- Tham gia
- 17/9/19
- Bài viết
- 56
- Điểm tương tác
- 34
- Điểm
- 18
Xin phép admin cho mình được mở một topic ghi lại những diễn tiến trong lúc thiền tập thường ngày ạ !
Theo các đề mục quán sát mỗi ngày, từ hai ngày trước đến nay, mình có đặt đề mục rằng muốn tìm hiểu xem tại sao có cảm thọ chúng ta thích, và có cảm thọ chúng ta không thích ? (cảm thọ chỉ tượng trưng cho một trong các pháp)
Trong lúc thiền, thì theo thập nhị nhân duyên, có Thủ Hữu là do ái tạo duyên, Ái có là do Thọ duyên, Thọ có là do Xúc duyên v.v.... trở ngược về là do Vô minh.
Lúc này mình nghĩ, thế nào là Vô Minh ? Cụ thể rằng Vô Minh trong các tiến trình thân, thọ, tâp, pháp là ra sao ?
Phải chăng Vô Minh là sự nhận lầm các tiến trình sinh diệt của vạn pháp, không nhìn ra chúng chỉ là duyên sinh, chỉ đến và đi, vô thường, vô ngã... mà mê lầm chúng là một đối tượng - tức cái ngã - và có giá trị cố hữu nào đó ?
Chẳng hạn như nếu một cơn ngứa nổi lên trên thân, thì vô minh tức cái tâm nhìn nhận nó với một giá trị riêng biệt, và sinh ra chán ghét.
Vậy thì hỏi ngược, thế nào là ngược lại với Vô Minh - tức là Minh ? Phải chăng là nhìn nhận mọi hiện tượng như chúng là, tức là chỉ thấy mọi thứ là các tiến trình, chỉ đến và đi, sinh và diệt liên lỉ không ngừng ?
Tức là chỉ thấy cơn ngứa kia thực ra chỉ là tiến trình của thân không hơn, không kém.
Nhưng, cái gì đang đứng ra quan sát thế kia ? Nó là gì vậy ? Tại sao lại có sự tồn tại ngăn cách giữa cái đang quan sát và cái được quan sát vậy ?
Phải chăng nó là ý thức ? Là Tâm ? Nhưng dù mang tên là gì đi nữa, thì nó vẫn là một sự ngăn cách giữa các đối tượng. Và một khi có sự phân chia, tức sẽ có sự đối chọi rồi.
Như vậy, việc quan sát các hiện tượng liệu có đủ chăng ? Bởi cho dù có nhìn ra rằng mọi pháp đang hiển hiện kia đều vô thường, nhưng vẫn có một thứ đang đứng đó nhìn ngắm. Rốt cuộc nó là thế nào ? Hay, cái gì đang hỏi đây ?
Và dù nó là gì, nếu nó tồn tại, nó ắt sinh diệt, ắt vô thường, và nó cũng duyên sinh với đối tượng mà nó đang quan sát.
Như thế, đằng sau cái thứ đang quan sát đó là gì ? Hay có còn gì khác phía sau cái thứ đang quan sát đó nữa không ?
Lúc này, mình lại quay về câu hỏi, liệu thế nào mới là ngược với Vô Minh ?
Trong Tâm Kinh nói, Quán Tự Tại Bồ Tát, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Vậy, ngoài ngũ uẩn ra, không còn gì khác để quán sát. Như thế có thể cho rằng, cái thứ đang quan sát kia cũng nằm trong ngũ uẩn. Và mình mạn phép đoán rằng nó là một thành phần của Thức.
Vậy, cái quan trọng ở đây, tức là quán sát thấy mọi thứ là duyên sinh, sinh diệt, vô thường, vô ngã. Và cả cái đang quán sát cũng đồng tính chất không hơn.
Nhưng liệu như thế có đủ chăng ? Liệu trong đời sống hằng ngày, thì cụ thể thế nào ?
Trước thời gian đó, mình có quán sát việc khi ý thức nắm bắt một đối tượng thì sẽ ra sao, và nếu nó không nắm bắt một đối tượng nào hoặc một trạng thái tương tự nào đó thì sẽ ra sao ?
Thì mình thấy rằng khi ý thức nắm bắt một đối tượng nào đó, thì khi đó mọi thứ khác đều lu mờ nhường chỗ cho cái đối tựong đó. Điều này có vẻ tuơng ứng với diễn tiến của Vô Minh sinh Hành, Hành sinh Thức... Hành tức là xu hướng hành động hướng tâm tới đối tượng, Thức là một môi trường trong tâm được hình thành vây quanh đối tựong đó, làm tiền đề cho các diễn tiến sau đó phát sinh.
Lúc đó, mình nghĩ thì liệu việc nắm bắt như thế là Vô Minh sao ? Nhưng nếu không nắm bắt như vậy thì sinh sống làm sao ?
Sau đó, mình nghĩ có hai hướng:
Một là sự khác biệt ở chỗ nắm bắt trong vô minh, và nắm bắt trong giác ngộ. Nắm bắt trong vô minh thì diễn tiến của 12 quá trình nhân duyên có thể diễn ra đầy đủ. Nhưng với sự giác ngộ, nó sẽ diễn ra khi cần thiết, và tới giai đoạn Xúc và Thọ, thì sau đó, do nhìn nhận đúng sự vật hiện tượng vốn chỉ là Không, nên không sinh ra Ái, Thủ, Hữu...
Hai là liệu có thể không nắm bắt luôn mà vẫn sinh hoạt bình thường được ? Bởi đã có nhân thì phải có quả, có sự nắm bắt ắt có thể sinh ra cá tiến trình sau. Như thế, lời Phật nói, Vô minh diệt, các tiến trình sau đó ắt diệt. Phật dạy là Diệt chứ không phải là Giác các tiến trình. Nghĩa là hướng này có vẻ hợp lý hơn.
Như thế quay lại vấn đề của hôm nay, liệu quán sát thôi có đủ ? Và nếu không quán sát, thì sẽ là gì ? Hay nếu không nắm bắt thì ra sao ? Và không nắm bắt tức là thế nào ?
Trước tiên, mình chợt nhớ tới câu "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm", như thế không nắm bắt bất cứ gì vẫn khả thi, và không những thế mà còn rất hiệu quả - tức sinh kỳ tâm.
Nghĩa là chúng ta không cần quán sát mọi thứ là vô thường, khổ, vô ngã. Bởi nếu quán sát và thấy được như thế, thì như đã nói là vẫn còn cái sự quán sát và cái bị quán sát. Và dù chúng là Không đi nữa, vẫn âm ỉ có sự ngăn cách, một cái ngã thầm lặng.
Như thế, khi sự quan sát và cái được quan sát đều đồng tính chất là Không, thì trâu cũng mất mà người cũng phải mất. Bởi còn thấy có trâu, có người, tức là còn ngăn cách.
Như vậy có phải là bỏ cả trâu lẫn người ? Không, không thể là "bỏ" được. Và nói "mất" ở đây cũng không phải mang nghĩa diệt đi được.
Quay lại với câu Ưng vô sở trụ... thì có vẻ chỉ là không trụ vào mọi thứ thôi, và cứ để mọi thứ trôi theo cách của nó. Có nghĩa rằng, thọ thì cứ thọ, tưởng thì cứ tưởng, hành thì cứ hành, thức thì cứ thức... cứ để mọi thứ vận động mà không cần can thiệp một cách chủ ý là được, và quan trọng, không cần can thiệp một cách chủ ý là được.
Cụ thể và thực tế hơn là gì ?
Tức là thấy cơn ngứa, nếu ngay lập tức đưa tay lên gãi, thì đó là nghiệp quá khứ vận hành, cũng là tiến trình duyên sinh, là phản ứng có điều kiện của thân, không cần phải chủ đích can thiệp. Tức ổn.
Nhưng nếu thấy cơn ngứa, ngay đó thấy sự duyên sinh, thấy không... tức cũng là nghiệp quá khứ, cần gãi thì gãi, không gãi cũng chẳng sao, cứ tùy nghi mà động.
Cụ thể hơn nữa thì sao ? Có phải rằng chỉ cần hiện diện đơn thuần với các tiến trình thân tâm pháp... mà không can thiệp hay nắm bắt là được chăng ?
Tới đây xin tạm ngừng, mình sẽ lại quán sát tiếp trong các hoạt động thường này, và sẽ cập nhật sau nếu có tiến triển mới.
Theo các đề mục quán sát mỗi ngày, từ hai ngày trước đến nay, mình có đặt đề mục rằng muốn tìm hiểu xem tại sao có cảm thọ chúng ta thích, và có cảm thọ chúng ta không thích ? (cảm thọ chỉ tượng trưng cho một trong các pháp)
Trong lúc thiền, thì theo thập nhị nhân duyên, có Thủ Hữu là do ái tạo duyên, Ái có là do Thọ duyên, Thọ có là do Xúc duyên v.v.... trở ngược về là do Vô minh.
Lúc này mình nghĩ, thế nào là Vô Minh ? Cụ thể rằng Vô Minh trong các tiến trình thân, thọ, tâp, pháp là ra sao ?
Phải chăng Vô Minh là sự nhận lầm các tiến trình sinh diệt của vạn pháp, không nhìn ra chúng chỉ là duyên sinh, chỉ đến và đi, vô thường, vô ngã... mà mê lầm chúng là một đối tượng - tức cái ngã - và có giá trị cố hữu nào đó ?
Chẳng hạn như nếu một cơn ngứa nổi lên trên thân, thì vô minh tức cái tâm nhìn nhận nó với một giá trị riêng biệt, và sinh ra chán ghét.
Vậy thì hỏi ngược, thế nào là ngược lại với Vô Minh - tức là Minh ? Phải chăng là nhìn nhận mọi hiện tượng như chúng là, tức là chỉ thấy mọi thứ là các tiến trình, chỉ đến và đi, sinh và diệt liên lỉ không ngừng ?
Tức là chỉ thấy cơn ngứa kia thực ra chỉ là tiến trình của thân không hơn, không kém.
Nhưng, cái gì đang đứng ra quan sát thế kia ? Nó là gì vậy ? Tại sao lại có sự tồn tại ngăn cách giữa cái đang quan sát và cái được quan sát vậy ?
Phải chăng nó là ý thức ? Là Tâm ? Nhưng dù mang tên là gì đi nữa, thì nó vẫn là một sự ngăn cách giữa các đối tượng. Và một khi có sự phân chia, tức sẽ có sự đối chọi rồi.
Như vậy, việc quan sát các hiện tượng liệu có đủ chăng ? Bởi cho dù có nhìn ra rằng mọi pháp đang hiển hiện kia đều vô thường, nhưng vẫn có một thứ đang đứng đó nhìn ngắm. Rốt cuộc nó là thế nào ? Hay, cái gì đang hỏi đây ?
Và dù nó là gì, nếu nó tồn tại, nó ắt sinh diệt, ắt vô thường, và nó cũng duyên sinh với đối tượng mà nó đang quan sát.
Như thế, đằng sau cái thứ đang quan sát đó là gì ? Hay có còn gì khác phía sau cái thứ đang quan sát đó nữa không ?
Lúc này, mình lại quay về câu hỏi, liệu thế nào mới là ngược với Vô Minh ?
Trong Tâm Kinh nói, Quán Tự Tại Bồ Tát, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Vậy, ngoài ngũ uẩn ra, không còn gì khác để quán sát. Như thế có thể cho rằng, cái thứ đang quan sát kia cũng nằm trong ngũ uẩn. Và mình mạn phép đoán rằng nó là một thành phần của Thức.
Vậy, cái quan trọng ở đây, tức là quán sát thấy mọi thứ là duyên sinh, sinh diệt, vô thường, vô ngã. Và cả cái đang quán sát cũng đồng tính chất không hơn.
Nhưng liệu như thế có đủ chăng ? Liệu trong đời sống hằng ngày, thì cụ thể thế nào ?
Trước thời gian đó, mình có quán sát việc khi ý thức nắm bắt một đối tượng thì sẽ ra sao, và nếu nó không nắm bắt một đối tượng nào hoặc một trạng thái tương tự nào đó thì sẽ ra sao ?
Thì mình thấy rằng khi ý thức nắm bắt một đối tượng nào đó, thì khi đó mọi thứ khác đều lu mờ nhường chỗ cho cái đối tựong đó. Điều này có vẻ tuơng ứng với diễn tiến của Vô Minh sinh Hành, Hành sinh Thức... Hành tức là xu hướng hành động hướng tâm tới đối tượng, Thức là một môi trường trong tâm được hình thành vây quanh đối tựong đó, làm tiền đề cho các diễn tiến sau đó phát sinh.
Lúc đó, mình nghĩ thì liệu việc nắm bắt như thế là Vô Minh sao ? Nhưng nếu không nắm bắt như vậy thì sinh sống làm sao ?
Sau đó, mình nghĩ có hai hướng:
Một là sự khác biệt ở chỗ nắm bắt trong vô minh, và nắm bắt trong giác ngộ. Nắm bắt trong vô minh thì diễn tiến của 12 quá trình nhân duyên có thể diễn ra đầy đủ. Nhưng với sự giác ngộ, nó sẽ diễn ra khi cần thiết, và tới giai đoạn Xúc và Thọ, thì sau đó, do nhìn nhận đúng sự vật hiện tượng vốn chỉ là Không, nên không sinh ra Ái, Thủ, Hữu...
Hai là liệu có thể không nắm bắt luôn mà vẫn sinh hoạt bình thường được ? Bởi đã có nhân thì phải có quả, có sự nắm bắt ắt có thể sinh ra cá tiến trình sau. Như thế, lời Phật nói, Vô minh diệt, các tiến trình sau đó ắt diệt. Phật dạy là Diệt chứ không phải là Giác các tiến trình. Nghĩa là hướng này có vẻ hợp lý hơn.
Như thế quay lại vấn đề của hôm nay, liệu quán sát thôi có đủ ? Và nếu không quán sát, thì sẽ là gì ? Hay nếu không nắm bắt thì ra sao ? Và không nắm bắt tức là thế nào ?
Trước tiên, mình chợt nhớ tới câu "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm", như thế không nắm bắt bất cứ gì vẫn khả thi, và không những thế mà còn rất hiệu quả - tức sinh kỳ tâm.
Nghĩa là chúng ta không cần quán sát mọi thứ là vô thường, khổ, vô ngã. Bởi nếu quán sát và thấy được như thế, thì như đã nói là vẫn còn cái sự quán sát và cái bị quán sát. Và dù chúng là Không đi nữa, vẫn âm ỉ có sự ngăn cách, một cái ngã thầm lặng.
Như thế, khi sự quan sát và cái được quan sát đều đồng tính chất là Không, thì trâu cũng mất mà người cũng phải mất. Bởi còn thấy có trâu, có người, tức là còn ngăn cách.
Như vậy có phải là bỏ cả trâu lẫn người ? Không, không thể là "bỏ" được. Và nói "mất" ở đây cũng không phải mang nghĩa diệt đi được.
Quay lại với câu Ưng vô sở trụ... thì có vẻ chỉ là không trụ vào mọi thứ thôi, và cứ để mọi thứ trôi theo cách của nó. Có nghĩa rằng, thọ thì cứ thọ, tưởng thì cứ tưởng, hành thì cứ hành, thức thì cứ thức... cứ để mọi thứ vận động mà không cần can thiệp một cách chủ ý là được, và quan trọng, không cần can thiệp một cách chủ ý là được.
Cụ thể và thực tế hơn là gì ?
Tức là thấy cơn ngứa, nếu ngay lập tức đưa tay lên gãi, thì đó là nghiệp quá khứ vận hành, cũng là tiến trình duyên sinh, là phản ứng có điều kiện của thân, không cần phải chủ đích can thiệp. Tức ổn.
Nhưng nếu thấy cơn ngứa, ngay đó thấy sự duyên sinh, thấy không... tức cũng là nghiệp quá khứ, cần gãi thì gãi, không gãi cũng chẳng sao, cứ tùy nghi mà động.
Cụ thể hơn nữa thì sao ? Có phải rằng chỉ cần hiện diện đơn thuần với các tiến trình thân tâm pháp... mà không can thiệp hay nắm bắt là được chăng ?
Tới đây xin tạm ngừng, mình sẽ lại quán sát tiếp trong các hoạt động thường này, và sẽ cập nhật sau nếu có tiến triển mới.
Last edited: