Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 2 2008
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
Kính Bác Văn Học cùng các Đạo Hữu cho phép Lục An cùng thảo luận vấn đề này:

Khoan khoan...Cùng luận chữ : Ta ,
...Bởi một tổ hợp ! Vậy là thứ chi ?
Nguyên do tổ hợp đến đi,
Đủ duyên thời hiện , thiếu thì lại tan .
Duyên là khắp cả Thế gian ,
là Cha,là Mẹ...lan man không cùng .
Ngay cả Vô Sắc mung lung ,
Tự sanh tự diệt vẫn cùng tựa duyên .(Tựa thiền định,Ngã,Pháp)
Mê mờ sáu nẻo chuyển chuyên ,
Ấy do Ý thức tạo liền nghiệp căn .
Còn lại việc của Vô minh ,
Chấp tàng :Nghiệp, Ngã u linh dẫn đường .
Người Thoát thấy thế mà thương ,
Chỉ rõ ngọn nguồn : Ấy đó tuồng mê .
Vậy thì đâu có Đi - Về !
Chỉ cần tỉnh MỘNG - Đề huề như Ai .
Bấy giờ mới luận Đúng -Sai ,
Chữ : Ta - Không phải,lấy Ai Đi - Về ???!
Thường ,Tịnh , Ngã ,Lạc trọn bề ,
TA - Là GIÁC TỈNH ,chẳng mê :Chấp Tàng .

Lục An : Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học !
Chocon có mặt trong cõi đời nầy, nhìn lên nhìn xuống nhìn qua nhìn lại chocon thấy "mình là trung tâm điểm của vũ trụ" rồi chocon thắc mắc "ủa ! mình từ đâu sanh ra ? tương lai mình sẽ đi về đâu ?" hay nói khác đi "mình từ đâu mà đến ?, đến rồi lại đi về đâu ?", điều nầy là một vấn nạn LỚN, chưa có lời giải.

Qua mấy bài phủ định của sư phụ (cái nào cũng trật), con vẫn chưa thấy sư phụ xác định đâu là "đáp án ĐÚNG !" ?

Kính !
Chocon mến !

Ngay từ bức ảnh đầu tiên của Hắc phong (mà Vô Học đã buộc miệng "Hay lắm !") tức là câu trả lời đã được khẳng định rồi mà chocon không nhận ra hay sao ?!

Này nhé, khi nói đến TA, H/P đã dùng 5 miếng ghép quây kín lại như vầy :

biet chit lien.jpg

và đây là hình gốc của những miếng ghép ấy :

mieng ghep.jpg

khi dùng 5 miếng ghép để diễn tả ngủ uẫn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành Thức) là H/p đã ý thức được rằng "thực chất KHÔNG CÓ TA, mà TA chỉ là một hợp thể GIẢ CÓ".

Giả sử ta đừng Mê Lầm cho rằng TA là một KHỐI (một trái cầu, một trái banh, một con người,....v...v...) thì đó là nấc thang đầu tiên mà hành giả tu Phật bước lên để leo dần đến Toàn Giác.

Cái câu đáp : "Biết chít liền !" vừa thật theo nghĩa đen, vừa chính xác theo nghĩa bóng.

Bởi khi đã biết thực sự KHÔNG CÓ TA thì đào đâu ra cái chỗ mà TA chui ra (tức là "từ đâu mà đến ?"), cái chỗ mà TA sẽ về (tức là "TA sẽ đi đâu ?"). Cũng như Hoa Đốm, không ai có thể nói "Hoa đốm từ đâu sanh ra ?, Hoa đốm sẽ đi đâu ?" được cả !.

Mến !

 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chocon mến !

Ngay từ bức ảnh đầu tiên của Hắc phong (mà Vô Học đã buộc miệng "Hay lắm !") tức là câu trả lời đã được khẳng định rồi mà chocon không nhận ra hay sao ?!

Này nhé, khi nói đến TA, H/P đã dùng 5 miếng ghép quây kín lại như vầy :

View attachment 5990

và đây là hình gốc của những miếng ghép ấy :

View attachment 5991

khi dùng 5 miếng ghép để diễn tả ngủ uẫn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành Thức) là H/p đã ý thức được rằng "thực chất KHÔNG CÓ TA, mà TA chỉ là một hợp thể GIẢ CÓ".

Giả sử ta đừng Mê Lầm cho rằng TA là một KHỐI (một trái cầu, một trái banh, một con người,....v...v...) thì đó là nấc thang đầu tiên mà hành giả tu Phật bước lên để leo dần đến Toàn Giác.

Cái câu đáp : "Biết chít liền !" vừa thật theo nghĩa đen, vừa chính xác theo nghĩa bóng.

Bởi khi đã biết thực sự KHÔNG CÓ TA thì đào đâu ra cái chỗ mà TA chui ra (tức là "từ đâu mà đến ?"), cái chỗ mà TA sẽ về (tức là "TA sẽ đi đâu ?"). Cũng như Hoa Đốm, không ai có thể nói "Hoa đốm từ đâu sanh ra ?, Hoa đốm sẽ đi đâu ?" được cả !.

Mến !

Kính sư phụ Văn Học !
Ở đây sư phụ nói thực sự KHÔNG CÓ TA mà con nhớ hôm trước khi đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn, con thấy đức Phật có nói "thực sự có Thường Lạc NGÃ Tịnh". Vậy sư phụ nói đúng hay là Kinh ĐBNB nói đúng ?
Kính !

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học !
Ở đây sư phụ nói thực sự KHÔNG CÓ TA mà con nhớ hôm trước khi đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn, con thấy đức Phật có nói "thực sự có Thường Lạc NGÃ Tịnh". Vậy sư phụ nói đúng hay là Kinh ĐBNB nói đúng ?
Kính !

CCXX mến !

Câu "thực sự không có TA" cũng do đức Phật nói, Vô Học chỉ lặp lại mà thôi !
Trong đạo Phật có nhiều trình tu chứng, nhưng giãn lược thì có thể nói "có 3 cấp Giác Ngộ (Tam Bồ Đề)".
Câu "thực sự Không có TA" có thể xem là tiêu chí, là chỗ cần chứng biết của trình Giáo lý cấp 1 (cấp tu chứng đầu tiên của những người con Phật).
Câu "thực sự có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh" có thể nói là tiêu chí, là chỗ cần chứng biết đến của trình Giáo Lý cấp 3 (đây là Chân Lý Tuyệt Đối mà đức Phật muốn giới thiệu cho chúng ta).

Trong giai đoạn đầu mở đạo, đức Phật không thể liền dạy "trình Giáo Lý cấp 3". Mà phải đến những năm tháng cuối cùng hoằng pháp tại thế gian _ trình độ tu chứng của chúng đệ tử đã vượt qua cấp 1, cấp 2 _ đức Phật mới nói đến cái tiêu chí, cái chỗ cần chứng biết đến của Trình Giáo lý cấp 3 nầy.

Mến !
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
CCXX mến !

Câu "thực sự không có TA" cũng do đức Phật nói, Vô Học chỉ lặp lại mà thôi !
Trong đạo Phật có nhiều trình tu chứng, nhưng giãn lược thì có thể nói "có 3 cấp Giác Ngộ (Tam Bồ Đề)".
Câu "thực sự Không có TA" có thể xem là tiêu chí, là chỗ cần chứng biết của trình Giáo lý cấp 1 (cấp tu chứng đầu tiên của những người con Phật).
Câu "thực sự có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh" có thể nói là tiêu chí, là chỗ cần chứng biết đến của trình Giáo Lý cấp 3 (đây là Chân Lý Tuyệt Đối mà đức Phật muốn giới thiệu cho chúng ta).

Trong giai đoạn đầu mở đạo, đức Phật không thể liền dạy "trình Giáo Lý cấp 3". Mà phải đến những năm tháng cuối cùng hoằng pháp tại thế gian _ trình độ tu chứng của chúng đệ tử đã vượt qua cấp 1, cấp 2 _ đức Phật mới nói đến cái tiêu chí, cái chỗ cần chứng biết đến của Trình Giáo lý cấp 3 nầy.

Mến !
Kính sư phụ Văn Học !
Xin cho phép chocon được hỏi :

_ Con đọc trong Kinh ĐBNB như vầy :

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như cô gái sanh một trai trẻ nầy mắc bịnh, cô gái buồn rầu tìm y sĩ. Y sĩ đến xem bịnh, dùng ba thứ bơ, sữa, đường phèn hiệp lại bảo cho đứa trẻ uống. Y sĩ dặn cho cô gái, đứa trẻ sau khi uống thuốc chớ cho nó bú, phải chờ thuốc tiêu hóa, rồi mới được cho bú
Cô gái liền lấy chất đắng thoa trên vú rồi bảo đứa bé : “ Vú của mẹ đã thoa thuốc độc, con chớ chạm đến”.
Đứa bé đói khát muốn bú, nhưng nghe mùi đắng trên vú bèn chẳng dám gần. Thời gian sau thuốc uống đã tiêu hoá, người mẹ lấy nước rửa sạch vú mình, gọi con đến bú.
Lúc đó đứa trẻ mặc dầu đói khát nhưng nhớ mùi đắng nên chẳng dám đến bú.
Người mẹ bảo : “ Vì con uống thuốc nên mẹ lấy chất đắng thoa trên vú. Thuốc con uống đã tiêu hóa, vú của mẹ cũng đã rửa sạch, giờ đây con có thể đến bú không hại gì.”
Đứa trẻ nghe mẹ bảo lần lần đến bú.
Nầy Thiện-nam-tử ! Đức Như-Lai cũng vậy. Vì độ tất cả chúng sanh nên dạy tu pháp vô ngã. Nhờ tu pháp đó dứt hẳn tâm chấp ngã, được nhập Niết- bàn. Vì trừ những vọng kiến trong đời nên thị hiện pháp xuất thế gian. Lại chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng chẳng phải chơn thật, nên dạy tu pháp vô ngã để được thân thanh tịnh.
Như cô gái kia chữa bịnh cho con, nên lấy chất đắng thoa trên vú. Cũng vậy, Đức Như-Lai vì dạy tu pháp không nên nói các pháp đều không có ngã.
Như cô gái kia rửa sạch vú rồi kêu con đến bú. Cũng vậy, đức Phật hôm nay nói Như-Lai tạng.
Vì thế nên các Tỳ-kheo chớ sanh lòng kinh sợ.

http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhdaibatnietban/kinhdaibatnietban12.html




_ Có phải cái Giáo Lý Vô Ngã _ thực sự không có TA _ chỉ có giá trị nhất thời, ở trình tu chứng cấp 1 đức Phật chối bỏ cái NGÃ, rồi đến trình tu chứng cấp 3 đức Phật "lượm" lại cái NGÃ chăng ?
(Như vú cô gái kia không có độc mà phải tạm thời xí gạt em bé, rồi khi bé hết bệnh cô gái rửa sạch vú, kêu em bé đến bú.)

Kính !
 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 2 2008
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
Kính sư phụ Văn Học !
Xin cho phép chocon được hỏi :

_ Con đọc trong Kinh ĐBNB như vầy :

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như cô gái sanh một trai trẻ nầy mắc bịnh, cô gái buồn rầu tìm y sĩ. Y sĩ đến xem bịnh, dùng ba thứ bơ, sữa, đường phèn hiệp lại bảo cho đứa trẻ uống. Y sĩ dặn cho cô gái, đứa trẻ sau khi uống thuốc chớ cho nó bú, phải chờ thuốc tiêu hóa, rồi mới được cho bú
Cô gái liền lấy chất đắng thoa trên vú rồi bảo đứa bé : “ Vú của mẹ đã thoa thuốc độc, con chớ chạm đến”.
Đứa bé đói khát muốn bú, nhưng nghe mùi đắng trên vú bèn chẳng dám gần. Thời gian sau thuốc uống đã tiêu hoá, người mẹ lấy nước rửa sạch vú mình, gọi con đến bú.
Lúc đó đứa trẻ mặc dầu đói khát nhưng nhớ mùi đắng nên chẳng dám đến bú.
Người mẹ bảo : “ Vì con uống thuốc nên mẹ lấy chất đắng thoa trên vú. Thuốc con uống đã tiêu hóa, vú của mẹ cũng đã rửa sạch, giờ đây con có thể đến bú không hại gì.”
Đứa trẻ nghe mẹ bảo lần lần đến bú.
Nầy Thiện-nam-tử ! Đức Như-Lai cũng vậy. Vì độ tất cả chúng sanh nên dạy tu pháp vô ngã. Nhờ tu pháp đó dứt hẳn tâm chấp ngã, được nhập Niết- bàn. Vì trừ những vọng kiến trong đời nên thị hiện pháp xuất thế gian. Lại chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng chẳng phải chơn thật, nên dạy tu pháp vô ngã để được thân thanh tịnh.
Như cô gái kia chữa bịnh cho con, nên lấy chất đắng thoa trên vú. Cũng vậy, Đức Như-Lai vì dạy tu pháp không nên nói các pháp đều không có ngã.
Như cô gái kia rửa sạch vú rồi kêu con đến bú. Cũng vậy, đức Phật hôm nay nói Như-Lai tạng.
Vì thế nên các Tỳ-kheo chớ sanh lòng kinh sợ.

http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhdaibatnietban/kinhdaibatnietban12.html




_ Có phải cái Giáo Lý Vô Ngã _ thực sự không có TA _ chỉ có giá trị nhất thời, ở trình tu chứng cấp 1 đức Phật chối bỏ cái NGÃ, rồi đến trình tu chứng cấp 3 đức Phật "lượm" lại cái NGÃ chăng ?
(Như vú cô gái kia không có độc mà phải tạm thời xí gạt em bé, rồi khi bé hết bệnh cô gái rửa sạch vú, kêu em bé đến bú.)

Kính !

Kính Bác Văn Học và các Đạo Hữu
Theo thiển kiến của Lục An thì đoạn kinh văn trên,Phật đưa ra ví dụ nhằm chỉ cho các Chúng sinh chúng ta về sự sai lầm của mình về tri kiếm mà xa lìa NGHĨA CHÂN THẬT! Nếu nói là NGÃ thì:
-Nghĩa chân thật của NGÃ = EM BÉ BÌNH THƯỜNG (Không bệnh=Không Mê mộng.) -> NGÃ phải được hiểu NGHĨA như thế.
-Còn EM BÉ BỊ BÊNH ! ? Không phải BÌNH THƯỜNG(Đau ốm =Còn Mê mộng) thì KHÔNG THỂ CHO LÀ NGÃ .
Giáo Lý Vô Ngã của Đức Phật chỉ ra cho Chúng sanh chúng Ta thấy được rằng Chúng Sanh chúng Ta đã có Kiến chấp sai lầm về NGÃ chứ không phải VÔ NGÃ là KHÔNG CÓ NGÃ (Đối đãi Có & Không).
Vì vậy:
Có phải cái Giáo Lý Vô Ngã _ thực sự không có TA _ chỉ có giá trị nhất thời, ở trình tu chứng cấp 1 đức Phật chối bỏ cái NGÃ, rồi đến trình tu chứng cấp 3 đức Phật "lượm" lại cái NGÃ chăng ?
Hì hì...Không như CCXX vấn đâu!
Không biết Lục An hiểu như trên có đúng không ? Mong mọi người góp ý .

Lục An : Kính
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học !
Xin cho phép chocon được hỏi :

_ Con đọc trong Kinh ĐBNB như vầy :

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như cô gái sanh một trai trẻ nầy mắc bịnh, cô gái buồn rầu tìm y sĩ. Y sĩ đến xem bịnh, dùng ba thứ bơ, sữa, đường phèn hiệp lại bảo cho đứa trẻ uống. Y sĩ dặn cho cô gái, đứa trẻ sau khi uống thuốc chớ cho nó bú, phải chờ thuốc tiêu hóa, rồi mới được cho bú
Cô gái liền lấy chất đắng thoa trên vú rồi bảo đứa bé : “ Vú của mẹ đã thoa thuốc độc, con chớ chạm đến”.
Đứa bé đói khát muốn bú, nhưng nghe mùi đắng trên vú bèn chẳng dám gần. Thời gian sau thuốc uống đã tiêu hoá, người mẹ lấy nước rửa sạch vú mình, gọi con đến bú.
Lúc đó đứa trẻ mặc dầu đói khát nhưng nhớ mùi đắng nên chẳng dám đến bú.
Người mẹ bảo : “ Vì con uống thuốc nên mẹ lấy chất đắng thoa trên vú. Thuốc con uống đã tiêu hóa, vú của mẹ cũng đã rửa sạch, giờ đây con có thể đến bú không hại gì.”
Đứa trẻ nghe mẹ bảo lần lần đến bú.
Nầy Thiện-nam-tử ! Đức Như-Lai cũng vậy. Vì độ tất cả chúng sanh nên dạy tu pháp vô ngã. Nhờ tu pháp đó dứt hẳn tâm chấp ngã, được nhập Niết- bàn. Vì trừ những vọng kiến trong đời nên thị hiện pháp xuất thế gian. Lại chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng chẳng phải chơn thật, nên dạy tu pháp vô ngã để được thân thanh tịnh.
Như cô gái kia chữa bịnh cho con, nên lấy chất đắng thoa trên vú. Cũng vậy, Đức Như-Lai vì dạy tu pháp không nên nói các pháp đều không có ngã.
Như cô gái kia rửa sạch vú rồi kêu con đến bú. Cũng vậy, đức Phật hôm nay nói Như-Lai tạng.
Vì thế nên các Tỳ-kheo chớ sanh lòng kinh sợ.

http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhdaibatnietban/kinhdaibatnietban12.html




_ Có phải cái Giáo Lý Vô Ngã _ thực sự không có TA _ chỉ có giá trị nhất thời, ở trình tu chứng cấp 1 đức Phật chối bỏ cái NGÃ, rồi đến trình tu chứng cấp 3 đức Phật "lượm" lại cái NGÃ chăng ?
(Như vú cô gái kia không có độc mà phải tạm thời xí gạt em bé, rồi khi bé hết bệnh cô gái rửa sạch vú, kêu em bé đến bú.)

Kính !
Chào bạn chocon !

Cái Giáo Lý Vô Ngã _ thực sự không có TA _ tuy chỉ là Chân Lý cấp 1 (phá NGÃ TƯỚNG) nhưng giá trị được bảo lưu trong suốt những trình học Phật "nâng cao" sau nầy. Chớ không phải chỉ có giá trị nhất thời như chocon nghĩ.

NGÃ là cái TÔI của chúng ta, do tương tác trong cuộc sống mà cái TÔI nầy hình thành và bảo thủ, tạo thành Nghiệp thức.
Bậc A La Hán biết rõ điều nầy, không mê lầm nữa, không nhận những biến thể của TÔI thì liền không dính mắc gì với vũ trụ vô minh nữa, không chuyền níu thác sinh vào bất cứ một giả cảnh nào (do ý thức biến hiện nữa) tạm gọi là nhập Niết Bàn.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn và Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đức Phật quở những vị nầy, vì với Phật nhãn thì mọi chuyện chưa kết thúc, bởi khi hành giả còn né tránh phàm trần tức là còn "ngăn ngại", còn ngăn ngại đâu đã TỰ TẠI, có nghĩa là Giải thoát chưa rốt ráo, sao đã vội đủ mà nhập Niết Bàn ?!.

Nếu những vị nầy phát Bồ đề tâm, nguyện tận độ sinh thì sẽ đi vào hành trình Bồ Tát Hạnh, đi trên con đường nầy hành giả sẽ lần lượt tiếp tục phá NHÂN TƯỚNG, phá CHÚNG SINH TƯỚNG, phá THỌ GIẢ TƯỚNG để đến TOÀN GIÁC.

Xin nhắc lại vị A La Hán chỉ mới phá Ngã Tướng, chứ chưa phá được Nhân tướng, Chúng sinh tướng, Thọ giả tướng.
Hành trình Chân Lý chỉ kết thúc ở chỗ Thường, Lạc, NGÃ, Tịnh.

Bạn trẻ ơi !

  • Thế nào là THƯỜNG ? _Do bởi Thế Pháp Thân BẤT SANH BẤT DIỆT nên gọi là THƯỜNG.
  • Thế nào là LẠC ? _ Thể Pháp Thân chẳng có gì khổ nên gọi là LẠC.
  • Thế nào là NGÃ ? _ Thể Pháp Thân có tính TỰ CHỦ nên gọi là NGÃ. Đây là chân Ngã tự có chớ không phải như giả Ngã tạm có mà bậc A La Hán đã không nhận
  • Thế nào là TỊNH ? _ Thể Pháp Thân chẳng có gì động nên gọi là TỊNH.
Cái TÔI _ NGÃ _ của chúng ta BỊ SỐNG, BỊ BIẾT (tức là chúng ta có điều kiện mới sống được, có điều kiện mới biết được)
Còn Chân Ngã thì TỰ SỐNG, TỰ BIẾT không hề có điều kiện nào hết, nên Vô Học gọi là có TÍNH TỰ CHỦ.

Giả Ngã và Chân Ngã là 2 cái khác nhau, chớ không phải đạo Phật "lượm" lại cái Giả Ngã như chocon nói.

Mến !

 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kính sư phụ Văn Học !
Xin cho phép chocon được hỏi :

_ Con đọc trong Kinh ĐBNB như vầy :

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như cô gái sanh một trai trẻ nầy mắc bịnh, cô gái buồn rầu tìm y sĩ. Y sĩ đến xem bịnh, dùng ba thứ bơ, sữa, đường phèn hiệp lại bảo cho đứa trẻ uống. Y sĩ dặn cho cô gái, đứa trẻ sau khi uống thuốc chớ cho nó bú, phải chờ thuốc tiêu hóa, rồi mới được cho bú
Cô gái liền lấy chất đắng thoa trên vú rồi bảo đứa bé : “ Vú của mẹ đã thoa thuốc độc, con chớ chạm đến”.
Đứa bé đói khát muốn bú, nhưng nghe mùi đắng trên vú bèn chẳng dám gần. Thời gian sau thuốc uống đã tiêu hoá, người mẹ lấy nước rửa sạch vú mình, gọi con đến bú.
Lúc đó đứa trẻ mặc dầu đói khát nhưng nhớ mùi đắng nên chẳng dám đến bú.
Người mẹ bảo : “ Vì con uống thuốc nên mẹ lấy chất đắng thoa trên vú. Thuốc con uống đã tiêu hóa, vú của mẹ cũng đã rửa sạch, giờ đây con có thể đến bú không hại gì.”
Đứa trẻ nghe mẹ bảo lần lần đến bú.
Nầy Thiện-nam-tử ! Đức Như-Lai cũng vậy. Vì độ tất cả chúng sanh nên dạy tu pháp vô ngã. Nhờ tu pháp đó dứt hẳn tâm chấp ngã, được nhập Niết- bàn. Vì trừ những vọng kiến trong đời nên thị hiện pháp xuất thế gian. Lại chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng chẳng phải chơn thật, nên dạy tu pháp vô ngã để được thân thanh tịnh.
Như cô gái kia chữa bịnh cho con, nên lấy chất đắng thoa trên vú. Cũng vậy, Đức Như-Lai vì dạy tu pháp không nên nói các pháp đều không có ngã.
Như cô gái kia rửa sạch vú rồi kêu con đến bú. Cũng vậy, đức Phật hôm nay nói Như-Lai tạng.
Vì thế nên các Tỳ-kheo chớ sanh lòng kinh sợ.

http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhdaibatnietban/kinhdaibatnietban12.html


_ Có phải cái Giáo Lý Vô Ngã _ thực sự không có TA _ chỉ có giá trị nhất thời, ở trình tu chứng cấp 1 đức Phật chối bỏ cái NGÃ, rồi đến trình tu chứng cấp 3 đức Phật "lượm" lại cái NGÃ chăng ?
(Như vú cô gái kia không có độc mà phải tạm thời xí gạt em bé, rồi khi bé hết bệnh cô gái rửa sạch vú, kêu em bé đến bú.)

Kính !


Chào bác Văn Học,
Vì điều bàn CCXX hỏi
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> cũng là điều d/đ muốn chia sẻ. Cho nên, d/đ xin phép Bác được góp ý .
Chào bạn CCXX,
Theo lời Phật kể - thì đứa trẻ mắc bịnh là dụ cho chúng sanh (trong tình trạng mê lầm)
Còn cô gái thoa chất đắng trên vú trong thời gian chờ đợi thuốc tiêu hóa (để bịnh được lành) – là dụ cho việc đức Phật Thích Ca dạy mọi người tu pháp vô ngã.
Và đức Phật dạy chúng ta tu pháp vô ngã là để dứt tâm chấp ngã, được nhập Niết- bàn.
Và để trừ những vọng kiến trong đời nên đức Phật thị hiện pháp xuất thế gian.
Và để chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng chẳng phải chơn thật, nên đức Phật dạy mọi người tu pháp vô ngã để được thân thanh tịnh.

Và vì việc đức Phật Thích Ca dạy chúng ta tu pháp vô ngã, thị hiện pháp xuất thế gian và chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng chẳng phải chơn thật – cũng giống như việc cô gái vì chữa bịnh cho con mà lấy chất đắng thoa trên vú để tạm thời xí gạt đứa trẻ trong lúc đang bịnh. Trong khi vú không có chất đắng.

Cho nên, ý của đức Phật là cho chúng ta biết - sở dĩ đức Phật Thích Ca dạy chúng ta tu pháp vô ngã là để chữa bịnh mê lầm của chúng ta. Còn sự thật là chúng ta CÓ NGÃ.

Và khi chúng ta không còn mê lầm thì Như Lai sẽ - Như cô gái kia rửa sạch vú rồi kêu con đến bú. Cũng vậy, đức Phật hôm nay (tức là lúc chúng ta được nghe) nói Như-Lai tạng (thực sự có thường, lạc, NGÃ, tịnh)
Vì thế nên các Tỳ-kheo
chớ sanh lòng kinh sợ.

Sở dĩ đức Phật giảng Giáo Lý Vô Ngã là vì Ngã của người đời chấp - là hư vọng chẳng phải chơn thật. Còn Ngã của Như Lai Tạng là cái Ngã chơn thật của Tự Tánh.

Cho nên, Ngã của trình tu chứng cấp 1 (nói theo bác Văn Học) và Ngã của trình tu chứng cấp 3 - là hai cái khác nhau. Một vọng một chơn.

Còn điều d/đ muốn được chia sẻ cùng các Bạn là – pháp tu vô ngã chỉ dành cho người còn đang mê lầm – không phải pháp tu của người trí. Và trong Phật Pháp - không phải không có pháp Ngã.

Thân
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chào bạn chocon !

Cái Giáo Lý Vô Ngã _ thực sự không có TA _ tuy chỉ là Chân Lý cấp 1 (phá NGÃ TƯỚNG) nhưng giá trị được bảo lưu trong suốt những trình học Phật "nâng cao" sau nầy. Chớ không phải chỉ có giá trị nhất thời như chocon nghĩ.

NGÃ là cái TÔI của chúng ta, do tương tác trong cuộc sống mà cái TÔI nầy hình thành và bảo thủ, tạo thành Nghiệp thức.
Bậc A La Hán biết rõ điều nầy, không mê lầm nữa, không nhận những biến thể của TÔI thì liền không dính mắc gì với vũ trụ vô minh nữa, không chuyền níu thác sinh vào bất cứ một giả cảnh nào (do ý thức biến hiện nữa) tạm gọi là nhập Niết Bàn.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn và Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đức Phật quở những vị nầy, vì với Phật nhãn thì mọi chuyện chưa kết thúc, bởi khi hành giả còn né tránh phàm trần tức là còn "ngăn ngại", còn ngăn ngại đâu đã TỰ TẠI, có nghĩa là Giải thoát chưa rốt ráo, sao đã vội đủ mà nhập Niết Bàn ?!.

Nếu những vị nầy phát Bồ đề tâm, nguyện tận độ sinh thì sẽ đi vào hành trình Bồ Tát Hạnh, đi trên con đường nầy hành giả sẽ lần lượt tiếp tục phá NHÂN TƯỚNG, phá CHÚNG SINH TƯỚNG, phá THỌ GIẢ TƯỚNG để đến TOÀN GIÁC.

Xin nhắc lại vị A La Hán chỉ mới phá Ngã Tướng, chứ chưa phá được Nhân tướng, Chúng sinh tướng, Thọ giả tướng.
Hành trình Chân Lý chỉ kết thúc ở chỗ Thường, Lạc, NGÃ, Tịnh.

Bạn trẻ ơi !


  • Thế nào là THƯỜNG ? _Do bởi Thế Pháp Thân BẤT SANH BẤT DIỆT nên gọi là THƯỜNG.
  • Thế nào là LẠC ? _ Thể Pháp Thân chẳng có gì khổ nên gọi là LẠC.
  • Thế nào là NGÃ ? _ Thể Pháp Thân có tính TỰ CHỦ nên gọi là NGÃ. Đây là chân Ngã tự có chớ không phải như giả Ngã tạm có mà bậc A La Hán đã không nhận
  • Thế nào là TỊNH ? _ Thể Pháp Thân chẳng có gì động nên gọi là TỊNH.

Cái TÔI _ NGÃ _ của chúng ta BỊ SỐNG, BỊ BIẾT (tức là chúng ta có điều kiện mới sống được, có điều kiện mới biết được)
Còn Chân Ngã thì TỰ SỐNG, TỰ BIẾT không hề có điều kiện nào hết, nên Vô Học gọi là có TÍNH TỰ CHỦ.

Giả Ngã và Chân Ngã là 2 cái khác nhau, chớ không phải đạo Phật "lượm" lại cái Giả Ngã như chocon nói.

Mến !

Kính sư phụ Văn Học !
Cho chocon được hỏi :
_ Cái CHÂN NGÃ mà sư phụ nói có phải là ĐẠI NGÃ hay không ?
Vì theo con thì ĐẠI NGÃ cũng hội đủ 4 yếu tố THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH vậy.
Kính !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học !
Cho chocon được hỏi :
_ Cái CHÂN NGÃ mà sư phụ nói có phải là ĐẠI NGÃ hay không ?
Vì theo con thì ĐẠI NGÃ cũng hội đủ 4 yếu tố THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH vậy.
Kính !
Xin chào bạn chocon !
Theo Hắc phong được biết từ ĐẠI NGÃ _ Brahman _ vốn là đấng tối cao của Bà La Môn giáo.
Ngày xưa đức Thích Ca đã từng tìm hiểu và học hỏi nơi các tôn giáo ngoại đạo nầy. Và với sự nhạy bén của Ngài, Ngài đã nhận ra chỗ bất toàn của những Giáo lý nầy, cho nên đã từ giả họ, riêng mình tự tìm đường đột thoát đến toàn giác.
Ngài Mục Kiền Liên và Ngài Xá Lợi Phất trước khi quy y với đức Phật Thích Ca, mỗi vị đã từng cầm đầu một nhóm khoảng 500 vị tu sĩ tôn thờ Brahman.

brahman.jpg

Vậy theo Hắc phong thì CHÂN NGÃ không phải là BRAHMAN (ĐẠI NGÃ). còn vì sao không phải thì không biết, chúng con xin chờ nghe ý kiến bác Văn Học.

Kính !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
TH xin tham gia một chút, có gì thiếu xót xin chỉ bảo cho!

BRAHMAN (ĐẠI NGÃ) theo quan điểm tôn thờ của đạo Bà La Môn thì là cái ngã có chủ thể ( có huyền năng theo suy nghĩ của họ). Đại Ngã đó sinh ra các thứ hiện hữu trên thế gian ( đến cả sinh ra con người theo giai cấp phân biệt đang tồn tại ). Quan niệm này cũng không khác mấy quan điểm của giáo lý Công giáo!.
Nên Đại Ngã này không thể được hiểu là NGÃ trong THƯỜNG, LẠC , NGÃ, TỊNH mà Đức Phật "buộc" phải dùng từ diễn đạt trong khi nói đến.

Đức Phật vì tình thường mà cố gắng dùng từ thế gian để diễn tả cái xuất thế gian cho chúng ta hiểu mà tin nhận.
Ngày xưa có rất nhiều vị tu học muốn hỏi Đức Phật ý này một cách rõ ràng để tin nhận và hiểu. Đức Phật cũng vì lòng từ bi mà diễn đạt và chấp nhận danh từ thế gian để diễn đạt ý nghĩa của nó.
Các vị nghe hiểu, tin nhận nhưng không rốt ráo " sống " trong cái THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH mà Đức Phật đã cố tình diễn đạt. Chỉ có những vị đã thực chứng đắc rốt ráo mới hiểu đúng ý nghĩa của nó. Chứ sự " tin nhận " và " cảm thấy " của chúng ta và các chư vị chưa rốt ráo ngày ấy thì có khác gì nhau, chỉ là sâu cạn khác nhau thôi.

Đức Phật vì sợ chúng ta chấp vào cái KHÔNG như ngoại đạo nên nói bốn chữ THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH.
Chứ kỳ thật ta đang tin vào cái bóng mà Đức Phật đã cố tình thương xót diễn giải bằng danh từ thế gian để chúng ta theo đó sẽ nhận thấy "hình" của nó.

Có vị hỏi Đức Phật - " Bạch Thế Tôn, Niết Bàn ( có thể hiểu là danh từ khác để mô tả THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH ) là gi?"

Đức Phật đã dạy rằng " - Như củi hết lửa tắt, đừng hỏi đi về đâu!".

Chúng ta thấy củi hết thì lửa tắt. Nhưng lửa có mất thật đâu! ( .... )

Các bạn đừng quá nghiêng về luận sâu, càng giải chúng ta càng chỉ cố làm thỏa mãn cái tri kiến tò mò của chúng ta. Biến chúng ta thành kẻ học hiểu nhiều nhưng sự " trở về" của chúng ta chưa đạt được bao nhiêu.

Con đường rất đầy đủ để bước đi. Nhưng vì chúng ta còn đang trên đường đi về, chưa đến đích nên chưa thấy được " đích đến " nó như thế nào. Nên càng tô vẽ và diễn tả theo cách của mình nghĩ.

Cứ bước chân thong thả mà về, nó "hình dáng, tồn tại" thế nào đừng nghĩ đến nó. Vì chưa "thấy" thì vẽ như thế nào cũng không phải là nó. Dù người chưa "thấy" muốn vẽ thế nào cũng được, " hình dáng" của nó cũng không vì đó mà "thay đổi" hay "biến dạng" do bị ' mô tả".
Cứ thong thả bước chân nhẹ nhàng theo những chỉ bảo của Từ Phụ thì sẽ về đến đích thôi. Khi ấy thì mới biết " THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH CỦA NIẾT BÀN " nó ra làm sao. Thấy rồi thì còn nhọc lòng tưởng tượng và hỏi nữa để làm gì!

Đức Phật đã vì lòng từ bi, cố gắng gói gém thật nhiều loại lương khô, nước uống khác nhau để cho ta ăn khi đi đường ( sợ ta ngán nếu chỉ cho ăn có một thứ, sợ cho người ăn được và người không ăn được nếu chỉ có một thứ lương khô !). Con đường thì cũng đã được người thương cho chỉ bảo rõ ràng ( nếu đi hướng này thì đi thế nào, nếu đi hướng kia thì đi thế nào). Tất cả đã có đủ hết, được Đức Phật bằng mọi phương tiện chỉ bảo. Ta cứ đi theo sự chỉ bảo đó rồi sẽ về đến "nhà".
Đến đi thì sẽ không còn tò mò nữa! Vì đã tự thấy thì nhọc công đi hỏi nữa mà làm gì. Cũng chỉ là những tranh vẽ do "tưởng' mà ra.

Tôi biết rằng do chúng ta là những đứa con đều đang học ( hữu học ) ( đang sử dụng các loại lương thực và bản đồ của Cha mình để về nhà ). Đôi khi có những thắc mắc, nghi vấn ( sự nghi ngại ) nên sẽ hỏi cùng nhau chia sẽ. Nhưng sẽ không có ai có thể hiểu một cách rốt ráo và chân thật để trả lời đến tận cùng của nó. Vì hiện nay chúng ta đều đang trên đường mà đúng không? !. Nhiều khi chúng ta phải tự tu học và chứng nghiệm lấy trên mỗi bước đi của mình. Sự chia sẽ cũng là sự hiểu trên sự chỉ dạy nghe trước về nó. Con đường tuy khó nhưng đích về thì rõ ràng. Đừng làm khó bản thân mình nhiều quá. Khi nào chúng ta bí lối, hay lạc mất hướng về thì chúng ta sẽ hỏi thăm nhau và dìu nhau đi tiếp.

Dù sao, đôi chân là của bạn, chính bạn phải bước đi thì nó mới di chuyển được, dù hỏi thăm bao nhiêu về nó mà vẫn không bước đi thì "đích" kia vẫn chỉ là "đích" ở đâu đó trong tưởng tượng mà thôi.

Tham khảo sự hiểu của nhau xong thì xếp lại làm hành trang, đôi chân phải bước trong trí tuệ giác ngộ thì sẽ cảm nhận sự lợi lạc của nó mang lại trong mỗi bước về. Mình hỏi bao nhiêu về nó đi nữa mà chân không bước thì ngôi nhà kia mãi mãi vẫn xa vời trong mong ước mà thôi.

Hãy bắt đầu và tiếp tục bằng những bước chân mạnh khỏe rỏ ràng từ buổi đầu, bây giờ và về sau đúng hướng, về nhà chỉ là vấn đề phải đến thôi !.

Phật đã từng dạy" - Này người trúng mũi tên độc kia. Ông hãy rút mũi tên độc ra, uống thuốc trị độc ngay. Khi lành bệnh rồi thì ông sẽ biết được ai bắn mũi tên đó, độc đó là độc gì?. Nếu ông cứ khư khư bảo là hãy cho ông biết trước những điều đó ông mới uống thuốc trị độc, thì ông sẽ chết trước khi ông biết được những điều đó."

Cảm ơn các bạn đã đọc vì TH lỡ viết hơi bị nhiều. Xin lỗi vì tội nhiều chuyện này!

Cầu sự gia hộ của chư Phật mười phương đến với tất cả chúng sanh!

 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Tấn Hạnh Kính !.
Tiền Bối cố tình nói dài thòn - xong rồi " xin lổi "hihi! - nhưng mà hỏng sao đâu - bởi vì bt đã được nghe " Có tâm - thì có pháp " - vậy thì "pháp tức là tâm ! " - mà tâm thì không lớn
không nhỏ - không nhiều - không ít - Vậy pháp cũng đâu lớn - đâu nhỏ - đâu nhìu - đâu ít đâu mà Tiền Bối xin lổi - khỏi xin lổi - khỏi xin lổi - bt không nghe đâu .
hihi!

KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học !
Cho chocon được hỏi :
_ Cái CHÂN NGÃ mà sư phụ nói có phải là ĐẠI NGÃ hay không ?
Vì theo con thì ĐẠI NGÃ cũng hội đủ 4 yếu tố THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH vậy.
Kính !
Cám ơn chocon đã hỏi !
Cám ơn các bạn đã góp lời !

Các bạn có biết vì sao Sa Môn Cồ Đàm không chấp nhận Đại Ngã hay không ?
Vì theo giáo lý Bà La Môn : Đại Ngã (Brahman) và Tiểu Ngã (Ahman _ cái TÔI của chúng ta đó) CÙNG MỘT GIUỘC. Khi chúng ta thiền định theo Giáo lý nầy chúng ta sẽ nhận tinh lực từ Brahman, chúng ta sẽ tịnh hóa thân tâm, thăng tiến dần để cuối cùng khi bỏ xác chúng ta sẽ về với Brahman chứ không luân hồi nữa (Tiểu Ngã hòa nhập cùng Đại Ngã).
Nếu tinh ý chúng ta sẽ thấy điểm BẤT TOÀN nầy :

Cái gì có nhập vào thì có xuất ra, có tăng thì sẽ có giãm, có tịnh hóa thì sẽ có nhiễm trược, cái thế ĐỐI ĐẢI nầy đã không thỏa mãn được nhu cầu tìm Chân Lý Tuyệt Đối của Sa Môn Cồ Đàm.

Đức Thích Ca đã tìm được Chân Lý Tuyệt Đối, ở đó thuần Chân _ Thường, Lạc, Ngã Tịnh _ không hề có du nhập thêm những cái GIẢ NGÃ của chúng ta.
Đó ! Chân Ngã là thế đó !

Mà lạ lùng làm sao, có nhiều vị sau mấy chục năm tu học Phật pháp (thậm chí còn tự nhận mình là Tổ đời thứ ....của Thiền tông) vẫn nghĩ rằng CÁI GIẢ NGÃ NẦY SẼ ĐƯỢC VỀ VỚI PHẬT, cùng cộng hưởng Niết Bàn.

Suy nghĩ như vầy là Thân tuy đang ở trong Phật đạo mà Tâm đã ở trong Bà La Môn giáo rồi !

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-22.jpg"].....




























































...
[/nen]
.......
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính sư phụ Văn Học !
Theo như Tổ đã luận giải :"Cái gì cũng là Phật pháp hết trơn"
Chocon không cam nhận, ví dụ như sự xấu xí của chocon, nó đẹp chocon nhờ, nó xấu chocon buồn chớ đâu có dính dáng gì đến Phật pháp đâu ?
Lại nữa những thiên tai lũ lụt khắp nơi, đâu có thể xem là Phật pháp được ?
Kính !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Kính sư phụ Văn Học !
Theo như Tổ đã luận giải :"Cái gì cũng là Phật pháp hết trơn"
Chocon không cam nhận, ví dụ như sự xấu xí của chocon, nó đẹp chocon nhờ, nó xấu chocon buồn chớ đâu có dính dáng gì đến Phật pháp đâu ?
Lại nữa những thiên tai lũ lụt khắp nơi, đâu có thể xem là Phật pháp được ?
Kính !

Chó con hỏi vậy chẳng khác nào tìm cách bắt bẽ các sư huynh, chó con ngoan chứ không có xấu xí. Xấu xí thật đang nằm ở trong tâm kìa.


- V/đ 1 : không phải đợi Đức Phật nói muôn pháp đều có Phật, chúng sanh đều là Phật ( sẽ thành - chữ sẽ có thể được hiểu là thời gian nhưng cũng không phải là thời gian). Và cũng không phải đợi đến các Tổ nói tất cả đều là Phật. Mà vốn dĩ nó đã là Phật rồi. PHẬT ? hay H P Ậ T....là cái nào ?.

Từ mô tả Phật ở những dân tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau thì có khác như BUDDA hay PHẬT, đọc khác nhau nhưng khi vào tâm thì chỉ một ý nghĩa. Muôn pháp cũng vậy, hình thái biển hóa thay đổi khác nhau, danh xưng khác nhau nhưng nghĩa hiểu đâu khác nhau? Cái gì để hiểu, cái gì để gọi, cái gì để nhìn ?. Rồi đến một lúc không còn cần âm thanh khác biệt, không còn cần biểu hiện khác biệt, người ta không cần nói chỉ nhìn nhau tâm thông tâm đã thấu hiểu (nên có tiếng gọi là ĐÀ LA NI, tiếng từ Phật tâm kinh xuất khi không còn phân biệt). Đứa bé mới sinh ra nhìn màu đỏ đâu biết gọi nó là màu gì? Chỉ biết nhìn và biết, không bật âm thanh. Muôn Pháp sinh sôi phát triển tiến hóa khôn lường, nhưng bản chất không mất đi dù một tí tẹo! Vật sinh ra không định danh cho mình, muôn Pháp không định danh cho mình. Chỉ có cái tình sinh ra trong đối đãi giữa căn và trần là tạo nên mọi khác biệt giữa các pháp hữu vi và vô vi. Định danh cái gọi sông, núi, ao ,hồ...Định danh cho cả vũ trụ càn khôn. Định danh cho yêu, ghét, giận, hờn....Định danh cho cái ta khác biệt giữa mình và muôn pháp. Rồi từ đó định danh cho cái có được và không được. Định danh cho Phật và chúng sanh...

Tất cả nếu không vọng niệm sanh ra giữa căn và trần thì muôn vật lặng im, bậc không tiếng nói, danh xưng. Tất cả là một. Trong ngoài đối ứng hợp như, không sinh niệm khởi, muôn pháp ngay đó không tăng giảm, cao thấp, trong ngoài, tịnh nhơ, nặng nhẹ.....Đâu không là Phật! (thì nói gì đến đẹp xấu!!! )
Vọng niệm sinh ra, muôn pháp đổi dời ( do tâm tưởng). Do vọng nên thấy mọi vật khác tên, hình dáng, sinh diệt...khác nhau mà phân biệt. Chứ ngay cái nhìn thấy đầu tiên, tâm chưa khởi niệm trong ngoài hợp nhất hỏi ông đó là gi? không ta không vật, không trong không ngoài, không trên không dưới...Vậy hỏi ông cái nào được sanh trước, cái nào được sanh sau. Cái nào sanh ra, cái nào chết đi?
Vậy mỗi mỗi không gì riêng, không gì chung. Không thể bỏ cái này mà cái kia được sanh ra ( 12 nhân duyên Đức Phật đã từng thuyết ). Ông tìm xem cho tôi cái gì không phải là cái này mà chỉ là cái kia?
Các pháp không đầu không cuối, không sanh không diệt.
Khi vọng chưa sanh, muôn pháp là Phật. Đâu đâu cũng là Phật.
Người thấy đạo không phải là thấy được thực tánh của các pháp sao? Thấy được thực tánh thì đâu đâu không phải là Phật!
( một nụ cười dành cho bạn hữu! )

Bạn biết đẹp xấu do đâu mà phân biệt rồi đúng không? Đẹp xấu, khi thấy, không có tâm vọng thì không còn là hai nữa, vì ai phân biệt đẹp xấu? Nên không có lỗi. Lỗi ở chổ ta đi xa nhà quá lâu, vọng thức quá dày. Muôn pháp trở nên thực có, đối đãi lẫn nhau sinh ra vọng niệm không lúc nào dứt. Vọng niệm đã xây nên bạn, chúng ta và thế giới này. Vọng niệm sanh nghiệp nên tạo ra bạn có hương sắc như hôm nay. Muốn thoát đẹp xấu, xin hãy trở về 'nhà". Hãy trở về nơi tâm không còn sống trong vọng niệm. Nơi đó sẽ không còn đẹp xấu để mà khổ nữa.

Phật, Tổ thấy như, muôn pháp đâu không là Phật!.

- V/đ 2 : Thiên tai lũ lụt là sự chuyển biến của vạn vật sinh diệt không ngừng mà sanh ra nó. Vật chất sinh diệt, tương tác lẫn nhau sinh ra biến đổi lẫn nhau. Hiện tượng dầu lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ đâu tự riêng một cái gì mà làm nên. Là duyên biến đổi tác động lẫn nhau. Cái này sanh ra, cái kia mất đi, sinh ra muôn hiện tượng.

Những hiện tượng này cũng từ những nghiệp riêng và chung ( trong đó có ta) mà tạo thành. Nhỏ như sông, hồ, ao, suối...Lớn hơn như biển, núi, gió, lửa...Lớn hơn nữa như quả đất, thiên hà rồi vũ trụ...Tất cả đều từ vọng mà tạo thành, thì có cái nào là thực?
chúng biến chuyển tác động lẫn nhau ( do nghiệp trong lẫn ngoài, do nghiệp chung và riêng của các pháp, kết với nhau và tất nhiên có cả ta trong đó ----> sanh ra các hiện tượng như bạn thấy) nhưng tất cả đều vọng. Còn sinh tử thì còn cùng vọng với muôn pháp. Dứt sanh tử thì còn trong đó nữa không? Còn cần đẹp xấu nữa không?

Cái gì không phải là Phật pháp hả chó con !. Pháp Phật thấu triệt trong ngoài, soi sáng muôn pháp, từ hữu tình cho đến vô tình, từ sinh đến diệt...
không hề vướng mắc

Chó con ngoan!


Nam Mô Hạnh Nguyện Giải Thoát Bồ Tát.

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học !
Theo như Tổ đã luận giải :"Cái gì cũng là Phật pháp hết trơn"
Chocon không cam nhận, ví dụ như sự xấu xí của chocon, nó đẹp chocon nhờ, nó xấu chocon buồn chớ đâu có dính dáng gì đến Phật pháp đâu ?
Lại nữa những thiên tai lũ lụt khắp nơi, đâu có thể xem là Phật pháp được ?
Kính !
Chào các bạn trẻ !
V/Q mời các bạn đọc lại 10 điều tâm niệm (trích dịch Luận Bảo Vương Tam Muội) nhé !

Mười Điều Tâm Niệm

(Hòa thượng Trí Quang Dịch)

Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. <?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>
Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nỗi dậy. <O:p></O:p>
Thứ ba, cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo. <O:p></O:p>
Thứ tư, xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường. <O:p></O:p>
Thứ năm, việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu ngạo. <O:p></O:p>
Thứ sáu, giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.<O:p></O:p>
Thứ bảy, với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng. <O:p></O:p>
Thứ tám, thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân mà ý có mưu đồ. <O:p></O:p>
Thứ chín, thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động. <O:p></O:p>
Thứ mười, oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả. <O:p></O:p>
Bởi vậy, Phật dạy lấy bịnh khổ làm thuốc thần, lấy hoạn nạn làm giải thoát, lấy khúc mắc làm thú vị, lấy ma quân làm bạn đạo, lấy khó khăn làm thích thú, lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy người chống đối làm nơi giao du, coi thi ân như đôi dép bỏ, lấy sự xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh. Nên chấp nhận trở ngại thì lại thông suốt, mà cầu mong thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Thế Tôn thực hiện tuệ giác Bồ đề ngay trong mọi sự trở ngại. Ương Quật hành hung, Đề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi, và sự phá hoại lại làm sự tác thành, hay sao? <O:p></O:p>
Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại ập đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào.

Mô Phật !
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chocon xin ghi nhận những gì Thầy Viên Quang và anh Tấn Hạnh khuyên nhủ !
Nhưng Thầy V/Q ơi, phải chăng thầy muốn nhắn nhủ với con điều 1 điều 2 :


Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh.
Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nỗi dậy.

"Không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh" nhưng có bệnh khổ (như chocon) thì mặc cảm tự ti chứ đâu có "bảo Vương" được đâu (nói gì tới "Tam muội" hay Tứ muội).
"không hoạn nạn thì kiêu sa nỗi dậy." còn có hoạn nạn thì chết mất xác rồi, còn kiêu sa cái gì nữa ?

Con chỉ thành thật nói lên suy nghĩ của mình, mong được giải tỏa gút mắc chớ không có ý gì khác.
Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Choconxauxi kính thương ơi !
Xin phép Choconxauxi cho bt ý kiến như vầy nè : vậy thì ngây chổ không bệnh khổ và có bệnh khổ thì mình nhào vô chính giữa để ngắc , ngắc ,ngắc mặc cảm tự ti cho thành từng chút xíu
chút xíu đi - đựng mà cho nó yếu xìu không còn đủ sức làm mình đau khổ nữa - hén ! .
Còn hoạn nạn cũng vậy - mình nhấm ngay chính giữa không và có mà phóng vô - nhưng mà không phải để kiêu sa mà là để ....khóc huhuhu! choconxauxi ơi !- khóc cho đã đời xong rồi 2
con mắt sẽ có màu đỏ - thì lút đó mình nhìn ai cũng thấy ngầu hết - vậy thì ai cũng bỏ chạy - lút đó chung quanh mình sẽ y như chùa bà đanh - đồ vật ngổn ngan vì sóng người chạy loạn
như giửa bãi chiến trường hoang vắng - tự nhiên hết kiêu sa hà -tại vì đâu có ai đựng mà kiêu sa nữa đâu .

KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chocon xin ghi nhận những gì Thầy Viên Quang và anh Tấn Hạnh khuyên nhủ !
Nhưng Thầy V/Q ơi, phải chăng thầy muốn nhắn nhủ với con điều 1 điều 2 :


Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh.
Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nỗi dậy.

"Không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh" nhưng có bệnh khổ (như chocon) thì mặc cảm tự ti chứ đâu có "bảo Vương" được đâu (nói gì tới "Tam muội" hay Tứ muội).
"không hoạn nạn thì kiêu sa nỗi dậy." còn có hoạn nạn thì chết mất xác rồi, còn kiêu sa cái gì nữa ?

Con chỉ thành thật nói lên suy nghĩ của mình, mong được giải tỏa gút mắc chớ không có ý gì khác.
Kính !
Cám ơn chocon đã nói thật ý nghĩ của mình !
Trước tiên cho phép Vô Học chép lại 10 điều tâm niệm nhé :


Mười Điều Tâm Niệm

(Hòa thượng Trí Quang Dịch)

Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh.
Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nỗi dậy.
Thứ ba, cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
Thứ tư, xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
Thứ năm, việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu ngạo.
Thứ sáu, giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
Thứ bảy, với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
Thứ tám, thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân mà ý có mưu đồ.
Thứ chín, thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.
Thứ mười, oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.

Bởi vậy, đức Phật dạy lấy bịnh khổ làm thuốc thần, lấy hoạn nạn làm giải thoát, lấy khúc mắc làm thú vị, lấy ma quân làm bạn đạo, lấy khó khăn làm thích thú, lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy người chống đối làm nơi giao du, coi thi ân như đôi dép bỏ, lấy sự xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh. Nên chấp nhận trở ngại thì lại thông suốt, mà cầu mong thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Thế Tôn thực hiện tuệ giác Bồ đề ngay trong mọi sự trở ngại. Ương Quật hành hung, Đề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi, và sự phá hoại lại làm sự tác thành, hay sao?
Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại ập đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào.

____________

Đa số người học Phật chúng ta chỉ biết Phật pháp qua Giáo Lý, có thật nhiều đạo hữu của chúng ta qua Kinh Sách tự rút ra được những ý hay rồi cho là mình đã được Đạo.
Không đâu, những điều thu hoạch được ấy chỉ là những lý thuyết suông; có những hành giả ngở rằng trước đây chúng ta hiểu sai, bây giờ chúng ta thay thế những quan kiến sai lầm cũ bằng những hiểu biết mới (đầy sáng tạo) là chúng ta đã thấy Đạo, kiến Tánh hay chứng ngộ Chân Lý gì đó.
Không phải như vậy đâu, chứng ngộ Chân Lý không phải là phát hiện ra một mớ lý thuyết suông (rằng "Đạo ở ngay trước mắt", "Đạo ở quanh ta".....v....v.....).

------------

Một điều góp phần quan trọng cho Phật pháp còn tồn tại đến ngày nay là CÁC PHÁP TAM MUỘI.
Chư Phật, chư Đại Bồ tát tùy ý xuất nhập các pháp Tam Muội, vô lượng pháp Tam Muội.
Chư Tổ lần đầu Kiến Tánh là đã thực chứng một pháp Tam Muội, không nhất thiết là pháp Tam Muội nào (vì sự chứng ngộ có cạn có sâu) nhưng thường là pháp THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI.

Tam Muội là gì ? Là một từ gốc Phạn ngữ (Samâdhi) nghĩa rất bao hàm, nhưng nếu phải chọn một từ để tạm dịch thì không từ nào hơn từ CHÁNH ĐỊNH.

Hành giả đắc một pháp Tam Muội là sao ? Là trải nghiệm một khía cạnh của CÁI SỐNG THẬT trong nhất thời (ngắn thì vài giây, dài lâu thì đôi ba bữa, nửa tháng, ....) không có hành giả nào ở luôn trong Chánh Định.

Vị Sa Môn Phi Tích (Phi Tích Pháp Sư) là người đã thực chứng BẢO VƯƠNG TAM MUỘI vì thương những kẻ hậu học như chúng ta Ngài đã viết nên luận nầy. 10 điều mà Thầy Viên Quang trích dẫn là cô đọng lại cho mọi người có thể học thuộc lòng đề cương, lấy đó là "Kim chỉ nam" cho cuộc đời tu hành của mỗi một.

Tu chứng thì ai cũng ham nhưng làm theo 10 điều nầy thường gây đau đớn cho hành giả (khác nào tự tay sát trùng, gắp thịt hoại tử trong vết thương của chúng ta _ đau đớn lắm).

Nếu muốn chứng BẢO VƯƠNG TAM MUỘI để thực biết "hương vị đề hồ", để khỏi làm "kẻ đếm bạc cho người", để khỏi làm con mọt sách, thì chocon nên học thuộc lòng 10 điều tâm niệm nầy, cố gắng thực hành theo.

Dĩ nhiên là rất khó, khó hơn ăn chay trường, khó hơn cạo đầu tụng Kinh gõ mỏ; vì Luận nầy nêu ra toàn là những điều kêu ta chịu thua chịu thiệt, phải chấp nhận mọi khó khăn, mọi thua lỗ, mọi nghịch cảnh; không có một điều nào thỏa mãn theo ý ta cả.

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên