doccoden

Tổng quan về Phật giáo

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

DCD nên lưu ý chữ "NGÃ" .. chứ hông nên lưu ý "CHÍNH MÌNH" (ha ha ha) .... nó mới là 1 trong những nền tảng TÁNH GIÁC cần phải vượt qua những ngăn ngại của nó [smile]

TÔI (atman) ... ở đay ... chính là chữ NGÃ .... danh từ càng rõ ràng .. thì AWARENESS mới có thể rõ ràng .. biết chỗ nào MÀ VƯỢT QUA chứ [smile]

mà tất cả GIÁO LÝ PHẬT GIÁO .. đều quan tâm .. đặt sự TẬP TRUNG vào chữ NGÃ này [smile]


những tôn giáo khác cũng thường định nghĩa chữ "TÔI" = NGÃ (atman) này .... như là TÔI (ego) ... và khi cái NHẬN THỨC HIỂU BIẾT vượt qua cái TÔI đó .. thì gọi là GRACE .. chẳng hạn [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Trích lại những gì bạn Ba Tuần nói nhé:



Bạn so sánh Tánh giác giống như Hư không là sai rồi :) Nhân tiện cho bạn biết là có nhiều phật tử ví von'Tánh giác giống như Hư không' giống như bạn.

Điểm khác biệt thấy rõ nhất: Hư không là sự trống không, vắng bặt mọi thứ, là 'không có gì cả' trong khi Tánh giác là một Thực thể có tri giác.

Như những gì bạn nói đấy, Tánh giác có một khả năng nhận biết tất cả sự biến động này, cũng như nhận biết chính mình, tánh giác tự mình nhận thức rằng nó là sự sáng suốt, dẫn đến việc nó tách nó và khả năng nhận biết của nó trở thành độc lập với nhau

Bạn vẫn còn không rõ có một Tánh giác hay nhiều Tánh giác, vậy nếu tôi hỏi thêm một câu nữa'Tánh giác là linh hồn hay thượng đế' thì chắc bạn còn mù mờ hơn nữa. Nhưng vì bạn khẳng định'Bản chất của vũ trụ là Tánh giác' thì bạn phải biết rõ Tánh giác là linh hồn hay thượng đế rồi, đúng không? Hy vọng là Ba Tuần hiểu những gì mình nói.

........................

Tánh giác là linh hồn hay thượng đế?

Bạn trả lời câu hỏi này thì sẽ làm rõ những gì bạn đã nói, nhưng tôi vẫn chưa hiểu ý bạn là Tánh giác nhận thức thế giới hay tạo tác thế giới khi viết

Phải hiểu là con người xuất hiện, do quan sát sự biến đổi của vạn vật xung quanh và bản thân mình nên mới thấy có sự độc lập của từng cá thể hiện tượng, cũng như sự sai khác của chính những cá thể hiện tượng đó, thế nên con người mới hình thành khái niệm về thời gian và không gian.
Đạo hữu Doccoden mến,

1. Đạo hữu hỏi có bao nhiêu (tức là hỏi về nhận thức số lượng, phân biệt số lượng) nên Ba Tuần thí dụ về những thứ phân biệt thông thường của con người về số:
Hỏi có bao nhiêu thứ có bao nhiêu loại khi thấy có cái bát không, bình rỗng, nhà trống ?

Cũng thế, đúng như đạo hữu nói tự tánh có khả năng tự biết mình (đây là thứ khiến tri giác phát sanh) thì làm sao lại so với hư không ? Nhưng cấu tạo của tánh giác hay hư không không làm thay đổi nhận thức sai lầm về số của con người trước đối tượng của tánh giác và của hư không vậy.

2. Tánh giác là linh hồn hay thượng đế ?

Thượng đế thì sáng tạo ra linh hồn (thổi hồn tạo nên nhân loại), còn linh hồn thì lại thoát xác nhập thai khi hết tuổi trời như vậy thì cả 02 đều chẳng phải tánh giác vì tánh giác không sáng tạo ra sự sống mà nó là sự sống, không nhập thai vì nó bao trùm vạn hữu.

3. Tánh giác nhận thức thế giới hay tạo tác thế giới ?

Nói tánh giác nhận thức thế giới nghĩa là đã dùng nhận thức khi có thế giới để giải thích tánh giác

Nói tánh giác tạo ra thế giới thì nghĩa là công nhận sự mê lầm là bản chất của tánh giác, vậy gọi nó là tánh mê chứ sao lại là tánh giác.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

nói tới TÁNH GIÁC (awareness) thì có lẽ không ai định nghĩa nó tốt hơn là nhà Toán Học René Descartes khi ông nói rằng:

- Tôi suy nghĩ --> nên tôi tồn tại [smile]

như vậy ... thì đó chính là định nghĩa thông thường của AWARENESS tức là 1 DÒNG Ý THỨC, TƯ DUY --> được gắn liền với 1 CÁI TÔI đó


(i) vậy thế giới này có trước .. hay là cái tôi có trước ?

Phật Giáo khác hẳn với những tôn giáo khác ... ở điểm ... cả CÁI TÔI và THẾ GIỚI .. đều BIẾN ĐỘNG, CHUYỂN ĐỘNG

là con người .. chúng ta sống với tương tác với thế giới nhân duyên hiện tượng .. cái này có .. cái kia có .. điều này vật lý, khoa học, vv .. ai cũng học cũng dễ hiểu: có bột mới gột nên hồ .. có gạo thì mới có cơm [smile]

--> cho nên .. AWARENESS ... TÁNH GIÁC của con người về vấn đề đó ... có thể nói .. có khi còn tỉ mỉ tinh vi ... hơn cả những người TU HÀNH, ĐI TU [smile] .. bởi vì trong đó có nhiều nhà chuyên môn


nhưng cũng vì Hạnh Phúc hay Khổ Đau .. cũng là đều đến từ CÁI gọi là AWARENESS của 1 CÁI TÔI .. mà khi thế giới chuyển động, "CON NGƯỜI CHUYỂN ĐỘNG" ... thì người ta lại ít ai có nhiều định nghĩa về SỰ CHUYỂN ĐỘNG của CÁI TÔI đó [smile]

cho nên ... TÔN GIÁO xuất hiện ... là để .... NHẮM vào cái chỗ AWARENESS của CÁI TÔI ... BỊ CHUYỂN ĐỘNG, CHUYỂN ĐỘNG CÁI TÔI đó ... tác động lên trên "TÁNH GIÁC của Cái Tôi"

và chỗ khác biệt của PHẬT GIÁO ... chính là chỗ "SANH TỬ LUÂN HỒI" của những CÁI TÔI .. tức là NHỮNG CÁI TÔI đó

- hông phải là chịu tác động thay đổi ... hay là bị ảnh hưởng biến động mà thay đổi, đổi mới, tiến hóa

--> mà nó còn SANH DIỆT ... SINH TỬ ... cho nên ... chỗ AWARENESS thay đổi ... tới độ TÁNH GIÁC TRỞ NÊN BÉN NHẠY, thay đổi với "SỰ THAY ĐỔI" của CÁI TÔI đó ... có thể nói là "HOÀN TOÀN KHÁC HẲN" với nhiều tôn giáo khác [smile]


(ii) Tánh Giác Trong Từng Pháp --> Awareness trong từng Pháp

Căn + Trần --> Thức

Ý Căn + Ý Trần (pháp) --> Ý Thức


trong Phật Giáo có 1 định nghĩa khác ... nơi mà CÁI GỌI là Giác Tánh nằm hẳn ở trong đó .. đó là định nghĩa của chữ PHÁP ...

trong từng Pháp .. trong từng Ý Nghĩ .. trong từng Tư Tưởng .. vốn đã có 1 "CÁI TÔI" ... 1 CON NGƯỜI .. 1 TÁNH GIÁC ở trong từng pháp đó [smile] .. đúng chứ [smile] ?

ờ mà đúng hông ?
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Đạo hữu Doccoden mến,

1. Đạo hữu hỏi có bao nhiêu (tức là hỏi về nhận thức số lượng, phân biệt số lượng) nên Ba Tuần thí dụ về những thứ phân biệt thông thường của con người về số:
Hỏi có bao nhiêu thứ có bao nhiêu loại khi thấy có cái bát không, bình rỗng, nhà trống ?

Cũng thế, đúng như đạo hữu nói tự tánh có khả năng tự biết mình (đây là thứ khiến tri giác phát sanh) thì làm sao lại so với hư không ? Nhưng cấu tạo của tánh giác hay hư không không làm thay đổi nhận thức sai lầm về số của con người trước đối tượng của tánh giác và của hư không vậy.

2. Tánh giác là linh hồn hay thượng đế ?

Thượng đế thì sáng tạo ra linh hồn (thổi hồn tạo nên nhân loại), còn linh hồn thì lại thoát xác nhập thai khi hết tuổi trời như vậy thì cả 02 đều chẳng phải tánh giác vì tánh giác không sáng tạo ra sự sống mà nó là sự sống, không nhập thai vì nó bao trùm vạn hữu.

3. Tánh giác nhận thức thế giới hay tạo tác thế giới ?

Nói tánh giác nhận thức thế giới nghĩa là đã dùng nhận thức khi có thế giới để giải thích tánh giác

Nói tánh giác tạo ra thế giới thì nghĩa là công nhận sự mê lầm là bản chất của tánh giác, vậy gọi nó là tánh mê chứ sao lại là tánh giác.

Trong khoảnh khắc vô cùng nhanh, vô cùng nhỏ gọi là đột ngột, thình lình thì tánh giác tự mình nhận thức rằng nó là sự sáng suốt, dẫn đến việc nó tách nó và khả năng nhận biết của nó trở thành độc lập với nhau, ngay lúc ấy là thế giới tương đối bắt đầu, chủ thể và đối tượng xuất hiện, thời gian - không gian và vật chất hiện hữu.

Vậy lại hỏi, do đâu mà tánh giác lại tự mình làm cái việc "ngu si" đó ? Truy cứu tới hiện tượng gần gũi thì nó giống như khoảnh khắc đạo hữu chuyển từ trạng thái tỉnh táo (thức) sang trạng thái mơ mộng (ngủ vậy), giai đoạn hình thành vạn hữu cũng nhanh chóng như vậy.


Nói tánh giác nhận thức thế giới nghĩa là đã dùng nhận thức khi có thế giới để giải thích tánh giác
Nói tánh giác tạo ra thế giới thì nghĩa là công nhận sự mê lầm là bản chất của tánh giác, vậy gọi nó là tánh mê chứ sao lại là tánh giác.


Ba Tuần có thấy mình nói mâu thuẫn không? Phần tô đỏ: bạn cho rằng Tánh giác tạo ra thế giới do mê lầm. Phần tô xanh: bạn phản bác điều đó :)

(Mấy đặc điểm khác để nói sau)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Úi chà .. làm gì có sự TỈNH THỨC gọi là CÁI KHOẢNH KHẮC VÔ CÙNG NHỎ gọi là đột ngột đó chứ [smile] ... sự miêu tả này gần giống như những miêu tả của những nhà văn ... ở phương diện văn chương hơn ... là những lời giảng dạy về phương pháp tu hành của phật kinh chẳng hạn [smile]

trước tiên ...

CĂN + TRẦN --> THỨC

Ý TRẦN + PHÁP --> Ý THỨC ...

mà mỗi 1 ý thức lại ẩn chứa 1 CÁI TÔI .. 1 CÁI NGÃ .. thì NGÁ đó thường được CHỨA .. CHẤT CHỨA ở đâu: trí nhớ, tạng thức, mạt na thức, tập khí, thói quen .. lối suy nghĩ .. lối ỷ tựa tư duy .. cho nên .. cái gọi là khoảng khắc đột ngột đó ..

--> nó không phải là cái gì đó thuộc về TÂM LINH ... mà nó thuộc về cái KHOẢNH KHẮC khi mà "Ý THỨC" --> BỊ MẤT ĐIỂM TỰA ... cái điểm tựa của nó hoàn toàn trống rỗng .. không có thể ỷ lại được .. không có bền vững được .. không có lối thoát [smile]


cái BẾ TẮC ... khi ĐIỂM TỰA của Ý THỨC ... có nhiều khi ... là chỗ BÙNG NỔ .. TAN VỠ CỦA KIẾN CHẤP ..

nhưng cũng là CHỖ BẾ TẮC .. lại dẫn đến muôn vàn RẮC RỐI ... NHỮNG BIẾN ĐỔI DỊ DẠNG của KIẾN CHẤP .. những CÁI TÔI, và những TÁNH GIÁC ... lạ lẫm ... mới mẻ .. riêng biệt .. xa lạ [smile]

ờ mà đúng hông [smile]
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Trong khoảnh khắc vô cùng nhanh, vô cùng nhỏ gọi là đột ngột, thình lình thì tánh giác tự mình nhận thức rằng nó là sự sáng suốt, dẫn đến việc nó tách nó và khả năng nhận biết của nó trở thành độc lập với nhau, ngay lúc ấy là thế giới tương đối bắt đầu, chủ thể và đối tượng xuất hiện, thời gian - không gian và vật chất hiện hữu.

Vậy lại hỏi, do đâu mà tánh giác lại tự mình làm cái việc "ngu si" đó ? Truy cứu tới hiện tượng gần gũi thì nó giống như khoảnh khắc đạo hữu chuyển từ trạng thái tỉnh táo (thức) sang trạng thái mơ mộng (ngủ vậy), giai đoạn hình thành vạn hữu cũng nhanh chóng như vậy.



Nói tánh giác nhận thức thế giới nghĩa là đã dùng nhận thức khi có thế giới để giải thích tánh giác
Nói tánh giác tạo ra thế giới thì nghĩa là công nhận sự mê lầm là bản chất của tánh giác, vậy gọi nó là tánh mê chứ sao lại là tánh giác.


Ba Tuần có thấy mình nói mâu thuẫn không? Phần tô đỏ: bạn cho rằng Tánh giác tạo ra thế giới do mê lầm. Phần tô xanh: bạn phản bác điều đó :)

(Mấy đặc điểm khác để nói sau)
Đạo hữu Doccoden mến,
Vì như Phật dạy "giác đươc cái mê thì mê liền diệt, giác chẳng sinh mê" chính vì thế nhớ về khởi nguồn thì nói như đoạn đỏ, khi mà tỉnh thức thì nó như đoạn xanh vậy đó
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Có xảy ra khoảnh khắc đó nha ông bạn. Đó là khoảnh khắc từ đêm dài vô tri, chưa có cái tôi, đột nhiên phát sanh mầm móng của thức, bắt đầu giai đoạn làm hữu tình chúng sanh. Còn cái ông bạn viết là cái thời kì luân hồi sau này, nó là sự tương tục của tình thức. Sau này ta chuyển thức thành trí thì bước vào các giải thoát môn.

Nhưng ngài Ba Tuần lấy thí dụ về khoảnh khắc đó hình như đã có sự nhầm lẩn. Theo VNBN khoảnh khắc đó giống như một người đang ngủ, bổng nhiên xuất hiện mộng mị làm đủ thức các việc và trong mộng ấy gặp được quí nhân chỉ dẫn dần biết đó là mộng và sau đó tỉnh thức mộng mị tiêu tan như chưa từng có.

Tất cả những cái hiện tại của chúng ta đều xuất phát từ vọng niệm từ thưở xa xưa mà xoay chuyển cho đến ngày nay. Đình chỉ hoạt động của vọng niệm đó thì được tự tại trong hiện tại, nhưng vọng niệm rất tinh vi, đình chỉ không có nghĩa là nó không còn; muốn thật sự bất sanh bất tử thì truy xuất cái vọng niệm đó, nghiệm chứng chân tánh của chính mình.
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Đạo hữu Doccoden mến,
Vì như Phật dạy "giác đươc cái mê thì mê liền diệt, giác chẳng sinh mê" chính vì thế nhớ về khởi nguồn thì nói như đoạn đỏ, khi mà tỉnh thức thì nó như đoạn xanh vậy đó

Hừm, giác không sinh ra mê vậy cái gì sinh ra mê?

Nếu nói tánh giác luôn luôn sáng suốt sẽ dẫn tới hai cái TA :) (đây là tử huyệt trong quan điểm của nhiều phật tử trước đây) Giải thích cho bạn Ba Tuần rõ nhé: khi cho rằng có sự mê lầm thì có nghĩa là nói đến một con người cụ thể nào đó mê lầm, tức là TA mê lầm. Nhưng khi nói rằng có nhận thức sáng suốt -> có nghĩa là nói con người đó sáng suốt hay cái gì khác sáng suốt? Ở đây xảy ra 2 trường hợp:

1. Nếu cho rằng người đó sáng suốt, nhưng giác và mê khác nhau, vậy có nghĩa là có...hai cái TA.
2. Nếu cho rằng tánh giác luôn sáng suốt, vì nó không phải mê, ý nói'tôi bị mê lầm chứ không phải tánh giác', vậy có nghĩa Tánh giác không phải là TA.

Thấy chưa? Đường nào cũng dẫn đến La Mã cả, đều là con đường chết. Ấy là chưa nói đến nguồn gốc vũ trụ. Vì bạn không biết vì sao'tôi' bị mê lầm (cái gì sinh ra mê/tại sao bị mê) để phát sinh sự nhận thức về thế giới. Do đó lại càng không biết thế giới trước khi nhận thức mê lầm là như thế nào, cái gì tạo ra nó. Ấy vậy mà bạn lại khẳng định bản chất của vũ trụ là Tánh giác. Nói đến đây có thể thấy nên quăng cái Tánh giác của bạn vô sọt rác được rồi. Vì sao?

- Vì Tánh giác không phải là TA. Nếu nó là 'cái Tôi' thì không thể có chuyện Tôi bị mê lầm (vì Tánh giác luôn sáng suốt mà)
- Vì Tánh giác không phải là bản chất của vũ trụ (nó không tạo tác gì được, chỉ nhận thức)


Có xảy ra khoảnh khắc đó nha ông bạn. Đó là khoảnh khắc từ đêm dài vô tri, chưa có cái tôi, đột nhiên phát sanh mầm móng của thức, bắt đầu giai đoạn làm hữu tình chúng sanh. Còn cái ông bạn viết là cái thời kì luân hồi sau này, nó là sự tương tục của tình thức. Sau này ta chuyển thức thành trí thì bước vào các giải thoát môn.

.............................

Hmmm......đột nhiên à? :) Không hiểu sao bỗng nhiên Thức xuất hiện, bắt đầu giai đoạn làm hữu tình chúng sanh, phải không? Nếu nói'thời kỳ luân hồi sau này' thì tại sao không có 'thời kỳ luân hồi trước đó' nhỉ? :)

Không biết cái gì sinh ra/chuyển hóa thành Thức, nhưng cho rằng Thức chuyển thành Trí. Nếu ví như Thức là Mê, còn Trí là Tỉnh, vậy thì sau khi Tỉnh lại đến lúc Mê cũng giống như chúng ta hết thức lại ngủ, hết ngủ lại thức mà thôi.

Tóm lại phải hiểu rõ nguồn gốc thì mới trị hết bệnh được!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

DCD hiểu được nghĩa TÁNH GIÁC (awareness) TỰ MINH hông ? [smile]

vậy QUÁ TRÌNH TỰ MINH của TÂNH GIÁC xảy ra như thế nào ... mà gọi là TRI HUYỄN --> thì HUYỄN DIỆT [smile]

- chỗ TỰ MINH đó .. có 1 nguồn gốc CĂN BẢN ... đó là HỮU TÌNH ...


đúng là HỮU TÌNH có thể khiến người ta trở thành MÊ ĐẮM ... nhấn chìm người ta ..

nhưng đặc tính HỮU TÌNH đó .. cũng là PHẬT CHỦNG ... là CÁI THAI nuôi lớn BỒ TÁT [smile]


cũng vì nội dung HỮU TÌNH đó .. khi Trưởng Giả Duy Ma Cật hỏi Văn Thù Bồ Tát về Hạt Giống Như Lai .. thì ông nói

- Vô Minh --> là HẠT GIỐNG Như Lai

- Khổ --> là HẠT GIỐNG Như Lai

- Thân --> là HẠT GIỐNG Như LAi

- Tham Sân Si --> là HẠT GIỐNG Như LAi

- ....... và 1 đống HẠT GIỐNG KHÁC [smile]


cho nên ... nếu chúng ta nhìn kỹ .. thì cũng phải giống như NGÀI VĨNH GIA HUYỀN GIÁC NÓI [smile]

- VÔ MINH -- Thực Tánh --> tức Phật Tánh [smile] ... khi mà chúng ta NHÌN THẤY được hết quá trình ...



ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hừm, giác không sinh ra mê vậy cái gì sinh ra mê?

Nếu nói tánh giác luôn luôn sáng suốt sẽ dẫn tới hai cái TA :) (đây là tử huyệt trong quan điểm của nhiều phật tử trước đây) Giải thích cho bạn Ba Tuần rõ nhé: khi cho rằng có sự mê lầm thì có nghĩa là nói đến một con người cụ thể nào đó mê lầm, tức là TA mê lầm. Nhưng khi nói rằng có nhận thức sáng suốt -> có nghĩa là nói con người đó sáng suốt hay cái gì khác sáng suốt? Ở đây xảy ra 2 trường hợp:

1. Nếu cho rằng người đó sáng suốt, nhưng giác và mê khác nhau, vậy có nghĩa là có...hai cái TA.
2. Nếu cho rằng tánh giác luôn sáng suốt, vì nó không phải mê, ý nói'tôi bị mê lầm chứ không phải tánh giác', vậy có nghĩa Tánh giác không phải là TA.

Thấy chưa? Đường nào cũng dẫn đến La Mã cả, đều là con đường chết. Ấy là chưa nói đến nguồn gốc vũ trụ. Vì bạn không biết vì sao'tôi' bị mê lầm (cái gì sinh ra mê/tại sao bị mê) để phát sinh sự nhận thức về thế giới. Do đó lại càng không biết thế giới trước khi nhận thức mê lầm là như thế nào, cái gì tạo ra nó. Ấy vậy mà bạn lại khẳng định bản chất của vũ trụ là Tánh giác. Nói đến đây có thể thấy nên quăng cái Tánh giác của bạn vô sọt rác được rồi. Vì sao?

- Vì Tánh giác không phải là TA. Nếu nó là 'cái Tôi' thì không thể có chuyện Tôi bị mê lầm (vì Tánh giác luôn sáng suốt mà)
- Vì Tánh giác không phải là bản chất của vũ trụ (nó không tạo tác gì được, chỉ nhận thức)




Hmmm......đột nhiên à? :) Không hiểu sao bỗng nhiên Thức xuất hiện, bắt đầu giai đoạn làm hữu tình chúng sanh, phải không? Nếu nói'thời kỳ luân hồi sau này' thì tại sao không có 'thời kỳ luân hồi trước đó' nhỉ? :)

Không biết cái gì sinh ra/chuyển hóa thành Thức, nhưng cho rằng Thức chuyển thành Trí. Nếu ví như Thức là Mê, còn Trí là Tỉnh, vậy thì sau khi Tỉnh lại đến lúc Mê cũng giống như chúng ta hết thức lại ngủ, hết ngủ lại thức mà thôi.

Tóm lại phải hiểu rõ nguồn gốc thì mới trị hết bệnh được!
Đạo hữu Doccoden mến,

Thức dậy nhớ lại chuyện trong mơ, nói chuyện trong mơ là do nhân ngủ mà sanh, nay biết chuyện trong mơ chẳng phải thực thì nhân ngủ này đâu còn ý nghĩa gì nữa.

Thế giới đạo hữu đang sống nếu còn thấy khổ đau thì chuyện tỉnh thức chưa thế làm tới nên khổ vẫn là khổ, chưa biết nhân "ngủ mê" sanh ra cái khổ ngủ mê.

Nếu biết tánh chẳng mê vốn ngay đây thì nhân mê diệt mất, thành ra nói mê là nhân khổ kỳ thực đều là ảo mộng chiêm bao thôi.

Chỗ này là chỗ sâu sắc, là tính thống nhất trong sự mâu thuẫn.

Đối với sự lý luận thì không có ý nghĩa gì nhiều, nhưng đối với sự khổ đau sanh tử thì quý giá hơn mọi báu vật thế gian.

Đạo hữu cứ bỏ nó vô sọt rác, vì trong lý nhân quả chẳng cần dùng tới nó vì nó xoá bỏ rào cản của nhân quả và lý luận logic.

Chúc đạo hữu thường lạc.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

trong Pháp Thoại của các Tổ Sư Thiền thì cũng có nhiều đoạn nói về SỰ TỰ MINH này của TÁNH GIÁC [smile]

Hỏi: "Pháp thân thanh tịnh làm thế nào đạt được?"
Sư: "Không chấp Phật để cầu."

Hỏi: "Thế nào là Phật?"
Sư: "Tâm tức là Phật."

Hỏi: "Tâm có phiền não chăng?"
Sư: "Tính phiền não tự lìa."

Hỏi: "Không cần phải đoạn trừ sao?"
Sư: "Đoạn phiền não tức gọi Nhị thừa. Phiền não không sinh gọi Đại Niết-bàn." - Nam Dương Huệ Trung



Bây giờ ... nếu đặt TÁNH GIẮC (awaress).... ngay chỗ SANH TỬ = PHIỀN NÃO ...

thì nay lúc "CHỦ THỂ và ĐỐI TƯỢNG" của PHIỀN NÃO .. đều biến mất [smile


--> TÁNH GIÁC có thể thấy được không ? [smile]


*** phải có thấy mới nói là NÓ TỰ LÌA chớ [smile] ... mà NÓ TỰ LÌA THIỆT [smile] ... và CÓ TÁNH GIÁC thấy thiệt [smile]



và cũng có 1 đoạn pháp thoại khác .. nói tới chỗ TÁNH THẤY CHẲNG BỊNH này [smile]


Sư lâm bệnh, tăng hỏi:

"Lại có cái chẳng bệnh chăng?"

Sư đáp: "Có."


Tăng hỏi: "Thế nào là cái chẳng bệnh?"

Sư bảo: "Ôi da! Ôi da!" Đức Sơn Tuyên Giám


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Đạo hữu Doccoden mến,

Thức dậy nhớ lại chuyện trong mơ, nói chuyện trong mơ là do nhân ngủ mà sanh, nay biết chuyện trong mơ chẳng phải thực thì nhân ngủ này đâu còn ý nghĩa gì nữa.

Thế giới đạo hữu đang sống nếu còn thấy khổ đau thì chuyện tỉnh thức chưa thế làm tới nên khổ vẫn là khổ, chưa biết nhân "ngủ mê" sanh ra cái khổ ngủ mê.

Nếu biết tánh chẳng mê vốn ngay đây thì nhân mê diệt mất, thành ra nói mê là nhân khổ kỳ thực đều là ảo mộng chiêm bao thôi.

Chỗ này là chỗ sâu sắc, là tính thống nhất trong sự mâu thuẫn.

Đối với sự lý luận thì không có ý nghĩa gì nhiều, nhưng đối với sự khổ đau sanh tử thì quý giá hơn mọi báu vật thế gian.

Đạo hữu cứ bỏ nó vô sọt rác, vì trong lý nhân quả chẳng cần dùng tới nó vì nó xoá bỏ rào cản của nhân quả và lý luận logic.

Chúc đạo hữu thường lạc.

Như tôi đã nói, không cần chứng minh, chỉ cần giả thuyết của bạn không có chỗ nào thấy vô lý là được. Về Tánh giác, nếu cho rằng Tánh giác luôn tỉnh thức chứ không mê ngủ thì té ra có đến 2 cái TA, rất vô lý. Chẳng hạn khi nói rằng'Trước đây tôi bị mê ngủ, giờ tôi đã tỉnh thức' thì lẽ tất nhiên là chỉ có một cái Tôi nhưng ở hai trạng thái: mê và tỉnh. Còn theo quan điểm của bạn thì hóa ra khi mê là tôi còn khi tỉnh không phải là tôi nữa. Nghe buồn cười không chịu được :)

Sẵn nói luôn về thắc mắc'tánh giác là một hay nhiều?'

1. Nếu chỉ có một tánh giác: vậy thì nó càng không phải là tôi. Vì tánh giác là của chung (chỉ có một) nên ai nấy đều sáng suốt hết mới phải đạo. Nhưng thực tế có người u mê có người sáng suốt -> mỗi người có tánh giác riêng của mình.

2. Nếu có nhiều tánh giác: vậy khi mê ngủ tại sao mọi người đều mơ một thế giới như nhau? Lại nữa, khi tỉnh thức cũng cùng thấy một thế giới như nhau?

Từ thắc mắc trên dẫn đến thắc mắc sau cùng về bản chất của vũ trụ. Rõ ràng tánh giác như Ba Tuần hiểu chỉ là một thực thể có tri giác, nó (hay chúng nó) không đủ sáng suốt để biết ai tạo ra nó và làm nên tri giác, ai tạo tác ra thế giới cho nó nhận biết...

----------

Tóm lại quan điểm về Tánh giác của bạn Ba Tuần cũng như VNBN vừa vô lý vừa thiếu sót.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

tất cả THẾ GIAN ...

lầm MÌNH ... là VẬT

bỏ mất TÂM, TÁNH



Hơi khổ cho DCD cứ đòi TÌM HIỂU PHẬT GIÁO ... mà đòi bỏ hông nói tới TÂM và TÁNH ... TỰ GIỚI HẠN ...

- TÂM ở đây là NGÃ (atman) tức là tâm ngũ uẩn ... là cái tôi .. là cál của tôi .. là cái self ...

- KHÔNG ở đây là TÁNH KHÔNG

cho nên .. nói tới TÁNH GIÁC .. thì phải là CÁI NHẬN BIẾT, HIỂU BIẾT (awareness) về cái TÂM (atman) ... với đặc tíhh của TÂNH của nó là KHÔNG chứ ? ... và vì đó .. mới khởi nên cái hiểu biết, awareness của người đó đối với bản thân (anatman) ... chính là GIẢI THOÁT .. là NIẾT BÀN



cho nên ... vì DCD muốn tránh né vấn đề ... nên vấn đề .. hỏng có kết thúc được .. cũng càng ngày càng XA LOÃNG CHỦ ĐỀ [smile]

- thí dụ .. như những câu hỏi ngay từ đầu đã đặt NGAY vào trong TÁNH GIÁC --> vì có câu hỏi về CÁI CHẾT .... nếu đi đúng hướng .. phải là CÁI CHẾT của NHỮNG CÁI TÔI chứ [smile] ... hiện tường VÔ THƯỜNG TRỐNG RỖNG của những cái TÔI chứ [smile]

SAO DCD CỨ HỎI CHẠY VÒNG VÒNG NGOÀI PHẬT ĐẠO vậy ? [smile]

TÁNH GIÁC ... là danh từ liên quan tới TÂM và TÁNH của TÂM .. nếu bỏ đi định nghĩa của cả hai mà luận ... thì đúng là CHỈ ĐÔNG CHỈ TÂY ... THIẾU TẬP TRUNG học hỏi PHẬT ĐẠO rùi ... [smile] ...

- cũng chẳng tới TAM PHÁP ẤN

- cũng tới nghĩa thật của TÁNH GIÁC

- cũng như người CẢ ĐỜI BỊ BỊ MẮT dắt ra ngoài trời CHỈ VÀO NHỮNG ĐÊM 30, không trăng, không sao .. nên người đó nó --> LÀM GÌ có SAO ? .. làm gì CÓ TRĂNG ? ... cho nên..... NGĂN NGẠI TÁNH GIÁC nhiều nhất chính là TÂM với TÁNH [smile] ... tâm thì có thập kiết sử .... tánh thi là hư không bất động .. vô tri [smile]


sao lại gọi đây là PHẬT HỌC TỔNG QUAN .. TỔNG QUAN là chỗ rộng .. không nói sâu về đề tài .. nhưng phải là ĐẦY ĐỦ MỌI ĐỀ TÀI ĐƯỢC GIỚI THIỆU chớ .. ... [smile].... đúng hông ? [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Như tôi đã nói, không cần chứng minh, chỉ cần giả thuyết của bạn không có chỗ nào thấy vô lý là được. Về Tánh giác, nếu cho rằng Tánh giác luôn tỉnh thức chứ không mê ngủ thì té ra có đến 2 cái TA, rất vô lý. Chẳng hạn khi nói rằng'Trước đây tôi bị mê ngủ, giờ tôi đã tỉnh thức' thì lẽ tất nhiên là chỉ có một cái Tôi nhưng ở hai trạng thái: mê và tỉnh. Còn theo quan điểm của bạn thì hóa ra khi mê là tôi còn khi tỉnh không phải là tôi nữa. Nghe buồn cười không chịu được :)

Sẵn nói luôn về thắc mắc'tánh giác là một hay nhiều?'

1. Nếu chỉ có một tánh giác: vậy thì nó càng không phải là tôi. Vì tánh giác là của chung (chỉ có một) nên ai nấy đều sáng suốt hết mới phải đạo. Nhưng thực tế có người u mê có người sáng suốt -> mỗi người có tánh giác riêng của mình.

2. Nếu có nhiều tánh giác: vậy khi mê ngủ tại sao mọi người đều mơ một thế giới như nhau? Lại nữa, khi tỉnh thức cũng cùng thấy một thế giới như nhau?

Từ thắc mắc trên dẫn đến thắc mắc sau cùng về bản chất của vũ trụ. Rõ ràng tánh giác như Ba Tuần hiểu chỉ là một thực thể có tri giác, nó (hay chúng nó) không đủ sáng suốt để biết ai tạo ra nó và làm nên tri giác, ai tạo tác ra thế giới cho nó nhận biết...

----------

Tóm lại quan điểm về Tánh giác của bạn Ba Tuần cũng như VNBN vừa vô lý vừa thiếu sót.
Câu trả lời có LÝ nhất đã có sẵn ở ngài doccoden!

Câu trả lời có LÝ nhất của ngài doccoden cũng là câu trả lời của con người trên thế giới này.


Nếu ngài doccoden TỰ hỏi ngài CÓ MÊ không thì TÁNH GIÁC của ngài sẽ là "Câu TRẢ LỜI" có LÝ nhất đã có sẵn ở ngài doccoden là:

TÁNH GIÁC của ngài doccoden sẽ TRẢ LỜI là:

"KHÔNG!!!! Tôi KHÔNG CÓ MÊ!"


Nếu ngài KHÔNG CÓ MÊ thì ngài sẽ KHÔNG CÓ Tỉnh Thức!

KHÔNG CÓ Tỉnh Thức! Đó mới là vấn đề của Phật giáo.



Như vậy:
TÁNH GIÁC không thể nào làm cho ngài doccoden MÊ!
Mà là cái KIẾN THỨC RÁC RƯỞI NGÃ MẠN làm MÊ MỜ TÁNH GIÁC của ngài doccoden, và con người trên thế giới này.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đức Phật CHỈ là Thầy CHỮA BỆNH cho Người, Trời, và Thượng Đế!​


Còn:
TÁNH GIÁC của các ông lại là:

THẦY CHỮA BỆNH cho các Đức Phật!

Các ông:
Sao KHÔNG TỰ HỎI các ông???
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Các ông SỐNG được cho tới nay:
KHÔNG PHẢI là nhờ vào cái MỚ KIẾN THỨC RÁC RƯỞI NGÃ MẠN nhỏ như vũng nước đái TRÂU đó đâu???
Mà là NHỜ có TÁNH GIÁC nên các ông mới SỐNG DIỆU DỤNG được như vậy.

Nếu KHÔNG CÓ TÁNH GIÁC đó:
Các ông đã CHẾT SỚM trong bụng mẹ rồi.

Bộ các ông SỐNG trong bụng mẹ KHÔNG CÓ KHÔNG KHÍ, KHÔNG CÓ THỰC PHẨM, KHÔNG CÓ KIẾN THỨC làm như DỄ SỐNG lắm vậy.

Những lúc các ông vào SANH ra TỬ! KHỔ ĐAU PHIỀN NÃO TRĂM BỀ!
Liệu cái MỚ KIẾN THỨC RÁC RƯỞI NGÃ MẠN nhỏ như vũng nước đái TRÂU đó có giúp các ông VƯỢT QUA được bến bờ HẠNH PHÚC không???

Hay là trong những TÌNH HUỐNG đó TÁNH GIÁC các ông cầu nguyện Chúa, cầu nguyện Phật GIÚP cho các ông???
Để bây giờ các ông KHOE KHOANG KHOÁC LÁC là các ông NHỜ Chúa, Phật, Thượng Đế, Allah ĐỘ???
REALLY????

KHÔNG CÓ TÁNH GIÁC thì cái MỚ KIẾN THỨC RÁC RƯỞI NGÃ MẠN nhỏ như vũng nước đái TRÂU đó!
CÓ LÀM cho các ông CẢNH GIÁC 24/24 hay cả đời không???
Hay là các ông phải HỌC HỎI cả đời mà VẪN KHÔNG BIẾT làm sao HẾT NGU ĐẦN.

Thật là NGU ĐẦN hết Ý.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

sao hôm nay bạn Hiền VÔ MINH lại TỐI TỐI THUI THUI vậy ? [smile]

---> không biết CHUYỂN TÂM [smile] ... mà cứ khoe là CÓ TÁNH GIÁC .. thì ... trở thành người phá hoại phật giáo đấy [smile]

ờ mà đúng hôn g? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Hmmm......đột nhiên à? :) Không hiểu sao bỗng nhiên Thức xuất hiện, bắt đầu giai đoạn làm hữu tình chúng sanh, phải không? Nếu nói'thời kỳ luân hồi sau này' thì tại sao không có 'thời kỳ luân hồi trước đó' nhỉ? :)

Không biết cái gì sinh ra/chuyển hóa thành Thức, nhưng cho rằng Thức chuyển thành Trí. Nếu ví như Thức là Mê, còn Trí là Tỉnh, vậy thì sau khi Tỉnh lại đến lúc Mê cũng giống như chúng ta hết thức lại ngủ, hết ngủ lại thức mà thôi.

Tóm lại phải hiểu rõ nguồn gốc thì mới trị hết bệnh được!
Nói đột nhiên là sự nhảy vọt, cũng như một người tham thiền chứng đạo thì khoảnh khắc chứng đạo đó là bất thình lình siêu vượt trạng thái trước đó. Vì siêu vượt nên nói là đột nhiên hay thình lình.

Có các cấp bậc siêu vượt mà không thể lấy cái dưới để giải thích cái bên trên:
- Có thấy, có biết (hữu tình) siêu vượt vô tri vô giác
- Căn bản trí của thanh văn, duyên giác siêu vượt hữu tình.
- Căn bản trí Bồ tát (bát nhã trí) siêu vượt bậc thanh văn, duyên giác.
- Phật trí siêu vượt rốt ráo bên trên tất cả, từ căn bản trí Bồ Tát tiến liên, gọi là toàn giác là phủ định hoàn toàn của vô tri vô giác.

Trong đó, đã là trạng thái cao thì không bao giờ trở lại trạng thái thấp hơn. Như hiện nay ông là hữu tình nên muốn vô tri vô giác cũng không thể được, yếu tố thức nhất định sẽ sanh khởi ở ông. Cho nên đã là Phật thì mãi mãi không thể trở lại làm chúng sanh hay là Bồ tát thực tập.

Tuy không thể lấy cái trạng thái thấp giải thích cho cái trạng thái cao hơn nhưng có phương tiện tiệm tiến để huân tập. Như trạng thái vô tri vô giác, thông qua sự lưu chuyển huân tập (hành) mà đủ duyên thì sanh ra thức, sự lưu chuyển của vô tri vô giác là bị động dưới sự tương tác với hữu tình.

Ông nên biết tánh giác không luận giác hay mê, không không tất cả mà chẳng phải không có gì. Dù là mê hay giác ngộ thì tánh giác vẫn vậy.

Vậy mê do đâu mà có? Nó không do đâu mà có nhưng cũng chẳng phải tự nhiên vô cớ vậy. Niệm tưởng rằng có hai cái riêng biệt thì đó gọi là mê, đó là nhị nguyên. Tìm lí do trong cái nhị nguyên để giải thích cho cái nhị nguyên, tức trong mê lại mê thì mãi sẽ không tìm ra câu trả lời: do cái gì trong nhị nguyên. Còn nếu cho rằng tự nhiên mê đã có sẵn rồi thì lẽ ra lúc ngủ mê thì mê luôn cớ sao lại tỉnh giấc, có thấy, có biết hoặc là nếu mê là tự nhiên thì cái mê đó không bao giờ mất được, thế là sẽ không bao giờ có người giác ngộ.

Lí do tại sao mê thì không thể trả lời trong cái mê cũng như cũng không thể vô cớ. Như vậy muốn biết tại sao có sự mê lầm xuất hiện rồi lại biến mất thì mình phải tìm hiểu về tự tánh của chính mình. Vì có tự tánh nên mới xuất hiện hiện tượng mê lầm và giác ngộ, việc này rất thâm sâu, không phải đơn thuần dùng lý luận mà giải quyết được!
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah [smile]

You hỏng biết nhiều mà BỊA ĐẶT ra phật pháp ... không sợ có LỖI là làm HƯ GIÁO PHÁP phật giáo sao ? [smile]

... VỪA BỊA --> vừa ĐÍA .. vừa gật gù cái VẺ UYÊN THÂM .. RẤT THÂM SÂU gieo nghi về tự tánh mà cứ ra vẻ HỌC GIẢ ghê gớm vậy [smile]

nói YOU SỬA LẠI BÀI VIẾT của mình ... làm được chưa ? [smile]

nói TÁNH GIÁC .. thì phải có 1 nơi không thể thiếu ... [smile] ... đó là 1 ĐẾ [smile]

ờ mà đúng hông ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
ha ha hah [smile]

You hỏng biết nhiều mà BỊA ĐẶT ra phật pháp ... không sợ có LỖI là làm HƯ GIÁO PHÁP phật giáo sao ? [smile]

... VỪA BỊA --> vừa ĐÍA .. vừa gật gù cái VẺ UYÊN THÂM .. RẤT THÂM SÂU gieo nghi về tự tánh mà cứ ra vẻ HỌC GIẢ ghê gớm vậy [smile]

nói YOU SỬA LẠI BÀI VIẾT của mình ... làm được chưa ? [smile]

nói TÁNH GIÁC .. thì phải có 1 nơi không thể thiếu ... [smile] ... đó là 1 ĐẾ [smile]

ờ mà đúng hông ?
Lạ thật, đây là diễn đàn trao đổi thì chúng ta cứ mạnh dạn bày tỏ những gì mình hiểu biết. VNBN từ khi ở diễn đàn này chưa bao giờ dán bảng hiệu "tôi là thánh" để kêu gọi mọi người phải tin VNBN này! Bất kì ai cũng có thể vào đây bày tỏ hiểu biết, thế mới là diễn đàn trực tuyến thoải mái chứ.

Tôi xin tuyên bố với ông bạn rằng "tánh giác xưa nay không thiếu, không dư, ....." thì ở đâu ra chuyện bổ sung vào tánh ấy! Ngay khi ông là chúng sanh mê lầm hiện nay, tánh giác của ông vốn trọn đủ, xa lìa mọi lý luận và biện giải thì thử hỏi tâm ý ông thấy gì về tánh giác mà kêu là bổ sung vào trong tánh giác!

Nghi về tự tánh còn tốt hơn những kẻ bảo tự tánh là cái này, tự tánh là cái kia, như ông bạn đó cho tự tánh là cái không đối với tất cả chúng sanh, Nhân tri kiến đó chỉ đến với Duyên giác thừa chưa phải Phật thừa. Tại sao? Đối hay không đối, chẳng phải là sự mặc định trong tự tánh mình. Tự tánh nếu mà là cái không đối với tất cả chúng sanh thì ngay từ đầu đã không là chúng sanh, đâu có hiện thành thân người ngu muội chứ!

Tự tánh hay là tánh giác, là chân tánh vốn có của mỗi cá nhân, đã từ bao đời nay chưa hề đổi khác, xa lìa tất cả mọi sự biện luận dù rằng nó không ở bên ngoài các sự biện luận.

Trên đây tôi nói về pháp học, còn việc đi vào thực tập thì các pháp môn nhà Phật đã có.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên