62 kiến chấp nầy là của Bà la Môn Ngọai Đạo vaò thời Đức Phật taị thế.- Các kiến chấp nầy so sánh với Giaó lý CHÂN NHƯ CỦA ĐAỊ THỪA PHẬT GIAÓ KHÔNG CÓ TUƠNG QUAN.- Suy ra những thay đổi về sau, thì không nên gán ghép bừa bải cho Đaị Thừa PG. (có nghĩa là: Đức Phật đã dạy Lý Chân Như lúc còn tại thế- qua danh xưng Như Lai, qua tiêu đề Như Thị Ngã Văn, qua các kinh điển liên quan sẽ nói sau v.v... trong khi thưở đó BLM chưa nói đến Chân Như. Do vậy sau khi Phật nhập diệt, BLM lại có lý Chân Như, thì đó là do họ tự phát triển hay bị phát triển theo PG- Thì không nên gán ghép bừa bải cho Đaị Thừa PG.).

Sau đây chúng ta sẽ dùng các kinh văn thuộc hệ Nam truyền để giản trạch.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
II/. Làm sao biết...- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo !!! (tt)

Phần nhiều những nghi ngờ phát xuất từ các suy nghĩ sau:

3/. Do học nhiều quá nên lẫn lộn. (tt)

B)- Chủ Kiến của Bà la Môn Giáo thời kỳ BLM phát triển.- So với PG

Trở lại với vấn đề "Triết lý của Ấn giáo" do ĐH Doccoden trình diễn.
Quả thật rất hay, nhưng đó là việc của Ấn Giáo hậu phát triển.

"Chúng" không liên quan gì với Kinh Phạm võng mà Đức Phật đã dạy để đệ tử Phật tu học Phật lý. Và nếu có chút gì đó Giáo Lý Chân Như có liên quan thì cũng không phải Đại Thừa PG là do trộm Pháp của Ấn Giáo.- Vì :

* Đức Phật đã dạy Lý NHƯ NHƯ từ lúc mới Thành Đạo rồi.

Do vậy: Ở đây VQ không mổ xẻ, đi sâu vào tư tưởng của các Đại Sư Ấn Giáo như Yo ga, Vedanta, Samkhya (Số luận) v.v...(đó không phải là việc của người học Phật).

Như vậy. với nghi đề :
Làm sao biết...- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo ?

Đáp rằng:
Câu hỏi này rất ngớ ngẩn, vô lý và đầy ác ý. Do đó, người học Phật hãy tự suy nghĩ và tự tu học sao cho đúng... là được.

(bài sau sẽ nói về một số Kinh điển Tiểu Thừa liên đới với Chân Như)
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Kính ngài Viên Quang.

Xin phép được chen ngang, vì tôi muốn nói ‘một lần cho xong’ về vấn đề kinh Phật có nguỵ tạo hay không, trước khi sang phần khác. Thật ra đây là vấn đề tôi ít quan tâm nhất, vì với tôi thì nội dung kinh viết gì mới là quan trọng, còn kinh đó có phải Phật thuyết hay không thì tôi không màng tới.

Tôi chờ nghe ngài nói ra những chứng cứ cho thấy kinh Đại Thừa là do Phật thuyết, nhưng hoá ra ngài ‘chứng minh’ bằng cách nói rằng do kinh nói do Phật thuyết thì tin là như vậy. Ồ hoá ra ngài dùng đức tin để nói về Phật giáo, xem nó giống như bao tôn giáo khác. Sẵn đây tôi muốn biết đức tin của ngài về Phật giáo nhiều bao nhiêu:
_ Ngài tin có Long cung không? Ngài tin có con rồng không?
Trong kinh phật có nói đấy, vì kinh nói thì chắc là đúng rồi chứ nhỉ.
_ Ngài tin Đức Phật được sinh ra từ nách hay không? Mới sinh ra đã biết đi, biết nói hay không?
Tất nhiên ngài và các phật tử có thể tin rằng Phật là đấng thánh thần, có những quyền năng siêu phàm chứ không phải là một con người bình thường. Đức tin tôn giáo mà, ai cũng có quyền tự do của mình. Riêng tôi vẫn giữ quan điểm của mình về Phật giáo: Đức Phật là một con người bình thường như bao người khác, nhưng có trí tuệ sáng suốt, đã thức tỉnh giác ngộ.

Việc hiểu sai về phật giáo xảy ra cả trong những nơi thờ phật. Hiện nay các chùa chiền hay làm lễ cầu siêu này nọ, tôi cho rằng việc này đi ngược lại giáo lý Phật giáo. Nghiệp thiện hay ác do con người tạo ra lúc còn sống đã quyết định việc tái sanh sau khi chết rồi, Phật không có quyền can thiệp. Còn cầu siêu thì giống như ‘ban phước lành’, cầu xin Đức Phật phù hộ độ trì chuyển nghiệp cho người chết. Có lẽ cũng có nhiều vị sư hiểu rõ điều này, nhưng buộc phải làm vậy vì chiều theo sở thích của người đời.

Về kinh sách của Phật giáo, tôi thấy kinh Tiểu Thừa khô khan, hay lặp lại trong khi kinh Đại Thừa lời lẽ bay bổng, nội dung phong phú nên đọc thấy hấp dẫn hơn nhiều. Nhưng tôi không thể để cho cảm tính xen vào, và phải tôn trọng sự thật. Trong lịch sử phật giáo, có những điều là sự thật rõ mười mươi không ai có thể phủ nhận:

1. Đức Phật lúc tại thế chỉ thuyết pháp bằng miệng chứ không viết kinh sách.
2. Sau khi Phật nhập diệt, kinh được viết ra do các đồ đệ nhớ lại những gì Phật đã thuyết giảng và truyền miệng lại cho hậu thế.
3. Kinh Phật giáo nguyên thuỷ được viết ra lần đầu tiên sau Hội nghị kết tập lần thứ ba, khi Phật giáo chia rẽ thành nhiều bộ phái.
4. Kinh Phật giáo đại thừa viết ra lần đầu đã ngót 500 năm sau khi Phật xuất thế, cùng lúc các môn phái Đại Thừa xuất hiện.

Có thể tham khảo thêm từ wiki:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Phật_giáo_Nguyên_thủy
https://vi.wikipedia.org/wiki/Đại_hội_kết_tập_kinh_điển_Phật_giáo_lần_thứ_hai
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_điển_Phật_giáo
https://vi.wikipedia.org/wiki/Đại_thừa

Từ đó có thể thấy, không chỉ kinh Phật đại thừa mà ngay cả kinh Phật nguyên thuỷ cũng không phải do Phật thuyết. Tôi hoàn toàn đồng ý với phần đầu bài viết trong wiki:

Phật giáo Nguyên thủy,[1] hay còn gọi là Phật giáo Sơ kỳ,[2][3] Phật giáo sớm nhất,[4][5], và Phật giáo gốc,[6] là Phật giáo theo lý thuyết đã tồn tại trước khi các tông phái Phật giáo ra đời.[web 1]

Nội dung và giáo lý của Phật giáo tiền giáo phái này phải được suy luận hay tái dựng lại từ các văn bản Phật học sơ kỳ, mà bản thân các văn bản này đã có tính chất giáo phái.

Kinh điển Phật giáo chỉ được ghi chép thành văn bản từ Hội nghị kết tập lần thứ ba, do vậy, các giáo lý Phật giáo Nguyên thủy chỉ được truyền miệng và ghi nhớ qua đọc tụng. Sau này, khi Phật giáo đã phân chia thành bộ, phái thì việc ghi chép kinh diển mới bắt đầu và do đó nhiều khả năng việc ghi chép bị ảnh hưởng của tư tưởng riêng của bộ phái mình. Điều này dẫn tới việc có những khác biệt nhất định về số lượng và nội dung kinh giữa Nikàya (của Thượng tọa bộ Phật giáo) và A-hàm (của Đại thừa Phật giáo).


Tất nhiên là ngài Viên Quang cũng như nhiều phật tử luôn vững tin rằng kinh phật đều do Đức Phật thuyết chứ không thể là nguỵ tạo được, vì trong kinh có ghi rõ vậy mà. Điều đó tốt thôi. Tôi chỉ muốn nói thêm để chúng ta hiểu rõ về nhau hơn.

Giờ xin trả lại sự yên tĩnh cho ngài Viên Quang tiếp tục thuyết giảng. Rất mong chờ được nghe triết lý phật giáo từ ngài, vì con người luôn có những thắc mắc muôn thuở: Thế giới này từ đâu mà có? Bản chất của nó là gì? Tôi là ai? Tôi sống trên đời có ý nghĩa gì? Sau khi chết tôi sẽ ra sao?...
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính ngài Viên Quang.

Xin phép được chen ngang, vì tôi muốn nói ‘một lần cho xong’ về vấn đề kinh Phật có nguỵ tạo hay không, trước khi sang phần khác. Thật ra đây là vấn đề tôi ít quan tâm nhất, vì với tôi thì nội dung kinh viết gì mới là quan trọng, còn kinh đó có phải Phật thuyết hay không thì tôi không màng tới.

Tôi chờ nghe ngài nói ra những chứng cứ cho thấy kinh Đại Thừa là do Phật thuyết, nhưng hoá ra ngài ‘chứng minh’ bằng cách nói rằng do kinh nói do Phật thuyết thì tin là như vậy. Ồ hoá ra ngài dùng đức tin để nói về Phật giáo, xem nó giống như bao tôn giáo khác. Sẵn đây tôi muốn biết đức tin của ngài về Phật giáo nhiều bao nhiêu:
_ Ngài tin có Long cung không? Ngài tin có con rồng không?
Trong kinh phật có nói đấy, vì kinh nói thì chắc là đúng rồi chứ nhỉ.
_ Ngài tin Đức Phật được sinh ra từ nách hay không? Mới sinh ra đã biết đi, biết nói hay không?
Tất nhiên ngài và các phật tử có thể tin rằng Phật là đấng thánh thần, có những quyền năng siêu phàm chứ không phải là một con người bình thường. Đức tin tôn giáo mà, ai cũng có quyền tự do của mình. Riêng tôi vẫn giữ quan điểm của mình về Phật giáo: Đức Phật là một con người bình thường như bao người khác, nhưng có trí tuệ sáng suốt, đã thức tỉnh giác ngộ.

Việc hiểu sai về phật giáo xảy ra cả trong những nơi thờ phật. Hiện nay các chùa chiền hay làm lễ cầu siêu này nọ, tôi cho rằng việc này đi ngược lại giáo lý Phật giáo. Nghiệp thiện hay ác do con người tạo ra lúc còn sống đã quyết định việc tái sanh sau khi chết rồi, Phật không có quyền can thiệp. Còn cầu siêu thì giống như ‘ban phước lành’, cầu xin Đức Phật phù hộ độ trì chuyển nghiệp cho người chết. Có lẽ cũng có nhiều vị sư hiểu rõ điều này, nhưng buộc phải làm vậy vì chiều theo sở thích của người đời.

Về kinh sách của Phật giáo, tôi thấy kinh Tiểu Thừa khô khan, hay lặp lại trong khi kinh Đại Thừa lời lẽ bay bổng, nội dung phong phú nên đọc thấy hấp dẫn hơn nhiều. Nhưng tôi không thể để cho cảm tính xen vào, và phải tôn trọng sự thật. Trong lịch sử phật giáo, có những điều là sự thật rõ mười mươi không ai có thể phủ nhận:

1. Đức Phật lúc tại thế chỉ thuyết pháp bằng miệng chứ không viết kinh sách.
2. Sau khi Phật nhập diệt, kinh được viết ra do các đồ đệ nhớ lại những gì Phật đã thuyết giảng và truyền miệng lại cho hậu thế.
3. Kinh Phật giáo nguyên thuỷ được viết ra lần đầu tiên sau Hội nghị kết tập lần thứ ba, khi Phật giáo chia rẽ thành nhiều bộ phái.
4. Kinh Phật giáo đại thừa viết ra lần đầu đã ngót 500 năm sau khi Phật xuất thế, cùng lúc các môn phái Đại Thừa xuất hiện.

Có thể tham khảo thêm từ wiki:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Phật_giáo_Nguyên_thủy
https://vi.wikipedia.org/wiki/Đại_hội_kết_tập_kinh_điển_Phật_giáo_lần_thứ_hai
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_điển_Phật_giáo
https://vi.wikipedia.org/wiki/Đại_thừa

Từ đó có thể thấy, không chỉ kinh Phật đại thừa mà ngay cả kinh Phật nguyên thuỷ cũng không phải do Phật thuyết. Tôi hoàn toàn đồng ý với phần đầu bài viết trong wiki:

Phật giáo Nguyên thủy,[1] hay còn gọi là Phật giáo Sơ kỳ,[2][3] Phật giáo sớm nhất,[4][5], và Phật giáo gốc,[6] là Phật giáo theo lý thuyết đã tồn tại trước khi các tông phái Phật giáo ra đời.[web 1]

Nội dung và giáo lý của Phật giáo tiền giáo phái này phải được suy luận hay tái dựng lại từ các văn bản Phật học sơ kỳ, mà bản thân các văn bản này đã có tính chất giáo phái.

Kinh điển Phật giáo chỉ được ghi chép thành văn bản từ Hội nghị kết tập lần thứ ba, do vậy, các giáo lý Phật giáo Nguyên thủy chỉ được truyền miệng và ghi nhớ qua đọc tụng. Sau này, khi Phật giáo đã phân chia thành bộ, phái thì việc ghi chép kinh diển mới bắt đầu và do đó nhiều khả năng việc ghi chép bị ảnh hưởng của tư tưởng riêng của bộ phái mình. Điều này dẫn tới việc có những khác biệt nhất định về số lượng và nội dung kinh giữa Nikàya (của Thượng tọa bộ Phật giáo) và A-hàm (của Đại thừa Phật giáo).


Tất nhiên là ngài Viên Quang cũng như nhiều phật tử luôn vững tin rằng kinh phật đều do Đức Phật thuyết chứ không thể là nguỵ tạo được, vì trong kinh có ghi rõ vậy mà. Điều đó tốt thôi. Tôi chỉ muốn nói thêm để chúng ta hiểu rõ về nhau hơn.

Giờ xin trả lại sự yên tĩnh cho ngài Viên Quang tiếp tục thuyết giảng. Rất mong chờ được nghe triết lý phật giáo từ ngài, vì con người luôn có những thắc mắc muôn thuở: Thế giới này từ đâu mà có? Bản chất của nó là gì? Tôi là ai? Tôi sống trên đời có ý nghĩa gì? Sau khi chết tôi sẽ ra sao?...
Kính Ngài Doccoden.
VQ xin cắt ra từng đoạn (ý kiến) của ngài nêu trên để dễ thảo luận nha.

Vấn đề 1:
Xin phép được chen ngang, vì tôi muốn nói ‘một lần cho xong’ về vấn đề kinh Phật có nguỵ tạo hay không, trước khi sang phần khác.

Thật ra đây là vấn đề tôi ít quan tâm nhất, vì với tôi thì nội dung kinh viết gì mới là quan trọng, còn kinh đó có phải Phật thuyết hay không thì tôi không màng tới.

Thưa Ngài Doccoden:

Ngài Hỏi:
vấn đề 1: "đây là vấn đề tôi ít quan tâm nhất, vì với tôi thì nội dung kinh viết gì mới là quan trọng, còn kinh đó có phải Phật thuyết hay không thì tôi không màng tới."

VQ trả lời: Đã là vấn đề ít quan tâm và không màng tới thì chúng ta khỏi bàn thêm vậy.
Vả lại lại trước đây VQ đã nói.- Đó là:

"Một câu hỏi lớn không lời đáp,
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau !".


Ngài Hỏi:
vấn đề 2: "
Tôi chờ nghe ngài nói ra những chứng cứ cho thấy kinh Đại Thừa là do Phật thuyết, nhưng hoá ra ngài ‘chứng minh’ bằng cách nói rằng do kinh nói do Phật thuyết thì tin là như vậy. Ồ hoá ra ngài dùng đức tin để nói về Phật giáo, xem nó giống như bao tôn giáo khác. Sẵn đây tôi muốn biết đức tin của ngài về Phật giáo nhiều bao nhiêu:
_ Ngài tin có Long cung không? Ngài tin có con rồng không?
Trong kinh phật có nói đấy, vì kinh nói thì chắc là đúng rồi chứ nhỉ.
_ Ngài tin Đức Phật được sinh ra từ nách hay không? Mới sinh ra đã biết đi, biết nói hay không?
Tất nhiên ngài và các phật tử có thể tin rằng Phật là đấng thánh thần, có những quyền năng siêu phàm chứ không phải là một con người bình thường. Đức tin tôn giáo mà, ai cũng có quyền tự do của mình. Riêng tôi vẫn giữ quan điểm của mình về Phật giáo: Đức Phật là một con người bình thường như bao người khác, nhưng có trí tuệ sáng suốt, đã thức tỉnh giác ngộ. "

VQ trả lời: Theo VQ, thì nên thay chữ "TIN" bằng chữ "HIỂU". Câu đó nên là:

Sẵn đây tôi muốn biết cái HIỂU của ngài về Phật giáo nhiều bao nhiêu:
_ Ngài (tin) HIỂU có Long cung không? Ngài (tin) HIỂU có con rồng không?
Trong kinh phật có nói đấy, vì kinh nói thì chắc là đúng rồi chứ nhỉ.
_ Ngài (tin) HIỂU Đức Phật được sinh ra từ nách hay không? Mới sinh ra đã biết đi, biết nói hay không?
Tất nhiên ngài và các phật tử có thể (tin) HIỂU rằng Phật là đấng thánh thần, có những quyền năng siêu phàm chứ không phải là một con người bình thường. Đức tin tôn giáo mà, ai cũng có quyền tự do của mình. Riêng tôi vẫn giữ quan điểm của mình về Phật giáo: Đức Phật là một con người bình thường như bao người khác, nhưng có trí tuệ sáng suốt, đã thức tỉnh giác ngộ. ".


* Cái mà được tô màu tím này. VQ giải trình như sau:
VQ HIỂU.

- Long Cung là nơi sâu thẩm trong Tâm Ý Thức con người.
- Rồng: Là ý nghĩ được thăng hoa Thánh triết.

* Về vấn đề "phong" chủ đề Phật đản sanh.

- Dựa theo Kinh Vệ Đà cho rằng:
+ Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng cao thượng, sinh từ miệng Phạm Thiên (Brahma) thay Phạm Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc.
+ Sát-đế-lỵ (Kshastriya) là hàng vua chúa quý phái, tự cho mình sinh từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.
+ Vệ-xá (Vaisya) là những hàng thương gia chủ điền, tin mình sinh ra từ bắp vế Phạm Thiên, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).
+ Thủ-Đà-La (Sudra) là hàng tiện dân tin mình sinh từ gót chân Phạm Thiên, nên thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên.

* Nhưng ở đây. Đức Phật không chấp kiến về 4 giai cấp ấy. Mà muốn nói rằng: Phật Sanh ra từ cội gốc lành.- được ám chỉ là Nách (Cội gốc của cánh tay,), bên hữu được ám chỉ thiện, lành. (Mà không phải sanh ra từ Phạm Thiên).
* Đức Phật mới sanh ra đã đi 7 bước trên hoa sen: Ẩn Ý là Sự ra đời của Phật thanh khiết (ẩn ý hoa sen) nhưng không tự ngạo về sự thanh khiết ấy, mà vượt khỏi thường tình ((không tự ngạo về sự thanh khiết nên hoa sen đạp dưới chân mà không đội trên đầu). 7 bước đi là tượng trưng vượt thoát không gian và thời gian (Ẩn ý Không gian có 4 Đông, Tây, Nam, Bắc. thời gian có 3 Quá khứ, hiện tại, vị lai. Nghĩa là thoát khỏi vũ trụ, thoát khỏi ràng buộc của Tam giới: Dục, Sắc, Vô Sắc).- Nghĩa là gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

vấn đề 3: Về Niềm Tin.
VQ trả lời: Về Niềm Tin và sự Tán thán Như Lai. Đức Phật cũng từng nói: "Kẻ phàm phu Tin Ngưỡng và tán thán Giới Hạnh của Như Lai. Trong khi đó người có trí Tin tưởng và tán thán Trí Tuệ của Như Lai".

Cũng như vậy Ở đây :

Ngài Doccoden TIN TƯỞNG VÀ TÁN THÁN wikipedia.org
Trong khi đó:
VQ TIN TƯỞNG VÀ TÁN THÁN 4 PHÁP ẤN mà Đức Phật dạy.


Đó là do duyên của mỗi người thôi ạ. Miễn sao tìm được Chân Lý là tốt.

(còn 1 số câu kỳ sau sẽ đáp ạ)
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trả lời Ngài Doccoden- Các vấn đề còn lại.

Từ đó có thể thấy, không chỉ kinh Phật đại thừa mà ngay cả kinh Phật nguyên thuỷ cũng không phải do Phật thuyết. Tôi hoàn toàn đồng ý với phần đầu bài viết trong wiki:

Phật giáo Nguyên thủy,[1] hay còn gọi là Phật giáo Sơ kỳ,[2][3] Phật giáo sớm nhất,[4][5], và Phật giáo gốc,[6] là Phật giáo theo lý thuyết đã tồn tại trước khi các tông phái Phật giáo ra đời.[web 1]

Nội dung và giáo lý của Phật giáo tiền giáo phái này phải được suy luận hay tái dựng lại từ các văn bản Phật học sơ kỳ, mà bản thân các văn bản này đã có tính chất giáo phái.

Kinh điển Phật giáo chỉ được ghi chép thành văn bản từ Hội nghị kết tập lần thứ ba, do vậy, các giáo lý Phật giáo Nguyên thủy chỉ được truyền miệng và ghi nhớ qua đọc tụng. Sau này, khi Phật giáo đã phân chia thành bộ, phái thì việc ghi chép kinh diển mới bắt đầu và do đó nhiều khả năng việc ghi chép bị ảnh hưởng của tư tưởng riêng của bộ phái mình. Điều này dẫn tới việc có những khác biệt nhất định về số lượng và nội dung kinh giữa Nikàya (của Thượng tọa bộ Phật giáo) và A-hàm (của Đại thừa Phật giáo).

Tất nhiên là ngài Viên Quang cũng như nhiều phật tử luôn vững tin rằng kinh phật đều do Đức Phật thuyết chứ không thể là nguỵ tạo được, vì trong kinh có ghi rõ vậy mà. Điều đó tốt thôi. Tôi chỉ muốn nói thêm để chúng ta hiểu rõ về nhau hơn.

* Đối với các vấn đề này. VQ có ý kiến như sau:

+ Ngài Doccoden TIN TƯỞNG VÀ TÁN THÁN wikipedia.org
Trong khi đó:
+ VQ TIN TƯỞNG VÀ TÁN THÁN 4 PHÁP ẤN mà Đức Phật dạy.

Do vậy. Khi thảo luận, không thể nào tìm được sự đồng bộ.- Vì khác Niềm Tin.

Theo VQ nhận xét:

+ Ngài Doccoden thiên hướng về chiều rộng khi học Phật.

Trong khi đó:

+ VQ thiên hướng về chiều sâu khi học Phật.

- Thế nào là thiên hướng về chiều rộng ?

Nghĩa là học rộng, hiểu nhiều trên mặt Ý THỨC. Ý Thức biểu hiện ra 4 trạng thái: 1. Ngôn ngữ, 2 Văn tự, 3 Suy nghĩ, 4 phân biệt.
Bằng chứng là Bạn Doccoden đặc biệt lưu tâm đến những khảo cứu của wikipedia và lấy lịch sử văn tự làm nền tảng cho sở học của mình.

- Thế nào là thiên hướng về chiều sâu ?

Đó là y theo Tứ Y Pháp mà Phật dạy.- Y TRÍ BẤT Y THỨC. Nghĩa là không chấp chặc vào Thức Tâm Phân biệt, phải tu duy Thiền Quán khi học Pháp. không đặc nặng: 1. Ngôn ngữ, 2 Văn tự, 3 Suy nghĩ, 4 phân biệt. Vì biết rằng:

" Tất cả pháp đều y Vọng niệm nên có sự sai khác, nếu rời Vọng niệm tức khắc không còn tướng sai biệt. Thế nên tất cả pháp từ xưa nay đều rời tướng ngôn thuyết, rời tướng văn tự, rời tướng tâm duyên,..."
(trích Chân Như lý)

Để thực hành việc này. Cụ thể là: Có rất nhiều cách để thể hiện Chân Lý ( mà không cần đến Ngôn Ngữ Văn Tự). Đức Phật và những bậc hiền Thánh từng dùng:

Thí dụ:

+ “Ý tại ngôn ngoại” là ý ở ngoài lời, là nói ít gợi hiểu nhiều.- Phông nền lễ Phật đản đã nói ở trên, là điển hình Ý tại ngôn ngoại.
+ Ngụ Ngôn.- Như Kinh Bách dụ, Phật nói cái này để ta tự hiểu cái kia.
+ Làm một hành động Vi Diệu, đủ duyên người học sẽ hiểu.- Như Tích "Thích Ca niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu".
+ hoặc nín thinh.- Đức Phật có nhiều lần đã im lặng trước những câu hỏi. Sự im lặng của Ngài cũng đã là một cách trả lời .
v.v... và v.v...

Nói chung thể hiện Chân Lý và tiếp cận chân lý có rất nhiều cách mà ngôn ngữ, văn tự chỉ là một trong vô số cách thức trước đây Đức Phật đã dùng.- Đại Thừa PG thường dùng cách phi ngôn ngữ- văn tự này, và cũng truyền thừa Chánh Pháp Phật (phần lớn) theo cách này . Ví dụ câu nói: TRUYỀN RIÊNG NGOÀI GIÁO. CHỈ THẲNG CHÂN TÂM, THẤY TÁNH THÀNH PHẬT.

Vì thế.- người học Phật. Ngoài sự học hiểu về chiều rộng, thì còn cần có chiều sâu. Cần học kinh có chữ, mà cũng cần học Kinh Vô Tự.

Như bài thơ:

"Kinh văn đọc đến nghìn lời,
Mà trông hư ảo như gần, như xa.
Thạch Đầu tìm đến hiểu ra,
Chân Kinh- Thật Nghĩa chẳng qua KHÔNG LỜI" ((Vô tự Chân kinh)
(Nguyễn Du)

Ở đây, nếu chúng ta chỉ chuyên về sở trường của mình, mà không thông cảm cho chuyện biệt của đối tác thì khó mà đồng bộ với nhau được.

kính mong Ngài Doccoden chịu khó lưu tâm, để chúng ta sẽ dể dàng trao đổi với nhau hơn.

Kính.
 
Last edited:

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
hà hà [smile]

suy nghĩ của bạn VV làm tui hơi sợ sợ [smile]

- trăm loại hoa như TRĂM LOẠI PHẬT khác nhau ... mà mỗi hồi CHƯ PHẬT DỰ PHÁP HỘI --> thì lại là CHƯ PHẬT ĐẠI CHIẾN [smile] ... --> gây ra 1 CÁI BỂ KHỔ to đùng vậy [smile]

- TRĂM HOA NỞ ĐẸP ... TU CHỨNG HẾT mà ... tu cái gì mà sao lại NGUY HIỂM QUÁ CHỪNG [smile]

KLL

Hihi khuclunglinh ơi, bạn vẫn khỏe chứ?
Có phải bạn và tôi đã làm ảnh hưởng đến thầy VQ và DCD rồi không? Khi không mời, mà vẫn ở đây nói nhăng nói cuội... Hihihi
Hoa có trăm, ngàn loài....
Chim có trăm, ngàn giống...
Người cũng có trăm, ngàn loại người...
Đúng là đáng sợ thật khi bạn thấy như vậy... :eek::eek::eek:
Phật pháp vô biên... Sao chỉ chấp vào chứ pháp? Chỉ chấp vào tướng?
Niên Đăng Cổ Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, và Di Lặc Phật... Thì Nguyện và Thành Phật quả, có lẽ sẽ khác nhau, nhưng vẫn là Phật.
Hoa khác mùa, khác mùi, khác mùa sắc... Nhưng mà vẫn là Hoa mà.
Chim biết bay ( nhưng mà có một số thuộc họ chim mà không bay được ví dụ chim cánh cụt, chim đà điểu...), nhưng mà giọng hót lại khác nhau, nhưng mà chim vẫn là chim.
Người, có người xấu, người đẹp, người thẳng thắn, người nhu nhược, nhưng mà họ vẫn là người.
Điều tôi muốn nói đến cũng rất đơn giản thôi, con đường chứng A La Hán, chứng Phật quả, sẽ có khác nhau, nhưng mà đều là bậc Thức Tỉnh( theo ngôn ngữ chợ búa của tôi), đương nhiên tôi chẳng là gì cả, chỉ là một người muốn quay về, vì bước chân đã quá mỏi, thân xác đã quá mệt, chỉ muốn quay về. Mắt tôi cũng đã mờ đi, đôi khi chẳng thấy được đúng sai nữa rồi, người đúng cũng là tôi, người sai cũng là tôi, người ác cũng là tôi, người tốt cũng là tôi. Tôi đang cố gắng chấp nhận sự thật đó... Hihi lại luyên thuyên rồi, thôi dừng ở đây vậy, ý ở trong lời, lời có nói mãi vẫn là lời dư thừa.... Haha
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính bạn VV một ly trà [smile]:

** khi chúng ta đang nói tới SỰ TỈNH THỨC trong từng pháp ... chữ "PHẬT" trong từng pháp .. sao lại làm phiền thầy VQ được ? [smile]

hồi nhỏ, từ lúc được dẫn dắt tới trường ... theo thầy theo cô .. học chữ Việt, học câu thơ Việt .. học làm văn .. học đủ loại NHỮNG BỘ NHÂN DUYÊN:

- Cái này có --> cái kia có ... nên mới có những nỗ lực cố gắng của những con người kết hợp nhân duyên .. làm nên tất cả mọi sự việc, con người vật chất và tinh thần ... --> CÁC PHÁP DUYÊN SINH [smile]

đo đó, con đường học hỏi phát triển CÁI THẤY, CÁI NGHE .. CÁI NHÌN .. CÁI HIỂU BIẾT TRI THỨC đều không ngoài sự kết hợp của những nhân duyên đó [smile]

nhưng khi lớn lên rồi .. càng lớn lên .. thì chúng ta lại càng THẤM THÍA CÁI NỖI ĐAU của - THÀNH TRỤ - HOẠI DIỆT, của THĂNG - TRẦM, của PHONG - BA .. của TỬ SINH ... khi những bộ nhân duyên do "cái thấy cái nghe của NHÂN TRẦN, của TRẦN NHÂN" làm nên bị tác động không còn giữ được nữa .. nên nói đúng ra là có thể thấy có thê nghe:

- NHÌN ĐÂU cũng cùng 1 SỰ HOẠI DIỆT .. MỘT BỂ KHỔ ... cũng vì vậy ... mà người ta mới tìm tới tôn giáo ...

ở trong tôn giáo, người ta học được CÁI NHÌN MỚI, CÁI NGHE MỚI .. tách biệt ra khỏi những "CÁI THẤY NHÂN TRẦN, CÁI NGHE TRẦN NHÂN" của họ ... để cho họ HY VỌNG ... LỐI THOÁT ... AN ỦI .. vv.

PHẬT pháp: tui nghĩ là tui bắt đầu học phật pháp .. con đường trải nghiệm này mới đầu chỉ là 1 sự hiếu kỳ về những tên gọi, những pháp danh, danh từ, câu văn .. lời kinh chắp nhặt .. nhưng càng đi vào con đường này ..

tui càng nhận ra .. đó là con đường ... SỰ TỈNH THỨC --> đã được CÀI ĐẶT TRONG TỪNG PHÁP ... đó là sự cài đặt cái TÁNH THẤY bất giảm bất tăng, bất cầu bất tịnh ... vào trong từng pháp ...

Tri huyễn --> thì huyễn diệt

Biết Vọng --> thì vọng tan


cho nên .. sự TỈNH THỨC ĐÓ ... không phải chỉ là sự tỉnh thức của "TỪNG CÁ NHÂN CÁ BIỆT" .. khác nhau .. mà đồng 1 SỰ TỈNH THỨC ...

--> TÁNH THẤY .... là cái TỈNH THỨC ở trong từng pháp ... "PHẬT" pháp bất ly thế gian pháp ... cho nên .. cái tánh thấy này cho người ta LỐI THOÁT .. GIẢI THOÁT trong từng pháp ... mỗi khi người ta thấy MỆT MỎI .. PHIỀN NÃO ... vv....

cho nên Phật Pháp thì nhiều .. nhưng.. tất cả ĐỒNG 1 VỊ --> đó là VỊ GIẢI THOÁT [smile] .. bởi vì chữ "PHẬT" nằm ở trong từng pháp [smile]


Sư lâm bệnh, tăng hỏi:

"Lại có cái chẳng bệnh chăng?"

Sư đáp: "Có."

Tăng hỏi: "Thế nào là cái chẳng bệnh?"

Sư bảo: "Ôi da! Ôi da!"

Sư lại bảo chúng: "Chụp không tìm tiếng luống nhọc tâm thần các ngươi. Mộng tỉnh, tỉnh rồi trọn không có việc gì."
- Đức Sơn Tuyên Giám

*** hà hà .. rõ ràng Đức Sơn đang BỊ BỆNH .. sao lại nói CÓ CÁI CHẲNG BỊNH ? ... đó là ổng nói tới 1 CÁI THẤY - Ở NGOÀI CÁI THẤY của 1 người bị bịnh ... 1 cái thấy tách biệt ra khỏi cái thấy của 1 NHÂN VẬT, 1 NHÂN TRẦN đang bị bịnh [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
IV. Chân Như- Bất Khả Tư Nghì (ở kinh Nguyên Thủy).

Kính các Bạn. Ở các kinh điển Nam Truyền (Tiểu Thừa PG) vẫn có "Ý tại ngôn ngoại", Bất Khả Tư Nghì- Để nói về lý Chân Như- giống như kinh điển Đại Thừa PG.

Vì sao ? Vì ngôn ngữ của con người, vốn nó nghèo nàn không đủ để tải Đạo. Nên Đức Phật phải dùng đến "Phi ngôn ngữ", dùng đến "Ý tại ngôn ngoại", phải dùng đến Ẩn dụ, phải dùng đến "Vô Ngôn" để chuyển tải Chân Lý.

1/. Đức Phật bác Thường kiến (của Ngoại Đạo).- Nhưng vẫn nói Thường Trụ (Lý Chân Như).

a). Ở Kinh Phạm Võng. Phật phân tích: "Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường trú....".

Và Phật chỉ ra.- Đây là do:
" là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối. ".- Đức Phật bát bỏ kiến chấp này, và cho đó là một cực đoan sai lầm. Vì Chúng sanh và Thế giới bị luật vô thường chi phối. Không có Thường Trụ vĩnh viễn

b). Nhưng ở Kinh Bách Dụ ( một bộ kinh trong Đại Tạng ) mang Ẩn Ý "Thường Trụ- Chân Như). Như sau:

TÔI NGHE NHƯ VẦY:

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại Vườn trúc Thước Phong gần thành Vương Xá, cùng với các vị đại Bhikṣu, chư đại Bồ-tát, và thiên long bát bộ; tổng cộng là 36.000 vị.

Khi ấy trong chúng hội có 500 Phạm Chí từ các trường học khác nhau, họ từ chỗ ngồi đứng dậy và hỏi Đức Phật rằng:

"Chúng tôi nghe là Phật Đạo rất thâm sâu và không gì có thể ngang bằng. Thế nên chúng tôi đến hỏi. Mong Ngài hãy thuyết giảng cho!"

Đức Phật bảo:

"Lành thay!"

Phạm Chí hỏi rằng:

"Vũ trụ tồn tại hay không tồn tại?"

Đức Phật bảo:

"Nó vừa tồn tại mà cũng không tồn tại."

Phạm Chí hỏi rằng:

"Nếu nó tồn tại, sao Ngài nói nó không? Nếu nó không tồn tại, sao Ngài nói nó có?"

Đức Phật bảo:

"Người sống nói là có, nhưng kẻ chết nói là không. Do đó, Ta có thể nói nó tồn tại và không tồn tại."

Phạm Chí hỏi rằng:

"Con người nhờ vào gì để sống?"

Đức Phật bảo:

"Con người nhờ vào ngũ cốc để sống."

Phạm Chí hỏi rằng:

"Ngũ cốc từ đâu sanh ra?"

Đức Phật bảo:

"Ngũ cốc sanh ra từ bốn đại: đất, nước, gió, lửa."

Phạm Chí hỏi rằng:

"Bốn đại từ đâu sanh ra?"

Đức Phật bảo:

"Bốn đại sanh ra từ không."

Phạm Chí hỏi rằng:

"Không từ đâu sanh ra?"

Đức Phật bảo:

"Không sanh ra từ không chỗ có."

Phạm Chí hỏi rằng:

"Không chỗ có từ đâu sanh ra?"

Đức Phật bảo:

"Không chỗ có sanh ra từ tự nhiên."

Phạm Chí hỏi rằng:

"Tự nhiên từ đâu sanh ra?"

Đức Phật bảo:

"Tự nhiên sanh ra từ tịch diệt."

Phạm Chí hỏi rằng:

"Tịch diệt từ đâu sanh ra?"

Đức Phật bảo:

"Sao nay ông lại hỏi việc sâu xa như vậy? Tịch diệt là Pháp bất sanh bất tử."

Phạm Chí hỏi rằng:

"Đức Phật đã đắc tịch diệt chưa?"

Đức Phật bảo:

"Ta vẫn chưa đạt đến tịch diệt."

"Nếu Ngài vẫn chưa đạt đến tịch diệt, thế thì làm sao Ngài biết được tịch diệt là thường lạc?"

Đức Phật hỏi rằng:

"Bây giờ Ta hỏi ông, chúng sanh ở thế gian là khổ hay vui?"

Phạm Chí đáp rằng:

"Chúng sanh rất khổ."

Đức Phật hỏi rằng:

"Làm sao ông biết họ khổ?"

Phạm Chí đáp rằng:

"Khi chúng sanh chết, tôi thấy họ chịu thống khổ khôn xiết. Do đó, tôi biết chết là khổ."

Đức Phật bảo:

"Tuy bây giờ ông chưa chết, nhưng ông cũng biết chết là khổ. Tương tự như vậy, vì Ta thấy mười phương chư Phật đều bất sanh bất tử, cho nên Ta biết tịch diệt là thường lạc."

Ngay lúc ấy, 500 vị Phạm Chí được tâm khai ý giải và xin thọ trì Năm Giới. Sau đó họ đều đắc Quả Nhập Lưu.

(hết trích)

Kính các Bạn:

+ Ngoại Đạo hỏi Phật vòng vo.- Ý muốn chỉ rằng: CON NGƯỜI DO PHẠM THIÊN SANH.

+ Đức Phật chỉ ra Chân lý ẩn trong lời đáp (ý tại ngôn ngoại- chỗ vô ngôn):

Phạm Chí hỏi rằng:

"Tự nhiên từ đâu sanh ra?"

Đức Phật bảo:

"Tự nhiên sanh ra từ tịch diệt."

Phạm Chí hỏi rằng:

"Tịch diệt từ đâu sanh ra?"

Đức Phật bảo:

"Sao nay ông lại hỏi việc sâu xa như vậy? Tịch diệt là Pháp bất sanh bất tử."

Kính các Bạn:

* Tịch diệt - bất sanh bất tử. Mà tùng nơi đó con người và vạn vật hiện hữu - Chính là THƯỜNG TRỤ LÀ CHÂN NHƯ ĐÓ.

* Chỗ khác nhau giữa Lý Thường Trụ Chân Như của PG Và Chấp Thường Kiến của Ngoại Đạo là :

+ Ngoại Đạo do: " kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối. " (nghĩa là thấy bằng Thức) . Nên họ thấy Ngã và Thế Giới Thường tại do Phạm Thiên Thường tại sanh.

+ Phật Đạo do thấy Chân Lý Tịch Diệt Vô Sanh (nghĩa là thấy bằng Trí qua thiền định).- Nên biết các Pháp Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thường trụ nhưng không do ai (Phạm Thiên) sanh ra cả.

Tóm lại:

* Đức THƯỜNG của Lý Chân Như là VÔ SANH. Khác với THƯỜNG KIẾN của Ngoại Đạo do PHẠM THIÊN SANH.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
IV. Chân Như- Bất Khả Tư Nghì (ở kinh Nguyên Thủy).(tt)

2/. Đức Phật bác Đoạn kiến (của Ngoại Đạo).- Nhưng vẫn nói Lý Vô Ngã.

Ở Kinh Phạm Võng. Đức Phật đã bác Đoạn kiến của Ngoại Đạo.

+ Thế nào là Đoạn Kiến của Ngoại Đạo ?
- Cho rằng Chết là mất hẳn, không có tái sanh, không còn gì hết.- Đó là Đoạn Kiến của Ngoại Đạo.

+ Thế nào là Lý Vô Ngã của Tiểu Thừa PG ?

a). Kinh Vô Ngã Tướng.(TƯƠNG ƯNG BỘ KINH (22. 2. 1.Anattalakkhaṇasuttaṃ)

- Phật dạy: Này các Tỉ-khâu,

1. phàm SẮC gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.

2. Phàm THỌ gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thọ cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.

3. Phàm TƯỞNG gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả tưởng cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.

4. Phàm các HÀNH gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả các hành cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.

5. Phàm THỨC gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi."
(hết trích)

#. SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC "đều không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi." .- Đó là Lý Vô Ngã của Tiểu Thừa PG.

#. SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC "đều không phải là Ngã. Cũng có nghĩa là: SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC "đều không được TÁI SANH.

#. Vậy phải chăng: Phật Giáo Tiểu Thừa dạy Pháp Đoạn Kiến (chết là hết.- không có tái sanh) như Ngọai Đạo ?

#. Vậy phải chăng: Nếu có Tái Sanh thì còn một cái gì đó ngoài SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC (5 UẨN) ?

# Phải chăng: Phía sau của Vô Ngã còn cái không dùng ngôn ngữ thông thường để nói được (Chân Như - Vô Ngôn) ?
(còn tiếp)
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
IV. Chân Như- Bất Khả Tư Nghì (ở kinh Nguyên Thủy).(tt)

2/. Đức Phật bác Đoạn kiến (của Ngoại Đạo).- Nhưng vẫn nói Lý Vô Ngã. (tt)

b). Kinh Majjhima Nikaya, Trung A Hàm :

Có ghi lại giai thoại lý thú sau đây:

"Một vị đạo sĩ du phương hành khất tên Vacchagotta đến yết kiến Đức Phật và hỏi: "Này Đạo Sĩ Cồ Đàm, một vị tỳ khưu đã giải thoát sẽ tái sanh đi đâu?" Lẽ dĩ nhiên vị đạo sĩ muốn ám chỉ người đã đắc Quả A La Hán.
"Này Vaccha, nói rằng người ấy tái sanh thì không đúng.
- Vậy người ấy không tái sanh?
- Nói rằng người ấy không tái sanh thì không đúng.
- Này Đạo sĩ Cồ Đàm, vậy người ấy vừa tái sanh vừa không tái sanh?
- Nói rằng người ấy vừa tái sanh vừa không tái sanh là không đúng.
- Vậy người ấy không tái sanh mà cũng không tái sanh?
- Này Vaccha, nói người ấy không tái sanh mà cũng không không tái sanh cũng không đúng."
Trước những câu giải đáp thoáng nghe hình như không vững ấy, Vaccha lấy làm bối rối và trong tâm trạng mập mờ ấy, vị đạo sĩ du khất than:
"Này Đạo sĩ Cồ Đàm, quả thật tôi hết biết gì nữa vấn đề này, và thấy càng rối trí!
"Đủ rồi, Vaccha, không nên rối trí và không biết gì nữa. Này Vaccha, giáo lý này thật uyên thâm, bí hiểm, và khó hiểu, tốt đẹp, thật tốt đẹp và không thể thấu hiểu bằng cách luận lý suông, tế nhị và chỉ có bậc thiện trí mới thấu đạt. Đây là một giáo lý mà Vaccha khó lãnh hội vì Vaccha trưởng thành trong một giáo phái khác, trong niềm tin khác, trong tín ngưỡng khác, trong kỷ cương khác và ngồi dưới chân một đạo sư khác.
"Do đó, hỡi Vaccha, Như Lai sẽ nêu lên đây những câu hỏi và Vaccha hãy giải đáp theo ý mình. Này Vaccha, nếu có lửa đang cháy trước mặt, Vaccha có ý thức rằng lửa đang cháy trước mặt mình không?
- Nếu lửa cháy trước mặt tôi, tôi sẽ ý thức được rằng lửa đang cháy trước mặt tôi.
- Nếu có người hỏi do đâu lửa cháy thì Vaccha giải đáp thế nào?
- Tôi sẽ đáp rằng do nhiên liệu, cỏ và cây khô mà lửa cháy trước mặt tôi.
- Nếu lửa trước mặt Vaccha tắt, Vaccha có ý thức rằng lửa trước mặt Vaccha tắt không?
- Nếu lửa trước mặt tôi tắt, tôi sẽ ý thức rằng lửa trước mặt tôi tắt.
- Nếu có người hỏi ngọn lửa tắt rồi đi về ngã nào? Hướng Đông hay hướng Tây, Nam hay Bắc? Vaccha sẽ giải đáp thế nào?
- Câu hỏi đặt như thế không đúng, hỡi Sa Môn Cồ Đàm, bởi vì lửa cháy do nhiên liệu, cỏ và cây khô. Khi nhiên liệu hết, không còn nhiên liệu nữa, không còn gì nuôi ngọn lửa nữa, ta nói rằng ngọn lửa tắt.
- Cũng đúng như vậy, tất cả những hình thể (sắc), cảm giác (thọ), tri giác (tưởng), sinh hoạt tinh thần (hành), và thức đã bị dứt bỏ, diệt tận gốc rễ, giống như ta bứng gốc một cây kè và không còn gì có thể đâm chồi lên nữa, tắt hẳn.
Vị Thánh Nhân, này Vaccha, đã vứt bỏ được cái gọi là thân ngũ uẩn này, thật cao siêu, không thể đo lường được, mênh mông như đại hải. Nói rằng vị ấy tái sanh là không đúng. Nói rằng vị ấy không tái sanh cũng không đúng, mà nói rằng vị ấy không tái sanh cũng không không tái sanh cũng không đúng."
Ta không thể nói rằng vị A La Hán tái sanh, vì mọi khát vọng tạo điều kiện cho sự tái sanh đều bị tận diệt. Ta cũng không thể nói rằng vị A La Hán tan biến, mất tiêu, trở thành hư vô, không còn gì hết, vì không có cái gì để tiêu mất, trở thành hư vô.

(hết trích)

Kính các Bạn: Giáo lý này thật uyên thâm, bí hiểm, và khó hiểu, tốt đẹp, thật tốt đẹp và không thể thấu hiểu bằng cách luận lý suông, tế nhị và chỉ có bậc thiện trí mới thấu đạt. - Đấy chính là Giáo Lý Chân Như- Vô Ngôn mà Đại Thừa PG muốn dạy bảo này đó.

Với thí dụ ngọn lửa cháy nêu trên. Đức Phật đã chỉ ra rằng:

* Ngọn lửa được thấy chỉ là Huyễn sanh vì có đủ các nhân duyên thì thấy là SANH. - Huyễn Sanh trong hiện tượng hư ảo.

Khi ngọn lửa không còn các duyên để sanh nữa. Thì không phải lửa DIỆT, mà nó .- Ẩn tàng trong bản thể Chân Như Vô Sanh Diệt.

* Cũng như vậy:


Con người khi còn duyên nghiệp hữu vi, thì thấy có 5 Uẩn. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức (5 uẩn) . Ví như củi còn, thì còn thấy Huyễn hiện Ngã Tướng (5 Uẩn). Khi tu hành đến lúc hóa giải hết nghiệp duyên, thì không còn thấy 5 Uẩn. Lúc đó 5 Uẩn ẩn tàng trong Bản Thể Chân Như - Vô Sanh Diệt.

Bởi vậy nên tóm lại là:

ĐỨC PHẬT KHÔNG NÓI PHÁP ĐOẠN DIỆT .

Mặc dù Phật nói Pháp Vô Ngã.- Nhưng đằng sau Vô Ngã là Chân Như.
 
Last edited:

Tôi là ai ?

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2020
Bài viết
19
Điểm tương tác
15
Điểm
3
Ôi ! Đi ngang đây thấy hay quá nên ghé vào xem... mà ngài Viênquang6 này có vẻ không giống ngài viênquang6 trước kia thì phải... ngài viênquang6 trước kia ít " nói " hơn, như là 1 người khác... không lẽ nào là ... ?

Hahaha... 2 vị bàn luận thật tuyệt vời, trí tuệ rộng lớn, mỗi người 1 phong cách. Tôi thấy ngài doccoden thì chuyên " suy từ cái toàn thể để đi vào cái chi tiết ", còn ngài viênquang6 thì lại " suy từ cái chi tiết để đi ra cái toàn thể " ... 2 vị bổ sung cho nhau thật tuyệt vời giúp người đọc hiểu được nhiều mặt của 1 vấn đề...

Đúng như ngài viênquang6 nói, ngài có chiều sâu, còn ngài doccoden có chiều rộng... 1 sự bổ sung cho nhau rất tài tình... ấy là bởi ngài viênquang6 là "chuyên tu", còn ngài doccoden chỉ là " nghiên cứu " mà thôi...

Hihihi... nhiều chuyện nên góp vài lời
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính cảm ơn ĐH Tôi là ai ? đã vào xem và khuyến tấn.

Rất mong ĐH thường ghé thăm.

Chúc ĐH an lạc từng bước chân.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Chân Như là PHÁP HÀNH. (tiếp theo và hết).

Kính các Bạn Chân Như là PHÁP HÀNH (có 3 giai đoạn: nghe, tư duy, thực hành), mà không phải để học cho biết.- Vì nếu không thực hành không không thể nào thể nhập được Chân Như.- Đơn giản vì Chân Như không nằm trên bình diện Ý THỨC.

Điều đó được Đức Phật dạy qua Danh Hiệu NHƯ LAI và tiêu ký khởi đầu các kinh là NHƯ THỊ.

Tiếp đó Tổ Mã Minh khai thị trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Như sau:

"Tâm Chân như tức Bản thể Nhất pháp giới đại tổng tướng gọi là Tâm tính bất sinh bất diệt. Tất cả pháp đều y Vọng niệm nên có sự sai khác, nếu rời Vọng niệm tức khắc không còn tướng sai biệt. Thế nên tất cả pháp từ xưa nay đều rời tướng ngôn thuyết, rời tướng văn tự, rời tướng tâm duyên, tuyệt đối bình đẳng không bao giờ biến dị, cũng không thể phá hoại, duy Nhất tâm vì thế gọi là Chân Như. Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật, tùy theo Vọng niệm nên thật sự là Bất khả đắc. Dù gọi Chân như nhưng Chân như không có tướng. Đây là chỗ cùng cực của ngôn thuyết, dùng ngôn ngữ phủ định ngôn ngữ. Tuy nhiên Bản thể Chân như tuyệt đối không thể phủ định, bởi vì tất cả các pháp đều là Chân, cũng không thể thành lập bởi vì tất cả các pháp đều là Như. Vì thế nên gọi Chân như. Nên biết tất cả chư pháp không thể nói, không thể suy nghĩ, vì tất cả pháp đều là Chân như."
(Tổ Mã Minh - Đại thừa khởi tín luận)

Sau đây chúng ta sẽ duyệt lại từng khái niệm mà Phật và Tổ Mã Minh đã dạy để thay lời kết.

1/. Như Lai: Phật từ Thể NHƯ mà đến- Đến lại về Như- nên gọi là Như Lai.

2/. Pháp: Từ NHƯ mà THỊ. Đương ở thể thì gọi là Như, Nhưng để chỉ bày thì gọi là THỊ.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Chân Như là PHÁP HÀNH. (tiếp theo và hết).

3/.
Tâm Chân như tức Bản thể. Nhất pháp giới đại tổng tướng gọi là Tâm tính bất sinh bất diệt.

* Ý là: TÂM có 2 phần Bản Thể và Hiện Tượng.

a). Hiện Tượng: thì muôn vàn sai khác tùy duyên huyễn hiện. Ví như sóng, mòi, bọt, bóng trên mặt biển do duyên gió mà có sai khác.

b). Bản Thể: Là ví nước biển khi hết duyên gió thổi, thì là "Nước" là bất biến trường tồn.

3b . Nhất pháp giới đại tổng tướng-.

+ Nhất Pháp Giới. Ý là cả Vũ Trụ này đều từ Tâm này mà hiện, và tất cả chỉ một tâm này không có cái khác.- Gọi là Nhất Chân Như. Kinh hoa Nghiêm nói:
"Nhất thiết duy tâm tạo" là ý này.

+ Tổng Tướng tức là Tướng chung của các Pháp, Đó là Tướng KHÔNG.

+ Kinh Bát Nhã, Phật dạy :"Tướng Thật của các Pháp là Nhất Tướng, là "KHÔNG". Vì sao ?

+ Vì tất cả các Pháp đều do duyên hợp mới có ra (Tánh không). Nên là "KHÔNG".

(Tâm Chân như tức Bản thể. Nhất pháp giới đại tổng tướng gọi là )

3c. Tâm tính bất sinh bất diệt.


Tâm Chân Như này là Đại Tổng tướng "KHÔNG" nên không sanh diệt.

+ Bởi vì KHÔNG thì cái gì sanh ra Không ?
+ Bởi vì KHÔNG thì cái gì Diệt mất Không ?

"KHÔNG" là không thể Sanh, Không thể Diệt. Nên gọi là :

Tâm tính bất sinh bất diệt.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Chân Như là PHÁP HÀNH. ( tt).

4/. Tất cả pháp đều y Vọng niệm nên có sự sai khác, nếu rời Vọng niệm tức khắc không còn tướng sai biệt.

4a /.
Thế nào là Tất cả pháp ?
+ Là tất cả những gì chúng ta có thể khái niệm, thấy , nghe, hay, biết được trên thế gian. Theo Duy Thức thì có 100 Pháp. gồm:
Tất cả pháp lược gồm có 5 loại:

1. Tâm pháp (Pháp tối thắng)
2. Tâm sở hữu pháp (Tương ưng với tâm pháp)
3. Sắc pháp (Pháp sở hiện ảnh)
4. Tâm bất tương ưng hành pháp (Tam vị sai biệt)
5. Vô vi pháp (Tứ sở hiển hiện)
Nghĩa:

Thứ nhất, pháp tối thắng: Tâm pháp
Thứ hai, tương ưng với tâm pháp (thứ nhất)
Thứ ba, pháp sở hiện ảnh (hai pháp trước)
Thứ tư, tam vị sai biệt (ba pháp trên)
Thứ năm, pháp sở hiển thị (bốn pháp trên)
Các pháp thứ lớp như thế.
(xem thêm Bách Pháp Minh Môn Luận).
Tất cá các pháp đó đều y Vọng niệm nên có sự sai khác.

4b). Thế nào là Vọng niệm nên sai khác ?

Ở Tâm Chân Như Bản Thể có 2 đặc Tính: + a. TỊCH - Tức là Chơn. và + b. Chiếu tức là Vọng.
Ngài Hiền Thủ nói: “Chân Như" có 2 nghĩa là bất biến và tùy duyên. Theo nghĩa TÙY DUYÊN thì nó biến hiện tạo ra tất cả pháp. Tuy biến tạo mà vẫn bảo tồn cái thể chân như BẤT BIẾN".-
Là ý này.

+ a. Chơn: Thì là Nhất Chân (mà VQ thường gọi là Nhất Nguyên). Tức là Tâm khi ở Bản Thể. Khi ở Bản Thể thì chỉ là KHÔNG TỊCH.- Nên không có phân biệt sai khác.

+ b. Vọng: Khi có vọng NIỆM Khởi lên. mà bám chấp lấy NIỆM khởi đó (lúc đó VQ gọi là Nhị Nguyên), thì tất cả Pháp liền do vọng Niệm mà có sai khác.

4c). Nếu rời Vọng niệm tức khắc không còn tướng sai biệt.

Tất cả các pháp vốn không khác nhau. Như trên Tổ chi cho ta thấy: chỉ do vọng niệm nên (chúng ta thấy) sai khác. Do vậy nếu (chúng ta) rời bỏ vọng Niệm thì tức khắc không còn tướng sai biệt.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Chân Như là PHÁP HÀNH. ( tt).

5/. Thế nên tất cả pháp từ xưa nay đều rời tướng ngôn thuyết, rời tướng văn tự, rời tướng tâm duyên,

+ Như trên đã nói: Tất cả Pháp Thật tế đều là "Như TÂM" mà không phải "Vọng NIỆM" . Chỉ do vô minh mà chúng sanh nhận vọng niệm, mà quên mất Như Tâm.

+ Vọng Niệm hiện hành qua 6 Thức:

Nhãn thức
Tức là cái ta thấy (nhìn), cái ta biết nhờ vào việc “mắt thấy”.

Nhĩ thức
Tức là cái ta nghe thấy, cái ta biết nhờ vào việc “tai nghe”.

Tỷ thức (cũng có nơi đọc là tị thức)
Tức là cái ta ngửi, cái ta biết sinh ra khi mũi tiếp xúc với mùi hương.

Thiệt thức
Tức là cái ta nếm, sinh ra khi lưỡi tiếp xúc với thức ăn, nước uống (vị giác).

Thân thức
Tức là cảm xúc – cảm giác sinh ra khi thân thể tiếp xúc với mọi vật.

Năm thức kể trên chỉ thuần túy là những “cảm giác”, chúng không có khả năng phán đoán, ước lượng. Hay nói theo Đức Phật thì 5 thức này là 5 thức “không có suy nghĩ”. Nói một cách dễ hiểu, bản thân các thức này được gọi tên và đại diện cho chính chúng chứ không có khả năng phân biệt hay đánh giá.

Ý thức
là tâm thức thứ sáu tồn tại trong một con người, hình thành khi ta tiếp xúc với một đối tượng nhận thức nào đó. “Ý thức” có căn là “ý” và “đối tượng” là “các pháp” – tất cả những sự vật, sự việc, hiện tượng ta cảm giác được hoặc chỉ có trong tâm thức (tưởng tượng) của ta.

* 5 Thức trên có khuynh hướng hội tụ với Ý Thức để sanh tác dụng. Gọi là Ngũ câu Ý Thức.- Lấy Ý Thức làm chủ.

* Ý Thức có 4 Năng Lực nổi bậc: 1. Tạo thành ra ngôn ngữ. 2. Tạo thành ra Văn Tự. 3. Tạo ra suy nghĩ. 4. Tạo ra sự phân biệt.


+ Do vậy Tổ dạy: tất cả pháp từ xưa nay đều rời tướng ngôn thuyết, rời tướng văn tự, rời tướng tâm duyên.

Đó là dạy :

Chỗ cội nguồn Bản Thể của các Pháp là Chân Như, Chỗ chi nhánh hiện tượng của các Pháp là Vọng Niệm.

Bản chất Chân Như Bản thể: Là rời tướng ngôn thuyết, rời tướng văn tự, rời tướng tâm duyên.

Cũng có nghĩa là: Những gì có dáng vấp tướng ngôn thuyết, tướng văn tự, tướng tâm duyên. Vậy là đã xa lìa Chân Như rồi.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Chân Như là PHÁP HÀNH. (tt)

6/. Tuyệt đối bình đẳng không bao giờ biến dị, cũng không thể phá hoại, duy Nhất tâm vì thế gọi là Chân Như.

6a+
Vì sao nói "Tuyệt đối bình đẳng " ?

- Tất cả Pháp.- Dù là Sắc hay Tâm. Nếu đã do nhân duyên hòa hợp mà có thì đều Bình Đẳng. Một sự Bình đẳng bởi cấu tạo của Nhân Duyên , Sự cấu tạo này, thuật Ngữ gọi là Tánh Không.- Nghĩa là Bình Đẳng tất cả không có tự tánh- Mà Kinh Luận gọi là BÌNH ĐẲNG TÁNH KHÔNG.

6b+ không bao giờ biến dị,

- Cái tính Bình đẳng này nó "Tuyệt đối bình đẳng " không có pháp nào ngoại lệ, cũng không thể có sự thay đổi. Nên nói là không bao giờ biến dị.

6c+ Cũng không thể phá hoại.


- Vì các Pháp Tánh Không, nghĩa là Không có tự Tánh. Nên không làm sao phá hoại nó được. Lẻ đơn giản là nếu có tự tánh thì phá tự tánh nó sẽ biến dị ra cái khác. Còn đã không tự tánh, thì dù biến ra cái gì thì cũng là không tự tánh. Vì vậy nên nói: BÌNH ĐẲNG TÁNH KHÔNG .- Không thể phá hoại.

6d+ Duy Nhất tâm vì thế gọi là Chân Như.

+ Duy Nhất Tâm ở đây là tóm lượt với phần đã nói ở trên.- Tức là TÂM và NIỆM.
- Nghĩa là:
* Dù là Tâm Chân Như Bất sanh diệt.
* Dù là Vọng Niệm Sanh diệt.

Tất cả cũng chỉ là một Tâm. chúng Bất Phân Ly. - Ví như Sóng biển và nước biển, tuy hiện tượng sai khác nhưng bản chất vẫn là một- Ở ý này phần giải thích Chân Như và Sanh diệt, có nói:
" Do y vào thể Nhất tâm phát sinh 2 môn: Tâm chân như và Tâm sinh diệt. Môn nào cũng có khả năng tổng nhiếp tất cả nhiễm và tịnh pháp. Vì sao? Tuy chia 2 nhưng thật sự luôn ở trong tư thế bất tương ly không bao giờ biệt lập. ".
(hết trích)

Do những ý nghĩa trên mà gọi là CHÂN NHƯ.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên