KKT: 8. Thế nhưng vì cả hai cái đều là "cái thấy" nên khi thực hành tu tập chúng sẽ "lẫn lộn" vào nhau khiến rất khó phân biệt. Đó là lý do cần phải biết rõ ràng chúng khác nhau bởi "cái gì" để mà phân biệt chúng ra, để mà tách chúng ra. Trong kinh Phật có nói về một con ngỗng chúa. Con ngỗng này có cái đặc biệt là khi uống nước pha với sữa thì nó biết cách (tách ra) chỉ uống sữa mà không uống nước. Cho nên thực hành tu tập cũng phải biết "tách ra" như con ngỗng chúa này: chỉ dùng cái thấy "như là" mà bỏ ra cái thấy "trẹo bản họng". Cái thấy "như là" là CỬA NGÕ của đạo Trí tuệ và Giải thoát.
Chào huynh KKT,
Hôm trước đã có trả lời huynh KKT về sự khác nhau giữa "hai cái thấy", nhưng bản thân anatta chưa được hài lòng vì cảm thấy nó chưa được rõ ràng, minh bạch. Hôm nay xin được mượn đôi lời của Đức Phật để nói lên cái hiểu của anatta về vấn đề này. Bản thân có nhớ là đã đọc cái đoạn trên này của KKT -- Phật nói về con ngỗng chúa biết tách ra sữa với nước, để chỉ uống sữa -- khiến cho anatta có suy tư về lời ẩn dụ của Đức Phật, thì mới nhận ra rằng mình có thực tập như vậy mà không gọi nó là cái thấy/biết "như là" thôi. Vì tự thân "cái thấy/biết như là" này đã nằm trong chính lời Phật thuyết trong kinh Tứ Niệm Xứ. Lấy một thí dụ về phép Quán Tâm trong TNX. "Tâm tham thì biết là tâm tham, tâm không tham thì biết là tâm không tham, và sân, si .v.v.. tương tự như vậy." Cho nên thực hành đúng như lời Phật dạy trong Tứ Niệm Xứ thì "cái thấy như là" tự nhiên hiển hiện.
Khi thực hành như thế là mình không đồng hóa đối tượng đó với mình, vì mình không có quán thấy/biết rằng "tâm của tôi tham, hay tâm tôi không tham .v.v..". Bỏ đi cái chữ TÔI tức là mình đang tách Sữa ra khỏi Nước. Các tâm (pháp) tham, sân, si... đó sinh lên rồi diệt, và cứ thế. Nói về quán hơi thở ra vào cũng thế, hơi thở vào/ra thì thấy/biết hơi thở vào/ra, ngắn hay dài thì thấy/biết hơi thở vào ra tự nhiên y như thế, mà không có chút cố gắng hay kềm chế cho nó dài, sâu hơn, cũng như không có cho rằng "TÔI" đang thở vào hay thở ra. Key words mà Đức Phật thường hay hay nhắc đi nhắc lại xuyên suốt trong các kinh điển nguyên thủy: Không có cái gì là của tôi, không có cái gì là tôi, không có cái gì là tự ngã cả. Dù key words đó nghe có vẻ đơn giản nhưng theo anatta đó là đạo lộ đưa mình đến an lạc, thoát khổ trong thực tập.
:035: