‘không phải là hai, cũng không phải là một’- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo.

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Kính thưa Ngài Doccoden và Đại chúng.

+ VQ chỉ là người đang tu học, chưa phải là người chứng đắc.

+ Ngài Doccoden thì cũng chưa nghe nói ngài đã chứng đắc .

Như vậy: Những Tư kiến của VQ và Ngài Doccoden, chỉ là những suy tưởng chưa phải là Chân Lý.

Kính Ngài ĐCĐ và Đại chúng:

Như vậy suy tưởng bâng quơ so sánh với tư tưởng bâng quơ thì lấy gì để nhận định đúng- sai ? Không có Đúng - Sai thì các Pháp Bình Đẳng. Do vậy VQ đề nghị Ngài Doccoden: Thôi đi nha !

Nhưng nếu Ngài Doccoden chấp nhận "Hý Luận" với VQ để góp vui với các Bạn thì cũng nên lắm, Vì:

1/. Chỉ là Hý luận, thì tất cả chỉ là vui. không bị mất lòng, không bị mất tình Bạn.

2/. Các ĐH có thể nhân cái sai của VQ mà né tránh, để tìm ra Chân Lý, thì VQ cũng vui mừng lắm vậy.

Đạo hữu Doccoden Ngài thấy sao ?

Nếu Ngài chấp nhận và Các Bạn cũng chấp nhận, thì xin mời

TẤT CẢ CHÚNG TA CÙNG THẢO LUẬN.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Kính ngài Viên Quang.

Khi ngài đặt ra cái chủ đề 'không phải là hai...' thì ngầm hiểu là nói đến Bất nhị, đến Chân đế 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết'. Kinh Phật đã không nói được, thì chúng ta nói được sao? Ở đây chúng ta chỉ bàn về những vấn đề phật học như bao người khác thôi. Ngài cho rằng chỉ có người chứng đắc mới nói được chân lý thì lại thiên về cảm tính lắm, phải lý tính như lời Phật khuyên trong kinh Kalama. Bởi ngoại đạo cũng có người chứng đắc, mỗi người nói một 'chân lý' khác nhau thì cái nào mới đúng là chân lý? Nếu ngài nói chỉ có đạo sư Phật giáo mới chứng đắc thật sự thì lại có tranh cãi, liên quan đến lòng tin tôn giáo.

Còn ngài nói rằng 'hý luận' là xét về góc độ Chân đế. Nhưng chúng ta là con người, đang ở trên thế gian này thì vẫn có tư duy, lời nói và lý luận đúng sai là lẽ thường tình. Những gì Phật nói cũng chỉ là hý luận cả thôi, ngài tin chúng là chân lý vì lẽ gì vậy? Trong kinh Kim Cang, Đức Phật đã nói là ngài không có thuyết pháp kia mà. Chúng ta cũng vậy thôi, đừng vì hai chữ 'hý luận' mà không được bàn luận phật pháp, vẫn biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, chánh tà...như xã hội con người từ bao đời nay. Vậy thì cứ hý luận cho cuộc đời vui tươi như lời ngài Viên Quang nói nhé :)

Giờ thì chúng ta, doccoden và các phật tử, hãy chờ nghe ngài Viên Quang thuyết pháp. Thứ tự trước sau tuỳ ý muốn của ngài, mà theo lời ngài nói ở phần trước thì có lẽ đầu tiên ngài sẽ giảng giải về Niết Bàn.

(Rất mong chờ đến lúc ngài nói về Triết lý Phật giáo, vì nó sẽ tự giải đáp nhiều thắc mắc khác)
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính ngài Viên Quang.

Khi ngài đặt ra cái chủ đề 'không phải là hai...' thì ngầm hiểu là nói đến Bất nhị, đến Chân đế 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết'. Kinh Phật đã không nói được, thì chúng ta nói được sao? Ở đây chúng ta chỉ bàn về những vấn đề phật học như bao người khác thôi. Ngài cho rằng chỉ có người chứng đắc mới nói được chân lý thì lại thiên về cảm tính lắm, phải lý tính như lời Phật khuyên trong kinh Kalama. Bởi ngoại đạo cũng có người chứng đắc, mỗi người nói một 'chân lý' khác nhau thì cái nào mới đúng là chân lý? Nếu ngài nói chỉ có đạo sư Phật giáo mới chứng đắc thật sự thì lại có tranh cãi, liên quan đến lòng tin tôn giáo.

Còn ngài nói rằng 'hý luận' là xét về góc độ Chân đế. Nhưng chúng ta là con người, đang ở trên thế gian này thì vẫn có tư duy, lời nói và lý luận đúng sai là lẽ thường tình. Những gì Phật nói cũng chỉ là hý luận cả thôi, ngài tin chúng là chân lý vì lẽ gì vậy? Trong kinh Kim Cang, Đức Phật đã nói là ngài không có thuyết pháp kia mà. Chúng ta cũng vậy thôi, đừng vì hai chữ 'hý luận' mà không được bàn luận phật pháp, vẫn biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, chánh tà...như xã hội con người từ bao đời nay. Vậy thì cứ hý luận cho cuộc đời vui tươi như lời ngài Viên Quang nói nhé :)

Giờ thì chúng ta, doccoden và các phật tử, hãy chờ nghe ngài Viên Quang thuyết pháp. Thứ tự trước sau tuỳ ý ngài, mà theo lời ngài nói ở phần trước thì có lẽ đầu tiên ngài sẽ giảng giải về Niết Bàn.

(Rất mong chờ đến lúc ngài nói về Triết lý Phật giáo, vì nó sẽ tự giải đáp nhiều thắc mắc khác)

Lời này rất phải,

Như Kinh Trung Bộ dạy, tứ chúng đồng tu có 02 việc khi tụ họp với nhau : 01 luận bàn đạo pháp; 02 là giữ sự im lặng của bậc Thánh.

Cả đạo hữu Doccoden và đạo hữu VQ6 (vì thầy đã "xả báo thân" mà thị hiện "hóa thân" rồi) đều đã có tinh thần cầu thị, khiêm cung và hướng tìm Chân Lý nên sự luận bàn này hoàn toàn hợp pháp hãy cứ tiếp tục với tinh thần trên.

Ba Tuần xin uống tiếp ngụm trà và thưởng lãm pháp vũ.

Mô Phật.
Ps: Như "ngón tay chỉ trăng", Nghĩa chẳng nằm trong Lời, Lời chỉ nhằm hiển Nghĩa. Người chưa biết Nghĩa ("Y Kinh giải nghĩa tam thế Phật oan" - cho nên đừng giải mà chỉ nên xướng tụng để phát Nghi, theo pháp hành trì tất sẽ đạt được sự "đến để mà thấy") cần y cứ lời của người đã biết để làm điểm tựa ( "Lìa Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết").
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
hà hà [smile]

Lão Ca BT nói đúng rùi đó ... ở nơi diễn đàn trước tui tham gia: Tìm Hiểu Tôn Giáo Việt Fun [smile] .. .lúc đầu mỗi ngày .. cũng có cả trăm người ra vào

trong đó cũng có nhiều người nói rằng muốn tìm hiểu Phật Giáo .. Lão Giáo, ... đủ loại đạo .. nhưng vì tui chú tâm muốn học hỏi phật giáo (vì lý do .. là CG thì tui biết nhiều rùi ... để tìm chỗ tương đồng) ... nên cứ theo những lời người này nói, phương pháp đủ loại ... lắp ráp .. tra cứu tỉ mỉ theo từng kinh một [smile]

rút cuộc tới 1 ngày .. tui rút ra được 1 kinh nghiệm ... là Thập Nhị Nhân Duyên .. cùng Duy Thức Học - khi đồng sử dụng .. chứa đựng đủ nhiều dữ kiện, danh từ, phương pháp, cấu trúc .. có thể mở ra được LỜI KINH, LỜI TỔ

tui còn nhớ rõ khi tui nói ... MUỐN DIỄN GIẢI - LỜI CÁC CÔNG ÁN [smile]

rất nhiều người công khai .. hay âm thầm gửi messages .. có người nói là tu nhiều năm, có người nói học vị đã là tiến sĩ .. nói rằng:

---> THÔI ĐI .. hỏng thể nào đâu .. vì họ đều cưồi


kết quả .. là tui cứ SỬ DUNG 2 món đó kết hợp hoài ... trong một thời gian .. là khoảng ... chắc là cỡ hơn 3-4 năm .. từ từ ... các lời kinh ... lời tổ .. càng ngày càng tỏ rõ

bởi vì bất cứ lời kinh nào .. phương pháp nào .. tui cũng đều Y CÁC PHƯƠNG PHÁP --> CỨ MỘT CỬA [smile], 1 LỐI ĐI MỞ HẾT RA [smile]

và NHỮNG NGƯỜI lúc xưa .. từ từ ... biến mất đi [smile] ,, và Ở NƠI ĐÓ .. người nói tới TU HÀNH PHẬT ĐẠO cuối cùng chỉ còn 1 vài người [smile]

có thể nói .. kinh nghiệm ĐI GẶP NHIỀU NGƯỜI ... ở nơi đó, nơi này và những nơi khác khiến tui hiểu được 1 vấn đề ...

- CÁI SỢI CHỈ XUYÊN XUỐT --> KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO, CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH .. TÍNH KHÔNG, TỰ TÁNH ... vv...

thật ra ... trong đời sống bình thường .. những người thực hành .. cũng ÍT AI THẤU HIỂU HẾT RÕ RÀNG ... và mạch lạc lắm

ĐÓ CÁI PHẢI LÀ CÁI GÌ ... trân .. quý lắm không ? [smile] ...

và câu tui cứ HỎI HOÀI .. TÌM HOÀI .. MUỐN BIẾT HOÀI ...

- là phải là 1 TÂM TRẠNG như thế nào .. tâm thái thế nào .. thì lúc đó người ta mới có thể "TÌNH CỜ NẮM BẮT ĐƯỢC" ... hay là "DO CỐ TÌNH MUỐN NẮM BẮT" được ... mà có thể nhập vào... cái gọi là SỢI CHỈ XUYÊN SUỐT ấy [smile]



ờ mà đúng không ?
 
Last edited:

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Chuyện… đống phân bò

Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi và đàm luận với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người ngồi kiết già đối nhau luận Thiền.

Đông Pha hỏi Phật Ấn: “Ngài thấy tôi thế nào?”.

Phật Ấn đáp: “Rất trang nghiêm, giống một ông Phật”.

Tô Đông Pha nghe nói, phấn khởi lắm. Phật Ấn hỏi lại: “Ông thấy ta ra sao?”.

Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay: “Giống một đống phân bò!”.

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội là cô em gái: “Này muội muội, hôm nay anh đã thắng được hòa thượng Phật Ấn được một keo”. Nói rồi, ông thuật lại chuyện đối đáp vừa rồi.

Tô tiểu muội phận nữ nhi nhưng cũng là một bậc tài hoa xuất chúng, nghe vậy bèn cười nói: “Trời, anh thua đậm rồi!”.

Đông Pha tức khí mắng: “Ta làm sao mà thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói lại lời nào?”.

Tô tiểu muội hỏi: “Vậy em hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?”.

Đông Pha nói: “Đương nhiên là Phật quý rồi!”.

Tô tiểu muội nói: “Phật Ấn thấy Phật, còn anh thấy phân bò, thế có phải là anh thua không? Ấn lão hoàn toàn thắng còn gì nữa”.

Đông Pha tiu nghỉu, biết mình đã thua một keo nặng

Nguồn: https://www.google.de/amp/s/mb.dkn....e-lo-ca-canh-gioi-cua-nguoi-tu-luyen.html/amp
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha [smile]

người xưa nói ... NƯƠNG NƠI TỰ TÁNH --> mà lãnh hội ... thì lẽ dĩ nhiên sự biểu đạt SỰ LÃNH HỘI TỰ TÁNH ĐÓ [smile] --> cũng tùy nơi mỗi người mà hiện ra ... lộ ra [smile]

Phật lý ... bí thanh .... DIỄN DIỆU ÂM

cá trung mãn mục ...--> LỘ THIỀN TÂM

hà sa cảnh thi .... bồ đề đạo

nghĩ hướng Như Lai ... cách vạn tầm



vì vậy .. sức lãnh hội PHẬT TÁNH của TÔ ĐÔNG PHA .. thì đương nhiên chẳng bằng ngài PHẬT ẤN rùi [smile]

và cũng vì thế .. những LỜI PHÁP THOẠI, PHÁP NGỮ của TỔ với TỔ, TỔ và SƯ .. TRÒ và THẦY ... và SỨC LÃNH HỘI ở trong ấy --> TRỞ THÀNH NHỮNG CÔNG ÁN [smile]

chứ thiệt ra .. chỉ là LỜI NÓI BIỂU ĐẠT SỨC LÃNH HỘI của mỗi người họ thôi ...

tùy lúc, tùy phương tiện .. tùy sở trường .. tùy đối tượng mà biểu hiện ra

--> chứ CÔNG ÁN gì ... đâu phải là cái nắm tay, cây que .. cái tiếng vỗ bàn tay ... sự im lặng sấm sét ... [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính Ngài Doccoden và Đại chúng.

Nguyên bài viết của Ngài Doccoden ở phần kết "Đại Thừa & Tiểu Thừa" có những điểm mà VQ sanh ra suy tư...!!! Dẫn đến VQ di chuyển về đây.

Qua những thảo luận trên VQ lại nhận ra mình cũng chưa đúng... Mà Ngài Doccoden lại cũng có phần đúng.

Ngài Doccoden là một người Thiện Tri Thức mà VQ nể phục đã lâu. Lẽ ra VQ nên chịu thua và dừng lại ở đây.- Nhưng thật ra các vấn đề nói trên vẫn chưa thông suốt lắm.

Nay VQ xin mạo muội đưa ra vài phản bác hý luận, ngỏ hầu tự tìm ánh đuốt soi sáng mình.

Bài viết này.- Sẽ tập trung vào 2 điểm:

1/. không phải là hai, cũng không phải là một' .- Theo VQ là Nhất Chân- Bất Nhị.

Ở ý này VQ trình bày quan điểm Nhất Chân Như (Một). Gồm các ý phụ để soi sáng, như:

Niết Bàn, Phật Tánh, Trung Đạo, Tánh không v.v...

2/. Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo. Theo VQ nên đề là: Làm sao biết.- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo ?

Trong bài viết này, 2 nghi đề trên có thể hòa quyện vào nhau để thảo luận. Viên Quang sẽ dùng nick chính của mình mà trao đổi với Ngài Doccoden và các Bạn.

Các đoạn được Thảo luận tiếp đây.- VQ sẽ sưu tập lại để làm:

Nẽo về Tâm Linh.- Bài 5 CHÂN NHƯ.

Mô Phật.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Nẽo về Tâm Linh.- Bài 5 CHÂN NHƯ.

* Duyên khởi Giáo lý Chân Như.


Chân Như, Như Như, Nhất Chân v.v... là các tên gọi khác của Chân Lý tối thượng mà Đức Phật đã nhắc đến hoặc dạy kỷ ở các Thời Giáo.

+ Thời Giáo có 3. Là:

1. Thời Nhật xuất tiên chiếu.- Ý là Đức Phật mới dạy Đạo ví như mặt trời bình minh, ánh sáng chiếu trên cao, dạy cho căn cơ cao, các bậc Đại trí.

2. Thời Nhật Thăng chuyển chiếu.- Ý là Phật dạy cho hàng Đại chúng bình dân, ví như mặt trời giữa trưa chiếu khắp đại địa.

3. thời Nhật phục hoàn chiếu.- Ý là khi Phật sắp Niết Bàn, ví như mặt trời hoàng hôn, lại chiếu bổng trên đỉnh núi, nói giáo lý cao siêu.

+ Hai thời Tiên Chiếu và Hoàn chiếu. Đức Phật nói lý cao siêu Chân Như, Niết Bàn v.v...

Nhưng thời Chuyển chiếu kinh điển Nikaya, A Hàm thuộc hệ nguyên thủy vẫn bàn bạc các Ý về Chân Như vẫn có mặt khắp trong 4 bộ kinh Nakaya, và A Hàm.

Cụ thể là Đức Phật tự nhận mình là NHƯ LAI, hoặc các đệ Tử tôn xưng Phật là NHƯ LAI.

Như các đoạn kinh trong hệ Tiểu Thừa, sau đây:

Này các Tỷ-kheo, thật chỉ thuộc các vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu tán thán Như Lai. Này các Tỷ-kheo, thế nào là những vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu tán thán Như Lai?

1. Kinh Phạm Võng - Trường Bộ kinh
(Brahmajàla sutta)

Rồi Thế Tôn nhìn Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda thưa với vương tử Bodhi:

— Thưa vương tử, hãy cho cuộn lại tấm vải, Thế Tôn không có đi bộ trên vải, Như Lai còn nghĩ đến những người thấp kém.


85. Kinh Vương Tử Bồ Đề (Bodhirajàkumàra sutta)

Trung Bộ Kinh

Hay như
2. Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc

Lúc bấy giờ các đệ tử của Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ ông Ca Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa về kịp. Ngài hội tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài phú chúc như sau:

a) Y, bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp.

b) Các đệ tử phải lấy Giới luật làm Thầy.

c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: "Như thị ngã văn".

(PHPT Thích Thiện Hoa)

Vậy: NHƯ là gì ? Mà suốt quá trình giáo hóa Đức Phật luôn nhấn mạnh ?
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ý nghĩa danh xưng Như Lai.

Phật có Vô lượng công đức, nên cũng có vô lượng danh hiệu khác nhau.

Thường có10 danh hiệu được nêu trong kinh :

- Như Lai ( Tathàgatha )
- Ứng cúng ( Arhat )
- Chánh Biến tri ( Samyak Sam Bouddha )
- Minh hạnh túc ( Vidỳacarama )
- Thiện Thệ ( Sugata )
- Thế gian giải ( Lokavit )
- Vô Thượng Sĩ ( Anuttara )
- Điều ngự trượng Phu ( Pnrusa Damya Sàrathi )
- Thiên nhân Sư ( Sàstà Dêva Manusyanàm )
- Phật, Thế Tôn ( Boudha Lokanatha )

NHƯ LAI là Đức hiệu cao quý nhất. Với ý nghĩa:

+ Như là Bản Thể, là Chân Lý tối thượng,

Nhưng Như không thể dùng lời mà diễn tả được, Vì hể nói ra được là đã lìa Như rồi.(Những lời nói về Như, chỉ là khái niệm, còn Thực Thể Như phải tự thân chứng nhập).

HT. Thích Từ Thông giảng:

Môn đồ đệ tử Phật, thông thường biết Phật qua ba thân:
Thanh tịnh Pháp thân
Viên mãn Báo thân
Thiên bách ức hóa thân

Thanh tịnh Pháp thân tức là Như Lai. Thanh tịnh Pháp thân, thân ấy thế nào? Thân có nghĩa “hội tụ”, “tổ hợp”, “chứa nhóm”. Thanh tịnh Pháp thân là danh ngôn biểu thị tánh thanh tịnh vốn có của hiện tượng vạn pháp. Tánh thanh tịnh của vạn pháp hội tụ vào một gọi đó là Pháp thân, là Như Lai. Do vậy kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật định nghĩa:

Phiên âm :

Như Lai giả, tức chư pháp như nghĩa. Nhược hữu nhơn ngôn: Như Lai nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, bất năng giải ngã sở thuyết nghĩa. Như Lai giả vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.

Theo kinh Kim Cương, đức Thế Tôn giảng " Như Lai giả tức chư pháp như nghĩa",

có nghĩa là: " Như Lai có nghĩa là chân như của các pháp ",


cũng trong kinh Kim Cang một đọan sau, đức Thế Tôn dạy " Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai " có nghĩa là: " Như Lai có nghĩa là không từ đâu tới cả và cũng không đi về đâu cả, cho nên gọi là Như Lai ".

Trong Kinh Ðại Bát Niết Bàn, phẩm Phạm Hạnh đức Thế Tôn giảng Về nghĩa của Như Lai: " Thế nào gọi là Như Lai ? Như chỗ thuyết pháp của chư Phật quá khứ chẳng biến đổi. Chư Phật quá khứ vì độ chúng sanh nên nói mười hai bộ kinh . Ðức Như Lai cũng vậy nên hiệu là Như Lai. Chư Phật Thế Tôn từ sáu môn Ba La Mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo , mười một pháp không mà đến đại Niết Bàn. Ðức Như lai cũng vậy, nên gọi Phật là Như Lai. Chư Phật Thế Tôn vì chúng sanh nên tùy nghi phương tiện khai thị ba thừa, thọ mạng vô lượng không thể tính đếm. Ðức Như Lai cũng vậy nên gọi Phật là Như Lai."

Trong Kinh Thắng Man Bảo Quật: " Như lai là thể thuộc Như mà đến nên gọi là Như lai. Cũng như chư Phật mà đi đến, cho nên gọi là Như Lai ".

Có người hỏi: Nói rằng thể của Phật thuộc tính Như mà đi đến nên gọi là Như Lai. Tức là Ứng thân của Phật, vậy làm sao có nghĩa Lai ? Ðã là Chân như Pháp thân rồi thì làm sao có Lai ?

Ðáp: Như vốn ẩn nhưng nay hiện, cho nên nói là Lai(đến)cũng có thể được ".

Như Lai chữ Phạn còn viết là Tu-già-đà dịch là Như Khứ, Hảo Khứ có nghĩa là dứt khỏi vòng sanh tử.

Trong Bi Tàng Kí Bản: " Như Khứ là từ phàm phu tu hành đến thành chánh giác. Hiểu được lẽ Như mà đi nên gọi là Như Khứ. Như Lai là từ sau khi thành Phật, một lòng nguyện từ bi, ra công cứu vớt chúng sinh. Hiểu được là Như mà đến nên gọi là Như Lai ".

Như vậy Như Lai có hai nghĩa đối lập nhau, Như Khứ là hướng lên trên tìm tự lợi (thượng cầu bồ đề), còn Như Lai là hướng xuống dưới làm lợi cho người khác (hạ hóa chúng sanh).

Như Lai còn có nghĩa chẳng phải bực đoạn diệt phiền nãọ mà là bực chẳng hề phát sinh phiền não. Như vậy Như lai tức là Niết bàn.

Như lai chẳng phải là phàm phu, cũng chẳng phải là Thinh Văn, Duyên giác, Bồ tát. Như vậy Như Lai tức là Phật tánh.

Như Lai là bậc mà Thân. Tâm và Trí huệ bủa khắp vô lượng vô số thế giới, không hề bị chướng ngại. Như vậy Như Lai tức là hư không.

Như lai là thường trụ, chẳng hề biến đổi. Như vậy Như Lai tức là thật tướng.

Tóm lại Như Lai là chỉ cho chư Phật, bậc toàn giác, không còn luân hồi sinh tử, an nhiên, tự tại.

( Trích HT. Thích Từ Thông)

* Có thể vắn tắc: " Như Lai có nghĩa là chân như của các pháp ", Đức Phật từ Chân Như này mà đến gọi là Như Lai.

* Tiểu Thừa PG và Đại Thừa PG, đều tôn xưng danh hiệu Như Lai, cũng có nghĩa là Chân Như Lý.- Là Chân lý chung của của cả Đại- Tiểu Thừa Phật Giáo.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính Thày VQ một ly trà [smile]

*** vẫn câu nói đấy .. nếu có gì sai .. vẫn kính xin thày tận tình chỉ dạy [smile]

Ở những phần trên, thày VQ nói tới Tiểu Thừa và Tam Pháp Ấn ... và dẫn tới đoạn 1 --> NHẤT CHÂN - BẤT NHI [smile]

Theo KLL hiểu, đây chính là chỗ khác biệt có thể dùng để hiểu được Ý NGHĨA NỘI DUNG TẬP TRUNG trong quá trình Giáo Hóa để tăng trưởng trí tuệ của Đại Thừa và Tiểu Thừa

Trong các Kinh Nguyên Thủy, Tam Pháp Ấn được liệt kê là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã ... ... khi QUÁN TỚI TẬN CÙNG, THỰC HÀNH tới nơi tới bến, thì kết quả của NHẬN THỨC đối với hiện tượng vạn pháp, tất cả các tướng ... --> dẫn tới ý nghĩa chân chính của chữ NHƯ

Nhưng nếu chúng ta tìm đọc những bài luận, bài viết về PG Đại Thừa thì thường hay nghe tới Tam Giải Thoát Môn: KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC [smile] ... lại là ba món khác trong 18 phép quán trnng Đại Thừa ... mà trong đó cũng có ba món trong Tam Pháp Ấn KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ [smile]

- cho nên RÕ RÀNG là ... Khổ, Vô Thường, Vô Ngã ---> nói tới sự BAO TRÙM TẤT CẢ như lý luận "TIỂU THỪA" ... nhưng trong phép QUÁN .. lại chia ra KHỔ VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ + + KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC


có lẽ .. khi người ta học hỏi ..đối với những người HỮU HỌC .. thì cũng như đức Phật nói trong Kinh Trung Bộ:

Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, một vị có lòng tin đi đến gần; sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ; sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai; sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp; sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp; sau khi thọ trì, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì; sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận; sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi; sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực; sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc; sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần. Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy. Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu không có lòng tin ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự đến gần ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có tỏ sự kính lễ ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự lóng tai ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nghe pháp ấy, thời này Tỷ-kheo, không có sự thọ trì pháp ấy, thời này các Tỷkheo, không có sự suy tư ý nghĩa ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự chấp thuận pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự ước muốn ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nỗ lực ấy, thời này các Tỷkheo, không có sự cân nhắc ấy, thời này các Tỷ-kheo không có sự tinh cần ấy. Này các Tỷ kheo, ở đây, các Ông đã đi vào phi đạo. Này các Tỷ-kheo, ở đây, các Ông đã đi vào tà đạo. Thật là quá xa, này các Tỷ-kheo, các kẻ ngu này đã đi ra ngoài Pháp Luật này.



Trong kinh Kitagiri, kinh 70 trong Kinh Trung Bộ, thì đức Phật dường như phân rõ giữa hai mẫu người trong 7 loại hành giả: Bậc câu phần giải thoát, bậc tuệ giải thoát, bậc thân chứng, bậc kiến đáo, bậc tín giải thoát, bậc tùy pháp hành, bậc tùy tín hành.

hai mẫu người trong 7 loại người được phân biệt bằng TRÍ TUỆ GIẢI THOÁT .. có trí tuệ do CÂU PHẦN GIẢI THOÁT, có TRÍ TUỆ GIẢI THOÁT --> dẫn tới các lậu được đoạn trừ hoàn toàn ..

và có sau khi thấy với TRÍ TUỆ, THÂN CHỨNG --> một số lậu hoặc được đoạn trừ .. tùy thuộc vào "Trí Tuệ đó là gì" như trường hợp Tùy Pháp Hành .. hay tùy thuộc vào "LÒNG TIN tới đâu" như trường hợp Tùy Tín Hành .. hay là trình độ trí tuệ phân biệt qua các cấp THÂN CHỨNG .. như là sự phân biệt trí tuệ giữa các bậc Thiền Chứng, Thiền Quả


và phân biệt với trí tuệ giải thoát không qua thân chứng, kiến đáo, tín giải thoát, tùy pháp hành, và tùy tín hành

(1) bậc câu phần giải thoát? --> Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân đã chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp --> các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn


(2) bậc tuệ giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, --> các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn.

(3) thế nào là bậc thân chứng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ --> một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn.


(4) bậc kiến đáo? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ --> một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn; và các pháp do Như Lai tuyên thuyết được vị này thấy một cách hoàn toàn với trí tuệ và thực hành một cách hoàn toàn.

(5) tín giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người, sau khi tự thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ --> một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ một cách hoàn toàn; và lòng tin của vị này đối với Như Lai đã được xác định, phát sanh từ căn để an trú.

(6) tùy pháp hành? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, --> nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ một cách hoàn toàn;

*** và các pháp do Như Lai tuyên thuyết (chỉ) được vị này chấp nhận một cách vừa phải với trí tuệ, dầu cho vị này có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là người tùy pháp hành. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này,

(7) người tùy tín hành? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc có tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, --> nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ. Nhưng nếu vị này có đủ lòng tin và lòng thương Như Lai, thời vị này sẽ có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.

nói như thế .. chắc chắn là ý nghĩa của "NHƯ VẦY TÔI NGHE" ... vì có chữ "ME" = TÔI trong đó .. mà ý nghĩa của chữ NHƯ đó ... tùy theo nó nằm ở đâu mà "NỘI DUNG TRÍ TUỆ" ở bên trong KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ theo đó mà bày ra --> chẳng hạn tới KHÔNG, VÔ TÁC, VÔ TƯỚNG chẳng hạn


vì vậy .. theo KLL hiểu thì có lẽ .. sự khác biệt về Đại Thừa và Tiểu Thừa ..là dường như Đại Thừa nhấn mạnh Ý NGHĨA NỘI DUNG TRÍ TUỆ cần phải có ... khi thực hành KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ [smile]

do đó: nói TAM PHÁP ẤN = KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ ... chưa đủ phạm trù bao hàm ... còn phải COI BÊN TRONG NỘI DUNG .. sâu xa ... nữa [smile]

thí dụ:

nói Tam Pháp Ấn: Khổ Vô Thường Vô Ngã --> Trí Tuệ đoạn trừ tất cả các lậu --> Trí tuệ giải thoát, câu giải thoát ? --> CHƯA ĐỦ [smile]

nhưng nói tới Tam Pháp Ấn: Khổ, Vô Thường, Vô Ngã --> trí tuệ đoạn trừ các lậu hoặc --> trí tuệ câu giải thoát, giải thoát ... mà có KHÔNG, VÔ TÁC, VÔ TƯỚNG --> thì các luận sư Đại Thừa cười ngay ... ỪA ---> ĐỦ [smile]

... và phần KHÔNG VÔ TƯỚNG VÔ TÁC này đương nhiên ở trong KINH NGUYÊN THỦY cũng có nói tới [smile] ... nhưng cũng vậy, ít người tới đó đọc những phần đó thôi [smile] ... trong Kinh Trung Bộ cũng có, chẳng hạn như các kinh: Kinh Tiểu Không, Kinh Đại Không, vv.

--> vì phần nhiều là nhiều khi nói vậy .. thì người ta cũng biết vậy .. chứ "QUÁN SÂU" để nhìn thấy "KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC" thì số người nói tới ... cũng ÍT HẢN NHIỀU ĐI [smile]

KLL
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ý nghĩa "Như Thị Ngã Văn" ở đầu các kinh Phật.

Theo lời Di Giáo của Đức Phật: Sau khi khi Phật Nhập diệt, khi kết tập kinh điển phải ghi ở đầu các kinh là NHƯ THỊ NGÃ VĂN, NHẤT THỜI, PHẬT, TẠI.

Tiêu ký đó, đã được cả 2 hệ Phái Nam và Bắc truyền tuân thủ đúng lời Phật dạy.

Như vậy. Tiêu ký đó "ngẫu nhiên" mà Phật Di Giáo ? Hay nó mang một ý nghĩa trọng đại nào ?

Ở Đại Thừa PG, các Bậc Tiên Hiền, Cổ Đức đã để tâm tư duy, thiền quán và nhận ra Ý nghĩa thâm sâu về Lý Chân Như mà Đức Phật đã truyền đạt ở tự ngữ NHƯ THỊ khởi đầu. Như bài viết của Hòa Thượng Pháp Sư Thích Thiện Trí. Như sau:

Thế nào là NHƯ THỊ ?

Như là thể, Thị là dụng, Như là vô sanh, Thị là duyên sanh, Như là chơn như tánh, như hư không bất động, Thị là phương tiện.

“Đương thể tức như
Đương hạ tức thị”

(Đương ở thể thì gọi là Như, Nhưng để chỉ bày thì gọi là Thị)

Như- thì không thể nói được, nhưng Thị thì có chỗ để chỉ bày. Như là vô lượng nghĩa, nghĩa là không có nghĩa để nói; chỉ dùng một ý trong vô lượng ý để nói thì gọi là Thị. Chữ Như, chữ Thị là trung đạo đế, là thể dụng không hai.

Nêu lên đầu tiên là NHƯ THỊ để biểu thị lòng tin rốt ráo thanh tịnh. Thế nào là lòng tin rốt ráo thanh tịnh ?

Luận dạy:

" Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy ái , Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy các kiến chấp, Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy các kiêu mạn. như trong kinh đã nêu : “ Các ngươi nếu thấu rõ Pháp của ta ví như chiếc thuyền đưa kẻ sang sông, qua bên bờ kia rồi thì chiếc thuyền để lại, nếu thiện pháp như chiếc thuyền thì thiện pháp còn vứt bỏ,hà huống phi pháp”.
.....

Phật dạy :”Đệ tử của ta không nhiễm trước vào pháp, Đệ tử của ta không ái pháp, Đệ tử của ta không bị ràng buộc vào pháp, và chỉ mong giải thóat, chỉ mong lìa khổ, không bao giờ hý luận về các Pháp tướng.”.
Như vậy tất cả Pháp , luôn cả Phật Pháp, nếu về THỊ thì đó là phương tiện, đệ tử Phật phải tư duy :


" Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy ái , Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy các kiến chấp, Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy các kiêu mạn. như trong kinh đã nêu : “ Các ngươi nếu thấu rõ Pháp của ta ví như chiếc thuyền đưa kẻ sang sông, qua bên bờ kia rồi thì chiếc thuyền để lại, nếu thiện pháp như chiếc thuyền thì thiện pháp còn vứt bỏ, hà huống phi pháp”.

Luận dạy: " Phật pháp xả ly ái chấp cùng các kiến chấp khác, đoạn trừ hết các kiết sử, chẳng có tham , sân, si ,chẳng có kiêu mạn. Bởi vậy nên, bậc chân tu chẳng thấy có gì để đắm trước cả .....

Bước đầu vào Phật pháp là " như vậy ". Hành giả phải " như vậy ' y chỉ nơi lời dạy của Đức Thế Tôn :

”Đệ tử của ta không nhiễm trước vào pháp, Đệ tử của ta không ái pháp, Đệ tử của ta không bị ràng buộc vào pháp, và chỉ mong giải thóat, chỉ mong lìa khổ, không bao giờ hý luận về các Pháp tướng.”.

Nghĩa là phải nhận ra THỊ để mà khế hợp với NHƯ.

Nghĩa là Tín Chân Như nên Không kiến chấp gì cả .Đó là Tin tâm thanh tịnh, Đó là lòng tin rốt ráo thanh tịnh.

TÍN VÔ TÍN đó là Tín Thành Tựu.
(hết trích)

Kính các Bạn.

"Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,
Học hành không thiếu cũng chẳng dư.
Đến nay nhẩm lại đà quên hết,
Chỉ thấy trên đầu một chữ NHƯ"
( TS Phước Hậu )

Vắn tắc: Khởi đầu các Kinh. Đức Phật đều khai thị về Bản Thể Chân Như (NHƯ). Đây là đích đến của Nẽo về Tâm Linh. Và Phật nhắc nhở Kinh điển chỉ là phương tiện, là ngón tay chỉ trăng (THỊ). Chơn Như mới là Mặt trăng đó.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
I/. Hoa Nghiêm Tông và Thâm nghĩa Chân Như.

A). Cội nguồn:

Sau khi Phật nhập diệt. Các đệ tử do căn cơ và sở thích bất đồng, nên tình trạng phân phái diễn ra đa dạng và rầm rộ như trăm hoa đua nở.

Sự phân chia thành bộ phái rõ nét đã bắt đầu xảy ra vào thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ II (tức là khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt).- Từ đó sanh thành 2 nhánh:

a). Tiểu Thừa (Thượng tọa Bộ), có: Nhất thiết hữu bộ (Saivàstivàdàh), Độc Tử bộ (Vatsipatriyàli) , Hóa Địa bộ (Mahìsarakàh). v.v...

b). Đại Thừa (Đại chúng Bộ), có: Thuyết Xuất Thế bộ, Đa Văn bộ (Bàhusrutiyàh) v.v...

Từ các Bộ phái này lại lập ra nhiều Tông. Trong Tông phái đó của Đạo Phật, có Hoa Nghiêm Tông.

* Hoa Nghiêm Tông, do 7 vị Tổ, gồm: Sơ Tổ Mã Minh Bồ Tát, Long Thọ Bồ Tát, và các Tổ Đỗ Thuận, Trí Nghễm, Pháp Tạng, Trừng Quán, Tông Mật khâi sáng.

* Hoa Nghiêm Tông này lấy thâm nghĩa của các kinh do Phật thuyết, lại triển khai giải thích yếu nghĩa các kinh Đại thừa, như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Kim cang, v.v...

* Tông Hoa Nghiêm viên giáo, lấy Nhất Chân Pháp Giới làm nền tảng. Tổ Mã Minh lập ra bộ Luận Đại Thừa Khởi Tín, triển khai rộng lý Nhất Chân Như, mà ở đây chúng ta sẽ nương tựa mà tư duy, quán sát.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
B). Thâm nghĩa Chân Như. (lượt trích)

+ Tâm Chân Như môn bản giác:

"Tâm Chân như tức Bản thể Nhất pháp giới đại tổng tướng gọi là Tâm tính bất sinh bất diệt. Tất cả pháp đều y Vọng niệm nên có sự sai khác, nếu rời Vọng niệm tức khắc không còn tướng sai biệt. Thế nên tất cả pháp từ xưa nay đều rời tướng ngôn thuyết, rời tướng văn tự, rời tướng tâm duyên, tuyệt đối bình đẳng không bao giờ biến dị, cũng không thể phá hoại, duy Nhất tâm vì thế gọi là Chân Như. Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật, tùy theo Vọng niệm nên thật sự là Bất khả đắc. Dù gọi Chân như nhưng Chân như không có tướng. Đây là chỗ cùng cực của ngôn thuyết, dùng ngôn ngữ phủ định ngôn ngữ. Tuy nhiên Bản thể Chân như tuyệt đối không thể phủ định, bởi vì tất cả các pháp đều là Chân, cũng không thể thành lập bởi vì tất cả các pháp đều là Như. Vì thế nên gọi Chân như. Nên biết tất cả chư pháp không thể nói, không thể suy nghĩ, vì tất cả pháp đều là Chân như."
(Tổ Mã Minh - Đại thừa khởi tín luận)

+ Ngài Hiền Thủ nói: “Chân Như" có 2 nghĩa là bất biến và tùy duyên. Theo nghĩa TÙY DUYÊN thì nó biến hiện tạo ra tất cả pháp. Tuy biến tạo mà vẫn bảo tồn cái thể chân như BẤT BIẾN. Tỷ như nước biển thành sóng mà vẫn mang tánh nước chẳng đổi. Như thế, chân như tùy duyên để biến đổi tạo tác ra các pháp nên chân như là pháp tánh. Song chân như pháp tánh đây vẫn thuần thiện, không mang tính cấu nhiễm. Nhưng do cái duyên có nhiễm tịnh mà mặt biến hiện của nó có nhiễm tịnh riêng biệt”.
( Đại thừa khởi tín luận. Bản dịch CHT)

C ). Nhất Chân Thật Tướng Ấn.

Kính các Bạn.
Như vậy chúng ta thấy:

+ Nhất Chân Như xuyên suốt từ thuở Đức Phật sơ Chuyển Pháp Luân qua ý nghĩa danh xưng Như Lai, đến khởi đầu các kinh Nikaya (Tiểu Thừa) nhẫn đến kinh điển Ma Ha diễn (Đại Thừa).- Qua câu khởi đầu Như Thị Ngã Văn.

+ Đến thời các Bộ Phái PG, chư Tổ tạo Luận thành lập Tam Tạng Thánh Điển đều mang nội hàm Nhất Chân Như.

* Như vậy GIÁO LÝ CHÂN NHƯ ĐÃ LÀ MỘT CON DẤU CHÁNH PHÁP PHẬT.- ĐÓ LÀ : NHẤT CHÂN THẬT TƯỚNG ẤN.

* Thật Tướng Ấn này cùng với Tam Pháp Ấn, gộp lại thành Tứ Pháp Ấn.- 4 Con dấu Chánh Pháp Phật.

Đây là Nhất mạch truyền thừa của Như Lai Thế Tôn đó. Như bài kệ:

"Pháp vũ mãi truyền lưu từ Bồ Đề hiện thoại,
Đạo mạch vẫn kế thừa nơi ngủ diệp khai hoa.
Dòng Tàu Khê nước chảy từ nguồn, (Chơn Như)
Pháp đốn tiệm viễn siêu kim cổ".
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
II/. Làm sao biết...- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo !!!

Phần nhiều những nghi ngờ phát xuất từ các suy nghĩ sau:

1/. Do suy nghĩ vu vơ.

Ở đoạn trước Ngài Doccoden đã nói:
......
Ở phần nghi hoặc về kinh phật Đại Thừa có phải do Phật thuyết hay do Ấn Độ giáo thuyết, ngài tránh né không dám nói thẳng. Vậy tôi xin phép nói thẳng nhé:

* Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo.

Tôi là người rất thích kinh PG Đại Thừa, nhưng không vì vậy mà trốn tránh sự thật. Kinh nguỵ tạo là ý nói không phải kinh do Phật thuyết. Dễ hiểu thôi, sau khi Phật nhập diệt đến hơn 500 năm thì Phật giáo Đại Thừa và các loại kinh luận của Đại Thừa mới xuất hiện. Nhưng kinh Đại Thừa cũng không phải do Ấn Độ giáo thuyết, mà do những đại sư của Phật giáo viết ra. Họ là những cánh chim đầu đàn sáng lập các tông phái Đại Thừa cùng những đại đệ tử của họ, là những người tinh thông phật pháp nếu không muốn nói là đã giác ngộ. Mà đã giác ngộ thì ai cũng thấy cùng một chân lý, nên những gì họ thuyết cũng chẳng khác gì Phật thuyết.

Thường thì những người dè bỉu kinh sách Đại Thừa là người theo Phật giáo nguyên thuỷ.....

Kính Ngài Doccoden và Các Bạn.
Theo Viên Quang, lời nhận xét, và sử lý này e là chưa được chu đáo. Vì:

Kinh Tăng chi bộ (tập 1, chương Hai pháp, phẩm Người ngu), Đức Phật có nói đến hai hạng người xuyên tạc và phỉ báng Như Lai:

“Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai” (sđd).

Chúng ta thấy rỏ: Các Kinh Đại Thừa (trừ LUẬN TẠNG) đều khởi đầu bằng câu: Như thị ngã văn nhất thời Phật tại v.v... Nghĩa là nêu rỏ là Như Lai đã thuyết kinh này.


Ở đây Ngài Doccoden nói:

"Tôi là người rất thích kinh PG Đại Thừa, nhưng không vì vậy mà trốn tránh sự thật. Kinh nguỵ tạo là ý nói không phải kinh do Phật thuyết. Dễ hiểu thôi, sau khi Phật nhập diệt đến hơn 500 năm thì Phật giáo Đại Thừa và các loại kinh luận của Đại Thừa mới xuất hiện. Nhưng kinh Đại Thừa cũng không phải do Ấn Độ giáo thuyết, mà do những đại sư của Phật giáo viết ra. Họ là những cánh chim đầu đàn sáng lập các tông phái Đại Thừa cùng những đại đệ tử của họ, là những người tinh thông phật pháp nếu không muốn nói là đã giác ngộ. Mà đã giác ngộ thì ai cũng thấy cùng một chân lý, nên những gì họ thuyết cũng chẳng khác gì Phật thuyết."
(hết trích)

Như vậy rỏ ràng. Theo Bạn Kinh Đại Thừa là Ngụy tạo,- Nghĩa là ăn cắp danh hiệu Phật, là người phạm giới trộm cắp, là Đại vọng ngữ, là người xuyên tạc và phỉ báng Như Lai.

Người như vậy làm sao xứng đáng để tôn trọng ? Làm sao chấp nhận được "những gì họ thuyết cũng chẳng khác gì Phật thuyết." ?


Vâng. Thưa các Bạn. Theo VQ nghĩ: Sở dĩ các kinh Đại Thừa PG vẫn được Tôn trọng, lưu truyền là vì Kinh Đại Thừa thật tế là do chính Đức Phật thuyết, đúng theo 4 Pháp Ấn. Và không ai tìm ra được bằng chứng QUẢ THẬT ngụy tạo.
Những người cho rằng Đại Thừa PG là Kinh ngụy tạo là do suy nghĩ vu vơ, gán ghép bừa bải theo tư ý mà ra.

(Tuy nhiên: Cũng có một số kinh của cả 2 hệ Đại và Tiểu- rất đáng nghi ngờ. Nhưng mía sâu có đốt, nhà dột có nơi ! Ta cũng nên ý cứ theo lời Phật dạy trong kinh Kalama để giám định).
 
Last edited:

thantanmadai

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 7 2019
Bài viết
91
Điểm tương tác
20
Điểm
28
TÔI LANG THANG TRÊN MẠNG CÓ GẶP MỘT BÀI VIẾT THẤY TƯƠNG ĐỒNG VỚI NỘI DUNG CÁC NGÀI ĐANG THẢO LUẬN , VẬY TÔI MẠN PHÉP ĐĂNG VÀO ĐÂY ĐỂ MỌI NGƯỜI THAM KHẢO.

Nikaya & Đốn Ngộ

14 tháng 12 lúc 19:22 ·

Luận A Tì Đàm - Tạng Vi Diệu Pháp Có Phải Do Phật Thích Ca Giảng Thuyết?
- Xin chào Ngạo Thuyết! Ngạo Thuyết học Phật theo giáo lý Nam Tông hay Bắc Tông?
- Ngạo Thuyết tự học thôi, Bắc một chút, Nam một chút; mỗi thứ một chút, không nhiều song Ngạo Thuyết lại biết rõ tri kiến Phật học của hai hệ phái hơn cả người ở hai hệ phái Năm - Bắc Tông vì lẽ Ngạo Thuyết đứng trên nền trung đạo nhìn nhận, không rơi vào biên kiến hệ phái. Nhìn thấy người học Phật ở cả hai hệ phái Nam Bắc đều rơi vào biên kiến, đánh mất trung đạo nên cứ kỳ thị, khinh miệt nhau. Kể ra đây cũng là điều đáng tiếc!
- Đúng vậy. Thú thật là hổm rày thương tiếc chú Chí Tài và suy nghĩ không biết mình còn có đủ thời gian không?
- Pháp hữu theo vi diệu pháp, duy thức luận đã nắm bắt được gì, cảm nhận ra sao sau một thời gian tham khảo?
- Thấy nó mênh mông, nhưng tôi cũng tâm đắc Duy thức học, bởi vì ít ra cũng biết được khái niệm cấu tạo của vũ trụ và con người, cũng hiểu được sơ sơ về tâm. Tôi rất tâm đắc chỗ sự chánh niệm.
- Ồ! Đấy không phải là kinh Phật Nam truyền mà là Tạng luận của mấy vị luận sư. Nếu khi đó Phật còn tại thế không chắc đã cho phổ truyền
- Hôm trước, trong lớp học có vị bảo Vi Diệu Pháp là Tạng luận đã bị sư thầy quát cho. Hiện nay, tôi đang trong nhóm học của vị Sư này, Thầy chửi nghe hay lắm. Nhưng ít ra cũng có một vị sư nói cho mình nghe...
- Tạng Vi Diệu Pháp ra đời từ thế kỷ thứ 3 (TCN) trước công nguyên đến thế kỷ thứ 3 thì cơ bản hoàn chỉnh nên không thể nhét chữ vào miệng Phật Thích Ca, ép uổng do Phật Thích Ca thuyết được. E hèm! Sư Giác Nguyên thuộc nằm lòng truyện kiếm hiệp Kim Dung luôn nên nói pháp như hiệp khách.
- Cũng nhức đầu thật!
- Sư Giác Nguyên đã cố chấp trong chuyện này rồi. Bản thân Tạng vi diệu pháp chính là Tạng luận A tì đàm mà gọi luận bị mắng là điều vô lý.
- Hôm nọ, trong khi học quên tắt micro, làm có tiếng động, tôi liền xin lỗi. Sư bảo trên 60 tuổi không có khả năng điều khiển máy móc thì về nhà mua hòm trước chờ chết, kiếp sau học lại. Hi!
- Hây da! Sư chém gió hơn cả Ngạo Thuyết luôn. Kinh thật!
- Nhưng mà vui thật, còn hơn vào chùa có biết gì đâu... Tùy duyên vậy.
- Học Vi Diệu Pháp cho biết thì được chứ việc tiến tu tu e rằng khó.
- Nhưng mà khi xưa tôi hay nghe sư cô Tâm Tâm giảng về Vi Diệu Pháp, tôi rất say mê, sau đó nghe Thầy Thích Trí Siêu dạy về Duy thức học... chắc tôi có duyên với Nam Tông hơn.
- Hi! Những món đó vốn không phải lời Phật thuyết, điều này người học Phật khá nên lưu tâm.
- Nhưng đó là giáo lý, còn việc hành trì thì .... mênh mông quá,... bởi vì tôi nợ đời còn nhiều, Ngạo Thuyết à! Vậy theo Ngạo Thuyết học theo giáo lý nào thì chuẩn?
- Hiện trạng tham cứu những Tạng luận giống như việc người bị trúng mũi tên độc nhưng không lo nhổ mũi tên rồi tìm cách trị độc mà lại tìm hiểu ai đã bắn tôi, vì sao bắn tôi, mũi tên dài hay ngắn, tên được bắn ra bởi loại cung gì, tẩm loại độc gì, xuất phát từ hướng nào, đông tây nam bắc,...
- Haha!
- Như Ngạo Thuyết đã nói học chơi, tham khảo cho biết thì không vấn đề gì. Phật chỉ thuyết Kinh Chuyển Pháp Luân mà 5 anh em Kiều Trần Như chỉ trong vòng mươi ngày đã đắc pháp.
- Đó là Tứ diệu đế?
- Kinh Chuyển Pháp Luân không chỉ Tứ Diệu Đế mà còn có Bát Chánh Đạo, Lý Trung Đạo. Còn A Tì Đàm là luận mở rộng, là những chú giải về Tâm, Pháp,... Càng nhiều càng thêm rối thôi. Nếu muốn học Phật theo lối học thuật, hàn lâm rộng cầu tri kiến thì nghiền ngẫm Tạng luận sau này giành chỗ làm Luận sư.
- Ngoài ngồi thiền ra, Ngạo Thuyết có tụng kinh theo thời khóa không? Nếu có thì tụng kinh gì?
- Những pháp hành đó Ngạo Thuyết đã từng nếm trải qua rồi, giờ chỉ giữ lòng an tịnh thôi.
- Vâng!
- Học Phật rốt ráo là buông do đó tham khảo kinh sách phải trên nền tảng giải chứ tránh rơi vào ôm đồm tri kiến.
- Vâng!
- Vô thường Khổ Không Vô Ngã, chỉ nhiêu đấy thôi mà thông suốt thì đã tự tại giác ngộ giải thoát rồi.
- Vâng!
- Ôm đồm nhiều quá làm gì rồi lo lắng không đủ thời gian. Vậy nên tham khảo kinh sách thì cứ nên xem cho biết nhưng cũng chớ rời xa gốc, khá nên cân phân nặng nhẹ ạ.
- Vâng! Cảm ơn Ngạo Thuyết! Bây giờ tập thiền nữa là điều tôi mong muốn nhưng vì lưng đau nên nhác.
...
Chuyển sang một cuộc đối thoại khác:
- Hi! Sp Ngạo Thuyết chưa ngủ à? Trò thử tham gia 1 khóa A tì đàm mà thấy khó nuốt quá. Nhưng trò muốn trải nghiệm...
- A tì đàm, Duy Thức Luận, Vi Diệu Pháp đương nhiên là khó nuốt rồi
- Không khó hiểu nhưng bắt thuộc nằm lòng thì không dễ dàng.
- Lỡ nuốt vào thì đến một lúc nào đó cũng phải nôn mửa ra cho bằng hết thôi.
- Chắc chắn rồi. Học để quên mà.
- Ồ! Học thuộc lòng! Đùa à?
- Vâng! Không chỉ học hiểu mà còn phải thuộc. Thế là 50 người học qua zoom mà không biết liệu có người nào ngon lành cành đào không? Hi!
- Học thuộc mà làm gì? Học Pháp Phật là được ý quện lời, nay học thuộc dự là để trả bài cho Phật chăng?
- Mà nói thật là "Theo kinh ghi nhận thì tuần thứ 4 sau khi chứng đạo, Đức Phật đã tư duy về Tạng A tì đàm".
- Không chuẩn đâu. Phật Thích Ca thuyết Kinh, không giảng luận.
- Và Phật Thích Ca đã lên cõi Trời thuyết Tạng Vi Diệu Pháp trải qua 3 tháng ròng rã, Phật thuyết cho Phật Mẫu Ma Da va chư Thiên nghe. Được biết là do chúng sinh lúc đó không đủ trí tuệ để hiểu. À! Vậy mà bây giờ phàm phu Sao lại được học? Chỗ này đúng là có điều quái lạ!
- Phần luận là do Tổ và luận sư đời sau kiến lập nên.
- Mà chư Thiên đâu có thân xác hữu hình, cõi vô sắc mà; Chư Thiên không có 6 căn, 6 trần; Chư Thiên học Luận A tì đàm để làm gì nhỉ?
- Cái trò thuyết pháp trên các cõi Trời, thuyết pháp cho hoàng hậu Ma Da trên cung trời Đao Lợi là hư cấu, là giả lập thôi - không có thật đâu.
- Vậy cái gì là thật? Thân này có thật không?
- Phật Thích Ca nhập diệt mãi đến thế kỷ thứ ba TCN bộ Luận A tì đàm mới manh múng định hình và cho đến thế kỷ thứ ba sau công nguyên thì bộ Luận A tì đàm mới cơ bản hoàn thiện nên luận A tì đàm chẳng do Phật Thích Ca thuyết. Mấy vị luận sư vì để lấy lòng tin của tín chúng nên nói Phật thuyết cho mẹ Ma Da ở cõi Trời và các vị Tổ phải nhập định lên trời thỉnh về, đây là những chi tiết hư cấu thường thấy ở các bộ Kinh, bộ Luận Phật học.
- Là ngài Xá Lợi Phất thuyết giảng cho chư Tăng chứ?
- Ngài Xá lợi phất tịch trước Phật Thích Ca mà ép ngài Xá lợi phất giảng thuyết cả Tạng Vi Diệu Pháp coi sao đặng. Theo thông tin truyền thống chúng ta được biết Tang Vi Diệu Pháp không chỉ do ngài Xá Lợi Phất thuyết mà còn có cả ngài Mục Kiền Liên, ngài Thế Hữu, ngài Ca Diên Duyên Tử, ngài Đề Bà Thiết Ma, ngài Ca Da Diễn Ni Tử,...
- Nghe nói ngài Xá lợi phất thuyết Tạng Vi Diệu Pháp trước khi tịch, Ngạo Thuyết đã nghiên cứu A tì đàm chưa?
- Phật Thích Ca chưa tịch hà cớ gì ngài Xá lợi phất phải cầm đèn chạy trước ô tô? Ngạo Thuyết có xem thoáng qua, nhận biết là hàng nhái nên cho qua, không đi sâu tìm hiểu, cũng giống như 50 hiện tượng ấm ma đấy - Một khi nhận biết rằng không nhiều lợi ích cho việc giải thoát hoàn toàn ở người học Phật, Ngạo Thuyết sẽ lướt qua để khỏi mất một khoảng thời gian vô nghĩa.
- Và dấu tích luận A tì đàm được phát hiện ra đời vào khoảng thế kỷ thứ ba TCN, kinh Đại thừa thì vào khoảng 450 - 550 năm sau khi Phật Thích Ca nhập diệt. Vậy mà Nam Tông chấp nhận luận A tì đàm do Phật thuyết còn kinh đại thừa nhất quyết là hàng giả, thế chẳng phải là người học Phật Nam truyền bảo thủ, cực đoan à? Luận A tì đàm ra đời sớm hơn Kinh Phật phát triển Bắc tông vào khoảng hơn 100 năm. Người học Phật Nam Truyền vẫn thường vặn vẹo vậy trong suốt 450 năm kinh Phật thuộc hệ phái phát triển bị giấu ở đâu mà giờ mới tòi ra. Thế luận A tì đàm nói do ngài Xá lợi phất thuyết cũng bị giấu ở đâu mà mãi đến 300 năm sau Phật nhập diệt mới manh múng thành hình?
- Điều này có phần đúng. Đúng là kỳ lạ! Thật là quái sự!
...
- Pháp hữu đã có từng đến Động Kỳ Xà Quật ở trên núi Linh Thứu chưa?
- Rồi! Đến ở cả tháng.
- Cái hang động đó pháp hữu nghĩ có sức chứa khoảng bao nhiêu người?
- Vâng! (Hình ảnh chắp tay)
- Chắp tay là nghĩa gì thế? Bó tay chăng?
- Là bó tay với các Tổ. Chẳng biết đường nào mà lần.
- Phật thuyết Tứ Diệu Đế, Bát chánh đạo là đủ để 5 anh em Kiều Trần Như có được chánh trí dự vào hàng bất thoái chuyển rồi.
- Vâng! Đúng vậy!
- Ngạo Thuyết biết rõ chỉ nhiêu đó là người học Phật đã dư dùng rồi.
- Vâng! Thiền su Máhasi cũng nói vậy.
- Do pháp hữu cứ vọng ngoại tìm cầu, học Phật lan man nên không suy xét đấy thôi.
- Vâng! Do ôm đồm, do tham... Cái gì cũng muốn biết, rốt cuộc lại không biết chuẩn xác điều gì.
- Bước vào cái động bé tẹo được cho rằng đã từng có 500 người chen chúc kết tập Kinh Phật là phải nhìn nhận lại, từ đó sẽ thấu đáo được rằng buổi kết tập đã có sự hư cấu.
- Ngồi bên ngoài cũng OK mà. 5 anh em Kiều Trần Như do đủ duyên lành mà lĩnh hội được.
- 500 vị A la hán cũng phải ăn uống trong nhiều ngày, ai phục vụ cho họ vậy tổng sẽ thêm bao nhiêu người nữa; Họ ngủ nghỉ ở đâu, sáng đi chiều về chăng?
- Ngủ ở nền đất, ngủ ở trong rừng. Hic!
- Vì 5 anh em Kiều Trần Như chí thiết cầu đạo, chí thiết vượt thoát sinh tử, tâm tư lại đơn thuần, trong sáng, biết ít tri kiến Phật. Bậy nè!
- Biết nói gì bây giờ?
- Kinh viết 499 vị A la hán vào động, liền đóng cửa hang động lại, đến khi ngài A Nan đắc quả A la hán đến sau, cũng chui tọt vào trong động.
- Tóm lại là hận các Tổ luôn.
- Thông tin dựa trên nền truyền thống ghi nhận buổi kết tập Kinh Phật lần thứ nhất không có ai khác ngoài 500 vị Tỳ khưu đắc quả A la hán, do đó nên việc kết tập nhất thiết sẽ phải diễn ra trong hang động Kỳ Xà Quật. Hận Tổ trước đi, Ngạo Thuyết nói riết có khi pháp hữu hờn luôn cả Phật.
- Hic! Ăn vạ Phật nhiều lần rồi.
- Muộn lắm rồi, Ngạo Thuyết nghỉ khỏe đi!
- Do mình thiếu suy xét, cả tin vào sư thầy, vào kinh sách quá đấy thôi.
- Biết gì đâu mà suy xét, thiếu chánh niệm, chánh kiến mà.
- Ngạo Thuyết vẫn là con ếch còn ở trong giếng, chưa từng đến đất Phật mà vẫn nhận ra kinh sách Phật học chứa đựng nhiều hư cấu đấy thôi.
- Chúng sinh phần đa không thật tin vào những điều minh hiểu. Là chúng sinh mà. Hic!
- Khi một việc chẳng chân tự khắc sẽ có nhiều điều thành ngụy. Việc kết tập kinh Phật chính là giềng mối đạo mà đã có chứa nhiều điều hư cấu thì người học Phật cần phải có con mắt trạch pháp để tỏ tường chân nguy.
- Sao các Tổ lại không thấy những điều này?
- Luận thuyết của Ngạo Thuyết dù mộc mạc, giản đơn là vậy. Tuy nhiên Ngạo Thuyết tin rằng cả sư thầy Nam - Bắc Tông khi gặp phải dạng luận thuyết này chỉ có nước cấm khẩu, lắng nghe vì không thể phản biện. Tiếc rằng dẫu sư thầy Tăng Bảo có im tiếng, lắng nghe nhưng cũng sẽ không dễ lĩnh hội, không dễ chịu phục vì họ tin vào tri kiến Phật học có nơi họ, họ kính tin Phật hơn. Và điều đáng tiếc hơn là họ kính tin Phật nhưng lại hoàn toàn không hiểu Phật.
- Vâng! Ngạo Thuyết mà nói về đạo pháp thì đúng thật là cấm cãi.
- Tuy nhiên, người học Phật phải thấu đáo rằng nếu các vị Tổ đời đầu không phương tiện như thế và nếu không có vị Giác Giả thứ hai xuất thế hộ pháp thì e rằng đạo Phật đã bị ngoại đạo dập vùi mất hẳn rồi. Đó là những phương tiện giả lập để giữ gìn mối đạo.
- Vị Giác Giả thứ 2?
- Có trách là trách các Tổ mãi những đời sau và chư Tăng sau này biết Phật, tin Phật nhưng không hiểu tâm Phật cũng như các vị Tổ đời trước.
- Vị Giác Gia thứ 2?
- Kinh Phật phát triển đại thừa Bắc tông chứa đựng trí tuệ viên dung, siêu tuyệt như thế không phải là Giác Giả chẳng thể kiến tạo được.
- Thế lẽ nào họ đều vô minh cả sao?
- Không hiểu đúng lời Phật thì hiển nhiên là còn trong lưới vô minh rồi.
- Thế hóa ra là một người vô minh dẫn theo một đám vô minh đi lòng vòng, loằng ngoằng à?
- Đích thị! Nói đúng hơn sẽ là một đám đông người mang chính danh là hoằng dương Phật pháp còn vô minh dẫn dắt theo đại chúng học Phật vô minh đi loanh quanh, lẩn quẩn trong vòng luân hồi và cười nói với nhau rằng chúng ta biết đạo giác ngộ giải thoát.
- Ái chà! Chắc chết quá! Vậy là Tạng Vi Diệu Pháp không do Phật Thích Ca thuyết?
- Kinh Phật còn không hoàn toàn do Phật Thích Ca thuyết thì Tạng Vi Diệu Pháp đâu thể lấy Phật Thích Ca làm con dấu xác thực tính chính danh.
- Kinh Phật cũng không do Phật thuyết, việc kết tập Kinh Phật lần thứ nhất có chứa điều hư cấu. Vậy Kinh Phật do ai thuyết? Điên đầu thật chứ!
- Ngạo Thuyết không nói rằng Kinh Phật hoàn toàn không phải do Phật Thích Ca thuyết, Ngạo Thuyết chỉ nói tất cả nội dung của Tam Tạng Kinh không chỉ chứa đựng hoàn toàn những lời Phật Thích Ca từng thuyết. Nói rõ hơn là bên cạnh việc lưu lại những lời Phật Thích Ca từng nói, nội dung của những bộ Kinh Phật còn chứa đựng phần diễn giải suy lường của người học Phật đời sau và việc kết tập Kinh Phật là việc làm tự phát của người học Phật đời sau, với đại biểu là những vị đệ tử lớn của Phật như ngài Ca Diếp, ngài A Nan, ngài Ưu Ba Li, ngài Phú Lâu Na,... Trong Kinh Phật sẽ chứa đựng ít nhiều tư kiến của những người đã đứng ra kết tập Kinh Phật và theo thời gian lâu xa thì phần thêm thắt tri kiến Phật học ở người học Phật đời sau ngày càng nhiều thêm. Người học Phật đúng mực sẽ là người biết gạn đục, khơi trong, rạch ròi được sự chân ngụy.
- Vâng!
...
Ngạo Thuyết xin cảm ơn những vị pháp hữu đã cùng tham vấn, trao đổi, chia sẻ sự hiểu biết về Phật học. Trân trọng!
...
P/S - Lưu Ý:
Trang Wikipedia chứa đựng những thông tin không hoàn toàn đúng nhưng trang Wikipedia chứa đựng những thông tin cơ bản có giá trị nhất định.
#Nikaya_Đốn_Ngộ
#Mạn_Đàm
A-tì-đạt-ma
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



A-tì-đạt-ma (zh. 阿毗達磨, sa. abhidharma, pi. abhidhamma, bo. chos mngon pa) là tên phiên âm, cũng được gọi là A-tị-đạt-ma (zh. 阿鼻達磨) hoặc ngắn là A-tì-đàm (zh. 阿毗曇) hoặc Tì-đàm (毘曇) hoặc Vi Diệu Pháp. Dịch nghĩa là Đối pháp (zh. 對法), Đại pháp (zh. 大法), Vô tỉ pháp (zh. 無比法), Hướng pháp (zh. 向法), Thắng pháp (zh. 勝法), Luận (zh. 論). Mang nghĩa là Thắng pháp hoặc là Vô tỉ pháp (zh. 無比法), vì nó vượt (abhi) trên các Pháp (dharma), giải thích Trí huệ.
A-tì-đạt-ma là tạng thứ ba trong Tam tạng. Tạng này chứa đựng các bài giảng của đức Phật và các đệ tử với các bài phân tích về Tâm và hiện tượng của tâm, hiện tượng pháp các pháp. A-tì-đạt-ma là gốc của Tiểu thừa lẫn Đại thừa, xem như được thành hình giữa thế kỷ 3 TCNthế kỷ 3. Lần kết tập cuối cùng của A-tì-đạt-ma là khoảng giữa năm 400450. Có nhiều dạng A-tì-đạt-ma như dạng của Thượng toạ bộ (pi. theravāda), của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivāda)... A-tì-đạt-ma là gốc của mọi trường phái và người ta dùng nó để luận giảng các bài Kinh (sa. sūtra, pi. sutta).
A-tì-đạt-ma của Thượng toạ bộ được Phật Âm (zh. 佛音, sa. buddhaghoṣa) hoàn chỉnh, được viết bằng văn hệ Pali và bao gồm bảy bộ:
  1. Pháp tập luận (zh. 法集論, pi. dhammasaṅgaṇi): nói về các tâm pháp, sắp xếp theo từng cách thiền định khác nhau và các pháp bên ngoài, sắp xếp theo nhóm;
  2. Phân biệt luận (zh. 分別論, pi. vibhaṅga): nêu và giảng nghĩa, phân biệt những thuật ngữ như Ngũ uẩn (zh. 五蘊, pi. pañcakhandha), Xứ (zh. 處, sa., pi. āyatana), Căn (zh. 根, sa., pi. indriya) v.v.;
  3. Luận sự (zh. 論事, pi. kathāvatthu): nêu 219 quan điểm được tranh luận nhiều nhất và đóng góp nhiều cho nền triết lý Phật giáo;
  4. Nhân thi thiết luận (zh. 人施設論, pi. puggalapaññati): nói về các hạng người và Thánh nhân;
  5. Giới thuyết luận (zh. 界說論, pi. dhātukathā): nói về các Giới (zh. 界, sa., pi. dhātu);
  6. Song luận (zh. 雙論, pi. yamaka): luận về các câu hỏi bằng hai cách, phủ định và xác định;
  7. Phát thú luận (zh. 發趣論, pi. paṭṭhāna hoặc mahāprakaraṇa): nói về những mối liên hệ giữa các pháp (pi. dhamma).
A-tì-đạt-ma của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivāda) được viết bằng Phạn ngữThế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu) là người tổng hợp. A-tì-đạt-ma này cũng bao gồm bảy bộ khác nhau, cụ thể là:
  1. Tập dị môn túc luận (zh. 集異門足論, sa. saṅgītiparyāya): bao gồm những bài giảng theo hệ thống số, tương tự như Tăng chi bộ kinh;
  2. Pháp uẩn túc luận (zh. 法蘊足論, sa. dharmaskandha): gần giống như Phân biệt luận trong A-tì-đạt-ma của Thượng toạ bộ;
  3. Thi thiết túc luận (zh. 施設足論, sa. prajñaptiśāstra): trình bày dưới dạng Kệ những bằng chứng cho những sự việc siêu nhiên, thần bí;
  4. Thức thân túc luận (zh. 識身足論, sa. vijñānakāya): nói về các vấn đề nhận thức. Có vài chương nói về những điểm tranh luận giống Luận sự (pi. kathāvatthu), Giới luận (pi. dhātukathā) và Phát thú luận (zh. paṭṭhāna) trong A-tì-đạt-ma của Thượng toạ bộ;
  5. Giới thân túc luận (zh. 界身足論, sa. dhātukāya): gần giống Giới thuyết luận (pi. dhātukathā) của Thượng toạ bộ;
  6. Phẩm loại túc luận (zh. 品類足論, sa. prakaraṇa): bao gồm cách xác định những thành phần được giảng dạy và sự phân loại của chúng;
  7. Phát trí luận (zh. 發智論, sa. jñānaprasthāna): xử lý những khía cạnh tâm lý của Phật pháp như Tuỳ miên (zh. 隨眠, sa. anuśaya), Trí (智, sa. jñāna), Thiền (禪, sa. dhyāna) v.v… (xem thêm Tâm sở).
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt​
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Thể loại:

 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kinh Đại Thừa có phải là Ngụy Tạo hay không ?

Trở lại vấn đề Tam Pháp Ấn ... là Khổ, Vô Thường Vô Ngã, thì có nhiều khi, chỉ nhìn thấy về vấn đề hiện tượng, không đủ bao hàm ý nghĩa thật của Tam Pháp Ấn

Trong Kinh Nguyên Thủy, cũng có nhiều nơi nói tới Ý NGHĨA bên trong của Khổ, Vô Thường, Vô Ngã ... với 1 bộ ba khác là: Chư Hành Vô Thường, Vạn Pháp Vô Ngã, và Niết Bàn Tịch Tĩnh ... điều này được ghi chép trong kinh 262 của Tạp A Hàm chẳng hạn [smile]

trong kinh này, có 1 vị trưởng lão gọi là Xiển Đà đi khắp nơi cầu hỏi CHÂN Ý NGHĨA của VẠN PHÁP thì đi đâu cũng gặp đồng 1 câu trả lời:

“Xin chỉ dạy tôi,

nói pháp cho tôi,

để cho tôi biết pháp,

thấy pháp

tôi sẽ biết như pháp quán như pháp
789.


” Bấy giờ, các Tỳ-kheo nói với Xiển-đà: “Sắc là vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Tất cả các hành đều vô thường. Tất cả các pháp đều vô ngã. Niết-bàn tịch diệt790 .

cho nên, cũng có nhiều nơi, Tam Pháp Ấn được ghi chép là: Chư Hành Vô Thường, Vạn Pháp Vô Ngã, Niết Bàn Tịch Tĩnh

theo KLL hiểu thì vấn đề này có thể bổ xung được ý nghĩa của TAM PHÁP ẤN chiếu theo bề mặt hiện tượng: Khổ, Vô Thường, Vô Ngã

thì theo HƯỚNG THẾ GIAN

vì chư Hành --> "thân ,khẩu, ý" --> Nghiệp ....

chính Nghiệp là chỗ vướng mắt vào Tự Ngã

và Vô Ngã ... là hiện tượng thật ... cho nên Niết Bàn Tịch Tĩnh mới được biết đến


Vì vậy: Niết Bàn được định nghĩa dựa trên tính phủ định của các hiện tượng dựa trên ý nghĩa gọi là XUẤT THẾ GIAN theo cách xử dụng danh từ để miêu tả:

Thường (vì vô thường .. luôn xảy ra )

Ngã (vì Vô Ngã luôn xảy ra )

** cho nên ... ý nghĩa của NIẾT BÀN TỊCH TĨNH này thật khác với Ý NGHĨA ĐẠI NGÃ của ẤN GIÁO [smile] ... rõ ràng khác nhau ngay từ nội dung tinh thần của các KINH NGUYÊN THỦY luôn [smile]


cũng vì vậy đức Phật cũng nói tới vấn đề này trong kinh kế tiếp Kinh Xiển Đà trong Tập A Hàm ... trong kinh Ưng Thuyết, kinh 263 của Tập A Hàm, đức Phật nói:

Bấy giờ Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Ta do tri kiến mà diệt tận các lậu799 , chứ không phải không tri kiến.

Thế nào là do tri kiến mà diệt tận các lậu, chứ không phải không tri kiến?


Nghĩa là:

‘Đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc này, đây là sự diệt tận của sắc. Đây là 1064 thọ, tưởng, hành, thức; đây là sự tập khởi của thức, đây là sự diệt tận của thức.’ Nếu không cần phương tiện, tùy thuận thành tựu, mà dụng tâm cầu mong rằng: ‘Mong ta diệt sạch được các lậu, tâm được giải thoát,’ nên biết, Tỳ-kheo kia cuối cùng không thể diệt sạch được các lậu để giải thoát. Vì sao? Vì không tu tập. Không tu tập những gì? Không tu tập niệm xứ, chánh cần, như ý túc, căn, lực, giác, đạo.


Phần lớn những người theo học phật đạo ngày nay, vì tin tức, tài liệu khắp nơi, nhất là thường theo lối tu tập của Thiền Tông .. là theo con đường như TAM TỔ TĂNG XĂN nói: "CHỈ CỐT DỨT KIẾN" ... nhưng họ lại không đi sâu vào ý nghĩa của chỗ CHỈ CỐT DỨT KIẾN ... đó = VÔ NGÃ, NIẾT BÀN TỊCH TĨNH theo nghĩa xuất thế gian của NGÃ, THƯỜNG, LẠC TỊNH = NIẾT BÀN ... cũng là nội dung của TRÍ TUỆ của TRI KIẾN PHẬT ..

cho nên .. cũng không đi sâu được vào chỗ THANH TỊNH mà chư tổ nói tới [smile]


thêm vào đó, lúc đầu KLL đọc Kinh Phật Giáo .. thấy về sau này .. có nhiều kinh chép cũng hỏng hiểu từ đâu ra .. đặc biệt là các kinh được chép ở trong những cuốn sách được tụng trong các giờ tụng kinh, buổi lễ ở chùa, ... nhưng dường như là .. các kinh phật giáo .. "đều ghi theo cái tinh thần của chữ NHƯ" .. cho nên ... hình như là các vị đại sư, luận sư cũng thường hay .. đem những đoạn thoại này, câu truyện kia, ghi chép theo tuần tự, thứ tự khác đi .. để trình bày khác đi theo 1 bố cục khác .. làm ra các kinh [smile] .. cho nên hôm nọ, đọc thấy thày VQ nói là giống như BIẾT RỒI --> thì PHĂNG [smile] --> thấy đó cũng là 1 ý tưởng ... hơi ... hơi .... giống như là KLL nghĩ [smile]
.
KLL
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
II/. Làm sao biết...- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo !!!

Phần nhiều những nghi ngờ phát xuất từ các suy nghĩ sau:

1/. Do suy nghĩ vu vơ.(tt)

Vâng. Lời của ngài Ngạo Thuyết rất hay:

"- Kinh Phật cũng không do Phật thuyết, việc kết tập Kinh Phật lần thứ nhất có chứa điều hư cấu. Vậy Kinh Phật do ai thuyết? Điên đầu thật chứ!
- Ngạo Thuyết không nói rằng Kinh Phật hoàn toàn không phải do Phật Thích Ca thuyết, Ngạo Thuyết chỉ nói tất cả nội dung của Tam Tạng Kinh không chỉ chứa đựng hoàn toàn những lời Phật Thích Ca từng thuyết. Nói rõ hơn là bên cạnh việc lưu lại những lời Phật Thích Ca từng nói, nội dung của những bộ Kinh Phật còn chứa đựng phần diễn giải suy lường của người học Phật đời sau và việc kết tập Kinh Phật là việc làm tự phát của người học Phật đời sau, với đại biểu là những vị đệ tử lớn của Phật như ngài Ca Diếp, ngài A Nan, ngài Ưu Ba Li, ngài Phú Lâu Na,... Trong Kinh Phật sẽ chứa đựng ít nhiều tư kiến của những người đã đứng ra kết tập Kinh Phật và theo thời gian lâu xa thì phần thêm thắt tri kiến Phật học ở người học Phật đời sau ngày càng nhiều thêm. Người học Phật đúng mực sẽ là người biết gạn đục, khơi trong, rạch ròi được sự chân ngụy. "

Tuy rằng hay. Nhưng cũng vẫn là những suy nghĩ vu vơ, vẫn không đủ làm bằng chứng để.-
Làm sao biết...- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo !!!

Theo VQ chúng ta suy Nghĩ thì cứ suy nghĩ. Nhưng đừng nên đại ngôn SUY NGHĨ CỦA MÌNH LÀ CHÂN LÝ.

Ôi !!!

Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời cao
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.
......
Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la
Sờ soạng cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ám, nửa sương tà.

(thơ Huy Cận)
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Thật là kỳ lạ !

Thần thông diệu dụng của chư Phật Thánh là siêu phàm, bất khả tư nghì vì bổn thể trùm khắp pháp giới, tướng cảnh tùy tâm biến hiện.

Sao người thế gian lại đem phàm lượng để đo lường sự tụ hội kết tập Kinh tạng của chư hiền Thánh ?

Như pháp hội kinh Duy Ma Cật cả hội chúng ngàn người tụ hội tại căn phòng nhỏ của Duy Ma Cật mà vẫn thoáng rộng hay chẳng từng nghe tam muội “ý sanh thân” ư ? Ngồi bất động đạo tràng, thân biến hiện khắp mười phương cõi ư ?

Phật dạy có 04 thứ sanh: noãn, thai, thấp, hóa.

Riêng Hóa sanh thuộc về hàng thần, tiên, trời, Thánh; phàm phu chúng sanh làm sao tỏ tường nếu cứ đem vọng thức kiến giải phân biệt mà chẳng chuyên tu thật chứng ?

Như Kinh Ước Nguyện (Trung Bộ Kinh) dạy: nếu ông muốn chứng được các thứ thần thông, phải nên kiên trì giới hạnh.

Kinh Pháp Bảo Đàn dạy: hạnh chánh tức là đạo.

Lại nói:

“ ngộ lý nhất thời, liễu sự xa xôi”, “lý có đốn ngộ, sự phải tiệm tu”, “ ngộ Đại thừa, hành Tiểu thừa, mỗi bước Tiểu thừa là Đại thừa”

Và 03 tiệm thứ tu hành trong Kinh Lăng Nghiêm: xoay chuyển hiện nghiệp, ngộ căn viên thông - một ngày tu bằng cả kiếp !

Đủ biết việc nhiếp phục chủng tử tham, sân và si là cửa ải quyết định vượt thắng để thể nhập bổn thể chân như nhờ đó đối với sự biến hiện của ngoại giới chẳng lấy làm kinh hãi, nghi ngờ.

Mô Phật.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo.

Tôi là người rất thích kinh PG Đại Thừa, nhưng không vì vậy mà trốn tránh sự thật. Kinh nguỵ tạo là ý nói không phải kinh do Phật thuyết. Dễ hiểu thôi, sau khi Phật nhập diệt đến hơn 500 năm thì Phật giáo Đại Thừa và các loại kinh luận của Đại Thừa mới xuất hiện. Nhưng kinh Đại Thừa cũng không phải do Ấn Độ giáo thuyết, mà do những đại sư của Phật giáo viết ra. Họ là những cánh chim đầu đàn sáng lập các tông phái Đại Thừa cùng những đại đệ tử của họ, là những người tinh thông phật pháp nếu không muốn nói là đã giác ngộ. Mà đã giác ngộ thì ai cũng thấy cùng một chân lý, nên những gì họ thuyết cũng chẳng khác gì Phật thuyết.

Thường thì những người dè bỉu kinh sách Đại Thừa là người theo Phật giáo nguyên thuỷ. Vậy thì hãy lấy kinh Kalama đập vào mặt họ, vì họ đã làm ngược lại ý chỉ của Đức Phật. Thật ra nếu suy xét kỹ càng thì ngay cả kinh Tiểu Thừa cũng chỉ là do ngài A nan nhớ lại những gì Phật giảng đạo lúc còn tại thế mà thôi, nên không thể nói nó chính là kinh Phật thuyết và mang tính chủ quan. Sở dĩ tôi nói có tính chủ quan, vì kinh Tiểu Thừa được kết tập vài lần và lại chia ra nhiều tông phái do bất đồng quan điểm.

Vậy trước cánh rừng kinh tạng luận của Phật giáo, không cái nào chắc chắn của Đức Phật viết ra thì phật tử biết phải làm sao để học đúng những gì Phật thuyết? Với quan điểm cá nhân của tôi thì câu trả lời ở ngay phần trên tôi vừa viết, hãy đọc kinh Kalama thì ắt biết phải làm sao.

Tất cả cái gọi là Kinh Luật Luận đều là do các đệ tự Phật truyền lại nên không có cơ sở nào xác thực để phán là giải tạo cả! Không phải do ở cổ nhân đâu, mà là do trí tuệ của chúng ta, chúng ta phán xét điều này điều kia thì đó là lăng kính của chúng ta. Bạn không thấu hiểu nổi hoặc hiểu sai Kinh Điển Bắc Tông mà lập luận bằng trí não rằng giả này nọ.

Tóm lại, học Phật chắc chắn mỗi người phải nghiên cứu. Dù là nghiên cứu đến đâu rồi thì hãy nên nhớ các bạn chưa phải Phật thì đừng phán bỏ lời Phật mà não hại người và chính mình, phá bỏ phương tiện mà chư hiền thánh cố công gầy dựng cho chúng sanh neo học!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
II/. Làm sao biết...- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo !!! (tt)

Phần nhiều những nghi ngờ phát xuất từ các suy nghĩ sau:

2/. Do Tà thuyết ngụy biện luồng lách của ngoại đạo mà lạc hướng.

Có một số người học Phật, do lòng tin không vững, do kém trạch pháp (chọn lựa) nên bị lệch lạc lòng tin trong chánh pháp Phật, dẫn đến cho là :
Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo !!!

Ngoại Đạo thường có các ngụy biện sau:

1+ Cho rằng: Pháp Phật lưu truyền lâu ngày nên tam sao thất bản.

2+ Cho rằng các vị Tổ trước đây là Ngoại Đạo xuất gia theo Phật, nên đã xen tạp giáo Pháp ngoại Đạo biến thành Đại thừa PG.

Các vấn đề này. VQ đã giải trình bằng Tứ Pháp Ấn. Nay VQ xin nói lại:

* Về Vấn Đề:

(1+G ): Tam sao thất bổn thì có 4 Pháp Ấn điều chỉnh.

(2+G ): Cho rằng các vị Tổ trước đây là Ngoại Đạo xuất gia theo Phật, nên đã xen tạp giáo Pháp ngoại Đạo biến thành Đại thừa PG.

Thí dụ: Điển hình là do thấy Tổ Mã Minh triển khai Giáo lý Chân Như quá siêu xuất bằng Đại Thừa Khởi Tín Luận. Để đả kích.

Luận ĐẠI THỪA KHỞI TÍN được Tổ Mã Minh làm vào khoảng 600 năm sau khi Phật nhập diệt, nhằm phá bỏ cái thấy thiên lệch của Tiểu thừa cũng như những định kiến sai lầm của Ngoại đạo. Tuy chủ đích của bộ luận là giúp người đời phát khởi niềm tin đối với Đại thừa, song vì là “Tổng nhiếp tất cả nghĩa lý sâu mầu vi diệu mà Như Lai đã nói”, (theo CHT).

Nhưng Ngoại Đạo ngụy biện để phá rằng:

Tổ Mã Minh Ngài là người thông minh, hiểu rộng, về mặt biện luận thì không ai bằng. Lúc đầu xuất gia làm sa môn của Ngoại đạo. Một lần, ngài xướng lên rằng: “Tỳ kheo nào có thể cùng ta tranh luận thì gỏ kiền chùy .nếu không thắng được thì không được nhận lễ cúng dường”.

Bấy giờ, trưởng lão Hiếp đang ở vùng Bắc Thiên Trúc, biết ngài là người có thể giáo hóa, bèn dùng thần thông bay đến Trung Thiên Trúc, sai mọi người gõ kiền chùy cùng ngài tranh luận. Ngài thua và trở thành đệ tử của trưởng lão Hiếp từ đó.

Do gốc gác Tổ Mã Minh là Ngoại Đạo, nên Giáo lý Chân Như và Tin ngưỡng Đại thừa là ngụy thuyết.

ÔI ! Đây là ngụy thuyết "trường uống như con lương" của Ngoại Đạo !

Vì:

* Chân Lý và thấu triệt Chân Lý không dành riêng cho một ai, hay cho riêng người Phật Tử.- Ngoại Đạo nếu học hỏi Phật lý thì vẫn ngộ Đạo, chứng Đạo mà...!

Thưở Phật còn tại thế, có số rất đông đệ tử xuất sắc của Phật cũng là Ngoại Đạo:

+ Ngài Ương Quật là Ngoại đạo giết 999 người lấy ngón tay để tu luyện, sau lại theo Phật mà chứng A la Hán.

+ Ngài Mục kiền Liên là Đại Tôn Sư Ngoại Đạo có 500 đệ tử. Ngài Xá lợi Phất cũng là Đại Tôn Sư Ngoại Đạo có 500 đệ tử. Hai vị gọp lại là "1000 đệ tử Ngoại Đạo" (Giáo Đoàn Phật lúc ấy có khoảng 1250 Tỳ kheo) đồng xuất gia theo Phật, Trở thành giáo Đoàn có 1002 Tỳ Kheo gốc gác là Ngoại Đạo.

+ Ngài Đại Ca Diếp là Giáo chủ đạo thờ lửa, sau khi gặp Phật, ngài xuất gia làm đệ tử trưởng tràng.

+ Chính bản thân Đức Sĩ Đạt Ta, đầu tiên tu theo Ngoại Đạo Uất Đầu Lam Phất, sau ngài ngồi gốc Bồ Đề tự chứng Đạo thành Phật. Té ra cũng gốc là Ngoại Đạo.

Đâu có gì trở ngại, hay biến chất do trước đây gốc Ngoại Đạo, như họ vẫn tuyên truyền bậy bạ.

Bởi vậy: Người Phật tử có Chánh tín, có hiểu biết về Lục trùng Chánh tín. Cụ thể là tin biết Pháp "NHƯ THỊ".- Không để cho ngụy thuyết luồng lách này lung lạc.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên