minhthien

Trong thấy chỉ có cái thấy

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah a... kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

mí bữa nay bạn nói chuyện CÓ DUYÊN quá ... vậy bạn Hiền VM có phân biệt được sự khác biệt

giữa DUY NGÃ ĐỘC TÔN ... và DUY TÂM CHỦ QUAN mà bạn DCD nói tới không? [smile]

ờ mà đúng không?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
“Vô Sư Trí Vi Tôn”
Phật hoàng Trần Nhân Tông

Kiến thức góp nhặt từ kinh sách không giúp ta hiểu rõ chính mình.
Kiến thức góp nhặt từ kinh sách Phật Giáo gọi là Hữu Sư Trí, tức trí tuệ nhờ có Thầy dạy.

Cái biết của trực giác không qua trung gian ý thức phân biệt, cái bổn tri khi hồi phục chức năng ban sơ của TÂM, tức Vô Sư Trí.




Một thiền khách đến hỏi Ngài Triệu Châu:

- Con chó có Phật tánh không?

Ngài Triệu Châu đáp:

- Có.

- Hòa thượng có Phật tánh không?

- Không.

- Chúng sanh đều có Phật tánh, sao Hòa thượng lại không?

- Ta chẳng phải chúng sanh.

- Không phải chúng sanh, là Phật chăng?

- Cũng chẳng phải.

- Vậy Hòa thượng là gì?

- Ta không là gì cả.

- Có thể thấy biết được chăng?

- Vượt khỏi nghĩ ngợi, thoát khỏi lý luận, thế nên gọi là bất tư nghì.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
ha ha hah a... kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

mí bữa nay bạn nói chuyện CÓ DUYÊN quá ... vậy bạn Hiền VM có phân biệt được sự khác biệt

giữa DUY NGÃ ĐỘC TÔN ... và DUY TÂM CHỦ QUAN mà bạn DCD nói tới không? [smile]

ờ mà đúng không?

:lol: :lol:

Trước sau gì doccoden cũng như khuclunglinh bầy đặt:

Phỉ báng Vô Minh DUY TÂM CHỦ QUAN!
Phỉ báng Đức Phật DUY NGÃ ĐỘC TÔN.

DUY NGÃ đồng nghĩa với DUY TÂM!
DUY TÂM đồng nghĩa với DUY THỨC.
CHỦ QUAN đồng nghĩa với ĐỘC TÔN


Theo Duy Thức Tông:
Các pháp đều từ THỨC mà sinh ra, không có gì nằm ngoài THỨC.
Giáo lý này chủ trương tất cả mọi sự hiện hữu đều do TÂM, và vì vậy, không một hiện tượng nào tồn tại ngoài TÂM.

Chắc trước sau gì doccoden cũng quay lại bắt bẻ:

TÂM nào là TÂM TẠO ra Vạn Pháp?
TÂM nào là TÂM doccoden TẠO ra chuyện tào lao?
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16/4/09
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Trong thấy chỉ có cái thấy


Thiền sư Vân Môn thượng đường, đưa cây gậy trong tay lên bảo chúng: "Phàm phu gọi nó là thật, Nhị thừa phân tích gọi nó là không, Viên Giác gọi nó là huyễn có, Bồ Tát thì đương thể tức không, Thiền gia thì thấy cây gậy gọi là cây gậy, đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi, không được động đến." :icon_winkle:


:icon_prost:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah .. kính bạn hiền VM một ly trà [smile]:

bạn thấy được cả TÁNH mà NHÁT quá ... sợ quá nên nổi giận trước ... cứ như phải cầm CÂY GẬY .. là PHẢI ĐÁNH NGƯỜI VẬY ĐÓ [smile]

- CÓ GAN thì trả lời đàng hoàng coi bạn có biết không ?


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah a... tiếp nhé [smile]:

bây giờ chúng ta có thể tiếp tục coi: BẢN CHẤT CỦA CÂY GẬY -->> ĐANG CẦM TRONG TAY


i. CÂY GẬY cứ xem là Ý và TƯ DUY của người = đang CẦM NÓ TRONG TAY ĐI ..

nếu CÂY GẬY đó ... là của "MỘT VẬT" GÌ ĐÓ .. đang bị chấn động .. va chạm .. xúc phạm .. không được an toàn ..

thì CÂY GẬY ĐÓ .. --->> CẦM LÊN LÀ ĐỂ "BẢO VỆ AN DÂN" --->> làm cho được an toàn .. làm cho được bảo vệ ...

và CÁI VẬT ĐÓ ... là THẬT ... nên CÂY GẬY CŨNG LÀ THẬT ...


ii. khi CÂY GẬY đó ... được phân tích là KHÔNG .. là HUYỄN CÓ ..

thì chắc CẦM CÂY GẬY đó lên .. sẽ có SỰ HIỀN HÒA HƠN ... hoặc có KHI CŨNG NỔI GIẬN luôn

--> bởi vì: Ơ HƠ .. sao CÁI VẬT HUYỄN CÓ .. LÀ KHÔNG ĐÓ ... SAO NÓ DỄ HƯ QUÁ VẬY ? ... cho nên CẦM CÂY LÊN để bảo vệ BONG BÓNG [smile]


iii. khi cây gậy đó ... TỨC LÀ KHÔNG

thì cầm cây gậy đó lên ... phải có SỰ THANH TỊNH AN LẠC của KHÔNG chứ ??

-->> chẳng lẽ năm KHÔNG LÊN RỒI mà NHĂN NHÓ KHÓ CHỊU ... vậy CẦM KHÔNG = CŨNG CHẢ CÓ GÌ SUNG SƯỚNG đâu ...

nên rút cuộc là SỢ RƠI --> VÀO KHÔNG [smile]


iv. Thiền Giả thấy cây gậy ... cầm cây gậy ... nhìn thấy CÂY GẬY "BẢN SẮC" THẬT SỰ ĐANG HIỆN HỮU là gì ...

-->> để BIẾT MÌNH LÀ AI ... từ đó .. chỉnh lại vị trí .. và chỗ đứng của mình cho thích hợp hơn ... bởi vì CÂY GẬY ĐÓ ... có khi NÓ NÓI VỚI TA: Ồ ... TA ĐÃ SAI KHÔNG CÒN LÀ TA nữa rồi .. nên .. NÓ TRỰC CHỈ --> CHƠN TÂM


ờ ... mà đúng không?

:lol: :lol:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Theo Lý Duyên Khởi! Nhất Thiết Duy Tâm Tạo có nghĩa là:

"CÓ TÂM TẠO thì mới CÓ tất cả Vạn Pháp".

Như vậy:

Theo Lý Duyên Khởi thì:

CÓ Vạn Pháp thì mới CÓ Đức Phật!
CÓ Vạn Pháp thì mới CÓ Pháp TÚC MỆNH THÔNG!

CÓ Pháp TÚC MỆNH THÔNG thì Đức Phật mới CÓ kinh nghiệm GIÁC NGỘ "Duyên Khởi Nhất Thiết Duy Tâm Tạo".

Cái câu'Nhất Thiết Duy Tâm Tạo' dễ hiểu vậy mà còn gà mờ thì nói gì đến những thứ khác :D

Hiểu đúng là phải như Tịch Nhiên: nó có nghĩa là Vạn pháp do tâm tạo. Còn như Vo Minh thì nên bỏ đi chữ TẠO trong câu trên: "CÓ TÂM TẠO thì mới CÓ tất cả Vạn Pháp" thì mới rõ nghĩa. Hiểu chửa? :D

Tịch Nhiên thì khá hơn Vo Minh, chỉ có điều không biết tâm nào tạo ra vạn pháp. :D Hí hí, ta nhắc hoài cái câu'Hồi đầu thị ngạn' nhưng ngươi vẫn không nhớ thì đành chịu thôi.



Trước sau gì doccoden cũng như khuclunglinh bầy đặt:

Phỉ báng Vô Minh DUY TÂM CHỦ QUAN!
Phỉ báng Đức Phật DUY NGÃ ĐỘC TÔN.

DUY NGÃ đồng nghĩa với DUY TÂM!
DUY TÂM đồng nghĩa với DUY THỨC.
CHỦ QUAN đồng nghĩa với ĐỘC TÔN


Theo Duy Thức Tông:
Các pháp đều từ THỨC mà sinh ra, không có gì nằm ngoài THỨC.
Giáo lý này chủ trương tất cả mọi sự hiện hữu đều do TÂM, và vì vậy, không một hiện tượng nào tồn tại ngoài TÂM.

Chắc trước sau gì doccoden cũng quay lại bắt bẻ:

TÂM nào là TÂM TẠO ra Vạn Pháp?
TÂM nào là TÂM doccoden TẠO ra chuyện tào lao?

Đã nói rồi, dcd chỉ nói là Vo Minh hiểu sai câu'nhất thiết duy tâm tạo' chứ đâu có nói câu đó sai.

Thôi đủ rồi, không còn gì để nói tiếp với Vo Minh nữa
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Cái câu'Nhất Thiết Duy Tâm Tạo' dễ hiểu vậy mà còn gà mờ thì nói gì đến những thứ khác :D

Hiểu đúng là phải như Tịch Nhiên: nó có nghĩa là Vạn pháp do tâm tạo. Còn như Vo Minh thì nên bỏ đi chữ TẠO trong câu trên: "CÓ TÂM TẠO thì mới CÓ tất cả Vạn Pháp" thì mới rõ nghĩa. Hiểu chửa? :D

Tịch Nhiên thì khá hơn Vo Minh, chỉ có điều không biết tâm nào tạo ra vạn pháp. :D Hí hí, ta nhắc hoài cái câu'Hồi đầu thị ngạn' nhưng ngươi vẫn không nhớ thì đành chịu thôi.




Đã nói rồi, dcd chỉ nói là Vo Minh hiểu sai câu'nhất thiết duy tâm tạo' chứ đâu có nói câu đó sai.

Thôi đủ rồi, không còn gì để nói tiếp với Vo Minh nữa

Hiểu đúng mà Cứng Họng rồi hả doccoden?
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
ha ha hah a... Kính bạn hiền vm một ly trà [smile]:

Mí bữa nay bạn nói chuyện có duyên quá ... Vậy bạn hiền vm có phân biệt được sự khác biệt

giữa duy ngã độc tôn ... Và duy tâm chủ quan mà bạn dcd nói tới không? [smile]

ờ mà đúng không?

:lol: :lol:


duy ngã độc tôn = duy tâm chủ quan

Vo Minh dốt đặc cán mai, cái câu'Nhất thiết duy tâm tạo' mà còn ù ù cạc cạc thì hỏi chi đến mấy thứ này :D
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha haha ...kính bạn DC "ĐEN" một ly trà [smile]:

ông cứ khó khăn với người ta quá ... học thày hỏng bằng học bạn mà ... [smile]

cho nên Bạn DCD ra tay nghĩa hiệp đi ..

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
duy ngã độc tôn = duy tâm chủ quan

Vo Minh dốt đặc cán mai, cái câu'Nhất thiết duy tâm tạo' mà còn ù ù cạc cạc thì hỏi chi đến mấy thứ này :D

Rặn mãi mới Ú Ớ ra mấy chữ tào lao này hả doccoden?

duy ngã độc tôn = duy tâm chủ quan

khác chỗ nào với:

DUY NGÃ đồng nghĩa với DUY TÂM!
DUY TÂM đồng nghĩa với DUY THỨC.
CHỦ QUAN đồng nghĩa với ĐỘC TÔN

Chắc CỨNG HỌNG nữa.

Trước sau gì doccoden cũng như khuclunglinh bầy đặt:

Phỉ báng Vô Minh DUY TÂM CHỦ QUAN!
Phỉ báng Đức Phật DUY NGÃ ĐỘC TÔN.

DUY NGÃ đồng nghĩa với DUY TÂM!
DUY TÂM đồng nghĩa với DUY THỨC.
CHỦ QUAN đồng nghĩa với ĐỘC TÔN


Theo Duy Thức Tông:
Các pháp đều từ THỨC mà sinh ra, không có gì nằm ngoài THỨC.
Giáo lý này chủ trương tất cả mọi sự hiện hữu đều do TÂM, và vì vậy, không một hiện tượng nào tồn tại ngoài TÂM.

Chắc trước sau gì doccoden cũng quay lại bắt bẻ:

TÂM nào là TÂM TẠO ra Vạn Pháp?
TÂM nào là TÂM doccoden TẠO ra chuyện tào lao?
 

anatta

Member
Tham gia
26/12/17
Bài viết
75
Điểm tương tác
40
Điểm
18

Chào bạn anatta,

Lâu mới trở lại đề tài này nên cũng cần lập lại từ đầu để tiện việc theo dõi:

1. Nói về "cái thấy" thì chỉ có 2 cái thấy thôi: cái thấy "như là" và cái thấy "trẹo bản họng". Ngoài 2 cái thấy này ra thì không còn một cái thấy nào khác. Tất cả mọi người đều có thể kinh nghiệm được cả 2 cái thấy này.

2. Bình thường ra trong đời sống hàng ngày mọi người đều chỉ dùng cái thấy "trẹo bản họng" thôi. Có lẽ rất nhiều người có thể sống suốt đời mà không hề biết đến cái thấy "như là". Điều này cũng không có gì quan trọng vì để có thể sinh hoạt một cách "hữu hiệu" trong đời sống thì cũng chẳng cần biết đến và dùng đến cái thấy "như là".

3. Cái thấy "như là" chỉ trở nên cần thiết và cần phải biết đến một khi muốn tu tập những phép "quán" nhắm đến mục đích giác ngộ và giải thoát. Thí dụ như tu tập Tứ Niệm Xứ và một vài phép "quán" khác. Khi tu tập Tứ Niệm Xứ thì phải dùng cái thấy "như là" để quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Nếu dùng cái thấy "trẹo bản họng" thì sẽ không có kết quả gì đâu. Còn tại sao lại như vậy thì ... các bạn phải tự trả lời. :icon_winkle: Đây là một câu hỏi rất quan trọng nên phải cố tự trả lời chứ đừng chờ người khác trả lời dùm mình. Phải tự trả lời được thì trí tuệ mới khai mở.

4. Thế nhưng trong khi thực hành cái thấy "như là" để quán thì sẽ thấy một khó khăn xảy ra: đó là cái thấy "trẹo bản họng" sẽ "lẫn lộn" vào. Nhiều khi nó lẫn lộn vào mà mình không biết và vẫn đinh ninh rằng mình đang quán với cái thấy "như là". Đó là lý do mà KKT hỏi rằng cái thấy "như là" và cái thấy "trẹo bản họng" khác nhau vì cái gì. Cần phải biết cái chỗ khác nhau này để mà "tách" chúng ra.

5. Thí dụ như ngay ở bên trên bạn anatta bảo rằng bạn dùng cái thấy "như là" để quán sát cái muỗng được vài chục giây. Vậy trong suốt mấy chục giây đó bạn có chắc là "thuần tuý" chỉ có cái thấy "như là" không thôi hay là lại có cái thấy "trẹo bản họng" xen vào ? Hãy làm lại cái thí nghiệm đó đi. Nếu bạn nhận ra là có cái thấy "trẹo bản họng" xen lẫn vào thì có nghĩa là bạn đã phân biệt được 2 cái thấy này. Vậy chúng khác nhau bởi "cái gì" ? Chính nhờ "cái gì" này mà khiến bạn nhận ra trong mấy chục giây đó lúc nào là cái thấy "như là" và lúc nào là cái thấy "trẹo bản họng". Vậy "cái gì" đó là ... cái gì ? :icon_winkle: "What" is ... what ? :icon_winkle:

6. Bây giờ giả sử là trong suốt mấy chục giây đó chỉ "thuần túy" là cái thấy "như là". KKT muốn biết mấy chục giây đó chính xác là bao nhiêu giây. Hãy làm cái thí nghiệm này: hãy nhìn vào cái đồng hồ đeo tay của bạn và nhìn với cái thấy "như là". Hãy cố giữ cái thấy "như là" này liên tục và không gián đoạn. Bạn làm được bao nhiêu giây ?

7. Trung bình một người bình thường không làm quá được 2 phút. Bạn có làm được 2 phút không ? Nếu không được bạn hãy làm lại lần nữa. Bạn sẽ thấy rằng lần này bạn làm lại còn ngắn hơn lần trước! :icon_winkle: Làm lại nữa có thể còn ngắn hơn nữa. :icon_winkle: Vậy KKT muốn đi đến kết luận gì ?

8. KKT muốn kết luận rằng: bạn không hề LÀM CHỦ được cái thấy "như là" ! Nói cách khác là không phải cứ muốn dùng cái thấy "như là" để tu tập (Tứ Niệm Xứ hay một pháp quán nào khác) mà được đâu. Trước khi tu tập Tứ Niệm Xứ thì bạn phải thành công trong việc "làm chủ" cái thấy "như là" trong một chừng mực nào đó. Chẳng hạn bạn quyết định rằng mình sẽ giữ liên tục không gián đoạn cái thấy "như là" trong 5 phút và quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp trong 5 phút đó. Quyết định như vậy và bạn phải làm được như vậy. Như vậy gọi là "làm chủ". Còn nếu bạn chỉ quán sát "phất phơ" được vài chục giây rồi bị gián đoạn thì tu tập như vậy làm sao có kết quả được ? :icon_winkle:

9. Phật Thích Ca bảo rằng Tứ Niệm Xứ là phương pháp ĐỘC NHẤT để thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Và chuyện này có thể thực hiện thành công chỉ trong 7 ngày !

www.budsas.org




Nghe 7 ngày thì thấy "ngon ăn" thiệt ! Có thể đắc A La Hán trong 7 ngày thôi ! :icon_winkle: Ai mà chẳng ham ! :icon_winkle: Thế nhưng bé cái lầm, nghèo mà ham đó. :icon_winkle: 7 ngày này là 7 ngày thiền liên tục Tứ Niệm Xứ với cái thấy "như là" không gián đoạn. Còn nếu như bạn giữ liên tục cái thấy "như là" chỉ trong 2 phút mà cũng không làm được thì ... đừng mong có phần. :icon_winkle: Đó là lý do KKT bảo rằng phải "làm chủ" được cái thấy "như là" trong một chừng mực nào đó thì mới bắt đầu tu tập Tứ Niệm Xứ được.


:icon_prost:


Chào huynh KKT,

- Trả lời câu hỏi của huynh KKT về sự khác nhau giữa 2 cái thấy. Cái thấy "trẹo hông" :) là cái thấy có chủ khách, có kẻ đang thấy và vật bị thấy. Cái thấy "như là" xóa tan đi chủ khách - năng sở, chỉ có thuần cái thấy mà thôi. Lấy thí dụ KKT hỏi anatta rằng cái thấy "như là" của anatta khi nhìn cái muỗng có thuần là thấy trong vài mươi giây đó không, thì câu trả lời là không. Khi anatta nhìn cái muống như vậy được đôi mươi giây, thì cái muỗng bị biến dạng, nhòe ra, thì khi đó cái thấy "trẹo hông" khởi lên để thẩm định, đặt câu hỏi: "ủa sao kỳ vậy?", "bị hoa mắt?" .v.v... Sau đó, anatta mới bình tâm và nhìn lại chiếc muỗng, thì cũng khoảng vài 2-3 chục giây sau hiện tượng đó tái hiện, rồi cái thấy "trẹo hông" lại xen vào -- nên có thể nói tiếng nói trong đầu (tức là những suy nghĩ, đặt vấn đề) khởi lên khi thấy đối tượng là lạ cũng lại là cái thấy "trẹo hông".

- anatta chưa có thử để đo lường xem cái thấy "như là" với một vật thể là bao lâu. Nhưng, 2 phút thì chắc chưa thể được. Vả lại thực tập như vậy có cái gì đó không được tự nhiên, có sự gò bó, cưỡng ép cố gắng, khiến cho cái thấy "trẹo hông" xen vào thường xuyên. Có điều này, anatta nghĩ khi mình thực tập nhìn một vật thể bất động, chế định như vậy là một hình thức tập Chỉ. Vì quán là xem xét đối tượng / sự thể (động) thay đổi vô thường trong từng phút giây.

- Hiện tại anatta đã trở về với phương pháp sơ cơ của Tứ Niệm Xứ, đó là tập thiền quán chánh niệm & nhận biết hơi thở ra vào một cách tự nhiên, tức là quán thân. Khi nào thời gian thực hành chánh niệm trên hơi thở liên tục kéo dài được 20 phút hay hơn, thì mới bước lên giai đoạn khác. Theo sự hiểu biết của anatta về cái thấy "như là" trong Tứ Niệm Xứ về quán hơi thở là: thấy sự thay đổi vô thường, sanh diệt của nó. Có lúc nó ngắn, khi nó dài, khi nó thô đục. Có một điều nữa anatta nhận thức về Cái thấy (nghe .v.v..) "như là" và "chánh niệm" là một thứ. Chánh Niệm: thân trên thân .v.v... Cái thấy "như là": thấy chỉ là thấy.

- "Làm chủ" cái thấy, KKT nói phải. Anatta đang thực tập nó. Là tập chánh niệm trên hơi thở ra vào, an trú trên đề mục như vậy liên tục cho nhiều hơn 15 phút trở lên chứ không chỉ là 2 phút. Mà nếu anatta thành thực với chính mình thì nhận thức ra rằng, chắc cũng còn khá lâu mới đạt được. Vì khi có thực hành thì mới biết là nội tâm mình bị vọng động dữ dội ra sao, từ đó cũng biết là căn duyên pháp hành của mình còn cạn cợt. Nên hằng ngày thực hành chánh niệm an trú trên hơi thở liên tục thêm được giây nào hay giây nấy. Con đường, bản đồ Đức Phật đã chỉ sẵn, còn có đạt đến cứu cánh hay không thì tùy theo căn duyên của từng người.

- anatta có đọc vài posts trong thread này nói về các pháp do tâm tạo. Nói về một cá nhân, thì "cái gì" là tâm tạo trong cá nhân đó? anatta cho rằng đó là do ý muốn/ý hành/ý chí/ý định hay nói cách khác là Tư (volition). Chính nó là tư lệnh tạo tác. Không biết huynh KKT nghĩ sao?


:icon_prost:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha hahaha ... kính Đại Ca một ly trà [smile]:

Căn + Trần --> Thức

Hành Uẩn .. phần lớn là tâm SỞ ... Tâm Sở ... cứ tạm lấy như là TÂM THAM, PHÓNG DẬT, TÀ KIẾN, DỤC ... nương nơi CĂN + TRẦN = những hình ảnh mắt thấy tai nghe .. các giác quan đụng chạm tới mà sinh khởi

và THỨC của những TÂM SỞ ĐÓ .. là những CÁI BIẾT RIÊNG BIỆT của những tâm sở đó ..


thí dụ: thấy một BÓNG HỒNG [dễ thí dụ hơn là bông hồng] .. thì MẶC DÙ ĐÃ CÓ VỢ

nhưng cô ấy dễ thương quá .. lại làm chung sở .. nói gì nghe đó .. sáng gặp .. làm việc gặp .. trưa gặp .. giải trí ngồi tán dóc cũng ngồi chung ..

thế là TÂM SỞ THAM, DỤC, TÀ KIẾN lại trỗi dậy .. .


ĐÁM TÂM SỞ đó nói với ta là:

- XÚC THỌ TÁC Ý TƯỞNG MẠNG QUYỀN .. NHẤT ĐIỂM ... ---> CÓ AI MÀ BIẾT ? [smile ... có TÀ mà ... ]

- Ồ đẹp như vậy .. không tham cũng uổng .. mặc khác chẳng ai biết ... MẶC SỨC MÀ "HƯỞNG THỤ" riêng ta ... [smile .. có THAM .. có TÀ KIẾN .. có DỤC luôn mà



cho nên ... TÂM SỞ = thuộc HÀNH UẨN .. là chỗ CÁC THỨC RIÊNG của các TÂM SỞ ẤY "ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG" .. khuyến khích .. ủng hộ .. vv.... cho nên .. những hình tướng BÊN NGOÀI = TÂM VƯƠNG cũng xuất hiện ... GIỐNG HỆT NHƯ VẬY ...



vì vậy mà Tam Tổ nói:

NĂNG ... do NĂNG CẢNH

CẢNH .. do CẢNH NĂNG


** năng cảnh gần với thức: biết thọ, biết ái, biết xúc, biết tưởng, biết tư .. biết "mạng mình" ... cảnh năng gần với sở hành

nếu chúng ta không để các CÁC CĂN + XÚC CHẠM VỚI CÁC CẢNH TRẦN --> sẽ không sinh ra CÁC THỨC ..

sẽ xảy ra hiện tượng: VÔ SỞ HÀNH ... tức là SỞ HÀNH .. có thể không bị TÁC ĐỘNG và KHÔNG THỨC DẬY ... ... thí dụ như là TẬP TRUNG VÀO HƠI THỞ -->> NGỒI THỞ THỞ THỞ ..


tập trung vào HƠI THỞ ở đây .. có tác dụng VÔ NGÃ --> khiến CÁC CĂN BỊ CỘT VÀO HƠI THỞ .. do CÁC CĂN không tiếp xúc với các cảnh trần của CÁC TÂM SỞ như là những chủng tử ở bên trong ... -->> vì ĐÓ --> vì đó mà không khởi dậy CÁC TÂM SỞ THAM, TÀ KIẾN, PHÓNG DẬT .. DỤC chẳng hạn TRONG KHI NHÌN THẤY MỘT BÓNG HỒNG, KỀ CẬN MỘT BÓNG HỒNG ... vì vậy .. do TÂM TA: BỊ CỘT VÀO CHỖ = những tâm tham, phóng dật tà kiến trong ta .. không cho nó thức dậy .. nó cũng không thức dậy được ...

đức Phật cũng nói hệt như vậy .. ngài nói nếu gặp MỘT ĐỆ TỬ TỐT: thì điều đầu tiên dạy là PHÒNG HỘ CÁC CĂN ... sau đó .. ngài sẽ dạy CHÁNH HẠNH và CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC ... như vậy .. BIẾT RÕ: KHÔNG KHỞI "TÂM SỞ" như vậy .. cũng là CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC .. và từ từ .. các TÂM SỞ đó .. sẽ TAN RÃ theo thời gian .. vì TỪ LÂU CHÚNG ĐÃ KHÔNG CÒN TÁC DỤNG đi chẳng hạn ...

-->> làm nên ... trạng thái .. VÔ SỞ HỮU XỨ [smile]


nhưng trở lại vấn đề này: chúng ta nói CÁI THẤY CÁI THẤY Ở ĐÂY: nếu nhìn ra được như đức PHẬT, CHƯ TỔ .. như VI DIỆU PHÁP .. thì còn nhìn thấy được ... CẢ TÂM NÀO .. CẢ SỞ HÀNH NHƯ THẾ NÀO .. cả TÂM VƯƠNG NHƯ THẾ NÀO .. cả NHỮNG SỞ HỮU THIỆN/ÁC .. thế nào luôn


vì vậy .. cũng tùy theo trình độ nhận thức mỗi người đối với TÂM HỌC .. tuy nhiên .. nhìn kỹ... thì CŨNG THẤY ĐƯỢC NHIỀU THIỆT [smile]

- và cũng thế thôi .. khi người ta có những chủng tử: TÂM THAM, TÂM SÂN, TÀ KIẾN, NGÃ MẠN HÔN TRẦM THỤY MIÊN .. thì những "TÂM SỞ ĐÓ" ... cộng với CẢNH --> khơi dậy chúng ...

cũng hệt như có người " THÒ TAY " bắt được những TRÁI CẤM ra ... [smile]


ờ mà đúng không đại ca ? [smile]

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chào huynh KKT,

- Trả lời câu hỏi của huynh KKT về sự khác nhau giữa 2 cái thấy. Cái thấy "trẹo hông" :) là cái thấy có chủ khách, có kẻ đang thấy và vật bị thấy. Cái thấy "như là" xóa tan đi chủ khách - năng sở, chỉ có thuần cái thấy mà thôi. Lấy thí dụ KKT hỏi anatta rằng cái thấy "như là" của anatta khi nhìn cái muỗng có thuần là thấy trong vài mươi giây đó không, thì câu trả lời là không. Khi anatta nhìn cái muống như vậy được đôi mươi giây, thì cái muỗng bị biến dạng, nhòe ra, thì khi đó cái thấy "trẹo hông" khởi lên để thẩm định, đặt câu hỏi: "ủa sao kỳ vậy?", "bị hoa mắt?" .v.v... Sau đó, anatta mới bình tâm và nhìn lại chiếc muỗng, thì cũng khoảng vài 2-3 chục giây sau hiện tượng đó tái hiện, rồi cái thấy "trẹo hông" lại xen vào -- nên có thể nói tiếng nói trong đầu (tức là những suy nghĩ, đặt vấn đề) khởi lên khi thấy đối tượng là lạ cũng lại là cái thấy "trẹo hông".

- anatta chưa có thử để đo lường xem cái thấy "như là" với một vật thể là bao lâu. Nhưng, 2 phút thì chắc chưa thể được. Vả lại thực tập như vậy có cái gì đó không được tự nhiên, có sự gò bó, cưỡng ép cố gắng, khiến cho cái thấy "trẹo hông" xen vào thường xuyên. Có điều này, anatta nghĩ khi mình thực tập nhìn một vật thể bất động, chế định như vậy là một hình thức tập Chỉ. Vì quán là xem xét đối tượng / sự thể (động) thay đổi vô thường trong từng phút giây.

- Hiện tại anatta đã trở về với phương pháp sơ cơ của Tứ Niệm Xứ, đó là tập thiền quán chánh niệm & nhận biết hơi thở ra vào một cách tự nhiên, tức là quán thân. Khi nào thời gian thực hành chánh niệm trên hơi thở liên tục kéo dài được 20 phút hay hơn, thì mới bước lên giai đoạn khác. Theo sự hiểu biết của anatta về cái thấy "như là" trong Tứ Niệm Xứ về quán hơi thở là: thấy sự thay đổi vô thường, sanh diệt của nó. Có lúc nó ngắn, khi nó dài, khi nó thô đục. Có một điều nữa anatta nhận thức về Cái thấy (nghe .v.v..) "như là" và "chánh niệm" là một thứ. Chánh Niệm: thân trên thân .v.v... Cái thấy "như là": thấy chỉ là thấy.

- "Làm chủ" cái thấy, KKT nói phải. Anatta đang thực tập nó. Là tập chánh niệm trên hơi thở ra vào, an trú trên đề mục như vậy liên tục cho nhiều hơn 15 phút trở lên chứ không chỉ là 2 phút. Mà nếu anatta thành thực với chính mình thì nhận thức ra rằng, chắc cũng còn khá lâu mới đạt được. Vì khi có thực hành thì mới biết là nội tâm mình bị vọng động dữ dội ra sao, từ đó cũng biết là căn duyên pháp hành của mình còn cạn cợt. Nên hằng ngày thực hành chánh niệm an trú trên hơi thở liên tục thêm được giây nào hay giây nấy. Con đường, bản đồ Đức Phật đã chỉ sẵn, còn có đạt đến cứu cánh hay không thì tùy theo căn duyên của từng người.

- anatta có đọc vài posts trong thread này nói về các pháp do tâm tạo. Nói về một cá nhân, thì "cái gì" là tâm tạo trong cá nhân đó? anatta cho rằng đó là do ý muốn/ý hành/ý chí/ý định hay nói cách khác là Tư (volition). Chính nó là tư lệnh tạo tác. Không biết huynh KKT nghĩ sao?


:icon_prost:
Chào bạn An bình;

Chỉ có một lời khuyên:

Mắt thấy không bằng TÂM thấy.

Bởi vì:

Mắt thấy thì PHÂN TÂM.
TÂM thấy thì GIÁC NGỘ.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha hahah a... kính bạn VM một ly trà [smile]:

thật ra ... kinh Thủ Lăng Nghiêm nói ...

NHÃN NHẬP vốn VÔ SANH = ý nói ... có thể dùng cái THẤY làm giải thoát ... -->> NẾU MÀ ĐỪNG NHÌN VÀO TÂM VÔ THƯỜNG

bởi vì TÂM VÔ THƯỜNG .. thì THỌ KHỔ ... và nếu nhìn vào đó .. thì đúng là NHÃN NHẬP làm cho ta thấy khổ luôn ... [smile]

-->> khiên cho ta cảm thấy .. CÁI THẤY BỊ NGĂN NGẠI ...


TÂM THẤY là chỗ HỒI ĐẦU ... --> THỊ NGẠN ...

bởi vì TÂM VÔ THƯỜNG .. cho tới ngày .. người có KHỔ .. hạ NHẤT ĐAO ... ĐOẠN TRỪ PHIỀN NÃO --> TẬP DIỆT ...

nhưng đoạn trừ PHIỀN NÃO .. chỉ là sẽ thấy được tâm TỊNH chứ không thấy được "CHỖ VÔ SANH" của TÁNH THẤY [smile]

bởi vì TÂM THẤY thì cái THẤY = ĐÃ BỊ NHIỄM Ô ...


bởi vì vậy .. mà người THẤY LÀM CHO TÂM TỊNH LẠI --> thì nhiều ...

nhưng người từ đó .. nhận ra ... TÁNH THẤY VỐN VÔ SANH -->> thì lại hiếm ... bởi vì ... hiếm có người kết luận được từ chỗ đó lắm ... chư tổ THIỀN TÔNG cũng ít người làm được từ chỗ đó ... [smile]


tu chứng tức chẳng không ... NHIỄM Ô --> TỨC CHẲNG ĐƯỢC - Nam Nhạc Hoài Nhượng

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:



*** Đến Tào Khê gặp Tổ Huệ Năng,

Tổ hỏi: "Ở đâu đến?"
Sư thưa: "Ở Tung Sơn đến."
Tổ hỏi: "Vật gì đến?"
Sư trả lời không được bèn ở lại. Sau tám năm, sư chợt tỉnh, đến trình Tổ câu trả lời sau: "Nói là một vật là không đúng."

Tổ hỏi: "Lại có thể đạt được chăng?"

Sư đáp: "Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được." - Nam Nhạc Hoài Nhượng
 

anatta

Member
Tham gia
26/12/17
Bài viết
75
Điểm tương tác
40
Điểm
18
ha hahaha ... kính Đại Ca một ly trà [smile]:

Căn + Trần --> Thức

Hành Uẩn .. phần lớn là tâm SỞ ... Tâm Sở ... cứ tạm lấy như là TÂM THAM, PHÓNG DẬT, TÀ KIẾN, DỤC ... nương nơi CĂN + TRẦN = những hình ảnh mắt thấy tai nghe .. các giác quan đụng chạm tới mà sinh khởi

và THỨC của những TÂM SỞ ĐÓ .. là những CÁI BIẾT RIÊNG BIỆT của những tâm sở đó ...



....
anatta không hiểu được post của KLL nên không biết là đúng hay sai.
You viết khó hiểu quá.



Chào bạn An bình;

Chỉ có một lời khuyên:

Mắt thấy không bằng TÂM thấy.

Bởi vì:

Mắt thấy thì PHÂN TÂM.
TÂM thấy thì GIÁC NGỘ.


Thank you, VoMinh


:icon_sauf:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ... kính đại ca một ly trà [smile]

Dạ đại ca .. vậy thì nên nói như vầy cho đơn giản ..

Thí dụ chúng ta đưa đôi mắt nhìn CÁI HÀNG RÀO, TỜI GIẤY và CÁI ĐỒNG HỒ của bạn MT đem vào trong đây chẳng hạn:

- khi đôi mắt nhìn thấy những vật đó ..

- những vật đó .. gợi lên .. một số ý tưởng .. nhận xét .. nhận thức ...


đó là CĂN + TRẦN --> THỨC


như vậy .. khi có THỨC rồi tức là HÀNH UẨN đã bị TÁC ĐỘNG KHỞI ĐỘNG bởi CĂN + TRẦN ... bởi vì THỨC là MÓN THỨ BA trong Thập Nhị Nhân Duyên:

- khi SỞ HÀNH đã CÓ TRƯỚC = CÓ SẴN = VÔ MINH .. và SỞ HÀNH "CÓ SẴN" đã bị tác động ... đánh thức dậy .. nên mới CÓ THỨC TƯƠNG ƯNG với SỞ HÀNH đó xuất hiện theo [smile]

như vậy chúng ta đã XÁC ĐỊNH: có SỞ HÀNH đã khởi động .. một khi nhận ra: một số "THỨC" QUEN THUỘC CÓ THỂ NHẬN DẠNG ĐƯỢC


và vì vậy ... chúng ta có thể đối chiếu xem đó là SỞ HÀNH GÌ ĐÃ ĐƯỢC KHỞI ĐỘNG ...

vì cấu trúc của HÀNH UẨN = thì được vẽ và phân loại trong VI DIỆU PHÁP chính là các TÂM SỞ ... ngoại trừ Thọ và Tưởng


và vì VI DIỆU PHÁP có vẽ và phân loại các TÂM SỞ là SỞ HÀNH .. cho nên khi THỨC = là cái biết riêng biệt của các TÂM SỞ đó hoạt động, là cái chỗ "NĂNG LƯỢNG" của các tâm sở đó ... sẽ có các TÂM VƯƠNG tương ưng xảy ra .. và như vậy ..

-->> chúng ta có thể QUÁN SÁT được khi chúng ta sử dụng sơ đồ TÂM SỞ TÂM VƯƠNG theo bản đồ VI DIỆU PHÁP ...



nói như vậy .. chúng ta có thể nhìn thấy:

CÁI THẤY CHỈ CÓ THẤY của người CÓ THỨC BIỂU HIỆN NHƯ THẾ ĐÓ .. TÂM SỞ NHƯ THẾ ĐÓ .. TÂM VƯƠNG NHƯ THẾ ĐÓ ... nó là CÁI THẤY CHỈ LÀ CÁI THẤY như thế nào ? [smile]

vấn đề này nếu không sử dụng bản đồ tâm theo VI DIỆU PHÁP .. thì trong CÁC KINH, hay trong các đoạn Pháp Thoại .. chư tổ và đức Phật cũng miêu tả như là NĂNG và SỞ ... HÀNH và THỨC ... ... vì vậy, lời họ nói cũng là vậy thôi .. chỉ là VI DIỆU PHÁP phân biệt và liệt kê một số biến số SỞ HÀNH và THỨC rõ ràng hơn cho những cái thấy khác nhau đối với người có tâm thức và cái nhìn khác nhau ở các cõi khác nhau [smile]

ờ mà đúng không đại ca ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Cái câu'Nhất Thiết Duy Tâm Tạo' dễ hiểu vậy mà còn gà mờ thì nói gì đến những thứ khác :D

Hiểu đúng là phải như Tịch Nhiên: nó có nghĩa là Vạn pháp do tâm tạo. Còn như Vo Minh thì nên bỏ đi chữ TẠO trong câu trên: "CÓ TÂM TẠO thì mới CÓ tất cả Vạn Pháp" thì mới rõ nghĩa. Hiểu chửa? :D

Tịch Nhiên thì khá hơn Vo Minh, chỉ có điều không biết tâm nào tạo ra vạn pháp. :D Hí hí, ta nhắc hoài cái câu'Hồi đầu thị ngạn' nhưng ngươi vẫn không nhớ thì đành chịu thôi.





Đã nói rồi, dcd chỉ nói là Vo Minh hiểu sai câu'nhất thiết duy tâm tạo' chứ đâu có nói câu đó sai.

Thôi đủ rồi, không còn gì để nói tiếp với Vo Minh nữa

Ha ha...

Ma đen già lại thấy ngứa ngáy nữa rồi. Tiểu đệ thấy lão huynh ngươi chỉ thích nói nhảm không biết là có làm nên trò trống gì không hi hi...
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Chào huynh KKT,

- Trả lời câu hỏi của huynh KKT về sự khác nhau giữa 2 cái thấy. Cái thấy "trẹo hông" :) là cái thấy có chủ khách, có kẻ đang thấy và vật bị thấy. Cái thấy "như là" xóa tan đi chủ khách - năng sở, chỉ có thuần cái thấy mà thôi. Lấy thí dụ KKT hỏi anatta rằng cái thấy "như là" của anatta khi nhìn cái muỗng có thuần là thấy trong vài mươi giây đó không, thì câu trả lời là không. Khi anatta nhìn cái muống như vậy được đôi mươi giây, thì cái muỗng bị biến dạng, nhòe ra, thì khi đó cái thấy "trẹo hông" khởi lên để thẩm định, đặt câu hỏi: "ủa sao kỳ vậy?", "bị hoa mắt?" .v.v... Sau đó, anatta mới bình tâm và nhìn lại chiếc muỗng, thì cũng khoảng vài 2-3 chục giây sau hiện tượng đó tái hiện, rồi cái thấy "trẹo hông" lại xen vào -- nên có thể nói tiếng nói trong đầu (tức là những suy nghĩ, đặt vấn đề) khởi lên khi thấy đối tượng là lạ cũng lại là cái thấy "trẹo hông".

- anatta chưa có thử để đo lường xem cái thấy "như là" với một vật thể là bao lâu. Nhưng, 2 phút thì chắc chưa thể được. Vả lại thực tập như vậy có cái gì đó không được tự nhiên, có sự gò bó, cưỡng ép cố gắng, khiến cho cái thấy "trẹo hông" xen vào thường xuyên. Có điều này, anatta nghĩ khi mình thực tập nhìn một vật thể bất động, chế định như vậy là một hình thức tập Chỉ. Vì quán là xem xét đối tượng / sự thể (động) thay đổi vô thường trong từng phút giây.

- Hiện tại anatta đã trở về với phương pháp sơ cơ của Tứ Niệm Xứ, đó là tập thiền quán chánh niệm & nhận biết hơi thở ra vào một cách tự nhiên, tức là quán thân. Khi nào thời gian thực hành chánh niệm trên hơi thở liên tục kéo dài được 20 phút hay hơn, thì mới bước lên giai đoạn khác. Theo sự hiểu biết của anatta về cái thấy "như là" trong Tứ Niệm Xứ về quán hơi thở là: thấy sự thay đổi vô thường, sanh diệt của nó. Có lúc nó ngắn, khi nó dài, khi nó thô đục. Có một điều nữa anatta nhận thức về Cái thấy (nghe .v.v..) "như là" và "chánh niệm" là một thứ. Chánh Niệm: thân trên thân .v.v... Cái thấy "như là": thấy chỉ là thấy.

- "Làm chủ" cái thấy, KKT nói phải. Anatta đang thực tập nó. Là tập chánh niệm trên hơi thở ra vào, an trú trên đề mục như vậy liên tục cho nhiều hơn 15 phút trở lên chứ không chỉ là 2 phút. Mà nếu anatta thành thực với chính mình thì nhận thức ra rằng, chắc cũng còn khá lâu mới đạt được. Vì khi có thực hành thì mới biết là nội tâm mình bị vọng động dữ dội ra sao, từ đó cũng biết là căn duyên pháp hành của mình còn cạn cợt. Nên hằng ngày thực hành chánh niệm an trú trên hơi thở liên tục thêm được giây nào hay giây nấy. Con đường, bản đồ Đức Phật đã chỉ sẵn, còn có đạt đến cứu cánh hay không thì tùy theo căn duyên của từng người.

- anatta có đọc vài posts trong thread này nói về các pháp do tâm tạo. Nói về một cá nhân, thì "cái gì" là tâm tạo trong cá nhân đó? anatta cho rằng đó là do ý muốn/ý hành/ý chí/ý định hay nói cách khác là Tư (volition). Chính nó là tư lệnh tạo tác. Không biết huynh KKT nghĩ sao?


:icon_prost:

Hi hi....

Kính các huynh!

Tiểu đệ có 1 ví dụ:

Khi nước trong lặng ví như cái thấy như thị. Khi nước khởi sóng ví như cái thấy trẹo họng.

Lúc đầu thì không phân biệt. Trong nước chỉ có nước. sau lại có nước thì đồng, tướng chẳng đồng. Trong nước có cả sóng Hi hi....

Cái Không tịch xưa nay cũng vậy. Bình thường là chính mình. Động niệm Mình lại biến thành Ma rồi hi hi...

Vì vậy biết tánh thì thành Ta. Không rõ thì hóa Ma. Ta chỉ có Ta rồi Ta có cả Ma hi hi.....

Biết được cái dụng tánh thì vượt khỏi kiến chấp thường tình. Nhiễm ô tức chẳng được. Tu hành tức chẳng không hi hi...

Cái câu tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh nếu dịch theo kiểu Ma Vương Tịch Nhiên thì là : tất cả chúng Ma đều có TA hì hì....
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. Laughinghaha
Bên trên