A

Đãi cát tìm vàng đê

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha haha ... NHỨT mà hoàn toàn TÁCH ĐƯỢC ra khỏi NHỊ

cũng như CHƠN TÂM hoàn toàn không có NGÃ ...

- CHẶT ĐỨT ĐI TẤT CẢ VỌNG TƯỞNG ...

-->> ha ha hahahahahhha... khi không còn bất kỳ khái niệm nào tồn tại nữa ... ngoài MỘT DÒNG KINH NGHIỆM CỦA CHƠN TÂM


thì đó là VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT [smile ... khó đó .. ]

- kinh PHÁP HOA miêu tả 10 CÁI NHƯ VẬY = thiếu một cái cũng hông xong ... và gọi đó là biểu hiện của NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI ... [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
sao Đại ca cứ nghĩ mình no mà người đói vậy, với lại hỏi thấy tức cười, đã nói cơm nhà có lại còn thổi được hay hay chưa. hahahahahahahaha.....

Hề hề, như ông nói: "cứ nghĩ mình no mà người đói vậy"
 

DuyphiNhaTrang

Registered
Phật tử
Tham gia
22/6/18
Bài viết
39
Điểm tương tác
28
Điểm
18
Tự nhiên chính là đạo.
Khi mà vắng bặt cái bộ nảo suy nghĩ, còn lại những gì mà không còn thông qua bộ não.
Đây chính là Đạo.
Phi chỉ biết vậy thôi, qua tình cờ 1 lần nọ, ngày đêm hỏi đạo là gì, thì biết vậy. Chớ xin đừng hỏi Phi, vì Phi nghĩ tu lâu rồi ạ.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha hahah a..

Đạo gần với TỰ NHIÊN .. cho nên .. DUY PHI nghĩ là ĐẠO ..

nhưng TỰ NHIÊN chỉ mới là ... CẬN ĐẠO thôi ...


-->> nói chung CÁCH MỘT CON DAO .. gọi là NHỨT ĐAO ... ... còn cách tam thiên đại thế giới mới tới ĐẤT MỘT CÕI [smile]


muốn gần ... phải có người GIẢI THÍCH ĐÚNG mới GẦN

muốn xa .. thì AI CŨNG THẤY LÀ XA ƠI LÀ XA


mạc đạo tây phương viễn

tây phương tại mục tiền [smile]

thủy lưu quy đại hải

nguyệt lạc bất ly thiên


*** chớ bảo tây phương xa xôi, tây phương ngay trước mặt .. như nước trôi --> VỀ BIỂN CẢ ... như MẶT TRĂNG lặn không khỏi bầu trời ... ha ha hahahahahhahah


l. NHÃN NHẬP VỐN VÔ SANH

– Ví như dùng mắt ngó hẳn một chỗ, lâu tự mỏi mệt, cả con mắt và cái mỏi mệt đó, đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của tánh Bồ Đề. Do hai thứ vọng trần Sáng và Tối hiện ra cái thấy, thu nạp cảnh trần, gọi là tánh thấy; cái thấy này lìa Sáng và Tối vốn chẳng có tự thể.

– A Nan nên biết! Kiến tinh này chẳng từ sáng, tối ra, chẳng từ con mắt ra, cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao? Nếu từ chỗ sáng ra, thì khi tối, kiến tinh đã theo sáng diệt, lẽ ra chẳng thể thấy tối; nếu từ chỗ tối ra, thì khi sáng, kiến tinh phải theo tối diệt, lẽ ra chẳng thể thấy sáng. Nếu từ con mắt ra thì chẳng có sáng tối, vậy biết kiến tinh vốn chẳng có tự tánh. Nếu từ hư không ra, thì nhìn ra ngoài thấy cảnh trần, xoay về phải thấy con mắt; lại, hư không tự thấy có liên quan gì chỗ nhập của ngươi?

Vậy biết Nhãn Nhập hư vọng,

- vốn chẳng phải tánh nhân duyên

- cũng chẳng phải tánh tự nhiên.
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Thích Duy Lực dich


Mà không những như vậy .. cả THẤT ĐẠI: đất nước gió lửa không kiến thức .. đều là như vậy hết ...

*** NHƯ LAI TẠNG .. đều là NHƯ VẬY hết ... ha ha ahhahahahahahahhahaha

mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

DuyphiNhaTrang

Registered
Phật tử
Tham gia
22/6/18
Bài viết
39
Điểm tương tác
28
Điểm
18
Luận về thiền có hai thứ ngộ môn : Một là từ trong văn tự ngữ ngôn được'giải ngộ', hai là từ trên phân minh tham cứu được'triệt-ngộ'. Người giải ngộ sức yếu, người triệt ngộ sức mạnh. Người giải ngộ như nghe người nói vật. Người triệt ngộ như chính con mắt mình thấy vật. Nghe, thấy tuy một mà nghi và chẳng nghi, thật cách xa như trời với đất.

Người từ trong văn tự giải chưa được triệt ngộ có hai thứ chướng : Một là văn tự chứng, hai là lý chướng. Văn tự chướng như người ăn mật, càng ăn càng thấy ngọt; tìm cầu chân lý sâu mầu ở trong mười hai phần Giáo, không dính dáng gì với việc thoát ly sanh tử, cho nên gọi là chướng. Lý chướng nghĩa là thật tế đối với lý địa in tuồng rõ ràng, như toàn thân là châu báu song chẳng được thật dụng, đối với việc sanh tử cũng không dính dáng, cho nên gọi là chướng.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ, có hai thứ mạn : Một là 'Ngã mạn', hai là 'Tăng thượng mạn'. Ngã mạn nghĩa là cho rằng ta đã ngộ, chúng sanh ở trong mê, như chỗ ta thấy, người khác chẳng biết, do đây khởi mạn. Tăng thượng mạn nghĩa là cho rằng ta đã vào địa vị Thánh, trên không không có Phật để cầu, dưới không có chúng sanh để độ, một chữ Phật ta chẳng thích nghe, do đây khởi mạn.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ có hai thứ tâm khiếp nhược : Một là ta thấy lý đã tột, mà hạnh chẳng theo kịp, ở trong địa vị Hiền Thánh chưa được chỗ thực tiễn, do đây khởi tâm khiếp nhược. Hai là chỗ thấy của ta cùng Phật đồng mà thật chẳng được quả dụng Phật, nhưng ta không có diệu dụng thần thông quang minh, do đây khởi tâm khiếp nhược.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ, có hai thứ tưởng an ổn : Một là cho rằng thật tế lý địa chẳng thọ nhứt trần, núi sông đất đai chẳng ngại nhãn quang; lại nói : “Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư”, trong thể Đại-viên (tự tánh) tìm sự sanh tử qua lại trọn chẳng thể được, do đây khởi tưởng an ổn. Hai là thấy lý tuy rõ mà chẳng thể thân chứng. Trong các Giáo-thừa phần đông quy hướng Tịnh-độ, cho rằng chỉ có niệm Phật vãng sanh là ổn đáng hơn hết, do đây khởi tưởng an ổn. (Từ trên đến đây đều là thiền bệnh).

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải cho hai thứ thật thọ dụng : Một là được chư Phật hóa nghi. Hai là được chư Phật quả dụng. Hóa nghi nghĩa là trong cõi tịnh, cõi uế của chư Phật, quyến thuộc của Bồ-tát, quyến thuộc Thanh-văn, mây hương, mây hoa, mây tràng phan bảo cái và Thiên long bát bộ cùng ta đồng đẳng không khác. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn (giới hạn). Hai là được chư Phật quả dụng, nghĩa là ba mươi hai tướng, tám mươi vẽ đẹp cho đến chín mươi bảy thứ và Pháp-thân thanh tịnh và thần thông quang minh, thuyết pháp… cùng ta đồng đẳng, không hai, không khác. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải, đầy đủ diệu hạnh của các Bồ-tát, nghĩa là chư Bồ-tát quá khứ, chư Bồ-tát vị lai, chư Bồ-tát hiện tại, diệu hạnh các Ngài đã làm trong số kiếp bất khả thuyết thời đồng, xứ đồng, thân đồng, hạnh đồng, trong khoảng một sát-na, một vi trần thảy đều đầy đủ. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải, cùng mười hai loại chúng sanh đồng một thể tánh, thân mình nhập vào thân người, thân người nhập vào thân mình, một thân nhập vào một thân, nhiều thân nhập vào một thân, thế giới kia nhập vào thế giới này, thế giới này nhập vào thế giới kia, thế giới nhập vào tự thân, tự thân nhập vào thế giới; nhập vào tự thân chẳng thấy có thế giới, nhập vào thế giới chẳng thấy có tự thân, nhiếp lẫn nhau, dung lẫn nhau, không hoại, không tạp. Lại ở trong phần chúng sanh đồng một bi ngưỡng. Lại ở trong phần chúng sanh khởi đồng thể đại bi, nghĩa là thiện và ác đều không tự tánh, đều là tự tâm hiện lượng, đã không có cảnh ngoài tâm, dùng vô tác để hứng từ vận bi chẳng ngại ở trong cái thể vô tánh mà giải thoát chúng sanh vô tánh. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ không lấy văn tự làm giải, cùng mười hai loài chúng sanh đồng một huyễn hóa, nghĩa là duyên sanh vô tánh, sanh vốn vô sanh; vô tánh duyên sanh, chúng sanh đâu có thật như huyễn hóa, ta cùng với chúng sanh ở chung. Nếu chẳng như thế chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.
 

DuyphiNhaTrang

Registered
Phật tử
Tham gia
22/6/18
Bài viết
39
Điểm tương tác
28
Điểm
18
Có Công là Thích Nhật Từ
Mà có tội cũng chính là Thích Nhật Từ.
Văn tự sách kinh là phương tiện.
Đã là Phương tiện, thì mang vát trên người mãi chi cho nhọc sức ạ.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha ha .. DUY PHI = đúng là GIẶC ĂN CƯỚP VĂN TỰ ở đâu vậy ?? [ha ha hahahahahhaha]

À .. mà có cái này hay nè .. trong Phim Đạt Ma Tổ Sư:

https://www.youtube.com/watch?v=ws-5plQ3_no

Phút thứ 52 .. có một vị sư đến hỏi Bồ Đề Đạt Ma:

Xin hỏi đại sư:

- Tâm Phật cho đến chúng sinh: cả ba đều không

- hiện tượng trực tánh là không

- không thánh không phàm không thí không thọ không thiện không ác ...

-->> tất cả đều là KHÔNG .. có đúng CHĂNG ?


BỒ ĐỀ ĐẠT MA : CỐP ... kí cho một phát vô đầu


Sư: sao ngài lại đánh người ?

Bồ Đề Đạt Ma: ngươi nói tất cả đều là KHÔNG .. vậy làm gì có ĐAU ? [smile]


NHÌN NHỮNG VẬT: không nhìn thấy

NGHE NHỮNG ÂM THANH: không nghe được

BIẾT NHỮNG SỰ VIỆC: không biết được



-->> đó mới là CHÂN LÝ




Cho nên ... đó là chỗ NHÃN NHẬP = VÔ SANH .. tức là "PHI TỰ NGÃ" .. không phải lệ thuộc vào TỰ NGÃ .. mà nó trở thành "CHÂN LÝ" = NGUỒN mất rùi ..

chỗ đó ... là chỗ DUY PHI còn chưa biết đó .. phải hông ?


mà đúng chứ ? [smile]

:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tự nhiên chính là đạo.
Khi mà vắng bặt cái bộ nảo suy nghĩ, còn lại những gì mà không còn thông qua bộ não.
Đây chính là Đạo.
Phi chỉ biết vậy thôi, qua tình cờ 1 lần nọ, ngày đêm hỏi đạo là gì, thì biết vậy. Chớ xin đừng hỏi Phi, vì Phi nghĩ tu lâu rồi ạ.

Vẫn còn thiếu cái gì đó đó...

Đại để như ở gần bếp thì thấy nóng, kem cầm trên tay cũng có thể vì nóng lâu mà tan..

Nhưng muốn chỉnh nhiệt độ cho chảy kem nhanh lên thì làm không được..

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. người ta nói CÁI HỌC VÔ BỜ .. nên có nhiều khi .. nhiều trường hợp:

- CÁI MÁY SẼ THUA TU HÀNH ... bởi vì tới lúc nước tới chân còn đọc lý thuyết .. học mò sờ .. thì sẽ không xong ...


cho nên .. DANH CHƠN CHẾ ĐỊNH: những danh từ .. lời nói có đặc tính bản thể .. chơn tướng .. nguyên tắc vận hành của chơn tâm .. như là sắc thọ tưởng hành thức .. uẩn thức giới .. vv...

-->> tới lúc đó mới học thì đương nhiên .. SẼ THEO KHÔNG KỊP [smile] ...


bởi vì vậy ... nói là QUAY VỀ BÊN TRONG:

NHƯNG BÊN TRONG cũng vẫn to lớn .. .. vẫn tam thiên đại thế giới ... tới lúc thật sự QUAY VÀO TRONG mới thấy ..

-->> Ồ CHẾT RỒI .. SAO LẠI TO LỚN DỮ VẬY .. ha ha ahahahhahahahahahahhahahaha



mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Luận về thiền có hai thứ ngộ môn : Một là từ trong văn tự ngữ ngôn được'giải ngộ', hai là từ trên phân minh tham cứu được'triệt-ngộ'. Người giải ngộ sức yếu, người triệt ngộ sức mạnh. Người giải ngộ như nghe người nói vật. Người triệt ngộ như chính con mắt mình thấy vật. Nghe, thấy tuy một mà nghi và chẳng nghi, thật cách xa như trời với đất.

Người từ trong văn tự giải chưa được triệt ngộ có hai thứ chướng : Một là văn tự chứng, hai là lý chướng. Văn tự chướng như người ăn mật, càng ăn càng thấy ngọt; tìm cầu chân lý sâu mầu ở trong mười hai phần Giáo, không dính dáng gì với việc thoát ly sanh tử, cho nên gọi là chướng. Lý chướng nghĩa là thật tế đối với lý địa in tuồng rõ ràng, như toàn thân là châu báu song chẳng được thật dụng, đối với việc sanh tử cũng không dính dáng, cho nên gọi là chướng.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ, có hai thứ mạn : Một là 'Ngã mạn', hai là 'Tăng thượng mạn'. Ngã mạn nghĩa là cho rằng ta đã ngộ, chúng sanh ở trong mê, như chỗ ta thấy, người khác chẳng biết, do đây khởi mạn. Tăng thượng mạn nghĩa là cho rằng ta đã vào địa vị Thánh, trên không không có Phật để cầu, dưới không có chúng sanh để độ, một chữ Phật ta chẳng thích nghe, do đây khởi mạn.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ có hai thứ tâm khiếp nhược : Một là ta thấy lý đã tột, mà hạnh chẳng theo kịp, ở trong địa vị Hiền Thánh chưa được chỗ thực tiễn, do đây khởi tâm khiếp nhược. Hai là chỗ thấy của ta cùng Phật đồng mà thật chẳng được quả dụng Phật, nhưng ta không có diệu dụng thần thông quang minh, do đây khởi tâm khiếp nhược.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ, có hai thứ tưởng an ổn : Một là cho rằng thật tế lý địa chẳng thọ nhứt trần, núi sông đất đai chẳng ngại nhãn quang; lại nói : “Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư”, trong thể Đại-viên (tự tánh) tìm sự sanh tử qua lại trọn chẳng thể được, do đây khởi tưởng an ổn. Hai là thấy lý tuy rõ mà chẳng thể thân chứng. Trong các Giáo-thừa phần đông quy hướng Tịnh-độ, cho rằng chỉ có niệm Phật vãng sanh là ổn đáng hơn hết, do đây khởi tưởng an ổn. (Từ trên đến đây đều là thiền bệnh).

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải cho hai thứ thật thọ dụng : Một là được chư Phật hóa nghi. Hai là được chư Phật quả dụng. Hóa nghi nghĩa là trong cõi tịnh, cõi uế của chư Phật, quyến thuộc của Bồ-tát, quyến thuộc Thanh-văn, mây hương, mây hoa, mây tràng phan bảo cái và Thiên long bát bộ cùng ta đồng đẳng không khác. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn (giới hạn). Hai là được chư Phật quả dụng, nghĩa là ba mươi hai tướng, tám mươi vẽ đẹp cho đến chín mươi bảy thứ và Pháp-thân thanh tịnh và thần thông quang minh, thuyết pháp… cùng ta đồng đẳng, không hai, không khác. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải, đầy đủ diệu hạnh của các Bồ-tát, nghĩa là chư Bồ-tát quá khứ, chư Bồ-tát vị lai, chư Bồ-tát hiện tại, diệu hạnh các Ngài đã làm trong số kiếp bất khả thuyết thời đồng, xứ đồng, thân đồng, hạnh đồng, trong khoảng một sát-na, một vi trần thảy đều đầy đủ. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải, cùng mười hai loại chúng sanh đồng một thể tánh, thân mình nhập vào thân người, thân người nhập vào thân mình, một thân nhập vào một thân, nhiều thân nhập vào một thân, thế giới kia nhập vào thế giới này, thế giới này nhập vào thế giới kia, thế giới nhập vào tự thân, tự thân nhập vào thế giới; nhập vào tự thân chẳng thấy có thế giới, nhập vào thế giới chẳng thấy có tự thân, nhiếp lẫn nhau, dung lẫn nhau, không hoại, không tạp. Lại ở trong phần chúng sanh đồng một bi ngưỡng. Lại ở trong phần chúng sanh khởi đồng thể đại bi, nghĩa là thiện và ác đều không tự tánh, đều là tự tâm hiện lượng, đã không có cảnh ngoài tâm, dùng vô tác để hứng từ vận bi chẳng ngại ở trong cái thể vô tánh mà giải thoát chúng sanh vô tánh. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ không lấy văn tự làm giải, cùng mười hai loài chúng sanh đồng một huyễn hóa, nghĩa là duyên sanh vô tánh, sanh vốn vô sanh; vô tánh duyên sanh, chúng sanh đâu có thật như huyễn hóa, ta cùng với chúng sanh ở chung. Nếu chẳng như thế chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Chính là cái này :


NGÃ MẠN và TĂNG THƯỢNG MẠN


Ngày nay các Phật tử khi bắt đầu tiếp xúc với giáo lý Đạo Phật là hầu như lao ngay vào học 1 Pháp môn nào đó,chuyên đọc 1 bộ Kinh nào đó ... Cái này lỗi là do Giáo Hội,lỗi do các Thầy,các Tăng.Đáng lý ra trước khi cho các Phật tử theo học 1 Pháp môn nào đó thì các Thầy,các Tăng phải cho các Phật tử học qua 1 lớp Căn Bản đã,mà trong lớp căn bản đó phải dậy cho Phật tử hiểu tương đối về Tam Pháp ấn ( Vô thường - Khổ - Vô ngã) ...

Ngày xưa khi Đức Phật thành Đạo là Ngài đã giảng Tứ Diệu Đế đầu tiên,trong đó Ngài nhấn mạnh rằng chúng sanh muốn bước lên con đường tìm Đạo,con đường Giải Thoát thì phải hiểu KHỔ là gì đã ... Và càng hiểu rõ chữ KHỔ - Dukkha này nhiều bao nhiêu thì sẽ càng dễ dàng đạt Đạo bấy nhiêu.

Thời nay,chúng ta mấy ai hiểu rõ chữ KHỔ - Dukkha này,mấy ai tu học và thực hành 1 cách thẩm thấu Vô Ngã ... chính vì thế mà mới có hiện tượng là tu học đạt đuọc 1 chút thành tựu là sẽ tự nhiên sinh ra sự ngã mạn và tăng thượng mạn,từ thô thiển như như tự vỗ ngực là ta ngộ Đạo,ta chứng ngộ đến vi tế như cảm giác ta đã thành tựu nên có quyền coi thường những người khác ... Điều này xảy ra không chỉ ở các vị Phật tử tại gia mà còn ở các vị xuất gia nữa ...

Ngày nay các vị chỉ đề cao chữ " HUỆ " mà xem nhẹ chữ "GIỚI " ... hohohoh

Các vị xem nhẹ cái vòng kim cô thần kỳ mà theo đuổi sự " TỰ TẠI - TỰ NHIÊN ",các vị có phải là Phật hay các bậc Giải Thoát đâu mà đòi tự tại với tự nhiên

Khổ nỗi,càng lên cao thì gió càng lớn, Đạo càng cao thì Ma cũng càng cao ... Đạo cao 1 thước Ma cao 1 trượng là vậy,xây nhà 100 tầng mà móng không vững thì...điên điên khùng khùng là chuyện bình thường.

Hihihih ...
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Tự nhiên chính là đạo.
Khi mà vắng bặt cái bộ nảo suy nghĩ, còn lại những gì mà không còn thông qua bộ não.
Đây chính là Đạo.
Phi chỉ biết vậy thôi, qua tình cờ 1 lần nọ, ngày đêm hỏi đạo là gì, thì biết vậy. Chớ xin đừng hỏi Phi, vì Phi nghĩ tu lâu rồi ạ.

Hôm trước trên diễn đàn này có anh bạn nào đó cũng đạt được trạng thái tương tự anh bạn duyphi thì phải,cũng lên chia sẻ được mấy bữa ... bây giờ không biết anh ta ra sao rồi ?
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tự nhiên chính là đạo.
Khi mà vắng bặt cái bộ nảo suy nghĩ, còn lại những gì mà không còn thông qua bộ não.
Đây chính là Đạo.
Phi chỉ biết vậy thôi, qua tình cờ 1 lần nọ, ngày đêm hỏi đạo là gì, thì biết vậy. Chớ xin đừng hỏi Phi, vì Phi nghĩ tu lâu rồi ạ.

Tự nhiên là Đạo là nói cái tự nhiên ở bên ngoài như là trời đất, vạn vật, vũ trụ.

Còn cái tự nhiên của chính bạn là cái bạn phải tự giác ngộ không bằng suy nghĩ, hay do học hỏi hiểu biết mà giác ngộ.

Những người tu hành muốn giác ngộ là bất tự nhiên.
Còn người sống tự nhiên thì sẽ giác ngộ.

Thế nào là sống tự nhiên? Sống chân như.
 

DuyphiNhaTrang

Registered
Phật tử
Tham gia
22/6/18
Bài viết
39
Điểm tương tác
28
Điểm
18
Tự nhiên là Đạo là nói cái tự nhiên ở bên ngoài như là trời đất, vạn vật, vũ trụ.

Còn cái tự nhiên của chính bạn là cái bạn phải tự giác ngộ không bằng suy nghĩ, hay do học hỏi hiểu biết mà giác ngộ.

Những người tu hành muốn giác ngộ là bất tự nhiên.
Còn người sống tự nhiên thì sẽ giác ngộ.

Thế nào là sống tự nhiên? Sống chân như.

Lẩn quẩn. Nhìn trăng dưới nước. Mình chỉ biết chia sẻ thế, còn như thế nào, không nói, và nói không biết nói sao. Nên tùy thôi. Đã lâu, ko xài bộ óc. Nên chẳng biết múa thế nào.
 

DuyphiNhaTrang

Registered
Phật tử
Tham gia
22/6/18
Bài viết
39
Điểm tương tác
28
Điểm
18
Hôm trước trên diễn đàn này có anh bạn nào đó cũng đạt được trạng thái tương tự anh bạn duyphi thì phải,cũng lên chia sẻ được mấy bữa ... bây giờ không biết anh ta ra sao rồi ?

Hihi, ở lâu đôi khi lại phải tu lại từ đầu thì mới trụ được.
Chi bằng rút lui, thong dong, tự tại.
Như thấy mưa, thì phải núp, nhào ra không những ướt mình, mà thêm bệnh. Kẻ ngu mới sẽ làm ngươc lại.
 

DuyphiNhaTrang

Registered
Phật tử
Tham gia
22/6/18
Bài viết
39
Điểm tương tác
28
Điểm
18
ha ha haha .. người ta nói CÁI HỌC VÔ BỜ .. nên có nhiều khi .. nhiều trường hợp:

- CÁI MÁY SẼ THUA TU HÀNH ... bởi vì tới lúc nước tới chân còn đọc lý thuyết .. học mò sờ .. thì sẽ không xong ...


cho nên .. DANH CHƠN CHẾ ĐỊNH: những danh từ .. lời nói có đặc tính bản thể .. chơn tướng .. nguyên tắc vận hành của chơn tâm .. như là sắc thọ tưởng hành thức .. uẩn thức giới .. vv...

-->> tới lúc đó mới học thì đương nhiên .. SẼ THEO KHÔNG KỊP [smile] ...


bởi vì vậy ... nói là QUAY VỀ BÊN TRONG:

NHƯNG BÊN TRONG cũng vẫn to lớn .. .. vẫn tam thiên đại thế giới ... tới lúc thật sự QUAY VÀO TRONG mới thấy ..

-->> Ồ CHẾT RỒI .. SAO LẠI TO LỚN DỮ VẬY .. ha ha ahahahhahahahahahahhahahaha



mà đúng không ?

:lol: :lol:

Có đứa nhỏ học đươc bài thơ, liền vui thích nó đem về đọc cho Ba nó nghe, vì từ nhỏ giờ, nó chưa nghe Ba nó nói thơ, nó nghĩ ông không nói tức không biết, nên ông chọn cày cuốc, ai ngờ cày cuốc khổ hơn bà cố luôn.
- Đứa nhỏ ấy đâu biết Ba nó lúc trẻ từng là giảng viên, thầy giáo, ông coi sách vở văn vọc ko khác gì mớ giấy gói bánh mì.
- Hihi, đời cực nhất là sống chung vs bọn nhóc, rất cực. Tốt nhất lên núi ở ẩn, ko là phiền phức.
 

DuyphiNhaTrang

Registered
Phật tử
Tham gia
22/6/18
Bài viết
39
Điểm tương tác
28
Điểm
18
Vẫn còn thiếu cái gì đó đó...

Đại để như ở gần bếp thì thấy nóng, kem cầm trên tay cũng có thể vì nóng lâu mà tan..

Nhưng muốn chỉnh nhiệt độ cho chảy kem nhanh lên thì làm không được..


Hihi, 1 thằng nấu cơm. Ăn cơm.
1 thằng đứng nhìn, biết cơm kia, biết ng kia ăn no hay ko.
Thiệt là bậc GIÁC NGỘ XUẤT THẾ GIAN
 

DuyphiNhaTrang

Registered
Phật tử
Tham gia
22/6/18
Bài viết
39
Điểm tương tác
28
Điểm
18
Tự nhiên là Đạo là nói cái tự nhiên ở bên ngoài như là trời đất, vạn vật, vũ trụ.

Còn cái tự nhiên của chính bạn là cái bạn phải tự giác ngộ không bằng suy nghĩ, hay do học hỏi hiểu biết mà giác ngộ.

Những người tu hành muốn giác ngộ là bất tự nhiên.
Còn người sống tự nhiên thì sẽ giác ngộ.

Thế nào là sống tự nhiên? Sống chân như.

Tự nhiên vốn là đạo.
Phi đã trả lời.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên