Học tập Bát Nhã Ba La Mật

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
*Mình đã tô đậm còn in chữ hoa, những câu nói trên sao còn không hiểu.
*1, Nổi bậc sai lầm thiền đốn ngộ Trung Hoa,hệ thống này không có lối xác minh đúng mức độ chánh kiến vô ngã qua lý luận và phủ quyết.
2, Hệ thiền này cho rằng tất cả các niệm phân biệt đều là thật có. (đây là điều đã bị bác bỏ bởi Trung Quán)
3, Họ đã sai lầm khi cho là tất cả các quán sát phân tích đều là chướng ngại cho trí tuệ thành Phật.

1. Lý luận của Thiền đốn ngộ của Trung Hoa đơn giản thế này:

"Chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm.
Thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu.
Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền.
Trực chỉ tâm người, kiến tánh thành Phật."

Lại nói:

"Hành khởi giải tuyệt", học thì cứ học, tới lúc hành thì phải bỏ hết đi, quên hết đi, chớ khởi kiến giải cho là thế này thế nọ...

_Chẳng những "chánh kiến về vô ngã" cũng phải quét sạch, mà bản thân mở miệng nói "vô ngã" cũng đáng bị ăn bạt tai. Tại sao ? Bởi vì, Ai nói "vô ngã" ?

2. " Cho rằng tất cả các niệm phân biệt là thật có" ?

- Có vị hỏi Ngài Vân Môn: Phật là gì ?

- Đáp: Que cứt khô.

-> Còn phân biệt được chăng ? Là báng Phật, tạo nghiệp hay hiển bày thật tướng ?

3. "Quán sát, phân tích chướng ngại cho trí tuệ thành Phật" ? Là nghĩa làm sao ? Là hình thành sở tri chướng, cản trở sự phát minh Bát Nhã - chánh nhân cho "trí tuệ thành Phật" ?

- Nếu trí tuệ Bát nhã do quán sát, phân tích mà được thì Bát nhã cũng là vật sở tạo. Khi ngừng quán sát, phân tích thì Bát nhã cũng mất theo.

Bởi Bát Nhã còn thuộc nhân quả, nên chịu vô thường.

Nếu nói Bát Nhã lìa nhân quả thì thành ra tà thuyết của ngoại đạo.

Cho nên, Bát Nhã phi nhân duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên. Bất khả thuyết, bất khả đắc.

Thế thì Bát Nhã là cái gì ? là tất cả, mà chẳng là một cái gì cả. Thể là bát nhã, rộng lớn như hư không.

Chẳng có vật nào ngoài Bát nhã, cho nên kẻ mê nơi vật tượng mới lập danh, lập dụng, mới nhận thức được. Bởi Bát nhã nơi kẻ mê gọi là Thức.


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
1. Lý luận của Thiền đốn ngộ của Trung Hoa đơn giản thế này:

"Chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm.
Thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu.
Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền.
Trực chỉ tâm người, kiến tánh thành Phật."

Lại nói:

"Hành khởi giải tuyệt", học thì cứ học, tới lúc hành thì phải bỏ hết đi, quên hết đi, chớ khởi kiến giải cho là thế này thế nọ...

_Chẳng những "chánh kiến về vô ngã" cũng phải quét sạch, mà bản thân mở miệng nói "vô ngã" cũng đáng bị ăn bạt tai. Tai sao ? Bởi vì, Ai nói "vô ngã" ?

2. " Cho rằng tất cả các niệm phân biệt là thật có" ?

- Có vị hỏi Ngài Vân Môn: Phật là gì ?

- Đáp: Que cứt khô.

-> Còn phân biệt được chăng ?

3. Quán sát, phân tích có thể thành Phật được ư ?

- Nếu Phật do quán sát mà thành, do phân tích mà được thì Phật này cũng là vật sở tạo, cũng vô thường thôi !

Giống như tượng Phật hay hình Phật vậy.

*Này Ba Tuần ơi, bởi Phật do tu tập mà thành, do quán sát mà thành, cũng do vô thường khởi, cũng do nhân duyên thành, cho nên Phật cũng chẳng thật có (thì cũng là vô thường), chứ phải không có.
-Nên ngài Long Thọ cũng nói pháp nhân duyên nên tôi nói là không, cũng không ngoại trừ Phật ra.
-Cho nên ngài Long Thọ nói, đức Như Lai không ở trong các uẩn, ngoài các uẩn cũng chẳng có đức Như Lai.:icon_blush_ORG:.
-Bởi ngài gì đó ăn nói sàm bậy, tuy không có tánh nghiệp, nhưng đã tạo thì nó sẽ cũng không mất nghiệp vì câu nói trên đâu ,haha.
-Nên ngài Long Thọ nói trong chương 17 Căn Bản Trung Quán:
Tuy không cũng chẳng đoạn
Tuy có cũng chẳng thường
Quả báo nghiệp không mất
Đó là lời Phật dạy.

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
*Này Ba Tuần ơi, bởi Phật do tu tập mà thành, do quán sát mà thành, cũng do vô thường khởi, cũng do nhân duyên thành, cho nên Phật cũng chẳng thật có (thì cũng là vô thường), chứ phải không có.
-Nên ngài Long Thọ cũng nói pháp nhân duyên nên tôi nói là không, cũng không ngoại trừ Phật ra.
-Cho nên ngài Long Thọ nói, đức Như Lai không ở trong các uẩn, ngoài các uẩn cũng chẳng có đức Như Lai.:icon_blush_ORG:.
-Bởi ngài gì đó ăn nói sàm bậy, tuy không có tánh nghiệp, nhưng đã tạo thì nó sẽ cũng không mất nghiệp vì câu nói trên đâu ,haha.

Bây giờ nói Phật là không. Thì xin mời lấy hình, tượng Phật ra đốt đi.

Lại bảo tôi nói là Không, là bởi duyên hợp thành chẳng phải thật không, nên tuy có mà tôi không chấp. Tôi cứ để không bỏ.

Phải rồi, phải rồi.

Phật tuy không mà tâm ta chẳng không,
Đạo tuy sẵn mà người ta cầu đạo.
Rừng ngôn từ ngữ nghĩa,
Như ngón tay chỉ tâm.
Phật tâm do đâu thành ?

Ha ha, cứ thế đi !

Cái Vân Môn làm được, là ngộ lý chuyển sự. Cái mà KCTL nói ra là nước bọt của kẻ khác.

Cao thấp khó phân, Thánh phàm dễ thấy !
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Bây giờ nói Phật là không. Thì xin mời lấy hình, tượng Phật ra đốt đi.

Lại bảo tôi nói là Không, là bởi duyên hợp thành chẳng phải thật không, nên tuy có mà tôi không chấp. Tôi cứ để không bỏ.

Phải rồi, phải rồi.

Phật tuy không mà tâm ta chẳng không,
Đạo tuy sẵn mà người ta cầu đạo.
Rừng ngôn từ ngữ nghĩa,
Như ngón tay chỉ tâm.
Phật tâm do đâu thành ?

Ha ha, cứ thế đi !

Cái người ta làm được, là ngộ lý chuyển sự. Cái mà KCTL nói ra là nước bọt của kẻ khác.

Cao thấp khó phân, Thánh phàm dễ thấy !

* Đúng là nghiệp chướng sâu nặng hai bài trên và câu nói dưới không chút liên kết ăn khớp gì với nhau. Cũng chẳng hiểu đôi phần nghĩa không haha...
-Bây giờ nói Phật là không. Thì xin mời lấy hình, tượng Phật ra đốt đi.
-Còn không như thế nào tự học, học được thiện tri thức khai thị nha!
-Phât lý chân tục đều không mâu thuẫn (xưng tán duyên khởi). Còn tốt hơn nếu cho rằng mình là tốt rồi chớ nên đi hơn thua, tôi cũng chẳng rảnh đâu.

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
* Đúng là nghiệp chướng sâu nặng hai bài trên và câu nói dưới không chút liên kết ăn khớp gì với nhau. Cũng chẳng hiểu đôi phần nghĩa không haha...
-Bây giờ nói Phật là không. Thì xin mời lấy hình, tượng Phật ra đốt đi.
-Còn không như thế nào tự học, học được thiện tri thức khai thị nha!
-Phât lý chân tục đều không mâu thuẫn (xưng tán duyên khởi). Còn tốt hơn nếu cho rằng mình là tốt rồi chớ nên đi hơn thua.


Như tấm gương soi mình thôi,
Thấy người như nào thì tâm mình như vậy !
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
*Này Ba Tuần ơi, bởi Phật do tu tập mà thành, do quán sát mà thành, cũng do vô thường khởi, cũng do nhân duyên thành, cho nên Phật cũng chẳng thật có (thì cũng là vô thường), chứ phải không có.
-Nên ngài Long Thọ cũng nói pháp nhân duyên nên tôi nói là không, cũng không ngoại trừ Phật ra.
-Cho nên ngài Long Thọ nói, đức Như Lai không ở trong các uẩn, ngoài các uẩn cũng chẳng có đức Như Lai.:icon_blush_ORG:.
-Bởi ngài gì đó ăn nói sàm bậy, tuy không có tánh nghiệp, nhưng đã tạo thì nó sẽ cũng không mất nghiệp vì câu nói trên đâu ,haha.
-Nên ngài Long Thọ nói trong chương 17 Căn Bản Trung Quán:
Tuy không cũng chẳng đoạn
Tuy có cũng chẳng thường
Quả báo nghiệp không mất
Đó là lời Phật dạy.


Phật CHẲNG THẬT CÓ thì Long Thọ cũng CHẲNG THẬT CÓ!

Chẳng lẽ cái CHẲNG THẬT CÓ nói cái QUÁI KHỈ gì cũng là THẬT??????



Cái quái khỉ đột gọi gì là kim cang thời luận CHẲNG THẬT CÓ NGU DỐT ĐẶC khoe khoang tâng bốc Phật, Bộ tát Long Thọ cũng THÀNH NGU DỐT ĐẶC luôn ta ơi!!!!!!



 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Phật, Long Thọ CHẲNG THẬT CÓ thì NGHIỆP CHƯỚNG cũng CHẲNG THẬT CÓ!!!!!

* Đúng là nghiệp chướng sâu nặng hai bài trên và câu nói dưới không chút liên kết ăn khớp gì với nhau. Cũng chẳng hiểu đôi phần nghĩa không haha...
-Bây giờ nói Phật là không. Thì xin mời lấy hình, tượng Phật ra đốt đi.
-Còn không như thế nào tự học, học được thiện tri thức khai thị nha!
-Phât lý chân tục đều không mâu thuẫn (xưng tán duyên khởi). Còn tốt hơn nếu cho rằng mình là tốt rồi chớ nên đi hơn thua, tôi cũng chẳng rảnh đâu.


Phật CHẲNG THẬT CÓ thì Long Thọ cũng CHẲNG THẬT CÓ!

Phật, Long Thọ CHẲNG THẬT CÓ thì NGHIỆP CHƯỚNG cũng CHẲNG THẬT CÓ!

Chẳng lẽ cái CHẲNG THẬT CÓ nói cái QUÁI KHỈ gì là NGHIỆP CHƯỚNG cũng là THẬT CÓ??????




Cái quái khỉ đột gọi gì là kim cang thời luận CHẲNG THẬT CÓ NGU DỐT ĐẶC khoe khoang tâng bốc riết Phật, Bộ tát Long Thọ cũng THÀNH NGU DỐT ĐẶC luôn ta ơi!!!!!!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113

*Bất lập văn tự rời khỏi kinh điển tu hành, cái này ngoại đạo hơn một trăm mười mấy loại cũng nên rời kinh điển mà tu tập thành tựu Phật quả nha. hahaha.
-Được, bạn hiểu tốt, mình xin nhường lại cho bạn để tự áp dụng thì tốt hơn đó.
-Tôi thấy bạn ~những người chưa rời cái ngã, ngã sở như bạn nói ra~ nói nhiều cũng không hiểu đâu. (vì cách xưng hô của người Đại thừa)
-Với kinh nghiệm học Phật lâu dài như vậy chẳng lẽ tôi không đủ trí tuệ mà hùa theo ai sao?! Đây là ngữ khí vô cùng khẳng định của các vị tổ chùa Na Lan Đà xuất sắc, còn chẳng tinh hay không là chuyện của bạn!
-Phật tổ nào kỳ cục vậy ha, hệ thống vô phân biệt thiền, vô niệm thiền là sai lời Phật dạy, còn có nghe loáng thoáng đâu đó Đạt Ma tới Trung Hoa cũng muốn phiên dịch Nhập Lăng Già kinh, đề xướng tam không của Duy Thức haha.
-Thưa bạn, bạn quá giỏi, bạn học đạo quá tốt thì bạn cứ đem ~cái học vấn để ủ ấp phỉ báng chúng sinh đi~ haha..

*Vô Nhất Bất Nhị mong bạn bình luận phía sau đừng nên bình luận với tôi nữa nha, vì tôi không muốn muốn gieo ác duyên với ai cả, bạn nói đúng rồi đó tôi không giỏi bằng bạn đâu, bạn là người giỏi hơn, nên tốt nhất sau này đừng nên đi tranh biện với người dốt như tôi nhé! Cảm ơn câu trả lời của bạn nhiều nha!

Mới nói sơ sơ mà bạn tự ái rồi hoặc dị ứng rồi. Đó không phải tinh thần của người học bát nhã!

Bất lập văn tự điều này có nghĩa là chỗ truyền nơi các ngài không thể dùng ý thức để suy lường.

Bất lập văn tự không có nghĩa là ngoài kinh điển. Lục Tổ nghe câu kinh " ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" mà ngộ rồi nhờ Ngũ Tổ thẩm định.

( Đừng tự ái mà đoạn duyên với người khác nha Bồ Tát Ma Ha Bát Nhã Kim Cang Thời Loạn. )

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
*Này Ba Tuần ơi, bởi Phật do tu tập mà thành, do quán sát mà thành, cũng do vô thường khởi, cũng do nhân duyên thành, cho nên Phật cũng chẳng thật có (thì cũng là vô thường), chứ phải không có.
-Nên ngài Long Thọ cũng nói pháp nhân duyên nên tôi nói là không, cũng không ngoại trừ Phật ra.
-Cho nên ngài Long Thọ nói, đức Như Lai không ở trong các uẩn, ngoài các uẩn cũng chẳng có đức Như Lai.:icon_blush_ORG:.
-Bởi ngài gì đó ăn nói sàm bậy, tuy không có tánh nghiệp, nhưng đã tạo thì nó sẽ cũng không mất nghiệp vì câu nói trên đâu ,haha.
-Nên ngài Long Thọ nói trong chương 17 Căn Bản Trung Quán:
Tuy không cũng chẳng đoạn
Tuy có cũng chẳng thường
Quả báo nghiệp không mất
Đó là lời Phật dạy.

Bạn nói Phật cũng chẳng thật có đó mà, bạn nói Phật vô thường đó mà. Bạn nói như vậy, tức là bạn đang nói với mọi người là "Đức Thích Ca Mâu NI chẳng thật có (thì cũng là vô thường), chứ không phải không có.

Bạn nói bạn hiện nay như thế thì đúng, chứ áp dụng suy nghĩ đó lên Đức Phật thì sai béc hà bạn ơi. Này nghe kỹ tôi giải thích nhé: cái bạn nói "chứ không phải không có" là ý nói đến liên quan đến thể tánh vô sanh đó, là chân không đó, gọp toàn câu bạn lại thì chính là "Đức Thích Ca Mâu Ni nay vô thường nhưng ông ấy có thể tánh vô sanh ấy chứ".

Trong khi đó, Thế Tôn của chúng ta giác ngộ trọn vẹn tánh vô sanh nơi tâm-vật-pháp, tâm Ngài chẳng còn bị bất kì trói buộc hay biến dịch nào nữa vì đạt đến cứu cánh cuối cùng của chúng sanh rồi. Còn sắc thân thì vô thường là điều đó đúng nhưng Ngài đã vĩnh biệt nó mãi mãi rồi, giờ "muốn" thì hiện ra mà xài thôi (miễn cưỡng nói muốn chớ hiểu lầm có muốn).

Ở đây không ai phủ nhận Kinh Sách, Bồ Tát, Tổ Sư mà chính là đang phủ nhận sự ngộ nhận sai lầm nơi bạn đó. Hãy cám ơn mọi người đi.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn KCTL một ly trà:

phương pháp của bạn mà bạn cho là hay ... thì cũng phải trình bày CỤ THỂ cái hay đó là gì cho mọi người đồng duyệt coi có gì hay thiệt không ...

- nhưng mà nhiều lúc trình bày cụ thể ... rùi mình hỏng có được cụ thể .. thì cũng bực bội lắm [smile]

cho nên ... chân lý phải là cụ thể ... mà hỏng có cụ thể .. thì có lẽ và chắc chắn có thể ĐOÁN CŨNG ĐƯỢC ... lờ mà không đúng thì --> TIẾP TỤC ĐOÁN TIẾP [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Thiền Đốn Ngộ


Đốn hay Tiệm ?

Kim Cang Thoi Luan đã viết:

Đây là quan điểm của ai ?

"Những lối mòn tu sai lầm nghiêm trong theo cách của thiền đốn ngộ của trung hoa."


*NGÀI LIÊN HOA GIỚI (Bồ Tát) TRUYỀN THỪA TỪ TỔ LONG THỌ.
-NGÀI NÓI RẰNG: HỆ THỐNG THUỘC THIỀN ĐỐN NGỘ CỦA TRUNG HOA,VÌ HỆ THỐNG NÀY KHÔNG CÓ LỐI XÁC MINH ĐÚNG ĐẮN VỀ CHÁNH KIẾN VÔ NGÃ QUA LÝ LUẬN VÀ PHỦ QUYẾT.
-BỞI VÌ HỌ CHO RẰNG TẤT CẢ LÝ LUẬN QUAN SÁT CHƯỚNG NGẠI THÀNH PHẬT.
-ĐÃ BỊ PHỦ ĐỊNH CHÍNH NGÀI LIÊN HOA GIỚI.

Ngài Liên Hoa Giới (Kamalaśila) trong phần ba của Tu Thứ Đệ Luận (Bhāvanā Krama) cũng hướng dẫn cùng một phương pháp như vậy: Khi tu nhiều về quán tuệ (tỳ bát xá na), trí tuệ vượt mức, mà sức định chỉ (samatha) quá yếu, giống như ngọn đèn dầu trước gió, tâm sẽ diêu động, không thể thấy rõ như thị ngã kiến, lúc đó nên tu định chỉ [đối trị]. Cũng thế khi định chỉ vượt mức, hành giả chìm đắm trong đề mục không thể thấy rõ như thị ngã kiến, lúc đó nên tu quán (huệ). Nếu lúc nào cũng quân bình giữa định (chỉ) và huệ (quán), giống như cổ xe kéo bởi một cặp bò, cả hai phải kéo đồng đều và cùng lúc, hành giả phải tu tập đến lúc thân tâm tự tại, trụ vô tác hành (vô công dụng hành), thì lúc đó không cần phải áp dụng đối trị nữa, gọi là đẳng trì đẳng chí, quân bình cả hai thiền chỉ và thiền quán một cách tự nhiên. Theo ý của ngài Liên Hoa Giới, hành giả cần phải quân bình giữa thiền chỉ và thiền quán, đặt nặng sự tu tập vào thành thành phần yếu thế (Anh: not predominant), khiến cho sự tu tập hai bên được cân bằng. Nếu như thiền chỉ quá mạnh, hay chỉ quán lực không quân bình, thì hành giả không nên cho là mình đắc vô phân biệt thiền (vô niệm thiền), cũng không nên chấp thủ hệ thống Đại thừa của Hòa thượng (Mahāyanā Hvashang) thuộc hệ thống thiền đốn ngộ Trung quốc, vì hệ thống này không có lối xác minh đúng mức độ chánh kiến vô ngã qua lý luận và phủ quyết (đây là điểm sai lầm nổi bật trong hệ thiền đốn ngộ Trung quốc). Hệ thiền này cho rằng tất cả các niệm phân biệt đều là thật có. Vì cho rằng đây là điều mà (Trung Quán đã bác bỏ), bởi vậy họ đã sai lầm khi cho là tất cả các quán sát phân tích đều là chướng ngại cho trí tuệ thành Phật.

Chú thích: Đây là hệ thống truyền pháp theo thiền đốn ngộ Trung quốc, do vị Hòa thượng đại diện, nặng về hành trì làm sao cho được vô niệm (vô phân biệt tâm), thì cho là ngộ chân tâm, đắc giải thoát. Hệ thiền vô tâm này bị phủ nhận bởi ngài Liên Hoa Giới, tạo thành một cuộc tranh biện dữ dội giữa hai thiền phái Trung hoa và Ấn độ, qua sự chứng minh của vua Tây tạng Triseng Detsen (trị vì từ 755-799). Hai bên cam kết nếu ai không hợp chánh lý sẽ không được truyền pháp ở Tây tạng. Kết quả tranh biện là phe của Hòa thượng đuối lý nên theo lời hứa đã trở về Trung quốc, và hệ thiền vô niệm này được xem như không đúng chánh pháp giải thoát của Phật giáo nên không được truyền bá ở Tây tạng nữa.
Đại sư Tông Khách Ba


Cuộc Tranh Biện ở Lhasa (The Council of Lhasa)

1. Cuộc Tranh Biện ở Lhasa (792-794) vào cuối thế kỷ thứ 8 ở Tây tạng là một cuộc tranh biện (debate) nổi tiếng và quan trọng. Nổi tiếng vì đây là lần đầu tiên có một cuộc tranh biện chính thức và công khai giữa 2 chủ trương Đốn và Tiệm trong Phật giáo. Quan trọng vì nó đã quyết định dứt khoát cho hướng đi của Phật giáo lúc đó mới vừa được truyền vào Tây tạng không lâu và sẽ hình thành nên Phật giáo Tây tạng như chúng ta biết ngày nay.

2. Phật giáo được du nhập vào Tây tạng vào thế kỷ thứ 7 bởi vua Songtsen Gampo (618-650) khi ông cưới 2 bà công chúa, một của Nepal và một của Trung hoa. Cả 2 bà đều rất sùng đạo Phật. Người Tây tạng bảo rằng cả 2 bà là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. :icon_winkle: Như vậy là Phật giáo được truyền vào Tây tạng qua 2 ngả là Ấn độ và Trung hoa.

3. Ngả truyền từ Ấn độ là từ tu viện Nalanda và truyền thống Phật giáo được truyền vào theo chủ trương Tiệm Ngộ (Gradual Enlightenment) bảo rằng sự tu tập phải từ từ (tiệm = từ từ, dần dần) từng bước để đoạn dần phiền não và lậu hoặc đã tích lũy từ vô lượng kiếp rồi mới giác ngộ được. Ngả truyền từ Trung hoa là Thiền tông vì lúc đó đời nhà Đường là thời kỳ cực thịnh và rực rỡ nhất của Thiền tông ở Trung hoa. Thiền tông được truyền bá khắp nước Tàu và vượt qua hết mọi tông phái Phật giáo khác. Thời kỳ này được gọi là thời đại hoàng kim của Thiền tông (the Golden Age of Zen). Thiền tông (Chan, Zen) chủ trương Đốn Ngộ (Sudden Enlightenment) tức là có thể giác ngộ ngay lập tức (đốn = mau chóng, lập tức) không cần phải qua những giai đoạn tu tập từ từ. Phiền não và lậu hoặc cũng có thể được đoạn trừ ngay lập tức trong khoảnh khắc đốn ngộ đó. :icon_winkle:

4. Chủ trương của 2 truyền thống đối lập hẳn với nhau nên không tránh khỏi sự mâu thuẫn và xung đột. Lúc đó chủ trương Đốn Ngộ được rất nhiều người theo ở Tây tạng nên những người theo chủ trương Tiệm Ngộ của Ấn độ không bằng lòng. Để tránh sự xung đột vua Trisong Detsen (755-797) mới triệu tập 2 phe lại để làm một cuộc tranh biện xem chủ trương nào là đúng. Chủ trương của phe thắng trong cuộc tranh biện sẽ được xem là đúng và nhà vua sẽ quyết định rằng Phật giáo Tây tạng sẽ theo chủ trương này. Còn chủ trương của phe thua sẽ bị cấm đoán triệt để không được truyền bá nữa.

5. Người cầm đầu phe Ấn độ là Kamalaśīla của tu viện Nalanda. Còn người cầm đầu phe Trung hoa là Héshang Mahayana (和尚摩訶衍 Hòa thượng Ma-Ha-Diễn). Ông thuộc Đông Sơn pháp môn tức là dòng thiền truyền từ Tứ tổ Đạo Tín (Đông Sơn là chỗ ở của Đạo Tín) xuống Ngũ tổ Hoằng Nhẫn rồi Thần Tú và Huệ Năng. Thần Hội là đệ tử của Huệ Năng lại phân ra Bắc tông Thần Tú (Tiệm) và Nam tông Huệ Năng (Đốn). Ma-Ha-Diễn là thuộc Bắc tông và là đệ tử của hai đời đệ tử của Thần Tú. Ma-Ha-Diễn dạy khán tâm 看心 (xem tâm), bất quán 不觀 (chẳng xét), bất tư bất quán 不思不觀 (chẳng nghĩ chẳng xét). Có học giả nghĩ rằng Ma-Ha-Diễn là theo chủ trương Đốn Ngộ Tiệm Tu (*)

6. Theo tài liệu và sử sách chính thức của Tây tạng ghi lại thì phe Ấn độ thắng cuộc tranh biện. Trong khi tranh biện phe Ấn độ hỏi rằng: "Nếu các ông chủ trương Đốn Ngộ như vậy tức là các ông có thể giác ngộ bất cứ lúc nào. Vậy các ông hãy giác ngộ ngay lúc này đi và khỏi cần phải tranh biện lôi thôi rắc rối làm gì nữa!" Phe Trung hoa ... ngọng, không trả lời được. :icon_winkle: Vua Tây tạng mới phán rằng phe Ấn độ thắng và ra lệnh trục xuất tất cả các tu sĩ Tàu về nước. Từ ngày đó Tây tạng hoàn toàn không có một tiếp xúc nào với Phật giáo Trung hoa cho mãi tới thời cận đại ngày nay. Phật giáo Tây tạng từ ngày đó là hoàn toàn được truyền vào từ Ấn độ. Sau đó Mật tông được truyền vào và Tây tạng trở thành một quốc gia hoàn toàn theo Phật giáo Mật tông.

7. Tài liệu của Tây tạng cũng nói thêm rằng Hòa thượng Ma-Ha-Diễn không chịu đựng được sự mất mặt vì thua nên cùng một số đệ tử tự vận chết. Nhưng Kamalaśīla lại cũng bị phe Trung hoa thuê người ám sát chết! Kamalaśīla bị những kẻ sát nhân bóp nát thận! Thế nhưng một tài liệu biên bản của phía Trung hoa ghi chép lại cuộc tranh biện mới tìm được ở động Đôn Hoàng vào đầu thế kỷ 20 lại bảo rằng phe Trung hoa thắng! :icon_winkle: Còn Ma-Ha-Diễn vì buồn bực về sự suy thoái của của Phật pháp ở Tây tạng nên cùng một số đệ tử tự vận chết.

8. Từ ngày đó ở Tây tạng mọi đường lối tu nào mà chủ trương Đốn Ngộ đều được ghán ghép chung lại rằng đó là chủ trương sai lạc của nhóm "hòa thượng" Tàu. :icon_winkle: Ngay cả Dzogchen (Đại Viên Mãn) là một pháp môn đốn ngộ và tối thượng thừa của phái Nyingma (Cổ Mật) cũng bị những người chống đối bảo rằng đó là những lời dạy của nhóm "hòa thượng" còn sót lại. :icon_winkle: Khiến cho các vị thầy của Dzogchen cứ phải đính chính về nguồn gốc của tông phái mình. :icon_winkle: Dzogchen cũng được truyền bá rất bí mật và giới hạn. Chỉ mới vài chục năm nay Dzogchen (Đại Viên Mãn) và Mahamudra (Đại Thủ Ấn) mới được bung ra và công truyền rộng rãi trên toàn thế giới.

9. Hiện nay trên thế giới có 4 đường lối tu tập giống hệt nhau như là "anh em". Cả 4 đường lối đều là Đốn Ngộ và đều được coi là những pháp môn "tối thượng thừa". :icon_winkle: Đó là Thiền tông (Chan, Zen, Son) là pháp tối thượng thừa của Phật giáo Trung hoa. Advaita (Bất Nhị Pháp Môn) là pháp tối thượng thừa của Ấn giáo. Dzogchen (Đại Viên Mãn) và Mahamudra (Đại Thủ Ấn) là pháp tối thượng thừa của Phật giáo Tây tạng. Cả 4 đường lối này đều được nhiều người hâm mộ và tu tập trên toàn thế giới. Có thể nói rằng Đốn Ngộ là "trào lưu" của nhân loại trong thế kỷ 21. Càng ngày càng có nhiều người "lãnh hội" được những pháp Đốn Ngộ này. :icon_winkle: Nhân loại hiện nay đang đứng trên bờ vực thẳm của sự hủy diệt. Có lẽ phải cần đến những cá nhân đạt được trình độ Giác Ngộ và Giải Thoát để làm những nhân tố mới cho một nhân loại mới trong tương lai chăng ? :icon_winkle:


:icon_prost:


(*) Chú thích: Thiền sư Khuê Phong Tông Mật (780-841) thuộc dòng thiền Hà Trạch của Thần Hội có phân ra 5 tiến trình tu chứng như sau:

Trường hợp 1, 2, 3 là tu trước và chứng ngộ sau.

1. Tiệm Tu, Đốn Ngộ: tức là tu từ từ và ngộ thình lình. Thí dụ như người dùng búa dìu chặt cây. Cứ từng nhát, từng nhát dìu chặt vào cây (dụ cho việc tu từ từ) đến một lúc nào đó bỗng nhiên "thình lình" cái cây đổ xuống (dụ cho thình lình ngộ). Hoặc như một người đi trên một con đường để đến một thành phố thật xa. Cứ mỗi bước, mỗi bước chân đi (dụ cho tu từ từ) đến một lúc nào đó "bỗng nhiên" thành phố hiện ra trước mặt (đốn ngộ).

2. Đốn Tu, Tiệm Ngộ: tức là tu lập tức và ngộ từ từ. Tại sao lại là tu "lập tức" ? Đây là trường hợp thí dụ của người tập bắn cung tên. Cứ mỗi phát tên là nhắm ngay vào mục tiêu của đích đến. Tức là ngay khi "tu" đã nhắm thẳng vào đích đến rồi (đốn tu). Thế nhưng không phải ngay đó mỗi phát tên đều trúng được ngay vào đích đến. Tức là cứ phải tập bắn hoài, bắn hoài, bắn hoài càng ngày mỗi phát tên càng trúng gần đích đến hơn cho tới lúc mỗi phát đều trúng vào đích đến (dụ cho tiệm ngộ = ngộ từ từ).

3. Tiệm Tu, Tiệm Ngộ: tức là tu từ từ và ngộ cũng từ từ. Trường hợp này được thí dụ như một người dùng thang bộ leo lên một tòa cao ốc nhiều từng. Leo hết những bực thang của một từng (tức tiệm tu = tu từ từ) thì lên đến một từng mới và từ đó nhìn ra lại thấy được những phong cảnh mới (tức tiệm ngộ = ngộ từ từ, ngộ từng tầng bậc).

Trường hợp 4 và 5 là chứng ngộ trước và tu sau. Hai trường hợp này chính là quan điểm Đốn Ngộ của thiền tông Trung hoa. Đốn Ngộ ở đây chính là Kiến Tánh đó. Sở dĩ ngay từ khởi đầu đã có thể Kiến Tánh ngay là vì cái Tánh này đã có sẵn sàng đầy đủ ở nơi mình. :icon_winkle: Chỉ cần "nhận ra" mà thôi. :icon_winkle:

4. Đốn Ngộ, Tiệm Tu: tức là Kiến Tánh rồi mới Khởi Tu. Sở dĩ kiến tánh rồi mà vẫn khởi tu là vì tập khí từ vô thủy vẫn còn nên vẫn phải tu để mà đoạn trừ tập khí. Thế nhưng việc đoạn trừ tập khí ở đây rất nhanh vì việc "tu" này được làm dưới ánh sáng của sự kiện "kiến tánh". Nên sẽ đoạn trừ hết tập khí rất nhanh! Mà thực ra cũng không hẳn phải "tu" gì cả. Vẫn sinh hoạt như bình thường, vô công dụng địa, nhưng tất cả những sinh hoạt "bình thường" này nay ở dưới ánh sáng tỉnh thức của sự kiện "kiến tánh" :icon_winkle:

5. Đốn Ngộ, Đốn Tu: tức là ngộ lập tức và tu cũng ... xong lập tức! :icon_winkle: Tức là kiến tánh và ngay đó tập khí cũng sạch luôn! Xong luôn! Đây là trường hợp rất hiếm hoi. Có lẽ những cá nhân này đã từng tu hành vô lượng kiếp rồi chăng (?)
:icon_winkle:

 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
KIẾN TÁNH mà KHÔNG CHẤM DỨT SANH TỬ??????


Hòa thượng Thích Duy Lực nói:

Người KIẾN TÁNH chỉ CHẤM DỨT PHẦN ĐOẠN SANH TỬ!
NHƯNG
Chưa CHẤM DỨT BIẾN DỊCH SANH TỬ!



KKT nói KKT KIẾN TÁNH! Vậy xin hỏi:

KIẾN TÁNH mà KHÔNG CHẤM DỨT SANH TỬ
THÌ
KKT KIẾN TÁNH có ÍCH gì?????

Hay KIẾN TÁNH kiểu kim cang thời luận aka Nguyễn Viết Trí/Hồi Quang Phản Chiếu có ÍCH gì?????






Đốn hay Tiệm ?




Cuộc Tranh Biện ở Lhasa (The Council of Lhasa)

1. Cuộc Tranh Biện ở Lhasa (792-794) vào cuối thế kỷ thứ 8 ở Tây tạng là một cuộc tranh biện (debate) nổi tiếng và quan trọng. Nổi tiếng vì đây là lần đầu tiên có một cuộc tranh biện chính thức và công khai giữa 2 chủ trương Đốn và Tiệm trong Phật giáo. Quan trọng vì nó đã quyết định dứt khoát cho hướng đi của Phật giáo lúc đó mới vừa được truyền vào Tây tạng không lâu và sẽ hình thành nên Phật giáo Tây tạng như chúng ta biết ngày nay.

2. Phật giáo được du nhập vào Tây tạng vào thế kỷ thứ 7 bởi vua Songtsen Gampo (618-650) khi ông cưới 2 bà công chúa, một của Nepal và một của Trung hoa. Cả 2 bà đều rất sùng đạo Phật. Người Tây tạng bảo rằng cả 2 bà là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. :icon_winkle: Như vậy là Phật giáo được truyền vào Tây tạng qua 2 ngả là Ấn độ và Trung hoa.

3. Ngả truyền từ Ấn độ là từ tu viện Nalanda và truyền thống Phật giáo được truyền vào theo chủ trương Tiệm Ngộ (Gradual Enlightenment) bảo rằng sự tu tập phải từ từ (tiệm = từ từ, dần dần) từng bước để đoạn dần phiền não và lậu hoặc đã tích lũy từ vô lượng kiếp rồi mới giác ngộ được. Ngả truyền từ Trung hoa là Thiền tông vì lúc đó đời nhà Đường là thời kỳ cực thịnh và rực rỡ nhất của Thiền tông ở Trung hoa. Thiền tông được truyền bá khắp nước Tàu và vượt qua hết mọi tông phái Phật giáo khác. Thời kỳ này được gọi là thời đại hoàng kim của Thiền tông (the Golden Age of Zen). Thiền tông (Chan, Zen) chủ trương Đốn Ngộ (Sudden Enlightenment) tức là có thể giác ngộ ngay lập tức (đốn = mau chóng, lập tức) không cần phải qua những giai đoạn tu tập từ từ. Phiền não và lậu hoặc cũng có thể được đoạn trừ ngay lập tức trong khoảnh khắc đốn ngộ đó. :icon_winkle:

4. Chủ trương của 2 truyền thống đối lập hẳn với nhau nên không tránh khỏi sự mâu thuẫn và xung đột. Lúc đó chủ trương Đốn Ngộ được rất nhiều người theo ở Tây tạng nên những người theo chủ trương Tiệm Ngộ của Ấn độ không bằng lòng. Để tránh sự xung đột vua Trisong Detsen (755-797) mới triệu tập 2 phe lại để làm một cuộc tranh biện xem chủ trương nào là đúng. Chủ trương của phe thắng trong cuộc tranh biện sẽ được xem là đúng và nhà vua sẽ quyết định rằng Phật giáo Tây tạng sẽ theo chủ trương này. Còn chủ trương của phe thua sẽ bị cấm đoán triệt để không được truyền bá nữa.

5. Người cầm đầu phe Ấn độ là Kamalaśīla của tu viện Nalanda. Còn người cầm đầu phe Trung hoa là Héshang Mahayana (和尚摩訶衍 Hòa thượng Ma-Ha-Diễn). Ông thuộc Đông Sơn pháp môn tức là dòng thiền truyền từ Tứ tổ Đạo Tín (Đông Sơn là chỗ ở của Đạo Tín) xuống Ngũ tổ Hoằng Nhẫn rồi Thần Tú và Huệ Năng. Thần Hội là đệ tử của Huệ Năng lại phân ra Bắc tông Thần Tú (Tiệm) và Nam tông Huệ Năng (Đốn). Ma-Ha-Diễn là thuộc Bắc tông và là đệ tử của hai đời đệ tử của Thần Tú. Ma-Ha-Diễn dạy khán tâm 看心 (xem tâm), bất quán 不觀 (chẳng xét), bất tư bất quán 不思不觀 (chẳng nghĩ chẳng xét). Có học giả nghĩ rằng Ma-Ha-Diễn là theo chủ trương Đốn Ngộ Tiệm Tu (*)

6. Theo tài liệu và sử sách chính thức của Tây tạng ghi lại thì phe Ấn độ thắng cuộc tranh biện. Trong khi tranh biện phe Ấn độ hỏi rằng: "Nếu các ông chủ trương Đốn Ngộ như vậy tức là các ông có thể giác ngộ bất cứ lúc nào. Vậy các ông hãy giác ngộ ngay lúc này đi và khỏi cần phải tranh biện lôi thôi rắc rối làm gì nữa!" Phe Trung hoa ... ngọng, không trả lời được. :icon_winkle: Vua Tây tạng mới phán rằng phe Ấn độ thắng và ra lệnh trục xuất tất cả các tu sĩ Tàu về nước. Từ ngày đó Tây tạng hoàn toàn không có một tiếp xúc nào với Phật giáo Trung hoa cho mãi tới thời cận đại ngày nay. Phật giáo Tây tạng từ ngày đó là hoàn toàn được truyền vào từ Ấn độ. Sau đó Mật tông được truyền vào và Tây tạng trở thành một quốc gia hoàn toàn theo Phật giáo Mật tông.

7. Tài liệu của Tây tạng cũng nói thêm rằng Hòa thượng Ma-Ha-Diễn không chịu đựng được sự mất mặt vì thua nên cùng một số đệ tử tự vận chết. Nhưng Kamalaśīla lại cũng bị phe Trung hoa thuê người ám sát chết! Kamalaśīla bị những kẻ sát nhân bóp nát thận! Thế nhưng một tài liệu biên bản của phía Trung hoa ghi chép lại cuộc tranh biện mới tìm được ở động Đôn Hoàng vào đầu thế kỷ 20 lại bảo rằng phe Trung hoa thắng! :icon_winkle: Còn Ma-Ha-Diễn vì buồn bực về sự suy thoái của của Phật pháp ở Tây tạng nên cùng một số đệ tử tự vận chết.

8. Từ ngày đó ở Tây tạng mọi đường lối tu nào mà chủ trương Đốn Ngộ đều được ghán ghép chung lại rằng đó là chủ trương sai lạc của nhóm "hòa thượng" Tàu. :icon_winkle: Ngay cả Dzogchen (Đại Viên Mãn) là một pháp môn đốn ngộ và tối thượng thừa của phái Nyingma (Cổ Mật) cũng bị những người chống đối bảo rằng đó là những lời dạy của nhóm "hòa thượng" còn sót lại. :icon_winkle: Khiến cho các vị thầy của Dzogchen cứ phải đính chính về nguồn gốc của tông phái mình. :icon_winkle: Dzogchen cũng được truyền bá rất bí mật và giới hạn. Chỉ mới vài chục năm nay Dzogchen (Đại Viên Mãn) và Mahamudra (Đại Thủ Ấn) mới được bung ra và công truyền rộng rãi trên toàn thế giới.

9. Hiện nay trên thế giới có 4 đường lối tu tập giống hệt nhau như là "anh em". Cả 4 đường lối đều là Đốn Ngộ và đều được coi là những pháp môn "tối thượng thừa". :icon_winkle: Đó là Thiền tông (Chan, Zen, Son) là pháp tối thượng thừa của Phật giáo Trung hoa. Advaita (Bất Nhị Pháp Môn) là pháp tối thượng thừa của Ấn giáo. Dzogchen (Đại Viên Mãn) và Mahamudra (Đại Thủ Ấn) là pháp tối thượng thừa của Phật giáo Tây tạng. Cả 4 đường lối này đều được nhiều người hâm mộ và tu tập trên toàn thế giới. Có thể nói rằng Đốn Ngộ là "trào lưu" của nhân loại trong thế kỷ 21. Càng ngày càng có nhiều người "lãnh hội" được những pháp Đốn Ngộ này. :icon_winkle: Nhân loại hiện nay đang đứng trên bờ vực thẳm của sự hủy diệt. Có lẽ phải cần đến những cá nhân đạt được trình độ Giác Ngộ và Giải Thoát để làm những nhân tố mới cho một nhân loại mới trong tương lai chăng ? :icon_winkle:


:icon_prost:


(*) Chú thích: Thiền sư Khuê Phong Tông Mật (780-841) thuộc dòng thiền Hà Trạch của Thần Hội có phân ra 5 tiến trình tu chứng như sau:

Trường hợp 1, 2, 3 là tu trước và chứng ngộ sau.

1. Tiệm Tu, Đốn Ngộ: tức là tu từ từ và ngộ thình lình. Thí dụ như người dùng búa dìu chặt cây. Cứ từng nhát, từng nhát dìu chặt vào cây (dụ cho việc tu từ từ) đến một lúc nào đó bỗng nhiên "thình lình" cái cây đổ xuống (dụ cho thình lình ngộ). Hoặc như một người đi trên một con đường để đến một thành phố thật xa. Cứ mỗi bước, mỗi bước chân đi (dụ cho tu từ từ) đến một lúc nào đó "bỗng nhiên" thành phố hiện ra trước mặt (đốn ngộ).

2. Đốn Tu, Tiệm Ngộ: tức là tu lập tức và ngộ từ từ. Tại sao lại là tu "lập tức" ? Đây là trường hợp thí dụ của người tập bắn cung tên. Cứ mỗi phát tên là nhắm ngay vào mục tiêu của đích đến. Tức là ngay khi "tu" đã nhắm thẳng vào đích đến rồi (đốn tu). Thế nhưng không phải ngay đó mỗi phát tên đều trúng được ngay vào đích đến. Tức là cứ phải tập bắn hoài, bắn hoài, bắn hoài càng ngày mỗi phát tên càng trúng gần đích đến hơn cho tới lúc mỗi phát đều trúng vào đích đến (dụ cho tiệm ngộ = ngộ từ từ).

3. Tiệm Tu, Tiệm Ngộ: tức là tu từ từ và ngộ cũng từ từ. Trường hợp này được thí dụ như một người dùng thang bộ leo lên một tòa cao ốc nhiều từng. Leo hết những bực thang của một từng (tức tiệm tu = tu từ từ) thì lên đến một từng mới và từ đó nhìn ra lại thấy được những phong cảnh mới (tức tiệm ngộ = ngộ từ từ, ngộ từng tầng bậc).

Trường hợp 4 và 5 là chứng ngộ trước và tu sau. Hai trường hợp này chính là quan điểm Đốn Ngộ của thiền tông Trung hoa. Đốn Ngộ ở đây chính là Kiến Tánh đó. Sở dĩ ngay từ khởi đầu đã có thể Kiến Tánh ngay là vì cái Tánh này đã có sẵn sàng đầy đủ ở nơi mình. :icon_winkle: Chỉ cần "nhận ra" mà thôi. :icon_winkle:

4. Đốn Ngộ, Tiệm Tu: tức là Kiến Tánh rồi mới Khởi Tu. Sở dĩ kiến tánh rồi mà vẫn khởi tu là vì tập khí từ vô thủy vẫn còn nên vẫn phải tu để mà đoạn trừ tập khí. Thế nhưng việc đoạn trừ tập khí ở đây rất nhanh vì việc "tu" này được làm dưới ánh sáng của sự kiện "kiến tánh". Nên sẽ đoạn trừ hết tập khí rất nhanh! Mà thực ra cũng không hẳn phải "tu" gì cả. Vẫn sinh hoạt như bình thường, vô công dụng địa, nhưng tất cả những sinh hoạt "bình thường" này nay ở dưới ánh sáng tỉnh thức của sự kiện "kiến tánh" :icon_winkle:

5. Đốn Ngộ, Đốn Tu: tức là ngộ lập tức và tu cũng ... xong lập tức! :icon_winkle: Tức là kiến tánh và ngay đó tập khí cũng sạch luôn! Xong luôn! Đây là trường hợp rất hiếm hoi. Có lẽ những cá nhân này đã từng tu hành vô lượng kiếp rồi chăng (?)
:icon_winkle:

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ... kính bạn Hiền VM một ly trà:

câu hỏi thiệt là hay ... cho xin luôn ... [smile]

Hiện tượng KIẾN TÁNH NGHĨA LÀ GÌ ?

- thì là thấy được thật ... ở trong TÂM ... TÂM TƯỚNG được sinh ra như thế nào ... mặc dù chúng ta luôn cố nắm giữ lấy những tâm tướng đó ... đau khổ trằn trọc băn khoăn vì chúng mỗi khi hiện tượng vô thường đối với từng tâm tướng một xảy ra ...

chúng ta là người CẢM NHẬN ĐƯỢC HẾT

cũng là NGƯỜI BỎ ĐI TỪNG TÂM TƯỚNG MỘT .... nếu mà tướng nào cũng HƯ .. thì BỎ HẾT LUÔN [smile] ....



như vậy ... thì TÂM đối với Duyên Khởi có còn sinh ra những tâm tướng không ?

CÒN .... nên mới không có hết Vô Minh ...

KHÔNG CÒN ... nên với các tâm tướng do duyên khởi tạo thành có thể buông bỏ được .. cho nên đối với hiện tượng vô thường của các tâm tướng

- người người bế tắc ... nhưng người có TÂM thì lại không bế tắc ... vì đã có GIẢI THOÁT chính là "CHƠN TÂM" ... chứ không TRỰC CHỈ CHƠN TÂM hỏng phải là yếu chỉ của Thiền [smile]

- đối với người có đau khổ vì hiện tượng vô thường .. thì trong Tâm vì có giải thoát với bế tắc đó .. nên không có đau khổ .... hoặc đau khổ đó giảm nhẹ đi ... cách biệt được đi .. như trong các tầng thiền định ... nên lại có THƯỜNG

- đối với VÔ NGÃ ... lại có NGÃ

- đối với KHÔNG LẠC .. lại có LẠC

- đối với KHÔNG TỊNH .. lại có TỊNH

tất cả đều từ 1 CHỖ mà ra [smile] .... cho nên ... chỗ đó --> nếu cũng BỊ HƯ như những chỗ kia luôn .. thì chỗ đó ... là chỗ CÓ TĂNG CÓ GIẢM .. CÓ CẤU CÓ TỊNH ... bởi vì các hạt vi trần sẽ xôn xao ganh tịnh với nhau:

ồ tại vì ỔNG hỏng thích nó là BẤT TỊNH ... nên ỔNG chọn kia là TỊNH

có thể và chắc chắn có lẽ là không phải ... bởi vì TÙY DUYÊN "CÁC TƯỚNG SANH DIỆT" --> THANH TỊNH BẤT BIẾN ... chính là cái đang được chúng ta miêu tả mà [smile]

ờ .. CÁI ĐÓ LÀ CÁI GÌ nhỉ ? [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha .. tiếp nhé:

như vậy đối với quá trình sinh diệt của các tâm tướng --> do các duyên "SỐ KHÁC NHAU" khởi .. bởi vì mỗi "DUYÊN SỐ" dường như gắn liền với 1 thân mạng khác nhau riêng biệt --> thì có người lại miêu tả TÁNH:

- miêu tả TÁNH là KHÔNG có TƯỚNG NÀO HẾT

- có người lại miêu tả TÁNH là THANH TỊNH

- có người lại miêu tả là ƯNG VÔ SỞ TRỤ

- có kẻ lại nói là ... TRI HUYỄN THÌ HUYỄN DIỆT ... vv...


cho nên ... đứng từng khía cạnh đó mà "NƯƠNG VÀO" để lần mò tới HIỆN TƯỢNG CHÚNG TA MIÊU TẢ thật sự là gì .. thì cũng có nhiều phương pháp .. [smile]


câu hỏi của bạn VM cũng từng có nhiều người trả lời nó rồi .. thí dụ như trong văn học cổ tích dân gian .. thì có câu chuyện CÁI NỒI CƠM THẠCH SANH ĂN HOÀI HỎNG HẾT ... hồi đó còn nhớ cô giáo dạy văn nói: đó là Ý CHÍ KIÊN CƯỜNG BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC của mỗi người .. bi giờ xem lại .. thấy miêu tả đó có phần nào đúng .. chỉ là không nói đến "SỰ ĐẦY ĐỦ" luôn luôn kiên cường như vậy thôi [smile]

đó là miêu tả sự TRÒN ĐẦY ĐỦ ... KHÔNG HỀ HAO HỤT MẤT ĐI của TÂM [smile]


thí dụ: chúng ta có 10 kí đường .. nửa kí chanh ... 20 kí nước đá .. mỗi lần làm 1 ly nước chanh thì HAO hết 1/10 .. như vậy LÀM ĐỦ 10 LY NƯỚC CHANH --> thì đóng tiệm ... bởi vì HẾT VẬT LIỆU rồi ...[smile]

nhưng TÂM là nguồn VẬT LIỆU hỏng có hề VƠI ĐI ... MẤT ĐI ... MẤT HẾT RÙI LẠI ĐẦY [smile]

--> đó là miêu tả ... có 1 CÁI TÂM ... có thể đi lang thang VÔ LƯỢNG KIẾP ... trong khi KIẾP NÀO --> CŨNG LỖ SẠCH HÊT [smile]

trong bài giảng của Bồ Đề Đạt Ma cho Lương Võ Đế có đoạn về Pháp Thân do Phạm Công Thiện dịch:

pháp thân này vĩnh cửu .. trải qua muôn lượng kiếp vẫn ung dung --> đi vào mọi kiếp sống

- bất tăng bất giảm

- bất cấu bất tịnh



giống hệt như cái NỒI CƠM của THẠCH SANH [smile]

hay giống hệt như CÔ KIỀU .. trong đời cũng thật tâm yêu mấy người ... LẦN NÀO CŨNG ĐẦU TƯ TRỌN VẸN --> YÊU HẾT CON TIM ... nhưng lại còn ĐỦ MỘT CON TIM --> để yêu thêm lần thứ hai .. thứ ba .. rùi còn 1 TÂM TRÒN ĐẦY làm vầng tăng treo cửa tu hành [smile]




do đó .. chúng ta phải xét nghiệm luôn chữ VÔ SANH ..xem ý nghĩa VÔ SANH có nghĩa là gì ?

- nếu CÓ SANH CÓ DIỆT ... thì mỗi lần sanh diệt đã bị HAO HỤT MẤT ĐI .. như thí dụ vật liệu làm 10 ly nước chanh .. mỗi lần hao 1/10 .. 10 lần là hết .. làm gì đếm tới được VÔ LƯỢNG LY NƯỚC CHANH ??


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113

Hòa thượng Thích Duy Lực nói:

Người KIẾN TÁNH chỉ CHẤM DỨT PHẦN ĐOẠN SANH TỬ!
NHƯNG
Chưa CHẤM DỨT BIẾN DỊCH SANH TỬ!



KKT nói KKT KIẾN TÁNH! Vậy xin hỏi:

KIẾN TÁNH mà KHÔNG CHẤM DỨT SANH TỬ
THÌ
KKT KIẾN TÁNH có ÍCH gì?????

Hay KIẾN TÁNH kiểu kim cang thời luận aka Nguyễn Viết Trí/Hồi Quang Phản Chiếu có ÍCH gì?????


Sanh tử với biến dịch sanh tử?
Không biết đừng trích dẫn lung tung nha anh bạn.

Sanh tử là luân hồi 6 đường. Chấp ngã, chấp pháp đó.

Biến dịch sanh tử là tự tại ra vào sanh tử để cứu độ chúng sanh mà các Bồ Tát chứng xong pháp nhẫn đó. Kiến Tánh đốn ngộ đó.

Những người còn sanh tử không thể suy lường được biến dịch sanh tử đâu nha.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha .. kính bạn Hiền VM một ly trà:

hai từ Phân Đoạn và Biến Dịch dễ hiểu lắm .. vì nghĩa của chúng vốn là như vậy ...

i. chúng ta thử tưởng tượng 1 vòng tròn có 4 số ... 1, 2, 3, 4 .. bất kỳ lúc nào cũng phải là 1 số ....

thì số này hỏng phải .. thì là số kia ...


ii. nếu đó là vòng tròn vô lượng số ... thì số này hỏng phải .. thì là "TÂM CHUYỂN" = BIẾN DỊCH = để thành số kia ...

cho nên "BIẾN DỊCH" SANH TỬ = có nghĩa là dù có biết chỗ phải biến dịch là chỗ nào ... sự biến dịch đó cũng không phải là dễ dàng[smile]

--> nên mới nói tới chỗ "VI TẾ" của sự biến dịch .... dù là đã biết nơi bắt đầu ...


iii. phân đoạn sanh tử ..thì chữ PHÂN ĐOẠN .. thông thường có nghĩa là những khoảng trống không ở trong đó .. huyền bí . chẳng ai hay chẳng ai biết ...

nên nghĩa của nó .. là người đối diện luôn cảm thấy MƠ HỒ [smile]



cho nên CÁI NỒI CƠM THẠCH SANH ... ăn hết lại đầy .. ăn hết lại đầy ... ăn hết lại đầy .. thì chỗ BIẾN DỊCH chúng ta thấy rõ ràng là --> Ở CÁI NỒI [smile]

còn có người hỏi .. ăn hết sao lại đầy hay vậy thì .. là ...


--> chỗ vi tế ... đó .. tùy coi ai ăn lẹ châm .... nhiều ít ... đầy lẹ ... đầy chậm ... [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Ngoài Phật ra, tất cả đều chưa dứt biến dịch sanh tử.
Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát còn đúng 1 lần biến dịch sanh tử, đó là lần giáng sanh thành Phật.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn VNBN một ly trà:

do biết 1 CHỖ mà nói là 1 LẦN ... chứ cũng có thể và chắc chắn có lẽ thiệt ra là VÔ LƯỢNG LẦN BIẾN DỊCH SINH TỬ [smile]

Phật bảo Tu-bồ-đề : Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.

Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng,

ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn --> mà được diệt độ đó.

Diệt độ như thế ---> vô lượng, vô số, vô biên --> chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ.

Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.
- Kinh Kim Cang, phẩm Chánh Tông Đại Thừa

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn VNBN một ly trà:

do biết 1 CHỖ mà nói là 1 LẦN ... chứ cũng có thể và chắc chắn có lẽ thiệt ra là VÔ LƯỢNG LẦN BIẾN DỊCH SINH TỬ [smile]

Phật bảo Tu-bồ-đề : Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.

Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng,

ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn --> mà được diệt độ đó.

Diệt độ như thế ---> vô lượng, vô số, vô biên --> chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ.

Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.
- Kinh Kim Cang, phẩm Chánh Tông Đại Thừa

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

Biết một chỗ mà cho tới ngại gì tất cả. Biết tràn lan mà chẳng biết chỗ tự tâm thì cũng như không.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha .. kính bạn VNBN một ly trà:

thì do biết một chỗ .. là TỰ TÂM mà có KHÔNG .... cũng từ chỗ đó mà trừ được những kiết sử:

- thân kiến

- hoài nghi

- giới cấm thủ

cho tới muội lược luôn phiền não .... [smile]


do đó mới nói là: phật đạo tu hành tại tâm [smile]


nhưng tạm gác cái chỗ đó lại để nói CÁI THẤY = "BIẾT MỘT CHỖ" là BIẾT LÀM SAO ?? ... BIẾT CÁCH NÀO ?.... thì Kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật chỉ ra "PHƯƠNG PHÁP ĐÓ" thiệt rõ ràng:

kiến minh chi thời --> kiến phi: thị minh

kiến ám chi thời --> kiến phi: thị ám

kiến không chi thời --> kiến phi: thị không

kiến tắc chi thời --> kiến phi: thị tắc

kiến kiến chi thời

kiến phi thị kiến

kiến do ly kiến

kiến bất năng cập

đoạn này nói tới CHỮ BIẾT = mà thật đúng là chữ BIẾT là do LY KIẾN ... PHI NĂNG ... TUYỆT SỞ ... làm cho đường TRI KIẾN .. tất cả mọi kiến chấp tan vỡ

--> cái thấy đó ... mới đúng là TRI KIẾN "KHÔNG" [smile]


và cái thấy đó ... cũng là chỗ mà TỔ ĐỨC SƠN kinh nghiệm được khi ở với LONG ĐÀM một thời gian ..

Một đêm, sư đứng hầu. Long Đàm bảo:

"Đêm khuya sao chẳng xuống?"
Sư kính chào bước ra, lại trở vào thưa: "Bên ngoài tối đen." Long Đàm thắp đèn đưa Sư.

Sư toan tiếp lấy,

Long Đàm liền thổi tắt.

Sư bỗng nhiên đại ngộ, --> tất cả kiến chấp đều tan vỡ, quỳ xuống lễ bái.


Long Đàm hỏi:

"Ngươi thấy gì?"

Sư thưa: "Từ nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư Hoà thượng trong thiên hạ."
- Đức Sơn Tuyên Giám


hầu hết chúng ta biết lời hòa thượng trong thiên hạ ... qua giới định tuệ mà họ đã thọ .. khuyên thọ ... khuyên giữ .. nhưng chúng ta NGHI NGỜ [smile] ...

tuy nghi ngờ .. nhưng phần lớn chúng ta cũng chỉ làm cho có lệ ... được chút ít lợi ích vậy thôi ... cho tới khi ... THỌ ĐỦ GIỚI .. TRÌ HÀNH GIỚI SINH ĐỊNH TUỆ TỰ BỔN TÂM RÙI ...

tự dưng khi CÓ ĐIỂM TỰA ĐÓ ---> mới thấy LỜI HÒA THƯỢNG trong thiên hạ .... là đúng .... mà TỰ THẤY như vậy ... [smile]

và trong cuốn sổ KINH NGHIỆM TU HÀNH thì chính Tổ Đức Sơn = Chu Kim Cương .. cũng là một người NGHI LỜI HÒA THƯỢNG TRONG THIÊN HẠ .. cho tới khi chính ông: TỰ MÌNH THẤY ĐƯỢC "KHI TẤT CẢ KIẾN CHẤP" của chính mình TAN VỠ [smile]


--> cho có lẽ .. và chắc chắn có thể là --> THẤY "CHƠN TÂM" ... cũng là thấy nơi ... tất cả MỌI KIẾN CHẤP TAN VỠ [smile]




ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên