lavinhcuong

Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học cho con hỏi :

_ Vậy ta có thể nói những người còn đầy dẫy THAM, SÂN, SI đó là những vị Bồ tát, được hay không ?

Kính !

Cám ơn Hắc phong đã hỏi !

Theo v/h có 3 DẠNG Tham, Sân, Si.

1. Kẻ phàm phu vì Mê Tâm, chấp Tướng nên phiền não ngập tràn.

2. Bậc đã biết Tâm (Bản thể Tâm) nhưng còn chấp Tướng nên vẫn Tham, Sân, Si từng chập; đây gọi là DƯ SINH (Vi-Tế Hoặc _ phiền não vi tế còn sót lại) của Chư Bồ Tát từ Thất Địa (Bất Thối) trở xuống.

3. Hóa thân Bậc Đại Giác Ngộ đến với cõi Giả nầy để độ sinh thì đôi khi hiện tướng Tham, Sân, Si nhưng thực sự CŨNG ĐỒNG THỜI Ở AN TRONG ĐẠI NIẾT BÀN.

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Cám ơn Hắc phong đã hỏi !

Theo v/h có 3 DẠNG Tham, Sân, Si.

1. Kẻ phàm phu vì Mê Tâm, chấp Tướng nên phiền não ngập tràn.

2. Bậc đã biết Tâm (Bản thể Tâm) nhưng còn chấp Tướng nên vẫn Tham, Sân, Si từng chập; đây gọi là DƯ SINH (Vi-Tế Hoặc _ phiền não vi tế còn sót lại) của Chư Bồ Tát từ Thất Địa (Bất Thối) trở xuống.

3. Hóa thân Bậc Đại Giác Ngộ đến với cõi Giả nầy để độ sinh thì đôi khi hiện tướng Tham, Sân, Si nhưng thực sự CŨNG ĐỒNG THỜI Ở AN TRONG ĐẠI NIẾT BÀN.

Mến !
Kính bác Văn Học !

Con thấy có người trích dẫn một câu trong Phẫm Phổ Môn (Kinh Pháp Hoa) để biện minh cho sự Sân Si của mình :

_ "Ưng dĩ Tu La thân đắc độ dã, Bồ tát tức hiện Tu La thân nhi vị thuyết pháp".

Kính bác Văn Học, điều nầy có nên không ?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Xin phép góp lời

Kính Bạn hắc phong và Bác Học,cho phép V/Q được góp lời về việc này nha...

Thưa các Bạn.-Phàm phu mà tự cho mình ngang hàng Đại Bồ Tát đó là Tăng Thượng Mạn đó các Bạn.
Do tà-tâm tự cao gọi là mạn. Mạn nầy có nhiều thứ: như mình ở bực thấp mà tự cao thì gọi là mạn.
Ở bực ngang mà chấp bực ngang cũng gọi là mạn, vì trong ấy chấp tướng tà tâm ta hơn vậy.
Ở ngang hàng mà tự cho cao hơn gọi là đại-mạn.
Đối với trong ngũ-ấm chấp lấy ngã-tướng, gọi là ngã-mạn.
Ngã-mạn có hai thứ: thị-hiện tướng và bất thị-hiện tướng.
-Thị hiện tướng là ngã-mạn của phàm phu: nghĩa là chấp sắc là ngã; hay chấp hữu-sắc là ngã; chấp sắc trong ngã; chấp ngã trong sắc. Cho đến Thức cũng như vậy. Vì hiện ra hai mươi phần nầy nên gọi là thị-hiện tướng.
-Bất thị-hiện-tướng là; Kẻ học-nhân ngã-mạn, như trưởng-lão Sai-Ma-Già nói: “Chẳng nói sắc là ngã, chẳng nói thọ, tưởng, hành, thức là ngã; chỉ trong ngũ-ấm có: ngã-mạn, ngã-dục, ngã-sử”. Chưa dứt hết gọi là ngã-mạn.
Nếu chưa được các quả công-đức Tu-Đà-Hoàn thảy, mà tự cho là đã được, gọi là Tăng-thượng-mạn.


Nếu là người Xuất gia thì tội này càng nặng hơn.-Gọi là Đại vọng ngữ.
Kính.
 

Luc An

Registered
Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nơi ở
viet nam
Kính bác Văn Học cho con hỏi :

_ Vậy ta có thể nói những người còn đầy dẫy THAM, SÂN, SI đó là những vị Bồ tát, được hay không ?

Kính !

Kính bác Văn Học và Hắc phong
Cho phép Lục An cùng tham gia thảo luận câu hỏi của Hắc phong.
-Theo Lục An thì bất cứ "những người còn đầy dẫy THAM, SÂN, SI " nào mà PHƯƠNG TIỆN tạo duyên giúp được cho một hay nhiều Chúng sanh GIÁC NGỘ TRI KIẾN PHẬT (Thật tướng của THAM,SÂN,SI...) mà từ bỏ các mê lầm,Và trực nhập TRI KIẾN PHẬT. Thì : "đó là những vị Bồ tát,"
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Con thấy có người trích dẫn một câu trong Phẫm Phổ Môn (Kinh Pháp Hoa) để biện minh cho sự Sân Si của mình :

_ "Ưng dĩ Tu La thân đắc độ dã, Bồ tát tức hiện Tu La thân nhi vị thuyết pháp".

Kính bác Văn Học, điều nầy có nên không ?
Cám ơn câu hỏi của Hắc phong !
Xin các bạn cho phép Vô Học khẳng định điều nầy nhé :

Điều quan trọng nhất (tiên quyết) trong cuộc đời tu hành của một Phật tử CHÂN CHÍNH là : Nhận ra BẢN THỂ TÂM _ tức biết mình chỉ là một con số không (0).

Câu Kinh trích dẫn trên (Ưng dĩ .......) là lời hứa nguyện của Quán Thế Âm Đại Bồ tát. Ngài "nói được - làm được"KHÔNG DÍNH MẮC với phiền não nghiệp chướng.

Chúng ta nói theo, vậy hành giả ĐÃ BIẾT MÌNH LÀ AI CHƯA ?

_ Có lẻ là CHƯA BIẾT, thậm chí còn nghĩ rằng KHÔNG CẦN BIẾT nữa, chỉ biết rằng "nhắm mắt nói theo" "nhắm mắt làm theo" là "chắc cú".

Chúng ta nói theo, vậy hành giả ĐÃ CÓ THỂ LÀM CHỦ NGHIỆP CHƯỚNG CỦA MÌNH CHƯA ?
_ Có lẻ là CHƯA.

Vậy thì Vô Học xin quỳ lạy tất cả Phật tử, nếu muốn là Phật tử CHÂN CHÁNH thì đừng bao giờ XEM MÌNH LÀ ÔNG THÁNH, đừng bao giờ SO SÁNH VIỆC LÀM CỦA MÌNH VỚI VIỆC LÀM CỦA ĐẠI BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM (ngoại trừ trường hợp quý vị chính là Hóa thân Quán Thế Âm Bồ tát).

Vì nói như thế là TỰ GẠT MÌNH.

TỰ GẠT MÌNH thì sao ?

_ Bậc Đại Sĩ vào Địa Ngục vẫn mát mẻ như đi dạo trên Thiên Đường, còn chúng ta bị LỬA SÂN SI thiêu đốt, thân còn trên dương thế mà tâm hồn luôn ở trong Địa Ngục. Cái nầy là chúng ta tự chuốc lấy họa tai _ chẳng thể gieo tiếng ác cho "Ngưu đầu Mã diện" được.

Rất mong các bạn nên kiêng dè điều nầy để khỏi phải hối hận về sau (lúc đó đã muộn rồi) !

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL10d-6.jpg"]..































































...
[/NEN]
Cùng các bạn !

Trong chúng ta có nhiều người thắc mắc nhưng không nói :

_ Đạo Phật cứ ra-rả thuyết VÔ NGÃ, mà trong chuyện kể khi Đản Sinh, đức Phật đã một tay chỉ Trời, một tay chỉ đất phát ngôn rằng "Thiên thượng, Thiên hạ duy Ngã độc tôn" (Trên Trời, dưới Trời chỉ có Ta là duy nhất), như vậy Phật dạy (nói) chúng ta VÔ NGÃ còn Phật cứ tự nhiên CÓ NGÃ TO ĐÙNG, chuyện nầy là sao ? Phật thì ƯU TIÊN, giai cấp VIP _ Very Important Person _ hay sao ?

Vì để giải thích chỗ nầy mà Tổ đã dựng nên "Đối thoại" nầy.

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Bạn Lavinhcuong giỏi lắm, khi đã phổ thơ :

"Nhược bằng thấu triệt chân Tâm
Nói gì cũng đúng chẳng nhằm chi đâu"


Lời thơ của bạn đã nhắc v/h nhớ lại, có một Thiền sư nói "con chó có Phật tánh", một Thiền sư khác nói ngược lại "Con chó không có Phật tánh". Thế nhưng cả hai vị thiền sư đều đúng.

Đây là cái TUYỆT VỜI của đạo Phật.

HÃY Y NGHĨA ĐỪNG Y NGỮ.

Kẻ mê tâm dầu lặp lại y chang lời Phật nói vẫn là nói OAN CHO PHẬT. (Y Kinh thuyết pháp tam thế Phật oan).

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL10d-7.jpg"]..































































...
[/NEN]
.......


 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Theo ngu ý của con, con cảm thấy giống như là Tổ không trả lời thẳng vào vấn đề mà Duyên Môn thắc mắc :

Khi D/M hỏi :
_ Hữu sự hữu hà phương ?
Tại sao Tổ không trả lời :
1)_ Hữu sự hữu phương.
hoặc là :
2) Hữu sự vô phương.
mà lại nói lòng vòng như thế ?

Kính !

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Theo ngu ý của con, con cảm thấy giống như là Tổ không trả lời thẳng vào vấn đề mà Duyên Môn thắc mắc :

Khi D/M hỏi :
_ Hữu sự hữu hà phương ?
Tại sao Tổ không trả lời :
1)_ Hữu sự hữu phương.
hoặc là :
2) Hữu sự vô phương.
mà lại nói lòng vòng như thế ?

Kính !

Tại vì chúng ta "QUÁ THÔNG MINH" đó H/p ạ !

Khi nói SINH CHUYỆN LÀ SAI thì chúng ta lại cho rằng những chuyện Tổ xưa làm để kích thích sự tiến bộ của chúng đệ tử LÀ SAI.

Khi nói SINH CHUYỆN KHÔNG SAI thì chúng ta bèn "bắc chước" làm như Tổ, nói như Tổ.

Kẻ phàm mê chúng ta như thế đó "hết chấp bên nầy, lại chấp bên kia".

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL10d-8.jpg"]..































































...
[/nen]
......
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Cho con hỏi :

_Thế nào là "Giãn hữu sự thủ vô sự" ?

Kính xin bác giải thích cho chúng con được rõ thêm.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Hắc phong nói:
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL10d-8.jpg"]..































































...
[/nen]
Kính bác Văn Học ! Cho con hỏi :

_Thế nào là "Giãn hữu sự thủ vô sự" ?

Kính xin bác giải thích cho chúng con được rõ thêm.

Kính !

Hắc phong mến !

"Giãn hữu sự" là hãy đơn giãn hóa mọi chuyện
"Thủ vô sự" là ngồi uống nước trà chơi.

Duyên Môn nói lên sở chấp của chúng ta, trong chúng ta có nhiều người nặng Thiện Nghiệp, lòng không tranh hơn thua phải trái, chuyện gì cũng "9 bỏ làm 10", sống rất an vui, những người nầy không "mích" lòng ai, sống "sao cũng được, sao cũng xong". Điều nầy rất tốt, rất quý các Phật tử nên cố gắng để được như thế !

Nhưng bậc Giác vào đời KHÔNG PHẢI ĐỂ SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI TỐT ĐẸP (Thần Tiên), nếu sống vô tư như vậy các Ngài ở yên nơi Đại Niết Bàn há chẳng Đại An Lạc hay sao ?!

Bậc Giác vào đời là để CẢNH TỈNH KẺ MÊ, muốn cảnh tỉnh kẻ Mê thì đôi khi không thể không gây "sốc" cho mọi người. Nếu các bạn đã từng đọc Kinh Duy Ma Cật thì cũng đã biết, Ngài Duy Ma Cật làm trưởng giả có rất nhiều thê thiếp, con cháu, rồi bao nhiêu để tử Phật nói gì làm gì _ dẫu cho có làm đúng theo lời dạy của Phật _ cũng bị Ngài "vặn vẹo" đến "cứng họng".

Ngài DMC đâu có phải vì rổi rảnh mà kiếm người gây sự đâu ! Cả cuộc đời _ toàn bộ những năm tháng đến trần gian nầy của Ngài đều là Phật sự. Những đệ tử Phật dẫu đã đắc quả A-La-Hán cũng đều bị Ngài chỉ chỗ SAI. Vì thật sự những vị A-La-Hán biết rất ít về Đạo Phật (Đa số những vị nầy chỉ mới biết được ĐIỀU CĂN BẢN THEN CHỐT NHẤT CỦA ĐẠO PHẬT). Nếu Ngài DMC cứ lo "giãn hữu sự, thủ vô sự" thì Ngài chỉ là Thần Tiên, chứ không phải là một vị Đại Bồ tát.

Những vị được trực tiếp hay gián tiếp "bị Ngài lên lớp" đúng ra phải cám ơn Ngài không hết. Lời Ngài "sinh chuyện" với họ, dầu hiện tại họ không hiểu hết, nhưng những lời ấy, việc ấy chính là những hạt cát _vết thương lòng _ chìm sâu trong lòng con trai, con trai khó chịu nó muốn tiêu hóa hạt cát _ cái nguyên nhân xốn xang trong lòng _ tiêu hóa không được thì cơ thể nó tiết ra một "kháng dịch" bao bọc lấy hạt cát, thế là con trai vô tình có một viên ngọc quý trong lòng, mà bản thân con trai không hề biết cám ơn con cò đã mổ làm cho nó đau.

Lời Ngài Duy Ma Cật nói ra tuy nghe trái tai nhưng nó là CÔNG ÁN trong lòng người tu Phật, dẫu ngay lúc đó đệ tử Phật KHÔNG HIỂU, nhưng công án ấy sẽ được giữ mãi trong lòng suốt kiếp, nghĩa là LỢI ÍCH CHO VỊ LAI.

Đại Bồ tát vào đời luôn nghĩ "việc gì có lợi ích cho trình tiến hóa trên đường tu học Phật pháp của mọi người" thì ráng làm, dầu cho việc ấy có thể tạo nên những nhân quả không tốt đẹp cho bản thân Các Ngài.

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Cho con hỏi :

Vậy ta có thể nói Ngài Duy Ma Cật "Giãn vô sự, thủ hữu sự" hay chăng ?

Kính !
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Cho con hỏi :

Vậy ta có thể nói Ngài Duy Ma Cật "Giãn vô sự, thủ hữu sự" hay chăng ?

Kính !
Mô Phật ! Chỉ những kẻ phàm phu như chúng ta tùy theo những chấp nhất của mình mà tự chọn lấy một phong cách sống. Chấp thế nào, chúng ta sống theo thế ấy.

Ngài Duy Ma Cật _ người từ Chân Lý đến _ thì có xem những nguyên tắc sống trong cõi Vô minh nầy là cái thá gì mà phải "giản" cái nầy, "thủ" cái kia.

Chỉ tùy duyên chúng sinh mà có pháp hóa độ, thế thôi !

Nguyện cầu cả thảy chúng sinh _ đều đặn đủ đầy, tròn xong Phật sự.

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Mô Phật ! Chỉ những kẻ phàm phu như chúng ta tùy theo những chấp nhất của mình mà tự chọn lấy một phong cách sống. Chấp thế nào, chúng ta sống theo thế ấy.

Ngài Duy Ma Cật _ người từ Chân Lý đến _ thì có xem những nguyên tắc sống trong cõi Vô minh nầy là cái thá gì mà phải "giản" cái nầy, "thủ" cái kia.

Chỉ tùy duyên chúng sinh mà có pháp hóa độ, thế thôi !

Nguyện cầu cả thảy chúng sinh _ đều đặn đủ đầy, tròn xong Phật sự.
Kính tri ân lời dạy, lời góp ý quý báu của Thầy Viênquang6 !
Vô Học chỉ xin triễn khai thêm một chút :
II. PHẨM PHƯƠNG TIỆN

Thuở ấy, trong thành lớn Tỳ Da Ly có ông Trưởng giả tên là DUY MA CẬT, đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, sâu trồng cội lành, đặng vô sanh Pháp nhẫn, biện tài vô ngại, du hí thần thông, chứng các môn tổng trì, đặng sức vô úy, hàng phục ma oán, thấu rõ Pháp môn thâm diệu, khéo nơi trí độ, thông đạt các Pháp phương tiện, thành tựu đại nguyện, biết rõ tâm chúng sanh đến đâu, hay phân biệt rành rẽ các căn lợi độn, ở lâu trong Phật đạo, lòng đã thuần thục, quyết định nơi Đại thừa. Những hành vi đều khéo suy lường, giữ gìn đúng oai nghi của Phật, lòng rộng như bể cả, chư Phật đều khen ngợi. Hàng đệ tử, Đế Thích, Phạm Vương, vua ở thế gian v.v... thảy đều kính trọng.
Vì muốn độ người, nên ông dùng phương tiện khéo thị hiện làm thân Trưởng giả ở thành Tỳ Da Ly, có của cải nhiều vô lượng để nhiếp độ các hạng dân nghèo; giữ giới thanh tịnh để nhiếp độ các kẻ phá giới; dùng hạnh điều hòa nhẫn nhục để nhiếp độ các người giận dữ; dùng đại tinh tiến để nhiếp độ các kẻ biếng nhác; dùng nhất tâm thiền tịch để nhiếp độ kẻ tâm ý tán loạn; dùng trí tuệ quyết định để nhiếp độ những kẻ vô trí; tuy làm người bạch y cư sĩ mà giữ gìn giới hạnh thanh tịnh của sa môn, tuy ở tại gia mà không đắm nhiễm ba cõi, thị hiện có vợ con, nhưng thường tu phạm hạnh; hiện có quyến thuộc; nhưng ưa sự xa lìa; dù mặc đồ quí báu, mà dùng tướng tốt để nghiêm thân; dù có uống ăn mà dùng thiền duyệt làm mùi vị. Nếu khi đến chỗ cờ bạc, hát xướng thì ông lợi dụng cơ hội để độ người; dù thọ các Pháp ngoại đạo nhưng chẳng tổn hại lòng chánh tín; tuy hiểu rõ sách thế tục mà thường ưa Phật Pháp; cung kính tất cả mọi người làm trên hết trong sự cúng dường; nắm giữ chánh Pháp để nhiếp độ kẻ lớn người nhỏ; tất cả những việc trị sanh (buôn bán làm ăn) hùn hiệp, dù được lời lãi của đời, nhưng chẳng lấy đó làm vui mừng. Dạo chơi nơi ngã tư đường cái để lợi ích chúng sanh; vào việc trị chánh để cứu giúp tất cả; đến chỗ giảng luận dẫn dạy cho Pháp Đại thừa; vào nơi học đường dạy dỗ cho kẻ đồng mông; vào chỗ dâm dục để chỉ bày sự hại của dâm dục; vào quán rượu mà hay lập chí. Nếu ở trong hàng Trưởng giả, là bực tôn quý trong hàng Trưởng giả,giảng nói các Pháp thù thắng; nếu ở trong hàng cư sĩ, là bực tôn quí trong hàng cư sĩ, dứt trừ lòng tham đắm cho họ; nếu ở trong dòng Sát đế lợi , là bậc tôn quý trong dòng Sát đế lợi, dạy bảo cho sự nhẫn nhục; nếu ở trong dòng Bà la môn, là bực tôn quí trong dòng Bà la môn, khéo trừ lòng ngã mạn của họ; nếu ở nơi Đại thần,là bực tôn quí trong hàng Đại thần,dùng chánh pháp để dạy dỗ;nếu ở trong hàng Vương tử, là bực tôn quí trong hàng Vương tử, chỉ dạy cho lòng trung hiếu; nếu ở nơi nội quan, là bậc tôn quý trong hàng nội quan, khéo dạy dỗ các hàng cung nữ; nếu ở nơi thứ dân, là bực tôn quí trong hàng thứ dân, chỉ bảo làm việc phước đức; nếu ở nơi trời Phạm thiên, là bực tôn quí trong Phạm thiên, dạy bảo cho trí tuệ thù thắng; nếu ở nơi trời Đế thích, là bực tôn quí trong Đế thích, chỉ bày cho Pháp vô thường; nếu ở nơi trời Tứ thiên vương hộ thế, là bực tôn quí trong Tứ thiên vương hộ thế, hằng ủng hộ chúng sanh. Trưởng giả Duy Ma Cật dùng cả thảy vô lượng phương tiện như thế làm cho chúng sanh đều được lợi ích.

www.buddhismtoday.com


Qua đoạn Kinh văn trên chúng ta thấy Ngài Duy Ma Cật vừa THUẬN HÀNH (sống hòa hợp theo tâm ý chúng sanh) vừa NGHỊCH HÀNH (làm _ nói những điều khác thường) để
"độ tròn tâm ý chúng sinh mê"
Cho nên ta không thể nói Ngài "Giãn vô sự, thủ hữu sự"


Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Kính tri ân lời dạy, lời góp ý quý báu của Thầy Viênquang6 !
Vô Học chỉ xin triễn khai thêm một chút :
(Kinh Duy Ma Cật _ Phẫm Phương tiện)

Qua đoạn Kinh văn trên chúng ta thấy Ngài Duy Ma Cật vừa THUẬN HÀNH (sống hòa hợp theo tâm ý chúng sanh) vừa NGHỊCH HÀNH (làm _ nói những điều khác thường) để "độ tròn tâm ý chúng sinh mê"
Cho nên ta không thể nói Ngài "Giãn vô sự, thủ hữu sự"

Mến !
Kính bác Văn Học ! Tuy không phải chuyện lo của con nhưng con vọng tưởng điều này, xin mạn phép nói ra, bác đừng rầy con "khéo lo bò trắng răng" :

_ Ngày xưa, Đức Phật còn tại thế, chư Tăng có muốn phản ứng với những lời "lên lớp" của Ngài Duy Ma Cật cũng "dòm ý tứ" của Phật, thấy đức Phật "xem trọng" Ngài Duy Ma Cật, chư Tăng dầu có không vừa ý cũng phải "nhịn". Con nghĩ, ngày nay không có Phật tại tiền, đâu có ai quý trọng Chân Lý đâu, dứt khoát nếu một vị Đại Giác Ngộ nào muốn vào đời độ sinh, ắt cũng chỉ nên thuận hành chớ không nên nghịch hành (vì có thể không ai nghe, đã vậy họ còn xúm nhau lại, lấy ý kiến của số đông để "chọi đá" bậc Giác nữa là khác)

Xin bác cho chúng con lời khuyên :

_ Vậy ta có nên hãy thôi đi, đừng lo "chuyện bao đồng", hãy đóng cửa niệm Phật, "ai méo ai tròn mặc ai", Phật pháp có thịnh hay suy, lòng người có thăng hoa trong ánh sáng Phật đà hay trì trệ trong những suy nghĩ "lối mòn" thì "thây kệ" họ, chẳng "mắc mớ" gì đến ta ?

Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
HẮCPHONG KÍNH .
Mô Phật - trong câu nói của HP - có bangtam ở trỏng đó - nhưng mà HP có biết là để lo được 1 " chuyện bao đồng " [như khuyên người niêm Phật ] - thì " người ta " phải khổ
như thế nào không ? - Thôi - bt chỉ nói 1 chút xíu thôi - HP cứ nói đi nhe .
:eek:nion64:

KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Tuy không phải chuyện lo của con nhưng con vọng tưởng điều này, xin mạn phép nói ra, bác đừng rầy con "khéo lo bò trắng răng" :

_ Ngày xưa, Đức Phật còn tại thế, chư Tăng có muốn phản ứng với những lời "lên lớp" của Ngài Duy Ma Cật cũng "dòm ý tứ" của Phật, thấy đức Phật "xem trọng" Ngài Duy Ma Cật, chư Tăng dầu có không vừa ý cũng phải "nhịn". Con nghĩ, ngày nay không có Phật tại tiền, đâu có ai quý trọng Chân Lý đâu, dứt khoát nếu một vị Đại Giác Ngộ nào muốn vào đời độ sinh, ắt cũng chỉ nên thuận hành chớ không nên nghịch hành (vì có thể không ai nghe, đã vậy họ còn xúm nhau lại, lấy ý kiến của số đông để "chọi đá" bậc Giác nữa là khác)

Xin bác cho chúng con lời khuyên :

_ Vậy ta có nên hãy thôi đi, đừng lo "chuyện bao đồng", hãy đóng cửa niệm Phật, "ai méo ai tròn mặc ai", Phật pháp có thịnh hay suy, lòng người có thăng hoa trong ánh sáng Phật đà hay trì trệ trong những suy nghĩ "lối mòn" thì "thây kệ" họ, chẳng "mắc mớ" gì đến ta ?

Kính !
Hắc phong và bangtam mến !

Vô Học cám ơn lời thăm hỏi của các bạn !

Đọc lời tâm sự của các bạn, văng vẳng trong đầu của V/h là mấy câu thơ của "ai đó" đã sáng tác :


......

Về Thường Tịch _ đây pháp mầu Giải Thoát

Ngược dòng Mê là hành đạo tâm chân

Nơi chúng sinh Mê _ vô thỉ gốc bao lần

Trôi chảy mãi _ pháp động lần vô tận

Phàm _ sáu cõi _ sức mê man hướng dẫn

Chiến đấu cùng pháp rỗng lặng của mười phương.

........


Bậc Giác đến với thế gian nhiểu nhương nầy đâu phải là "đi ngắm cảnh thiên nhiên" mà là đến chỗ "nước chảy xiết" để làm Phật sự "NGƯỢC DÒNG MÊ", dòng Mê thì trôi xuôi, "ngược dòng Mê" thì phải vất vả chứ sao.

Cái dòng Mê ấy, nó "TRÔI CHẢY MÃI _ PHÁP ĐỘNG LẦN VÔ TẬN.
Đã là 6 cõi (Thiên, Nhân, Tu La, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục) thì có sức cuốn hút của Vô Minh _ mãi mãi là như thế. "PHÀM 6 CÕI SỨC MÊ MAN HƯỚNG DẪN"

Vị Giác Ngộ đến thế gian không phải ĐỂ CHƠI mà là CHIẾN ĐẤU.
Chiến đấu cùng cái gì ?
cùng "PHÁP RỖNG LẶNG CỦA MƯỜI PHƯƠNG".

(Có mà không có ai ơi !
Nguồn Mê mất hút bên bờ cỏ xanh.)


Mến !



 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Hư không vô tận - thì nguyện ý thức sám hối của con củng vô tận .
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Nguyện cho ý thức vô minh của con cùng 6 cỏi đều được sớm tiêu trừ - vọng nghiệp phiền não đều đổi thành trí giác .
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Kính Bác Văn-Học .
Thưa bác - Trước tiên bangtam xin biết ơn bác đã khiến cho bangtam sám hối bằng những lời chỉ dạy như trên - và bangtam xin bác cho phép bt được hỏi là :
Có phải ý bác nói Vị Giác Ngộ chiến đấu cùng " Pháp rỗng lặng của 10 phương " tức là Vị Giác Ngộ đó tự chiến đấu với bản tâm vô minh của mình không ?
Hay là Vị Giác Ngộ đó đến thế gian để tu loại Thiền bất động - để cho tâm như sắt đá - bởi thấy các tướng không thật nên biến " Pháp rỗng lặng của 10 phương " ?.
Hoặc từ thấy " Pháp rỗng lặng của 10 phương" mà Vị Giác Ngộ vẫn ở trong thế gian cứu độ chúng sinh không có trí tuệ - không có chứng đắc .... hả bác ?.
Kính xin bác chỉ dạy cho bangtam nhe bác .

KÍNH
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top