Như trạng thái vô tri vô giác, thông qua sự lưu chuyển huân tập (hành) mà đủ duyên thì sanh ra thức
Hí hí, VNBN nói câu này làm DCD nhớ lại quan điểm của bạn rồi. Thì ra là VNBN cho rằng cục đá cũng có thể tu tập thành Phật. Vô tình chúng sanh bị vô minh, sinh ra hành rồi sinh ra thức. Hí hí....
-----------
Còn bạn Ba Tuần thì chỉ cần nhớ một câu này thôi'trước đây tôi mê lầm, bây giờ tôi tỉnh thức' -> là 1 người hay 2 người? Rõ ràng dù trước đây hay sau này đều là Tôi cả, do vậy cái Tánh giác như bạn hiểu là sai (vì nếu đúng thì khi mê và khi tỉnh là 2 con người khác nhau)
Đạo hữu Doccode mến,
Cái mê lầm chính là cho rằng có "trước đây, sau này", có " mê, tỉnh" v.v tóm lại là các mặt đối lập nhau (nhị nguyên đối đãi).
Ba Tuần từng chia sẻ với đạo hữu rằng khi mê thì chẳng biết mình mê, tỉnh ra rồi mới biết trước kia mê muôi, lại cho rằng giờ mình tỉnh thức thì khác gì là đội nón đi tìm nón, có đầu trồng thêm đầu, đâu gọi là tỉnh thức.
Lời nói chỉ là tay chỉ trăng, bè qua sông cho nên dùng lời mà nói thì luôn rơi vào đối đãi, phân biệt, nhị biên v..v còn nếu nói lời vượt ngoài nhị biên hiển bày tánh giác thì đạo hữu lại càng thêm nhăn nhó :d
Đạo hữu học theo pháp duyên hợp đã từng biết vốn không có cái gọi là Tôi nhất định bởi vì do hợp mà thành.
Nay hỏi đạo hữu, cái sự duyên hợp này là ở trong không gian hay ở ngoài không gian ? Nếu ở trong kgian thì khác gì việc trong mộng lại tưởng là thật thì sao biết là mê mà gọi tên, nếu ngoài không gian thì tướng ấy ắt vô cùng vô tận lấy chỗ nào sinh, chỗ nào diệt để mà hợp mà thành ? Đã không có hợp thành, tướng trạng thì ta và không ta cũng chỉ là trò chơi ngôn luận, đâu đúng với thật nghĩa.
Ví như nay đạo hữu nói Ba Tuần hiểu sai về tánh giác, vậy là bởi vì nó phi logic, mà logic là nguyên lý vận hành thế giới tương đối nhị biên, đạo hữu thấy không ? Khác nào ếch ngồi đáy giếng mà cho rằng cả bầu trời đâu ngoài miệng giếng kia ?
Ấy mà quên, kỳ thực Phật giáo ko quan trọng việc giải thích khởi nguồn của vũ trụ mà quan trọng sự mê lầm hiện tại khiến người tham, sân, si dẫn dắt đi tới bến bờ khổ vui làm sao chấm dứt được.
Hãy thôi mơ màng về những lý lẽ xa xôi, đạo hữu còn khổ vui chăng ?
Nếu chẳng còn thì khác gì gỗ đá, nếu còn thì khác nào nhà nghèo mà nói chuyện du thuyền quanh thế giới bao la, thiệt chẳng phù hợp vậy.