1_ Các Kinh Tịnh Độ kể trên đều là từ kim khẩu Phật nói ra cả.
Nếu là ngụy tạo, Ba Tuần nguyện đọa địa ngục trước tiên.
2_Chẳng phải cõi nước của Phật bất tịnh, Phật chưa đủ toàn trí, v..v cho nên phải khuyên chúng sinh vãng sinh về cõi Cực Lạc. Mà vì:
+ Căn cơ chúng sinh không đồng.
+ Muốn thành toàn cho bổn nguyện Phật Di Đà.
+ Nhân duyên huân tu của chúng sinh có sai khác.
+ Muốn độ tất cả chúng sinh.
3_Vì Phật Thích Ca không dùng hạnh niệm danh hiệu mình để tiếp dẫn chúng sinh về cõi Phật.
4_Phật Phật khen ngợi nhau, như trong Kinh A Di Đà nói:
"Như Ngã kim giả xưng tán chư Phật bất khả tư nghì công đức, bỉ chư Phật đẳng diệc xưng tán Ngã bất khả tư nghì công đức nhi tác thị ngôn: Thích Ca Mâu Ni Phật năng vi thậm nan hi hữu chi sự..."
Các vị đại Thánh Thế Chí, Quán Âm...đều thường ứng hiện độ chúng sinh cõi Ta Bà. Đâu chỉ riêng Phật Thích Ca trong thời pháp của mình khen ngợi cõi nước, giáo pháp, công đức của chư Phật khác. Mà Phật A Di Đà cũng vậy, thường khen ngợi khuyến tấn Trời người, Thanh Văn La Hán, Bích Chi Bồ Tát cõi Cực Lạc phát nguyện sinh về cõi Ta Bà để kết duyên giáo hóa độ thoát chúng sinh vậy.
Bác à! nếu tính số lượng mà tu tập pháp của Phật Thích Ca để thành Phật ở cõi Ta Bà này với số lượng theo Niệm Phật Hiệu A Di Đà thì quả là chên lệch quá lớn ,chứng tỏ người theo học Thich Ca để thành tựu là quá ít , vậy cái năng lực ( Phật Lực ) của Phật Thích Ca ở cõi Ta Bà này quả là không hữu dụng bằng năng lực ông A Di Đà rồi . vì theo như kinh điển Tịnh Độ và lời các vị sư dạy chúng là môn Tịnh Độ nhiếp cả ba căn ... chứng tỏ Phật Thích Ca bất lực với trình giáo hóa chúng sinh ở cõi Ta Bà này, như vậy thì không đúng với tuyên bố của Ngài sau 49 ngày thành đạo phải không bác.
Nhưng theo em thì không phải vậy, Phật Thích Ca có đầy đủ đức trí của một vị Phật, toàn giác và có thể lập ra tất cả pháp để ứng cơ mà độ tất cả căn cơ chúng sanh, mà không cần nhờ đến một vị Phật nào ở phương nào mà ngay tại cõi Ta Bà này.
Bởi vì đã là Phật thì có thị hiện ngàn thân, ngàn pháp để dụ chúng sanh thì chác chỉ là cần bằng nửa cái móng tay là đủ, chẳng lẽ cái năng lực hóa độ hiện tại nơi cõi Ta bà này của Phật Thích Ca bị hạn chế?
Nếu nói như bác nói là muốn độ hết tất cả chúng sanh nên phải như thế thì hóa ra lời Phật Thíc Ca là không thể độ hết chúng sanh là dối à?
Với lại Thế Chí , Quán âm cũng chính là bản tâm trong một vị Phật, vậy có phải là có người chấp thật vào Phật , vào pháp chăng?
Em rất bằng long về niềm tin của bác với thánh giáo niệm Phật hiệu A Di Đà là do Phật Thích Ca tuyên thuyết . đấy là lẽ thường tình chẳng có gì bàn cãi cả.
Với em là chỉ muốn được những vị đã thật sự giác ngộ xác định cho chắc chắn thật hư , chân giả…
Với lại em thấy trong bài viết sau đây có khẳng định điều mà Phật Thích Ca đã tuyên thuyết:
“TRÍCH TRONG PHẬT HỌC VỀ TÔN GIÁO CỦA NHÂN LOẠI
Tất cả tôn giáo trên thế giới đều phải có đủ các yếu tố sau đây:
1.- Oai quyền.
2.- Nghi thức.
3.- Suy lường.
4.- Truyền thống.
5.- Thần trị và ân điển.
6.- Thần bí.
Về tôn giáo của nhân loại, sáu yếu tố này đã phát huy được tác dụng trọng yếu,
nhưng mỗi thứ yếu tố ấy đều có thể làm mất sự khống chế mà sanh ra các tệ đoan. Tệ
đoan này làm cho thực cảnh của tôn giáo ngày càng hoang vu, hủ bại(mục nát), lạc đề,
đầy thất bại và lẩn quẩn trong mê tín.
Phật Thích Ca quyết tâm rửa sạch miếng đất hoang vu này, để cho chân lý đươc
mọc mầm. Phật giáo đối với sáu yếu tố này đều không có một chút dính dáng. Do đó làm
cho người ta hoãng sợ, vì theo cách quan sát của người thường, nếu một tôn giáo mà
thiếu sáu yếu tố này thì không thể tồn tại được.
Nhưng sự thực này đều được chứng tỏ như sau:
I.- PHẬT THÍCH CA HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ OAI QUYỀN.
Đặc quyền của Bà La Môn đứng trên bốn giai cấp ở Ấn Độ đều bị Phật quét sạch.
Phật nói với mọi người, chớ nên tin và ỷ lại thói quen của thế tục, chớ nên vì thấy một
học thuyết ở trên kinh điển mà cho là phù hợp với tín ngưỡng của mình, hoặc vì lời khai
thị của Đạo Sư mình, mà minh lại tin và mến nó cho nó là ngọn đèn của mình.
Chúng ta ở hiện tại cho đến sau khi chết chỉ tin nơi chính mình, chẳng cần sự tiếp
tay của người khác. Chỉ có khả năng của chính mình mới đạt được cảnh giới tối cao.
II.- PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ NGHI THỨC.
Phật cho rằng tất cả nghi thức điển lễ chỉ có hiệu lực bó buộc tinh thần của con
người. Về điểm này, nhiều tác giả hình dung Phật giáo chẳng thuộc về lý tánh đạo đức
tôn giáo nào cả.
III.- PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ SUY LƯỜNG.
Lý do này rất đơn giản. Đối với sự cầu tri giải của tham dục. Phật cho là không
thể giúp trong việc khai mở trí huệ. Thí dụ như một người bị một mũi tên độc bắn trúng,
không cho thầy thuốc chữa liền, mà còn để tìm hiểu mũi tên người bắn v.v… thì như thế,
người bị thương sẽ chết trước khi tìm hiểu được.
IV.- PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ TRUYỀN THỐNG.
Phật kêu gọi một tín đồ từ chổ bị đè ép nặng nề mà tự giải thoát, chớ nên tôn sùng
ỷ lại và giử lại những lời dạy bảo của đời trước truyền xuống. Nếu tín thọ phụng hành
những giáo điều ấy, sẽ làm cho mình bị mê hoặc và đau khổ, biết đến khi nào tự giác, tự
chứng được chính mình ! Phật cho rằng nên cắt đứt truyền thống đời xưa là tốt nhất.
V.- PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO NHẤN MẠNH TỰ LỰC, KHÔNG CẦU
AN ĐIỂN.
Vận mệnh của mình không do người khác định đoạt, dù là thần, tiên cho đến Phật
cũng không giải thoát dùm cho mình được, mà phải nhờ tự lực mới giải thoát đến cùng
tột.
VI.- PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO KHÔNG THẦN BÍ.
Phật nói tất cả bói toán, tiên tri… đều là môn học thấp kém, không cho môn đồ
làm những phép thần bí này.
“Phàm dùng tà thuật để hiển bày kỳ lạ, đều chẳng phải đệ tử của ta, làm phép thần
bí là một việc rất nguy hiểm”.
Khi Phật tại thế, Phật luôn luôn phòng ngừa sáu yếu tố có hại kể trên sẽ xâm nhập
vào Phật giáo. Vậy mà sau khi Phật diệt rồi, những tệ hại của sáu yếu tố này lần lần tràng
khắp.
Nhưng sự di hại này không làm mất bản chất chân thật của Phật giáo, mà chúng
tôi nhận thức như sau:
1.- Rất chú trọng kinh nghiệm trực tiếp.
Xưa nay, chưa có một tôn giáo nào hoàn toàn dùng cách phán đoán do kinh ngiệm
trực tiếp để làm sáng tỏ lập trường kinh ngiệm trực tiếp của cá nhân, mới là sự khảo
nghiệm chân lý tối hậu đối với mọi vấn đế. Chớ nên y cứ vào một luận lý hoặc suy lý hay
biện luận nào. Một đệ tử chân chính của Phật cần phải tự mình chứng ngộ mới được.
2.- Rất khoa học.
Kinh nghiệm trực tiếp dẫu cho là sự phán đoán sau cùng, nhưng mục đích của nó
là làm sáng tỏ sự quan hệ nhân quả của thế hệ sanh tồn, nghĩa là :Bỉ tồn tại thì thử tồn tại
, bỉ chẳng tồn tại thì thử chẳng tồn tại.
3.- Rất thực dụng.
Phật xóa bỏ tất cả các suy lường và tìm cầu bên ngoài, mà tập trung chú ý vế sự
giải quyết vấn đề thực tế. Lời dạy của phật chỉ là phương tiện tạm thời, chẳng có giá trị
nào khác. Cũng như chiếc bè chỉ để qua sông, khi qua đến bờ bên kia rồi, thì thành vô
dụng.
4.-Trị liệu.
Phật nói : “Ta chẳng ý kiến của người. Ta chẳng hỏi tôn giáo của ngươi,Ta chỉ hỏi
ngươi “Có bệnh gì?”.
Phật nói “khổ” và cách dứt khổ, “bệnh” và cách dứt bệnh, ta chỉ khai thị cho ngươi việc
này .5.- Nhân bản.
Phật thuyết pháp chẳng từ sự bắt đầu của vũ trụ, chỉ nói về thực tế của con người,
nói về vấn đề của con người, tánh chất của con người và động lực phát triển của con
người mà thôi.
6.- Rất dân chủ.
Phật phê bình và đã kích chế độ giai cấp, nhất là sự thiết lập năng lực khuynh
hướng về chế độ truyền thừa.
Phật sanh ra từ giòng vua chúa, thuộc giai cấp thống trị, lại còn là Tăng sĩ Bà La
Môn (có đặc quyền đứng trên bốn giai cấp ở Ấn Độ) mà vẩn quyết định đả phá giai cấp,
chẳng màng địa vị xã hội của mình, lấy sự bình đẳng mà đối với đại chúng.
7.-Tự tánh tự độ.
Phật pháp là vì sự lợi ích chung cho tất cả chúng sanh, nhưng rất chú trọng về
phương tiện tu tập của cá nhân. Đối tượng của Phật thuyết pháp là là mỗi cá nhân, Phật
muốn mỗi người đều nhìn ngay chính mình để đạt được Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên
Phật nói với A Nan rằng : “ Ngươi hãy làm đèn sáng cho chính mình, ngươi phải làm nơi
nương tựa cho chính mình, chớ nên nương tựa bên ngoài, phải siêng năng tu tập để giải
thóat cho mình”.
GHI CHÚ :
Chế độ truyền thừa : Cha làm vua thì con cháu là giai cấp vua ; cha làm nô lệ thì con
cháu là giai cấp nô lệ. »
---o0o---
Kính mong các bác soi xét , nếu em có ngu si thì xin được giảng giải.