Một số kinh luận nói về Trung Ấm.
Tổ Long Thọ ĐT ĐL nói về Trung Ấm:
Hỏi: Hết thảy chúng sanh, do cấu tâm tương tục, mà nhập vào thai mẹ. Vì sao Bồ tát lại lấy Chánh Huệ mà nhập vào thai mẹ?
Đáp: Do Chánh Ức Niệm, nên Bồ tát nhớ rõ mọi sự VIỆC,chắng bao giờ quên lãng. Khi ở thân trung ấm, biết rõ mình đang ở thân trung âm. Khi vào thai mẹ, biết rõ mình vào thai mẹ. Khi ra khỏi thai mẹ, biết rõ mình ra khỏi thai mẹ.
......
Ví như người vào thâm thiền định, được túc mạng trí, có thể thấy 8 vạn kiếp trong quá khứ. Ngoài 8 vạn kiếp, thì mù mịt chẳng biết gì nữa cả. Do vậy mà cho rằng ngoài 8 vạn kiếp cũng là như vậy.
Lại nữa, họ chỉ thấy được thức, lúc ban đầu, gá vào thân trung ấm, rồi tự nghĩ rằng: “Nếu thức gá vào thân trung ấm như vậy, ắt phải có nhân, có duyên gì mà ta chưa biét được thôi”. Rồi từ đó, họ ức tưởng phân biệt, chấp có một thể tánh vi tế; từ thể tánh vi tế đó sanh ra giác tánh, mà giác tánh là thân trung ấm vậy.
++++++++
........ * Trong hàng đệ tử Phật có một vị Tỳ kheo đã được Đệ Tứ Thiền rồi, nhưng tự mãn, chẳng còn muốn tiến tu thêm nữa. Đến khi gần chết, vị Tỳ kheo ấy ở trong Đệ tứ Thiền quán thấy thân Trung Ấm của mình bèn khởi sanh tà kiến, nghĩ rằng mình đã được Đạo. Vứa vấy tà niệm, vị ấy liền bị đọa địa ngục.
........ Chúng tỳ kheo hỏi Phật:"Vị tỳ kheo này mạng chung sanh về đâu ?"
........ Phật dạy:"Tỳ- kheo ấy đã sanh về địa ngục".
........ Các Tỳ- kheo rất làm ngạc nhiên hỏi Phật để xin được giải thích.
........ Phật dạy:"Tỳ- kheo ấy đã được Đệ tứ Thiền mà sanh tâm tăng thượng mạn. Khi gần chết, thấy thân Trung Ấm của mình liền khởi sanh tà kiến cho rằng mình đã đắc A- la- hán từ kiếp trước, kiếp này sanh trở lại làm người, rồi cho rằng Phật đã nói dối với mình. Bởi nhân duyên vậy, nên ngay nơi thân trung Ấm ấy hiện ra địa ngục A- tỳ, và liền đọa ngay vào nơi đó".
........ Rồi Phật thuyết kệ rằng:
Dù đa văn, trì giới thiện,
Dù đã có nhiều công đức.
Nếu nhưa được pháp vô lậu,
Vẫn chưa thể tránh khỏi đọa.
........ Vị tỳ- kheo này do đã khởi phiền não, chấp định tướng của cảnh Thiền mà sanh tâm kiêu mạn, tự mãn, nên phải đọa về địa ngục.
+++++++++++
Lại nữa, họ chỉ thấy được thức, lúc ban đầu, gá vào thân trung ấm, rồi tự nghĩ rằng: “Nếu thức gá vào thân trung ấm như vậy, ắt phải có nhân, có duyên gì mà ta chưa biét được thôi”. Rồi từ đó, họ ức tưởng phân biệt, chấp có một thể tánh vi tế; từ thể tánh vi tế đó sanh ra giác tánh, mà giác tánh là thân trung ấm vậy.
328 • LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ
Từ đó, họ lại suy diễn: “Giác tánh sanh ra ngã; từ ngã sanh ra có 5 trần; theo thanh trần, sanh ra không đại; theo thanh trần và xúc trần sanh ra phong đại; theo sắc trần, thanh trần và xúc trần sanh ra hỏa đại; theo sắc trần, thanh trần, vị trần và xúc trần sanh ra thủy đại; theo sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần và xúc trần sanh ra địa đại; theo không đại sanh ra nhĩ căn; theo phong đại sanh ra thân căn; theo hỏa đại sanh ra nhãn căn; theo thủy đại sanh ra thiệt căn; theo địa đại sanh ra tỷ căn.”
Như vậy lần lần chuyển biến từ tế đến thô, rồi từ thô đến té, trở về với thể tánh. Ví như lấy đất sét làm ra cái bình, cái chậu.. khi phá cái bình, cái chậu... thì các vật dụng này lại trở về với đất sét. Ở đây có sự chuyển biến từ tế đến thô, từ thô đến tế, mà thể tánh vẫn thường còn.
Trên đây là quan điểm của hàng ngoại đạo Tăng Khư,diễn giải về thể tánh.
....... Lại do nhân duyên có "thức" gá vào thai mẹ, mà bào thai lúc ban đầu chẳng bị hư nát. Thức này rất vi tế, được gọi là thức trung ấm.
....... Nếu chẳng có "thức" gá vào thai mẹ, thì bào thai chẳng có thể được hình thành. Phải hội đầy đủ tất cả các nhân duyên hòa hợp mới hình thành bào thai vậy.
.......Hỏi: Vì sao thức lại vào thai mẹ ?
.......Đáp: Do nhân duyên có 3 nghiệp quá khứ, nên khi cha mẹ giao hợp thì các nghiệp ấy liền dẫn thức vào thai mẹ.
....... Ví như gió thổi làm lửa tắt, nhưng ở trong hư không lửa vẫn y chỉ nơi gió, nhen nhúm thêm nhiều đám lửa khác. Cũng như vậy, vì ở đời trước mỗi người đã từng đốt lên 6 thức, nên khi chết, gió nghiệp lại dẫn thức vào thai mẹ, để thọ thân ở đời sau.
.......Hỏi: Vì sao nghiệp ở đời trước thì gọi là "hữu", còn nghiệp ở đời sau thì gọi là "hành" ?
.......Đáp: Trên đây đã nói rằng do nghiệp nhân duyên đời trước mà nay có thân. Bởi vậy nên nghiệp đời trước gọi là "hữu".
....... Đời quá khứ đã diệt, nên nghiệp quá khứ chỉ còn là danh suông. Nhưng cái ý chỉ rơi rớt lại từ các nghiệp quá khứ trở thành nhân duyên cho các hành động tạo nghiệp ở đời hiện tại. Bởi vậy nên nghiệp đời này gọi là "hành".
....... Nhân duyên của "hành" là "vô minh". Hết thảy các phiền não, tuy đều do các nghiệp tạo ra, nhưng nhân duyên căn bản vẫn là "vô minh".
(Trích ĐT ĐL)