VO-NHAT-BAT-NHI

Buông xả vạn duyên chấp trì Phật hiệu

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,283
Điểm tương tác
911
Điểm
113
Chào đạo hữu Trừng Hải,

Người đủ lòng tin, kính Phật như Cha, tâm ấy Phật biết nên chỉ cần xưng danh " A Di Đà Phật" là đủ. Tại sao lại đủ ? Vì sự tha thiết ra thành ngữ điệu, thái độ khoan gấp gồm đủ trong đó. Ví như tiếng: Cha ơi ! ở thế gian, phát ra lúc nguy khốn tự đã hàm chứa sự Tín thành Nguyện tha thiết, mau chóng muốn gặp mặt, sớm được hỗ trợ cứu giúp rồi.

Nay thêm "Nam mô" vì người sơ phát tâm mà răn dạy, cũng là để họ tự nhắc: Tam giới như nhà lửa, thật rất thống khổ, tự thoát chẳng ra, duy Phật giúp được. Tin kính thiết cầu nhất định được độ, phải dốc lòng "quy mạng", thân mạng còn không tiếc há lại vì vài thứ ngoài thân, cảm giác nhất thời mà bỏ lỡ cơ hội được cứu độ đời này hay sao. Do đó mà niệm "nam mô" huân tập Tín Nguyện, xưng danh " A Di Đà Phật" nương vào bổn nguyện lực đã thành tựu của Phật sớm được vãng sinh.

Nam mô A Di Đà Phật và A Di Đà Phật, công đức như nhau chẳng có hơn kém. Tùy cơ mà dụng, đều được lợi ích lớn.

Phật là cha ta,
Đâu phải người ngoài.
Tâm ta có Phật,
Đâu ngại chông gai.
Niệm Phật thành Phật,
Gặp Phật không sai !

Kính.
Chào đạo hữu Ba Tuần

Hề hề, Trừng Hải có đọc qua tam bộ kinh A Di Đà Kinh, Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh và Quán Vô Lượng Thọ Kinh nhưng kinh văn chỉ đề cập đến Phật Hiệu chớ không hề ghi rõ ràng Phật Hiệu là Nam-mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật (Hay khả năng đọc và ghi nhớ của Trừng Hải có vấn đề nên bỏ sót; nếu có xin chỉ điểm cho, hề hề, đa tạ đa tạ...)

Theo phong tục tập quán của người Phật tử ở xứ Việt ta thì việc niệm Phật Hiệu có khác; Khi chào nhau thì niệm "A Di Đà Phật" nhưng khi đảnh lễ, hồi hướng, phát nguyện...thì lại niệm "Nam-mô A Di Đà Phật". Và cũng như đạo hữu đã đề cập hai âm Nam-mô có nghĩa là Quy mạng hay Độ ngã, Cứu ngã...nên phải chăng Phật Hiệu "Nam-mô A Di Đà Phật" gồm có hai, Tâm chúng sanh và Tâm Phật.
Tâm chúng sanh là Khổ (Ngũ uẩn Khổ/Khổ đế) mà Tâm Phật là Niết Bàn. Và công phu niệm Phật phải đạt đến chỗ nhất tâm tức Khổ/Luân Hồi và Niết Bàn không hai không khác mới đúng Phật ý, phải vậy chăng?

Kính, Trừng Hải
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27/7/19
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Cái gì Nói ra thì khác!
Cái gì TỰ BIẾT thấy ĐỒNG liền thôi.

Lá trong tay với Lá ngoài tay khác chỗ nào vậy ta????

Còn vướng mắc cái THẤY thì còn sanh tử.
Vướng mắc cái Thấy Nắm LÁ hay Cầm SEN làm chi vậy.
Kính bác! theo em hiểu thì đây là căn bệnh nhiều đời nơi người học Phật là cứ chấp vào kinh điển rồi diễn giải theo ý của mình. nếu mà người giác ngộ, giác ngộ rồi ai ai cũng chỉ có thấy và biết từng ấy như nắm lá trong tay ...thì buồn tẻ quá . chẳng lẽ cái kì diệu, gọi là diệu hữu được chỉ ra cũng chỉ đến như vậy thôi sao?
Em đọc trong sách thấy có nói: Vì tất cả bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vicó sai biệt . có lẽ cái ý muốn nói là những chiếc lá ngoài nắm tay chăng?
Còn bác nói : Vướng mắc cái Thấy Nắm LÁ hay Cầm SEN làm chi vậy.
DẠ bác cứ thử lấy vài cái lá ngón bỏ mồm nhai thử xem nó có giống lá sen không ạ.
Cám ơn bác đã mở lối , và nương tay giúp em hiểu thêm một ít ạ . đa tạ bác nhiều.
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chào đạo hữu Ba Tuần

Hề hề, Trừng Hải có đọc qua tam bộ kinh A Di Đà Kinh, Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh và Quán Vô Lượng Thọ Kinh nhưng kinh văn chỉ đề cập đến Phật Hiệu chớ không hề ghi rõ ràng Phật Hiệu là Nam-mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật (Hay khả năng đọc và ghi nhớ của Trừng Hải có vấn đề nên bỏ sót; nếu có xin chỉ điểm cho, hề hề, đa tạ đa tạ...)

Theo phong tục tập quán của người Phật tử ở xứ Việt ta thì việc niệm Phật Hiệu có khác; Khi chào nhau thì niệm "A Di Đà Phật" nhưng khi đảnh lễ, hồi hướng, phát nguyện...thì lại niệm "Nam-mô A Di Đà Phật". Và cũng như đạo hữu đã đề cập hai âm Nam-mô có nghĩa là Quy mạng hay Độ ngã, Cứu ngã...nên phải chăng Phật Hiệu "Nam-mô A Di Đà Phật" gồm có hai, Tâm chúng sanh và Tâm Phật.
Tâm chúng sanh là Khổ (Ngũ uẩn Khổ/Khổ đế) mà Tâm Phật là Niết Bàn. Và công phu niệm Phật phải đạt đến chỗ nhất tâm tức Khổ/Luân Hồi và Niết Bàn không hai không khác mới đúng Phật ý, phải vậy chăng?

Kính, Trừng Hải
Kính đạo hữu,

1_Như trong kinh Vô Lượng Thọ, phần bổn nguyện vãng sinh ghi rõ: "văn ngã danh hiệu" "nãi chí thập niệm"

Kinh A Di Đà chép: "Kỳ độ hữu Phật, hiệu A Di Đà"; "nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhân văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu".

Trên thực tế, Ngài Ấn Quang, tổ 13 của Tông tịnh độ cũng hành trì như vậy: niệm " A Di Đà Phật" hằng ngày.

Lại nữa, Ngài Thiện Đạo đã đắc Niệm Phật Tam Muội, tổ thứ 2 của tông này cũng dạy:

" Da mồi tóc bạc lần lần,
Lụm khụm bước run mấy chốc.
Dù sang vàng ngọc đầy nhà,
Vẫn khổ suy già bệnh tật.
Ví hưởng khoái lạc ngàn muôn,
Đâu khỏi vô thường chết mất.
Duy có đường tắt thoát ly,
Thường niệm A Di Đà Phật "

Do đây, tông Tịnh Độ lấy pháp hành niệm Phật nương bổn nguyện mà được vãng sinh thì niệm Phật tức là niệm " A Di Đà Phật".

2_ Ngài Đại Thế Chí trong pháp hội Lăng Nghiêm khi trình bày chỗ sở tu sở chứng của mình có dạy:

"Mười phương Như Lai, nghĩ thương chúng sinh như mẹ nhớ con...

Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật, niệm Phật; hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật chẳng xa."

Qua đây có thể thấy, Tâm Phật thương chúng sinh đã sẵn sàng rồi. Nếu Tâm chúng sinh nhớ Phật, Phật liền biết; chỉ cần niệm danh hiệu Phật vì lòng muốn được độ liền cứu độ ngay.

Do đó, chỉ niệm "A Di Đà Phật" với lòng chân thành, tín nguyện tha thiết là đủ. Đâu cần nhất định thêm 2 chứ "nam mô"

3_Nếu tâm chúng sinh là khổ, tâm Phật là Niết Bàn, công phu niệm Phật phải đạt đến chỗ Nhất Tâm thì thành ra là Thánh đạo môn rồi, chẳng thể thành toàn bổn nguyện chung của tất cả chư Phật: Độ tận tất cả chúng sinh.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Tâm chúng sanh là Khổ (Ngũ uẩn Khổ/Khổ đế) mà Tâm Phật là Niết Bàn. Và công phu niệm Phật phải đạt đến chỗ nhất tâm tức Khổ/Luân Hồi và Niết Bàn không hai không khác mới đúng Phật ý, phải vậy chăng?

Kính, Trừng Hải
Kính đạo hữu!
Lắng lòng niệm Phật; niệm Phật tới chỗ Niết Bàn nhưng không nương 48 nguyện để vãng sanh thì đó là đường lối giải thoát tại ta bà này! Bậc thượng mới làm được.

Phật ý từ bi rộng lớn, vì rộng độ chúng sanh, nhất là chúng sanh yếu kém như VNBN đây, nhờ phượng tiện niệm trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà mà trước mắt vãng sanh; đến Cực Lạc Ngài ấy có cách làm cho tất cả mọi người giác ngộ, miễn là chúng sanh đó tin tưởng Ngài là bậc toàn giác cùng 48 nguyện đã viên mãn, hiệu lực khắp mười phương chẳng hư dối. Như vậy, vãng sanh là một bước đệm mà chắc chắn đến với Niết Bàn, không sai ý Phật.

Về niệm danh hiệu thì nên niệm là "Nam Mô A Di Đà Phật". Chữ Nam Mô hàm ý Kính lễ cung kính chư Phật. Trong 9 phẩm vãng sanh, bậc hạ phẩm hạ sanh, Phật khuyên niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", tức lục tự.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Bạn là đại dương!
Bây giờ là giọt nước đang trôi nổi trên đường về nguồn.

Giọt nước và đại dương là 1 hay 2???????


Đức Phật nói : "Ai cũng là Phật!" Phật là TỈNH THỨC!



Vậy Phật A Di Đà và bạn là 1 hay 2???
Tôi nhất định sẽ thành Phật, trí tuệ và đức tánh không khác gì Đức A Di Đà và chư Phật mười phương, nhưng tôi vẫn là tôi, không có tướng cố định và không tan biến mất.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,283
Điểm tương tác
911
Điểm
113
Kính đạo hữu,

1_Như trong kinh Vô Lượng Thọ, phần bổn nguyện vãng sinh ghi rõ: "văn ngã danh hiệu" "nãi chí thập niệm"

Kinh A Di Đà chép: "Kỳ độ hữu Phật, hiệu A Di Đà"; "nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhân văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu".

Trên thực tế, Ngài Ấn Quang, tổ 13 của Tông tịnh độ cũng hành trì như vậy: niệm " A Di Đà Phật" hằng ngày.

Lại nữa, Ngài Thiện Đạo đã đắc Niệm Phật Tam Muội, tổ thứ 2 của tông này cũng dạy:

" Da mồi tóc bạc lần lần,
Lụm khụm bước run mấy chốc.
Dù sang vàng ngọc đầy nhà,
Vẫn khổ suy già bệnh tật.
Ví hưởng khoái lạc ngàn muôn,
Đâu khỏi vô thường chết mất.
Duy có đường tắt thoát ly,
Thường niệm A Di Đà Phật "

Do đây, tông Tịnh Độ lấy pháp hành niệm Phật nương bổn nguyện mà được vãng sinh thì niệm Phật tức là niệm " A Di Đà Phật".

2_ Ngài Đại Thế Chí trong pháp hội Lăng Nghiêm khi trình bày chỗ sở tu sở chứng của mình có dạy:

"Mười phương Như Lai, nghĩ thương chúng sinh như mẹ nhớ con...

Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật, niệm Phật; hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật chẳng xa."

Qua đây có thể thấy, Tâm Phật thương chúng sinh đã sẵn sàng rồi. Nếu Tâm chúng sinh nhớ Phật, Phật liền biết; chỉ cần niệm danh hiệu Phật vì lòng muốn được độ liền cứu độ ngay.

Do đó, chỉ niệm "A Di Đà Phật" với lòng chân thành, tín nguyện tha thiết là đủ. Đâu cần nhất định thêm 2 chứ "nam mô"

3_Nếu tâm chúng sinh là khổ, tâm Phật là Niết Bàn, công phu niệm Phật phải đạt đến chỗ Nhất Tâm thì thành ra là Thánh đạo môn rồi, chẳng thể thành toàn bổn nguyện chung của tất cả chư Phật: Độ tận tất cả chúng sinh.
Chào đạo hữu Ba Tuần

Kinh điển Tịnh độ, A Di Đà Kinh, Vô lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh đều không đề cập cập đến việc "Niệm Phật Hiệu" là gì? Nam-mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật.
Khoảng hơn 10 năm khi nghe một số cứ sĩ hộ niệm (không thuộc Tăng đoàn) chỉ niệm A Di Đà Phật chứ không phải là lục tự, Nam-mô A Di Đà Phật mới nảy sanh thắc mắc "Niệm Phật Hiệu" bao gồm những âm gì?
Năm xưa, cũng khoảng thời gian đó, Trừng Hải có đọc một bản tiểu văn của lão cư sĩ Tịnh độ tông Lý Bỉnh Nam có đề cập đến việc niệm Phật hiệu phải là lục tự Nam-mô A Di Đà Phật và nhấn mạnh rằng sáu âm Nam-mô A Di Đà Phật này là chân ngôn, đại thần chú. Mà đã là chân ngôn thì khi xướng lên mà sai âm trật giọng (Pháp Cú Kinh) thì đã không còn hiệu nghiệm.

Lục tự Di Đà là truyền thống ngàn đời cổ kính uy nghi nên chăng, đừng vì lý này hay thuyết nọ lược bớt hai chữ Nam-mô mà bước vào ngả rẽ xa rời pháp vi diệu mà huyền tác vi.

Kính, Trừng Hải
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chào đạo hữu Ba Tuần

Kinh điển Tịnh độ, A Di Đà Kinh, Vô lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh đều không đề cập cập đến việc "Niệm Phật Hiệu" là gì? Nam-mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật.
Khoảng hơn 10 năm khi nghe một số cứ sĩ hộ niệm (không thuộc Tăng đoàn) chỉ niệm A Di Đà Phật chứ không phải là lục tự, Nam-mô A Di Đà Phật mới nảy sanh thắc mắc "Niệm Phật Hiệu" bao gồm những âm gì?
Năm xưa, cũng khoảng thời gian đó, Trừng Hải có đọc một bản tiểu văn của lão cư sĩ Tịnh độ tông Lý Bỉnh Nam có đề cập đến việc niệm Phật hiệu phải là lục tự Nam-mô A Di Đà Phật và nhấn mạnh rằng sáu âm Nam-mô A Di Đà Phật này là chân ngôn, đại thần chú. Mà đã là chân ngôn thì khi xướng lên mà sai âm trật giọng (Pháp Cú Kinh) thì đã không còn hiệu nghiệm.

Lục tự Di Đà là truyền thống ngàn đời cổ kính uy nghi nên chăng, đừng vì lý này hay thuyết nọ lược bớt hai chữ Nam-mô mà bước vào ngả rẽ xa rời pháp vi diệu mà huyền tác vi.

Kính, Trừng Hải

Kính đạo hữu,

Cảm tạ sự cảnh tỉnh của đạo hữu.

Quả đúng, tâm ngôn ý hành nhất như chính là mô phạm cho Trời người. Tiếc thay, người đời nay ưa lý kém hành, lược trước bỏ sau mà chẳng có bậc chân chứng làm chỗ y dựa. Tranh qua cãi lại, rốt sau phải lấy ít hơn không, lấy thiện thay dữ để mà khuyến tấn đó thôi.

Vạn pháp duy tâm tạo,
Tâm thành tất ứng cảm.

Mô Phật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Chào đạo hữu Ba Tuần

Kinh điển Tịnh độ, A Di Đà Kinh, Vô lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh đều không đề cập cập đến việc "Niệm Phật Hiệu" là gì? Nam-mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật.
Khoảng hơn 10 năm khi nghe một số cứ sĩ hộ niệm (không thuộc Tăng đoàn) chỉ niệm A Di Đà Phật chứ không phải là lục tự, Nam-mô A Di Đà Phật mới nảy sanh thắc mắc "Niệm Phật Hiệu" bao gồm những âm gì?
Năm xưa, cũng khoảng thời gian đó, Trừng Hải có đọc một bản tiểu văn của lão cư sĩ Tịnh độ tông Lý Bỉnh Nam có đề cập đến việc niệm Phật hiệu phải là lục tự Nam-mô A Di Đà Phật và nhấn mạnh rằng sáu âm Nam-mô A Di Đà Phật này là chân ngôn, đại thần chú. Mà đã là chân ngôn thì khi xướng lên mà sai âm trật giọng (Pháp Cú Kinh) thì đã không còn hiệu nghiệm.

Lục tự Di Đà là truyền thống ngàn đời cổ kính uy nghi nên chăng, đừng vì lý này hay thuyết nọ lược bớt hai chữ Nam-mô mà bước vào ngả rẽ xa rời pháp vi diệu mà huyền tác vi.

Kính, Trừng Hải
Kính đạo hữu, và các đạo hữu khác!
Một hành giả nếu muốn chuyên tu pháp niệm Phật nên tu theo Kinh Niệm Phật Ba La Mật. Kinh này dạy chuyên xưng tán danh hiệu Đức A DI ĐÀ PHẬT.

Trong đó, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rõ là xưng niệm "Nam Mô A Di Đà Phật".
Pháp môn niệm Phật này, nhất định phải có Tín và Nguyện sâu sắc, phải Nguyện vãng sanh, cầu sự vãng sanh mới đi đến viên mãn.

Trích Kinh (xin phép trích đoạn, lược trích, cắt xén!, chỗ ....... là chỗ bị cắt)


Hôm nay, con thay vì hiện tiền đại chúng cũng như tất cả thiện nam, tín nữ trong thời vị lai, mà khẩn cầu đức Thế-Tôngiải thích cho chúng con được rõ.


Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?"

............................
Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lựcbất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiênchứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật - nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.
....................................
Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảngvững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phươnghành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.
.............................
Ngườiniệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng.
..............................

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xácngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám phápBất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm naytrân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỔNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.
 
Last edited:

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27/7/19
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Kính đạo hữu, và các đạo hữu khác!
Một hành giả nếu muốn chuyên tu pháp niệm Phật nên tu theo Kinh Niệm Phật Ba La Mật. Kinh này dạy chuyên xưng tán danh hiệu Đức A DI ĐÀ PHẬT.

Trong đó, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rõ là xưng niệm "Nam Mô A Di Đà Phật".
Pháp môn niệm Phật này, nhất định phải có Tín và Nguyện sâu sắc, phải Nguyện vãng sanh, cầu sự vãng sanh mới đi đến viên mãn.

Trích Kinh (xin phép trích đoạn, lược trích, cắt xén!, chỗ ....... là chỗ bị cắt)


Hôm nay, con thay vì hiện tiền đại chúng cũng như tất cả thiện nam, tín nữ trong thời vị lai, mà khẩn cầu đức Thế-Tôngiải thích cho chúng con được rõ.


Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?"

............................
Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lựcbất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiênchứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật - nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.
....................................
Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảngvững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phươnghành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.
.............................
Ngườiniệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng.
..............................

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xácngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám phápBất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm naytrân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỔNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.
"Pháp môn niệm Phật này, nhất định phải có Tín và Nguyện sâu sắc, phải Nguyện vãng sanh, cầu sự vãng sanh mới đi đến viên mãn."
Sao em lại thấy có vụ Hòa Thượng nói về Tín Nguyện Hạnh của Tông Tịnh Đô lại khác lời bác nói :
Tông chỉ của Tịnh Độ là TÍN, NGUYỆN, HÀNH TÍN là tin, gồm có ba:

1/ Tin lời của Phật không vọng ngữ.

2/ Tin kiếp này sẽ được vãng sanh.

3/ Tin Cõi Tịnh Độ không bệnh, không già, không chết, muốn gì được nấy.

NGUYỆN có hai: Đại nguyện và tiểu nguyện. Thế nào là tiểu nguyện? Là cầu cho mình được vãng sanh. Nhưng tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, không được vãng sanh. Tại sao? Như đã kể trên, tin Tịnh độ không có già, không bệnh, không chết thì làm sao có đi đầu thai để trả nợ? Phật pháp là nói về nhân quả; hễ tạo thiện nhân thì được thiện quả, tạo ác nhân ắt chịu ác quả, thiện quả tạm gác qua, về ác quả thì từ nhỏ tới lớn có ăn thịt cá không? Có sát sanh không? Cho dù bắt đầu từ bụng mẹ ra chưa hề đập chết con muỗi, không đạp chết con kiến, thế còn có ăn thịt không? Có ăn cá không? Nếu có, ăn một miếng thịt phải trả nợ một miếng thịt, ăn một con cá phải trả nợ một con cá, ấy mới hợp với nhân quả. Nếu vãng sanh Cực Lạc không trở lại nữa thì ai đầu thai trả nợ? Thế là không hợp với nhân quả rồi! Không hợp nhân quả thì không phải Phật pháp, nên nói tiểu nguyện không hợp với nhân quả, phải phát đại nguyện.

Đại nguyện như thế nào? Ví như người thiếu nợ không có tiền trả, hẹn lại kỳ sau: Những nợ mạng nợ thịt mà mình thiếu, nay dù làm việc thiện bố thí cúng dường đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, nguyện cùng ta sanh cõi Cực Lạc, còn những chúng sanh chưa sanh cõi Cực Lạc thì sau khi ta thành Phật rồi sẽ trở về độ hết tất cả chủ nợ, tất cả chúng sanh, ấy mới là đại nguyện, mới hợp nhân quả.

Lại, có hai thứ hạnh khi niệm Phật: Tán tâm niệm Phật và Nhất tâm niệm Phật. “Nhất tâm niệm Phật một câu hơn tán tâm niệm Phật ngàn lần”. Thế nào là tán tâm niệm Phật? Vừa niệm Phật vừa lo đủ thứ việc nhà, việc làm, lo Phật sự, lo ứng phó thí chủ v.v… Còn Nhất tâm niệm Phật là chỉ biết niệm Phật, ngoài ra không biết đến việc khác. Làm thế nào có thể nhất tâm niệm Phật?
Bác cho ý kiến thế nào?
"Ngườiniệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng."
Chào bác! em thấy có hơi vô lý một chút , không biết lời trích của bác ở kinh nào , có thật là lời Phật dạy hay không?
Vì. Lúc đó ngay tại cõi Ta Bà này Phật đang hiển hiện, sao lại không thể tu thành Phật ngay được mà phải đến nơi đâu , thế giới Cực Lạc?
Chả lẽ chính ông Phật này ( Thích Ca Mau Ni ) tuyên thuyết các vị hãy niệm A Di Đà vãng sanh về Cự Lạc gặp A Di Đà mà tu cho thành Phật , còn ở đây ta không thể làm nổi điều đó được? mà chỉ có thể bảo các vị thực hành theo ta thì sẽ được như ta , có nghĩa là sẽ giải thoát hoàn toàn đau khổ và sẽ chứng được Niết bàn.
cũng có nghĩa là ở cõi Ta Bà này ông Phật Thích Ca bất lực với một số chúng sanh, mà phải nhờ đến danh hiệu ông Phật A Di Đà và nhờ ông ấy tiếp dẫn để cho họ thành Phật ở thế giới Cực Lạc.
Vậy té ra ông Phật Thích Ca cũng chưa đủ toàn Trí toàn Năng, nếu vậy ông ấy sao lại lại nói trong kinh điển là thành Phật , giác ngộ như ông sẽ ........ bác thấy có hơi lệch lệch thế nào không?
Thà người khác nói niệm Phật Hiệu A Di Đà sau khi Phật Thích Ca nhập Diệt chi đó thì nghe cói lý, chứ ông ấy đang sống , đang giáo hóa chúng sanh nơi Ta Bà , nơi ông đang sống đang hành đạo, mà lại xui mọi người đến cõi khác có ông Phật hay thiệt là hay... Ôi em thấy có vẻ nghịch đời quá , nếu vậy ông Phật Tích Ca có vấn đề về trí tuệ thì phải?
vì ở Ta Bà này có cận kệ Phật là chắc chắn, có cận kề thánh đệ tử Phật là chắc chắn, vậy hà cớ gì lại rong ruổi chạy như vậy , bác nghe có phải là vô lý không?
em nói vậy là vì tự em thấy rằng cha em bên cạnh sao cha em lại bảo em chạy sang bên thôn đoài nhận ông xoài làm cha , ông ấy sẽ cho con đủ thứ và con sẽ được ấm no hạnh phúc , nghe vậy em có tin được không?
Ôi Phật mà nghe con nói những lời này đừng cho con là mất dạy nha , con nói thật lòng đó Phật. vì con còn cha thì con không thể bỏ cha mà nhận người khác làm cha được , chắc Phật cũng thông cảm và hiểu lòng con .
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
"Pháp môn niệm Phật này, nhất định phải có Tín và Nguyện sâu sắc, phải Nguyện vãng sanh, cầu sự vãng sanh mới đi đến viên mãn."
Sao em lại thấy có vụ Hòa Thượng nói về Tín Nguyện Hạnh của Tông Tịnh Đô lại khác lời bác nói :
Tông chỉ của Tịnh Độ là TÍN, NGUYỆN, HÀNH TÍN là tin, gồm có ba:

1/ Tin lời của Phật không vọng ngữ.

2/ Tin kiếp này sẽ được vãng sanh.

3/ Tin Cõi Tịnh Độ không bệnh, không già, không chết, muốn gì được nấy.

NGUYỆN có hai: Đại nguyện và tiểu nguyện. Thế nào là tiểu nguyện? Là cầu cho mình được vãng sanh. Nhưng tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, không được vãng sanh. Tại sao? Như đã kể trên, tin Tịnh độ không có già, không bệnh, không chết thì làm sao có đi đầu thai để trả nợ? Phật pháp là nói về nhân quả; hễ tạo thiện nhân thì được thiện quả, tạo ác nhân ắt chịu ác quả, thiện quả tạm gác qua, về ác quả thì từ nhỏ tới lớn có ăn thịt cá không? Có sát sanh không? Cho dù bắt đầu từ bụng mẹ ra chưa hề đập chết con muỗi, không đạp chết con kiến, thế còn có ăn thịt không? Có ăn cá không? Nếu có, ăn một miếng thịt phải trả nợ một miếng thịt, ăn một con cá phải trả nợ một con cá, ấy mới hợp với nhân quả. Nếu vãng sanh Cực Lạc không trở lại nữa thì ai đầu thai trả nợ? Thế là không hợp với nhân quả rồi! Không hợp nhân quả thì không phải Phật pháp, nên nói tiểu nguyện không hợp với nhân quả, phải phát đại nguyện.

Đại nguyện như thế nào? Ví như người thiếu nợ không có tiền trả, hẹn lại kỳ sau: Những nợ mạng nợ thịt mà mình thiếu, nay dù làm việc thiện bố thí cúng dường đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, nguyện cùng ta sanh cõi Cực Lạc, còn những chúng sanh chưa sanh cõi Cực Lạc thì sau khi ta thành Phật rồi sẽ trở về độ hết tất cả chủ nợ, tất cả chúng sanh, ấy mới là đại nguyện, mới hợp nhân quả.

Lại, có hai thứ hạnh khi niệm Phật: Tán tâm niệm Phật và Nhất tâm niệm Phật. “Nhất tâm niệm Phật một câu hơn tán tâm niệm Phật ngàn lần”. Thế nào là tán tâm niệm Phật? Vừa niệm Phật vừa lo đủ thứ việc nhà, việc làm, lo Phật sự, lo ứng phó thí chủ v.v… Còn Nhất tâm niệm Phật là chỉ biết niệm Phật, ngoài ra không biết đến việc khác. Làm thế nào có thể nhất tâm niệm Phật?
Bác cho ý kiến thế nào?
Không khác bạn ơi. Niệm Phật có 2 nhân: người niệm Phật cầu thoát khổ cho bản thân và người niệm Phật cầu đạo vô thượng Bồ Đề. Những người nghiệp nhẹ, nhiều phước đức thì hoàn toàn có thể cầu thoát khổ cho riêng họ, sanh sang Cực Lạc họ chứng A LA HÁN quả. Những người nghiệp nặng thì phải phát tâm Bồ Đề. Người nghiệp nhẹ họ phát tâm Bồ Đề lại càng tốt dễ dàng ứng hợp với 48 đại nguyện.

Nhất tâm niệm Phật là cột tâm ý vào câu Phật hiệu không rời nhau trong mọi hoàn cảnh, giống như Thiền Định cột tâm vào 1 đối tượng sanh định vậy nhưng không chứng tác các quả vị giải thoát được. Giống như một người không biết bơi thì bám vào tàu bè, tâm có phần an định về việc qua sông nhưng buông thuyền bè ra thì vẫn phải bị hụp lặn. Do đó, người niệm Phật nhất định phải nguyện vãng sanh chân thành không đổi khác, phải bám tàu bè Phật hiệu vãng sanh Cực Lạc thọ lãnh giáo pháp hành trì miên mật cho đến khi thành tựu giải thoát thì thôi, chỉ 1 đời sống tại Cực Lạc. So với việc tự bơi thì nó dễ hơn vậy!

Trong lúc niệm Phật, người niệm Phật không cần phải để ý xung quanh và hành trạng công phu của mình chỉ nhiếp toàn bộ tâm ý xưng tán "Nam Mô A Di Đà Phật" mà hoàn cảnh bên ngoài không làm tán loạn được!


"Ngườiniệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng."
Chào bác! em thấy có hơi vô lý một chút , không biết lời trích của bác ở kinh nào , có thật là lời Phật dạy hay không?
Vì. Lúc đó ngay tại cõi Ta Bà này Phật đang hiển hiện, sao lại không thể tu thành Phật ngay được mà phải đến nơi đâu , thế giới Cực Lạc?
Chả lẽ chính ông Phật này ( Thích Ca Mau Ni ) tuyên thuyết các vị hãy niệm A Di Đà vãng sanh về Cự Lạc gặp A Di Đà mà tu cho thành Phật , còn ở đây ta không thể làm nổi điều đó được? mà chỉ có thể bảo các vị thực hành theo ta thì sẽ được như ta , có nghĩa là sẽ giải thoát hoàn toàn đau khổ và sẽ chứng được Niết bàn.
cũng có nghĩa là ở cõi Ta Bà này ông Phật Thích Ca bất lực với một số chúng sanh, mà phải nhờ đến danh hiệu ông Phật A Di Đà và nhờ ông ấy tiếp dẫn để cho họ thành Phật ở thế giới Cực Lạc.
Vậy té ra ông Phật Thích Ca cũng chưa đủ toàn Trí toàn Năng, nếu vậy ông ấy sao lại lại nói trong kinh điển là thành Phật , giác ngộ như ông sẽ ........ bác thấy có hơi lệch lệch thế nào không?
Thà người khác nói niệm Phật Hiệu A Di Đà sau khi Phật Thích Ca nhập Diệt chi đó thì nghe cói lý, chứ ông ấy đang sống , đang giáo hóa chúng sanh nơi Ta Bà , nơi ông đang sống đang hành đạo, mà lại xui mọi người đến cõi khác có ông Phật hay thiệt là hay... Ôi em thấy có vẻ nghịch đời quá , nếu vậy ông Phật Tích Ca có vấn đề về trí tuệ thì phải?
vì ở Ta Bà này có cận kệ Phật là chắc chắn, có cận kề thánh đệ tử Phật là chắc chắn, vậy hà cớ gì lại rong ruổi chạy như vậy , bác nghe có phải là vô lý không?
em nói vậy là vì tự em thấy rằng cha em bên cạnh sao cha em lại bảo em chạy sang bên thôn đoài nhận ông xoài làm cha , ông ấy sẽ cho con đủ thứ và con sẽ được ấm no hạnh phúc , nghe vậy em có tin được không?
Ôi Phật mà nghe con nói những lời này đừng cho con là mất dạy nha , con nói thật lòng đó Phật. vì con còn cha thì con không thể bỏ cha mà nhận người khác làm cha được , chắc Phật cũng thông cảm và hiểu lòng con .
Kinh Niệm Phật Ba La Mật, VNBN có đăng trong diễn đàn. Bạn vào đó xem.
Đức Phật tâm bình đẳng, tùy thuận chúng sanh mà giáo hóa riêng biệt. Vì muốn lợi ích cho tất cả loại tâm cơ của hết thảy chúng sanh nên tuyên hết thảy các pháp liên quan. Chúng sanh ưa thích hiện tại lạc trú thì tuyên giảng pháp hiện tại lạc trú (Thiền). Còn những chúng sanh cầu Vô Thượng Bồ Đề hoặc mong muốn giải thoát chắc chắn ở thời mạt thế này không tự mình giải thoát trong 1 đời ở ta bà ác trượt nhiễu loạn thì Ngài dạy pháp niệm Phật vãng sanh Cực Lạc an lành giải thoát trong một đời, thẳng đến thành Phật không khác với pháp Thiền.

Chư Phật mười phương khi thành Phật đều tuyên giảng đầu đủ 12 Bộ kinh, phủ hết tất cả căn cơ của hết thảy chúng sanh tầm đạo! Chúng sanh nương vào đó mà tự mình lựa chọn và thực hành, cuối cùng tất cả đều đến bờ giác không còn sai biệt.
 
Last edited:

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27/7/19
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Không khác bạn ơi. Niệm Phật có 2 nhân: người niệm Phật cầu thoát khổ cho bản thân và người niệm Phật cầu đạo vô thượng Bồ Đề. Những người nghiệp nhẹ, nhiều phước đức thì hoàn toàn có thể cầu thoát khổ cho riêng họ, sanh sang Cực Lạc họ chứng A LA HÁN quả. Những người nghiệp nặng thì phải phát tâm Bồ Đề. Người nghiệp nhẹ họ phát tâm Bồ Đề lại càng tốt dễ dàng ứng hợp với 48 đại nguyện.

Nhất tâm niệm Phật là cột tâm ý vào câu Phật hiệu không rời nhau trong mọi hoàn cảnh, giống như Thiền Định cột tâm vào 1 đối tượng sanh định vậy nhưng không chứng tác các quả vị giải thoát được. Giống như một người không biết bơi thì bám vào tàu bè, tâm có phần an định về việc qua sông nhưng buông thuyền bè ra thì vẫn phải bị hụp lặn. Do đó, người niệm Phật nhất định phải nguyện vãng sanh chân thành không đổi khác, phải bám tàu bè Phật hiệu vãng sanh Cực Lạc thọ lãnh giáo pháp hành trì miên mật cho đến khi thành tựu giải thoát thì thôi, chỉ 1 đời sống tại Cực Lạc. So với việc tự bơi thì nó dễ hơn vậy!

Trong lúc niệm Phật, người niệm Phật không cần phải để ý xung quanh và hành trạng công phu của mình chỉ nhiếp toàn bộ tâm ý xưng tán "Nam Mô A Di Đà Phật" mà hoàn cảnh bên ngoài không làm tán loạn được!



Kinh Niệm Phật Ba La Mật, VNBN có đăng trong diễn đàn. Bạn vào đó xem.

Đức Phật tâm bình đẳng, tùy thuận chúng sanh mà giáo hóa riêng biệt. Vì muốn lợi ích cho tất cả loại tâm cơ của hết thảy chúng sanh nên tuyên hết thảy các pháp liên quan. Chúng sanh ưa thích hiện tại lạc trú thì tuyên giảng pháp hiện tại lạc trú (Thiền). Còn những chúng sanh cầu Vô Thượng Bồ Đề hoặc mong muốn giải thoát chắc chắn ở thời mạt thế này không tự mình giải thoát trong 1 đời ở ta bà ác trượt nhiễu loạn thì Ngài dạy pháp niệm Phật vãng sanh Cực Lạc an lành giải thoát trong một đời, thẳng đến thành Phật không khác với pháp Thiền.

Chư Phật mười phương khi thành Phật đều tuyên giảng đầu đủ 12 Bộ kinh, phủ hết tất cả căn cơ của hết thảy chúng sanh tầm đạo! Chúng sanh nương vào đó mà tự mình lựa chọn và thực hành, cuối cùng tất cả đều đến bờ giác không còn sai biệt.
Sao bác không đả động gì đến thắc mắc của em về Niệm Phật Hiệu A Di Đà có thật là Phật Thích Ca tuyên dạy không?
Giờ em có mấy điều nhờ bác, cùng các bác khác trong diễn đàn giúp em.
1 - có đúng thật là các kinh nói về niệm phật hiệu A Di Đà là đúng lời Phật Thích Ca dạy không?
2- nếu quả đúng thì cõi Ta Bà này là cõi Phật Thích Ca tuyên thuyết về chân lý và toàn bộ phương pháp để chúng sanh thoát khổ và nhập Niết bàn được có đúng không? nếu đúng thì tại sao Phật Thích Ca lại không tin cõi Phật của mình và không thể giáo hóa cho những chúng sinh khác mà phải nhờ một ông Phật khác ở một nơi khác và khuyên chúng sanh nên đến đó tu tập để thành Phật. vậy có nghĩa là Phật Thích Ca bất lực , hay nói đúng hơn là không toàn trí, cái nghĩa giáo hóa thần thông ở Phật thích Ca không có đúng không?
3 - Cõi Ta Bà này trong cách nghĩ của Phật Thích Ca có thanh tịnh như cõi nước Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà không? Nếu có tại sao Phật Thích Ca không tuyên thuyết niệm Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật cho thành Phật mà lại phải .....?
4- Tại sao trong lúc giáo hóa chúng sinh tại cõi Ta Bà này lại phải đồng thời tuyên thuyết cõi Tây Phương? điều này có gì mâu thuẫn trong việc tuyết phục những gì mà Phật giáo hóa không?

Ba lần cảnh cáo khi sắp nhập Niết bàn của Phật Thích Ca
Thứ năm, 12/10/2015 | 08:57
Phật sắp nhập Niết Bàn, khai thị lần cuối cùng có ba lần cảnh cáo. Lúc bây giờ Đức Thế Tôn từ sơ thiền đến nhị thiền, tam thiền cho đến nhập diệt tận định, rồi từ diệt tận định trở ngược lại, cho đến sơ thiền. Thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng:
“Ta dùng bát nhã thâm sâu, quán khắp tất cả lục đạo trong tam giới, căn bản tính lìa, cuối cùng tịch diệt, đồng với tướng hư không, vô danh vô thức, tình chấp đoạn diệt, vốn là bình đẳng, chẳng cao chẳng thấp, chẳng thấy chẳng nghe, chẳng tri chẳng giác, chẳng thể trói buộc, chẳng thể giải thoát, vô chúng sinh, vô thọ mạng, chẳng sinh chẳng khởi, chẳng tận chẳng diệt, phi thế gian phi phi thế gian, Niết Bàn sinh tử đều bất khả đắc, nhị tế (trước, sau) bình đẳng, các pháp bằng nhau việc làm đồng như chẳng làm, cứu cánh yên tịnh. Từ pháp vô trụ, hành theo pháp tính, dứt tất cả tướng, chẳng có một vật, pháp tướng như thế đều bất khả đắc. Những kẻ biết được gọi là người xuất thế gian, việc này chẳng biết gọi là sinh tử bắt đầu, các người cần phải đoạn dứt vô minh, diệt sự bắt đầu của sinh tử”.

Lần thứ nhì, cũng từ Sơ thiền cho đến Diệt tận định, rồi từ Diệt tận định trở ngược lại cho đến Sơ thiền. Thuận nghịch ra vào chín bậc thiền định xong, lại nói với đại chúng rằng:

“Ta dùng Ma Ha Bát Nhã quán khắp hữu tình vô tình trong tam giới, tất cả người và pháp đều là cứu cánh, chẳng có kẻ trói buộc, chẳng có người giải thoát, vô trụ vô y (chẳng nơi nương tựa) chẳng thể nhiếp trì, chẳng vào tam giới, vốn là thanh tịnh, chẳng cáu bẩn, chẳng phiền não, bằng với hư không, bất bình đẳng, phi bất bình đẳng, tất cả tư tưởng động niệm trong tâm đều ngưng nghỉ, pháp tướng như thế gọi là đại Niết Bàn, chơn thật thấy được pháp này gọi là giải thoát, phàm phu chẳng thấy gọi là vô minh”.

Nói xong nhập Siêu thiền lần thứ ba, từ Sơ thiền cho đến Diệt tận định, rồi từ Diệt tận định trở ngược lại cho đến Sơ thiền, lại nói với đại chúng rằng:

“Ta dùng Phật nhãn quán khắp tất cả các pháp trong tam giới, thực tế của vô minh tính vốn giải thoát, tìm khắp mười phương đều chẳng thể được. Vì căn bản của vô minh chẳng có, nên nhánh lá của vô minh đều sẵn giải thoát, vì vô minh giải thoát nên lão tử đều được giải thoát . Do nhân duyên này nay ta an trụ nơi Thường Tịch Diệt Quang (ánh sáng thường tịch diệt) gọi là đại Niết Bàn”.
grab1381649436nhap_niet_ban.jpg
Lời cảnh cáo kể trên đều do lòng đại bi bất khả tư nghì của Phật, thuận nghịch nhập siêu thiền rồi nói ra. Kẻ gặp được sự dạy bảo này, nên lấy xương mình làm bút, lột da mình làm giấy, chích máu mình làm mực, viết ra để cạnh mình, chẳng nên giây phút tạm quên, chẳng nên sát na mất sự chiếu soi. Theo ba lần cảnh cáo cuối cùng của Phật, quán tất cả pháp trong tam giới, nói bản tính vô minh vốn là giải thoát, cho nên khắp mười phương trong pháp giới, hoặc hữu tình, hoặc vô tình, hoặc hữu tính, hoặc vô tính, núi sông,đất đai, cỏ cây, người, vật … Chẳng trong tam giới, chẳng ngoài tam giới, chẳng theo sinh tử, chẳng trụ Niết Bàn, đều đồng nhất tâm của chơn như diệu tính. Nếu tín giải như vậy thì đốn ngộ được nhất thừa. Chẳng còn lời bí mật nào hơn ý chỉ này!
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chắc chắn là lời nói của Đức Phật chỉ có trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy.

Trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy không hề nói gì đến các Phật khác, và Bồ Tát.


Có một điều quan trọng là rất nhiều giáo lý của Phật Giáo Nguyên Thủy có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo như là:

NGHIỆP BÁO SANH TỬ LUÂN HỒI.



Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như Ấn Độ giáo nhận xét rằng:

THẬT SỰ "CÓ" SANH TỬ LUÂN HỒI!


Hoàn toàn khác biệt với Phật Giáo Đại Thừa nhận xét rằng:

"KHÔNG CÓ SANH TỬ!"



Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy dẫn chứng:

Đức Phật CHỈ CÓ giác ngộ Pháp DUYÊN KHỞI là nguyên tắc vận hành SANH TỬ của vạn vật, vũ trụ mà thôi.

Quy luật DUYÊN KHỞI là "Vạn Vật CÓ SANH thì phải CÓ TỬ!"



Không có NGƯỜI nào khác giác ngộ Pháp DUYÊN KHỞI!

Đức Phật là người đầu tiên giác ngộ Pháp DUYÊN KHỞI nói rằng:

"Pháp duyên khởi chẳng phải do ta làm ra, chẳng phải do người khác làm ra. Dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện ở thế gian, pháp này vẫn tồn tại.
Như Lai tự giác ngộ pháp này, thành đẳng chánh giác...
Kinh Tập A Hàm
”.

Như lời Đức Phật nói:

"CÓ Đức Phật hay KHÔNG CÓ Đức Phật!
Quy luật DUYÊN KHỞI quy định là KHÔNG CÓ Phật nào, hay bất cứ cái gì có thể GIẢI THOÁT SANH TỬ LUÂN HỒI!"
Vì bởi: Đã CÓ SANH thì phải CÓ TỬ! Đã CÓ TỬ thì phải CÓ SANH!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Sao bác không đả động gì đến thắc mắc của em về Niệm Phật Hiệu A Di Đà có thật là Phật Thích Ca tuyên dạy không?
Giờ em có mấy điều nhờ bác, cùng các bác khác trong diễn đàn giúp em.
1 - có đúng thật là các kinh nói về niệm phật hiệu A Di Đà là đúng lời Phật Thích Ca dạy không?
2- nếu quả đúng thì cõi Ta Bà này là cõi Phật Thích Ca tuyên thuyết về chân lý và toàn bộ phương pháp để chúng sanh thoát khổ và nhập Niết bàn được có đúng không? nếu đúng thì tại sao Phật Thích Ca lại không tin cõi Phật của mình và không thể giáo hóa cho những chúng sinh khác mà phải nhờ một ông Phật khác ở một nơi khác và khuyên chúng sanh nên đến đó tu tập để thành Phật. vậy có nghĩa là Phật Thích Ca bất lực , hay nói đúng hơn là không toàn trí, cái nghĩa giáo hóa thần thông ở Phật thích Ca không có đúng không?
3 - Cõi Ta Bà này trong cách nghĩ của Phật Thích Ca có thanh tịnh như cõi nước Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà không? Nếu có tại sao Phật Thích Ca không tuyên thuyết niệm Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật cho thành Phật mà lại phải .....?
4- Tại sao trong lúc giáo hóa chúng sinh tại cõi Ta Bà này lại phải đồng thời tuyên thuyết cõi Tây Phương? điều này có gì mâu thuẫn trong việc tuyết phục những gì mà Phật giáo hóa không?

Ba lần cảnh cáo khi sắp nhập Niết bàn của Phật Thích Ca
Thứ năm, 12/10/2015 | 08:57
Phật sắp nhập Niết Bàn, khai thị lần cuối cùng có ba lần cảnh cáo. Lúc bây giờ Đức Thế Tôn từ sơ thiền đến nhị thiền, tam thiền cho đến nhập diệt tận định, rồi từ diệt tận định trở ngược lại, cho đến sơ thiền. Thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng:
“Ta dùng bát nhã thâm sâu, quán khắp tất cả lục đạo trong tam giới, căn bản tính lìa, cuối cùng tịch diệt, đồng với tướng hư không, vô danh vô thức, tình chấp đoạn diệt, vốn là bình đẳng, chẳng cao chẳng thấp, chẳng thấy chẳng nghe, chẳng tri chẳng giác, chẳng thể trói buộc, chẳng thể giải thoát, vô chúng sinh, vô thọ mạng, chẳng sinh chẳng khởi, chẳng tận chẳng diệt, phi thế gian phi phi thế gian, Niết Bàn sinh tử đều bất khả đắc, nhị tế (trước, sau) bình đẳng, các pháp bằng nhau việc làm đồng như chẳng làm, cứu cánh yên tịnh. Từ pháp vô trụ, hành theo pháp tính, dứt tất cả tướng, chẳng có một vật, pháp tướng như thế đều bất khả đắc. Những kẻ biết được gọi là người xuất thế gian, việc này chẳng biết gọi là sinh tử bắt đầu, các người cần phải đoạn dứt vô minh, diệt sự bắt đầu của sinh tử”.

Lần thứ nhì, cũng từ Sơ thiền cho đến Diệt tận định, rồi từ Diệt tận định trở ngược lại cho đến Sơ thiền. Thuận nghịch ra vào chín bậc thiền định xong, lại nói với đại chúng rằng:

“Ta dùng Ma Ha Bát Nhã quán khắp hữu tình vô tình trong tam giới, tất cả người và pháp đều là cứu cánh, chẳng có kẻ trói buộc, chẳng có người giải thoát, vô trụ vô y (chẳng nơi nương tựa) chẳng thể nhiếp trì, chẳng vào tam giới, vốn là thanh tịnh, chẳng cáu bẩn, chẳng phiền não, bằng với hư không, bất bình đẳng, phi bất bình đẳng, tất cả tư tưởng động niệm trong tâm đều ngưng nghỉ, pháp tướng như thế gọi là đại Niết Bàn, chơn thật thấy được pháp này gọi là giải thoát, phàm phu chẳng thấy gọi là vô minh”.

Nói xong nhập Siêu thiền lần thứ ba, từ Sơ thiền cho đến Diệt tận định, rồi từ Diệt tận định trở ngược lại cho đến Sơ thiền, lại nói với đại chúng rằng:

“Ta dùng Phật nhãn quán khắp tất cả các pháp trong tam giới, thực tế của vô minh tính vốn giải thoát, tìm khắp mười phương đều chẳng thể được. Vì căn bản của vô minh chẳng có, nên nhánh lá của vô minh đều sẵn giải thoát, vì vô minh giải thoát nên lão tử đều được giải thoát . Do nhân duyên này nay ta an trụ nơi Thường Tịch Diệt Quang (ánh sáng thường tịch diệt) gọi là đại Niết Bàn”.
grab1381649436nhap_niet_ban.jpg
Lời cảnh cáo kể trên đều do lòng đại bi bất khả tư nghì của Phật, thuận nghịch nhập siêu thiền rồi nói ra. Kẻ gặp được sự dạy bảo này, nên lấy xương mình làm bút, lột da mình làm giấy, chích máu mình làm mực, viết ra để cạnh mình, chẳng nên giây phút tạm quên, chẳng nên sát na mất sự chiếu soi. Theo ba lần cảnh cáo cuối cùng của Phật, quán tất cả pháp trong tam giới, nói bản tính vô minh vốn là giải thoát, cho nên khắp mười phương trong pháp giới, hoặc hữu tình, hoặc vô tình, hoặc hữu tính, hoặc vô tính, núi sông,đất đai, cỏ cây, người, vật … Chẳng trong tam giới, chẳng ngoài tam giới, chẳng theo sinh tử, chẳng trụ Niết Bàn, đều đồng nhất tâm của chơn như diệu tính. Nếu tín giải như vậy thì đốn ngộ được nhất thừa. Chẳng còn lời bí mật nào hơn ý chỉ này!

1_ Các Kinh Tịnh Độ kể trên đều là từ kim khẩu Phật nói ra cả.
Nếu là ngụy tạo, Ba Tuần nguyện đọa địa ngục trước tiên.

2_Chẳng phải cõi nước của Phật bất tịnh, Phật chưa đủ toàn trí, v..v cho nên phải khuyên chúng sinh vãng sinh về cõi Cực Lạc. Mà vì:
+ Căn cơ chúng sinh không đồng.
+ Muốn thành toàn cho bổn nguyện Phật Di Đà.
+ Nhân duyên huân tu của chúng sinh có sai khác.
+ Muốn độ tất cả chúng sinh.

3_Vì Phật Thích Ca không dùng hạnh niệm danh hiệu mình để tiếp dẫn chúng sinh về cõi Phật.

4_Phật Phật khen ngợi nhau, như trong Kinh A Di Đà nói:

"Như Ngã kim giả xưng tán chư Phật bất khả tư nghì công đức, bỉ chư Phật đẳng diệc xưng tán Ngã bất khả tư nghì công đức nhi tác thị ngôn: Thích Ca Mâu Ni Phật năng vi thậm nan hi hữu chi sự..."

Các vị đại Thánh Thế Chí, Quán Âm...đều thường ứng hiện độ chúng sinh cõi Ta Bà. Đâu chỉ riêng Phật Thích Ca trong thời pháp của mình khen ngợi cõi nước, giáo pháp, công đức của chư Phật khác. Mà Phật A Di Đà cũng vậy, thường khen ngợi khuyến tấn Trời người, Thanh Văn La Hán, Bích Chi Bồ Tát cõi Cực Lạc phát nguyện sinh về cõi Ta Bà để kết duyên giáo hóa độ thoát chúng sinh vậy.
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27/7/19
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
1_ Các Kinh Tịnh Độ kể trên đều là từ kim khẩu Phật nói ra cả.
Nếu là ngụy tạo, Ba Tuần nguyện đọa địa ngục trước tiên.

2_Chẳng phải cõi nước của Phật bất tịnh, Phật chưa đủ toàn trí, v..v cho nên phải khuyên chúng sinh vãng sinh về cõi Cực Lạc. Mà vì:
+ Căn cơ chúng sinh không đồng.
+ Muốn thành toàn cho bổn nguyện Phật Di Đà.
+ Nhân duyên huân tu của chúng sinh có sai khác.
+ Muốn độ tất cả chúng sinh.

3_Vì Phật Thích Ca không dùng hạnh niệm danh hiệu mình để tiếp dẫn chúng sinh về cõi Phật.

4_Phật Phật khen ngợi nhau, như trong Kinh A Di Đà nói:

"Như Ngã kim giả xưng tán chư Phật bất khả tư nghì công đức, bỉ chư Phật đẳng diệc xưng tán Ngã bất khả tư nghì công đức nhi tác thị ngôn: Thích Ca Mâu Ni Phật năng vi thậm nan hi hữu chi sự..."

Các vị đại Thánh Thế Chí, Quán Âm...đều thường ứng hiện độ chúng sinh cõi Ta Bà. Đâu chỉ riêng Phật Thích Ca trong thời pháp của mình khen ngợi cõi nước, giáo pháp, công đức của chư Phật khác. Mà Phật A Di Đà cũng vậy, thường khen ngợi khuyến tấn Trời người, Thanh Văn La Hán, Bích Chi Bồ Tát cõi Cực Lạc phát nguyện sinh về cõi Ta Bà để kết duyên giáo hóa độ thoát chúng sinh vậy.
Bác à! nếu tính số lượng mà tu tập pháp của Phật Thích Ca để thành Phật ở cõi Ta Bà này với số lượng theo Niệm Phật Hiệu A Di Đà thì quả là chên lệch quá lớn ,chứng tỏ người theo học Thich Ca để thành tựu là quá ít , vậy cái năng lực ( Phật Lực ) của Phật Thích Ca ở cõi Ta Bà này quả là không hữu dụng bằng năng lực ông A Di Đà rồi . vì theo như kinh điển Tịnh Độ và lời các vị sư dạy chúng là môn Tịnh Độ nhiếp cả ba căn ... chứng tỏ Phật Thích Ca bất lực với trình giáo hóa chúng sinh ở cõi Ta Bà này, như vậy thì không đúng với tuyên bố của Ngài sau 49 ngày thành đạo phải không bác.



Nhưng theo em thì không phải vậy, Phật Thích Ca có đầy đủ đức trí của một vị Phật, toàn giác và có thể lập ra tất cả pháp để ứng cơ mà độ tất cả căn cơ chúng sanh, mà không cần nhờ đến một vị Phật nào ở phương nào mà ngay tại cõi Ta Bà này.

Bởi vì đã là Phật thì có thị hiện ngàn thân, ngàn pháp để dụ chúng sanh thì chác chỉ là cần bằng nửa cái móng tay là đủ, chẳng lẽ cái năng lực hóa độ hiện tại nơi cõi Ta bà này của Phật Thích Ca bị hạn chế?

Nếu nói như bác nói là muốn độ hết tất cả chúng sanh nên phải như thế thì hóa ra lời Phật Thíc Ca là không thể độ hết chúng sanh là dối à?

Với lại Thế Chí , Quán âm cũng chính là bản tâm trong một vị Phật, vậy có phải là có người chấp thật vào Phật , vào pháp chăng?

Em rất bằng long về niềm tin của bác với thánh giáo niệm Phật hiệu A Di Đà là do Phật Thích Ca tuyên thuyết . đấy là lẽ thường tình chẳng có gì bàn cãi cả.

Với em là chỉ muốn được những vị đã thật sự giác ngộ xác định cho chắc chắn thật hư , chân giả…

Với lại em thấy trong bài viết sau đây có khẳng định điều mà Phật Thích Ca đã tuyên thuyết:

“TRÍCH TRONG PHẬT HỌC VỀ TÔN GIÁO CỦA NHÂN LOẠI

Tất cả tôn giáo trên thế giới đều phải có đủ các yếu tố sau đây:

1.- Oai quyền.

2.- Nghi thức.

3.- Suy lường.

4.- Truyền thống.

5.- Thần trị và ân điển.

6.- Thần bí.

Về tôn giáo của nhân loại, sáu yếu tố này đã phát huy được tác dụng trọng yếu,

nhưng mỗi thứ yếu tố ấy đều có thể làm mất sự khống chế mà sanh ra các tệ đoan. Tệ

đoan này làm cho thực cảnh của tôn giáo ngày càng hoang vu, hủ bại(mục nát), lạc đề,

đầy thất bại và lẩn quẩn trong mê tín.

Phật Thích Ca quyết tâm rửa sạch miếng đất hoang vu này, để cho chân lý đươc

mọc mầm. Phật giáo đối với sáu yếu tố này đều không có một chút dính dáng. Do đó làm

cho người ta hoãng sợ, vì theo cách quan sát của người thường, nếu một tôn giáo mà

thiếu sáu yếu tố này thì không thể tồn tại được.

Nhưng sự thực này đều được chứng tỏ như sau:

I.- PHẬT THÍCH CA HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ OAI QUYỀN.

Đặc quyền của Bà La Môn đứng trên bốn giai cấp ở Ấn Độ đều bị Phật quét sạch.

Phật nói với mọi người, chớ nên tin và ỷ lại thói quen của thế tục, chớ nên vì thấy một

học thuyết ở trên kinh điển mà cho là phù hợp với tín ngưỡng của mình, hoặc vì lời khai

thị của Đạo Sư mình, mà minh lại tin và mến nó cho nó là ngọn đèn của mình.

Chúng ta ở hiện tại cho đến sau khi chết chỉ tin nơi chính mình, chẳng cần sự tiếp

tay của người khác. Chỉ có khả năng của chính mình mới đạt được cảnh giới tối cao.

II.- PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ NGHI THỨC.

Phật cho rằng tất cả nghi thức điển lễ chỉ có hiệu lực bó buộc tinh thần của con

người. Về điểm này, nhiều tác giả hình dung Phật giáo chẳng thuộc về lý tánh đạo đức

tôn giáo nào cả.

III.- PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ SUY LƯỜNG.

Lý do này rất đơn giản. Đối với sự cầu tri giải của tham dục. Phật cho là không

thể giúp trong việc khai mở trí huệ. Thí dụ như một người bị một mũi tên độc bắn trúng,

không cho thầy thuốc chữa liền, mà còn để tìm hiểu mũi tên người bắn v.v… thì như thế,

người bị thương sẽ chết trước khi tìm hiểu được.

IV.- PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ TRUYỀN THỐNG.

Phật kêu gọi một tín đồ từ chổ bị đè ép nặng nề mà tự giải thoát, chớ nên tôn sùng

ỷ lại và giử lại những lời dạy bảo của đời trước truyền xuống. Nếu tín thọ phụng hành

những giáo điều ấy, sẽ làm cho mình bị mê hoặc và đau khổ, biết đến khi nào tự giác, tự

chứng được chính mình ! Phật cho rằng nên cắt đứt truyền thống đời xưa là tốt nhất.

V.- PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO NHẤN MẠNH TỰ LỰC, KHÔNG CẦU

AN ĐIỂN.

Vận mệnh của mình không do người khác định đoạt, dù là thần, tiên cho đến Phật

cũng không giải thoát dùm cho mình được, mà phải nhờ tự lực mới giải thoát đến cùng

tột.

VI.- PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO KHÔNG THẦN BÍ.

Phật nói tất cả bói toán, tiên tri… đều là môn học thấp kém, không cho môn đồ

làm những phép thần bí này.

“Phàm dùng tà thuật để hiển bày kỳ lạ, đều chẳng phải đệ tử của ta, làm phép thần

bí là một việc rất nguy hiểm”.

Khi Phật tại thế, Phật luôn luôn phòng ngừa sáu yếu tố có hại kể trên sẽ xâm nhập

vào Phật giáo. Vậy mà sau khi Phật diệt rồi, những tệ hại của sáu yếu tố này lần lần tràng

khắp.

Nhưng sự di hại này không làm mất bản chất chân thật của Phật giáo, mà chúng

tôi nhận thức như sau:

1.- Rất chú trọng kinh nghiệm trực tiếp.

Xưa nay, chưa có một tôn giáo nào hoàn toàn dùng cách phán đoán do kinh ngiệm

trực tiếp để làm sáng tỏ lập trường kinh ngiệm trực tiếp của cá nhân, mới là sự khảo

nghiệm chân lý tối hậu đối với mọi vấn đế. Chớ nên y cứ vào một luận lý hoặc suy lý hay

biện luận nào. Một đệ tử chân chính của Phật cần phải tự mình chứng ngộ mới được.

2.- Rất khoa học.

Kinh nghiệm trực tiếp dẫu cho là sự phán đoán sau cùng, nhưng mục đích của nó

là làm sáng tỏ sự quan hệ nhân quả của thế hệ sanh tồn, nghĩa là :Bỉ tồn tại thì thử tồn tại

, bỉ chẳng tồn tại thì thử chẳng tồn tại.

3.- Rất thực dụng.

Phật xóa bỏ tất cả các suy lường và tìm cầu bên ngoài, mà tập trung chú ý vế sự

giải quyết vấn đề thực tế. Lời dạy của phật chỉ là phương tiện tạm thời, chẳng có giá trị

nào khác. Cũng như chiếc bè chỉ để qua sông, khi qua đến bờ bên kia rồi, thì thành vô

dụng.

4.-Trị liệu.

Phật nói : “Ta chẳng ý kiến của người. Ta chẳng hỏi tôn giáo của ngươi,Ta chỉ hỏi

ngươi “Có bệnh gì?”.

Phật nói “khổ” và cách dứt khổ, “bệnh” và cách dứt bệnh, ta chỉ khai thị cho ngươi việc

này .5.- Nhân bản.

Phật thuyết pháp chẳng từ sự bắt đầu của vũ trụ, chỉ nói về thực tế của con người,

nói về vấn đề của con người, tánh chất của con người và động lực phát triển của con

người mà thôi.

6.- Rất dân chủ.

Phật phê bình và đã kích chế độ giai cấp, nhất là sự thiết lập năng lực khuynh

hướng về chế độ truyền thừa.

Phật sanh ra từ giòng vua chúa, thuộc giai cấp thống trị, lại còn là Tăng sĩ Bà La

Môn (có đặc quyền đứng trên bốn giai cấp ở Ấn Độ) mà vẩn quyết định đả phá giai cấp,

chẳng màng địa vị xã hội của mình, lấy sự bình đẳng mà đối với đại chúng.

7.-Tự tánh tự độ.

Phật pháp là vì sự lợi ích chung cho tất cả chúng sanh, nhưng rất chú trọng về

phương tiện tu tập của cá nhân. Đối tượng của Phật thuyết pháp là là mỗi cá nhân, Phật

muốn mỗi người đều nhìn ngay chính mình để đạt được Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên

Phật nói với A Nan rằng : “ Ngươi hãy làm đèn sáng cho chính mình, ngươi phải làm nơi

nương tựa cho chính mình, chớ nên nương tựa bên ngoài, phải siêng năng tu tập để giải

thóat cho mình”.

GHI CHÚ :

Chế độ truyền thừa : Cha làm vua thì con cháu là giai cấp vua ; cha làm nô lệ thì con

cháu là giai cấp nô lệ. »

---o0o---

Kính mong các bác soi xét , nếu em có ngu si thì xin được giảng giải.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Chắc chắn là lời nói của Đức Phật chỉ có trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy.

Trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy không hề nói gì đến các Phật khác, và Bồ Tát.


Có một điều quan trọng là rất nhiều giáo lý của Phật Giáo Nguyên Thủy có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo như là:

NGHIỆP BÁO SANH TỬ LUÂN HỒI.



Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như Ấn Độ giáo nhận xét rằng:

THẬT SỰ "CÓ" SANH TỬ LUÂN HỒI!


Hoàn toàn khác biệt với Phật Giáo Đại Thừa nhận xét rằng:

"KHÔNG CÓ SANH TỬ!"



Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy dẫn chứng:

Đức Phật CHỈ CÓ giác ngộ Pháp DUYÊN KHỞI là nguyên tắc vận hành SANH TỬ của vạn vật, vũ trụ mà thôi.

Quy luật DUYÊN KHỞI là "Vạn Vật CÓ SANH thì phải CÓ TỬ!"



Không có NGƯỜI nào khác giác ngộ Pháp DUYÊN KHỞI!

Đức Phật là người đầu tiên giác ngộ Pháp DUYÊN KHỞI nói rằng:

"Pháp duyên khởi chẳng phải do ta làm ra, chẳng phải do người khác làm ra. Dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện ở thế gian, pháp này vẫn tồn tại.
Như Lai tự giác ngộ pháp này, thành đẳng chánh giác...
Kinh Tập A Hàm
”.

Như lời Đức Phật nói:

"CÓ Đức Phật hay KHÔNG CÓ Đức Phật!
Quy luật DUYÊN KHỞI quy định là KHÔNG CÓ Phật nào, hay bất cứ cái gì có thể GIẢI THOÁT SANH TỬ LUÂN HỒI!"
Vì bởi: Đã CÓ SANH thì phải CÓ TỬ! Đã CÓ TỬ thì phải CÓ SANH!
Dựa vào đâu mà bạn khẳng định chắc chắn là "lời nói của Đức Phật chỉ có trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy." ?

Nếu tôi nhớ không lầm, Đức Phật nói trong kinh nguyên thủy là "những gì ta nói cho các ngươi chỉ là nắm lá trong bàn tay".
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Sao bác không đả động gì đến thắc mắc của em về Niệm Phật Hiệu A Di Đà có thật là Phật Thích Ca tuyên dạy không?
Giờ em có mấy điều nhờ bác, cùng các bác khác trong diễn đàn giúp em.
1 - có đúng thật là các kinh nói về niệm phật hiệu A Di Đà là đúng lời Phật Thích Ca dạy không?

Tất nhiên là của Thích Ca Mâu Ni dạy, không có một vị A LA HÁN, Bồ Tát nào đủ năng lực giới thiệu và tuyên giảng đầy đủ về Cực Lạc Thế Giới. Huống chi là người phàm không thể sáng tác ra được!

Nhưng lòng tin là do nhân duyên. Nếu một chúng sanh đã từng gieo duyên, cúng dường nhiều chư Phật quá khứ, đã từng nghe giảng về các quốc độ của chư Phật,... thì dễ phát lòng tin về sự tồn tại của Cực Lạc thế giới cũng như các tịnh độ khác nữa, chứ không phải chỉ có mỗi thế giới ta bà này hiện hữu!

Bàn thêm chút về niềm tin, xưa kia khi Phật tại thế, có nhiều người không tin Niết Bàn của nhà Phật nên đến gạn hỏi Thế Tôn, nhưng Thế Tôn im lặng chẳng trả lời. Sau đó, Thế Tôn giải thích là vì họ hỏi để tranh hơn thua chứ không hề có một chút nhân duyên nào để khởi phát lòng tin về Niết Bàn.

2- nếu quả đúng thì cõi Ta Bà này là cõi Phật Thích Ca tuyên thuyết về chân lý và toàn bộ phương pháp để chúng sanh thoát khổ và nhập Niết bàn được có đúng không? nếu đúng thì tại sao Phật Thích Ca lại không tin cõi Phật của mình và không thể giáo hóa cho những chúng sinh khác mà phải nhờ một ông Phật khác ở một nơi khác và khuyên chúng sanh nên đến đó tu tập để thành Phật. vậy có nghĩa là Phật Thích Ca bất lực , hay nói đúng hơn là không toàn trí, cái nghĩa giáo hóa thần thông ở Phật thích Ca không có đúng không?

Đức Thế Tôn của chúng ta tuyên thuyết toàn bộ phương pháp lợi ích cho chúng sanh bao gồm luôn cả phương pháp niệm Phật. Phương pháp mà Ngài dạy ra là do từ phía chúng sanh mà xuất hiện. Chứ Thế Tôn không có phương pháp nào riêng biệt gọi là của riêng của Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng sanh bất lực với môn Thiền, hoặc ưa muốn thẳng đến thành tựu Phật Quả, hoặc do nhiều chúng sanh có duyên với 48 đại nguyện (do từng nghe Đức Pháp Tạng tỳ kheo tuyên thệ, hoặc được các thiện tri thức quá khứ truyền nói) thì Ngài chỉ cho pháp môn Niệm Phật.

Thế Tôn của chúng ta, tùy thuận hết thảy chúng sanh mà tuyên pháp, do chúng sanh sai biệt nên có nhiều phương pháp sai biệt chứ không thể có một phương pháp cố định dạy cho mọi chúng sanh. Nhưng kết cuộc giải thoát thì đều như nhau.


Tôi làm nghề dạy học, có khi cũng 1 bài học nhưng dạy ở các lớp khác nhau thì giảng giải và tiến hành khác nhau, cuối cùng để giúp học sinh hiểu được nội dung 1 bài học đó.

3 - Cõi Ta Bà này trong cách nghĩ của Phật Thích Ca có thanh tịnh như cõi nước Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà không? Nếu có tại sao Phật Thích Ca không tuyên thuyết niệm Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật cho thành Phật mà lại phải .....?

Trong mắt Thế Tôn mọi thế giới đều bình đẳng một pháp tánh không sai khác. Quả thật rằng không có một cõi nào gọi là cõi Phật của Đức Thích Ca Mâu Ni hay Đức A Di Đà Phật. Các thế giới cũng đều là tạm bợ. Khi những người có duyên với Cực Lạc thế giới chấm hết thì Cực Lạc cũng không còn, Cực Lạc khi đó đổi thành Tịnh Độ của 12 nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát,tức là lúc A Di Đà Thế Tôn nhập diệt thì cũng là lúc Quán Thế Âm Bồ Tát Thành Phật, cũng chuyển y báo trang nghiêm hơn nữa. Mà càng trang nghiêm thì chúng sanh càng khó tiếp cận hơn!

Trong mắt Phật là vậy nhưng trong mắt chúng sanh thì thế giới này vẫn phải khổ ải tràn ngập, ác trượt xấu uế. Còn ở Cực Lạc, trong mắt dân chúng nó là thanh tịnh, không có các sự khổ hiện diện. Một chúng sanh ở Cực Lạc thì đều chứng tự tại giải thoát trong một đời, còn ở ta bà thì có thể lặn hụp luân hồi rất nhiều đời. Như vậy, đối với chúng sanh thì thế giới tác động lên họ là không đồng đều.

Thật ra Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni không có lập bản nguyện kiến tạo thế giới mà khi còn hành Bồ Tát Đạo Ngài ấy quán rằng các vị Bồ Tát khác đều lập nguyện kiến tạo thế giới riêng khi thành tựu thì thế giới ta bà này ai độ? Vì thế Ngài lập nguyện nơi đời ác trượt này mà thành Phật để giáo hóa chúng sanh tội nghiệp ác thế ấy. Do biết thế giới này chẳng tốt lành đối với chúng sanh nên tất nhiên Ngài không thể nghĩ rằng " các chúng sanh ở thế giới khác, hãy đến thế giới ta bà này sống và tu tập". Mà Ngài chỉ khuyên các Bồ Tát đã tự tại, hoặc các vị A LA HÁN hãy đến thế giới này để cứu độ.

Đức A Di Đà, có lập nguyện kiến tạo thế giới riêng. Từ ta bà này hay các thế khác muốn tái sanh sang Tây Phương thì nương 48 đại nguyện đó, trong đó có đại nguyện về việc tiếp dẫn mà phương tiện tiếp dẫn là thông qua việc xưng tán danh hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật".


Mỗi thế giới, chúng sanh muốn đến đó thì đều phải có nhân duyên riêng của nó, không phải vô duyên vô cớ mà đến! Tại sao ta muốn ở ta bà, tại sao ta muốn đến Cực Lạc, ắt phải có lí do và cách thức thực hiện.

4- Tại sao trong lúc giáo hóa chúng sinh tại cõi Ta Bà này lại phải đồng thời tuyên thuyết cõi Tây Phương? điều này có gì mâu thuẫn trong việc tuyết phục những gì mà Phật giáo hóa không?
Đức Phật thuyết giảng khế hợp cho các đối tượng nghe trong buổi giảng pháp. Đức Phật vừa biết pháp ta bà, vừa biết pháp Tây Phương Cực Lạc và mọi thế giới, bình đẳng không có gì mâu thuẫn. Nhưng với những chúng sanh hậu học như chúng ta vừa xem lại lời giảng của Đức Phật cho cả hai đối tượng nên tất nhiên khó có thể không nghi hoặc! Nhưng đó là do năng lực của bản thân của ta chưa hiểu tới chứ không phải do lời dạy của Đức Phật.
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27/7/19
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Tất nhiên là của Thích Ca Mâu Ni dạy, không có một vị A LA HÁN, Bồ Tát nào đủ năng lực giới thiệu và tuyên giảng đầy đủ về Cực Lạc Thế Giới. Huống chi là người phàm không thể sáng tác ra được!

Nhưng lòng tin là do nhân duyên. Nếu một chúng sanh đã từng gieo duyên, cúng dường nhiều chư Phật quá khứ, đã từng nghe giảng về các quốc độ của chư Phật,... thì dễ phát lòng tin về sự tồn tại của Cực Lạc thế giới cũng như các tịnh độ khác nữa, chứ không phải chỉ có mỗi thế giới ta bà này hiện hữu!

Bàn thêm chút về niềm tin, xưa kia khi Phật tại thế, có nhiều người không tin Niết Bàn của nhà Phật nên đến gạn hỏi Thế Tôn, nhưng Thế Tôn im lặng chẳng trả lời. Sau đó, Thế Tôn giải thích là vì họ hỏi để tranh hơn thua chứ không hề có một chút nhân duyên nào để khởi phát lòng tin về Niết Bàn.



Đức Thế Tôn của chúng ta tuyên thuyết toàn bộ phương pháp lợi ích cho chúng sanh bao gồm luôn cả phương pháp niệm Phật. Phương pháp mà Ngài dạy ra là do từ phía chúng sanh mà xuất hiện. Chứ Thế Tôn không có phương pháp nào riêng biệt gọi là của riêng của Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng sanh bất lực với môn Thiền, hoặc ưa muốn thẳng đến thành tựu Phật Quả, hoặc do nhiều chúng sanh có duyên với 48 đại nguyện (do từng nghe Đức Pháp Tạng tỳ kheo tuyên thệ, hoặc được các thiện tri thức quá khứ truyền nói) thì Ngài chỉ cho pháp môn Niệm Phật.

Thế Tôn của chúng ta, tùy thuận hết thảy chúng sanh mà tuyên pháp, do chúng sanh sai biệt nên có nhiều phương pháp sai biệt chứ không thể có một phương pháp cố định dạy cho mọi chúng sanh. Nhưng kết cuộc giải thoát thì đều như nhau.


Tôi làm nghề dạy học, có khi cũng 1 bài học nhưng dạy ở các lớp khác nhau thì giảng giải và tiến hành khác nhau, cuối cùng để giúp học sinh hiểu được nội dung 1 bài học đó.



Trong mắt Thế Tôn mọi thế giới đều bình đẳng một pháp tánh không sai khác. Quả thật rằng không có một cõi nào gọi là cõi Phật của Đức Thích Ca Mâu Ni hay Đức A Di Đà Phật. Các thế giới cũng đều là tạm bợ. Khi những người có duyên với Cực Lạc thế giới chấm hết thì Cực Lạc cũng không còn, Cực Lạc khi đó đổi thành Tịnh Độ của 12 nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát,tức là lúc A Di Đà Thế Tôn nhập diệt thì cũng là lúc Quán Thế Âm Bồ Tát Thành Phật, cũng chuyển y báo trang nghiêm hơn nữa. Mà càng trang nghiêm thì chúng sanh càng khó tiếp cận hơn!


Trong mắt Phật là vậy nhưng trong mắt chúng sanh thì thế giới này vẫn phải khổ ải tràn ngập, ác trượt xấu uế. Còn ở Cực Lạc, trong mắt dân chúng nó là thanh tịnh, không có các sự khổ hiện diện. Một chúng sanh ở Cực Lạc thì đều chứng tự tại giải thoát trong một đời, còn ở ta bà thì có thể lặn hụp luân hồi rất nhiều đời. Như vậy, đối với chúng sanh thì thế giới tác động lên họ là không đồng đều.

Thật ra Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni không có lập bản nguyện kiến tạo thế giới mà khi còn hành Bồ Tát Đạo Ngài ấy quán rằng các vị Bồ Tát khác đều lập nguyện kiến tạo thế giới riêng khi thành tựu thì thế giới ta bà này ai độ? Vì thế Ngài lập nguyện nơi đời ác trượt này mà thành Phật để giáo hóa chúng sanh tội nghiệp ác thế ấy. Do biết thế giới này chẳng tốt lành đối với chúng sanh nên tất nhiên Ngài không thể nghĩ rằng " các chúng sanh ở thế giới khác, hãy đến thế giới ta bà này sống và tu tập". Mà Ngài chỉ khuyên các Bồ Tát đã tự tại, hoặc các vị A LA HÁN hãy đến thế giới này để cứu độ.

Đức A Di Đà, có lập nguyện kiến tạo thế giới riêng. Từ ta bà này hay các thế khác muốn tái sanh sang Tây Phương thì nương 48 đại nguyện đó, trong đó có đại nguyện về việc tiếp dẫn mà phương tiện tiếp dẫn là thông qua việc xưng tán danh hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật".


Mỗi thế giới, chúng sanh muốn đến đó thì đều phải có nhân duyên riêng của nó, không phải vô duyên vô cớ mà đến! Tại sao ta muốn ở ta bà, tại sao ta muốn đến Cực Lạc, ắt phải có lí do và cách thức thực hiện.


Đức Phật thuyết giảng khế hợp cho các đối tượng nghe trong buổi giảng pháp. Đức Phật vừa biết pháp ta bà, vừa biết pháp Tây Phương Cực Lạc và mọi thế giới, bình đẳng không có gì mâu thuẫn. Nhưng với những chúng sanh hậu học như chúng ta vừa xem lại lời giảng của Đức Phật cho cả hai đối tượng nên tất nhiên khó có thể không nghi hoặc! Nhưng đó là do năng lực của bản thân của ta chưa hiểu tới chứ không phải do lời dạy của Đức Phật.
Cám ơn bác đã trò chuyện, nhưng thực lòng em thấy chưa thỏa mãn về cách lý giải của bác . vì thực tế bác chưa hiểu ý của em , với lại trong đầu bác đã có sẵn định kiến về Thế giới Tây Phương như là một công thức rồi thì khó mà có cái nhìn khách quan và mới mẻ được, những đoạn trích dẫn của em về điều Phật nói , Phật xác quyết thì bác không đả động dến. bác chỉ ôm trong lòng một thế giới mà nó như là máu thịt của bác ... bác không có luận chứng gì để xác minh rằng Phật thuyết về Tây Phương Cực Lạc gì cả , bác chỉ y dựa vào sách vở để lại, cùng với những lời đồn thổi về những người tin theo niệm danh hiệu Phật A Di Đà. em muốn nhắc lại bác về cái tên mà bác đang dùng : VO-NHAT-BAT-NHI. diều này chắc chắn bác đã hiểu rõ Bất nhị là gì. vậy Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Ca là một hay là khác. nếu là khác thì không phải Bất Nhị ... cho nên thế giới Tây Phương trong Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ là Bất nghị vậy. thôi chúc bác mạnh khỏe nếu mà đến được Tây Phương thì ráng quay lại bắt tay em một cái cho nó thật manh nha bác .
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chắc chắn là lời nói của Đức Phật chỉ có trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy.

Trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy không hề nói gì đến các Phật khác, và Bồ Tát.


Có một điều quan trọng là rất nhiều giáo lý của Phật Giáo Nguyên Thủy có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo như là:

NGHIỆP BÁO SANH TỬ LUÂN HỒI.



Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như Ấn Độ giáo nhận xét rằng:

THẬT SỰ "CÓ" SANH TỬ LUÂN HỒI!


Hoàn toàn khác biệt với Phật Giáo Đại Thừa nhận xét rằng:

"KHÔNG CÓ SANH TỬ!"



Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy dẫn chứng:

Đức Phật CHỈ CÓ giác ngộ Pháp DUYÊN KHỞI là nguyên tắc vận hành SANH TỬ của vạn vật, vũ trụ mà thôi.

Quy luật DUYÊN KHỞI là "Vạn Vật CÓ SANH thì phải CÓ TỬ!"



Không có NGƯỜI nào khác giác ngộ Pháp DUYÊN KHỞI!

Đức Phật là người đầu tiên giác ngộ Pháp DUYÊN KHỞI nói rằng:

"Pháp duyên khởi chẳng phải do ta làm ra, chẳng phải do người khác làm ra. Dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện ở thế gian, pháp này vẫn tồn tại.
Như Lai tự giác ngộ pháp này, thành đẳng chánh giác...
Kinh Tập A Hàm
”.

Như lời Đức Phật nói:

"CÓ Đức Phật hay KHÔNG CÓ Đức Phật!
Quy luật DUYÊN KHỞI quy định là KHÔNG CÓ Phật nào, hay bất cứ cái gì có thể GIẢI THOÁT SANH TỬ LUÂN HỒI!"
Vì bởi: Đã CÓ SANH thì phải CÓ TỬ! Đã CÓ TỬ thì phải CÓ SANH!
Chỉ có Đức Phật trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy nói những câu phù hợp với tôn chỉ Phật Pháp là:

"Phải TỰ MÌNH chứng ngộ chân lý"

Đức Phật nói:
“Này người Kalama!
Chớ có tin điều gì chỉ vì được nghe điều đó nhiều lần;
Chớ có tin chỉ vì đó là truyền thống; chớ có tin bởi vì đó là lời đồn;
Chớ có tin bởi vì điều đó đúng với sách vở và kinh điển truyền tụng;
Chớ có tin bởi vì nó nghe có vẻ hợp lý;
Chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với một hệ thống triết lý, tư tưởng;
Chớ có tin bởi vì lý luận logic và suy diễn;
Chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với quan điểm của mình;
Chớ có tin bởi vì người nói điều đó có vẻ là người đáng tin;
Chớ có tin bởi vì người đó là thầy của mình”.

Chỉ có Đức Phật trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy nói:

Đức Phật là NGƯỜI đầu tiên giác ngộ Pháp DUYÊN KHỞI!
Trước sau KHÔNG CÓ người nào khác giác ngộ CHÂN LÝ này.

Đức Phật nói:
"Phật, phàm phu, và vạn vật vũ trụ phải bị chi phối theo Quy Luật DUYÊN KHỞI SANH TỬ!
Phật không có NĂNG LỰC GIẢI THOÁT SANH TỬ cho bất cứ người nào".

Giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy hoàn toàn không có Pháp Môn Niệm Phật!


Bằng chứng là trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy:
KHÔNG CÓ nói phương pháp nào tu tập CHÂN NGÔN/THẦN CHÚ.



TỨ NIỆM XỨ là phương pháp tu tập duy nhất của Đức Phật Thích Ca.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Cám ơn bác đã trò chuyện, nhưng thực lòng em thấy chưa thỏa mãn về cách lý giải của bác . vì thực tế bác chưa hiểu ý của em , với lại trong đầu bác đã có sẵn định kiến về Thế giới Tây Phương như là một công thức rồi thì khó mà có cái nhìn khách quan và mới mẻ được, những đoạn trích dẫn của em về điều Phật nói , Phật xác quyết thì bác không đả động dến. bác chỉ ôm trong lòng một thế giới mà nó như là máu thịt của bác ... bác không có luận chứng gì để xác minh rằng Phật thuyết về Tây Phương Cực Lạc gì cả , bác chỉ y dựa vào sách vở để lại, cùng với những lời đồn thổi về những người tin theo niệm danh hiệu Phật A Di Đà. em muốn nhắc lại bác về cái tên mà bác đang dùng : VO-NHAT-BAT-NHI. diều này chắc chắn bác đã hiểu rõ Bất nhị là gì. vậy Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Ca là một hay là khác. nếu là khác thì không phải Bất Nhị ... cho nên thế giới Tây Phương trong Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ là Bất nghị vậy. thôi chúc bác mạnh khỏe nếu mà đến được Tây Phương thì ráng quay lại bắt tay em một cái cho nó thật manh nha bác .
Pháp môn niệm Phật là pháp môn khó tin thuộc hàng bậc nhất. Tự thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu mà không ai thưa thỉnh, các vị cao tăng cũng đã nghiệm chứng thực tế mà bạn cũng không tin nổi, Kinh điển và thực nghiệm đều có mà bạn không thể tin thì tôi bó tay!

Ngài Ba Tuần còn phải thề độc thì bạn suy ngẫm thử xem!

Giác ngộ rồi thì mọi thứ không khác, nhưng chưa giác ngộ thì có khác. Nay VNBN chưa giác ngộ nên mong muốn đến Tây Phương Cực Lạc lãnh thọ giáo pháp của Đức Phật A Di Đà và đại chúng thẳng 1 đường đến thành tựu Phật Quả một cách chắc chắn 100%, không có rủi ro như ở ta bà này! Tôi cũng nguyện rằng khi ở Tây Phương Cực Lạc chứng xong pháp nhẫn sẽ thường xuyên ra vào sanh tự giúp đở những chúng sanh ta bà cũng như các phương khác, không bỏ sót ai.

Cám ơn lời chúc của bạn và tôi cũng chúc bạn thành công trong việc tu tập, giải thoát thành Phật, thấy được tất cả thế giới, quốc độ và sẽ thấy Cực Lạc thế giới ở trong hằng hà sa số thế giới đó, vẫn là Bất Nhị!
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,809
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Chỉ có Đức Phật trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy nói những câu phù hợp với tôn chỉ Phật Pháp là:

"Phải TỰ MÌNH chứng ngộ chân lý"

Đức Phật nói:
“Này người Kalama!
Chớ có tin điều gì chỉ vì được nghe điều đó nhiều lần;
Chớ có tin chỉ vì đó là truyền thống; chớ có tin bởi vì đó là lời đồn;
Chớ có tin bởi vì điều đó đúng với sách vở và kinh điển truyền tụng;
Chớ có tin bởi vì nó nghe có vẻ hợp lý;
Chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với một hệ thống triết lý, tư tưởng;
Chớ có tin bởi vì lý luận logic và suy diễn;
Chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với quan điểm của mình;
Chớ có tin bởi vì người nói điều đó có vẻ là người đáng tin;
Chớ có tin bởi vì người đó là thầy của mình”.

Chỉ có Đức Phật trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy nói:

Đức Phật là NGƯỜI đầu tiên giác ngộ Pháp DUYÊN KHỞI!
Trước sau KHÔNG CÓ người nào khác giác ngộ CHÂN LÝ này.

Đức Phật nói:
"Phật, phàm phu, và vạn vật vũ trụ phải bị chi phối theo Quy Luật DUYÊN KHỞI SANH TỬ!
Phật không có NĂNG LỰC GIẢI THOÁT SANH TỬ cho bất cứ người nào".

Giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy hoàn toàn không có Pháp Môn Niệm Phật!


Bằng chứng là trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy:
KHÔNG CÓ nói phương pháp nào tu tập CHÂN NGÔN/THẦN CHÚ.



TỨ NIỆM XỨ là phương pháp tu tập duy nhất của Đức Phật Thích Ca.
Bạn cứ tu tập như vậy đi, chứng ngộ bằng Phật đi rồi bạn sẽ hiểu, chớ vội tin, chớ vội phát ngôn khẳng định việc Phật trong khi mà bạn chưa chứng ngộ toàn giác Phật quả.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên