NGÃ và những cái hiểu về NGÃ .- Lệch với Đạo Phật và kinh điển Phật

NGÃ và những cái hiểu về NGÃ .- Lệch với Đạo Phật và kinh điển Phật

Tham Trang

Registered

Phật tử
Reputation: 48%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
256
Điểm tương tác
177
Điểm
43
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương?

Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn...

Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.
(Huy Cận)

Screenshot (15).png

Ô ! Thưa các Tiền Bối:

NGÃ là gì ? Chơn Ngã là gì ? Rốt cùng có Ngã hay Vô Ngã ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tham Trang

Registered

Phật tử
Reputation: 48%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
256
Điểm tương tác
177
Điểm
43
1. NGÃ thực thể có thật, tự hữu nhưng không phải cái "tôi".

Xét theo nghĩa ấy: Ngã được định nghĩa là "thực thể, tự hữu" là cái cá nhân chân thật.
Tiền Bối VNBN cho hh hỏi: Cái định nghĩa về "NGÃ" mà tiền bối dẫn xuất ở trên.-

+ Là của Đạo nào trên thế giới ?

+ Nếu là của Đạo Phật là trích xuất ở kinh nào ?

+ Nếu không phải của Đạo Phật thì xác định là của Đạo nào ?

+ Lý do gì tiền bối "Đánh tráo khái niệm về Ngã- Vô Ngã của Đạo Phật với Đạo khác ?

Mong tiền bối giải tỏa thắc mắc ạ.
 

Quan Âm Các

Active Member

Reputation: 49%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
293
Điểm tương tác
152
Điểm
43
Bạn VNBN.- Đã không trả lời được câu hỏi của Thẩm Trang:

* Thamtrang hỏi: Cái định nghĩa về "NGÃ" mà tiền bối dẫn xuất ở trên.-

+ Là của Đạo nào trên thế giới ?

+ Nếu là của Đạo Phật là trích xuất ở kinh nào ?

+++++++++++

Đã vậy, lại loạn ngôn là:

VNBN nói:
Ngã là khái niệm chung của tất cả tôn giáo. Mọi giáo chủ đều cố gắng chỉ ra cái "Ngã" thật sự của mỗi cá nhân.
Tuy nhiên các tôn giáo bạn đều nhận định sai lầm về ngã, tất cả họ đều đem Ngã gắn vào các pháp cố định, câu sanh vào pháp tướng khiến cho cái Ngã vốn không hình tướng dáng mạo, không tác tạo thành có hình tướng, hoặc có tác tạo,.... Thành ra các lý thuyết linh hồn tái sanh mãi,....

Duy chỉ có Đạo Phật nhận định đúng đắng về Ngã. Bản thân Đức Phật chính là một cái Ngã hiển lộ.


Bạn VNBN nói: Bản thân Đức Phật chính là một cái Ngã hiển lộ.-
Chính là câu nói phỉ báng Đức Phật đó.

Bạn không biết là Đức Phật không có 4 tướng: Ngã- Nhân- Chúng Sanh- Thọ giả ?
Kinh Kim Cang nói: “Nếu Bồ Tát có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tức không phải Bồ Tát”.

Bạn nên y cứ kinh Phật để nói chuyện Phật pháp. Đứng chế biến từ ngữ lệch lạc làm khán giả hiểu lầm. Tội lắm.
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,100
Điểm tương tác
1,041
Điểm
113
Phân Tách Hữu Ngã - Vô Ngã.
Kính các Bạn.
Nhân câu hỏi của ĐH Tham trang. VQ xin khái lượt về NGÃ . kế đến phân tích 2 luận thuyết Hữu Ngã - Vô Ngã.
1/. Khái lượt về NGÃ.

Thế nào là NGÃ ?


+ Khi tìm hiểu về NGÃ.- Chúng ta sẽ thấy có khái niệm Tổng quát và 6 khái niệm căn bản về Ngã:

1. Đại Ngã (của Bà la Môn chấp có đấng Tạo hóa, Trời...)
2. Tiểu Ngã (của Bà la Môn chấp linh hồn do Trời sanh ra)
3. Ngã chấp (chấp cái Ta Thế gian)
4. Huyễn Ngã (của Nhị Thừa)

(Ngoài ra còn khái niệm 5. Vô Ngã và 6. Chơn Ngã - của Đại Thừa PG.- Ở đây chưa bàn về khái niệm này, và sẽ nói ở các phần sau)

+ Khái niệm Tổng quát về NGÃ.- của người thế gian:

* Ngã là bản thân mỗi người - với tư cách là một cơ thể sống tồn tại tương đối độc lập trong môi trường sinh thái. Nghĩa xã hội: Ngã là cái tôi riêng lẻ, ngã là cái cá nhân.

* Bản ngã có nghĩa là lý tưởng, ký ức, kết luận, kinh nghiệm, niềm tin rằng bản thân là một cá thể riêng biệt, tách biệt với phần còn lại của thế giới và tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.

* Nói chung chấp NGÃ là chấp có một thực thể độc lập, tự chủ, không lệ thuộc cái khác.

Sự trú chấp Ngã kiến (sự thấy biết) như thế. Đạo Phật không chấp nhận, và gọi đó là Vô minh, lầm chấp.

1. Đại Ngã (của Bà la Môn chấp có đấng Tạo hóa, Trời...): Bà la môn cho là Trời (Brahman) tự sanh và tạo ra con người và vũ trụ.

* Đức Phật GN rõ là Không có cái Đại Ngã nào tự có được. Mà tất cả pháp đều do Nhiều Nhân, nhiều Duyên giả hợp mà có ra.
Đại Ngã là Không thật có.- Vì rỏ ràng.: Đại Ngã ấy sẽ không thể tồn tại độc lập, nếu không có nhân duyên yếu tố khác .- là chúng ta nhận thức về nó.

2. Tiểu Ngã (của Bà la Môn chấp linh hồn do Trời sanh ra); Lại càng không thể có.

- Có quan niệm cho rằng sau khi chết có một “linh hồn” hay Thức. 2. Ý Thức “tự ngã” bất biến tồn tại mãi mãi di chuyển từ cõi này sang cõi khác gọi là thường kiến.

- Có quan niệm cho rằng con người được tạo thành từ một nguyên nhân hay yếu tố đầu tiên và sau khi chết “linh hồn” sẽ đến một nơi thiên đường vui sướng hay hỏa ngục khổ đau mãi mãi.

* Theo đạo Phật, con người là tổ hợp gồm năm nhóm (yếu tố) tạo thành. Phật giáo cho rằng không có “linh hồn” hay “tự ngã” thường hằng, bất biến trong con người. Từ đó, Đức Phật dạy về giáo lý vô ngã hay phi ngã.- Sanh tử là một dòng chảy của sự sống liên tục chỉ khác nhau về hình dáng chúng sanh do nghiệp thiện ác chi phối. Như vậy, có khái niệm “linh hồn” trong đạo Phật là không có..

3. Ngã chấp (chấp cái Ta Thế gian)

“cái ta” là con người, là ý thức

- Khởi kỳ thỉ, nghĩa là lúc ban đầu, Chúng ta có 2 phần :

+ 1. Vô thức là lúc Căn và Trần giao tiếp (thí dụ như mắt vừa tiếp xúc cảnh vật) liền phát sanh ra "Thức" (Thức là sự hiểu biết).

+ 2. Ý Thức: Là khởi Niệm và chạy theo niệm khởi mà sanh ra suy nghĩ, so đo, lấy bỏ ghét thương v.v...

- Nhưng chúng sanh lại khởi niệm, thì chấp niệm, niệm niệm trú chấp liên tục gọi là chấp niệm thành Chủng, thì trở thành tự NGÃ.- Đó là VỌNG NIỆM. Tổ dạy: " Vọng niệm thành sanh diệt.".

* Chính Vọng niệm này, Chấp làm Ý Thức và Cố chấp Ý Thức là Tự Ngã của ta. Mà thế gian gọi là "Linh hồn".
.- Nên Ngã chấp (chấp cái Ta Thế gian) là Không Ngã mà thấy có Ngã.- Nên kinh Niết Bàn Phật gọi là "Cái thấy điên đão".

4. Huyễn Ngã (của Nhị Thừa)

* Hàng Nhị thừa thấy được: Tự Ngã vốn không mà thấy có.- Gọi là "Huyễn Ngã"
++++++++++++++++

Ở chủ đề này. ĐH VNBN định nghĩa về NGÃ:


VO-NHAT-BAT-NHI said:
1. NGÃ thực thể có thật, tự hữu nhưng không phải cái "tôi".

Xét theo nghĩa ấy: Ngã được định nghĩa là "thực thể, tự hữu" là cái cá nhân chân thật.
VQ nhận xét thấy:

Đây thuộc phạm vi Đại Ngã. thuộc Tôn Giáo Hữu Ngã (nói ở đoạn 1)

  • Đạo Phật không chấp nhận quan niệm Hữu Ngã này !
  • Đạo Phật là Đạo Vô Ngã.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,100
Điểm tương tác
1,041
Điểm
113
Ở chủ đề này. ĐH VNBN định nghĩa về NGÃ:
VO-NHAT-BAT-NHI said:
1. NGÃ thực thể có thật, tự hữu nhưng không phải cái "tôi".
Xét theo nghĩa ấy: Ngã được định nghĩa là "thực thể, tự hữu" là cái cá nhân chân thật.

++++++++++
VQ nhận xét thấy:

Đây thuộc phạm vi Đại Ngã. thuộc Tôn Giáo Hữu Ngã (nói ở đoạn 1)

* "thực thể, tự hữu" là cái cá nhân chân thật.- Đây là quan niệm Đại Ngã của Bà la môn.
  • Đạo Phật không chấp nhận quan niệm Hữu Ngã này !
  • Đạo Phật là Đạo Vô Ngã.


Hi hi, nếu đã xét thì Thầy nên xét cho khách quan.
Nhờ Thầy chỉ rõ: ý nào của VNBN cho thấy đó là đấng tạo hóa!
Đại Ngã của ngoại đạo Tự Nó sanh pháp nên mới gọi "đấng tạo hóa".
Còn Ngã của VNBN nói, tự nó không sanh pháp mà tùy theo nhân duyên sanh pháp.
Khác nhau một trời một vực đấy ạ.
E rằng bản thân Thầy cũng chẳng biết "Đâu đích thực là Thầy Viên Quang?!"
Kính ĐH VNBN:

Tổ Long Thọ nói:

* Ngã bất đắc nghĩa là cái “Ta” chẳng dựng lập được. Vì cái ta vốn không thật có. Vì vậy cái ta không biết được ta.- bất đắc ,bất giác- (Pháp bất tri pháp.).- ĐTĐL-

Kính ĐH. Ngã bất đắc. Vậy cái nào là "Mình" mà có đích thực hay vô thực !!!

Dạ quả thật như ĐH nói: VQ "Đâu đích thực là Thầy Viên Quang?!"

* Vì làm gì có cái gọi là NGÃ.- như (ĐH nói: Nó thực thể có thật, tự hữu !!!)


VNBN nói: NGÃ thực thể có thật, tự hữu nhưng không phải cái "tôi".
Xét theo nghĩa ấy: Ngã được định nghĩa là "thực thể, tự hữu" là cái cá nhân chân thật.
Lời này hoàn toàn không đi theo Đại Thừa PG (cụ thể là kinh Bát Nhã và Tổ long Thọ)
Riêng về Phật Tánh ở kinh Đại Niết Bàn VQ sẽ phân tích sau...(các Bạn ráng chờ đợi thêm)

Mến
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,100
Điểm tương tác
1,041
Điểm
113
* 2/. Thuyết Tiểu Ngã của Bà la Môn giáo.

Còn Atman (Tiểu Ngã hay Tự Ngã) là một thực thể nội tại, là linh hồn trong mỗi cá nhân. Hơi thở con người là nguồn sống vật chất thì Atman là linh hồn, là nguồn sống tâm linh. Atman là thực thể làm cho con nguời vượt lên trên vạn vật. Có thể nói Atman là thành phần của Brahman trong con người.


Trích bài khai thị của HT. Viên Minh :

- Tôn giáo Ấn Độ thường cho rằng mỗi người có một cái ngã, nhưng cái ngã cá nhân đó chỉ là tiểu ngã, còn giới hạn và bất toàn cho nên có khuynh hướng tu để tiểu ngã trở thành đại ngã. Nói cách khác, hầu hết họ tu là để trở nên hoàn hảo. Hoàn hảo thì chắc chắn là tốt rồi, nhưng điều này, nếu không tinh ý thì vô tình đồng hóa Đạo Phật với các Tôn giáo khác vì đức Phật dạy tất cả pháp đều Vô ngã.

Không chỉ Tôn giáo Ấn Độ mà hầu hết các lãnh vực Tôn giáo, chính trị, triết học, giáo dục, kinh tế… từ cá nhân đến xã hội trên thế giới đều muốn cải thiện con người và cuộc đời ngày càng hoàn hảo. Duy chỉ có Đạo Phật thấy rằng, thật ra, Pháp vốn hoàn hảo từ muôn đời, chỉ là nhận thức và hành vi của con người sai lầm nên không nhận ra mà thôi. Do đâu tưởng mình không hoàn hảo? Do vô minh, do muốn hoàn hảo theo ý mình nên bị che mờ mà không nhìn ra sự hoàn hảo ngay tại đây và bây giờ như Pháp đang là. Phải nói rằng đó là một sự khác biệt to lớn giữa cái ngã muốn hoàn hảo với pháp vô ngã vốn đã tự hoàn hảo.

Chính vì bản ngã muốn hoàn hảo như ý mình cho nên làm hỏng đi sự hoàn hảo vốn có của vạn Pháp. Vì vậy Đạo Phật không nói đến nỗ lực để trở thành hoàn hảo mà Đức Phật dạy rằng phải thấy ra Sự Thật, khi giác ngộ liền thấy Pháp vốn tịch tịnh và hoàn hảo. Đó là lý do vì sao khi được Phật khai thị thì nhiều vị đã ngay đó giác ngộ sự hoàn hảo của Pháp mà buông xuống gánh nặng thời gian và sự nỗ lực rèn luyện để trở thành Đại Ngã. Cho nên càng nỗ lực trở thành hoàn hảo càng kéo dài luân hồi sinh tử trong ảo tưởng. Nhưng ngay khi buông xuống nỗ lực trở thành hoàn hảo của bản ngã thì ngay đó thấy sự hoàn hảo muôn đời của Pháp. Chỉ lệch một chút xíu thôi thì đành luân hồi muôn kiếp! Thế mà ngày nay biết bao người theo Phật nhưng lại đang ngày đêm miệt mài nỗ lực tu luyện để mong trở thành hoàn hảo ở một tương lai lý tưởng xa vời!

Tu Phật thật sự là “chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây” vì ngay đây khi hoàn toàn trọn vẹn tỉnh thức thì liền thấy pháp vốn đã hoàn hảo, do đó Pháp đức Thế Tôn tuyên thuyết là thiết thực hiện tiền (sandiṭṭhiko), không qua thời gian (akāliko), trở về mà thấy (ehipassiko), ngay nơi thực tại thân thọ tâm pháp (opanayiko) thì mỗi người trí liền ngay đó tự chứng (paccattaṃ veditabbo viññūhi). Như vậy đâu cần nỗ lực rèn luyện để tạo ra thời gian và không gian từ A (Tiểu ngã) đến Z (Đại ngã) mới hoàn hảo mà chỉ nhận ra sự thật liền thấy "Hạnh phúc không phải là đích tới mà hạnh phúc chính là con đường" hoặc "Hoàn hảo sẽ không có ở đích tới mà hoàn hảo chỉ có ngay tại đây và bây giờ". Hãy cảnh giác, đừng để tư tưởng Bà-la-môn xen vào đánh tráo Đại Ngã hoàn hảo ở tương lai của họ với Pháp Vô Ngã ngay đây nơi thực tại hiện tiền mà đức Phật khai thị.

Trà Đạo ngày 03.08.2017 vấn đáp Phật Pháp cùng Hòa Thượng Viên Minh 5h-6h sáng (ViệtNam) thứ 3-5-7 hàng tuần (Theo Budsas.asia)
 

Tham Trang

Registered

Phật tử
Reputation: 48%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
256
Điểm tương tác
177
Điểm
43
Kính Quý Tiền Bối:

Như trên nói.- Thì Đại Ngã hay Tiểu Ngã tức linh hồn đều sai lệch tinh thần vô ngã của Đạo Phật.

Vậy cho HH hỏi: Thân Trung Ấm thì sao ạ ?

Trung Ấm có phải là Ngã thật không ạ ?
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,100
Điểm tương tác
1,041
Điểm
113
Đề nghị: Thầy Viên Quang và bạn Tham Trang muốn truyền đạt tư tưởng gì thì hãy lập chủ đề riêng để nói.

Ở đây, VNBN lập ra chủ đề này để nói thẳng Ngã Chân Thật mà Phật dạy và dành không gian để thảo luận với các bạn muốn phản biện. Rất hoan nghênh tinh thần, dùng cái hiểu của bản thân các bạn," hạn chế sao chép lời các vị khác, "riêng lời Tổ, lời Phật thì có thể dùng làm trích dẫn.
Mô Phật. Vâng lời trục xuất của VO NHAT BAT NHI.

VQ đã chuyển các bài viết không hợp với ý của Ngài ấy.

VQ kính mời các Bạn Đạo nào chung con thuyền bé nhỏ này .... thì ghé thăm ạ.- Không hạn chế bất cứ cách nói nào ạ. của ai cũng được.- Vì đây là mục Giao Lưu Tư Tưởng. (nhưng riêng VNBN thì chắc ngài ấy không thèm ghé đâu ha ?...Vì mặc mủi nào mà tới chỗ ...)

Kính mời.
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 41%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
316
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Kính Quý Tiền Bối:

Như trên nói.- Thì Đại Ngã hay Tiểu Ngã tức linh hồn đều sai lệch tinh thần vô ngã của Đạo Phật.

Vậy cho HH hỏi: Thân Trung Ấm thì sao ạ ?

Trung Ấm có phải là Ngã thật không ạ ?


Thân trung ấm = Mạt-Na thức là thức thứ Bảy luôn xem các chủng tử trong A-Lại-Da thức như là của chính mình.
đặc tính CHẤP NGÃ này, nên nó bám theo A-Lại-Da thức đi tái sanh cùng một lúc.
A-Lại-Da thức được xem là thức tái sinh, nó mang theo tất cả hạt giống nghiệp và tạo nên mối liên kết giữa đời sống này với đời sống kế tiếp.


Kiếp này tôi tạo nghiệp cho người khác lãnh nghĩa là:
ta không biết được ta kiếp này thì ta không biết được ta kiếp tới
HT. Viên Minh.



Tổ Long Thọ nói:

* Ngã bất đắc nghĩa là cái “Ta” chẳng dựng lập được. Vì cái ta vốn không thật có. Vì vậy cái ta không biết được ta.- bất đắc ,bất giác- (Pháp bất tri pháp.).- ĐTĐL
 
Sửa lần cuối:

Quan Âm Các

Active Member

Reputation: 49%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
293
Điểm tương tác
152
Điểm
43
* Thuyết Trung Ấm Thân.

Có truyền thuyết: thần thức của người chết trong vòng 49 ngày được gọi là Thân Trung Ấm, đang chờ để tái sanh lại 1 thân khác !

I- Nguồn gốc (xuất xứ) thuyết 49 ngày & thân trung ấm.

1- Thời Bộ phái ( Manh nha từ thế kỷ I, II sau Phật Niết-bàn, đến kỳ kết tập Phật ngôn lần thứ ba, khoảng 216 năm thời đại đế Asoka )thì Phật giáo Ấn Độ đã phát sanh nhiều học phái, chia làm 2 nhóm:
phái Hoá Địa bộ (Mahisāsakavāda) thuộc nhóm thứ nhất là có quan niệm về thân trung ấm, được xem là sớm nhất. Và thân trung ấm thời này có tên là Antarabhava. Antara là khoảng giữa, ở giữa, chỗ lưng chừng; cònbhava là hữu, là có, là tồn tại – có nghĩa là “tồn tại ở khoảng giữa, chỗ lưng chừng!” . Lưu ý ở đây là không có từ ấm. Ấm hay uẩn là được dịch từ khandha, cái che đậy, cái che lấp, cái chồng chất làm cho chúng sanh không thấy được cái thực, cái sự thực, cái chân lý (còn có nghĩa là nhóm, tích chứa). Vậy, ấm này cũng là “hậu tác” để thích dụng cho ngữ cảnh, ngữ nghĩa nào đó mà người ta muốn “lập tri”.

2- Tìm thấy thân trung ấm ở trong Đại tỳ-bà-sa luận: Luận này là của Long Thọ, được trước tác khoảng chừng thể kỷ thú I TL.

Luận này dạy Bồ-tát niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh về thế giới Cực lạc, dạy phương pháp sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ và hồi hướng để được vào địa vị Bất thối. Đây là cách thức, không chỉ sơ tâm Bồ-tát mà cả phàm phu, ai cũng làm được mà đạt kết quả cao!

(Người ta cũng nói thân trung ấm ở trong Đại thừa nghĩa chương, ở trong luận Câu Xá, ở trong luận Tỳ-bà-sa của Thế Hữu - nhưng người viết chưa có thì giờ nghiên tầm).

3- Tìm thấy dấu ấn rõ ràng nhất là ở trong Tử thư Tây tạng, khoảng thế kỷ thứ 14, được cho là do tổ Liên Hoa Sinh thuyết giảng hoặc tâm truyền. Đây được xem là những khai thị cho những người sắp chết.

4- Và cuối cùng, thân trung ấm được Trung Quốc và Việt Nam tiếp thu, lan tràn khắp nơi là do kinh Điạ Tạng.
(Theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Kính các Bạn. Tất cả những ngữ nghĩa về Trung Ấm của các bộ phái nêu trên. Từ ẤM hoặc UẨN là chỉ cho sự ngăn che, hoặc nhóm các duyên hợp để tạo thành Ngã thể.- Mà không thấy chỉ cho Trung Ấm là Linh hồn ! theo người đời sau lầm chấp.(trừ ra kinh Địa Tạng.- Chúng ta suy xét sau)
cuong thi.webp

* Thân Trung Ấm.- Chưa thấy kinh điển nào khẳng định (nó) là Chơn Ngã.
 

Quan Âm Các

Active Member

Reputation: 49%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
293
Điểm tương tác
152
Điểm
43
Một số kinh luận nói về Trung Ấm.
Tổ Long Thọ ĐT ĐL nói về Trung Ấm:

Hỏi: Hết thảy chúng sanh, do cấu tâm tương tục, mà nhập vào thai mẹ. Vì sao Bồ tát lại lấy Chánh Huệ mà nhập vào thai mẹ?
Đáp: Do Chánh Ức Niệm, nên Bồ tát nhớ rõ mọi sự VIỆC,chắng bao giờ quên lãng. Khi ở thân trung ấm, biết rõ mình đang ở thân trung âm. Khi vào thai mẹ, biết rõ mình vào thai mẹ. Khi ra khỏi thai mẹ, biết rõ mình ra khỏi thai mẹ.
......
Ví như người vào thâm thiền định, được túc mạng trí, có thể thấy 8 vạn kiếp trong quá khứ. Ngoài 8 vạn kiếp, thì mù mịt chẳng biết gì nữa cả. Do vậy mà cho rằng ngoài 8 vạn kiếp cũng là như vậy.
Lại nữa, họ chỉ thấy được thức, lúc ban đầu, gá vào thân trung ấm, rồi tự nghĩ rằng: “Nếu thức gá vào thân trung ấm như vậy, ắt phải có nhân, có duyên gì mà ta chưa biét được thôi”. Rồi từ đó, họ ức tưởng phân biệt, chấp có một thể tánh vi tế; từ thể tánh vi tế đó sanh ra giác tánh, mà giác tánh là thân trung ấm vậy.

++++++++

........ * Trong hàng đệ tử Phật có một vị Tỳ kheo đã được Đệ Tứ Thiền rồi, nhưng tự mãn, chẳng còn muốn tiến tu thêm nữa. Đến khi gần chết, vị Tỳ kheo ấy ở trong Đệ tứ Thiền quán thấy thân Trung Ấm của mình bèn khởi sanh tà kiến, nghĩ rằng mình đã được Đạo. Vứa vấy tà niệm, vị ấy liền bị đọa địa ngục.
........ Chúng tỳ kheo hỏi Phật:"Vị tỳ kheo này mạng chung sanh về đâu ?"
........ Phật dạy:"Tỳ- kheo ấy đã sanh về địa ngục".
........ Các Tỳ- kheo rất làm ngạc nhiên hỏi Phật để xin được giải thích.
........ Phật dạy:"Tỳ- kheo ấy đã được Đệ tứ Thiền mà sanh tâm tăng thượng mạn. Khi gần chết, thấy thân Trung Ấm của mình liền khởi sanh tà kiến cho rằng mình đã đắc A- la- hán từ kiếp trước, kiếp này sanh trở lại làm người, rồi cho rằng Phật đã nói dối với mình. Bởi nhân duyên vậy, nên ngay nơi thân trung Ấm ấy hiện ra địa ngục A- tỳ, và liền đọa ngay vào nơi đó".

........ Rồi Phật thuyết kệ rằng:
Dù đa văn, trì giới thiện,
Dù đã có nhiều công đức.
Nếu nhưa được pháp vô lậu,
Vẫn chưa thể tránh khỏi đọa.

........ Vị tỳ- kheo này do đã khởi phiền não, chấp định tướng của cảnh Thiền mà sanh tâm kiêu mạn, tự mãn, nên phải đọa về địa ngục.
+++++++++++
Lại nữa, họ chỉ thấy được thức, lúc ban đầu, gá vào thân trung ấm, rồi tự nghĩ rằng: “Nếu thức gá vào thân trung ấm như vậy, ắt phải có nhân, có duyên gì mà ta chưa biét được thôi”. Rồi từ đó, họ ức tưởng phân biệt, chấp có một thể tánh vi tế; từ thể tánh vi tế đó sanh ra giác tánh, mà giác tánh là thân trung ấm vậy.
328 • LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ
Từ đó, họ lại suy diễn: “Giác tánh sanh ra ngã; từ ngã sanh ra có 5 trần; theo thanh trần, sanh ra không đại; theo thanh trần và xúc trần sanh ra phong đại; theo sắc trần, thanh trần và xúc trần sanh ra hỏa đại; theo sắc trần, thanh trần, vị trần và xúc trần sanh ra thủy đại; theo sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần và xúc trần sanh ra địa đại; theo không đại sanh ra nhĩ căn; theo phong đại sanh ra thân căn; theo hỏa đại sanh ra nhãn căn; theo thủy đại sanh ra thiệt căn; theo địa đại sanh ra tỷ căn.”
Như vậy lần lần chuyển biến từ tế đến thô, rồi từ thô đến té, trở về với thể tánh. Ví như lấy đất sét làm ra cái bình, cái chậu.. khi phá cái bình, cái chậu... thì các vật dụng này lại trở về với đất sét. Ở đây có sự chuyển biến từ tế đến thô, từ thô đến tế, mà thể tánh vẫn thường còn.
Trên đây là quan điểm của hàng ngoại đạo Tăng Khư,diễn giải về thể tánh.


....... Lại do nhân duyên có "thức" gá vào thai mẹ, mà bào thai lúc ban đầu chẳng bị hư nát. Thức này rất vi tế, được gọi là thức trung ấm.

....... Nếu chẳng có "thức" gá vào thai mẹ, thì bào thai chẳng có thể được hình thành. Phải hội đầy đủ tất cả các nhân duyên hòa hợp mới hình thành bào thai vậy.

.......Hỏi: Vì sao thức lại vào thai mẹ ?

.......Đáp: Do nhân duyên có 3 nghiệp quá khứ, nên khi cha mẹ giao hợp thì các nghiệp ấy liền dẫn thức vào thai mẹ.

....... Ví như gió thổi làm lửa tắt, nhưng ở trong hư không lửa vẫn y chỉ nơi gió, nhen nhúm thêm nhiều đám lửa khác. Cũng như vậy, vì ở đời trước mỗi người đã từng đốt lên 6 thức, nên khi chết, gió nghiệp lại dẫn thức vào thai mẹ, để thọ thân ở đời sau.

.......Hỏi: Vì sao nghiệp ở đời trước thì gọi là "hữu", còn nghiệp ở đời sau thì gọi là "hành" ?

.......Đáp: Trên đây đã nói rằng do nghiệp nhân duyên đời trước mà nay có thân. Bởi vậy nên nghiệp đời trước gọi là "hữu".

....... Đời quá khứ đã diệt, nên nghiệp quá khứ chỉ còn là danh suông. Nhưng cái ý chỉ rơi rớt lại từ các nghiệp quá khứ trở thành nhân duyên cho các hành động tạo nghiệp ở đời hiện tại. Bởi vậy nên nghiệp đời này gọi là "hành".

....... Nhân duyên của "hành" là "vô minh". Hết thảy các phiền não, tuy đều do các nghiệp tạo ra, nhưng nhân duyên căn bản vẫn là "vô minh".
(Trích ĐT ĐL)
 

Quan Âm Các

Active Member

Reputation: 49%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
293
Điểm tương tác
152
Điểm
43
* Đà Na Thức.- Là Trung Ấm Thân.

Đà Na vi tế Thức mà không là Linh hồn như ngoại đạo lầm tưởng.

Tên A Đà Na thức, xuất xứ từ đâu?

Trong kinh Giải thâm mật có bài tụng rằng:

Nguyên văn chữ Hán

A Đà Na thức thậm thâm tế
Tập khí chủng tử như bộc lưu
Ngã ư phàm ngu bất khai diễn
Khủng bỉ phân biệt chấp vi ngã.

Nghĩa là: Thức A Đà Na rất thậm thâm và tế nhị; các tập khí(1) chủng tử của nó sanh diệt như dòng nước thác. Ta (Phật) đối với chúng phàm phu và Nhị thừa, không giảng nói thức này; vì sợ chúng phân biệt chấp làm Ngã. (hoặc chấp là Linh hồn)

Trong kinh Đại Phật Đảnh Thủ lăng nghiêm nói:

Nguyên văn chữ Hán:

Đà na vi tế thức
Tập khí thành bộc lưu
Chơn, phi chơn khủng mê
Ngã thường bất khai diễn.

Nghĩa là thức A Đà Na rất là vi tế; các tập khí như dòng nước thác. Vì sợ chúng phàm phu và nhị thừa chấp thức này là "chơn" hay "phi chơn", nên Ta (Phật) chẳng hề giảng nói thức này cho chúng nghe.

Thức này là "Căn bản" của chơn và vọng; Thánh, Phàm đều nương ở nơi đây. Bởi thế nên trong Duy thức tôn, rất đặc biệt chú trọng đến thức này.

Nay chúng ta căn cứ theo câu văn và nghĩa lý của bài tụng trên mà quan sát_Trong bài tụng nói chữ "Phàm" là chỉ cho loài dị sanh (chúng sanh); nói chữ "Ngu" là chỉ chung cả phàm phu và Nhị thừa(chữ ngu là mê lầm).

Đại ý hai bài tụng nói:

A Đà Na rất thâm sâu và tế nhị, tóm chứa các tập khí chủng tử từ vô thỉ đến nay. Nó làm chủ giữ gìn báo thân của chúng hữu tình sống trong một thời kỳ. Xem in tuồng như "chơn", song nó hư vọng sanh diệt rất là vi tế. Cũng như dòng nước thác, ở xa thấy như điềm tịnh, mà kỳ thật nó chảy rất mau.

Chẳng những chúng phàm phu (dị sanh)(1) không biết mà hàng tiểu thừa Thinh văn chấp pháp (ngu pháp) cũng mê lầm thức này. Phật đối với hai hạng này chẳng hề giảng nói đến thức A Đà Na, vì sợ họ mê lầm chấp làm "Ngã".

Chúng phàm phu mê lầm chấp ngã thì thêm khỗ sanh tử; còn hàng nhị thừa tuy có thể lìa được khổ sanh tử, song nếu mê lầm chấp ngã thì lâu chứng đạo quả; chi bằng chẳng cho họ nghe đến thức này còn hơn.

Bài tụng của kinh Lăng Nghiêm và kinh Giải Thâm Mật, hai câu đầu đồng nghĩa nhau. Trong câu thứ hai nói chữ "tập khí" tức là "chủng tử". Đến câu thứ ba lại chia ra làm hai phương diện: Bên kinh Lăng Nghiêm đại ý nói: "Thức này rất rộng sâu và tế nhị, sanh diệt tương tục không gián đoạn. Bởi nó tương tục không gián đoạn cho nên in như "chơn"; vì nó sanh diệt nên "không phải chơn".

Nếu người mê lầm chấp thức này là "chơn" thì bị cái chấp "Tăng ích" (thêm), sẽ đoạ mãi trong sanh tử luân hồi. Còn người mê lầm chấp thức này là "phi chơn", thì bị cái chấp "Tổn giảm" (bớt); vì cho thức này là "vọng" rồi rời bỏ thức này để tìm cầu cái "chơn thật" thì không thể được, nên cũng đoạï mãi trong sanh tử luân hồi.

Câu tụng thứ tư trong kinh Giải Thâm Mật, đại ý nói: "Phân biệt chấp thức này làm ngã", tức đồng bên kinh Lăng Nghiêm nói: "Mê thức này chấp là chơn". Song mê lầm chấp thức này "phi chơn" cũng là chấp Ngã. Vì sợ cho chúng phàm phu và hàng Nhị thừa mê lầm chấp thức này là "chơn" hoặc "phi chơn", cho nên Phật chẳng hề giảng nói.

Trên bài tụng nói "chấp ngã", tức là cố chấp thức này làm thật ngã, thật pháp. Bởi phàm phu và Nhị thừa đối với thức này hay khởi tâm phân biệt chấp là "chơn" hoặc "phi chơn".

Đem hai bài tụng trên đây để đối chiếu mà quan sát; thì ý nghĩa đầy đủ. Song, bài tụng trong kinh Giải Thâm Mật có một nghĩa đặc biệt và rõ ràng hơn là: "chúng phàm phu và Nhị thừa dễ khởi tâm phân biệt chấp làm Ngã".

Trong Du Dà Sư Địa Luận, hoàn toàn căn cứ vào kinh Giải Thâm Mật mà giải nói về thức này. Ngoài ra còn có rất nhiều chỗ nói đến cái tên thức này, không thể kể hết như Nhiếp Đại thừa luận, Hiển dương Thánh giáo luận, Thành Duy thức luận, ...Vì trong các kinh luận đã có cái tên A Đà Na thức, nên nay y theo đó để làm căn cứ cho bổn Luận này.

Tóm lại: Trung Ấm Thân, hay A Đà Na Thức chính là Thức mà không phải là Linh hồn như ngoại Đạo lầm chấp.

Thức này do Chơn Như và Vọng Nghiệp mà vọng hiện như mắt bệnh mà thấy mặt trăng thứ 2.

Nếu người mê lầm chấp thức này là "chơn" thì bị cái chấp "Tăng ích" (thêm), sẽ đoạ mãi trong sanh tử luân hồi. Còn người mê lầm chấp thức này là "phi chơn", thì bị cái chấp "Tổn giảm" (bớt); vì cho thức này là "vọng" rồi rời bỏ thức này để tìm cầu cái "chơn thật" thì không thể được, nên cũng đoạï mãi trong sanh tử luân hồi. - Đây là Cảnh giới 4 Thánh quả mới nên tìm hiểu và quán chiếu (Vì sợ chúng sanh trí nhỏ dễ lầm chấp)

Người tu hành. nếu chấp Trung Ấm là Chơn Ngã, là Linh hồn thì lạc về Ngoại Đạo. lạc mất Bồ Đề Tâm.
 

Quan Âm Các

Active Member

Reputation: 49%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
293
Điểm tương tác
152
Điểm
43
VÔ NGÃ

Nguyệt San GN có bài viết:

- Có hai giải thích chính về học thuyết vô ngã (anatta) của Phật giáo Nguyên thủy trong giới học giả hiện đại. Theo quan điểm chủ đạo, vô ngã có nghĩa là phủ nhận một ngã thể thường hằng, cả ở cấp độ vi mô lẫn vĩ mô.
Nghĩa đầu tiên của thuật ngữ vô ngã là rằng nó không có một sự hiện hữu độc lập và do đó nó không có bản chất thực sự của chính nó. Điều này cho thấy sự nối kết mật thiết giữa vô ngã và học thuyết duyên khởi (paticcasamuppada). Bởi vì học thuyết duyên khởi khẳng định rằng không có thứ gì xuất hiện mà không tùy thuộc vào các nguyên nhân, nó bác bỏ khả năng về bất cứ điều gì tồn tại độc lập. Bởi vì những thành phần cấu thành nên một con người được mô tả là sinh khởi tùy thuộc (paticcasamuppanna pancakkhandha), do đó bên trong nó không có một ngã thể thường hằng hay một ngã thể tồn tại bằng chính sức mạnh của nó.

Nghĩa thứ hai của thuật ngữ vô ngã tập trung vào ngữ cảnh học thuyết vô thường của Phật giáo. Như trong kinh Sáu căn (Chachakka sutta) của Trung bộ ta thấy:

“Nếu ai nói rằng: ‘Mắt là tự ngã’, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của mắt đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của mắt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: ‘Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi’. Do vậy, nếu ai nói rằng: ‘Mắt là tự ngã’, như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã”. (Dẫn lại bản dịch của HT.Minh Châu).

Nghĩa thứ ba là ở đó thuật ngữ ngã (atta) cho thấy được hiểu là sự nhận biết của một tác nhân, một vai diễn tách ra khỏi hành động. Điều này được hiểu là tách khỏi cảm giác có một tác nhân kinh nghiệm nó.

Nghĩa thứ tư là ở đó thuật ngữ vô ngã được sử dụng có thể được suy ra từ Tiểu kinh Saccaka (Culasaccaka sutta) thuộc Trung bộ, mà nó thuật lại cuộc tranh luận nổi tiếng giữa Phật và Saccaka. Chủ đề của cuộc tranh luận là học thuyết vô ngã (anatta) của Phật giáo. Biện luận của Saccaka được đặt cơ sở trên giả thuyết rằng giống như bất kỳ loại hạt hay thực vật nào sinh trưởng đều nhờ vào đất, cũng vậy bất kỳ hành động nào mà một người thực hiện, cho dù nó đúng đắn hay sai trái, đều tùy thuộc hoàn toàn vào năm uẩn (khandha). Do đó ông kết luận rằng năm uẩn hình thành nên atta hay ngã của một người. Để chuẩn bị cơ sở cho phản đề, Đức Phật hỏi Saccaka là vua Kosala hay Magadha có quyền lực hay uy quyền đối với thần dân của ông hay không để ông có thể giết chết một người đáng giết chết hay trục xuất một người đáng trục xuất. Khi Saccaka thừa nhận rằng vua có quyền làm như vậy, Đức Phật đặt cho ông câu hỏi: “Khi ông xác nhận rằng năm uẩn là chính ông, ông có quyền đối với chúng, ông có thể kiểm soát chúng, vậy thì ông có thể nói: ‘Năm uẩn của ta hãy như thế này, năm uẩn của ta chớ như thế này?’” Saccaka không đưa ra được một câu trả lời thỏa mãn và thừa nhận rằng ông đã sai lầm trong vấn đề này.

Quan trọng nhất đối với mục đích của chúng tôi ở đây là cách Đức Phật tìm cách bác bỏ Saccaka. Điều này được đặt cơ sở trên nhận xét rằng nếu bất cứ điều gì có thể được gọi là atta hay ngã của ta, ta có thể hoàn toàn kiểm soát nó.

Sự thực, chính quan điểm về atta này đã đưa đến mối quan hệ nối kết lô-gích giữa tam pháp ấn (tilakkhana), đó là vô thường (anicca), khổ (dukkha), và vô ngã (anatta). Cách hai đặc tính đầu đưa đến quan điểm vô ngã được trình bày như sau:

“Bất kỳ thứ gì vô thường là khổ (yad aniccam tam dukkham); bất kỳ thứ gì khổ là vô ngã (yam dukkham tad anatta).

Học thuyết vô ngã của Phật giáo được sử dụng như một phương thuốc cho việc chấm dứt niềm tin sai lầm này (sakkaya-ditthi-nirodha). Điều này cố gắng đạt được bằng tiến trình ngược lại, tức là bằng việc phủ định mỗi uẩn như là ngã thể, để loại bỏ tất cả khả năng cho việc xuất hiện khái niệm này. Kết luận cuối cùng của tiến trình phủ định này là rằng không có thứ nào trong năm uẩn hình thành nên con người kinh nghiệm có thể nhận diện như là tự ngã của ta.

Trong kinh Khemaka của Tương ưng bộ mà chúng tôi đề cập ở trên, có thuật lại rằng một vị Tỳ-kheo có tên là Khemaka nuôi dưỡng khái niệm “ta là” (asmiti) trong sự liên hệ với năm uẩn. Thế rồi những Tỳ-kheo khác có am hiểu hơn đã hỏi thầy: “Này hiền hữu Khemaka, hiền hữu muốn nói gì đến khái niệm ‘ta là’ này? Hiền hữu nói về ‘ta là’ như là thân thể hay là tách khỏi thân thể, là cảm thọ hay là tách khỏi cảm thọ, là tưởng hay là tách khỏi tưởng, là hành hay là tách khỏi hành, là thức hay là tách khỏi thức?” Từ ngữ cảnh của bản kinh, rõ ràng rằng những câu hỏi này được đặt ra cho Khemaka để thể hiện quan điểm đúng đắn, tức là khái niệm “ta là” không thể được áp dụng hoặc cho năm uẩn hay cho ‘thứ gì đó’ tách ra khỏi chúng. Điều này rõ ràng đặt ra sự thật rằng một ngã thể tồn tại độc lập không thể được tìm thấy bên trong năm uẩn hay bên ngoài chúng.

Biện luận khác mà nó được viện dẫn trong việc ủng hộ thuyết Siêu ngã được dựa trên bản kinh Người mang gánh nặng (Bharahara) mà nó xuất hiện trong Tương ưng bộ. Thật thú vị để lưu ý ở đây rằng bản kinh nói về một gánh nặng (bhara), một người mang gánh nặng (bharahara), nhấc gánh nặng lên (bharadana) và đặt gánh nặng xuống (bhara-nikkhepana). Ở đây gánh nặng có nghĩa là năm uẩn; người mang gánh nặng là con người; việc nhấc lên là tham ái và đặt xuống là Niết-bàn. Ở đây người đạt được Niết-bàn được gọi là ohita-bhara, tức là người đã đặt gánh nặng xuống. Sự thật rằng việc đề cập ở đây về một gánh nặng cũng như người mang nó đã làm xuất hiện sự suy đoán rằng có một người hay một ngã thể bên ngoài năm uẩn.

Tuy nhiên trường hợp khác có thể được trích dẫn ở đây ủng hộ cho một kết luận như vậy là kinh Na Tumhāka mà nó cũng xuất hiện ở trong Tương ưng bộ. Ở đây Đức Phật khuyên các Tỳ-kheo từ bỏ những gì không thuộc về họ vì lợi ích và hạnh phúc của chính họ. Đề cập này là cho năm uẩn (khandha) bởi vì không uẩn nào trong chúng có thể được xem là một tự ngã (atta) hay thứ gì đó liên quan đến một tự ngã (attaniya). Điều này dường như ngụ ý rằng, mặc dù năm uẩn không thuộc về họ, có thứ gì đó ở bên ngoài, mà nó thật sự thuộc về họ, một loại ngã siêu nghiệm mà nó không thể đồng nhất với bất kỳ uẩn nào trong năm uẩn.
(lượt trích.- Y. Karunadasa – Nguyên Hiệp dịch)

NGÃ- VÔ NGÃ- CHƠN NGÃ- TRUNG ẤM Vz_ngz10
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 41%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
316
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Những trích dẫn như trên chẳng giúp ích chúng ta thấy chúng ta là gì?
Nếu chúng ta THẬT SỰ Vô Ngã thì chúng ta NƯƠNG TỰA vào đâu?? (tứ đại?, ngũ uẩn?, không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) để thấy chúng ta Vô Ngã???
Một mặt chúng ta phải chứng nghiệm “không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý;”
Mặt khác, chúng ta có cả một vũ trụ rộng lớn.
VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP
John Daido Loori
Thị Giới dịch

Tại sao chúng ta vẫn hoàn toàn KHÔNG THỂ TỰ BIẾT chúng ta là gì?? (Vô Ngã?)
Bởi vì:
(Pháp bất tri pháp.)
Chúng ta không có KHẢ NĂNG BIẾT được chúng ta là gì????????

Tổ Long Thọ nói:

* Ngã bất đắc nghĩa là cái “Ta” chẳng dựng lập được. Vì cái ta vốn không thật có. Vì vậy cái ta không biết được ta.- bất đắc ,bất giác- (Pháp bất tri pháp.).- ĐTĐL-

nhân loại đang chấp thủ ngã và ngã sở (Ta, của ta) để chìm sâu vào sinh tử thì Đức Phật nói lên tiếng nói Vô ngã (không phải ta, không phải của ta).
Như vậy:
chúng ta có KHẢ NĂNG gì để tu hành??
chúng ta có KHẢ NĂNG gì để Ngộ Nhập Phật Tri Kiến??
chúng ta có KHẢ NĂNG gì để thấy Pháp Duyên Khởi??

Nói cho cùng "Kiến Tánh? Khởi Tu." vẫn chưa đến đâu?
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,100
Điểm tương tác
1,041
Điểm
113
Mạch chảy của dòng suối Vô Ngã.

1/. Mật nghĩa .- Khởi từ đêm thành Đạo.

a). Bối cảnh lịch sử:Miền Bắc Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Nền văn hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ Đà (Veda). Các bộ lạc du mục người Aryan đã mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Tây Bắc Ấn và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm trước công nguyên

Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí về vũ trụ. Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đà thành một tôn giáo (đạo Bà La Môn) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà La Môn là giai cấp thống trị. Tư tưởng luân hồi cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng Vệ Đà). Đạo Bà La Môn còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật, đó là Brahman (hay Phạm Thiên).

Tôn giáo gắn liền với nó là triết học phát triển mạnh tại Ấn Độ với sự xuất hiện rất nhiều hướng triết lý và cách hành đạo khác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau. Trong thời gian trước khi Phật Thích Ca thành đạo, đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết học lý luận cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí ma thuật, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh...
(lượt trích wiki)

Kính các Bạn. Có thể khái quát Tư Tưởng Tôn Giáo trước khi Đức Phật Thành Đạo.- Là một tổng thể Tôn Giáo Đa phần là Thần Quyền- Hữu Ngã. Nghĩa là con người thưở đó họ Chấp Đại Ngã và Tiểu Ngã, Quỳ lụy Thần Quyền.

* Đây là "Mật nghĩa" .- Đêm tối "Vô Minh" trước khi Sa Môn Cù Đàm- Sĩ Đạt Ta thành Đạo.

Trong đêm tâm tối đó. Bồ Tát Sĩ Đạt Ta. tư duy thiền định để tìm Chân Lý
NGÃ- VÔ NGÃ- CHƠN NGÃ- TRUNG ẤM Thzenh10
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top