Chào Hắc phong !
Đúng là trong Kinh Phật có nói 2 câu đó, và rồi ở đây Tổ nói "Chính trực vô phương tiện" điều này vẫn không chống trái với lời Phật dạy đâu bạn ạ.
Vô Học lấy thí dụ như vầy nhé :
Có một Vị Chúa Đảo Châu Báu, nói thế vì nơi đảo của Ông ta sạn sỏi đều là châu báu. Ông đến một vùng quê nghèo (ví dụ như đất Năm Căn ở Cà Mau) ông nói với mọi người : Tôi sẽ giúp cho mọi người có "công ăn việc làm", hãy xem trên tàu của tôi có đầy đủ đồ nghề, ai muốn học nghề gì cũng được, đến đảo của tôi mọi người sẽ được làm việc và được trả lương cao.
Mọi người thích thú theo lên tàu, rồi tùy theo khả năng sở thích của mỗi người mạnh ai nấy chọn đồ nghề, chăm chỉ chế tác vật nầy vật nọ (ngay khi còn trên tàu).
Đến nơi, châu báu đầy bải biển, ông cho phép mọi người, ai muốn lấy bao nhiêu thì lấy.
Hắc phong ơi ! nếu ban đầu Vị Chúa Đảo nói : "mọi người hãy lên thuyền của tôi, tôi sẽ cho mỗi người một bao châu báu" liệu có ai tin không ? Ắt mọi người sẽ nghĩ : "Ông này lừa mình, để bán sang Trung Quốc làm nô lệ hay lấy nội tạng chi đây ?."
Như thế Vị Chúa Đảo có sử dụng phương tiện để dẫn dụ mọi người, nhưng thực chất từ lúc đầu, Vị Chúa Đảo đã định bụng rằng "ai cũng sẽ được cho thật nhiều châu báu, kể cả những người chưa lên thuyền hôm nay" cho nên CÓ PHƯƠNG TIỆN thì dân nghèo được châu báu sớm hơn một chút, KHÔNG PHƯƠNG TIỆN thì mọi người ai cũng sẽ được châu báu như nhau cả.
Bạn thấy chăng với tinh thần Chân thật nhất Tổ đã nói CHÍNH TRỰC VÔ PHƯƠNG TIỆN nghĩa là Thiệt ra không phương tiện cũng hỏng sao _ vì vị Chúa Đảo đã quyết định cho không số châu báu ấy cho tất cả mọi người (ai cũng có phần).
Nghĩa nầy rất khó chấp nhận, cũng chính vì vậy từ Nam Trung Hoa đi lần lên miền Bắc Trung Hoa, người tu Đại Thừa thì đông (kể có hàng triệu) nhưng không ai tin Tổ Đạt Ma hết, khiến cho Ngài phải 9 năm ngồi dòm vách (cữu niên diện bích).
Mến !