Học gì ở Phật?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính các bậc thiện tri thức!
Latuan xin được hỏi đặng rõ người học Phật tìm đến đạo Phật là những mong học được gì từ Phật?
Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Kính các bậc thiện tri thức!
Latuan xin được hỏi đặng rõ người học Phật tìm đến đạo Phật là những mong học được gì từ Phật?
Kính!

Mình không rõ mọi người mong học được gì từ Phật, nhưng xin kể trải nghiệm của bản thân

Lúc đầu mới bước chân vào Phật Pháp, mình không biết gì cả, chỉ thấy được bảo đây là đạo giải thoát. Mình tìm hiểu thế nào là giải thoát. Thì thấy bảo có tham, sân, si, rồi bát chánh đạo... bắt đầu tiếp cận được đến nhiều khái niệm của nhà Phật hơn.

Những gì mình muốn học được từ Phật lúc đó thuần túy lại là những gì kinh sách của Phật dạy.
Mà việc đó không khác gì khi nhìn một chiếc Iphone, thấy các tính năng của Iphone rất hay (nhưng không hề biết có Andriod, Bphone..) Rồi được bạn hỏi là mình muốn tính năng gì nhất của Iphone.

Rõ ràng là nếu không biết đến Đạo Phật, thì cũng không rõ mình muốn gì ở Phật
Nhưng biết đến Đạo Phật rồi, thì trong đầu đã phủ đầy kiến thức của Đạo Phật rồi, mà các kiến thức đó đã đầy thôi thúc việc tu tập rồi, nhận ra điều gì bản thân thực sự muốn hay chỉ là do sách vở đưa vào đầu là hoàn toàn bất khả thi, trừ khi bỏ hết kinh sách đi, sống 1 cuộc sống bình thường đã rồi vài chục năm sau nhìn lại xem mình muốn gì.

Do vậy câu trả lời có 2 dạng:
Một là: Vì sách viết thế này, và tôi thấy cũng hợp lý nên tôi cho rằng tôi muốn học điều abcxyz từ Phật
Hai là: Bỏ qua hết sách vở viết gì đi, tôi không quan tâm đến bất kỳ khái niệm nào hết, tôi muốn học điều abcxyz từ Phật nhất!

Bạn muốn nghe câu trả lời thứ nhất hay thứ hai từ mình?
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính bạn

Kính các bậc thiện tri thức!
Latuan xin được hỏi đặng rõ người học Phật tìm đến đạo Phật là những mong học được gì từ Phật?
Kính!

Tôi không mong được gì tôi học Phật,hành theo Phật để tìm ra kẻ làm nhà
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Mình không rõ mọi người mong học được gì từ Phật, nhưng xin kể trải nghiệm của bản thân

Lúc đầu mới bước chân vào Phật Pháp, mình không biết gì cả, chỉ thấy được bảo đây là đạo giải thoát. Mình tìm hiểu thế nào là giải thoát. Thì thấy bảo có tham, sân, si, rồi bát chánh đạo... bắt đầu tiếp cận được đến nhiều khái niệm của nhà Phật hơn.

Những gì mình muốn học được từ Phật lúc đó thuần túy lại là những gì kinh sách của Phật dạy.
Mà việc đó không khác gì khi nhìn một chiếc Iphone, thấy các tính năng của Iphone rất hay (nhưng không hề biết có Andriod, Bphone..) Rồi được bạn hỏi là mình muốn tính năng gì nhất của Iphone.

Rõ ràng là nếu không biết đến Đạo Phật, thì cũng không rõ mình muốn gì ở Phật
Nhưng biết đến Đạo Phật rồi, thì trong đầu đã phủ đầy kiến thức của Đạo Phật rồi, mà các kiến thức đó đã đầy thôi thúc việc tu tập rồi, nhận ra điều gì bản thân thực sự muốn hay chỉ là do sách vở đưa vào đầu là hoàn toàn bất khả thi, trừ khi bỏ hết kinh sách đi, sống 1 cuộc sống bình thường đã rồi vài chục năm sau nhìn lại xem mình muốn gì.

Do vậy câu trả lời có 2 dạng:
Một là: Vì sách viết thế này, và tôi thấy cũng hợp lý nên tôi cho rằng tôi muốn học điều abcxyz từ Phật
Hai là: Bỏ qua hết sách vở viết gì đi, tôi không quan tâm đến bất kỳ khái niệm nào hết, tôi muốn học điều abcxyz từ Phật nhất!

Bạn muốn nghe câu trả lời thứ nhất hay thứ hai từ mình?

Ồ! Bạn Lovingtheilenttears! Latuan được nghe cả hai rồi. Cách nào cũng đúng cách nào cũng hay. Học biết rồi buông, quán chiếu quay về nơi tự kỷ.
Mến!
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Từ bi & Trí tuệ

Kính các bậc thiện tri thức!
Latuan xin được hỏi đặng rõ người học Phật tìm đến đạo Phật là những mong học được gì từ Phật?
Kính!

Kính thưa các vị trưởng bối.

Theo Vô Ưu người học Phật tìm đến đạo Phật là những mong học được 2 điều:

1/. Đức hạnh của Phật.

2/. Trí Tuệ của Phật.

Cho nên mới có câu nói:

TỪ BI CHÁNH SỰ - TRÍ TUỆ THỊ NGHIỆP

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Như một người nghèo, nay bổng gặp một kho báu, vàng bạc lưu ly trân châu mạ nảo, kim cương, ... thì lấy gi?
Như một người hành khất (ăn xin), nay bổng gặp nhà hàng khuyến mãi suốt đời, thì biết ăn món nào?
Cũng vậy, ta như người nghèo như hành khuất được thấy Đạo, được gặp (biết) Đấng Pháp Vương Vô Thượng như người nghèo gặp kho báu hành khuất gặp nhà hàng khuyến mãi suốt đời, lấy muốn nào ta thích, ăn món nào cũng được. Nhưng phải lấy mới có, phải ăn mới no và nhớ là đừng lấy quá sức đừng ăn quá no! lấy quá sức như chuyện Ăn khế trả vàng may túi ba gang, ăn quá no coi chừng bội thực.

Biết được Phật, Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Trượng Phu, cần phải thấy Pháp của Phật, như người gặp kho báu, nếu không biết Pháp thì như trẻ con Châu Phi lượm kim cương ném qua ném lại chơi.
Lại nửa, Pháp của Phật rất thậm thâm vi diệu, phù hợp nhiều căn cơ, trí giải, thượng trung hạ. Trẻ nhỏ thì uống sửa, lớn chút nửa ăn dặm, lớn nửa ăn cháo, lón nửa ăn cơm, cho đến lớn biết đi, biết chạy, biết nhảy và đến khi đủ sức thì tự đi mà ... vượt thoát !

Quan trọng là có chịu ăn hay không ? Hay thích đứng nhìn người ta ăn rồi hỏi "Nãy giờ anh ăn món nào ?" Tôi ăn thì tôi biết, mắc mớ gì đến ông, nói ra biết ông có thích món của tôi ăn không !

 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính thưa các vị trưởng bối.

Theo Vô Ưu người học Phật tìm đến đạo Phật là những mong học được 2 điều:

1/. Đức hạnh của Phật.

2/. Trí Tuệ của Phật.

Cho nên mới có câu nói:

TỪ BI CHÁNH SỰ - TRÍ TUỆ THỊ NGHIỆP


Chào quý hữu Vô Ưu! Theo quý hữu là nên hành từ bi trước hay học trí tuệ trước hay cả hai từ bi, trí tuệ đều đồng thời? Latuan thì được biết muốn cởi trói cho người trước phải tự cởi trói cho mình, lại chẳng rõ tâm hạnh như thế có phải là tiểu thừa, là hẹp kém lắm không?
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Như một người nghèo, nay bổng gặp một kho báu, vàng bạc lưu ly trân châu mạ nảo, kim cương, ... thì lấy gi?
Như một người hành khất (ăn xin), nay bổng gặp nhà hàng khuyến mãi suốt đời, thì biết ăn món nào?
Cũng vậy, ta như người nghèo như hành khuất được thấy Đạo, được gặp (biết) Đấng Pháp Vương Vô Thượng như người nghèo gặp kho báu hành khuất gặp nhà hàng khuyến mãi suốt đời, lấy muốn nào ta thích, ăn món nào cũng được. Nhưng phải lấy mới có, phải ăn mới no và nhớ là đừng lấy quá sức đừng ăn quá no! lấy quá sức như chuyện Ăn khế trả vàng may túi ba gang, ăn quá no coi chừng bội thực.

Biết được Phật, Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Trượng Phu, cần phải thấy Pháp của Phật, như người gặp kho báu, nếu không biết Pháp thì như trẻ con Châu Phi lượm kim cương ném qua ném lại chơi.
Lại nửa, Pháp của Phật rất thậm thâm vi diệu, phù hợp nhiều căn cơ, trí giải, thượng trung hạ. Trẻ nhỏ thì uống sửa, lớn chút nửa ăn dặm, lớn nửa ăn cháo, lón nửa ăn cơm, cho đến lớn biết đi, biết chạy, biết nhảy và đến khi đủ sức thì tự đi mà ... vượt thoát !

Quan trọng là có chịu ăn hay không ? Hay thích đứng nhìn người ta ăn rồi hỏi "Nãy giờ anh ăn món nào ?" Tôi ăn thì tôi biết, mắc mớ gì đến ông, nói ra biết ông có thích món của tôi ăn không !


Ồ! Trưởng bối Chiếu Thanh! Xem người đã chọn được món ăn hợp khẩu vị và dường như cũng đã có sự no đủ. Như vậy cũng tốt. Vị chung của nước biển là vị mặn, vị của đạo giác ngộ là giải thoát. Việc giải thoát được mặc định là cần trải qua rất nhiều đời. Đành vậy nhẫn nại nếm trải luân hồi thôi.
Kính!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Ồ! Trưởng bối Chiếu Thanh! Xem người đã chọn được món ăn hợp khẩu vị và dường như cũng đã có sự no đủ. Như vậy cũng tốt. Vị chung của nước biển là vị mặn, vị của đạo giác ngộ là giải thoát. Việc giải thoát được mặc định là cần trải qua rất nhiều đời. Đành vậy nhẫn nại nếm trải luân hồi thôi.
Kính!

Chào đạo hữu Latuan,

Lâu lắm đh mới ghé đến đây, vậy đạo hữu có thể giải nghi cho Ng Chiếu câu hỏi này được không ạ : Là người Cư sĩ tại gia, để được giải thoát luân hồi trong một đời thì phải làm như thế nào ?

Mong đạo hữu chia sẻ.

Kính.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào đạo hữu Latuan,

Lâu lắm đh mới ghé đến đây, vậy đạo hữu có thể giải nghi cho Ng Chiếu câu hỏi này được không ạ : Là người Cư sĩ tại gia, để được giải thoát luân hồi trong một đời thì phải làm như thế nào ?

Mong đạo hữu chia sẻ.

Kính.

Cảm ơn câu hỏi rất hay của trưởng bối Nguyên Chiếu! Thời may câu hỏi này latuan trả lời được.
Trưởng bối đã nói hẳn ra là cư sĩ tại gia đã xác quyết thoát luân hồi trong một đời. Đây là bậc có pháp khí đại thừa. Xác định mục tiêu rõ ràng, điều này rất quan trọng đối với người học Phật.
Nếu muốn thoát khỏi luân hồi trong một đời thì trí tuệ cần phải cởi mở, khách quan, sáng suốt.
Trước bỏ gánh nặng tri kiến lập tri ở Tam Tạng kinh vì đó là gánh nặng, là ràng buộc, chẳng phải là sự giải thoát.
Bỏ xuống pho Tam Tạng kinh, bỏ hạnh nguyện, bỏ từ bi tâm,... sẽ thấy, nhẹ nhàng, thong dong. Tạm nói đã giải thoát một nửa rồi.
Nhìn chiếc lá vàng rơi, nhìn đám mây bay, dòng nước chảy... Chúng cũng thật thong dong, tự tại, giải thoát. Chúng không cần biết từ đâu chúng sinh ra, khi nào chúng diệt, chúng không đau khổ với được mất, hơn thua, có duyên thời đến, không duyên thời tan,... Ở nơi đó chúng có đầy đủ vô thường, vô ngã, không. Ta hơn chúng chăng? Vì ta biết yêu thương, hận ghét, khổ não, phân biệt dính mắc luân hồi... Đó là ta hơn hay kém? Có đáng tự hào sự hơn hẳn, vượt trội ấy không? Việc tự hào hãy gác lại. Vì đâu có sự khác biệt đó? Vì lá rơi, mây bay, nước chảy vô ngã còn ta chấp ngã vậy.
Nếu chấp ngã sẽ trôi lăn trong luân hồi, khổ não. Nếu không chấp ngã thì thong dong, dửng dưng; Chuyện luân hồi không đoạn mà đoạn, không vô thường, không thường, bặt dấu ý niệm, đầu mối ngã, ngã sở, năng sở. Khi ấy sẽ biết rằng giải thoát, lối đi hậu kiếp của tôi và chúng ta.
Vô thường, khổ, không, vô ngã là ý của Tam Tạng kinh?
Chấp Thường, chấp Đoạn mà chi? Không có Tam Tạng kinh thì vô thường, khổ, không, vô ngã vẫn hiện tồn đấy thôi. Chỉ do ta chẳng thông nên ràng buộc hãy y kinh mà tu chứng. Chiếc lá, đám mây, hạt cát, cơn gió nhẹ... Ko tu vẫn chứng đấy thôi. Trở về vô ngã là thông suốt vạn pháp, khi đã tự cởi trói cho mình thì tùy duyên cởi trói cho người, tạm gọi là báo đền ơn Phật.
Khi xưa nhờ Tam Tạng kinh mà biết vô thường, khổ, không, vô ngã, luân hồi, giải thoát; Đó chỉ là sự hiểu trên lý thuyết, là tri kiến lập tri; Giờ đặt tri kiến lập tri xuống quán chiếu cùng tận một pháp trong muôn pháp, thâm nhập kho tàng trí tuệ Như Lai vô sở đắc để một lần thật sống như là chiếc lá, đám mây, hạt cát, dòng nước trôi... Đó là ta sống thật với chánh pháp vô thượng. Mai này, khi vô thường gọi ta trở về với đất, ai rồi cũng sẽ có một lần.
Nếu không dùng trí tuệ để tháo gỡ xiềng xích vô minh thì giữ giới, tụng kinh, trì giới, niệm Phật... chỉ nuôi lớn bản ngã. Đến khi gần đất xa trời giới muốn không giữ cũng chẳng được vậy. Việc giữ giới chỉ là sự ngăn ngừa tham đắm, si mê. Giữ giới để tăng trưởng tham đắm, si mê pháp hành hơn người đâu thể là cứu cánh của đạo giải thoát. Song việc giữ giới là rất nên vì giữ giới ngăn ngừa ác pháp.
Kính!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
...............
................
Chấp Thường, chấp Đoạn mà chi? Không có Tam Tạng kinh thì vô thường, khổ, không, vô ngã vẫn hiện tồn đấy thôi. Chỉ do ta chẳng thông nên ràng buộc hãy y kinh mà tu chứng. Chiếc lá, đám mây, hạt cát, cơn gió nhẹ... Ko tu vẫn chứng đấy thôi. Trở về vô ngã là thông suốt vạn pháp, khi đã tự cởi trói cho mình thì tùy duyên cởi trói cho người, tạm gọi là báo đền ơn Phật.
Khi xưa nhờ Tam Tạng kinh mà biết vô thường, khổ, không, vô ngã, luân hồi, giải thoát; Đó chỉ là sự hiểu trên lý thuyết, là tri kiến lập tri; Giờ đặt tri kiến lập tri xuống quán chiếu cùng tận một pháp trong muôn pháp, thâm nhập kho tàng trí tuệ Như Lai vô sở đắc để một lần thật sống như là chiếc lá, đám mây, hạt cát, dòng nước trôi... Đó là ta sống thật với chánh pháp vô thượng. Mai này, khi vô thường gọi ta trở về với đất, ai rồi cũng sẽ có một lần.
Nếu không dùng trí tuệ để tháo gỡ xiềng xích vô minh thì giữ giới, tụng kinh, trì giới, niệm Phật... chỉ nuôi lớn bản ngã. Đến khi gần đất xa trời giới muốn không giữ cũng chẳng được vậy. Việc giữ giới chỉ là sự ngăn ngừa tham đắm, si mê. Giữ giới để tăng trưởng tham đắm, si mê pháp hành hơn người đâu thể là cứu cánh của đạo giải thoát. Song việc giữ giới là rất nên vì giữ giới ngăn ngừa ác pháp.
Kính!

Cám ơn đạo hữu Latuan đã chia sẻ. Vậy với một người như đh Latuan đã phá chấp ngã, phá thường kiến, đoạn kiến.... là việc rất dễ dàng. Với những người còn vô minh, còn tham sân si thì họ không thấy được sự Vô thường, Vô ngã , Không .Vậy với vị thế là người Phật tử, gặp những người như vậy đạo hữu sẽ làm như thế nào cho họ hiểu ? làm thế nào cho họ tu học Phật pháp để được giải thoát ?

Mong đạo hữu chia sẻ.

Kính.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Cám ơn đạo hữu Latuan đã chia sẻ. Vậy với một người như đh Latuan đã phá chấp ngã, phá thường kiến, đoạn kiến.... là việc rất dễ dàng. Với những người còn vô minh, còn tham sân si thì họ không thấy được sự Vô thường, Vô ngã , Không .Vậy với vị thế là người Phật tử, gặp những người như vậy đạo hữu sẽ làm như thế nào cho họ hiểu ? làm thế nào cho họ tu học Phật pháp để được giải thoát ?

Mong đạo hữu chia sẻ.

Kính.

Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Việc phá gì gì của latuan tạm gác lại kẻo không lại gây điều thị phi.
Về người vô minh tạm chia làm hai dạng.
- Dạng thứ nhất là chưa biết gì về đạo Phật. Đây là người chưa bị cái hiểu tri kiến lập tri như vô thường, khổ, không, vô ngã, luân hồi, giải thoát... ràng buộc. Dạng vô minh này có phần dễ cởi trói hơn. Với những người này phần nhiều tìm đến nhằm mong muốn thoát khổ. Khi họ tìm đến thì lắng nghe họ trút hết nỗi lòng, khi nắm được rõ giềng mối thì tùy nghi khuyên giải cho họ rõ biết sự khổ, nguyên nhân khổ, cách diệt khổ và chấm dứt khổ. Sau đó, lại lấy hình ảnh đám mây, hạt cát, dòng nước trôi,... bảo họ so sánh giữa họ và chúng. Hãy trực nhận sự sai khác đó để hòa vào sự đồng điệu của vạn pháp. Hiển nhiên là họ sẽ chẳng thể giải thoát được ngay nhưng trước mắt khổ não của họ đã tạm vơi vì họ đã xả thí phần nào. Về sau nếu gần thiện tri thức, gặp nhiều chướng duyên và kham nhẫn tư duy thì họ có nhiều cơ may là đám mây, hạt cát, chiếc lá...
- Dạng vô minh thứ hai là người đã tham cứu Tam Tạng kinh, đây là dạng vô minh chồng lấp vô minh nên nhiều dính mắc, ràng buộc. Nếu gặp người cống cao, ngã mạn, không chịu lắng nghe thì đành thôi để họ an nhiên đón nhận lý vô thường. Gặp người còn chịu lắng nghe thì bảo họ tranh hơn, luận thắng để làm gì nếu tự thân chưa chứng ngộ? Nếu họ vẫn kham nhẫn lắng nghe thì bảo họ đặt xuống những tri kiến lập tri ở cả hai nẻo đạo đời. Bảo họ kiệm lời, giữ lòng hư tĩnh, rỗng lặng. Nếu họ nhất nhất hành trì theo tự khắc họ sẽ thâm nhập, thật sống với lý vô thường khổ không vô ngã, luân hồi, giải thoát. Khi sáng rõ rồi thì họ sẽ tự biết nên hành thế nào. Nếu gặp người ít hiểu biết nên chẳng thể rõ vô thường khổ không vô ngã thì cùng dẫn dắt họ ngắm mây bay để lĩnh hội vô thường,... Nếu gặp người tâm tính loạn động thì bảo họ hãy niệm Phật đi... Nếu gặp người thượng trí thì chỉ dẫn rồi buông xả, cứ để họ tự hành. Gặp người chậm lụt thì phải lân cận dìu dắt, không trói, chẳng buộc... Có như thế thì mới giúp được người thâm nhập chánh pháp Như Lai tạng. Đạo giác ngộ chú trọng pháp hay không trói buộc người. Việc giải thoát một đời cũng tốt, nhiều đời cũng ổn. Có không ít người vì tâm hạnh bồ tát mà vào ra luân hồi như ngài Đạt lai lạt ma. Sau rốt cũng không được việc hẳn rồi cũng sẽ buông.
Kính!
Khi sáng rõ vạn sự rồi thì không còn hạn cuộc ở sự đúng sai, hay dở... Chỉ tùy tâm người mà trình bày cái thấy thô vụng.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
................... Nếu gặp người ít hiểu biết nên chẳng thể rõ vô thường khổ không vô ngã thì cùng dẫn dắt họ ngắm mây bay để lĩnh hội vô thường,... Nếu gặp người tâm tính loạn động thì bảo họ hãy niệm Phật đi... Nếu gặp người thượng trí thì chỉ dẫn rồi buông xả, cứ để họ tự hành. Gặp người chậm lụt thì phải lân cận dìu dắt, không trói, chẳng buộc... Có như thế thì mới giúp được người thâm nhập chánh pháp Như Lai tạng. Đạo giác ngộ chú trọng pháp hay không trói buộc người. Việc giải thoát một đời cũng tốt, nhiều đời cũng ổn.

Cám ơn đạo hữu Latuan chia sẻ,

Như lời đạo hữu ở trên thì chúng ta dẫn họ một cách tùy duyên, tùy căn cơ ( tạm gọi là phương pháp A, B, C) . Vậy khi một người được hướng dẫn phương pháp A, họ thực hành theo A thì gặp người B đến nói hành theo A là sai,hãy hành theo B mới đúng ? Theo đh thì trong trường hợp này đạo hữu sẽ giải quyết như thế nào ?


Có không ít người vì tâm hạnh bồ tát mà vào ra luân hồi như ngài Đạt lai lạt ma.

Với hạnh nguyện Bồ tát của Ngài Đạt lai lạt ma, Ngài luôn luôn sống vì chúng sanh, Tự lợi - Lợi Tha, không vị kỷ . Vậy theo Nguyên Chiếu thì hạnh nguyện như vậy rất tốt , còn đạo hữu thì sao ?

Kính.
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Chào quý hữu Vô Ưu! Theo quý hữu là nên hành từ bi trước hay học trí tuệ trước hay cả hai từ bi, trí tuệ đều đồng thời? Latuan thì được biết muốn cởi trói cho người trước phải tự cởi trói cho mình, lại chẳng rõ tâm hạnh như thế có phải là tiểu thừa, là hẹp kém lắm không?

Kính thưa Trưởng Bối Latuan. Khi bắt đầu học đạo. Vô Ưu đã được Thầy dạy :

"Ngủ hạ dĩ tiền tinh chuyên giới luật, ngủ hạ dĩ hậu phương nãi thính giáo tham thiền"

Nghĩa là: 5 hạ trước chuyên trì giới luật (học đức hạnh). 5 hạ về sau mới nghe giáo, tham thiền (học trí huệ).

Ở thế gian có câu: " Tiên học lễ, hậu học văn ".

Bởi vậy theo Vô Ưu, thì nên học đức hạnh trước. có hạnh kiểm rồi mới học trí huệ sau ạ.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Mình thấy nhiều người cứ tách bạch từ bi và trí tuệ. đó chỉ là lúc đầu khi mới bước vào cửa đạo phân biệt như vậy cho ta de hiểu. Khi tu lâu rồi nó chỉ là 1 và song hành với nhau và hỗ trợ cho nhau. Nếu tâm từ bi hạn hẹp thì sao trí tuệ khai mở được, và chẳng bao giờ có trí tuệ khai mở được khi cái tâm mình còn nhiều dính chấp phiền não sân si. Và một người có trí tuệ kèm thì sao có được tâm từ bi rộng mở được. Từ bi = từ + bi = tình thương + cứu độ, nếu trí tuệ kém thì sao mà cứu độ được chúng sanh và độ cho chính mình.
Trí tuệ sẽ khai mở khi tâm mình an tĩnh, muốn tâm an tĩnh thì phải tu sửa những tâm xấu ác tiêu trừ đi tham sân si mạn nghi. Tâm mình còn nghĩ mình giỏi còn hơn người xem thường chúng sanh thì trí tuệ làm sao khai mở được. Tâm mình không xem nỗi đau chúng sanh là nỗi đau của mình tìm cách giúp họ khai thoát khỏi khổ đau thì sao từ bi được.
Đôi điều chia sẻ. A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên