Kính ngài Viên Quang
Hình như ngài không có hứng thú khi tôi mong muốn ngài viết một bài Tổng quan về Phật giáo. Nếu vậy thì tôi chuyển sang phần hỏi đáp để thay thế nhé. Tất nhiên chỉ là những thắc mắc muôn thuở của con người về thế giới và nhân sinh quan.
1. Thế giới này từ đâu mà có?
2. Bản chất của vũ trụ là gì?
3. Con người được cấu thành từ những thứ nào?
4. Sau khi chết con người sẽ ra sao?
Các bạn phật tử khác đều có thể giải đáp những thắc mắc này, thay vì nói những chuyện ngoài lề. Nên nhớ đây là chủ đề 'Tổng quan về Phật giáo' dành cho ngoại đạo tìm hiểu về đạo Phật.
Đạo hữu Doccoden mến,
Thấy đạo hữu cũng có lòng vì tất cả mà hỏi, nên Ba Tuần cũng vì tất cả mà thỏa mãn tấm lòng của đạo hữu.
1. Thế giới này từ đâu mà có ?
Phải hiểu là con người xuất hiện, do quan sát sự biến đổi của vạn vật xung quanh và bản thân mình nên mới thấy có sự độc lập của từng cá thể hiện tượng, cũng như sự sai khác của chính những cá thể hiện tượng đó, thế nên con người mới hình thành khái niệm về thời gian và không gian.
Hiện nay, chúng ta ở đây có một khả năng nhận biết tất cả sự biến động này, cũng như nhận biết chính mình. Cái khả năng ấy nhà Phật gọi là tánh giác hay Phật tánh. Khả năng này có trước khi thời gian, không gian và vật chất hiện hữu như là đối tượng của nó.
Trong khoảnh khắc vô cùng nhanh, vô cùng nhỏ gọi là đột ngột, thình lình thì tánh giác tự mình nhận thức rằng nó là sự sáng suốt, dẫn đến việc nó tách nó và khả năng nhận biết của nó trở thành độc lập với nhau, ngay lúc ấy là thế giới tương đối bắt đầu, chủ thể và đối tượng xuất hiện, thời gian - không gian và vật chất hiện hữu.
Vậy lại hỏi, do đâu mà tánh giác lại tự mình làm cái việc "ngu si" đó ? Truy cứu tới hiện tượng gần gũi thì nó giống như khoảnh khắc đạo hữu chuyển từ trạng thái tỉnh táo (thức) sang trạng thái mơ mộng (ngủ vậy), giai đoạn hình thành vạn hữu cũng nhanh chóng như vậy.
2. Bản chất của vũ trụ là gì ?
Vũ trụ bản chất là tánh giác.
3. Con người được cấu thành từ những thứ nào ?
Con người cấu thành bởi các yếu tố: thân xác (cao gầy, tròn ốm v.v), cảm giác (nóng, lạnh, dễ chịu, khó chịu v.v ), cảm xúc (yêu mến, thương, ghét v.v), cảm nghĩ ( cái đó như thế nào v.v), suy nghĩ (nên làm gì v.v ) và nhận thức (tốt xấu, đúng sai v.v.) (tánh giác mê lầm).
4. Sau khi chết con người sẽ ra sao ?
Toàn bộ kinh nghiệm, kiến thức, ký ức v.v đều được bảo lưu dưới dạng khí, dạng sóng, dạng điện hoặc ánh sáng; các yếu tố vật chất tan rã thành các dạng vật chất khác nhau.
Sẽ xảy ra 02 trường hợp bị chi phối bởi luật hấp dẫn, nhân quả đó là Niết Bàn và tái sanh.
Toàn bộ các thể khí, sóng, điện sẽ hòa cũng các dạng vật chất tương ứng với kinh nghiệm kiến thức, ký ức v..v mà hình thành nên các cá thể mới gọi là tái sinh. Riêng thể ánh sáng sẽ hòa nhập với tánh giác sẵn có bao trùm khắp vũ trụ mà duy trì sự tồn tại của nó gọi là Niết Bàn.
Vd: ngày nay dòng điện hay sóng điện từ có thể mang theo thông tin, đó chính là sự liên hệ gần gũi của việc kinh nghiệm, kiến thức, ký ức v.v được lưu trữ, truyền đi và bảo tồn.
Có chỗ nào chưa rõ, đạo hữu cứ hỏi, Ba Tuần sẽ giải đáp.