Học gì ở Phật?( tiếp theo )

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Tại sao lại khóa chủ đề Học gì ở Phật khi mà mọi người đang thảo luận sôi nổi. Có Phải Chiếu Thanh ?
Xin đừng tự ngã quá lớn vậy, Hoc Phật phải tìm cho ra cái Phật muốn nói với chúng sanh, chính những điều Latuan nói mới đáng để lắng nghe và học hỏi. người khóa chủ đề hẳn đã thông chăng. cho dù thế thì những người khác thì sao. Nguyên Chiếu cùng Latuan đang làm tròn cái bổn phận , trách nhiệm của thành viên, đang cùng đưa mọi người vào chánh vị của người muốn giải thoát luân hồi.
Sao lại cắt ngang lời người đầy tâm từ và trí tuệ cùng người muốn lắng nghe.
Nếu không phải Chiếu Thanh thì cũng xin người nào có cái quyền to như thế , cũng đem cất đi, không nên dùng, vì nó chỉ tỏ cho cái vốn liếng và hẹp hòi nơi tâm người học Phật.
Nhân đây mượn lời Latuan, để trả lời với Bình Đẳng Giác gửi qua tin nhắn cho tôi.
" kính đạo hữu
Thì ra đạo hữu là muathularung thật là đắc tội không chả lời đạo hữu trong chủ đề cơ duyên ngộ đạo của bác Chiếu thanh.bác nói luận về Phật và Tổ đều là những người ác khẩu nay tôi xin chả lời bác.bác đâu phải là Phật là tổ khi nào đạo đức của bác như Phật như Tổ bác hãy làm như thế,hơn nữa Phật và tổ cũng chỉ là nói với đệ tử của mình chứ chả ai như bác,bác nên nhớ dù là bố quở mắng con cũng chẳng nên điếm nhục nó.phải tùy lúc,tùy thời,tùy người.bác nói với người mà chẳng chuyển được người thì hãy trách mình chẳng có phượng tiện khéo,chớ trách người.phần chả lời bác đến đây tôi xin dừng chẳng muốn tiếp tục nữa.

Ta dừng pháp đây thôi
ĐỪNG phát sanh thêm nữa
Cứ biến chuyển không ngừng
Sau cùng tự áo não.

Tặng bác chúc bác luôn an lạc và tinh tấn"

Tôi xưa nay không hề có úp mở, ưa nói lời trực diện, đúng sai cứ thẳng thừng. không bao giờ sợ xấu hổ, nếu mọi người cứ nói đúng cái sai quấy nơi tôi, thì tôi sẵn lòng lắng nghe và đa tạ cám ơn sự chân thành mà tự mình rút ra bài học.
Nay nhân nơi bài viết của Latuan, tôi xin nói thẳng rằng:
Câu luận về chánh pháp thì Phật Tổ cũng là người ác khẩu. điều này không cần được như Phật Tổ , mà bất cứ ai hiểu được chánh pháp ( cốt tủy lời Phật Tổ ) dạy đều có thể nói như thế được.
Tôi trích lời này của chư cổ đức là muốn nói rằng, người ngay thẳng, nói cái chân lý rốt ráo mà Chư Phật thường hành , thường dạy, thì không thể nói những lời như dỗ con nít được, mà nếu dỗ không xong thì phải dùng roi...
như bài viết của Latuan, trích đoạn Ngài Duy Ma Cật mắng người chỉ chuyên dùng pháp tiểu thừa, dẫn người đi con đường nhỏ...
Như vậy lời nói thẳng thừng thì có gì là lỗi, chỉ tại cái tâm lượng hẹp hòi, không rộng mở mà nghe lời chân thật thì sinh ra phiền não, chứ người nói xong rồi thôi đâu cần chi mà phải phiền não
Nếu người học Phật biết rõ cái bộ mặt của mình là cái bộ mặt thúi chứ có ý nghĩa gì đâu, thì việc người ta nói làm sao lại nghĩ nhục hay không nhục.
Ngài Lai Quả có nói rằng , chỉ vì các vị cứ lo giữ cái bộ mặt thúi như...nên mới suốt ngày sống trong nhân , ngã , thị, phi rồi chìm trong vọng tưởng trôi nổi trong tứ sinh lục đạo đó...
Đạo hữu Bình Đẳng giác là người hiểu mà có phải thế ?
Vậy từ nay nếu có gì thì cứ thẳng thừng mà nói trước ba quân, chết trước ba quân mà biết mình đã có sai lầm thì cũng là điều tốt đẹp có sao đâu.
Chúc cả nhà an vui
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Như phần trước nguoidien có nói nguoidienhocphat de tua sửa cái tâm tánh xấu ác, nhưng mục đích tu sửa như vậy để làm gì? Để mang đến an lạc cho chính mình và cho người khác.
Nếu mình không mang đến sự an lạc cho người thì mình có an lạc không? Đó là sai lầm của người điên này bấy lâu nay, hôm nay ngồi thiền người điên mới ngộ ra.
Xin sám hối cùng admin, vienquang6, muathularung, latuan... những người mà lúc trước người điên cứ nghĩ mình dùng phương tiện trực chỉ nhân tâm để mà giúp họ tỉnh ngộ, nếu bây giờ họ không hiểu thì mai sau họ vấp phải cái gì đó họ sẽ nhớ lời mình. Thật là sai lầm nguoidien xin sám hối.
Vì sao vậy? Một người sân si ngã mạn mình làm như vậy khác nào đem dầu đổ vào lửa, việc mình làm là an tâm họ, tưới nước cam lồ vào ngọn lửa đó, giúp họ giảm đi phiền não. Nhưng ngược lại mình làm cho đốm lửa bùng phát. Có rất nhiều phương tiện để mà giúp chúng sanh chứ, khéo léo sử dụng phương tiện sao cho mang đến sự an lạc cho mình và cho chúng sanh. Điều này rất khó nhưng phải cố gắng hướng đến thôi.
Vì việc làm của Chư Phật chư tổ là an tâm chúng sanh, giúp chúng sanh khổ đau phiền não nhưng người điên này lại làm trái ngược. Thật đáng sám hối.
Người điên này thành tâm sám hối tội lỗi mình gây ra và cố gắng không tái phạm sai lầm này nữa.
Nam mô cầu sám hối bồ tát ma ha tát!
A di đà Phật!
phapchieu xin sám hối trước mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng và chư thiện tri thức trong diễn đàn này.

 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Tại sao lại khóa chủ đề Học gì ở Phật khi mà mọi người đang thảo luận sôi nổi. Có Phải Chiếu Thanh ?
Xin đừng tự ngã quá lớn vậy, Hoc Phật phải tìm cho ra cái Phật muốn nói với chúng sanh, chính những điều Latuan nói mới đáng để lắng nghe và học hỏi. người khóa chủ đề hẳn đã thông chăng. cho dù thế thì những người khác thì sao. Nguyên Chiếu cùng Latuan đang làm tròn cái bổn phận , trách nhiệm của thành viên, đang cùng đưa mọi người vào chánh vị của người muốn giải thoát luân hồi.
Sao lại cắt ngang lời người đầy tâm từ và trí tuệ cùng người muốn lắng nghe.
Nếu không phải Chiếu Thanh thì cũng xin người nào có cái quyền to như thế , cũng đem cất đi, không nên dùng, vì nó chỉ tỏ cho cái vốn liếng và hẹp hòi nơi tâm người học Phật.
Nhân đây mượn lời Latuan, để trả lời với Bình Đẳng Giác gửi qua tin nhắn cho tôi.
" kính đạo hữu
Thì ra đạo hữu là muathularung thật là đắc tội không chả lời đạo hữu trong chủ đề cơ duyên ngộ đạo của bác Chiếu thanh.bác nói luận về Phật và Tổ đều là những người ác khẩu nay tôi xin chả lời bác.bác đâu phải là Phật là tổ khi nào đạo đức của bác như Phật như Tổ bác hãy làm như thế,hơn nữa Phật và tổ cũng chỉ là nói với đệ tử của mình chứ chả ai như bác,bác nên nhớ dù là bố quở mắng con cũng chẳng nên điếm nhục nó.phải tùy lúc,tùy thời,tùy người.bác nói với người mà chẳng chuyển được người thì hãy trách mình chẳng có phượng tiện khéo,chớ trách người.phần chả lời bác đến đây tôi xin dừng chẳng muốn tiếp tục nữa.

Ta dừng pháp đây thôi
ĐỪNG phát sanh thêm nữa
Cứ biến chuyển không ngừng
Sau cùng tự áo não.

Tặng bác chúc bác luôn an lạc và tinh tấn"

Tôi xưa nay không hề có úp mở, ưa nói lời trực diện, đúng sai cứ thẳng thừng. không bao giờ sợ xấu hổ, nếu mọi người cứ nói đúng cái sai quấy nơi tôi, thì tôi sẵn lòng lắng nghe và đa tạ cám ơn sự chân thành mà tự mình rút ra bài học.
Nay nhân nơi bài viết của Latuan, tôi xin nói thẳng rằng:
Câu luận về chánh pháp thì Phật Tổ cũng là người ác khẩu. điều này không cần được như Phật Tổ , mà bất cứ ai hiểu được chánh pháp ( cốt tủy lời Phật Tổ ) dạy đều có thể nói như thế được.
Tôi trích lời này của chư cổ đức là muốn nói rằng, người ngay thẳng, nói cái chân lý rốt ráo mà Chư Phật thường hành , thường dạy, thì không thể nói những lời như dỗ con nít được, mà nếu dỗ không xong thì phải dùng roi...
như bài viết của Latuan, trích đoạn Ngài Duy Ma Cật mắng người chỉ chuyên dùng pháp tiểu thừa, dẫn người đi con đường nhỏ...
Như vậy lời nói thẳng thừng thì có gì là lỗi, chỉ tại cái tâm lượng hẹp hòi, không rộng mở mà nghe lời chân thật thì sinh ra phiền não, chứ người nói xong rồi thôi đâu cần chi mà phải phiền não
Nếu người học Phật biết rõ cái bộ mặt của mình là cái bộ mặt thúi chứ có ý nghĩa gì đâu, thì việc người ta nói làm sao lại nghĩ nhục hay không nhục.
Ngài Lai Quả có nói rằng , chỉ vì các vị cứ lo giữ cái bộ mặt thúi như...nên mới suốt ngày sống trong nhân , ngã , thị, phi rồi chìm trong vọng tưởng trôi nổi trong tứ sinh lục đạo đó...
Đạo hữu Bình Đẳng giác là người hiểu mà có phải thế ?
Vậy từ nay nếu có gì thì cứ thẳng thừng mà nói trước ba quân, chết trước ba quân mà biết mình đã có sai lầm thì cũng là điều tốt đẹp có sao đâu.
Chúc cả nhà an vui

Kính các vị trưởng bối!
Latuan thiết nghĩ việc gì đã qua thì hãy cho qua. Định kiến dường như không có ích gì cho việc tỏ ngộ hay sáng rõ chánh pháp cả.
Các vị trưởng bối biết nhau đã lâu hẳn là đã rành rõ sở trường, sở đoản của nhau. Song việc mê ngộ thoáng chốc đổi dời như việc khảy móng tay. Thế nên, phải chăng nếu cứ dùng định kiến tiếp đãi trà nước, nhìn nhận nhau ắt khó tránh khỏi điều lầm lỗi? Nếu cứ hành xử như thế chẳng phải là việc không mang nhiều ích lợi cho mình mà còn chặng đứng sự tìm về chánh pháp ở người.
Ít lời mạo muội. Kính!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Latuan

Kinh Duy ma cật sở thuyết, phẩm Đệ tử có đoạn do ngài Phú lâu na trình bày, kinh viết:
- Thưa Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm ngài ấy. Vì sao? Nhớ lại trước kia, ở nơi rừng lớn, dưới gốc cây con nói pháp cho các Tỳ kheo mới học Phật, lúc đó cư sĩ Duy ma cật đến nói “Thưa ngài Phú lâu na! Ngài nên nhập định trước để quán sát tâm địa của những người này, rồi sau mới nên nói pháp. Ngài chớ đem món ăn dơ để trong bát báu, phải biết rõ tâm niệm của các vị Tỳ kheo này, chớ ngộ nhận ngọc lưu ly là thủy tinh, chớ nên dùng pháp tiểu thừa mà phát khởi cho họ, những người kia tự không có tì vết, chớ làm cho họ có tì vết, họ muốn đi đường lớn, chớ chỉ lối nhỏ. Ngài chớ nên đem biển lớn để vào dấu chân trâu, chớ cho rằng ánh sáng mặt trời đồng với ánh sáng loài đom đóm. Ngài Phú lâu na! Những vị Tỳ kheo này đã phát tâm đại thừa từ lâu, giữa chừng quên lãng, nay tại sao ngài lại lấy pháp tiểu thừa dẫn dắt họ? Phải chăng khả năng quán chiếu của trí tuệ tiểu thừa ở giới Thanh văn học Phật nông cạn như chỗ thấy của người mù, do vậy không thể phân biệt được căn tánh lợi độn của chúng sinh. Lúc bấy giờ, trưởng giả Duy ma cật liền nhập chánh định giúp cho những vị Tỳ kheo đó biết được kiếp trước của mình đã từng ở 500 đức Phật vun trồng các cội đức, hồi hướng về đạo vô thượng bồ đề, liền đó họ thấu suốt mà nhận lại bản tâm đại thừa.

Chào đh Latuan,

Như đoạn Kinh trên thì Ngài Duy Ma Cật là người có trí tuệ, nhập định để thấy được các vị Tỳ kheo đã phát tâm Bồ đề Đaị Thừa. Nhưng với Cư sĩ tại gia,trí tuệ chưa sáng lắm, thiền định chưa cao thì làm sao áp dụng được những đoạn Kinh mà đạo hữu đã trích dẫn. Vậy trong trường hợp là Cư sĩ thì đạo hữu có cách nào để áp dụng phương pháp tùy duyên không ?

Kính.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Như phần trước nguoidien có nói nguoidienhocphat de tua sửa cái tâm tánh xấu ác, nhưng mục đích tu sửa như vậy để làm gì? Để mang đến an lạc cho chính mình và cho người khác.
Nếu mình không mang đến sự an lạc cho người thì mình có an lạc không? Đó là sai lầm của người điên này bấy lâu nay, hôm nay ngồi thiền người điên mới ngộ ra.
Xin sám hối cùng admin, vienquang6, muathularung, latuan... những người mà lúc trước người điên cứ nghĩ mình dùng phương tiện trực chỉ nhân tâm để mà giúp họ tỉnh ngộ, nếu bây giờ họ không hiểu thì mai sau họ vấp phải cái gì đó họ sẽ nhớ lời mình. Thật là sai lầm nguoidien xin sám hối.
Vì sao vậy? Một người sân si ngã mạn mình làm như vậy khác nào đem dầu đổ vào lửa, việc mình làm là an tâm họ, tưới nước cam lồ vào ngọn lửa đó, giúp họ giảm đi phiền não. Nhưng ngược lại mình làm cho đốm lửa bùng phát. Có rất nhiều phương tiện để mà giúp chúng sanh chứ, khéo léo sử dụng phương tiện sao cho mang đến sự an lạc cho mình và cho chúng sanh. Điều này rất khó nhưng phải cố gắng hướng đến thôi.
Vì việc làm của Chư Phật chư tổ là an tâm chúng sanh, giúp chúng sanh khổ đau phiền não nhưng người điên này lại làm trái ngược. Thật đáng sám hối.
Người điên này thành tâm sám hối tội lỗi mình gây ra và cố gắng không tái phạm sai lầm này nữa.
Nam mô cầu sám hối bồ tát ma ha tát!
A di đà Phật!
phapchieu xin sám hối trước mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng và chư thiện tri thức trong diễn đàn này.


Chào bạn nguoidienhocphat,

Biết sám hối chính là bước vào học Vô Ngã rồi.Đấy mới là Chân Sám Hối

Kính bạn.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Đạo khả đạo phi thường đạo. Danh khả danh phi thường danh.
Vô, danh thiên địa chi thủy. Hữu, danh vạn vật chi mẫu.
Cố thường vô dục dĩ quan kì diệu; Thường hữu dục dĩ quan kì kiếu.
Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn.
...
Đạo được gọi là đạo thì cái gọi là đạo đó không phải là tên gọi bất biến của đạo. Cũng như tên gọi của mọi sự vật hiện tượng đều không phải là cách gọi không thể thay đổi ở các sự vật hiện tượng. Không là gốc khởi nguồn của sum la vạn tượng; Có là tạm gọi là mẹ của vạn vật.
Hãy tthường tựa nơi không để nhận diện cái thể vi diệu, nhiệm mầu của đạo; Thường tựa nơi có để xét cái dụng uyên áo, trùm khắp không cùng của đạo.
Cả không và có xuất phát cùng một gốc nhưng có công dụng sai biệt. Cả hai đều rất mầu nhiệm, huyền diệu. Huyền diệu lại càng thêm huyền diệu do sự biến hóa không ngừng. Không và có là cội nguồn của mọi sự biến hóa tạo ra vạn vật, muôn loài; Đạo là cánh cửa mở ra sự sống.
...
Latuan xin được hỏi các bậc thiện tri thức và quý đạo hữu "Đoạn trích dẫn bên trên có phải là Phật pháp không?".
Kính!

Đoạn trên là Phật Pháp,là Lý Như Huyễn của Đạo Phật mà thôi.

Thực ra,những câu này của Lão Tử chỉ cần tóm tắt bằng 4 câu kệ đơn giản và dễ thuộc của Đức Phật là được :

Cái này Có thì cái kia Có
Cái này Không thì cái kia Không
Cái này Sanh thì cái kia Sanh
Cái này Diệt thì cái kia Diệt.

Không gì ra khỏi bàn tay của Đức Như Lai cả.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào đh Latuan,

Như đoạn Kinh trên thì Ngài Duy Ma Cật là người có trí tuệ, nhập định để thấy được các vị Tỳ kheo đã phát tâm Bồ đề Đaị Thừa. Nhưng với Cư sĩ tại gia,trí tuệ chưa sáng lắm, thiền định chưa cao thì làm sao áp dụng được những đoạn Kinh mà đạo hữu đã trích dẫn. Vậy trong trường hợp là Cư sĩ thì đạo hữu có cách nào để áp dụng phương pháp tùy duyên không ?

Kính.

Kính trưởng bối Nguyên Chiếu!
Theo thiển ý của latuan thì chỗ nhập định của chư bồ tát chính là sự lắng nghe và dùng trí tuệ xét lại những điều đã nghe được ngõ hầu nói thẳng, chỉ rõ giúp người mê nhận ra bờ giác.
Thế nên latuan nghĩ điều quan trọng ở người hoằng pháp không ở việc nói gì mà là ở việc đã lắng nghe như thế nào?
Nếu đã nghe mà vẫn không rõ căn tánh, tâm hạnh người cầu pháp và đến lúc phải nói thì chú trọng tánh bình đẳng của các pháp cũng như dựa trên nền tảng pháp hay không trói buộc người. Nói về các pháp môn Thiền Tịnh Mật của Phật pháp thì tùy chỗ rõ biết mà nói, không nên gượng nói điều không rõ biết. Thật không nên dùng thiên kiến cá nhân mà chọn pháp môn học Phật ở người, không ràng buộc người theo y pháp môn mình đang theo đuổi dù rằng pháp môn đó mang lại cho mình sự lợi lạc, bình an. Các pháp vốn bình đẳng, các pháp vốn không có điều ràng buộc. Thế nên nếu ràng buộc tức là ràng buộc, đã ràng buộc thì chẳng thể là giải thoát vậy.
Căn tánh người học Phật xưa nay vốn không đồng. Người đến với đạo Phật trước không hẳn sẽ giải thoát trước. Người đến với đạo Phật sau không nhất thiết phải tu học thêm nhiều đời. Bởi vậy ngài Văn Thù mới nói "Đừng khinh người chưa học", câu nói đủ để làm ngài Duy ma cật nín lặng.
Kính!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Nếu đã nghe mà vẫn không rõ căn tánh, tâm hạnh người cầu pháp và đến lúc phải nói thì chú trọng tánh bình đẳng của các pháp cũng như dựa trên nền tảng pháp hay không trói buộc người. Nói về các pháp môn Thiền Tịnh Mật của Phật pháp thì tùy chỗ rõ biết mà nói, không nên gượng nói điều không rõ biết. Thật không nên dùng thiên kiến cá nhân mà chọn pháp môn học Phật ở người, không ràng buộc người theo y pháp môn mình đang theo đuổi dù rằng pháp môn đó mang lại cho mình sự lợi lạc, bình an. Các pháp vốn bình đẳng, các pháp vốn không có điều ràng buộc. Thế nên nếu ràng buộc tức là ràng buộc, đã ràng buộc thì chẳng thể là giải thoát vậy.

Cám ơn đạo hữu Latuan đã chia sẻ, dẫu biết rằng học Phật Pháp là tự giác, không ràng buộc ===> và luôn luôn giữ tâm thanh tịnh đó chính là người Phật tử. Nhưng với căn tánh chúng sanh không đồng đều, tâm tánh luôn luôn dao động bởi tham sân si. Vậy nếu không đưa chúng sanh vào một quy tắc nào đó ( hay gọi là phương pháp tu ) thì liệu chúng sanh đó có tịnh tâm được không ?

Kính.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Cám ơn đạo hữu Latuan đã chia sẻ, dẫu biết rằng học Phật Pháp là tự giác, không ràng buộc ===> và luôn luôn giữ tâm thanh tịnh đó chính là người Phật tử. Nhưng với căn tánh chúng sanh không đồng đều, tâm tánh luôn luôn dao động bởi tham sân si. Vậy nếu không đưa chúng sanh vào một quy tắc nào đó ( hay gọi là phương pháp tu ) thì liệu chúng sanh đó có tịnh tâm được không ?

Kính.

Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Nếu gặp người học Phật tâm tính loạn động, chẳng thể trụ tâm thì hãy khuyên họ niệm Phật đi. Niệm Phật A Di Đà nếu họ chẳng trụ, niệm Phật Dược sư Lưu Ly Quang nếu họ có bệnh và nhắc nhỡ họ rằng là niệm Phật là để nhất tâm quán tịnh chứ không phải niệm Phật để vọng cầu phước báo, công đức Đông Tây. Nếu học Phật là thoát khổ thì hãy truy tầm cội gốc của khổ, nếu học Phật cầu giải thoát thì chí ít phải nhận chân mình muốn thoát khỏi điều gì? Nếu học Phật chỉ cầu phước báu thì chỉ cần niệm Phật gieo duyên, thế thôi cũng là đủ.
Kính!
Vậy nên khi đối diện người cầu pháp thì hãy nhận diện đích đến của họ. Khi rõ được chỗ người học Phật tìm cầu thì sẽ rõ pháp tương ưng. Lúc ấy, hẳn trưởng bối sẽ rõ mình nên làm gì.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
............ nếu học Phật cầu giải thoát thì chí ít phải nhận chân mình muốn thoát khỏi điều gì? .

Cám ơn đạo hữu đã chia sẻ. Vậy đạo hữu có thể nói rõ câu trích dẫn trên được không ?

Kính.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Cám ơn đạo hữu đã chia sẻ. Vậy đạo hữu có thể nói rõ câu trích dẫn trên được không ?

Kính.

Ồ! Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Bất chợt câu hỏi chừng như giản đơn này trở thành câu hỏi khó cho latuan.
Xưa nay latuan chỉ biết học Phật là để thoát khổ, thoát khỏi luân hồi. Còn ở người tìm đến đạo Phật với căn tánh, sở cầu sai biệt thì thật lòng là latuan không dám võ đoán. Nhưng theo chỗ biết của latuan thì người tìm đến đạo Phật với hai đích đến như trên thì tạm gọi là chánh kiến còn bằng tìm đến đạo Phật mà ngoài hai mục đích trên ví như là vọng cầu phước báu, che giấu việc làm mờ ám, hay vọng cầu đời sau... thì đó thuộc về tà kiến, là ngoại đạo. Biết là vậy nhưng người hoằng dương chánh pháp đúng mực cũng không sanh tâm phân biệt, tùy duyên mà thuyết pháp hợp đương cơ. Bởi rõ biết chúng sinh căn tánh chẳng đồng nên lấy bi tâm mà làm cầu đò ngõ hầu giữ gìn giềng mối chánh pháp. Nên biết chúng ngoại đạo đều là bồ tát của đạo tràng Phật pháp. Vậy nên cần lấy lễ tiếp người.
Phật giáo Nam Tông vì hẹp lượng nên chẳng thể dung chứa kinh điển đại thừa, Phật giáo Nam Tông trở nên tiểu thừa hẳn cũng vì lẽ đó.
Kính!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
............. Nên biết chúng ngoại đạo đều là bồ tát của đạo tràng Phật pháp. !

Cám ơn đạo hữu Latuan, đạo hữu có thể chia sẻ câu hỏi này :

Theo Ng chiếu thì Bồ tát là có trí tuệ và từ bi, là người tùy thuận nhân duyên đưa chúng sanh từ vô minh về với Phật Pháp, vậy với câu trích dẫn trên đạo hữu có thể nói rõ vì sao: chúng ngoại đạo đều là bồ tát của đạo tràng Phật pháp ?

Kính.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Cám ơn đạo hữu Latuan, đạo hữu có thể chia sẻ câu hỏi này :

Theo Ng chiếu thì Bồ tát là có trí tuệ và từ bi, là người tùy thuận nhân duyên đưa chúng sanh từ vô minh về với Phật Pháp, vậy với câu trích dẫn trên đạo hữu có thể nói rõ vì sao: chúng ngoại đạo đều là bồ tát của đạo tràng Phật pháp ?

Kính.

Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Latuan xin tạm hoãn câu trả lời của latuan trước câu hỏi của trưởng bối và latuan xin hỏi trưởng bối bấy lâu nay đạo tràng Phật pháp nhờ ai mà duy trì? Là người thấu hiểu, thông suốt và thật sống đúng mực với chánh pháp Như Lai chăng?
Latuan vọng nghĩ trưởng bối đang đi đúng hướng, là đối mặt với sự hiểu biết của chính mình, không nương tựa vào bất cứ điều gì hư vọng. Vậy nên hy vọng trưởng bối hãy trân trọng như lòng latuan trân trọng!
Kính!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Latuan xin tạm hoãn câu trả lời của latuan trước câu hỏi của trưởng bối và latuan xin hỏi trưởng bối bấy lâu nay đạo tràng Phật pháp nhờ ai mà duy trì? Là người thấu hiểu, thông suốt và thật sống đúng mực với chánh pháp Như Lai chăng?
Latuan vọng nghĩ trưởng bối đang đi đúng hướng, là đối mặt với sự hiểu biết của chính mình, không nương tựa vào bất cứ điều gì hư vọng. Vậy nên hy vọng trưởng bối hãy trân trọng như lòng latuan trân trọng!
Kính!

Cám ơn đạo hữu Latuan thương tình mà khuyến tấn Nguyên Chiếu, Nguyên Chiếu thảo luận với Latuan hay các đạo hữu khác không vì mục đích nào khác ngoài sự tự lợi và lợi tha. Nguyên Chiếu luôn luôn trân trọng những ai mà thật lòng hướng về đạo pháp, một lòng vì chánh pháp, cho dù họ với Nguyên Chiếu trước đây không phải lòng nhau. Ng chiếu luôn trân trọng Latuan vì Latuan là người có tâm Bồ Tát, một lòng sẵn sàng trả lời những thắc mắc của ngừoi hỏi cho dù câu hỏi rất tầm thường hay gai góc.

Với câu hỏi của đh Latuan thì Nguyên Chiếu nghĩ rằng đạo tràng Phật Pháp duy trì là vì chúng sanh vô minh, vì muốn hướng những chúng sanh còn tham sân si nghi mạn thấy rõ được nguyên nhân của khổ đau rồi từ đó quay về với Phật Pháp, tu học tìm đường giải thoát . Phải chăng dụng ý của đh là lấy chúng ngoại đạo để thử trí tuệ Bồ tát, tâm từ bi, nhẫn nại của đạo tràng Phật Pháp thêm kiên định,làm thước đo cho sự tu học vậy ?

Kính.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Cám ơn đạo hữu Latuan thương tình mà khuyến tấn Nguyên Chiếu, Nguyên Chiếu thảo luận với Latuan hay các đạo hữu khác không vì mục đích nào khác ngoài sự tự lợi và lợi tha. Nguyên Chiếu luôn luôn trân trọng những ai mà thật lòng hướng về đạo pháp, một lòng vì chánh pháp, cho dù họ với Nguyên Chiếu trước đây không phải lòng nhau. Ng chiếu luôn trân trọng Latuan vì Latuan là người có tâm Bồ Tát, một lòng sẵn sàng trả lời những thắc mắc của ngừoi hỏi cho dù câu hỏi rất tầm thường hay gai góc.

Với câu hỏi của đh Latuan thì Nguyên Chiếu nghĩ rằng đạo tràng Phật Pháp duy trì là vì chúng sanh vô minh, vì muốn hướng những chúng sanh còn tham sân si nghi mạn thấy rõ được nguyên nhân của khổ đau rồi từ đó quay về với Phật Pháp, tu học tìm đường giải thoát . Phải chăng dụng ý của đh là lấy chúng ngoại đạo để thử trí tuệ Bồ tát, tâm từ bi, nhẫn nại của đạo tràng Phật Pháp thêm kiên định,làm thước đo cho sự tu học vậy ?

Kính.

Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Latuan rất trân trọng tinh thần tự lợi, lợi tha của trưởng bối.
Còn câu trả lời trưởng bối đã tự giải đáp rồi. Thật đúng như lời trưởng bối nói bấy lâu nay đạo tràng Phật pháp được duy trì là nhờ vào chúng sinh vô minh là chính. Chúng sinh vô minh thì đương nhiên là ngoại đạo dù rằng vị đó là người học Phật ở hình thức cư si tại gia hay Tăng bảo xuất gia. Vì sao? Vì còn là người học Phật, còn vô minh thì đều là người tìm đường vào sự giải thoát. Muốn tìm vào, thâm nhập vô trong thì hiển nhiên là người đó phải còn ở bên ngoài của sự giác ngộ giải thoát, còn ở bên ngoài con đường giải thoát nên tạm gọi là ngoại đạo chứ không thể khẳng định người tìm đến đạo Phật là người thuộc Phật đạo được, những vị đó còn ở ngoại biên của đạo Phật. Còn người đã thấu suốt con đường chánh pháp thì đâu còn sự trong ngoài nên gượng nói ngoại đạo hay nội đạo đều là lời vụng.
Và trưởng bối vẫn thấy đấy đạo Phật duy trì và lan truyền rộng khắp từ xưa đến nay đều do rất nhiều công sức của chúng sinh vô minh. Những bậc giác giả với sức người có hạn, số lượng lại chẳng nhiều nên thật không đủ sức duy trì đạo tràng Phật pháp, họ chỉ tùy thời làm sáng tỏ ngọn đuốc chánh pháp mà Phật Thích Ca trao truyền bằng cách khều chiếc tim đèn.
Vậy nên nói đạo tràng Phật pháp bấy lâu nay do chúng ngoại đạo duy trì là cách nhìn nhận đúng mực của người học Phật có tư duy tu. Thế nên mới có việc các bậc cổ đức xưa từng gượng nói đến bồ tát cũng là ác tri thức. Lời các bậc trưởng thượng, tôn túc xưa vốn không dễ phạm sai lầm.
Kính trưởng bối cùng quý đạo hữu được rõ.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính thầy latúân

Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Latuan rất trân trọng tinh thần tự lợi, lợi tha của trưởng bối.
Còn câu trả lời trưởng bối đã tự giải đáp rồi. Thật đúng như lời trưởng bối nói bấy lâu nay đạo tràng Phật pháp được duy trì là nhờ vào chúng sinh vô minh là chính. Chúng sinh vô minh thì đương nhiên là ngoại đạo dù rằng vị đó là người học Phật ở hình thức cư si tại gia hay Tăng bảo xuất gia. Vì sao? Vì còn là người học Phật, còn vô minh thì đều là người tìm đường vào sự giải thoát. Muốn tìm vào, thâm nhập vô trong thì hiển nhiên là người đó phải còn ở bên ngoài của sự giác ngộ giải thoát, còn ở bên ngoài con đường giải thoát nên tạm gọi là ngoại đạo chứ không thể khẳng định người tìm đến đạo Phật là người thuộc Phật đạo được, những vị đó còn ở ngoại biên của đạo Phật. Còn người đã thấu suốt con đường chánh pháp thì đâu còn sự trong ngoài nên gượng nói ngoại đạo hay nội đạo đều là lời vụng.
Và trưởng bối vẫn thấy đấy đạo Phật duy trì và lan truyền rộng khắp từ xưa đến nay đều do rất nhiều công sức của chúng sinh vô minh. Những bậc giác giả với sức người có hạn, số lượng lại chẳng nhiều nên thật không đủ sức duy trì đạo tràng Phật pháp, họ chỉ tùy thời làm sáng tỏ ngọn đuốc chánh pháp mà Phật Thích Ca trao truyền bằng cách khều chiếc tim đèn.
Vậy nên nói đạo tràng Phật pháp bấy lâu nay do chúng ngoại đạo duy trì là cách nhìn nhận đúng mực của người học Phật có tư duy tu. Thế nên mới có việc các bậc cổ đức xưa từng gượng nói đến bồ tát cũng là ác tri thức. Lời các bậc trưởng thượng, tôn túc xưa vốn không dễ phạm sai lầm.
Kính trưởng bối cùng quý đạo hữu được rõ.

Ở phần học gì ở Phật lần trước tôi có chả lời thầy tôi học và hành theo Phật để tìm kẻ làm nhà.thầy có hỏi lại tôi đã tìm được chưa,nay tôi xin chả lời thầy.tôi đã tìm được rồi,tôi sẽ như Phật khiến cho cột kèo đều gãy đổ.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thế nên mới có việc các bậc cổ đức xưa từng gượng nói đến bồ tát cũng là ác tri thức. Lời các bậc trưởng thượng, tôn túc xưa vốn không dễ phạm sai lầm.
Kính trưởng bối cùng quý đạo hữu được rõ.

Cám ơn đh đã chia sẻ, Nguyên Chiếu học Phật pháp thì biết Bồ Tát là người có trí tuệ và từ bi, sống vì chúng sanh không vi kỷ. Nay nghe đh nói rằng : bậc cổ đức xưa từng gượng nói đến bồ tát cũng là ác tri thức.

Nguyên chiếu có hai thắc mắc:
- Câu nói có ý nghĩa gì ?
-Vậy với câu nói này thì Nguyên chiếu lấy gì làm tin, khi đức Phật dạy chúng ta chớ vội tin ?


............ Thật đúng như lời trưởng bối nói bấy lâu nay đạo tràng Phật pháp được duy trì là nhờ vào chúng sinh vô minh là chính. Chúng sinh vô minh thì đương nhiên là ngoại đạo dù rằng vị đó là người học Phật ở hình thức cư si tại gia hay Tăng bảo xuất gia. Vì sao? Vì còn là người học Phật, còn vô minh thì đều là người tìm đường vào sự giải thoát. Muốn tìm vào, thâm nhập vô trong thì hiển nhiên là người đó phải còn ở bên ngoài của sự giác ngộ giải thoát, còn ở bên ngoài con đường giải thoát nên tạm gọi là ngoại đạo chứ không thể khẳng định người tìm đến đạo Phật là người thuộc Phật đạo được, những vị đó còn ở ngoại biên của đạo Phật. Còn người đã thấu suốt con đường chánh pháp thì đâu còn sự trong ngoài nên gượng nói ngoại đạo hay nội đạo đều là lời vụng.
Và trưởng bối vẫn thấy đấy đạo Phật duy trì và lan truyền rộng khắp từ xưa đến nay đều do rất nhiều công sức của chúng sinh vô minh. Những bậc giác giả với sức người có hạn, số lượng lại chẳng nhiều nên thật không đủ sức duy trì đạo tràng Phật pháp, họ chỉ tùy thời làm sáng tỏ ngọn đuốc chánh pháp mà Phật Thích Ca trao truyền bằng cách khều chiếc tim đèn.
Vậy nên nói đạo tràng Phật pháp bấy lâu nay do chúng ngoại đạo duy trì là cách nhìn nhận đúng mực của người học Phật có tư duy tu.

Nguyên Chiếu được biết rằng đạo hữu là người thông lý Bất nhị, vậy với câu trả lời của đạo hữu liệu nó có mâu thuẫn không. Mong đạo hữu chia sẻ.

Kính.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Ở phần học gì ở Phật lần trước tôi có chả lời thầy tôi học và hành theo Phật để tìm kẻ làm nhà.thầy có hỏi lại tôi đã tìm được chưa,nay tôi xin chả lời thầy.tôi đã tìm được rồi,tôi sẽ như Phật khiến cho cột kèo đều gãy đổ.

Kính quý hữu Bình Đẳng Giác! Muốn làm gì cũng được song chớ nên tổn hại mình lẫn người. Vì sao? Vì khi rõ được kẻ làm nhà thì không cần phải phá nhà thêm lần nữa. Không ta thì đừng hỏi "Người ở đâu?". Vạn sự tùy duyên.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính đạo hữu nguyên chiếu

Cám ơn đh đã chia sẻ, Nguyên Chiếu học Phật pháp thì biết Bồ Tát là người có trí tuệ và từ bi, sống vì chúng sanh không vi kỷ. Nay nghe đh nói rằng : bậc cổ đức xưa từng gượng nói đến bồ tát cũng là ác tri thức.

Nguyên chiếu có hai thắc mắc:
- Câu nói có ý nghĩa gì ?
-Vậy với câu nói này thì Nguyên chiếu lấy gì làm tin, khi đức Phật dạy chúng ta chớ vội tin ?




Nguyên Chiếu được biết rằng đạo hữu là người thông lý Bất nhị, vậy với câu trả lời của đạo hữu liệu nó có mâu thuẫn không. Mong đạo hữu chia sẻ.

Kính.

Thầy latuan chả lời nhiều e cũng có phần mệt mỏi,nay tôi xin mạn phép chả lời thay thầy ấy 1 lần xin đạo hữu cùng mọi người tùy hỷ

Bồ tát cũng là ác tri thức hay ác tri thức cũng là Bồ Tát,trở đi thì nặng trở lại thì nhẹ âu cũng chỉ là cách nói và cách nhận thức của mỗi người thôi.
Vâng ở đây chúng ta có pháp đối Bồ tát đối ác tri thức hay thiện đối ác,và cái thiện ác này không thể biết đến hay không tồn tại nếu thiếu bên thứ 3(thứ 3này cũng chỉ là gượng nói)tức là người biết thiện và biết ác nếu biết đó là thiện mà theo,biết ác mà bỏ,biết chẳng lấy chẳng bỏ mà nói mà làm thì chẳng có gì để bàn nữa.nay thiện thì chắc ai cũng có nhận thức rồi nay tôi chỉ nói thêm về người ác hay cái ác.khi mà 1người ác đến với chúng ta nói lời ác với chúng ta làm điều ác với chúng ta nếu chúng ta vẫn ở ngoài đạo không chịu vào lẽ tất nhiên chúng ta sẽ chấp vào đó mà sinh ra phản kháng dẫn đến tạo nghiệp (đây gọi là người không biết ác) nếu biết ác mà không sinh hành đối đãi(gọi là người biết ác) người biết ác này sẽ thấy cái người mà đem các ác này đến với ta thật đáng thương,thật đáng quý chỉ vì muốn ta nhận ra cái ác,chỉ vì rèn tâm dưỡng tánh cho ta,chỉ vì muốn ta bỏ lẻo tà về lẻo chánh dầu có mang nghiệp chướng cũng cam,chẳng cần báo đáp.ôi Bồ Tát của tôi ơi con cám ơn người.đấy là thế đó các bạn ạ

Phật ở nơi dụng nếu hiện ở đời thì có mấy nơi như sau.tại thai làm thân,ở đời làm người,tại suy nghĩ,tại tướng nói năng,tại tay cầm nắm vv... Nếu mà người biết thì gọi đó là Phật kẻ không biết thì gọi đó là ma hay ác tri thức cũng thế
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên