VỀ NGUỒN - HIỂU ĐẠO.

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Bài 9.- ĐẠO THIÊN CHÚA & THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ .

Trích dẫn :Học giả rằng: A. Nếu đứng về phía quần chúng, và giáo hội, hay giáo lý công truyền của Thiên Chúa Giáo mà nói, thì phải nhìn nhận rằng Thiên Chúa Giáo không hề chấp nhận thuyết Thiên Địa Vạn Vật nhất Thể. Theo Thiên Chúa Giáo thì Thượng Đế toàn năng sinh ra vạn hữu bởi Không (ex nihilo). Thượng Đế có bản tính của Thượng Đế, vạn vật có bản tính của vạn vật. Thượng Đế và tạo vật hết sức là xa cách nhau.

Ngoài ra, Thiên Chúa giáo còn chủ trương: Chỉ có ba ngôi Thiên Chúa là đồng nhất thể. Chỉ có Chúa Giesu giáng trần là có «tính» Trời và «tính» người. Còn nhân loại, bất kỳ ai, cũng chỉ có «tính người» mà thôi, vì thế mà ai ai cũng bất toàn, ngoại trừ Chúa Giesu.

Chính vì thế, mà khi nói con người có thể kết hợp được với Thượng Đế thì chỉ có ý nói kết hợp bằng tình yêu, bằng ơn thánh sủng, chứ không phải là trở nên cùng một bản thể với Thượng Đế.

Công giáo rất tránh chữ Deification hay Divinization (Thần thánh hóa con người – người biến thành, trở thành Trời, «làm Trời»), và cho đó là một sự phạm thượng, phạm thánh, và chủ trương lúc chung cuộc, tất cả những linh hồn thánh thiện chỉ được chiêm ngưỡng thiên nhan Trời trên thiên đàng mà thôi (vision béatifique).

Lạ lùng thay, Giáo hoàng John Paul 2 đã dùng chữ Divinization of man nơi tr. 193 trong quyển Crossing the Threshold of Hope. Ông viết: «The divinization of man comes from God. But here too, man must cooperate with God.» Đó là một điều tôi chưa từng thấy bao giờ.

B. Nhưng nếu ta khảo cứu thư tịch do các thánh hiền Công Giáo, do các nhà huyền học Công Giáo để lại (Mystics), thì ta thấy các Ngài chủ trương:

1. Thượng Đế là Bản thể muôn loài (Đó chính là thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể).

2. Thượng Đế hay Bản Thể bất khả tư nghị ấy đã phóng phát ra muôn loài. Đó chính là Thuyết Phóng Phát (Emanation theory).

3. Thượng Đế là cốt lõi, là tâm điểm muôn loài. Đó là thuyết Thượng Đế nội tại (Immanence theory).

4. Muốn tìm Thượng Đế, phải tìm nơi đáy lòng, phải hư tâm, v.v...

5. Cuối cùng là con người có thể kết hợp nhất như với Thượng Đế.
Như các khảo cứu trên của ngài học giả. Đạo chúa có 2 khuynh hướng:

1/. Phái Chính Thống.- chủ trương: Chỉ có ba ngôi Thiên Chúa là đồng nhất thể. Chỉ có Chúa Giesu giáng trần là có «tính» Trời và «tính» người. Còn nhân loại, bất kỳ ai, cũng chỉ có «tính người» mà thôi, vì thế mà ai ai cũng bất toàn, ngoại trừ Chúa Giesu.

Chính vì thế, mà khi nói con người có thể kết hợp được với Thượng Đế thì chỉ có ý nói kết hợp bằng tình yêu, bằng ơn thánh sủng, chứ không phải là trở nên cùng một bản thể với Thượng Đế.- NGHĨA LÀ KHÔNG CÔNG NHẬN THUYẾT "THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ" .

2/. Phái các nhà huyền học Công Giáo. (Mystics), thì ta thấy các Ngài chủ trương:

1. Thượng Đế là Bản thể muôn loài (Đó chính là thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể).

2. Thượng Đế hay Bản Thể bất khả tư nghị ấy đã phóng phát ra muôn loài. Đó chính là Thuyết Phóng Phát (Emanation theory).

3. Thượng Đế là cốt lõi, là tâm điểm muôn loài. Đó là thuyết Thượng Đế nội tại (Immanence theory).

4. Muốn tìm Thượng Đế, phải tìm nơi đáy lòng, phải hư tâm, v.v...

5. Cuối cùng là con người có thể kết hợp nhất như với Thượng Đế. (hết trích)

Vậy thì:

* Phái Chính Thống Đạo Chúa: KHÔNG CHẤP NHẬN THUYẾT "THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ" .

* Phái huyền học Công Giáo, thì Thuyết "Thiên địa vạn vật đồng nhất thể" .- Nói rõ: Cái Nhất Thể (Bản Thể- Chân Như) của các vị ấy là Thánh Thể (Chúa) là Thường Kiến.

Trong khi:

* Quan điểm "Thiên địa vạn vật đồng nhất thể".- (Thể Chân Như) của Phật Giáo là Bất Thường, Bất Đoạn (Bát Bất Trung Đạo.- Không chấp nhận thuyết Thường Kiến).

Như vậy: Nhất Thể (Bản Thể Chân Như) của 2 Tôn Giáo là hai khuynh hướng biệt lập.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
149
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Kính thưa các bác!

Cái thế giới quan nơi các địa vị trụ chấp khác nhau thì cái thấy nó cũng khác nhau.

Phật thì thấy tất cả pháp đều là Phật pháp. Vốn chỉ là Niết Bàn thường lạc ngã tịnh

Người mê muội thì thấy sinh, tử, còn, mất là thật

Tóm lại cái thấy của các địa vị khám phá chân lý có cái thấy không hề giống nhau.

Cái thấy nơi hạng khoác lác là nhại lại lời Phật mà cho là cái thấy của mình nhưng đâu biết rằng tâm chấp bị trói buộc. Hàng ngày tự thọ dụng cảnh giới phiền não tự chiêu hiện lên mà không biết tự thoát ra vậy.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Bài 10.- HỘI TAM ĐIỂM VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ.

Tam điểm (Freemasonry) xưa nay được coi như là một Mật tông. Tam điểm rất sính dùng tượng hình, ảnh tượng (symboles) để truyền thụ tư tưởng.

Học thuyết này chủ trương: Vạn vật từ Tuyệt-đối-thể phóng phát ra, từ Tuyệt-đối-thể thoái hóa dần mãi xuống. Vậy nên, trong Bà La Môn giáo, Hồn vũ trụ, nguồn mạch huyền diệu của muôn sinh linh được đồng hóa với Brahma, với Thượng Đế.

Môn phái Viên Giác (Gnostics) cũng cho rằng vạn hữu sinh xuất từ Thực thể Thần linh. Vạn vật sinh hóa từ cao đến thấp, và sự cứu rỗi lúc chung cuộc, là sự vạn hữu trở về với thanh tịnh của Tạo Hóa.

Philo dạy rằng Tuyệt-đối-thể hay khối Linh quang nguyên thủy đã tung hỏa quang huy để soi sáng cho mọi tâm hồn, và như vậy vạn hữu đều chung một nguồn gốc.

Thuyết phóng phát rất được Tam điểm lưu tâm chú trọng, vì các cấp cao trong Tam điểm thường đề cập tới các học thuyết cả Kabbalah của Philo và của huyền môn Viên Giác...»

1. Quan niệm thiên địa vạn vật nhất thể được tượng trưng bằng:


a/ Tâm điểm và Vòng tròn.

Tâm điểm là Nhất Thể, là Nguyên nhân.

Vòng tròn là Vạn thù, là Hậu quả (kết quả).

b/ Hình con chu xà Ouroboros, trong Vòng có viết ba chữ EN TO PAN có nghĩa là NHẤT-VẠN.

εντοπαν (en to pan)

2. Quan niệm nguyên thể phóng phát ra vạn hữu được tượng trưng bằng:

a/ Ngôi sao sáu cánh do hai hình tam giác đan nhau hợp thành.

Trong lòng ngôi sao có 4 chữ tức là Thượng đế viết bằng mẫu tự Enoch.

b/ hình tam giác với Thiên Nhãn hay với chữ YHVH (Thượng đế) ở trung tâm tung tỏa hào quang. Bên ngoài là một vừng mây tròn bao quanh.


Thiên Nhãn hay YHVH là Thượng đế ở Tâm điểm. Hình Tam giác là khí Dương, phóng phát, tạo dựng.

Các tia hào quang chỉ sự phóng phát.

Vầng mây tròn bên ngoài, chỉ vạn hữu với định luật tuần hoàn.

Hoặc bằng:

c/ hình tròn có 6 chấm cách nhau đều đặn, tạo thành hình lục giác với 6 hình tam giác đều cùng chung một đỉnh là tâm. Nó cũng giống như hình vẽ tâm điểm và Vòng tròn, và cũng nói lên ý nghĩa nhất thể biến vạn thù như vậy.

3. Quan niệm nhất thể phân hóa thành vũ trụ của Tam điểm cũng giống Kinh Dịch.

* Lưỡng nghi của Dịch Kinh được tượng trưng:

— Hoặc bằng 2 cột:

ÂM : B (BOOZ)

DƯƠNG : J (JACHIN)

trong đền thờ Jérusalem như Salomon đại đế xây.

— Hoặc bằng 2 hình tam giác giao thoa:

Tam giác hướng thượng là lửa (Dương)

Tam giác hướng hạ là nước (Âm)

Hai hình Tam giác này thường giao thoa, thường gắn bó lấy nhau: Ý nói: «Âm Dương tương thôi nhi sinh biến hóa.» Hoặc: «Cô Dương bất sinh, cô Âm bất trưởng» như Dịch Kinh đã chủ trương.

* Tứ tượng của Dịch Kinh được Tam Điểm tượng trưng bằng hình vẽ

4. Quan niệm Thượng Đế ngự trị trong con người, và người giác ngộ phải biểu dương, phóng phát Thượng đế ra bên ngoài được tượng trưng bằng:

- Hình sao năm cánh tung tỏa hào quang, với chữ G hoa ở tâm điểm. G là God là Thượng đế.

Ngôi sao năm cánh là tượng trưng con người.

Như vậy ta thấy những đồ hình Tam điểm cũng đã giúp ta hiểu được rất nhiều về các quan điểm chính yếu của người xưa. Thật đúng là bất ngôn nhi giáo vậy.

Có thể Tóm tắc:


* Học thuyết Tam Điểm chủ trương:"Vạn vật từ Tuyệt-đối-thể phóng phát ra, từ Tuyệt-đối-thể thoái hóa dần mãi xuống"..- Có Ý là: Nhất (Bản) Thể .- Từ Tuyệt-đối-thể phóng phát ra, từ Tuyệt-đối-thể thoái hóa dần mãi xuống.- Hàm ý Bản Thể (Chân Như) khởi đầu Tăng, sau giảm dần xuống. Sự Tăng- Giảm tuần hoàn theo sự vận hành của Dịch Lý.

* Trong khi đó.- Quan điểm "Thiên địa vạn vật đồng nhất thể".- (Thể Chân Như) của Phật Giáo là Bất Tăng, Bất Giảm (Bát Bất Trung Đạo. Như Như bất động).
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Bài 11.- HỒI GIÁO (Phái Mật Tông) VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ.

Môn phái Bạch Y (Mật Tông Hồi giáo) ra đời vào khoảng thế kỷ 2. Dạy con người có thể kết hợp với Trời qua những giai đoạn như thống hối, hãm mình, bỏ mình, sống nghèo khó, nhẫn nhục, tin tưởng v. v...

Họ tin rằng con người có thể tiến tới thần minh, tu luyện thành thần minh và sống kết hợp với Đấng Tối Cao, sống hòa mình với Đại Thể vũ trụ. Quan niệm này cũng tương đương như quan niệm hòa mình với Brahman của ấn Giáo. [1]

Môn phái này cũng chủ trương thuyết: Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. Có người cho rằng tư tưởng trên có thể thấy trong vài đoạn thánh kinh Coran của Hồi Giáo, nhưng thực ra đã vay mượn ở những trào lưu ngoài đạo Hồi như Huyền Học Thiên Chúa Giáo (Catholic Mysticism), môn phái Tân Bá Lạp đồ (Néo-Platonism), Denys l'Aréopagite, môn phái Viên Giác (Gnosticism), môn phái Mandeism, Manicheism v.v...

Quyển Histoire du Caodaisme của Gabriel Gobron toát lược tư tưởng môn phái này như sau: ông Ben Aliona vị giáo chủ gần ta nhất (ông chết năm 1934) chủ trương phối hợp đạo Maisen, Bái Hỏa, Công Giáo, Hồi giáo. ông dạy như sau:

Thượng đế là duy nhất. Vũ trụ này là những bức màn che thế giới vô cùng.

Vũ trụ này được phóng phát ra từ Thượng đế. Chỉ những tâm hồn đặc biệt mới hiểu điều sâu nhiệm (bathen) ẩn áo này (sirr), chứ không phải là thế giới này được tạo dựng nên, như người tầm thường (foqara) đã tưởng. Và như vậy, Thượng đế đã ở trong ta (ai biết mình, sẽ biết Chúa, ai chịu tìm hiểu mình, sẽ tiến gần Chúa. Phải được giác ngộ (Icrhraq) như mọi danh nhân Hồi Giáo đã chủ xướng.

Phái Sufism cho rằng: Dẫu bao nhiêu tiên tri cũng chỉ là một người. Họ đều là những tàn lửa do một ngọn lửa.

Gobron nhận định thêm: Khi tiến tới một trình độ tâm linh cao siêu, các bậc đạo cao đức cả vượt lên trên những người thường, và coi nhau như là những người bạn của Thiên Chúa. Họ thành khẩn kết bạn với nhau.

Môn phái này muốn mọi người thương yêu nhau thật sự như sách Zohar của Do Thái hay sách Ennéades của Plotinus đã dạy.

Như vậy, khi tính người tan biến, còn nguyên có tính Trời, thì Thánh Hiền Hồi giáo gọi là fana, khi tâm hồn sống động bởi Chúa, hay nói cách khác, khi Chúa hoạt động trong tâm hồn, thì họ gọi là trạng thái Baqa. Như vậy Phối Thiên là rũ bỏ Nhân Tính, phục hồi Thiên Tính.

Abu-Yazid, một vị thánh Hồi giáo, nói: tôi đã gặp Chúa toàn năng trong giấc mộng, và hỏi ngài: Đường nào về với Chúa? Ngài trả lời tôi: Hãy trút bỏ ngã chấp và hãy vươn lên.

Yazid Bastami, một vị thánh Hồi giáo khác nói: Tôi bỏ hết hồn tôi như con rắn lột xác, rồi tôi nhìn vào bản thể tôi, và khi ấy, Tôi chính là Ngài.

All-Hallag là một vị thánh Hồi Giáo khác, cũng viết: Ta là đấng ta yêu, Đấng ta yêu là ta. Chúng ta là 2 thần trong một xác. Nếu bạn thấy ta, bạn sẽ thấy Ngài, nếu bạn thấy Ngài, Bạn sẽ thấy ta.

Nhận xét:

Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể của Môn phái Bạch Y (Mật Tông Hồi giáo):

+ Nhất (Bản)Thể được phóng phát ra từ Thượng đế.- Khi tiến tới một trình độ tâm linh cao siêu, các bậc đạo cao đức cả vượt lên trên những người thường, và coi nhau như là những người bạn của Thiên Chúa.- Như vậy, khi tính người tan biến, còn nguyên có tính Trời, thì Thánh Hiền Hồi giáo gọi là fana, khi tâm hồn sống động bởi Chúa, hay nói cách khác, khi Chúa hoạt động trong tâm hồn, thì họ gọi là trạng thái Baqa. Như vậy Phối Thiên là rũ bỏ Nhân Tính, phục hồi Thiên Tính.
.......Nói cách khác cho dễ hiểu là: Khi con người trừ bỏ hết Uế Trược, sẽ Phục hồi Thiên Tính tức Thuần Tịnh.- Thì là lúc Ta hòa nhập thành một với Chúa . Nghĩa là " Đồng Nhất Thể".

Như vậy:

* Bản Thể (Chân Như) theo Môn phái Bạch Y (Mật Tông Hồi giáo) là: Khi con người trừ bỏ hết Uế Trược, sẽ Phục hồi Thiên Tính tức Thuần Tịnh.- Thì là lúc Ta hòa nhập thành một (Nhất Thể) với Chúa .

Trong khi đó:

* .- Quan điểm "Thiên địa vạn vật đồng nhất thể".- (Thể Chân Như) của Phật Giáo là Bất Cấu, Bất Tịnh. Vì "Vô Minh thật Tánh, tức Phật Tánh". Muôn Pháp Nhất Như.

phật tánh1.jpg
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

*** vẫn câu nói đó [smile] .. kính thày VQ 1 ly trà [smile]

Nhất (Bản)Thể được phóng phát ra từ Thượng đế.- Khi tiến tới một trình độ tâm linh cao siêu,

các bậc đạo cao đức cả vượt lên trên những người thường ---> , và coi nhau như là những người bạn của Thiên Chúa.

- Như vậy, khi tính người tan biến, ---> còn nguyên có tính Trời, thì Thánh Hiền Hồi giáo gọi là fana, khi tâm hồn sống động bởi Chúa, hay nói cách khác, khi Chúa hoạt động trong tâm hồn, thì họ gọi là trạng thái Baqa.

Như vậy Phối Thiên --> là rũ bỏ Nhân Tính, phục hồi Thiên Tính.

.......Nói cách khác cho dễ hiểu là: Khi con người trừ bỏ hết Uế Trược, sẽ Phục hồi Thiên Tính tức Thuần Tịnh.- Thì là lúc Ta hòa nhập thành một với Chúa . Nghĩa là " Đồng Nhất Thể".

** lẽ đúng ra, KLL không nên nói những lời này .. nhưng trên tinh thần học hỏi thì KLL trình bày một số quan niệm tương đồng giữa huyền học Ki Tô Giáo [smile] về Thực Tại Tuyệt Đối ... và Thực Tại Tuyệt Đối (Sắc, Tâm, Tâm Sở, và Niết Bàn) theo quan niệm phật giáo [smile]

Huyền học Ki Tô Giáo vượt xa trên những gì "ĐƯỢC PHÉP" giảng dạy bị giới hạn bởi giáo quyền của các giáo hội Ki To Giáo thường nhấn mạnh sự đối đãi tương tác giữa Thiên Chúa và Con Người ... ... cho nên mới có "THƯỢNG ĐẾ NHƯ CON NGƯỜI" để đáp úng những những nhu cầu, ước muốn theo "bản tính nhân loại" của họ ... [smile]

Theo "triết học Ki Tô Giáo", trong đời sống, con người có những hành động thể hiện hai bản tính: "Bản Tính Con Người" ... và "Bản Tính Thuần Nhiên" [Actus Purus .. tức là sự hoàn hảo đã có trong những hành động thuần nhiên .... tức là Thiên Chúa ]

Pure Act (Actus Purus - perfect state, complete actuality)
"Động lực thuần nhiên là thực tại hoàn toàn (complete actuality) .. Là sự hòan hảo giản đơn của bất cứ cái gì. Là bất cứ cái gì không có sự bất tòan. Trong một nghĩa đúng nhất, được áp dụng cho Chúa là Actus purus (Động lực thuần nhiên), đó là sự hoàn hảo vô song của Chúa, vốn không hiện diện trong tiềm năng thụ động nào, hoặc không kết hợp với tiềm năng thụ động nào, hoặc không bị hạn chế bởi bất cứ tiềm năng thụ động nào, vốn có thể thay đổi hoặc hoàn thiện hữu thể vô cùng."

Pure Nature (là danh từ tiếng Anh của từ La Tinh Actus Purus )
"Bản tính thuần khiết.
Là điều kiện lý thuyết mà trong đó nhân lọai có thể sở hữu tất cả, và chỉ sở hữu tất cả những gì thuộc về bản tính con người, và chỉ trong đó con người mới đạt được mục đích tự nhiên tối hậu của mình. Mặc dầu chỉ là có thể mà thôi, ý tưởng về một tình trạng bản tính thuần khiết được Giáo hội bênh vực, để gìn giữ trật tự siêu nhiên, vốn bị bác bỏ bởi Luther, Calvin, và Jansen. Vì vậy Giáo hội dạy rằng Chúa có thể tạo dựng con người,

- mà con người sẽ không cần ơn siêu nhiên hoặc ơn ngọai nhiên, [1]

- nhưng không trong điều kiện tội lỗi."

[1]
có nghĩa là trong mỗi người đã đầy đủ bản tính thuần khiết đó [smile] ... và cái bản tính đó trong mỗi con người siêu việt tới độ ngang hàng cỡ 1 ông Giáo Hoàng "aboriginal vicar of Christ" ... dịch theo nghĩa thông thường thì "bản tính thuần khiết đó" = gọi là Lương Tâm ... nhưng khi gọi là lương tâm, với đầy đủ nghĩa nhiễm ô của danh từ .. đã đánh mất ý nghĩa của "bản tính thuần khiết" mang tính chất siêu việt trong mỗi người

Cho nên .. nói đúng hơn ... là bác Nhân Tử .. cũng nói giống với nội dung huyền học Ki Tô Giáo .. nhưng quan niệm Phối Thiên của bác Nhân Tử có lẽ nói đúng hơn . là "PHỐI TỰ NHIÊN" (nature laws] [2]

và hai bản tính "bản tính nhân loại" và "bản tính thuần khiết" dung hoà với các động lực thuần nhiên .. gần gũi với TAM TÁNH của Duy Thức hơn nhiều ...

[2] đây là quan niệm "THƯỢNG ĐẾ" theo trường phái triết học Thomas Aquinas - tuy nhiên [smile] cái chỗ "PHỐI THIÊN" đó .. nếu mà đọc tới .. thì hơi quá sơ sài bởi vì .... [ - - - ] [smile] ... và không được tỉ mỉ, cụ thể dễ hiểu .. như là đọc VI DIỆU PHÁP để thâm nhập ... Thực Tại Chân Đế (Sắc, Tâm, Tâm Sở, Niết Bàn ) [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Bài 13.- BÀ LA MÔN GIÁO VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ.

Có thể nói ngay được rằng: Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể là một học thuyết then chốt, làm căn bản cho các thánh thư Ấn độ như Veda, Upanishads, Bhagavad Gita...

Câu hỏi triết học mà các nhà thấu thị Ấn độ luôn luôn đặt ra cho các đệ tử, cũng như cho các độc giả thánh thư là: Vũ trụ này do đâu mà có, đã được cấu tạo nên bằng chất liệu gì?

Con người đã sinh xuất từ đâu, đã do đâu mà sống còn, đa chịu sự chỉ huy của ai v.v.. (Svetasvatara Up. I–I. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Đông phương, quyển 3, trang 38 với lời trích dẫn kinh Rig Veda).
Và câu trả lời duy nhất, nhưng dưới nhiều hình thức:
  • Trực ngôn
  • Ẩn dụ
  • Huyền thoại chỉ là:
Vũ trụ này cũng như vạn hữu đều do một nguyên lý, một bản thể duy nhất sinh hóa ra, phóng phát ra.
Bản thể duy nhất ấy có rất nhiều danh hiệu:
– Brahman
– Atman
– Brahmanaspati
– Visvakarman (Tạo hóa )
– Purusha (Chân nhân)
– Prajapati (Chúa tể càn khôn)
– Hiranyagarbha (Kim đơn - Kim nhân. )

Nếu nhân cách hóa Bản thể vũ trụ ấy, và gọi đó là Đấng Tối Cao, thì đấng tối cao này đã sinh hóa ra vũ trụ bằng chính thân thể mình... đã hi sinh thân xác mình, đã phân hóa xác thân mình để tạo thành vũ trụ vạn hữu, chứ không phải là đã tạo dựng nên vũ trụ bằng một chất liệu nào ngoài mình. ....

Như vậy mối giây liên lạc giữa Thượng Đế và vũ trụ là mốt giây liên lạc cơ hữu

Ví dụ Ngài là con nhện, thì vạn hữu là tơ nhả ra từ lưng nhện (Rig Veda, X, 90).
Ví dụ Ngài là lửa, thì vạn hữu là những tia lửa, những tàn lửa từ lửa phóng ra.
Vạn hữu với Ngài như nước và muối. Khi muối đã hòa tan trong nước, thì đâu có nước, đấy sẽ có muối.

Từ học thuyết trên sinh ra hai dòng tư tưởng:

a). Nhà thấu thị có thể coi Brahman là vũ trụ

Ngài ở trong người, trong khôn gian, trong định luật thiên nhiên, Ngài ở trên trời. Ngài sinh trong nước, trong mục súc, trong định luật thiên nhiên, trong nham thạch. Đấng toàn thiện, đấng tối cao là như vậy.»

... «Brahman, thật ra là bất tử. Brahman ở đằng trước, Brahman ở đằng sau, ở bên trái, ở bên phải; Brahman ở trên, Brahman ở dưới, Brahman thật ra chính là toàn thể thế giới, toàn thể vũ trụ.»
«Bởi vì thật sự, vạn hữu là Brahman»

b)- Nhà thấu thị cũng có thể coi Brahman, Atman là Bản thể, là Cốt lõi, là Trục cốt vạn hữu.

Tìm ra được Cốt lõi ấy, Trục cốt ấy, là hiểu được Brahman, hiểu được vạn hữu, hiểu được chính mình.
Đó là chìa khóa mở ra mọi hiểu biết
Thực tại chỉ là Một. Biến thiên phiền tạp chỉ là hình tướng.

«Trên mặt đất này không có tạp thù, không có biến thiên thực sự. Kẻ nào chỉ nhìn thấy biến thiên cách biệt bên ngoài, kẻ ấy sẽ còn trong Vòng sinh tử. Tất cả phải được nhìn thấy trong Nhất thể, trong thực thể, Bản thể duy nhất bất khả tư nghị...»

Upanishads tuyên xưng:
«Thực sự nếu nhìn thấy được, nghe thấy được, nghĩ ra được, tìm hiểu được Đại Ngã, sẽ hiểu được vũ trụ này.»
«Thực sự, ai mà thấy được sợi giây nhất quán, thấy được chủ tể tại hàm tàng trong vạn hữu, người đó biết Brahman, người đó hiểu biết vũ trụ, hiểu biết thần minh, hiểu biết Veda, hiểu biết tạo vật, hiểu biết Đại Ngã, hiểu biết mọi sự...»
  • Thấy được Trời lồng trong vạn hữu là đạt tới chân tri, là tìm thấy được Thượng Đế.
  • Biết được Căn bản, biết được chân tướng mình, biết được rằng có Trời trong dạ là điều kiện thiết yếu để trở thành tiên phật, thánh, thần.....

Thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể dẫn tới một tuyên ngôn rất vĩ đại về giá trị, về phẩm giá con người.
«Con người chính là Thượng Đế.»
«Bạn chính là Cái đó» TAT TVAM ASI.
Có thể tóm tắc tư tưởng Bà la Môn:
Hỏi: Vũ trụ này do đâu mà có, đã được cấu tạo nên bằng chất liệu gì?
Con người đã sinh xuất từ đâu, đã do đâu mà sống còn, đa chịu sự chỉ huy của ai v.v.

Đáp:

* Nhất (Bản) Thể của Vạn vật (kể cả con người) là "Thượng Đế", còn gọi là Brama.- Từ Chính xác nhất là ĐẠI NGÃ.

* Từ nơi ĐẠI NGÃ này .- Tức đấng tối cao này đã sinh hóa ra vũ trụ bằng chính thân thể mình... đã hi sinh thân xác mình, đã phân hóa xác thân mình để tạo thành vũ trụ vạn hữu, chứ không phải là đã tạo dựng nên vũ trụ bằng một chất liệu nào ngoài mình. ....

* Nghĩa là "ĐẠI NGÃ" phóng phát ra, đã sinh xuất ra (Linh Hồn người là) "TIỂU NGÃ".

* Nhập Niết Bàn, Nhập Chân Như là mang TIỂU NGÃ hòa nhập vào cùng ĐẠI NGÃ.

* Với Tư Tưởng Bà la môn: "THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ".- Chính là Thể ĐẠI NGÃ này.




Trong khi đó: Niết Bàn- (Bản thể) Chân Như ở Phật Giáo là VÔ NGÃ.- Phật Giáo không chấp nhận quan điểm (Thượng Đế) ĐẠI NGÃ, cũng không chấp nhận (Linh hồn) TIỂU NGÃ . Vì: Vạn Pháp Giai Không, Ngũ Uẩn giai Không.

* Phật Giáo và Bà La Môn Giáo là hai nguồn Tư Tưởng đối lập.

* Bà La Môn Giáo thì: Hữu Ngã, Hữu Sanh. Hữu Tác. Ngược lại Phật giáo thì: Vô Ngã, Vô Sanh. Vô Tác.

* Thuyết THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ của Bà La Môn Không Đồng Nguyên với Lý THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ của Phật Giáo.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Bài 14.- LÃO GIÁO VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ.


Trích dẫn :
Bản Thể duy nhất, uyên nguyên, vô hình vô ảnh, nhưng lại linh động, biến hóa vô cùng. Bản Thể ấy, Lão Giáo gọi là Đạo.
Đạo vì là Bản Thể của vũ trụ tuyệt đối, vô biên tế nên không thể dùng danh hiệu để tuyên xưng, không thể dùng ngôn từ để mô tả.
Đạo có 2 thế: Thế tiềm ẩn, và thế hiển dương.
Trước khi sinh ra vũ trụ, đạo ở thế tiềm ẩn. Sau khi sinh ra vũ trụ, Đạo ở thế hiển dương. Vũ trụ này xét về phương diện Bản Thể thì hư tĩnh, vi diệu; xét về phương diện hình tướng, thì có giới hạn, có hình danh, sắc tướng.
Đạo khi chưa sinh hóa ra vũ trụ còn được gọi là:
Hư, Hư Vô, Hồng Mông, Hỗn Độn, Hư Không, Đạo, Vô Cực v.v...Hư Vô, Hư Không không phải là Hư Ảo mà là Thực Thể Bất Khả Tư Nghị, vô biên tế của vũ trụ.
Vì thế, Lão Tử nói: Thiên Hạ vạn vật sinh ư Hữu, Hữu sinh ư Vô (ĐĐK, chương 41).
Trang Tử cũng nói: Đầu trước hết có Vô, không hiện hữu, không tên tuổi. (Trang Tử, Nam Hoa Kinh, Thiên Địa). Hai chữ Vô Cực được Lão Tử đề cập đến nơi chương 28, Đạo Đức Kinh).
Các danh từ Không, hay Hư Vô cũng được các Đạo Gia thường dùng. Sách Xướng Đạo Chân Ngôn viết: Vạn vật bắt đầu từ Không. Thái Cực là Không. Không sinh ra Nhất, Nhất sinh ra Vạn, Vạn trở về Không. Không là Thủy Tổ muôn loài. Học giả cần biết Chân Không, cần phân biệt Linh Không với Ngoan Không.
Xướng Đạo Chân Ngôn còn gọi Hư Vô là Vô Cực, là Đơn, là Đạo, là Bản Thể của Trời Đất. Sách viết: Đơn là Bản Thể của vạn vật. Đơn là Đạo, Đạo là Bản Thể của Hư Vô. Hư Vô không thể đặt tên, nên Thánh Nhân tạm gọi là Đạo. Hư sinh Nhất, Nhất sinh Vạn, Vạn hoàn Nhất, Nhất hoàn Hư.
Sách viết thêm: Đạo gia gọi là Hư, Phật gia gọi là Không. Hư Không nghe biết, nhìn biết mọi sự... Cho nên khi một người suy nghĩ, người cùng nhà không hay biết, mà Hư Không vô lượng đã biết, đã hay...Vì thế Nho Gia thận độc, úy không (cẩn thận khi ở một mình, sợ cái Không)
Đạo sinh ra vũ trụ bằng sự hiển dương phóng phát, tức là bằng Đức và cũng bằng sự phân liệt chia phôi.
Bản Thể ấy sinh xuất ra vũ trụ hiện tượng, hữu hình, hữu tướng này. Đó là thuyết THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ.​

2. Nhất Thể biến vạn thể​

Bản thể duy nhất vô sinh, vô diệt, vô thuỷ vô chung ấy là căn nguyên sinh xuất ra vũ trụ hữu hình, hữu sinh, hữu diệt, hữu thủy, hữu chung này; nó mang muôn ngàn danh hiệu. Dưới đây chỉ đan cử ít nhiều danh hiệu để rọi sáng vào ít nhiều tính cách của Bản Thể uyên nguyên ấy.​

3. Danh hiệu của Nhất Thể​

Bản Thể ấy trước hết được gọi là NHẤT vì cũng như số Một sinh ra mọi con số khác, Bản Thể ấy cũng sinh mọi hiện tượng, mọi sinh linh.
Bản Thể ấy cũng còn được gọi là Trung, vì nó lồng trong mọi hiện tượng, mọi sinh linh, để làm Chân Tâm, làm Khu Nữu, làm Cốt Lõi, nâng đỡ giữ gìn vạn sự, vạn loài.
Trung này vừa vô định tại, vô phương sở, vì bao trùm vũ trụ, vì là bản thể vũ trụ; vừa hữu định tại, hữu phương sở, vì nằm trong lòng sâu muôn loài, muôn vật, từ tinh tú, nhật nguyệt, đến vi tử, vi trần.
* Khổng giáo gọi Bản Thể đó là:
Vô Cực. Thái Cực. Nhất. Trung. Dịch Kinh cũng chỉ triển khai mấy quan niệm đó...

Nhất Thể đó khi thì được đạo Lão coi như là Vô Ngã và được hài danh bằng những danh từ như Đạo, Hư Vô, Hư, Vô, Vô Cực, Đơn, Tiên Thiên Nhất Khí, Thái Hòa Nguyên Khí, Hạo Thiên chi khí v. v... Lão Tử, Trang Tử theo chủ trương này.


Đó là quan niệm Nhất Nguyên Vô Ngã theo danh từ Triết Học ngày nay.
Cũng Nhất Thể ấy, khi thì được đạo Lão coi như là Hữu Ngã và được gọi là Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Đó là Quan niệm Nhất Nguyên Hữu Ngã tương đương với quan niệm Thượng Đế trong các đạo giáo.
Đạo Lão có khi còn dung thông 2 quan niệm trên làm một và gọi Bản Thể vũ trụ là Tiên Thiên Nhất Khí, Thái Thượng Lão Quân.​

4. Tâm điểm và vòng tròn​

Nó tượng trưng cho Nhất Thể vạn thù. Quan niệm Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể, Nhất thể tán vạn thù, vạn thù qui Nhất Thể còn được Dịch Kinh và các đạo gia, đạo sĩ xưa biểu hiệu tượng trưng bằng Tâm Điểm và Vòng Tròn.
Tâm điểm tượng trưng cho Bản Thể, căn nguyên, gốc gác, cùng đích muôn loài.
Vòng tròn bên ngoài tượng trưng cho hiện tượng, cho luân lưu biến hóa. Trong quyển Huỳnh Đình, do Tử Hà, Hàm Hư Tử chú, nơi tr. 4a, có một câu hết sức ý vị:​
Nhất Thần chính vị nhi trung lập,
Vạn Thần triều củng nhi hoàn trần.
Huỳnh Đình chi thể dụng bị hĩ.
Nghĩa là:
Một Thần chính vị nơi Trung Điểm,
Vạn thần chầu chực thành vòng quanh
Thể và dụng của Huỳnh Đình đầy đủ trong 2 câu đó.​

5. Nhất thể, vạn thù ở 2 thế giới đối đỉnh​

Từ hình vẽ TÂM ĐIỂM và vòng tròn chúng ta dễ dàng suy diễn ra được rằng: Vũ trụ này gồm có hai phần:
a.- Một thế giới của Bản Thể, của Thực Thể, lý tưởng siêu việt, thế giới của Chân, Thiện, Mỹ, vĩnh cửu trường tồn. Đó là thế giới khinh thanh, bao la, tiềm ẩn, đồng đẳng, vô phân biệt. Đó là Chân Như Môn theo danh từ Phật Giáo, đó là Vô Vi, là Diệu, theo danh từ Lão Giáo, là Thể theo Nho Giáo.
b.- Một thế giới của hiện tượng, của giác quan, của thiên nhiên, của những gì phù du, biến ảo, những gì trọng trọc, những gì chất chưởng, những gì hữu hạn, những gì bị chi phối bởi sự duyên. ở nơi con người nó bao quát hết cả tâm tư, trí não giác quan, hình hài ta, tóm lại tất cả cái gì là vọng tâm, vọng ngã, cái gì là Tứ Đại Giả hợp, theo Phật giáo. Đó cũng chính là Sinh diệt môn theo danh từ Phật giáo, là Hữu Vi là Kiếu theo danh từ Lão giáo, là Dụng theo Khổng giáo.
Phàm nhân thì sống phù phiếm, lênh đênh chìm nổi trên cái thế giới hiện tượng ấy, chỉ biết những gì là sắc tướng, chỉ thích những gì là phù hoa, chỉ mê những gì là hào nháng bên ngoài; lạc lõng trong muôn ngàn sai biệt; bị ngoại cảnh chi phối, thất tình lục dục đẩy đưa, từ ngữ tư tưởng ám nhãn, manh tâm, thu hẹp con người vô hạn của mình vào trong gông cùm của không gian thời gian, hình hài sắc tướng hữu hạn.
Thánh nhân trái lại vì xuyên qua được bức màn hiện tượng ấy để vào thế giới chân tâm, vô biên vĩnh cửu, thế giới bản thể vĩnh cửu, trường tồn: xuyên qua được tâm thức, để vào tới cõi Hư Vô, Chân thể, đồng đẳng với Thái Hư.
Chính vì thế mà sách Tham Đồng Khế có câu:​
Chân nhân tiềm thâm uyên,
Phù du thủ qui trung
Tạm dịch
Chân nhân sống rất thâm trầm,
Phởn phơ khinh khoát, ôm cầm Khuôn thiêng.

(Lý Lạc Cầu, Tiên Học diệu tuyển, tr. 86)​
Tính Mệnh Khuê Chỉ có câu:​
Ly chủng chủng biên,
Doãn chấp quyết trung
Tạm dịch:
Lìa xa hết mọi vòng ngoài,
Trung Tâm giữ vững chẳng rời tấc gang.

6. Nhất thể vạn thù với hai chiều thuận nghịch​

Tâm điểm và vòng tròn còn giúp ta nhìn được hai chiều thuận nghịch, biến hóa của trời đất và của con người.
Ở nơi trời đất, thì chiều đi từ Bản Thể đi ra hiện tượng, đi từ Vô đến Hữu, chiều từ Tâm ra Biên, chiều từ Nhất sinh Vạn, là chiều Thuận, là chiều sinh hóa ra Vạn Hữu.
Đó là chiều Ly Tâm và đồng thời cũng là chiều đi xuống, chiều thoái hóa, từ Khinh Thanh ra dần, xuống dần đến Trọng Trọc, từ Phác Giản ra dần, xuống dần đến Tần Phiền.
Ở nơi con người, thì chiều Thuận chính là chiều Ly Tâm, là chiều Phóng Ngoại, Hướng Ngoại, từ Thần ra dần đến Tâm Tư, ý Thức, Hình Hài, Ngoại Cảnh.
Theo Tính Mệnh Khuê Chỉ thì ở nơi con người chiều Thuận sẽ được phác họa như sau:​
TÍNH -> TÂM -> Ý -> TÌNH -> VỌNG (MÊ VỌNG)​
(Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh tr.
Cool
Ở nơi trời đất thì chiều biến hóa từ Biên trở về Tâm Điểm, chiều từ Vạn qui hoàn về Nhất, là Chiều Nghịch, là chiều Thăng Hoa sinh Thánh sinh Thần. Đó là chiều Đi Vào, Chiều Hướng Tâm, đồng thời cũng là Chiều Đi Lên, Chiều Tiến Hóa từ Trọng Trọc trở lại dần tới Khinh Thanh, từ Tần Phiền trở lần về tới Phác Giản.
Ở nơi con người thì Chiều Nghịch đó chính là Chiều Hướng Tâm, là Chiều Hồi Hướng, là Chiều Hướng Nội, chiều từ Hình Hài quay về với Thiên Tính, với Thần Linh, với Đạo Tâm, Chân Tâm nội tại.
Theo Tính Mệnh Khuê Chỉ, thì ở nơi con người, chiều Nghịch sẽ được phác họa như sau:​
VỌNG (MÊ VỌNG) -> TÌNH -> Ý -> TÂM -> TÍNH.​
(Tính Mệnh Khuê Chỉ, Thuận Nghịch Tam Quan Đồ, q. Nguyên tr. 13a).
Chiều Nghịch này mới là chiều quan trọng.
Cuối cùng, mọi sự lại trở lại Hư Vô.
Vòng tuần hoàn, biến dịch của vũ trụ, được Trang Tử toát lược bằng một câu: "Vạn vật giai xuất ư cơ, giai nhập ư cơ.» Vạn vật đều xuất ở Cơ ra, rồi lại đều trở về Cơ. (Nam Hoa Kinh, Chí Lạc).
Đạo Đức Kinh viết: Phù vật vân vân, các qui kỳ căn, qui căn viết tĩnh, tĩnh viết phục mệnh, phục mệnh viết thường. (ĐĐK, chương XVI).
Dịch:​
Muôn loài sinh hóa đa đoan,
Rồi ra cũng phải lai hoàn bản nguyên.
Hoàn bản nguyên an nhiên phục mệnh,
Phục mệnh rồi trường vĩnh vô cùng.
Ở nơi vòng DỊCH, thì chiều Thuận là chiều Quan Nguyệt Quật theo từ ngữ của Thiệu Khang Tiết, từ quẻ CẤU đến quẻ KHÔN.
Còn chiều Nghịch là chiều Kiến Thiên Căn theo Thiệu Khang Tiết, từ quẻ PHỤC đến quẻ KIỀN, rồi vào TRUNG CUNG THÁI CỰC. Thế là Quân tử HOÀNG TRUNG THÔNG LÝ, CHÍNH VỊ CƯ THỂ.
Dịch chủ trương Chiều Nghịch mới là chiều quan trọng, và Thánh Hiền xưa đã định nghĩa Dịch là Nghịch số. (Dịch Kinh, Thuyết quái, chương 3)
Liệt Tử viết trong Xung Hư Chân Kinh:
Hình thanh, vị, sắc đều do Vô Vi mà sinh ra.
Hình, thanh, vị, sắc khi còn, khi mất, khi có, khi không. Vô vi không bao giờ có cùng.
Hình, thanh, vị, sắc hình hiện ra bên ngoài, mà Vô Vi thì không bao giờ hình hiện.
Tất cả hình, thanh, sắc, tướng đều là chức năng của Vô Vi.
Vô Vi có thể âm, có thể Dương, có thể mềm, có thể cứng, có thể vắn, có thể dài, có thể tròn, có thể vuông, có thể làm cho sống, có thể khiến cho chết, có theỗ nóng, có thể lạnh, có thể nổi, có thể chìm, có thể là Cung, có thể là Thương, có thể ẩn, có thể hiện, có thể đen, có thể vàng, có thể ngọt, có thể đắng, có thể tanh, có thể thơm. Tưởng không biết, không hay, mà cái gì cũng biết, cũng hay.
Liệt Tử còn viết: Xưa Thánh Nhân lấy âm Dương bao quát trời đất, mà hữu hình thời sinh ra từ vô hình, nên trời đất dần dà mới có. Cho nên nói: Có Thái Dịch, có Thái Sơ, có Thái Thủy, có Thái Tố.
Thái Dịch là giai đoạn chưa có Khí.
Thái Sơ là giai đoạn Khí bắt đầu có.
Thái Thủy là giai đoạn Hình bắt đầu có.
Thái Tố là giai đoạn Chất bắt đầu có.
Khí, Hình, Chất có đủ, nhưng chưa chia lìa nhau. Cho nên gọi là Hồn Luân. Hồn Luân là khi vạn vật còn trà trộn, chưa phân ly... Nhìn không thấy, nghe không ra, theo không được nên gọi là Dịch. Dịch không giới hạn, không bến bờ. Dịch biến thành Nhất, Nhất biến thành Thất, Thất biến thành Cửu. Cửu là biến hóa đến cùng cực. Thế rồi lại trở về Nhất.
Sách Linh Bảo Tất Pháp có một đoạn tương tự như vậy, mà tôi đã chuyển thành thơ như sau:​
Tự Đạo phân chia số mới thành,
Ngũ Hành hình tượng: Đạo nha manh.
Năm phương vũ trụ: Thần phân liệt,
Chất sắc năm màu: đạo tán sinh.
Số từ Vô Số xuất sinh,
Trở về Vô Số mới thành vãng lai.
Tượng từ Vô Tượng an bài,
Trở về Vô Tướng trong ngoài ấm êm.
Vị hoàn Vô Vị mới nên,
Chất hoàn Vô Chất, tinh tuyền trước sau.
Chớ chia Đạo Thể nhiệm màu,
Số kia bám víu vào đâu sinh thành.
Muốn trừ cho hết tượng hình,
Ngừng cơ biến hóa, mối manh tiêu liền.
Vị ngôi muốn hết dưới trên,
Thời đừng phân biệt bản nguyên làm gì.
Đạo không phát tán, chia ly,
Thời thôi vật chất biến đi từ đời.
Đạo là Vô Số, Vô Ngôi,
Vô Hình, Vô Chất, chia phôi lẽ nào.
Đạo Trời vi diệu biết bao
...​

7. Con đường trở về Nhất Thể phải là con đường qui tâm hướng nội.​

Hiểu được hai chiều tiến hóa ngược xuôi ấy, ta sẽ thấy ngay:​
  • Đi ra Ngoại Cảnh là đi Ra Đời... Bất kể ngoại cảnh ấy là đền đài miếu mạo, Thần Phật hay chi chi nữa.
  • Đi vào nội Tâm mới là đi Vào Đạo.

Có vậy, ta mới hiểu lời lẽ sau đây của Tính Mệnh Khuê Chỉ:
Muốn thoát Luân Hồi, phải thể hợp với Chí Đạo, muốn thể hợp với Chí Đạo, tất phải quán chiếu bản tâm, muốn quán chiếu bản tâm, tất phải nhắm mắt hồi quang, nhìn vào hư không, đem ánh sáng Tuệ Quang chiếu diệu vào nơi Thất Tình chưa nhen nhúm, nơi mà Bản Thể chưa bị Bát Thức làm ô nhiễm; ngoài thì tuyệt hết chư duyên, trong thì tuyệt hết chư Vọng, hợp Nhãn quang, ngưng Nhĩ vận, điều Tị tức, khóa Thiệt khí, tứ chi bất động, để cho Ngũ Thức của tai, mắt, mũi, lưỡi, thân quay trở về gốc gác, như vậy tinh, thần, hồn, phách, ý sẽ an vị: suất cả 12 giờ trong ngày, mắt luôn nội quan quán chiếu nhìn vào Khiếu ấy, tai trở ngược lại lắng nghe Khiếu ấy, đầu lưỡi thường phong bế Khiếu ấy, vận dụng, thi vi, niệm niệm không rời khỏi Khiếu ấy... Khiếu ấy chính là Bản Thể Thần Linh của con người.
Đó là Bản Thể tuyệt đối mà chúng ta đã đề cập tới trong suốt cả chương này.
Thái Thượng nói: Ta từ vô lượng kiếp quan tâm đắc đạo, và tới được Hư Vô. (Thái Thượng viết: Ngô tòng vô lượng kiếp, quan tâm đắc đạo nãi chí Hư Vô.) (Tính Mệnh Khuê Chỉ, Hanh, tr. 3a).
Hiểu được Bản Thể là hiểu được Căn Nguyên, Cùng Đích vũ trụ và con người.
Hiểu được 2 chiều Thuận, Nghịch nói trên là hiểu được lẽ biến dịch tuần hoàn của vũ trụ, vạn hữu và của con người.​

8. Chung qui, Hiểu chữ Nhất là hiểu được tinh hoa đạo giáo Á Đông nói chung, Lão Giáo nói riêng.​

Dù đứng trên lập trường Vô Ngã hay Hữu Ngã mà nhìn vào Nhất Thể, dù gọi Nhất Thể đó là Khí, là Thể, là Thần, là Lão, là Thiên, khái niệm cơ bản vẫn là:
Nhất thể đó linh minh, huyền diệu, có khả năng sinh xuất biến hóa ra vạn sự vạn hình.
Nhất Thể đó có thể hóa thành Tam Thể, Vạn Thể.
Nhất Khí đó có thể hóa thành Tam Khí, Vạn Khí.
Nhất Thần đó có thể hóa thành Tam Thần, Vạn Thần.
Nhất Lão đó có thể hóa thành Tam Lão, Vạn Lão.
Nhất Thiên đó có thể hóa thành Tam Thiên, Vạn Thiên.
Thế tức là hiểu Lẽ Một, sẽ hiểu được Căn Cơ, Gốc Gác của muôn loài, muôn vật, và có thể đi đến một kết luận hết sức triết học và khoa học sau đây: "Thiên, Địa, Nhân, Vật Nhất Tính, Đồng Thể.» (Tính Mệnh Khuê Chỉ, Nguyên, tr. 6a)
Suy ngược lại sẽ có:
Nếu Nhất Thần hóa Chúng Thần, thì Chúng Thần seư qui Nhất Thần; Nhất khí hóa Vạn Khí thì Vạn Khí cũng qui Nhất Khí.
Nếu trong con người có Chúng Thần, thì cũng có Nguyên Thần, có Nhất Thần.
Nếu trong con người có Vạn Khí, Ngũ Khí, Tam Khí, thì aờt cũng có Chân Nguyên Nhất Khí hay Nguyên Khí.
Vì hiểu lẽ Một cho nên người đạo sĩ:
Chọn cái Tinh Hoa, bỏ cái Bác Tạp.
Chọn cái Giản dị, bỏ cái Tần Phiền.
Chọn Chân Tâm mà bỏ Thất Tình, Lục dục, Tam Thi, Tứ Đại, âm Dương đối đãi.
Vì hiểu lẽ Một cho nên người đạo sĩ biết mình là Tiên Thiên Nhất Khí hóa thân, nghĩa là có đồng bản tính với Thượng Thần trong trời đất.
Vì biết lẽ Một cho nên hiểu rằng Chân Thần trong mình và Chân Thần trời đất là Một. Mình đây chẳng qua là Hóa Thân của Chân Thần đó mà mình chẳng hay.
Họa sĩ Wyzewa đã viết từ năm 1893:
Cái mà ta gọi là Thực Tại chẳng qua chỉ là hình ảnh của Bản Thể thầm kín nơi ta, phóng phát ra hư cảnh bên ngoài mà thôi.
Tính Mệnh Khuê Chỉ viết:
Vì thế nói: Thánh Nhân tẩy rửa tâm hồn, trở về náu ẩn trong nơi thầm kín. Trong đó vốn đã có Bản Thể uyên nguyên cùng với Thái Hư hỗn thành nhất khối. Vì thế nói: Thánh Nhân đồng thể với Thái Hư.
Lão Giáo vì thế chủ trương Thủ Trung Bão Nhất, giữ Trung ôm Nhất.
Khổng giáo vì thế chủ trương: Ngô Đạo Nhất dĩ quán chi, Đạo ta dùng chữ Nhất bao quát tất cả.
Tính Mệnh Khuê Chỉ có chép: «Khi Hoàng Đế lên núi Nga Mi, gặp Thiên Chân Hoàng Nhân ở Ngọc Đường và hỏi về cái đạo Chân Nhân. Hoàng Nhân đáp: Đó là cái đạo quí trọng nhất của Đạo Gia. Kinh của Đạo này, Thượng đế giấu trong 5 thành núi Côn Lôn (đầu não con người), cất trong hòm ngọc (Trong sọ người), viết vào thẻ vàng, phong bằng bùn tím (Nê Hoàn), đóng ấn bằng chữ Trung (Trung Tâm đầu não con người).
Nhất đó ở Thái Uyên Bắc Cực (đầu), trước có Minh Đường (Trán), sau có Ngọc Trẩm (ót), trên là Hoa Cái (Đỉnh Đầu), dưới là Giáng Cung...»
Với những lời lẽ mập mờ đó, Ta thấy ngay rằng Hoàng Nhân đã muốn nói như sau:
Muốn tìm Trời, tìm Đạo, tìm Nhất, tìm Trung, phải tìm nơi Trung Điểm đầu não con người.
Trước đó vài dòng Tính Mệnh Khuê Chỉ đã khéo léo đề cập tới Nê Hoàn Cung và trich dẫn Kinh Huỳnh Đình:
Nê Hoàn Cửu Chân giai hữu phòng,
Phương Viên Nhất Thốn xứ thử trung.
Đồng phúc tử y, phi la thường,
Đãn tư nhất bộ thọ vô cùng.
Dịch:
Nê Hoàn Cửu Chân đều có phòng,
Vuông Tròn Một Tấc tại Não Trung.
Áo tía, quần là đều rỡ ràng,
Tâm tồn Cửu Chân, thọ vô cương.

(Huỳnh Đình Kinh chương 7 và Tính Mệnh Khuê Chỉ q. Lợi tr. 9a).​
Nhập Dược Kính viết:​
Nê Hoàn nhất khiếu đạt Thiên Môn,
Trực thượng Hư Hoàng Ngọc Đế Tôn.
Thử thị Chân Nhân lai vãng lộ,
Thời thời khóa hạc, khứ triều nguyên.
(Nhập Dược Kính, tr. 10b)
Nê Hoàn một khiếu thấu cửa Trời,
Ngọc Hoàng Thượng Đế ấy tòa ngôi.
Thánh hiền lui tới, duy đường ấy,
Cưỡi hạc băng chừng thẳng tới nơi.
Viết đến đây, tôi liên tưởng đến lời chú của Phật Giáo Tây Tạng: Um Mani padme Hum, ôi Ngọc Châu Viên Giác nằm tại Liên Hoa Tâm, mà Liên Hoa Tâm theo lời bình giải của các đạo sư Tây Tạng, thì chính là Trung Tâm Đầu Não con người.
Tôi mở đầu đoạn này bằng Bản Thể Uyên Nguyên của vũ trụ và của con người, kế đến bàn về hai chữ Trung và chữ Nhất, cuối cùng kết thúc bằng chữ Nhất và đem chữ Nhất ấy vào Trung Tâm Đầu Não con người, vào Nê hoàn Cung, nơi mà từ vô lượng kiếp Đức Thái Thượng đã dạy đạo cho chúng ta, đúng như lời kinh Huỳnh Đình: Thị tích Thái Thượng cáo ngã giả... (Huỳnh đình Kinh chương 17), thiết tưởng cũng đã phạt quang được gai góc và để lộ ra con đường Đại Đạo...
Muốn hiểu rõ vũ trụ, thì phải bao quát cả hai mặt:​
  • Bản thể (Diệu), Hằng.
  • Hình tướng (Kiếu), Biến của nó.

Đạo gia gọi đó là Diệu Kiếu Tề Quan.​
Nhận xét:
  • Trong kho tàng khảo cứu Tư Tưởng Nhất Chân Như của ngài học giả. VQ thấy tư tưởng của Lão Giáo là gần với Tư tưởng niết Bàn- Chân Như của Đạo Phật nhất.
  • Chỉ tiếc là Tư tưởng ấy đã vượt qua Thức Tri , vượt qua Thắng tri. Nhưng chưa đến được LIỄU TRI.-
Nghĩa là. Tư Tưởng Lão Tử Đã qua được suy tư bằng Ý THỨC, Đến được Thiền Quán bằng THIỀN ĐỊNH . Nhưng chưa đến được HUỆ. Nghĩa là chưa được Trí Bát Nhã soi sáng.

* Niết Bàn- Chân Như của Phật Giáo dưới Trí Huệ Bát Nhã là: THỊ CHƯ PHÁP (tức Nhất Thể) KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH, BẤT DIỆT, BẤT CẤU, BẤT TỊNH, BẤT TĂNG, BẤT GIẢM.

Tóm lại:

lao-tu.1jpg.jpg
* Tư Tưởng Lão Tử:
  • Đạo khi chưa sinh hóa ra vũ trụ còn được gọi là:....Đạo sinh ra vũ trụ bằng sự hiển dương phóng phát. Nghĩa là theo Lão Tử vạn vật có Sanh hoá. Trong khi PG là VÔ SANH.

  • * Tư Tưởng Phật Giáo- Kinh hoa Nghiêm Phật dạy:
Lưu chuyển biển sanh-tử.
Hữu-tránh nói sanh-tử
Vô-tránh là niết-bàn
Sanh-tử và niết-bàn
Cả hai chẳng nói được.
Nếu theo danh-tự giả
Chấp lấy hai pháp này
Người này không đúng thật
Chẳng biết Phật diệu-đạo.
Nếu móng tưởng như vầy:
'Đây Phật, đây tối-thắng'
Điên-đảo chẳng phải thật
Chẳng thấy được Chánh-giác.
Biết được thật thể này
Tướng chơn-như tịch-diệt.
......
Chúng-sanh vọng phân-biệt
Biết "THỂ" đều vô-sanh
Mới là thấy thế-gian.
Nếu thấy 'thấy thế-gian'
'Thấy' là tướng thế-gian
Như thiệt đồng không khác
Đây gọi người chơn-kiến.
.....
Tất cả các pháp-tánh
Không sanh cũng không diệt
Lạ thay đấng Đạo-Sư
Tự-giác hay giác-tha.
......
Các pháp không chơn-thật
Vọng chấp là chơn-thật
Cho nên các phàm-phu
Luân-hồi ngục sanh-tử.
Nơi ngôn từ thuyết pháp
Tiểu trí vọng phân-biệt
Vì thế sanh chướng-ngại
...............
Quan-sát nơi các pháp
Đều không có tự-tánh
Tướng nó, vốn sanh-diệt
Chỉ là danh thuyết giả.
Tất cả pháp vô-sanh
Tất cả pháp vô-diệt
Nếu hiểu được như vậy
Chư Phật thường hiện tiền.
Pháp-tánh vốn không tịch
Vô-thủ, cũng vô-kiến
Tánh không, tức là Phật
Chẳng thể nghĩ lường được.
Nếu biết tất cả pháp
Thể tánh đều như vậy
(Phẩm Tu Di Kệ Tán - k. Hoa Nghiêm)

* Dùng Trí Bát Nhã mà Quán Nhất Thể Chân Như (như Phật dạy), mới đến được Liễu Tri; Mới thấu triệt được Lý VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ (Chân Như). của Phật Giáo.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Bài 15.- KHỔNG GIÁO VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ.

Trích dẫn :Đạo Khổng.- Ngài nói: «Ngô Đạo, Nhất dĩ quán chi.» (L.N. chương IV, câu 15): Đạo ta, có thể thâu tóm bằng chữ Nhất. Như vậy, Nhất đây là thuyết: Thiên địa vạn vật đồng nhất thể.

Khảo cứu Khổng Giáo, ta thấy Thái Cực, Nhất, Trung, Thiên Lý, Thiên Đạo, Thiên Tâm, hay Tính đều là một.

Cái chốt, cái căn bản của Khổng Giáo chính là Thái Cực.

Khổng giáo xưa nay vẫn chấp nhận rằng: Thái Cực hay Trời là căn bản vũ trụ, quần sinh.

Đức Khổng cũng tin rằng Trời là gốc gác muôn vật, quần sinh, gốc gác con người, nên muốn hiểu con người, trước phải biết Trời, vì Trời là gốc, mà con người là cành, là ngọn.

Đã nói rằng Trời là căn cơ, gốc gác con người, thì con người chẳng thể lìa xa được khỏi Trời, dù là một phút giây, vì cành làm sao lìa khỏi gốc được? Vì thế Trung Dung viết: Đạo bất khả tu du li dã.

* Đức Khổng vì đã tìm ra được Trời, được Đạo tàng ẩn trong tâm khảm mình, nên đã sống một cuộc đời đạo hạnh chân thực, nghĩa là sống phối kết với Trời.

Chính vì lĩnh hội được cái chân đạo ấy, mà Đức Khổng không câu nệ về những hình thức cầu đảo bên ngoài.

Khi Ngài đau, Tử Lộ khuyên Ngài nên cầu đảo. Ngài trả lời: Ta cầu đảo từ lâu rồi. (Luận Ngữ, VII, 30). Ý Ngài muốn nói: tuy không cầu đảo theo thói thông thường, nhưng thực ra đời Ngài đã là cả một bài kinh nguyện trường thiên, vì luôn sống phối kết với Thượng Đế.

Ngài khuyên mọi người nên học cho nhiều để tìm cho ra cốt cách, căn cơ của mình, tìm cho ra Trời, ra Đạo ở nơi tâm khảm mình, và cho rằng đó là điều kiện thiết yếu để sống cuộc đời đạo hạnh, chân thực.

* Tóm lại, Đức Khổng chủ trương chân đạo phát xuất từ «thâm tâm con người».

* Đức Khổng đã áp dụng nguyên lý duy nhất ấy vào công cuộc tu thân, tề gia. trị quốc, bình thiến hạ.

* Tóm lại, Thái Cực hay Trời, khi sinh ra ta thì gọi là Căn Cơ, khi kêu ta về thì gọi là Cùng Đích. Giữa thời nở ra rồi lại khép lại.

Như vậy Trời không ở đâu xa, mà đã nằm sẵn trong lòng sâu con người. Ta đã thấy bất kỳ đạo giáo chân chính nào trên thế giới cũng đều chủ trương như vậy.


* Sau đây, chúng ta sẽ dùng Kinh Dịch để giải thêm thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể.

Kinh Dịch chủ trương: Vũ trụ này do một đại thể duy nhất, một căn nguyên duy nhất phân hóa ra. Bản theỗ duy nhất ấy Dịch gọi là Thái cực, là âm Dương hợp nhất, là Thổ, là Nhất, là 5, hay 15.

Dịch trình bày tư tưởng trên bằng:

a) Hình vẽ Thái Cực, gồm âm lẫn Dương.

b) Bằng chữ Dịch gồm 2 chữ Nhật, và Nguyệt. Nhật thời Bất Biến, Nguyệt thời Biến Thiên.

c) Bằng chữ Thổ, gồm hai nét âm Dương, và nét Sổ hợp nhất.

d) Bằng số 5 vì năm là 3 (Dương) + 2 (âm).

e) Bằng số 15 vì 15 là 9 (Dương) + 6 (âm).

Thái Cực thời Bất Biến.

Âm Dương thời Biến Hóa vô cùng.

Bản Thể ấy đã sinh hóa, phóng phát ra vũ trụ, bằng cách phân hóa.

1 chia 2.

2 chia 4

4 chia 8

8 chia 16, chia 32, chia 64


Dịch diễn tả tư tưởng ấy bằng chữ: Thái Cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái...

Hoặc bằng hình vẽ:

a/ Bản thể vũ trụ và vạn hữu vẽ thành vòng Dịch tròn.

Lúc đó:

Tâm điểm là Thái Cực.

Vạn hữu là hào quải vây quanh bên ngoài..

Thái Cực hay Bản Thể như vừng dương sinh xuất muôn ánh hào quang vạn hữu.

b/ Bản thể vũ trụ (Thái Cực) và Vạn Hữu (Hào quái) xếp theo hình ngang. Lúc ấy, Bản Thể (Thái Cực) là gốc cây, vạn hữu (hào quái) như cành, như lá bên trên.

Vòng biến dịch tuần hoàn của vũ trụ được tượng trưng bằng:

a/ Vòng Dịch Tiên Thiên bát quái

Đồ hình này có 2 nửa phải, trái. Nửa phải có 4 quẻ là Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Hào trong cùng của 4 quẻ này đều là Hào Âm. Hơn nữa, Hào Âm ngày càng tăng. Hào Dương càng ngày càng giảm: (Tốn có 1 hào Âm, Khảm có 2 hào âm cách nhau, Cấn có 2 Hào âm liền nhau, Khôn có 3 hào Âm), vì thế, chiều này gọi là chiều Âm trưởng, Dương tiêu.

Như vậy, ta thấy rằng, ở chiều này, Vật Chất ngày càng thịnh, Tinh Thần ngày càng suy

Nửa trái có 4 quẻ là Chấn, Ly, Đoài, Kiền. Hào trong cùng của 4 quẻ này đều là Hào Dương. Hơn nữa, Hào Dương ngày càng tăng, Hào Âm ngày càng giảm. (Chấn có 1 hào Dương, Ly có 2 hào Dương cách nhau, Đoài có 2 hào dương liền nhau, Kiền có 3 hào Dương), vì thế chiều này gọi là chiều Dương trưởng, Âm tiêu. Như vậy ta thấy rằng ở chiều này Tinh Thần ngày càng thịnh, Vật Chất ngày càng suy.

b/ Bằng Vòng Dịch Tiên Thiên 64 quẻ.

Nơi vòng Dịch Tiên Thiên 64 quẻ, ta thấy nửa phải có 32 quẻ, từ Cấu đến Khôn. Tất cả các Hào trong cùng của 32 quẻ này đều là Hào âm. Đó là Chiều Âm, vì Âm ngày càng thịnh, đó cũng gọi là chiều Thuận.

Nửa trái có 32 quẻ, từ Phục đến Kiền. Tất cả các hào trong cùng của 32 quẻ này đều là Hào Dương. Đó là Chiều Dương vì Dương ngày càng thịnh, đó cũng còn gọi là Chiều Nghịch,

Dịch Kinh quí nhất chiều nghịch. (Dịch nghịch số dã. Kinh Dịch, Thuyết quái, chương III, câu 2), vì Chiều Nghịch là Chiều sinh Thánh, sinh Thần, còn chiều Thuận là Chiều sinh Nhân, sinh Vật.

c/ Hoặc giản dị hơn, bằng vòng Dịch Thập Nhị quái khí.

Thập Nhị quái Khí là 12 quẻ rút ra từ Vòng Dịch 64 quẻ nói trên.

Nửa phải có 6 quẻ là Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác, Khôn. Đó là Chiều Âm.

Nửa trái có 6 quẻ là Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quải, Kiền. Đó là chiều Dương.

d/ Hoặc bằng 1 đồ bản vẽ Thái cực nằm chính giữa, với 6 vòng tròn đồng tâm bên ngoài. Ngoài cùng có 12 quái khí.


Trông vào hình đồ trên ta thấy:

1/ Thái Cực ở Tâm Điểm.

2/ Vạn Hữu được tượng trưng bằng 6 vòng tròn bao quanh bên ngoài.

3/ Vòng biến dịch bắt đầu từ tâm điểm đi ra tới biên, rồi lại quay ngược trở về Tâm.

4/ Càng đi ra bên ngoài, âm càng thịnh, dương càng suy (âm từ 1 hào, dần dần tăng lên cho tới 6 Hào).

5/ Lúc vòng Dịch quay trở về được đánh dấu bằng quẻ Phục. (Quay trở lại)

Như vậy, Phục là con đường hồi tâm, qui tâm, hồi hướng, hướng nội.

Phục cũng là Kiến Thiên Địa chi Tâm: Thấy được Tâm (Bản Thể) của Trời đất. Tâm của Trời đất cũng là Tâm của mình.

6/ Càng đi sâu vào tâm, càng trở nên trong sáng. âm căn càng ngày càng giảm, dương quang càng ngày càng tăng.

Vào đến vòng dịch thứ 6, là đạt thuần dương, thuần Kiền.

7/ Vào tới Tâm Điểm là Đắc Đạo, đắc Nhất, đắc Thiên.

8/ Vòng biến dịch, tuần hoàn trên vẽ lại đời sống con người lý tưởng, cũng như đời sống nhân quần và toàn bộ lịch sử tiến hóa con người. Chẳng những thế, còn vẽ lại được vòng biến dịch luân lưu của mặt trời, mặt trăng, hay nói rộng hơn là toàn thể chu kỳ biến hóa của vũ trụ.

9/ Vòng biến dịch này có 2 chiều:

Con người nói riêng, nhân loại nói chung, khi còn trẻ sẽ hướng ngoại, đem tinh thần phục vụ giang sơn, tổ quốc, cải thiện ngoại cảnh, đổi lấy miếng cơm, manh áo, đóng góp với đời...

Khi đã luống tuổi, khi đã trở về già, sẽ hướng nội, qui tâm, sẽ dùng ngoại cảnh hỗ trợ cho tâm thần, tu luyện bản thân, tiến mãi trên con đường huyền hóa...

* Dịch lại viết:

Nhất Âm, nhất Dương chi vị đạo. Kế chi giả, thiện dã, thành chi giả, tính dã (Hệ từ thượng, chương V).

Một Âm, một Dương là Đạo (Đạo có 2 chiều: Âm trước, Dương sau: Vật chất trước, tinh thần sau). Theo đường đó thời tốt, đi tới cùng đường sẽ thực hiện được Tính Trời.

Chỗ cao siêu của Dịch là cốt dạy con người: Tẩy Tâm, thoái tàng ư mật (Hệ từ Thượng, ch. 11), tẩy rửa tâm hồn, trở về với tâm linh.

Các chính Tính, Mệnh, Bảo hợp Thái Hòa. (Kiền Quái, Thuyết quái) Giữ cho Tính, Mệnh được ngay chính, bảo vệ, hiệp nhất được với Thái Hòa (Thái Cực).

Quan niệm Nhất thể vạn thù đã đưa đến những hậu quả sau đây:

1. Nho gia đều tin vào thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể, tin rằng mình có thể sống kết hợp với Đạo, với Trời.

Trung Dung chia con người thành ba phần:

-Tính (Thiên tính, Thiên Tâm, Lòng Trời = Thiên đạo).

-Tâm (Nhân tâm, nhân dục, khí chất chi tính, lòng người = Nhân Đạo).

-Xác (vật chất = Vật đạo).

2. Thực ra, con người là một phân bộ trong thống thể vũ trụ, nên có liên quan mật thiết đến vũ trụ.
Trình Minh Đạo (1032-1065) viết: Vạn vật dữ ngã nhất thể dã (Ta và vạn vật đếu chung một bản thể.)

Lục Tượng Sơn (1140-1192) viết: Việc ở trong vũ trụ chính là việc trong bổn phận mình; việc ở trong bổn phận mình, tức là việc ở trong vũ trụ. (Phan Bội Châu, Khổng Học Đăng, II, tr. 715)

Linh Mục Vương Xương Chỉ, trong quyển Triết Học Luân Lý của Vương Dương Minh đã viết: Tin rằng vũ trụ này là một thống thể, trong đó sự thác loạn của một bộ phận có ảnh hưởng đến toàn bộ vũ trụ, tin rằng con người là tâm điểm vũ trụ, tâm con người là tâm vũ trụ, đó là tư tưởng hàm tàng trong kinh điển, và đã được các triết gia thời Tống chủ trương.

Một học thuyết cao siêu như vậy, mà một nhà truyền giáo trứ danh như Ricci lại cho là tà giáo, tà thần, thì thật là đáng thương cho Ricci vậy.

3. Mọi người đếu giống nhau về phương diện bản thể.

Mạnh Tử nói: Phàm những vật đồng loại thì bản tính giống nhau. Tại sao riêng về nhân loại, người ta lại nghĩ rằng bản tính chẳng tương tự? Những bậc thánh nhân với chúng ta đều cùng một loại...

(Mạnh Tử, cáo tử chương cú thượng, tiết 7).


4. Con người có thể tiến tới Đại thể, có thể hoà đồng với Đại Thể vũ trụ.

Đó chính là chủ trương: Cao minh phối Thiên, Bác hậu phối địa của Trung Dung, (Trung Dung, 26)

Trình tử cũng cho rằng: Thánh nhân phải có một tầm kích mênh mông như vũ trụ. (Thánh nhân hữu Thiên Địa chi lượng dã. Uyên Giám loại hàm, nơi chữ Thánh, tr. 4670).

5. Thế giới là một nhà, người trong bốn biển đều là anh em.

Trương Hoành Cừ (1020-1077) làm bài Tây Minh tóm tắt đại khái nhân sinh quan mình như sau: Lấy thế giới làm một nhà, Trời đất làm cha mẹ, nhân loại làm anh em, vạn vật làm đồng loại của mình. Vì xem thế giới là một nhà, trời đất là cha mẹ, nên người ta phải giữ cho tròn bổn phận làm người, vì xem nhân loại đều là anh em, vạn vật đều là đồng loại, nên người ta phải rộng lòng nhân ái.

Lễ Ký nơi thiên Lễ Vận đã đề ra một thế giới đại đồng.

Kinh Dịch, nơi quẻ Đồng Nhân, cũng đã đưa ra một viễn tượng đại đồng mai hậu.
Thế mới hay đức Khổng là vị thánh nhân. Ngài chẳng những dạy con người phải tổ chức một đời sống quốc gia xã hội cho hoàn hảo, để mọi người sống trong an bình, hạnh phúc, tương thân, tương ái, mà còn truyền dạy đạo Trời, hay đạo Trung Dung, một thứ Đạo huyền đồng, mà Kinh Thi đã trình bày trong Đại Nhã, mà Luận Ngữ đã khen là "sáng mà nghe biết, chiều chết cũng cam” (Luận Ngữ, IV ) Tôn chỉ đạo ấy là:

a- Trong Tâm ta còn có Thần Trời, nghĩa là trong Nhân Tâm còn có Đạo tâm.

b- Con người có bổn phận dùng đời mình để siêu xuất phàm tâm, phối hợp với Thiên Tâm.

Mục đích của công phu tu luyện của cuộc đời đạo hạnh chân chính là sống phối kết với Thượng Đế.
(lượt trích)
Nhận Xét:
  • Đạo Khổng vốn là một sự kết tập, suy luận từ kinh nghiệm dân gian ở Trung Quốc Cổ.
  • Sự Cô đọng tư duy thành một phép tính toán gọi là DỊCH SỐ.
  • Dịch thưở nguyên thủy là Tiên Thiên Bát Quái (Hà đồ lạc Thư)
  • Dịch thưở sau Khổng Tử là Hậu Thiên Bát Quái (Kinh Dịch)
  • Khái quát sự tính toán theo biểu số: Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, tức một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật. Dùng thuật ngữ triết học là: Thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, bát quái sanh ngũ hành, ngũ hành hóa sanh vạn vật.
  • Cho nên suy cho cùng.- Cái thấy Thái Cực, Nhất, Trung, Thiên Lý, Thiên Đạo, Thiên Tâm, hay Tính đều là dùng Ý THỨC suy lường, cô động kinh nghiệm thấy nghe nhiều thế hệ mà thấy ra.
    Tóm lại:
    • Khổng Giáo cái "THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ". Ở Khổng giáo thì là Thái Cực, là con số 1.- Chỉ là THỨC.
    • Ở Phật Giáo.- Để đến Lý "VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ" phải giải trừ Ý THỨC, phải Chuyển THỨC THÀNH TRÍ, mới mong mon men đến được.

bát quái1.png
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Bài 16.- ĐẠO CAO ĐÀI VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ.
Về Nguồn Hiểu Đạo Hoi-ye12

Trích dẫn :Cao Đài cũng có một kho tàng tư tưởng riêng. Đó là Cơ Bút. Các bài cơ bút đã được ấn hành dưới nhan đề: Thánh giáo sưu tập, gồm 5 tập, từ 1965 đến 1973.

Dưới đây, sẽ chỉ dùng đặc biệt những tài liệu Cao Đài để trình bày học thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể với các hậu quả mà nó dẫn tới.

1/ Cao Đài chủ trương: Vạn vật nhất thể.
Nhất thể tuyệt đối hay Thiên Nhãn, hay Cao Đài v.v... đã sinh hóa ra vũ trụ.
Cho nên mục đích chính yếu của Cao Đài chính là dạy con người giác ngộ Chân Lý: Trong Thân có Trời. Trời không ở đâu xa, mà đã ở ngay trong lòng con người.
Thánh Giáo Cao Đài thường xuyên nhắc đi nhắc lại: Dưới lớp Nhân Tâm, còn có Thiên Tâm.

2/. Thiên Tâm ấy là:

- Thánh Tâm, Linh Tâm (TGST 1772, tr. 48)

- Thiên Tánh, Phật Tánh (TGST, 1972, tr. 112).

- Tâm Vương (TGST 72, 137–138).

- Đạo Tâm (TGST, 72, tr. 99).

- Phật Tâm (TGST 72, tr. 112)

- Kim Thân (TGST 72, tr. 128)

- Kim Thân Phật Thể (TGST 72, tr. 129).

- Như Lai Bổn Tạng (TGST 72, tr. 129)

- Căn Nguyên Bổn Tánh (TGST 72, tr. 24)

- Chân Ngã, Chân Như Bản Thể (TGST 70–71, tr. 83–87)

Nó khác với cái Phàm Tâm, cái Bản Ngã, tức là Cái Ta nhỏ hẹp, hữu hạn nơi tâm tư bên ngoài, cũng còn gọi là cái Giả Ngã.

3/. GIÁC NGỘ chính là khi cái ta bản ngã (phàm tâm) tìm ra được cái ta Thiên Tánh (Thiên Tâm).

«Còn Cái Ta là ai? Có phải Cái Ta là Thiên Tánh, trong cái Bản Ngã của thiên hạ chăng? Nếu Cái Ta Bản Ngã không tìm được Cái Ta Thiên Tánh, thì biết đời thủa nào mới kết quả được ý nghĩa của câu: 'Thày là Các Con, Các Con là Thày.» (TGST 70-71 tr. 134)

4/. Học Đạo, tìm Đạo học Triết để biết mình, chung qui là cốt tìm cho ra cái CỐT LÕI con người, TRỤC CỐT con người, cũng như CỐT LÕI, TRỤC CỐT vũ trụ, TRUNG ĐIỂM con người, chính là đi tìm cho ra CÁI TA bao quát cổ kim, vũ trụ, tìm cho ra cái TÂM VŨ TRỤ...

5/. Cao Đài chủ trương: Phản bản hoàn nguyên, Qui căn, phản bản.- Như trên đã chứng minh, Đạo hay Thượng đế, Thiên Nhãn, hay Chân Như Phật Tính đã tiềm ẩn trong lòng con người để làm căn cơ, làm căn nguyên, bản thể con người, thì nghịch hành, hay qui nguyên phản bản là đi vào Tâm để mà tìm Đạo, tìm Trời. Đó cũng chính là chủ trương cốt cán của Cao Đài.- Đạo vẫn luôn luôn ở tại trong TÂM TÍNH của mỗi người, nhưng tiếc vì người chưa khổ công nghiền ngẫm, học hỏi giáo lý, nên chưa tìm phăng ra mối...

6/. Cao Đài Giáo Lý cũng cho ta thấy thực sự Đạo ở nơi đâu, Trời ở nơi đâu trong con người.

Thánh Giáo Sưu Tập 68-69, nơi tr. 5 đã cho biết chỗ cất giấu chìa khóa thiêng để mở mọi cửa nhiệm huyền: «Bao nhiêu huyền bí thiêng liêng, nhiệm màu, siêu việt, nhưng chìa khóa mở, Đức Chí Tôn đã đặt trong chỗ cao nhất của mỗi người, hãy tìm lấy và mở lấy, hỡi chư hiền.»

Chỗ cao nhất trong con người là nơi đâu?

Thưa là Nê Hoàn Cung, là Não Thất Ba, nơi tâm điểm đầu não con người. Cửa Trời ở đấy, Thượng đế ở đấy, Thiên Nhãn ở đấy, Thiên Thai cũng ở đấy.

Đại Thừa Chân Giáo nơi tr. 61 viết: «Huyền Quan Nhất Khiếu là chi? Là Thiên Nhãn vậy. Nó ở ngay Nê Hoàn Cung, gom trọn chân dương chánh đạo...»

Nơi tr. 56 lại viết: «Chữ Cao Đài là gì? Là Côn Lôn đỉnh hay là Nê Hoàn thuộc về Thượng Giới... Thiên Môn là cái gì? Là cái khiếu Nê Hoàn Cung đó. Chừng nào linh hồn phá Thiên Môn đặng là nhập vào Thượng Thanh Cung.»

7/. Trong hình Thập Tự, nơi nét sổ ngang có Tam Thanh chi vị.

Tam Thanh là: Chân Thanh, Ngọc Thanh, và Thượng Thanh.

Chân Thanh là Nguyên Khí, Thượng Thanh là Nguyên Thần, Ngọc Thanh là Nguyên Tinh. Nếu Thượng Thanh đã là Nê Hoàn Cung, là Não Thất Ba, thì Chân Thanh, Ngọc Thanh phải là các xoang não bên, chứa đựng Nguyên Tinh, Nguyên Khí của con người.

Nếu Thiên Nhãn ở đó (Não Thất Ba, hay Nê Hoàn Cung), thì Chân Như Phật Tánh cũng ở đó, Thiên Thai lạc cảnh cũng ở đó, Tâm Vương cũng ở đó, nơi Trời Người gặp gỡ cũng ở đó.

Tóm lượt. Ngài học giả thán rằng: Khảo về Cao Đài, tôi rất phục Đức Ngô Minh Chiêu đã nhất tâm theo Vô Vi Đại Đạo, đã từ bỏ chức Giáo Tông, đã cương quyết không đi con đường phổ độ của đám Phò Loan, đã chết trong âm thầm và khi chết Tòa Thánh Tây Ninh cũng kiếm cớ không đến dự tang lễ...

Cao Đài còn có nguyện vọng là đưa Việt Nam về với Căn Bản Siêu Việt đó.
Toát yếu về Đạo Cao Đài:

* Cao Đài chủ trương: Phản bản hoàn nguyên, Qui căn, phản bản.- Như trên đã chứng minh, Đạo hay Thượng đế, Thiên Nhãn, hay Chân Như Phật Tính đã tiềm ẩn trong lòng con người để làm căn cơ, làm căn nguyên, bản thể con người, thì nghịch hành, hay qui nguyên phản bản là đi vào Tâm để mà tìm Đạo, tìm Trời. Đó cũng chính là chủ trương cốt cán của Cao Đài.

* Cao Đài Giáo Lý cũng cho ta thấy thực sự Đạo ở nơi đâu, Trời ở nơi đâu trong con người.

Thánh Giáo Sưu Tập 68-69, nơi tr. 5 đã cho biết chỗ cất giấu chìa khóa thiêng để mở mọi cửa nhiệm huyền: «Bao nhiêu huyền bí thiêng liêng, nhiệm màu, siêu việt, nhưng chìa khóa mở, Đức Chí Tôn đã đặt trong chỗ cao nhất của mỗi người, hãy tìm lấy và mở lấy, hỡi chư hiền.»
Chỗ cao nhất trong con người là nơi đâu?
Thưa là Nê Hoàn Cung, là Não Thất Ba, nơi tâm điểm đầu não con người. Cửa Trời ở đấy, Thượng đế ở đấy, Thiên Nhãn ở đấy, Thiên Thai cũng ở đấy.

Nhận xét:

  • Bản chất Đạo Cao Đài là Đạo Tiên. Chủ trương tu luyện để thân xác này thành tiên, sống sánh ngang trời đất.
  • Phương pháp tu luyện là Luyện tinh, hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hoàn Hư. Khi ấy gọi là "Linh hồn phá Thiên Môn đặng là nhập vào Thượng Thanh Cung.» Thành Tiên cả hồn lẫn xác.

Tóm lại: Cái "VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ". của Đạo Cao Đài là Thể THẦN.- Con người "Qui căn, phản bản" là trở về Nhất Thể (THẦN) này.

* Đây là học thuyết hoàn toàn sai biệt với Lý "VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ -CHÂN NHƯ- " của Đạo Phật. Vì đối với Đạo Phật thì:

弟 一 覺 悟 Đệ nhất giác ngộ

世 间 無 常 Thế gian vô thường
國 土 危 脆 Quốc độ nguy thuý
四 大 苦 空 Tứ đại khổ không
五 陰 無 我 Ngũ ấm vô ngã
生 滅 變 異 Sanh diệt biến dị
虛 僞 無 主 Hư nguỵ vô chủ
心 是 惡 源 Tâm thị ác nguyên
形 爲 罪 藪 Hình vi tội tẩu
如 是 觀 察 Như thị quán sát
漸 離 生 死 Tiệm ly sanh tử.

2, Dịch nghĩa:

Thứ nhất giác ngộ:
Thế gian vô thường
Quốc độ không bền
Bốn đại khổ, không
Năm uẩn vô ngã
Sanh diệt đổi khác
Giả dối không thật
Tâm là nguồn ác
Thân là rừng tội
Quán thấy như vậy
Xa dần sinh tử.

* Với Đạo Phật.- Cái Thân này là Thân tứ đại giả hiệp. Là rừng tội lỗi, nên mặc dù là chỗ cao quý nhất của Thân là "Não Thất Ba, hay Nê Hoàn Cung" cũng vậy.- Chỉ là "Năm uẩn vô ngã".- Không thể nào "VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ" Não Thất Ba, hay Nê Hoàn Cung này được.

* Gút lại: Cái "VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ". của Đạo Cao Đài là Thể THẦN.- Không thể Đồng nhất với Lý "VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ.- CHÂN NHƯ của "Đạo Phật.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Bài 17.- Phật Giáo với Lý "VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ".

Trích dẫn :
* Kinh Hoa Nghiêm là kinh chủ xướng Thuyết Thiên Địa Vạn Vật đồng nhất thể và theo Trí Khải Đại Sư thì khi Đức Phật vừa đạt Niết bàn đã giảng kinh này. Đại Sư cho rằng mới đầu Ngài giảng kinh Hoa Nghiêm 21 ngày, giảng về huyền nghĩa: Nhất tâm Chân Như, pháp giới duyên khởi, thuyết minh về sự hình thành của vũ trụ vạn hữu, để hóa độ cho hạng thượng thừa bồ tát.

Sau đó là thời kỳ Bát Nhã, đức Phật giảng các kinh Bát nhã và Kim Cương trong vòng 22 năm, tức giảng về chân lý Không cho hạng quyền thừa Bồ tát.

Cuối cùng là thời Pháp Hoa và Niết Bàn. Đức Phật giảng kinh Pháp Hoa và Niết Bàn trong 8 năm, xác định tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều có thể thành phật.

* Kinh Hoa Nghiêm cho rằng: Mọi sự vật trong vũ trụ đều do Tâm mà ra. Tâm đây là Tâm Chân Như hay Chân Không Diệu Hữu, Bản Thể. Vũ trụ do nhân duyên hòa hợp mà thành, mọi vật lớn nhỏ đều nương vào nhau, nhân làm quả, quả lại làm nhân, cái này có là nhờ cái kia, cái kia có là nhờ cái này, tương quan, tương duyên, lớp lớp chằng chịt vô cùng nên gọi là trùng trùng duyên khởi.

Mọi sự vật đều dính chùm với nhau, nên vật này động là tất cả đều động, tất cả đều liên quan mật thiết với nhau, Một tức Tất Cả, Tất Cả tức Một, mọi vật đều tương tức, tương nhập. Vạn vật đều cùng chung một Bản Thể, một nguồn sống vô hình vô tướng, tuyệt đối mà Phật giáo tạm gọi là Tâm Chân Như, là Không.

Thế tức là: Nhất thiết do tâm tạo, Vạn vật đồng nhất thể. Trong cái Đồng nhất Thể đó, có 2 thành phần: Một là Lý, Hai là Sự.

Sự là Vạn Vật trong vũ trụ, có hình tướng, mà ngũ quan có thể tiếp xúc được, như: người, vật, núi, sông, cây cỏ, mặt trời, mặt trăng, tinh cầu...

Còn Lý thì không có hình tướng, phải dùng tâm để mà hiểu biết mà thôi, như: Bản Thể, Chân Lý, Thật Tướng, Lý Tánh...

Sự còn gọi là Vọng Tâm, Vọng Ngã, hay Luân Hồi, Sinh Tử.

Lý cũng là Chân Tâm, Chân Ngã, hay Niết Bàn, Bất Sinh Bất Tử.

Như vậy, cái gì giả hợp, thì vô thường, có sinh có diệt, còn cái gì siêu xuất sinh tử mới bất biến, trường tồn, không tịch, tuyệt đối.

Phật giáo Đại Thừa cho rằng Vạn Vật có hai tướng, một tướng bề ngoài và một tướng bề trong. Cái tướng bề ngoài, ta có thể dùng ngũ quan và ý thức (giác quan thứ sáu) mà xét thấy được. Nhưng bên trong những cái vỏ sai biệt của hình tướng bề ngoài, còn có một cái Thể chung (Bản Thể hay Thực Tướng) của muôn loài vạn vật.

Cái Thực Tướng đó là Không. Không sinh diệt, không nhơ sạch, không thêm bớt, không biết từ đâu đến và đi về đâu, không biết giờ khởi điểm hay lúc tận cùng. Hiểu thấu được chân lý Duyên sinh là đạt tới thực tại tối hậu, tới Chân Không Diệu hữu, tới tuệ Bát Nhã, không còn phải tranh luận hão huyền nữa...

* Tóm lại: đứng về mặt Bản Thể thì vũ trụ này là một khối duy nhất, viên mãn, bất biến, tự tại vô ngại, bình đẳng và bất khả phân. Nhưng trên bình diện hiện tượng thì sự sự, vật vật lại có những bộ mặt sai thù, phân biệt. Tuy nhiên bản thể và hiện tượng chỉ là hai bộ mặt của một Thực Tại tuyệt đối được mệnh danh là Tâm hay Chân Như.

Vạn hữu, trăm sai ngàn biệt, đều do từ một nguồn Tâm này mà sinh khởi, và ở đó, thì không gian và thời gian đều dung thông làm một, và sự sống tràn lan bất tận, vô thủy vô chung...

* Hòa thượng Hải Tràng nói: Do tu Bát nhã (prajnaparamita) mà tôi đắc tuệ nhãn và hàng ngàn vạn tam muội khác. Lúc nhập Tam Muội này, tôi biết rõ tất cả thế giới không chút chướng ngại và thấy mọi sự vật trong vũ trụ đều dung thông, dung nhiếp với nhau. Tôi biết rằng CÁI TÂM CHUNG CỦA MỌI NGƯỜI LÀ CÁI TÂM CHUNG CỦA TRỜI ĐẤT, VÀ CÁI LÝ CỦA SỰ VẬT LÀ CÁI LÝ CHUNG CỦA VẠN VẬT. Khi đã rõ được một phần tử trong vũ trụ, thì cũng rõ được sự vật trong trời đất. Đó là cái lý MỘT LÀ TẤT CẢ, và TẤT CẢ LÀ MỘT, TÂM VẬT KHÔNG HAI.

* Sự và Lý ở Hoa Nghiêm đồng nghĩa với Sắc và Không ở Bát Nhã. Sự là Lý, Sắc là Không. Chẳng những mọi sự vật đều hòa tan trong cái Lý Bản Thể chung, mà vật nọ hòa tan trong vật kia vô ngại. Cùng một lúc cái này tức là cái kia, cái kia dung nhập trong cái này, Chủ là Khách, Khách là Chủ...

* Lý «Sự sự vô ngại pháp giới» của Kinh Hoa Nghiêm, bắt nguồn từ thuyết Vạn vật đồng nhất thể, một là tất cả, tất cả là một, đã nêu rõ Chân Lý: Mọi sự vật trên thế giới đều có tính cách tương đối, nghĩa là đều vô thường, vô ngã và duyên sinh. Tất cả các pháp trên thế gian đều có hình tướng và danh xưng khác nhau, nhưng cùng chung một gốc là Bản Thể, Chân Như, Chân Tánh, Thật Tướng, Không, Lý...

* Các Triết gia Phật giáo đều chủ trương thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Đã đành vũ trụ này từ một bản thể là Chân Như sinh xuất ra,(** Ý này, ngài học giả đã nhận lầm.- Vì Chân Như là VÔ SANH) nhưng các triết gia Phật Giáo thường đặt mấy vấn đề sau đây:

1.Thực tướng của Chân Như Bản Thế ra sao?

2. Vạn pháp = Hình ảnh biến thiên của Chân Như.

3. Chân Như Bản thể làm sao sinh Vạn Pháp?

4. Tương quan giữa Bản Thể (Chân Như), và Hiện Tượng (Vạn Pháp).

Dưới đây xin lần lượt trả lời các câu hỏi trên.

1. Thực tướng của Chân Như Bản thể ra sao?
a. Có nhiều môn phái cho rằng Chân Như Bản thể vì siêu việt, nên không thể nào bàn cãi được, đoán định được.

Trong chiều hướng này Pháp Tướng Tông dùng chữ: Phế thuyên, đàm chỉ (miễn bàn, miễn nói)

Tam Luận Tông dùng chữ: Ngôn vong, lự tuyệt (quên lời, bỏ nghĩ).

Thiền Tông đùng chữ: Bất lập văn tự.

Chân ngôn tông dùng chữ: Xuất quá ngôn ngữ đạo (vượt trên ngôn từ)

Tịnh độ tông dùng chữ: Bất khả xưng, bất khả thuyết, bất khả tư nghị (không thể gọi, không thể nói, không thể nghĩ bàn).

b. Có môn phái thời muốn nhấn mạnh về tính cách không tịch, tĩnh lãng của Chân Như Bản Thể, nên đã dùng những chữ như: Không tịch, Hư Vô, Không, Chân Không để mô tả Bản Thể.

Nhưng Hư Vô đây không phải là Hư Không, Hư Ảo mà chính là Chân Không, Diệu Hữu, Căn Nguyên sinh xuất vũ trụ.

Lục Tổ Huệ Năng, viết trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Bát Nhã, phẩm đệ nhị:

«Hư Không hàm tàng hết sắc tướng, vạn vật, bao gồm nhật nguyệt, tinh cầu, sông núi, đất đai, suối nguồn, khe lạch, cây cối, bụi rừng, người lành, kẻ dữ, cái hay, cái dở, tất cả mọi núi Tu Di cũng đều ở trong Hư Không. Tính người ta cũng ở trong Hư Không. Tất cả đều như vậy.»

Suzuki, một thiền sư Nhật Bản viết: «KHÔNG là một trong những vấn đề quan trọng nhất của Triết Học Đại Thừa, và là chữ rắc rối nhất, khó hiểu nhất cho những người không phải là Phật tử.

KHÔNG không có nghĩa là tương đối, tương đãi hay là sắc tướng, hay là Hư Vô mà chính là Tuyệt Đối, Tuyệt đãi, siêu việt, bất khả tư nghị. đó chính là Chân Như Bản Thể.» (DT Suzuki, Manual of the Zen Buddhism, p. 29).

c.Có môn phái thời nhìn về phía tích cực hiện hữu, khi Bản thể đã sinh hóa ra vũ trụ, cho nên gọi Bản thể là Chân Như.

Chân Như Bản Thể, tuy sinh xuất ra vạn hữu, nhưng vẫn viên dung, bất biến, nên còn được gọi là: Nhất Như, Như Như, Nhất Tâm Pháp Giới.

Vì Chân Như Bản Thể là cốt lõi, là Chân Thân, là Thực Thể của vũ trụ hình tướng này, nên còn được gọi là: Trung đạo, Pháp Thân, Như Lai, Pháp Thể, Thực Tánh, Thực Tại, Chân Tâm...

Vì Bản Thể vũ trụ là Chân Tướng vũ trụ, minh linh, viên giác, hoàn thiện tuyệt đối, nên còn được gọi là: Thực tướng, Chân Thực Tướng, Thực Tế, Chân Thực Tế, Chân Như Bổn Tánh, Chân Như Tánh, Chân đế, Chân Thiện, Viên Giác, Niết Bàn.

* Và cuối cùng để cho Bản Thể đượm màu Phật Giáo nên các triết gia Phật Giáo cũng còn gọi nó là Phật Tính.

Kết quả là hiện nay có không biết cơ man nào là danh từ dùng để chỉ Chân Như. Xin ghi lại bằng mấy vần thơ sau:

Niết Bàn, Nguyên Thanh Tịnh Thể, Như,

Bản Lai Diện Mục, A Lại Da,

Thực Tướng, Pháp Thân, Bản, Bát Nhã,

Yểm Ma La Thức, A Đà Na,

Trung Tâm, Phật Tính, Tâm Bình Đẳng,

Đại viên Cảnh Trí, Chân Tính, A,

Chân Thiện Diệu sắc, Hàm Tàng Thức,

Không, Như Lai Tạng, Tâm, Chân Như,

Thường Trụ Chân Tâm, Nguyên Thường, Pháp,

Viên Thành Thực Tính, Bản, Tâm, Hư,

Lý, Tất Cảnh Không, Vô Ngã Tạng,

Thường Trụ Chân Như Tâm, Thực Tế,

Chánh pháp Nhãn Tàng, Tánh, Chân Như.

* Lăng Già Kinh cũng cho ta vô số tên của Chân Như. Nơi phẩm Nhất thiết Phật Ngữ Tâm, Phật dạy: «Như thế, Đại Huệ! Ta ở thế giới Ta Bà này, trải ba a tăng kỳ có trăm ngàn danh hiệu. Kẻ ngu thảy đều nghe, mỗi người nói tên ta mà không hiểu ta, ấy là Dị Danh Như Lai. Đại Huệ! Hoặc có chúng sinh biết ta là Như Lai, có chúng sinh biết ta là Nhất Thiết Trí, có chúng sinh biết ta là Phật, có chúng sinh biết ta là Cứu Thế, có chúng sinh biết ta là Tự Giác...có chúng sinh biết ta là Tự Tại...có chúng sinh biết ta là Vô Sanh, có chúng sinh biết ta là Vô Diệt, có chúng sinh biết ta là Không, có chúng sinh biết ta là Như Như, có chúng sinh biết ta là Đế, có chúng sinh biết ta là Thực Tế, có chúng sinh biết ta là Pháp Tính, có chúng sinh biết ta là Niết Bàn, có chúng sinh biết ta là Thường, có chúng sinh biết ta là Bình đẳng, có chúng sinh biết ta là Bất Nhị, có chúng sinh biết ta là Vô Tướng, có chúng sinh biết ta là Giải Thoát, có chúng sinh biết ta là Đạo...Đại Huệ! Trải qua ba a tăng kỳ có trăm ngàn danh hiệu như thế, chẳng thêm, chẳng bớt, thế giới này và thế giới khác, thảy đều biết ta, như mặt trăng trong nước, chẳng ra, chẳng vào....» (Kinh Lăng Già Tâm Ấn, Thiền sư Hám Thị giảng, Thích Thanh Từ dịch, Phật học viện Quốc Tế xuất bản 1982, tr. 324)

* Tất cả danh hiệu đều nói một thể, nhân danh đạt thể, đạt thể thì lìa lời nói. Nên hội qui về chỗ tột cùng...

Nhờ sự thay đổi danh từ, danh hiệu của Chân Tâm, Chân Như thành muôn vàn danh hiệu khác nhau, tự nhiên ta sẽ hiểu rõ đạo Phật, triết học Phật giáo dễ dàng hơn.

Ví dụ: Trong quyển Thiền Đạo Tu Tập, nơi trang 422, Chang Chen Chi viết: Tất cả chúng sinh xưa nay có TÍNH...cái TÍNH ấy, từ thời vô thủy tới nay, không sinh, không diệt, vô sắc, vô hình, thường trụ, bất biến. Đó gọi là cái TỰ TÍNH BỔN HỮU...Cái TỰ TÍNH này cùng với tất cả chư Phật, có 1 vị bình đẳng, cho nên gọi là Phật Tính. Tất cả Tam Bảo, Lục Đạo chúng sinh đều lấy cái TÍNH này làm căn bản, thành tựu hết thảy các Pháp Môn... Vì thế nơi trang 432, Chang Cheng Chi có thể viết: «Thiên địa với ta đồng căn, vạn vật với ta một thể vậy.»

Trong quyển ZEN and Japanese Culture của Daisetz T. Suzuki, nôi trang 352, Suzuki trích lời Tăng Triệu như sau:

Dịch:

Bông hoa bé nhỏ con con,

Nếu tôi hiểu được nguồn cơn, gót đầu.

Nếu tôi hiểu nó cho sâu,

Trời Người bao chuyện nhiệm màu cũng thông.

Đại đức Nerada Meha Thera, trong những bài thuyết giảng tại Chùa Kỳ Viên Tự, Saigon, vào năm 1964, có luận về Niết Bàn như sau: «Niết Bàn không phải là một trạng thái hư vô. Nếu Niết Bàn là Hư Vô, thì Đức Phật đã không miêu tả bằng những danh từ: Vô tận, Vô lậu, Tối Cao, Chỗ Nương Tựa tối thượng, Chân Toàn, Hạnh Phúc, Bỉ Ngạn, Duy Nhất, Phi Nhân, Bất Khả Diệt, Hoàn toàn Thanh Tịnh, Vĩnh Cửu, Giải Thoát, Vắng lặng v.v...Niết Bàn là Tuyệt Đối.» Như trên ta đã thấy Niết Bàn chính là Chân Như Bản Thể, Chân Tâm, Căn Nguyên sinh xuất vũ trụ và cũng là Cùng Đích cho muôn loài trở về, như vậy Niết Bàn chính là Chân Thể của chúng ta...

2. VẠN PHÁP = HÌNH ẢNH BIẾN THIÊN CỦA CHÂN NHƯ
Ngoài Chân Như hằng cửu, tế vi, mà chỉ các bậc thượng trí, thượng nhân mới biết, còn có vạn vật hữu hình sinh sinh, hóa hóa, còn có muôn ngàn trạng thái tâm hồn, còn có muôn giòng tư tưởng đổi đổi thay thay. Các triết gia Phật giáo gọi đó là Vạn Pháp. Ngày nay ta còn gọi VẠN PHÁP là HIỆN TƯỢNG.

Nói cách khác, Vạn Pháp là những gì biến thiên, sinh diệt. Nó bao quát những gì ta hình dung được, nhận thức được, cảm giác được, kể từ những tâm tư bí ẩn, những tư tưởng, những hoài bão, cho đến thất tình lục dục, cho đến xác thân, cho đến muôn loài, muôn vật hữu hình, hữu tướng. Phật giáo gọi HIỆN TƯỢNG là TƯỚNG và dùng Thập Tượng để bao quát mọi hiện tượng. Thập Tướng là: 1. Sinh, 2. Lão, 3. Bệnh, 4. Tử, 5. Sắc, 6. Thanh, 7. Hương, 8. Vị, 9. Xúc, 10. Vô Thường. Hoặc theo Niết Bàn Kinh là: 1. Sanh, 2. Trụ, 3. Hoại, 4. Sắc, 5. Thinh, 6. Hương, 7. Vị, 8. Xúc, 9. Nam, 10. Nữ.

Vạn Pháp chẳng qua là những trạng thái nhất thời, những hình hiện nhất thời, những biến hóa nhất thời của Bản thể vô biên. Chúng không có Bản Thể riêng biệt, và không thể nào vĩnh cửu. Vì thế nói: Chư Pháp Vô Ngã, Chư Hạnh Vô Thường. Vạn Pháp tuy biến thiên lưu chuyển, nhưng vẫn tuân theo những định luật vĩnh cửu, cố định như: Tụ, Tán.Biến thiên. Thăng, Trầm. Ly, Hợp. Tiêu, Tức. Doanh, Hư. Tinh, Tạp. Sinh, Trụ, Hoại, Không. Nhân, Quả. Tuần Hoàn...

Nếu Chư Pháp là Vô Ngã, Vô Thường, thì Bản Thể phải là Ngã, là Thường.

Nếu Vạn Pháp là Uế Tạp, thì Bản thể phải là Thanh Tịnh.

Nếu Vạn Pháp là Khổ, thì Bản Thể phải là Lạc.

4 chữ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh như vậy là đã được dùng để chỉ Bản Tâm, Chân Tâm, hay Niết Bàn.

Phật giáo dạy bỏ Vô Ngã, Vô Thường, Uế, Khổ để hướng về Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Trong quyển ZEN and Japanese Culture, Daisetz T. Suzuki, nơi tr. 308, có viết:

Dịch:

Cái gì giả hợp cũng đều biến thiên,

Cũng đều sinh tử triền miên,

Tửù sinh mà siêu xuất được lên trên,

Mới mong đạt Niết Bàn, luôn sung sướng...

Câu trên cho thấy vũ trụ này có 2 phần: 1 phần thời biến thiên, sinh tử. Đó là Luân hồi. Một phần thời hằng cửu, bất biến, đó là Niết bàn.

Bỏ biến thiên, sinh diệt để trở về bất biến, hằng cửu, là bổn phận mọi người.

3. CHÂN NHƯ BẢN THỂ LÀM THẾ NÀO MÀ SINH HÓA RA VŨ TRỤ HIỆN TƯỢNG
A. Chân Như duyên khởi.
Thuyết này chủ trương vạn hữu đều do Một Bản Thể duy nhất, tuyệt đối, là CHÂN NHƯ sinh xuất ra. Chân Như này đồng thể với Tâm Linh con người, nên cũng có thể nói: Nhất thiết chúng sinh giai do tâm tạo.

Vũ trụ này có 2 phương diện: Một phương diện vĩnh cửu, bất biến, hay là CHÂN NHƯ MÔN (tuyệt đối giới, bình đẳng giới).

Một phương diện biến thiên sinh diệt, hay là SINH DIỆT MÔN (tương đối giới, sai biệt giới).

B. Nghiệp cảm duyên khởi.
Thuyết này chủ trương CHÂN NHƯ sinh hóa ra vũ trụ do nghiệp lực (Karma) cảm triệu.

Thuyết Nghiệp Cảm nếu áp dụng cho quần sinh thì có phần đúng; nhưng nếu áp dụng cho Bản Thể tuyệt đối, thì không ổn, vì chẳng lẽ Bản thể tuyệt đối còn mắc vòng duyên nghiệp sao? Ta cũng có thể hiểu là vũ trụ này được sinh hóa ra sau khi Từ ĐIỆN LỰC đã hình hiện.

C. A Lại Gia duyên khởi.
Long Thọ Bồ Tát (Nagarjurna) (thế kỷ 2 D.L.) cho rằng: Chân Như là tuyệt đối; Vạn pháp là tương đối. Tuyệt đối không trực tiếp tạo ra tương đối, mà phải qua trung gian A Lại Da. A Lại da hay Hàm Tàmg Thức gồm đủ mọi chủng tử của chúng sinh, của mọi biến hóa chuyển dịch.

Thuyết này cũng na ná như thuyết Logos hay Logos Spermatikos của Heraclitus (thế kỷ 6 trước C. N.) hay của Plotinus (205-270) bên trời Âu hay như thuyết Vô Cực sinh Thái Cực của Chu Liêm Khê (1017-1073) thời Tống.

D. Lục Đại duyên khởi.
Phái Chân Ngôn thì cho rằng: Vạn Hữu này do Phật Tì Lô Giá Na (Vairocana) (Đại Nhật Như Lai) phân hóa ra. Phật thân Đại Nhật Như Lai gồm Lục Đại (Địa, thủy, hỏa, phong, không, thức) nên vạn hữu từ tinh cầu đến nhân loại, đến vi trần, đều gồm đủ Bản Thể của Đại Nhật Như Lai.

Thuyết này cũng tương đương như huyền thoại ấn Độ giáo: Prajapati hay Purusa phân thân thành vũ trụ.

E. Pháp giới duyên khởi.
Thuyết này chủ trương Bản Thể khi Tĩnh thì là Chân Như, khi Động thì là Vạn Hữu. Như vậy, Bản Thể tức là Hiện Tượng; Hiện tượng tức là thiên biến vạn hóa của Bản Thể. Bản Thể và Hiện Tượng không thể nào tách rời nhau, như sóng không tách rời khỏi nước.

4. TƯƠNG QUAN GIỮA BẢN THỂ VÀ HIỆN TƯỢNG.
Khi chúng ta có cái nhìn phân biệt, ta sẽ thấy: Chân Như thời trường tồn, bất sinh, bất diệt, tuyệt đối, vừa là Nguyên Nhân, vừa là Cứu Cánh, là lý tưởng, là thanh tịnh, là Niết Bàn. Vạn Pháp là Vô Thường, là sinh diệt, là khổ ải, là uế tạp. Chân Như là Không, Vạn Pháp là Sắc. Chân Như là Vô Vi, Vô Lậu; Vạn Pháp là Hữu Vi, Hữu Lậu, Chân Như là Lý, Vạn Pháp là Sự. Chân Như là Thực, Vạn pháp là Giả...Chân Như là Bồ Đề, Vạn Pháp là Khổ não. Chân Như là Niết Bàn, Vạn Pháp là Luân Hồi, v.v...

Nhưng nếu chúng ta có cái nhìn viên dung, vô phân biệt, ta sẽ thấy Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, Phiền Não tức Bồ Đề, Luân Hồi tức Niết Bàn.

Phật Giáo có Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng. Thiên Thai Tông gọi Phật Bảo là Bản thể, Pháp Bảo là Hiện Tượng, Tăng Bảo là Diệu Dụng của Bản Thể và Hiện Tượng.

Như vậy, hiểu rành Bản Thể và Hiện Tượng tức là trong tay ta nắm được ba vật quí giá nhất của đất trời.

Thứ Nhất: Biết mình có Chân Như, Phật Tính tức là biết mình chính là Chân Tâm, là Phật, đồng hóa với Căn Nguyên vĩnh cửu của đất trời.

Thứ hai: Biết mình có đủ các hiện tượng biến thiên, tức là nắm được lẽ tiến hóa của đất trời, nên sẽ luôn luôn sống ảo diệu khinh khoát.

Thứ ba: Biết mình có đủ cả hai phương diện Biến, Hằng của trời đất, thế là biết mình có cả vũ trụ trong thân, như vậy sẽ có cả một kho tàng mênh mông của trời đất, tha hồ dùng không bao giờ hao cạn. Thế tức là «Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng.»

Hiểu được rằng trong mình có Chân Như Bản thể, tức là biết mình có Pháp Thân. Biết rõ về các hiện tượng nơi mình, tức là biết mình có Báo Thân. Biết rằng mình sinh ra đời cốt để độ mình, độ người, tức là biết mình có ứng Thân. Thế tức là nhờ hiểu rõ Bản thể và Hiện Tượng, ta thấy trong Thân có đủ Tam Thân Phật.

Biết rằng Niết Bàn là Bản Thể, là Chân Tâm. biết rằng Hiện Tượng là Vọng Tâm. thì sự Diệt Ngã để trở về với Chân Tâm tưởng cũng không mấy khó khăn.

Tóm lại, chủ trương của Phật Giáo chính là: Từ Vọng Ngã nhỏ hẹp, ta sẽ cố phát huy Đại Ngã mênh mông. Từ sắc thân phàm tục, ta sẽ cố phát huy Pháp Thân siêu việt. Từ phàm thân dễ bị hủy diệt ta sẽ phát huy Kim Cương Thân bất khả huỷ diệt. Từ u minh mê vọng của Lục Thức, Lục Trần, ngũ uẩn, ta sẽ làm bừng sáng lên ngọn đuốc Chân Tâm. Chữ Diệt Ngã, chữ Giải Thoát, hiểu cho đứng đắn, sẽ là phá tan mọi hình tướng để tìm ra Chân Tính (Khiển tướng chứng tính); làm lu mờ tan biến mọi nhỏ nhoi, ti tiện, cho Quang Minh, Chính Đại hiện ra (ẩn liệt, hiển thắng). Mục đích tối hậu là khế hợp nhất như với Chân Như Tuyệt Đối, Bản Thể Tuyệt Đối...

Khảo sách vở, ta thấy gần đây, nhiều nhà nghiên cứu Phật Giáo V. N. đã có nhiều vị bàn về Thuyết Thiên Địa Vạn vật Đồng Nhất Thể một cách kỹ lưỡng, như Đạo hữu Vũ Văn Phường, thân sinh của nhà văn Nguyên Phong, như học giả Cao Xuân Huy miền Bắc, hay như Cụ Mai Thọ Truyền, hay BS Lê Đình Thám, hay Cụ Nguyễn đăng Thục v.v...

Đạo hữu Vũ Văn Phường, trong hai tập Tinh Hoa Kinh Hoa Nghiêm, và Tóm lược Triết lý Kinh Hoa Nghiêm và Bồ Tát Đạo, đã bàn nhiều về triết lý trên, và trên đây, tôi đã rút ra một số tư tưởng của ông.

Cụ Cao Xuân Huy, một học giả miền Bắc, đã bàn về Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể như sau: «Trong 7 phái Thiền Tông, có một phái gọi là Trực Hiển Tâm Tính Thông. Nó nêu lên cái nguyên lý Xúc Loại Thị Đạo Nhi Nhậm Tâm, nghĩa là trong cái gì cũng có Đạo (tức là Phật), trong cỏ cây hoa lá đều có Phật Tính cả. Do đó muốn tìm Phật, thì không phải tìm đâu xa mà phải tìm ngay trong mọi vật xung quanh mình, và trong cái Tâm của mình. Phải để cho cái Tâm của mình thoải mái tự do, thì mới hiểu được Đạo.

«Phái Xúc Loại Thị Đạo nhi Nhậm Tâm chủ trương Nhất Thiết Thị Chân nghĩa là cái gì cũng là thật. Do quan niệm trên, mà khi tăng đồ hỏi Phật là gì, Thánh là gì, thì Viên Chiếu đáp: Muốn biết Phật là gì, chỉ cần nhìn xem cây cúc dưới giậu trong tiết Trùng Dương hay chim oanh ở đầu cành trong một ngày xuân ấm áp. Phật và Thánh, xét về bản thể không khác gì nhau cả. Quan điểm của phái này và Trang Tử có nhiều chỗ đồng nhất.» (Thơ Văn Lý Trần tr. 290, chú 3). Những ai không biết rằng Đạo lồng trong vạn vật, mà cứ đi tìm nó ở chỗ xa xôi, huyền bí, đi tìm cái «Huyền Cơ», thì cũng như người không biết cách bưng mâm nước, chỉ đưa đến chỗ đổ vỡ mà thôi. (Thơ Văn Lý Trần, tr. 290, chú 4)
Viên Chiếu thiền sư nói:
Bất thận thủy bàn kình mãnh khứ,
Nhất tao tha điệt thối hà chi?
Mâm nước đầy bưng đi bất cẩn,
Vấp ngã rồi ân hận được sao?
(Thơ Văn Lý Trần, 267-281)

Không biết lẽ Thiên địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể, trước hết sẽ không hiểu được tinh hoa Phật Giáo, sau nữa sẽ không hiểu được Thiền, rồi cứ xoắn xuýt vào các tiểu tiết, hôn trầm trong những thói dị đoan, thật chẳng khác nào:

Rùa mù soi mãi vách non,
Ba ba khập khiễng leo hòn núi cao.
(Manh qui xuyên thạch bích,
Ba miết thượng cao sơn)

(Thơ Văn lý Trần, Viên Chiếu, tr. 274-282)...

Cụ Chánh trí Mai Thọ Truyền viết trong quyển Pháp Hoa Huyền Nghĩa như sau:

Sự Giác Ngộ của Phật là Vô Thượng, trí huệ của Phật là vô lượng vô biên, cái thấy biết của Phật (tri kiến) đã đạt đến mức tuyệt đối. Cái thấy biết đó là gì?

Là «Tất cả là một, tất cả chúng sinh đều từ PHỔ QUANG MINH TRÍ (nguồn ánh sáng bao trùm vũ trụ vô biên cũng vừa là trí huệ sáng ngời: Lumière omniprésente-Intelligence éclairante) mà ra, thì tất cả ánh sáng sẽ trở về với ánh sáng trí huệ ấy, tức là thành Phật.» (Chánh trí Mai thọ Truyền, Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Chùa Phật Giáo Việt Nam, tr.30).

...Phật đã đạt đến chỗ thấy hoàn toàn, cho nên Phật nhận rằng... «Tất cả là Một, Một là Tất cả, Tinh thần và Vật chất là Một, Sắc và Tâm là Một.» (Ibid. 265)

Cụ Lê Đình Thám, trong bài Lời nói đầu cho quyển Kinh Lăng Nghiêm, đã cho rằng Một là Tất Cả Tất cả là Một, và Một chính là Pháp Giới Tính. là Tính bản nhiên, là Phật Tính của muôn loài. Chư Phật ra đời chỉ nhằm một mục đích là dạy bảo chỉ bày cho chúng sinh giác ngộ và thực chứng Pháp Giới Tính như Phật... (Xem B. S. Lê Đình Thám, Kinh thủ Lăng Nghiêm, Lời nói đầu)

Cụ Nguyễn Đăng Thục trong 2 quyển Thiền Học Việt Nam và Thiền Học Trần thái Tông bàn rất nhiều về Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể, và lấy đó làm nền tảng Nho, Thích, Lão, và các đạo trên thế giới (Xem Thiền Học Trần Thái Tôn nơi tr. 197, 397, 404 v.v..)

Thiền Học Việt Nam nơi tr. 451 viết: Cái quan niệm về một thực tại linh động vừa một vừa nhiều, vừa đồng nhất, vừa sai biệt, vừa siêu nhiên vừa hiện thực, vừa tâm, vừa vật, «Vạn giả Nhất chi tán, Nhất nãi Vạn chi tông» nghĩa là vũ trụ hiện tượng sự vật thiên hình vạn trạng khác nhau là phương diện phóng tán của cái đồng nhất thể, phương diện bản thể đồng nhất lại là đầu mối gốc nguồn của vũ trụ thiên hình vạn trạng, cái tư tưởng truyền thống của nhân loại Đông Nam Ái Châu ấy là nền tảng của tinh thần Tam Giáo, là tinh thần cởi mở, khai triển cho một dân tộc trưởng thành và tiến hóa chứ không phải là một hệ thống danh lý cố định, bảo thủ, đóng cửa...

Cụ Đồ Chiểu, điển hình miền Nam, đã dặn lại đời sau, lấy tinh thần «Tam Giáo đồng nguyên, Vạn Pháp nhất Lý» cố hữu của dân tộc làm triết lý trụ cốt cơ bản để mở rộng khai phóng đặng thâu thái tinh hoa thế giới... (Xem Thiền Học Việt Nam, tr. 482-483).

Như vậy ta thấy hiểu được lẽ Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể là hiểu được Phật Tính, là hiểu được Phật Giáo...


Kính các Bạn.

Những công đức nghiêng tầm kinh luận của Ngài Học Giả quả đáng trân trọng và gần giống như đã thấy được CHÂN NHƯ.

  • Cổ Đức nói: Sai chi hào ly . thất chi thiên lý. Ý là lệch chỉ tơ hào. Đất Trời xa cách.
  • Sao nói là: Sai chi hào ly . thất chi thiên lý.- Vì chỗ Ngài nói: * Các Triết gia Phật giáo đều chủ trương thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Đã đành vũ trụ này từ một bản thể là Chân Như sinh xuất ra,(** Ý này, ngài học giả đã nhận lầm.- Vì Chân Như là VÔ SANH)
  • Tại sao Chân Như Vô Sanh ,mà chúng ta thấy Chân Như sinh xuất ra vạn Pháp ? Vì. Ví như "Ngồi "trên Thuyền trôi" thì thấy "bờ chạy".- Đó là vì chúng ta dùng "TRI THỨC" (Vọng Tâm) mà nhìn Chân Như, nên Chân Như trở thành "Vọng Thức", Vô Sanh mà thấy Sanh Diệt.
* Do vì Ngài thấy: Chân Như (Nhất Thể) của PG cũng Sanh xuất như Chân Như (Nhất Thể) của các chủ thuyết của Tôn Giáo khác. Nên Ngài mới cho rằng. Tất cả đều giống nhau.

* Chỉ Tiếc là Ngài chỉ đứng ở vị trí "Học Giả"... Phải chi Ngài là "Hành Giả" , dùng Trí Bát Nhã mà Quán thì... A Di Đà Phật.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Bài 18.- Kết Luận.

Kính các Bạn. VQ rất đồng ý với Ngài Học giả, cũng rất đồng ý với các Quan Điểm của các Tôn giáo kể trên rằng:

+ Niết Bàn, Chân Như là BẢN THỂ.
* Vạn Pháp là HIỆN TƯỢNG.

......................................................................... NHƯNG:

  • BẢN THỂ theo các Tư tưởng khác thì còn Sanh, Diệt, đến, đi, thành, hoại, Đại ngã, tiểu Ngã, có tạo tác v.v...
  • Ngược lại BẢN THỂ theo Phật Giáo thì KHÔNG- (Sanh, Diệt, đến, đi, thành, hoại, Đại ngã, tiểu Ngã, có tạo tác v.v...)
  • BẢN THỂ theo các Tư tưởng khác thì dùng Ý THỨC mà thấy được.
  • BẢN THỂ theo Phật Giáo thì phải giải trừ Ý THỨC mới thấy được.

* BẢN THỂ (với Ngoại Giáo) - Với (PG) lại càng thêm RỐT RÁO BẢN THỂ.

Thế nhân nói.- có loại Kế Thừa: 1/. trọn vẹn. 2/. Chọn lọc . 3/. Phản biện.
Có thể nói VQ là được Kế Thừa: Phản biện.- Với Ngài học giả.

Nói lên những nhận xét này. Không phải VQ có ý bài bác, đả kích tư tưởng của Ngài học giả. Mà thực ra nương nhờ Ngài học giả đã tạo kho tàng vô giá.- VQ góp nhặc lấy để gạn lọc lại, để tinh luyện lại cho trở thành đúng hướng tôn chỉ Đức Phật đã dạy.

Xin Cảm ơn kho tàng Vô giá của Ngài học giả. Nhờ các kho tàng tri thức này mà VQ soi sáng thêm Niết Bàn, Chân Như , BẢN THỂ. Soi sáng thêm Ý nghĩa nhiệm mầu : VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ.- Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng Môn (ở k. HOA NGHIÊM- Huyền môn).

Xin Cảm ơn các Bạn vào xem và các Bạn góp ý Thảo luận.

VQ xin phép "Bê" Mâm Cổ Quý giá này vào chủ đề : Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng Môn.- VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ (ở k. HOA NGHIÊM- Huyền môn).

Kính Hồi Hướng Công Đức toàn thể Chúng Sanh.

Mô Phật.
phật4.jpg
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Kính đa tạ Thầy Viên Quang

Đã liệt kê, mô tả, chọn lọc và "phản biện" các triết thuyết về Vạn vật đồng Nhất thể trên thế giới và làm nổi bật Phật giáo là Triết học của mọi Triết học; Tôn giáo của mọi Tôn giáo.

trừng hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên