Tánh của Phật Tánh

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật cho biết - ngài Sư Tử Hống Bồ tát :


“Vì khiến chúng sanh đầy đủ Thi-la-ba-la-mật nên rống như Sư Tử.
Sư Tử rống gọi là quyết định thuyết : “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Như Lai thường trụ không có biến đổi”.

http://thuvienhoasen.org/D_2-58_4-79_1-2_5-50_6-1_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, ý nghĩa chơn thật của câu : “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Như Lai thường trụ không biến đổi” là để khiến mọi người đầy đủ Thi la Ba la mật. Nhưng vì Thi la Ba la mật là nói về giới luật. Nên đức Phật đã gián tiếp cho chúng ta biết - Phật tánh - bảo vật của chúng ta sẽ giúp chúng ta đầy đủ giới luật - để tu pháp thường trụ không biến đổi của Như Lai.

Sở dĩ chúng ta phải tu pháp thường trụ. Là vì Phật tánh của chúng ta tuy là thường - nhưng vẫn còn bị phiền não che. Còn Phật tánh của Phật là thường trụ - không lúc nào bị che mờ. Và các đức Phật Như Lai được thường trụ là do tu tập. Cho nên, chúng ta diệt phiền não là để Phật tánh từ trạng thái thường còn - trở thành thường trụ.

Nhưng muốn tu pháp thường trụ thì chúng ta phải hiểu về Phật tánh. Phật tánh thì gồm có trí và tâm. Vì như chúng ta biết Phật tánh còn gọi là tâm Chơn Như. Cho nên Phật tánh là nói về Tâm. Và cũng trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói :

Phật tánh đã gọi là đệ nhứt nghĩa không, đệ nhứt nghĩa không gọi là trí huệ.”
Cho nên, Phật tánh cũng nói về trí huệ. Do đó, trí và tâm là hai phần của Phật tánh. Tâm thì có tâm vọng và tâm chơn. Vì vậy, Phật tánh là nói về tâm chơn. Còn trí của Phật tánh là trí huệ đệ nhứt nghĩa không.


Ngoài ra, trong phẩm Ai Thán - khi kể về nhóm người chơi thuyền làm rớt chìm ngọc lưu ly - dụ cho Phật tánh - đức Phật nói :

"Nhóm người ấy ,liền cùng nhau hụp lặn tìm ngọc, bóc nhằm hòn sõi viên đá, bụng mừng cho là ngọc, đến lúc đem ra khỏi nước mới rõ là không phải. Lúc ấy ngọc lưu ly vẫn ở dưới nước, do thế lực của ngọc mà nước hồ đều đứng trong. Bấy giờ nhóm người ấy mới nhìn thấy viên ngọc."

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-59_5-50_6-1_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, ngoài tâm và trí. Phật tánh còn có thế lực - làm cho tâm vọng không vọng động để chúng ta thấy được Phật tánh của mình.

Vì do nước hồ đứng trong nên mới nhìn thấy được viên ngọc. Trong khi chúng ta không thấy được Phật tánh của mình - là do chúng ta chạy theo sự suy xét phân biệt của tâm vọng. Cho nên, nước hồ là dụ cho sự suy xét phân biệt của tâm vọng. Còn nước hồ đứng trong - là diễn tả tâm vọng không vọng động.


Và trong kinh Thủ Lăng Nghiêm - quyển một - đức Phật nói với ngài A Nan :

“Nếu ông quyết-chấp cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời sự-nghiệp các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, riêng có toàn-tính”.
............
“Ông phải chính nơi tâm ông, suy-xét chín-chắn, nếu rời tiền-trần có tính phân-biệt, thì đó mới thật là tâm của ông”.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-748_5-50_6-4_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên tâm là tính hay-biết, suy-xét, phân biệt. Nếu chúng ta dụng cái hay biết tùy thuộc vào các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc - thì sự suy xét, phân biệt đó là của tâm vọng. Còn nếu chúng ta dụng cái biết không tùy thuộc vào các trần - thì có được sự suy xét, phân biệt của chơn tâm.

Nhưng vì tính hay biết và suy xét phân biệt là của tâm. Cho nên, khi chúng ta có sự hay biết - dù là do các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc làm duyên [hay không] - thì cũng liền có sự suy xét phân biệt. Do đó, chúng ta không thể từ cái hay biết tùy thuộc vào các trần - có được sự suy xét phân biệt của chơn tâm - nếu không nhờ vào thế lực của Phật tánh.

Vì dầu là sự suy xét phân biệt của tâm vọng - mà không vọng động - thì cũng thanh tịnh giống như sự suy xét phân biệt của chơn tâm vậy. Và chúng ta sẽ căn cứ vào lời Phật giảng về ba đặc tính của Phật tánh để tìm pháp tu thích hợp.


Trong ba phần của Phật tánh: tâm, trí và thế lực. Thì trí là trí huệ đệ nhứt nghĩa không. Còn tâm thì có tính hay biết, suy xét, phân biệt.

Và - tùy vào chỗ tâm nhận biết - tâm chia làm hai phần: tâm vọng và tâm chơn. Nếu chỗ hay biết tùy thuộc vào các trần - thì là của tâm vọng. Còn chỗ hay biết - không tùy thuộc vào các trần - thì là của chơn tâm. Và hiện chúng ta vì dụng cái hay biết của tâm vọng nên đang trong tình trạng mê lầm - không dụng được trí huệ đệ nhứt nghĩa không của Phật tánh.

Và mục đích chúng ta tu học Phật đạo là để có lại trí huệ đệ nhứt nghĩa không của Phật tánh. Và giữ cho trí huệ đệ nhứt nghĩa không của Phật tánh - được thường trụ. Vì trí huệ đệ nhứt nghĩa không của Phật tánh - không phải do tu tập mà có. Còn sự tu tập thì chỉ có thể làm cho trí huệ đệ nhứt nghĩa không của Phật tánh được thường trụ - mãi mãi không bị che mờ.


Và chúng ta sẽ luận giải về việc ứng dụng thế lực của Phật tánh để làm cho tâm vọng không vọng động.


Vì tính hay biết, suy xét, phân biệt là bản tính của tâm. Cho nên, dầu chúng ta có thấy hoa đốm cũng liền có sự suy xét phân biệt. Do đó, chúng ta có sự phân biệt đẹp xấu, đúng sai, thiện ác - là do chúng ta thấy: có đẹp có xấu, có đúng có sai, có thiện có ác. Vì vậy, sự phân biệt đẹp xấu, đúng sai, thiện ác dầu là của tâm vọng - cũng vẫn thuộc về tự tính. Cho nên, chúng ta không thể loại bỏ sự phân biệt đẹp xấu, đúng sai, thiện ác v.v…

Nhưng vì đối với hoa đốm mà khởi phân biệt - thì sự phân biệt đó là của tâm vọng. Và vì khi tâm vọng khởi thì trí bị che mờ. Cho nên, khiến chúng ta vọng động - chạy theo hoa đốm…


Nhưng vì Phật tánh có thế lực làm cho tâm vọng không vọng động. Nên vào lúc tâm vọng khởi phân biệt - chúng ta có thể dùng thế lực của Phật tánh để không chạy theo sự phân biệt của tâm vọng. Và chúng ta cũng vẫn thường sử dụng thế lực này của Phật tánh trong đời sống hằng ngày. Vì khi chúng ta khởi tham, sân, si do sự suy xét phân biệt của tâm vọng - vẫn có hai trường hợp xảy ra: đè nén được và không đè nén được. Chúng ta đè nén được là do nhờ vào thế lực của Phật tánh. Còn nếu như Phật tánh không có thế lực - thì chúng ta sẽ không thể đè nén được sự vọng động của tâm vọng.


Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng cần giữ - tâm vọng không vọng đọng. Vì nếu tâm vọng hướng về cái đúng, cái thiện, sự hoàn mỹ - thì cũng là tìm về chơn tính của Phật Tánh. Cho nên, sự vọng động trong trường hợp này lại rất cần thiết. Ví dụ như chúng ta tu học Phật đạo cũng là vì muốn thoát khổ, được lạc vậy…

Do đó, khi nào chúng ta muốn tâm vọng không vọng động - thì dùng sự quyết tâm của mình để phát huy thế lực của Phật tánh. Còn trong cuộc sống hàng ngày - thì chúng ta hãy thuận theo tự nhiên và tu sữa tâm dần dần… sẽ có lúc _ tâm trí hợp nhất. Vì khi tâm trở về được với bản thể thì tâm trí hợp nhất. Khi tâm trí hợp nhất - thì tâm vọng sẽ không còn vọng động nữa. Nhanh hay chậm là tùy vào sự chuyên cần tu sữa tâm và cái duyên sẵn có - của mỗi người. Và chúng ta cũng có thể nhờ vào thế lực này của Phật tánh - giúp chúng ta đầy đủ Thi la Ba la mật - để tu tập pháp thường trụ không biến đổi của Như Lai…
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa



<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
TÁNH CỦA PHẬT TÁNH


Tâm, trí cùng thế lực
Ba phần của Phật tánh
Tính tâm thì hay biết
Suy xét cùng phân biệt


Tùy vào nơi hay biết
Tâm phân làm chơn vọng
Biết - do duyên các trần
Sắc, thanh, hương, vị, xúc



Tâm vọng liền suy xét
Phân biệt rồi chạy theo
Trí sáng bị che mờ
Như mặt trời bị mây



Thế lực của Phật tánh
Khiến tâm vọng không động
Nên dùng làm thuốc chữa
Bệnh khởi vọng của tâm



Vì dầu tâm vọng khởi
Mà không chạy đuổi theo
Cũng đồng như không khởi
Vọng chơn hiệp thành một
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Vì thế lực của Phật tánh có thể làm cho tâm vọng không vọng động - chạy theo sự suy xét phân biệt của tâm vọng. Nên chúng ta có thể dùng thế lực này của Phật tánh - để đặng trí huệ đệ nhứt nghĩa không.

Vì dầu tâm vọng có khởi vọng mà không vọng động - thì tâm vọng cũng thanh tịnh như tâm chơn. Lúc bấy giờ thì tâm vọng và tâm chơn sẽ hiệp lại với nhau thành một. Và khi hai tâm: vọng và chơn hiệp lại thành một - thì trí không còn bị che mờ. Do đó, trí tâm hợp nhất.

Và khi trí tâm hợp nhất thì tâm vọng không thể khởi. Cho nên, dầu cái hay biết của chúng ta là do duyên với các trần: sắc, thanh, hương, vị ,xúc. Thì sự suy xét phân biệt của chúng ta vẫn là trí huệ đệ nhứt nghĩa không.

Và khi chúng ta đặng trí huệ đệ nhứt nghĩa không - thì sẽ có được cái biết - không duyên với các trần: sắc thanh, hương, vị, xúc.

Trong khi, chúng ta tu thiền cũng chỉ để có được cái biết - không duyên với các trần. Cho nên, phương pháp này của chúng ta cũng xem như một cách tu thiền.

Chúng ta sử dụng thế lực của Phật tánh trong việc giữ giới và tu sữa tâm.
Và cách sử dụng thế lực của Phật tánh - là sự quyết tâm.

Với cách tu tập đơn giản này - d/đ hy vọng tất cả chúng ta đều sớm đặng trí huệ đệ nhứt nghĩa không.

Nếu các Bạn có điều gì nghi ngờ - d/đ có thể giải thích thêm.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên