VO-NHAT-BAT-NHI

Tìm hiểu về Pháp Thân Phật.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Không phải Phật hết phiền não mà Phật biến thành PHIỀN NÃO thì mới thành Phật
Hi hi, bạn bị ý thức chi phối rồi.
Bạn nói như vậy là phỉ báng Phật. Vì sao? Phật hết phiền não là do ngài chứng ngộ bản tánh vốn có của chính mình chứ không cần phải biến thành cái gì cả. Càng không thể biến thành phiền não vì bản thân người chưa giác ngộ chính là hiện thân của phiền não, cần gì phải biến nữa chứ!


Viên ngọc ở đây là những thứ ta đem vứt đi: phân, cứt, rác, chất độc... Ta để nó nơi xa mình (viên ngọc đi mất giá trị). Phật thì trân quý nó, coi như bảo bối và vứt đi thứ tầm thường như danh vọng lợi dưỡng...
Hi hi, bạn thử nói xem: Viên ngọc là thí dụ cho điều gì trong Phật Pháp?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
72
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Hi hi, bạn bị ý thức chi phối rồi.
Bạn nói như vậy là phỉ báng Phật. Vì sao? Phật hết phiền não là do ngài chứng ngộ bản tánh vốn có của chính mình chứ không cần phải biến thành cái gì cả. Càng không thể biến thành phiền não vì bản thân người chưa giác ngộ chính là hiện thân của phiền não, cần gì phải biến nữa chứ!


Hi hi, bạn thử nói xem: Viên ngọc là thí dụ cho điều gì trong Phật Pháp?
Bác biết ngôn từ quá khứ mà không biết ngôn từ hiện tại. Y ý bất y ngữ nhé. Bác bỏ tương lai thích quá khứ nhưng khổ nỗi quá khứ ngày một xa, tương lai càng đến gần.
Viên ngọc là cái KHỔ đó bác, nó nằm ở bãi cứt, bãi phân, rác thải, cái mình bỏ đi...
Nói nhỏ với bác tí : Bác biết được cái RỘP RỘP thì bác mới biết đến tôi nhé
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
72
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Bác biết ngôn từ quá khứ mà không biết ngôn từ hiện tại. Y ý bất y ngữ nhé. Bác bỏ tương lai thích quá khứ nhưng khổ nỗi quá khứ ngày một xa, tương lai càng đến gần.
Viên ngọc là cái KHỔ đó bác, nó nằm ở bãi cứt, bãi phân, rác thải, cái mình bỏ đi...
Nói nhỏ với bác tí : Bác biết được cái RỘP RỘP thì bác mới biết đến tôi nhé
Phật ở đây giống như Phạt. Chịu bị phạt đó. Phật với Phạt na ná danh tự thôi.
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
72
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Kính mong Thầy giải đáp, ở trong bài viết, viết: Vũ Trụ không do ai tạo ra, mà do "Nhân Duyên Sanh".- Đức Phật cũng cô động Vũ Trụ chính là Pháp Thân Phật.

Như vậy thì thành ra Pháp Thân Phật lại do "Nhân Duyên Sanh"?
Vũ trụ là Vũ trụ thôi. Là pháp thân nhưng không riêng gì thân Phật, có cả thân Ma nữa. Nói pháp thân Phật là thiếu sót đó
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Bác biết ngôn từ quá khứ mà không biết ngôn từ hiện tại. Y ý bất y ngữ nhé. Bác bỏ tương lai thích quá khứ nhưng khổ nỗi quá khứ ngày một xa, tương lai càng đến gần.
Viên ngọc là cái KHỔ đó bác, nó nằm ở bãi cứt, bãi phân, rác thải, cái mình bỏ đi...
Nói nhỏ với bác tí : Bác biết được cái RỘP RỘP thì bác mới biết đến tôi nhé
Hi hi hi, Ý bạn chẳng thông Phật Lý thì tất nhiên sẽ phát ngôn ra những điều bất nhất.
Bạn phải nên học lại chữ nghĩa: Phật là bậc toàn giác hay giác ngộ hoàn toàn. Cho nên theo nghĩa chánh thống này thì bạn phát ngôn về Phật mà còn tu còn biến này kia là trật!

Kế nữa, bạn không biết câu chuyện Viên Ngọc và bạn chưa biết Viên Ngọc.
KHỔ là cái đưa đến con đường tu, nó là phương tiện, không phải viên ngọc. Vì tu là để hết khổ. Nói Viên Ngọc = Khổ thì chẳng khác nào là thứ cuối cùng khi thành Phật lại vứt bỏ đi.

Viên Ngọc phải là cái đem lại AN LẠC cuối cùng; mà cái An Lạc là không còn KHỔ. Do vậy, bạn nói KHỔ là Ngọc thì lầm to.

VIÊN NGỌC là gì? Chính là Ông Phật vốn có trong tâm bạn đó, không có hiện tại, quá khứ, vị lai. Cuối cùng bạn tu hành gạn bỏ hết nguyên nhân đưa đến khổ thì ÔNG PHẬT của bạn mới hiển lộ, được an vui vĩnh viễn.

Chúng ta hiện nay như những viên ngọc trong bùn dơ, tuy rằng Ngọc ấy không gì làm hư hại được nhưng do bùn dơ che lấp nên không thể tỏa ra ánh sáng an lạc vị diệu; chỉ cần biết mình có viên ngọc và tu học để bùn nhơ được tan biến thì ánh sáng của ngọc tự thân nó phát ra, đem đến an lạc vĩnh viễn vì an lạc này do tác dụng của chính bản thân của ngọc, không đến từ bên ngoài.
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
VIÊN NGỌC là gì? Chính là Ông Phật vốn có trong tâm bạn đó, không có hiện tại, quá khứ, vị lai. Cuối cùng bạn tu hành gạn bỏ hết nguyên nhân đưa đến khổ thì ÔNG PHẬT của bạn mới hiển lộ, được an vui vĩnh viễn.

Chúng ta hiện nay như những viên ngọc trong bùn dơ, tuy rằng Ngọc ấy không gì làm hư hại được nhưng do bùn dơ che lấp nên không thể tỏa ra ánh sáng an lạc vị diệu; chỉ cần biết mình có viên ngọc và tu học để bùn nhơ được tan biến thì ánh sáng của ngọc tự thân nó phát ra, đem đến an lạc vĩnh viễn vì an lạc này do tác dụng của chính bản thân của ngọc, không đến từ bên ngoài.

Hề hề,

Đúng là VNBN, nhãn hiệu cầu chứng tại...diễn đàn, hề hề

Hết Khổ thì an vui là Khổ diệt đế. Vậy "Ông Phật" của VNBN có cũng như không, có ông cũng an vui mà không có ông cũng an vui, hề hề nên gọi "Ông Phật" của VNBN là ông phổng.

Ngọc trong Diệu Pháp là "Ngọc trong chéo áo" qua tay VNBN thành ra "Viên ngọc trong bùn nhơ". Vâng, ngọc thì vốn có nhưng "không đến từ bên ngoài" thì làm sao mà biết "trong bùn có ngọc", lấy gì mà làm cho "Bùn nhơ tan biến".
Hề hề, cái gì cũng "tự tui", "do tui" vì "ngọc của tui", và độc nhất vô nhị hơn nữa khi nói thì "tự tánh mình..." này kia nhưng khi hô khấu hiệu thì bô bô "Mạt pháp, mạt pháp...A Di Đà, A di đà...Tha lực, tha lực...", hề hề.


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
72
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Bác biết ngôn từ quá khứ mà không biết ngôn từ hiện tại. Y ý bất y ngữ nhé. Bác bỏ tương lai thích quá khứ nhưng khổ nỗi quá khứ ngày một xa, tương lai càng đến gần.
Viên ngọc là cái KHỔ đó bác, nó nằm ở bãi cứt, bãi phân, rác thải, cái mình bỏ đi...
Nói nhỏ với bác tí : Bác biết được cái RỘP RỘP thì bác mới biết đến tôi nhé

Hi hi hi, Ý bạn chẳng thông Phật Lý thì tất nhiên sẽ phát ngôn ra những điều bất nhất.
Bạn phải nên học lại chữ nghĩa: Phật là bậc toàn giác hay giác ngộ hoàn toàn. Cho nên theo nghĩa chánh thống này thì bạn phát ngôn về Phật mà còn tu còn biến này kia là trật!

Kế nữa, bạn không biết câu chuyện Viên Ngọc và bạn chưa biết Viên Ngọc.
KHỔ là cái đưa đến con đường tu, nó là phương tiện, không phải viên ngọc. Vì tu là để hết khổ. Nói Viên Ngọc = Khổ thì chẳng khác nào là thứ cuối cùng khi thành Phật lại vứt bỏ đi.

Viên Ngọc phải là cái đem lại AN LẠC cuối cùng; mà cái An Lạc là không còn KHỔ. Do vậy, bạn nói KHỔ là Ngọc thì lầm to.

VIÊN NGỌC là gì? Chính là Ông Phật vốn có trong tâm bạn đó, không có hiện tại, quá khứ, vị lai. Cuối cùng bạn tu hành gạn bỏ hết nguyên nhân đưa đến khổ thì ÔNG PHẬT của bạn mới hiển lộ, được an vui vĩnh viễn.

Chúng ta hiện nay như những viên ngọc trong bùn dơ, tuy rằng Ngọc ấy không gì làm hư hại được nhưng do bùn dơ che lấp nên không thể tỏa ra ánh sáng an lạc vị diệu; chỉ cần biết mình có viên ngọc và tu học để bùn nhơ được tan biến thì ánh sáng của ngọc tự thân nó phát ra, đem đến an lạc vĩnh viễn vì an lạc này do tác dụng của chính bản thân của ngọc, không đến từ bên ngoài.
Em chỉ ngẫu ích lợi vậy thôi, như người cầm cương điều khiển đó.
Tu để hết khổ là tham vui đó. Cái này tự mình biết thôi đừng nói ra. Hơn nữa nếu chấp luôn tu là đi tìm vui bỏ lại cái khổ thì KHỔ quả (Phật) mất mà bản thân lại đoạ làm VUI quả (Ma).
Hiểu ông Phật vốn có là dễ nhầm lẫn l. Hiểu ai cũng có Phật tánh thì đúng hơn, bởi vì bình đẳng luân hồi, bình đẳng nhân quả, bình đẳng vay trả, bình đẳng hệ quả, bình đẳng liên hệ, bình đẳng liên quan, bình đẳng liên đới...lúc nào nó cũng hiện hữu, nó có sẵn cái Phật, cái Khổ trong đó (duy long). Cho nên gọi là viên ngọc có sẵn.
Không biết bác có ngộ cái Lộn Xộn Phật hay không nhưng bác rất cứng nhắc cái Khuôn Danh Tự. Bác phải biết danh tự đời đời nó đổi dời, biến dịch bất định. Chấp cứng danh tự là Ma Vui của bác đấy
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
72
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Hề hề,

Đúng là VNBN, nhãn hiệu cầu chứng tại...diễn đàn, hề hề

Hết Khổ thì an vui là Khổ diệt đế. Vậy "Ông Phật" của VNBN có cũng như không, có ông cũng an vui mà không có ông cũng an vui, hề hề nên gọi "Ông Phật" của VNBN là ông phổng.

Ngọc trong Diệu Pháp là "Ngọc trong chéo áo" qua tay VNBN thành ra "Viên ngọc trong bùn nhơ". Vâng, ngọc thì vốn có nhưng "không đến từ bên ngoài" thì làm sao mà biết "trong bùn có ngọc", lấy gì mà làm cho "Bùn nhơ tan biến".
Hề hề, cái gì cũng "tự tui", "do tui" vì "ngọc của tui", và độc nhất vô nhị hơn nữa khi nói thì "tự tánh mình..." này kia nhưng khi hô khấu hiệu thì bô bô "Mạt pháp, mạt pháp...A Di Đà, A di đà...Tha lực, tha lực...", hề hề.


Trừng Hải
Muốn hết Khổ thì phải biến thành cái Khổ, biến mình từ cái Vui của mình thành cái Khổ của mình. Cái đấy là cái Khó. Cái Khó đó làm được sẽ đắc Pháp Thân Phật à nhầm Pháp Thân Khổ, như vậy sẽ dược Đạt Ma
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
72
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Em chỉ ngẫu ích lợi vậy thôi, như người cầm cương điều khiển đó.
Tu để hết khổ là tham vui đó. Cái này tự mình biết thôi đừng nói ra. Hơn nữa nếu chấp luôn tu là đi tìm vui bỏ lại cái khổ thì KHỔ quả (Phật) mất mà bản thân lại đoạ làm VUI quả (Ma).
Hiểu ông Phật vốn có là dễ nhầm lẫn l. Hiểu ai cũng có Phật tánh thì đúng hơn, bởi vì bình đẳng luân hồi, bình đẳng nhân quả, bình đẳng vay trả, bình đẳng hệ quả, bình đẳng liên hệ, bình đẳng liên quan, bình đẳng liên đới...lúc nào nó cũng hiện hữu, nó có sẵn cái Phật, cái Khổ trong đó (duy long). Cho nên gọi là viên ngọc có sẵn.
Không biết bác có ngộ cái Lộn Xộn Phật hay không nhưng bác rất cứng nhắc cái Khuôn Danh Tự. Bác phải biết danh tự đời đời nó đổi dời, biến dịch bất định. Chấp cứng danh tự là Ma Vui của bác đấy
Bác VNBN nên chấp nhận cái Lộn Xộn, Bê Tha, Bê Bối, XOÀNG, XUỒNG XÃ...để thấy được cái hay cái dở thì mới Đúng Đường nhé
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Em chỉ ngẫu ích lợi vậy thôi, như người cầm cương điều khiển đó.
Tu để hết khổ là tham vui đó. Cái này tự mình biết thôi đừng nói ra. Hơn nữa nếu chấp luôn tu là đi tìm vui bỏ lại cái khổ thì KHỔ quả (Phật) mất mà bản thân lại đoạ làm VUI quả (Ma).
Hiểu ông Phật vốn có là dễ nhầm lẫn l. Hiểu ai cũng có Phật tánh thì đúng hơn, bởi vì bình đẳng luân hồi, bình đẳng nhân quả, bình đẳng vay trả, bình đẳng hệ quả, bình đẳng liên hệ, bình đẳng liên quan, bình đẳng liên đới...lúc nào nó cũng hiện hữu, nó có sẵn cái Phật, cái Khổ trong đó (duy long). Cho nên gọi là viên ngọc có sẵn.
Không biết bác có ngộ cái Lộn Xộn Phật hay không nhưng bác rất cứng nhắc cái Khuôn Danh Tự. Bác phải biết danh tự đời đời nó đổi dời, biến dịch bất định. Chấp cứng danh tự là Ma Vui của bác đấy
Bạn chê VNBN cố chấp văn tự nhưng khi VNBN dùng từ "ông Phật vốn có" thì lại bắt bẻ, lời nói của bạn không đi đôi với hành động rồi.

Tu là để hết khổ; nếu chẳng hết khổ thì tu làm gì. Quan trọng là như thế nào mới gọi là Hết Khổ!

Bạn không hiểu "Hết Khổ" là như thế nào; lại phán VNBN cầu vui thì cực đoan rồi.

Muốn hết Khổ thì phải biến thành cái Khổ, biến mình từ cái Vui của mình thành cái Khổ của mình. Cái đấy là cái Khó. Cái Khó đó làm được sẽ đắc Pháp Thân Phật à nhầm Pháp Thân Khổ, như vậy sẽ dược Đạt Ma
Nói đúng hơn là phải nhận thức được bản chất của Khổ: Nguyên Nhân, con đường đi và cách thức làm cho khổ diệt.

Ở đây, muốn hết khổ thì bạn phải nhận thức đúng đắn về "Viên Ngọc" hay Phật Tánh đó. Từ đó vạch ra cách thức tu tập cho phù hợp với mình,.... để cuối cùng sống được với Viên Ngọc đó thì là hết khổ.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Hề hề,

Đúng là VNBN, nhãn hiệu cầu chứng tại...diễn đàn, hề hề

Hết Khổ thì an vui là Khổ diệt đế. Vậy "Ông Phật" của VNBN có cũng như không, có ông cũng an vui mà không có ông cũng an vui, hề hề nên gọi "Ông Phật" của VNBN là ông phổng.

Ngọc trong Diệu Pháp là "Ngọc trong chéo áo" qua tay VNBN thành ra "Viên ngọc trong bùn nhơ". Vâng, ngọc thì vốn có nhưng "không đến từ bên ngoài" thì làm sao mà biết "trong bùn có ngọc", lấy gì mà làm cho "Bùn nhơ tan biến".
Hề hề, cái gì cũng "tự tui", "do tui" vì "ngọc của tui", và độc nhất vô nhị hơn nữa khi nói thì "tự tánh mình..." này kia nhưng khi hô khấu hiệu thì bô bô "Mạt pháp, mạt pháp...A Di Đà, A di đà...Tha lực, tha lực...", hề hề.


Trừng Hải
Hi hi, trạch pháp của Ngài cũng còn chưa thông lắm!

Hề hề,

Trạch pháp là xác quyết chân lý và phi chân lý không phải thông hay không thông.

Khổ diệt trong Nhất Thừa là không còn gốc rễ gây ra cái khổ; gốc rễ đó là Vô Minh. Như vậy, khổ diệt nghĩa là Vô Minh không còn. Vô minh không còn thì cái vui đó ở đâu ra? Đương nhiên không phải do vô minh. Vậy thì do đâu; do "Ông Phật vốn có" ấy. Như vậy cái vui là tác dụng của Ông Phật ấy đó. Ngài chẳng thông nên mới thấy không có tác dụng.

Hề hề
Muốn nói hết Vô minh cũng được. Nhưng "Hết Vô minh tức Phật Đà" nên hề hề,"Ông Phật vốn có" thành ông phổng.

"Ngọc trong chéo áo" hay "Ngọc trong bùn dơ" thì cũng là nói viên ngọc; còn chéo hay bùn dơ cũng là như nhau: chéo áo nghĩa là ẩn, che đậy; bùn dơ cũng thế. Thế mà Ngài cũng lôi ra bắt bẻ.

Hề hề,
Trích dẫn thí dụ trong Kinh thì phải cho đúng. Không đúng thì thành tam sao thất bổn mà mang trọng nghiệp như chư cổ nhân nói "Ly kinh nhất tự thành ma thuyết"


Ngài nói: ngọc thì vốn có nhưng "không đến từ bên ngoài" thì làm sao mà biết "trong bùn có ngọc", lấy gì mà làm cho "Bùn nhơ tan biến".
Ngọc tự thân bất hoại nhưng "cái biết" về sự hiện diện của viên ngọc thì là hai khía cạnh tương ưng nhau trong một nhất thể là ngọc!
Cái gọi là "ngọc" là tự thân của ngọc, sẵn có; không do bất kì điều gì từ bên ngoài làm ra. Như vậy, cái gọi viện ngọc của mình thì không phải đến từ bên ngoài rồi, nhờ vậy cuối cùng mới có sự an vui vĩnh viễn.

Còn "cái biết" là tác dụng của viên ngọc đối với nhân duyên bên ngoài đưa đến. Cho nên muốn biết phải cần sự trợ duyên từ bên ngoài.
Tóm lại: ngọc thì sẵn có, còn "cái biết về ngọc" thì không sẵn có mà là tác dụng sau này của ngọc khi hội đủ nhân duyên.


Hề hề,
Cực hí tiếu, hề hề, "cái biết" với "sự hiện diện của viên ngọc" là tương ưng nhau nên là "nhất thể"; cái "nhất thể" này lại thuộc chủ thể (Vì ngọc là của VNBN) vậy thì tìm ngọc, làm cho ngọc sạch bùn làm cái cóc gì bởi chính nó vốn là chủ thể hề hề, "biết tuốt" rồi.

VNBN thường hỏi các vị rằng: trước khi làm loài hữu tình (có thấy biết) thì các vị đã trãi qua trạng thái gì?
Tất cả các thành viên điều tránh né!
Thôi nay VNBN nói luôn: trước khi tồn tại dưới dạng hữu tình chúng sanh thì mỗi cá nhân đều phải trãi qua thời kì tâm tối dưới dạng vô tình chúng sanh (các hiện tượng không có tri giác như đất đá, cỏ cây,....). Nhưng phải hiểu là đó là tác dụng của Viên ngọc ứng đối với các nhân duyên chứ bản thân viên ngọc không hề đổi khác bản chất tự nó bên trong đâu nhé. Chắc chắn, nhiều bạn sẽ
bở ngỡ với câu trả lời này.

Hề hề,
Theo Duy vật thực nghiệm hiện đại thì khởi đầu của sự sống chỉ là các tổ hợp hữu cơ được sinh ra bởi điều kiện vật lý lúc trái đất hình thành sau đó mới tạo thành đơn bào; đơn bào này trải qua hàng tỷ năm mới hình thành hệ động thực vật trên trái đất trong đó có con người. Nói vậy có nhanh hơn không VNBN, hề hề?

Trừng Hải
 
Sửa bởi Amin:

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
72
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Bạn chê VNBN cố chấp văn tự nhưng khi VNBN dùng từ "ông Phật vốn có" thì lại bắt bẻ, lời nói của bạn không đi đôi với hành động rồi.

Tu là để hết khổ; nếu chẳng hết khổ thì tu làm gì. Quan trọng là như thế nào mới gọi là Hết Khổ!
Bạn không hiểu "Hết Khổ" là như thế nào; lại phán VNBN cầu vui thì cực đoan rồi.


Nói đúng hơn là phải nhận thức được bản chất cuả Khổ: Nguyên Nhân, con đường đi và cách thức làm cho khổ diệt.

Ở đây, muốn hết khổ thì bạn phải nhận thức đúng đắn về "Viên Ngọc" hay Phật Tánh đó. Từ đó vạch ra cách thức tu tập cho phù hợp với mình,.... để cuối cùng sống được với Viên Ngọc đó thì là hết khổ.
Bác sai rồi nhé. Tìm vui sẽ không thấy vui đâu, sẽ thấy càng ngày càng khổ hơn thôi. Khi đó bác phải nhận mình không bao giờ được vui nữa và phải nhận khổ mãi thì mới có đường An Vui nhé.
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
72
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Bạn chê VNBN cố chấp văn tự nhưng khi VNBN dùng từ "ông Phật vốn có" thì lại bắt bẻ, lời nói của bạn không đi đôi với hành động rồi.

Tu là để hết khổ; nếu chẳng hết khổ thì tu làm gì. Quan trọng là như thế nào mới gọi là Hết Khổ!
Bạn không hiểu "Hết Khổ" là như thế nào; lại phán VNBN cầu vui thì cực đoan rồi.


Nói đúng hơn là phải nhận thức được bản chất của Khổ: Nguyên Nhân, con đường đi và cách thức làm cho khổ diệt.

Ở đây, muốn hết khổ thì bạn phải nhận thức đúng đắn về "Viên Ngọc" hay Phật Tánh đó. Từ đó vạch ra cách thức tu tập cho phù hợp với mình,.... để cuối cùng sống được với Viên Ngọc đó thì là hết khổ.
Chỉ có chịu Khổ mới được An Vui, chỉ có làm Phật thì mới đạt Ma.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Bác sai rồi nhé. Tìm vui sẽ không thấy vui đâu, sẽ thấy càng ngày càng khổ hơn thôi. Khi đó bác phải nhận mình không bao giờ được vui nữa và phải nhận khổ mãi thì mới có đường An Vui nhé.

Hề hề,

Phải mất hơn tháng trời mới biết lập luận của Anh Duy # Duy Long Nhân này. Cái mà thế gian cho là vui thì nên xem như là Khổ; cái thế gian xem là Khổ thì nên cho là vui tức đảo ngược cái Điên đảo kiến.
Cũng chỉ là tiểu xảo làm mới ngôn ngữ nhưng cũng thú vị, hề hề


Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Bác sai rồi nhé. Tìm vui sẽ không thấy vui đâu, sẽ thấy càng ngày càng khổ hơn thôi. Khi đó bác phải nhận mình không bao giờ được vui nữa và phải nhận khổ mãi thì mới có đường An Vui nhé.
Hi hi, đây không phải tìm vui mà chỉ ra đạo lộ đưa đến vui nha bạn.
Bạn không thấy đạo lộ ấy thì sẽ như người tu mù vậy.
Bạn không biết cái vui chân chánh thì sẽ lạc đường.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Hi hi, trạch pháp của Ngài cũng còn chưa thông lắm!

Hề hề,

Trạch pháp là xác quyết chân lý và phi chân lý không phải thông hay không thông.

Khổ diệt trong Nhất Thừa là không còn gốc rễ gây ra cái khổ; gốc rễ đó là Vô Minh. Như vậy, khổ diệt nghĩa là Vô Minh không còn. Vô minh không còn thì cái vui đó ở đâu ra? Đương nhiên không phải do vô minh. Vậy thì do đâu; do "Ông Phật vốn có" ấy. Như vậy cái vui là tác dụng của Ông Phật ấy đó. Ngài chẳng thông nên mới thấy không có tác dụng.

Hề hề
1. Muốn nói hết Vô minh cũng được. Nhưng "Hết Vô minh tức Phật Đà" nên hề hề,"Ông Phật vốn có" thành ông phổng.

"Ngọc trong chéo áo" hay "Ngọc trong bùn dơ" thì cũng là nói viên ngọc; còn chéo hay bùn dơ cũng là như nhau: chéo áo nghĩa là ẩn, che đậy; bùn dơ cũng thế. Thế mà Ngài cũng lôi ra bắt bẻ.

Hề hề,
2. Trích dẫn thí dụ trong Kinh thì phải cho đúng. Không đúng thì thành tam sao thất bổn mà mang trọng nghiệp như chư cổ nhân nói "Ly kinh nhất tự thành ma thuyết"


Ngài nói: ngọc thì vốn có nhưng "không đến từ bên ngoài" thì làm sao mà biết "trong bùn có ngọc", lấy gì mà làm cho "Bùn nhơ tan biến".
Ngọc tự thân bất hoại nhưng "cái biết" về sự hiện diện của viên ngọc thì là hai khía cạnh tương ưng nhau trong một nhất thể là ngọc!
Cái gọi là "ngọc" là tự thân của ngọc, sẵn có; không do bất kì điều gì từ bên ngoài làm ra. Như vậy, cái gọi viện ngọc của mình thì không phải đến từ bên ngoài rồi, nhờ vậy cuối cùng mới có sự an vui vĩnh viễn.

Còn "cái biết" là tác dụng của viên ngọc đối với nhân duyên bên ngoài đưa đến. Cho nên muốn biết phải cần sự trợ duyên từ bên ngoài.
Tóm lại: ngọc thì sẵn có, còn "cái biết về ngọc" thì không sẵn có mà là tác dụng sau này của ngọc khi hội đủ nhân duyên.


Hề hề,
3. Cực hí tiếu, hề hề, "cái biết" với "sự hiện diện của viên ngọc" là tương ưng nhau nên là "nhất thể"; cái "nhất thể" này lại thuộc chủ thể (Vì ngọc là của VNBN) vậy thì tìm ngọc, làm cho ngọc sạch bùn làm cái cóc gì bởi chính nó vốn là chủ thể hề hề, "biết tuốt" rồi.

VNBN thường hỏi các vị rằng: trước khi làm loài hữu tình (có thấy biết) thì các vị đã trãi qua trạng thái gì?
Tất cả các thành viên điều tránh né!
Thôi nay VNBN nói luôn: trước khi tồn tại dưới dạng hữu tình chúng sanh thì mỗi cá nhân đều phải trãi qua thời kì tâm tối dưới dạng vô tình chúng sanh (các hiện tượng không có tri giác như đất đá, cỏ cây,....). Nhưng phải hiểu là đó là tác dụng của Viên ngọc ứng đối với các nhân duyên chứ bản thân viên ngọc không hề đổi khác bản chất tự nó bên trong đâu nhé. Chắc chắn, nhiều bạn sẽ
bở ngỡ với câu trả lời này.

Hề hề,
4. Theo Duy vật thực nghiệm hiện đại thì khởi đầu của sự sống chỉ là các tổ hợp hữu cơ được sinh ra bởi điều kiện vật lý lúc trái đất hình thành sau đó mới tạo thành đơn bào; đơn bào này trải qua hàng tỷ năm mới hình thành hệ động thực vật trên trái đất trong đó có con người. Nói vậy có nhanh hơn không VNBN, hề hề?

Trừng Hải
Hihi hi
+Muốn nói hết Vô minh cũng được. Nhưng "Hết Vô minh tức Phật Đà" nên hề hề,"Ông Phật vốn có" thành ông phổng.
>Nghĩa đơn giản nhưng cố tình không hiểu sao. Thí dụ như mặt trời khi mây che thì tác dụng của mặt trời lên mây che là tạo ra bóng đen; khi mây che tan biến thì ánh sáng ấy chiếu suốt mười phương. Ông Phật ấy đâu phải đợi tới lúc "hết vô minh" mới tác dụng mà từ xưa giờ đã như thế, nay "hết vô minh" thì ánh sáng chiếu ra toàn phần không ngăn ngại.
+Trích dẫn thí dụ trong Kinh thì phải cho đúng. Không đúng thì thành tam sao thất bổn mà mang trọng nghiệp như chư cổ nhân nói "Ly kinh nhất tự thành ma thuyết"

>Đoạn đó, VNBN không hề nói là trích kinh điển, chỉ mượn từ Viên Ngọc và nói theo ngôn ngữ bản thân. Khi nào, VNBN nói lấy từ Kinh Điển mà nói sai thì quở trách là đúng. Ngài làm khó rồi.
+Cực hí tiếu, hề hề, "cái biết" với "sự hiện diện của viên ngọc" là tương ưng nhau nên là "nhất thể"; cái "nhất thể" này lại thuộc chủ thể (Vì ngọc là của VNBN) vậy thì tìm ngọc, làm cho ngọc sạch bùn làm cái cóc gì bởi chính nó vốn là chủ thể hề hề, "biết tuốt" rồi.

>Đó là khi đã thành Phật rồi thì mới có thể nói "cái biết" với "sự hiện diện của viên ngọc" là tương ưng nhau". Còn bây giờ vẫn chưa thành Phật thì sự tương ưng chưa đầy đủ.
Quá trình từ vô minh đến giác ngộ, trãi qua nhiều giai đoạn:
Người còn mù mờ sơ cơ thì phải tìm hiểu, tìm hiểu xem mình là cái gì, tại sao khổ,....
Khổ là do sự hiện diện của bùn nhơ. Nếu đoạn bùn nhơ cầu thoát luân hồi mà chẳng biết mình là gì thì rơi vào nhị thừa. Ở đây, phải nhờ Phật khai ngộ cho mới biết "mình là cái gì".
Khi đã biết "mình là cái gì" thì mới có thể tu tập thành Phật.
Bản thân Ngài, cũng từng là chúng sanh vô minh ngu muội, có những lúc không hề biết đến Phật Pháp,... thì "cái tuốt" ở Ngài chưa có; mà chỉ là 6 thức. Từ chỗ 6 thức này gặp Phật Pháp lần lần tu tập thu nhiếp lục căn, xóa bỏ sự phân biệt nhị nguyên trong tình thức thì mới được cái "biết" giải thoát luân hồi. Nhưng để "biết tuốt" thì hôm nay đây bản thân Ngài vẫn chưa được.
Do đó, Ngài cũng nên nghiên cứu: Viên ngọc ấy vi diệu nhưng chính nó góp phần tạo ra vô minh và cũng chính nó đủ duyên thì mới giác ngộ biết tuốt!

+ Theo Duy vật thực nghiệm hiện đại thì khởi đầu của sự sống chỉ là các tổ hợp hữu cơ được sinh ra bởi điều kiện vật lý lúc trái đất hình thành sau đó mới tạo thành đơn bào; đơn bào này trải qua hàng tỷ năm mới hình thành hệ động thực vật trên trái đất trong đó có con người. Nói vậy có nhanh hơn không VNBN, hề hề?

Đó là lý thuyết sai lầm. VNBN không cùng tư tưởng đó.
Sự sống của vũ trụ pháp giới không có khởi đầu, không có kết thúc,..... (đã nói nhiều).
Vũ trụ pháp giới "luôn đầy đủ các pháp, không thiếu pháp nào" nhưng "bản thân Ngài" thì lần lượt mà nhận các pháp từ hình thức tồn tại thấp đến hình thức tồn tại cao.
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,528
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Cái gọi là "ngọc" là tự thân của ngọc, sẵn có; không do bất kì điều gì từ bên ngoài làm ra. Như vậy, cái gọi viện ngọc của mình thì không phải đến từ bên ngoài rồi, nhờ vậy cuối cùng mới có sự an vui vĩnh viễn.
! - = "ngọc" ẤY = LÀ MỘT HIỆN TRẠNG ( PHÁP ) ĐỘC LẬP ,TỰ CHỦ ( KHÔNG TƯƠNG TÁC VỚI NGOẠI LAI =...sắn có,không do bất kỳ điều gì từ bên ngoài làm ra ) ???!...= VẬY : PHÁP ẤY CÓ PHẢI LÀ CÓ : NGÃ TÁNH !...

...
Cái gọi là "ngọc" là tự thân của ngọc, sẵn có; không do bất kì điều gì từ bên ngoài làm ra. Như vậy, cái gọi viện ngọc của mình thì không phải đến từ bên ngoài rồi, nhờ vậy cuối cùng mới có sự an vui vĩnh viễn.
Thôi nay VNBN nói luôn: trước khi tồn tại dưới dạng hữu tình chúng sanh thì mỗi cá nhân đều phải trãi qua thời kì tâm tối dưới dạng vô tình chúng sanh (các hiện tượng không có tri giác như đất đá, cỏ cây,....). Nhưng phải hiểu là đó là tác dụng của Viên ngọc ứng đối với các nhân duyên chứ bản thân viên ngọc không hề đổi khác bản chất tự nó bên trong đâu nhé. Chắc chắn, nhiều bạn sẽ bở ngỡ với câu trả lời này.
- Theo Những Đoạn Văn Trên, Mình Có Thể Hiểu Là : " ngọc" là tự thân của ngọc , sẵn có ; không có bất kỳ điều gì từ bên ngoài làm ra,"...=VẬY : CÓ SẴN PHÁP ĐỂ THÀNH =A - NẬU ĐA -LA TAM -DIỂU TAM -BỒ -ĐÀ Sao ! ??? ...Hả VNBN ?

KINH KIM CƯƠNG ( Trang 38 -Biên dịch : Thiều Chửu )
..." Vì thực không có PHÁP GÌ KHIẾN CHO TA ĐƯỢC ĐẠO A-LỐC ĐA-LA TAM-DIỂU TAM-BỒ-ĐỀ cho nên đức Phật Nhiên Đăng mới thụ ký cho ta mà nói rằng : " Sang đời sau này ,ông sẽ thành Phật ,hiệu là Thích Ca Mâu Ni ". Bởi cớ sao thế ? Vì NHƯ LAI ĐÓ TỨC LÀ CÁI NGHĨA NHƯ NHƯ CỦA MỌI PHÁP. Nếu có người nào nói NHƯ LAI ĐƯỢC ĐẠO A-LỐC ĐA-LA TAM-DIỂU TAM-BỒ-ĐỀ thì ông Tu-Bồ-Đè này! THỰC KHÔNG CÓ PHÁP GÌ KHIẾN CHO PHẬT ĐƯỢC ĐẠO A-LỐC ĐA-LA TAM-DIỂU TAM-BỒ-ĐỀ Đâu .Ông Tu-BHoof-Đề ơi ! CÁI ĐẠO A-LỐC ĐA-LA TAM-DIỂU TAM-BỒ-ĐỀ MÀ NHƯ LAI ĐÃ ĐƯỢC ĐÓ Ở TRONG ĐÓ KHÔNG THỰC CŨNG KHÔNG HƯ , vì thế cho nên NHƯI LAI NÓI HẾT THẨY PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP. Ông Tu-Bồ-Đề ơi! CÁI MÀ TA NÓI HẾT THẨY PHÁP ĐÓ , TỨC KHÔNG PHẢI LÀ HẾT THẨY PHÁP, VÌ THẾ NÊN GỌI HẾT THẨY PHĂP ..."

KINH LĂNG GIÀ ( Trang 183 -Việt dịch : Thích Duy Lực )
..." Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Thế Tôn ! NHƯ LAI ỨNG CÚNG ĐẲNG CHÁNH GIÁC LÀ TÁC hay CHẲNG TÁC ? Là SỰ ư ? Là NHÂN ư ? Là TƯỚNG ư ? Là SỞ TƯỚNG ư ? Là THUYẾT ư ? Là SỞ THUYẾT ư ? Là GIÁC ư ? Là SỞ GIÁC ư ? Những TỪ NGỮ NHƯ THẾ LÀ KHÁC HAY CHẲNG KHÁC ?
Phật bảo Đại Huệ : NHƯ LAI ỨNG CÚNG ĐẲNG CHÁNH GIÁC
ĐÓI VỚI NHỮNG TỪ NGỮ NÀY PHI SỰ CŨNG PHI NHÂN . Tại sao ? VÌ ĐỀU CÓ LỖI .Đại Huệ ! NẾU NHƯ LAI LÀ SỰ , hoặc TÁC hoặc VÔ THƯỜNG ; Nếu nói " VÔ THƯỜNG " thì tất cả SỰ đều là Như Lai . TA VÀ CHƯ PHẬT CHẲNG CHO NHƯ THẾ.Nếu CHẲNG PHẢI SỞ TÁC ,là VÔ SỞ ĐẮC ,PHÁP PHƯƠNG TIỆN THÀNH KHÔNG ,Đúng như SỪNG THỎ , như CON CỦA THẠCH NỮ , VÌ CHẲNG CÓ GÌ CẢ . Đại Huệ ! Nếu VÔ SỰ VÔ NHÂN thì PHI HỮU PHI VÔ. Nếu PHI HỮU PHI VÔ thì LỌT VÀO TỨ CÚ là NGÔN THUYẾT CỦA THẾ GIAN.NẾU LÌA TỨ CÚ THÌ CHẲNG ĐỌA TỨ CÚ, Vì CHẲNG ĐỌA TỨ CÚ là CHỨNG ĐẮC CỦA BẬC TRÍ . NGHĨA CÚ CỦA TẤT CẢ NHƯ LAI CŨNG NHƯ THẾ. Đại Huệ nên biết NHƯ TA SỞ THUYẾT , TẤT CẢ PHÁP VÔ NGÃ Là TÁNH VÔ NGÃ .NẾU BIẾT NGHĨA VÔ NGÃ LÀ TÁNH VÔ NGÃ TẤT CẢ PHÁP CÓ TỰ TÁNH CHẲNG THA TÁNH Như trâu , ngựa. Đại Huệ ! Ví như con TRÂU CHẲNG CÓ TÁNH NGỰA ,CON NGỰA CHẲNG CÓ TÁNH TRÂU, kỳ thật PHI HỮU PHI VÔ Nghĩa ấy CHẲNG PHẢI KHÔNG CÓ TỰ TƯỚNG, CÓ TỰ TƯỚNG NHƯNG VÔ NGÃ.Chẳng phải phàm phu DÙNG VỌNG TƯỞNG CÓ THỂ BIẾT. NÓI TẤT CẢ PHÁP KHÔNG, VÔ SANH, VÔ TỰ TÁNH , NÊN BIẾT NGHĨA NHƯ TRÊN . "...

... KINH LĂNG GIÀ (Trang 194 -Việt dịch : Thích Duy Lực)
..." Phật bảo Đại Huệ :
TA NÓI BẤT SANH BẤT DIỆT chẳng đồng BẤT SANH BẤT DIỆT CỦA NGOẠI ĐẠO . Tại sao ? VÌ CÁC NGOẠI ĐẠO HỌ CHẤP CÓ TÁNH CỦA TỰ TÁNH ĐỂ ĐẮC TƯỚNG BẤT SANH BẤT DIỆT. Ta CHẲNG NHƯ THẾ MÀ ĐỌA SỰ HỮU VÀ VÔ. Đại Huệ ! PHÁP TA NÓI LÌA HỮU VÀ VÔ , LÌA SANH DIỆT,PHI TÁNH PHI VÔ TÁNH, MỖI MỖI PHÁP NHƯ MỘNG HUYỄN HIỆN Nên PHI VÔ TÁNH . Nói VÔ TÁNH là SẮC TƯỚNG CHẲNG CÓ TỰ TÁNH NHIẾP THỌ ,HIỆN NHƯ CHẲNG HIỆN , NHIẾP NHƯ CHẲNG NHIẾP. Do đó nên nói TẤT CẢ TÁNH VÔ TÁNH,CŨNG PHI VÔ TÁNH. Hễ GIÁC ĐƯỢC TỰ TÂM HIỆN LƯỢNG thì VỌNG TƯỞNG CHẲNG SANH, YÊN ỔN AN LẠC , DỨT HẲN VIỆC THẾ GIAN "...
....( Hết Trích )
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113
Hihi hi
+Muốn nói hết Vô minh cũng được. Nhưng "Hết Vô minh tức Phật Đà" nên hề hề,"Ông Phật vốn có" thành ông phổng.
>Nghĩa đơn giản nhưng cố tình không hiểu sao. Thí dụ như mặt trời khi mây che thì tác dụng của mặt trời lên mây che là tạo ra bóng đen; khi mây che tan biến thì ánh sáng ấy chiếu suốt mười phương. Ông Phật ấy đâu phải đợi tới lúc "hết vô minh" mới tác dụng mà từ xưa giờ đã như thế, nay "hết vô minh" thì ánh sáng chiếu ra toàn phần không ngăn ngại.
Hề hề,
"Ông Phật vốn có" bị mây đen che, hề hề hết mây đen thì ông phật vốn có hiển lộ. Vậy cái "Ông Phật vốn có" đó không làm gì hết nên mới bị "mây đen che". mà cũng không có tác dụng gì trong việc làm"mây che tan biến". Ông chỉ ở đó có mây thì ông...núp, hề hề chờ hết mây thì ông tọa hưởng. Không phải ông phổng là gì, hề hề

+Trích dẫn thí dụ trong Kinh thì phải cho đúng. Không đúng thì thành tam sao thất bổn mà mang trọng nghiệp như chư cổ nhân nói "Ly kinh nhất tự thành ma thuyết"
>Đoạn đó, VNBN không hề nói là trích kinh điển, chỉ mượn từ Viên Ngọc và nói theo ngôn ngữ bản thân. Khi nào, VNBN nói lấy từ Kinh Điển mà nói sai thì quở trách là đúng. Ngài làm khó rồi.
Hề hề,
Không nương tựa vào Kinh điển thì đừng mượn văn kinh. Gọi là "Ông phổng" cũng được hà cớ gì phải gọi là "Viên ngọc".


+Cực hí tiếu, hề hề, "cái biết" với "sự hiện diện của viên ngọc" là tương ưng nhau nên là "nhất thể"; cái "nhất thể" này lại thuộc chủ thể (Vì ngọc là của VNBN) vậy thì tìm ngọc, làm cho ngọc sạch bùn làm cái cóc gì bởi chính nó vốn là chủ thể hề hề, "biết tuốt" rồi.
>Đó là khi đã thành Phật rồi thì mới có thể nói "cái biết" với "sự hiện diện của viên ngọc" là tương ưng nhau". Còn bây giờ vẫn chưa thành Phật thì sự tương ưng chưa đầy đủ.
Hề hề,
Tiếp tục lý luận kiểu Jesus Christ, ta là con của Chúa trời (mà Chúa trời thì chưa ai thấy) nhưng vì xuống trần gian để chịu tội cho người cho nên ta mới bị đóng đinh đến chết..Tuy ta chết trên thánh giá (hề hề, ai cũng thấy) nhưng...ta bất tử (mà không ai biết)

Quá trình từ vô minh đến giác ngộ, trãi qua nhiều giai đoạn:
Người còn mù mờ sơ cơ thì phải tìm hiểu, tìm hiểu xem mình là cái gì, tại sao khổ,....
Khổ là do sự hiện diện của bùn nhơ. Nếu đoạn bùn nhơ cầu thoát luân hồi mà chẳng biết mình là gì thì rơi vào nhị thừa. Ở đây, phải nhờ Phật khai ngộ cho mới biết "mình là cái gì".

Khi đã biết "mình là cái gì" thì mới có thể tu tập thành Phật.

Hề hề,
Nói lời minh bạch như trên thì Trừng Hải sẽ không hề có ý kiến. Nhưng có ý kiến vì lời cho rằng "Ta là Phật" nhưng vì bị...mây che nên hết là Phật; Hề hề, khi mây hết che thì sẽ lại là Phật. Vậy cái là "Phật vốn có" làm cái cóc gì mà để cho mây che và khi hết mây che lại nhảy ra tọa hưởng.
Phật tử thì phải biết ân đức Phật, Pháp, Tăng. Bởi việc thành hay không là do Tam lực, Gia trì lực tức Phật lực; Tam muội lực tức Diệu Pháp lực ; và Tự tánh lực tức Pháp tánh lực.
Suốt ngày cứ "Viên ngọc của tôi", "Tự tánh mình", "Phật vốn có"...là phụ ân đức Phật, Pháp, Tăng đó.

Bản thân Ngài, cũng từng là chúng sanh vô minh ngu muội, có những lúc không hề biết đến Phật Pháp,... thì "cái tuốt" ở Ngài chưa có; mà chỉ là 6 thức. Từ chỗ 6 thức này gặp Phật Pháp lần lần tu tập thu nhiếp lục căn, xóa bỏ sự phân biệt nhị nguyên trong tình thức thì mới được cái "biết" giải thoát luân hồi. Nhưng để "biết tuốt" thì hôm nay đây bản thân Ngài vẫn chưa được.
Do đó, Ngài cũng nên nghiên cứu: Viên ngọc ấy vi diệu nhưng chính nó góp phần tạo ra vô minh và cũng chính nó đủ duyên thì mới giác ngộ biết tuốt!
Hề hề,
Lại xúi bậy. Hề hề, nó tạo ra Vô minh thì tìm nó làm cái cóc gì. Đợi đến đủ duyên thì hề hề, biết khi nào vì duyên trùng trùng khởi không ngừng.

+ Theo Duy vật thực nghiệm hiện đại thì khởi đầu của sự sống chỉ là các tổ hợp hữu cơ được sinh ra bởi điều kiện vật lý lúc trái đất hình thành sau đó mới tạo thành đơn bào; đơn bào này trải qua hàng tỷ năm mới hình thành hệ động thực vật trên trái đất trong đó có con người. Nói vậy có nhanh hơn không VNBN, hề hề?

Đó là lý thuyết sai lầm. VNBN không cùng tư tưởng đó.
Sự sống của vũ trụ pháp giới không có khởi đầu, không có kết thúc,..... (đã nói nhiều).
Vũ trụ pháp giới "luôn đầy đủ các pháp, không thiếu pháp nào" nhưng "bản thân Ngài" thì lần lượt mà nhận các pháp từ hình thức tồn tại thấp đến hình thức tồn tại cao.
Hề hề,
Đó là pháp tiến hóa của Hình nhi thượng,
vốn diệu kỳ vì cảnh diệu kỳ. Liên quan gì đến chúng sanh ngũ trược như lời VNBN là chỗ Hình nhi hạ của khoa học duy vật thực nghiệm!?

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
72
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Hề hề,

Phải mất hơn tháng trời mới biết lập luận của Anh Duy # Duy Long Nhân này. Cái mà thế gian cho là vui thì nên xem như là Khổ; cái thế gian xem là Khổ thì nên cho là vui tức đảo ngược cái Điên đảo kiến.
Cũng chỉ là tiểu xảo làm mới ngôn ngữ nhưng cũng thú vị, hề hề


Trừng Hải
Sai rồi, đó là Giác Ngộ đó
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
72
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Hi hi, đây không phải tìm vui mà chỉ ra đạo lộ đưa đến vui nha bạn.
Bạn không thấy đạo lộ ấy thì sẽ như người tu mù vậy.
Bạn không biết cái vui chân chánh thì sẽ lạc đường.
Cứ đánh mình thì chẳng bao giờ sai, cũng chưa bao giờ sai, hiện tại cũng chẳng sai
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top