- Tham gia
- 2/12/06
- Bài viết
- 5,891
- Điểm tương tác
- 1,535
- Điểm
- 113
kính bác văn học ! Cho con hỏi ra ngoài lề một chút, câu của con thắc mắc là :
_ có khi nào mình viết, nói đúng như sự thật vẫn là điều không nên hay không ?
kính !
có ....... !
kính bác văn học ! Cho con hỏi ra ngoài lề một chút, câu của con thắc mắc là :
_ có khi nào mình viết, nói đúng như sự thật vẫn là điều không nên hay không ?
kính !
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Hì ...hì...!Kính bác Văn Học !
Con cũng có một thắc mắc tương tợ như Duyên Môn, nếu có thể xin bác giải thích dùm :
_ Nếu thân xác nầy không phải Ta, của Ta; nếu thần thức (linh hồn) nầy không phải Ta, của ta; thì AI tu, AI hành đạo, AI chứng đắc ? (Một người nào khác ngoài Ta hay chăng ?)
Kính !
Kính bác Văn Học, cho con hỏi :Hì ...hì...!
Thì....Hắc Phong tu, Hắc phong hành nhưng chứng đắc thì Phật Bất Động chứng đắc.
Mến !
Kính bác Văn Học, cho con hỏi :
_ Nếu Hắc Phong KHÔNG tu, H/p KHÔNG hành thì Phật Bất Động KHÔNG chứng đắc chăng ?
Kính !
Kính bác Văn Học !Hì ...hì...!
Thì....Hắc Phong tu, Hắc phong hành nhưng chứng đắc thì Phật Bất Động chứng đắc.
Mến !
Kính bác Văn Học !
Hắc phong vất vả tu hành để rồi không được gì hết hay sao ?
Kính !
Đúng vậy !Kính bác Văn Học !
Phải chăng điều nầy giống như hai câu thơ mà bác đã từng đăng trong một bài trước đây ? (mà con đã quên dịa chỉ) :
"PHÁP THÂN PHẬT ĐẤY LÀ TAM GIỚI
BÁO THỂ NGƯỜI ĐÂY SUỐT VẠN HÒA"
Kính !
Kính bác Văn Học !
Con không hiểu :
_ Vì sao Tổ lại nói :"nhiếp tâm dừng niệm cũng chỉ là sinh chuyện mà thôi !" ?
Con thấy các Tông Phái Phật giáo, kể cả Thiền Tông cũng có những câu dạy ta không nên vọng tưởng, không nên để cho tư tưởng lan man đủ thứ chuyện, mà sao ở đây Tổ lại nói như thế ?
Kính !
12. ÂM :
Thiện nam tử, đản chư Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh cư nhất thiết thời bất khởi vọng niệm, ư chư vọng tâm diệc bất tức diệt, trụ vọng tưởng cảnh bất gia liễu tri, ư vô liễu tri bất biện chân thật. Bỉ chư chúng sanh văn thị pháp môn tín giải thọ trì bất sanh kính úy. Thị tắc danh vi tùy thuận giác tánh.
DỊCH :
Này thiện nam, các vị Bồ-tát và những chúng sanh đời sau ở trong tất cả thời chẳng khởi vọng niệm, đối với vọng tâm cũng không cần dứt trừ, ở cảnh vọng tưởng mà không thêm phân biệt, đối với cái không hiểu biết chẳng biện chân thật, các chúng sanh kia nghe được pháp môn này tin hiểu thọ trì không sanh kinh sợ. Ấy gọi là tùy thuận tánh giác.
http://www.quangduc.com/kinhdien-2/301kinhviengiac06.html
6. ÂM :
Tam giả chỉ bệnh. Nhược phục hữu nhân tác như thị ngôn: Ngã kim tự tâm vĩnh tức chư niệm, đắc nhất thiết tánh tịch nhiên bình đẳng, dục cầu Viên giác. Bỉ Viên giác tánh phi chỉ hợp cố, thuyết danh vi bệnh.
DỊCH :
Ba là bệnh Chỉ. Nếu có người nói thế này: “Nay ta tự tâm hằng dứt các niệm, được tất cả tánh lặng lẽ bình đẳng” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên giác kia chẳng phải do dừng chỉ mà có, nên nói là bệnh.
7. ÂM :
Tứ giả diệt bệnh. Nhược phục hữu nhân tác như thị ngôn: Ngã kim vĩnh đoạn nhất thiết phiền não, thân tâm tất cánh không, vô sở hữu, hà huống căn trần hư vọng cảnh giới, nhất thiết vĩnh tịch, dục cầu Viên giác. Bỉ Viên giác tánh, phi tịch tướng cố thuyết danh vi bệnh.
DỊCH :
Bốn là bệnh Diệt. Nếu có người nói như thế này: “Nay ta nên đoạn hẳn tất cả phiền não, thân tâm hoàn toàn không, không sở hữu, huống là cảnh giới hư vọng của căn trần, tất cả đều vắng lặng” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên giác kia chẳng phải tướng tịch diệt, nên nói là bệnh.
http://www.quangduc.com/kinhdien-2/301kinhviengiac10.html
Hắc phong nói:Kính bác Văn Học !
Chúng con muốn được nghe bác giải thích thêm :
_ Vì sao 1. hằng dứt các niệm,2. đoạn hẳn tất cả phiền não lại là bệnh ?
Kính !
Kính Bác Văn Học !
Trước đây con có nghe :
"Nước dợn lằng _ bóng trăng nhấp-nhoáng
Trăng lu mờ vì bởi mây che
Làm cho nước đứng mây tan
Tự nhiên sáng suốt, Thiền quang nhiệm mầu"
Con rất thích 4 câu thơ nầy, nhưng sao Kinh Viên Giác và Tổ lại nói làm con phân vân quá ?
Kính !
Đoạn Kinh văn _ Trích dẫn Kinh Viên Giác và câu Tổ nói _ nầy, nhằm đã thông Trí Tuệ cho chúng ta (chứ không nhằm dạy về Thiền định). Rằng :
_ Dù lăng xăng hay đứng yên Hoa đốm vẫn là Hoa đốm.
_ Phiền não là chất liệu tốt, cần thiết cho sự tu tiến của hành giả (như bùn nhơ làm sen hồng tươi tốt). "Tro lạnh cây khô" chỉ làm tăng trưởng sự U MÊ mà thôi.
Hắc phong mến !Kính bác Văn Học !
Theo bác nói thì chúng ta cứ thoải mái Tham, sân, si, ....... chăng ?
Kính !
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Cùng tu học Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
|
|
V |
Một cách hiểu về TẬN ĐỘ CHÚNG SINH
|
Tổ Huệ Năng cũng bị kẹt
|