Không chịu giải thoát ở Ta Bà mà đòi về Tây Phương giải thoát???

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Đạo hữu tapchoi82 mến

Câu trả lời trên là đồng với ý kiến của đạo hữu nhưng có mục đích là để mở rộng vấn đề.

Mến, Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Kính sư phụ!

Con quán lại mình thì thấy thế này, trước khi chưa biết đạo Phật thì con chẳng thể lập được cái tín hay chẳng tín, sau khi tìm hiểu lời Phật thì mới gọi là Tín bởi vì bám vào lời Phật mà không hiểu rõ ràng thì sinh nghi hoặc, thấy lời Phật nói đúng lý thì con dùng trí biết đúng mà gọi là tin theo, tin thì có nghĩa chưa hết nghi, khi nào con rõ ràng lời Phật dạy là cái gì thì con không còn nghi hoặc nữa, không nghi hoặc nữa thì tin cũng chẳng còn luôn, lại giống như khi con chưa biết đạo Phật nhưng chẳng phải là không tin hì hì...

Giống như con tin mấy tháng nữa sẽ mua được cái điện thoại mới, khi nào con mua cái điện thoại mới thì chẳng cần tin hay không tin nữa :D

Vậy thì Tin là con đường mà hành giả đi đến đích, khi nào đến đích thì vô sự rồi hì hì...

Quả là chẳng còn chỗ Nghi hoặc chăng ?
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Quả là chẳng còn chỗ Nghi hoặc chăng ?

Khi nào nhé hì hì...

Ý là khi nào rõ ràng thì hết nghi hoặc, mà cái "khi nào" thì lại không cố định có thể là bây giờ, hoặc ở thì tương lai gần, xa, hoặc rất lâu xa hì hì...
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Khi nào nhé hì hì...

Đúng thế ! Đúng thế ! Cần phải tiến nữa vậy !

Thập Địa - Đẳng - Diệu Giác
Bồ Tát Đạo tinh tấn !
Diệu Giác - Đẳng - Thập Địa
Quả vị Phật tất thành.

"Ngộ lý nhất thời, liễu sự xa xôi"
Nam mô A Di Đà Phật !
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính đại chúng!
Kính ngài vienquang6!
Gửi bởi latuan!
Ngài vienquang6 đâu rồi? Ngài mần ơn thể hiện vai trò là người hộ trì Tam Bảo hữu dụng một chút có được chăng? Lẽ nào khi có người yêu cầu ngài mới khai kim khẩu hay sao vậy? Thỉnh ngài vienquang6 mở miệng latuan thấy cũng khó khăn lắm lắm. Chuyện này cũng không có gì to tát, ngài vienquang6 mần ơn dựa vào sự hiểu biết về giáo lý nhà Phật xác quyết một lần nữa cho đại chúng và gã cuồng Phật A Di Đà - Vô Nhất Bất Nhị về việc có phải kinh điển đại thừa, trong đó có các kinh như Kinh A Di Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm,... được phổ truyền sau khi Phật Thích Ca nhập diệt 400, 500 năm và ở nội dung kinh điển đại thừa mới nói đến thần thông, huyễn thuật của chư Phật không?
Nếu ngài vienquang6 đứng ở vai trò một trong 3 ngôi Tam Bảo, là Tăng Bảo mà việc rõ như thật cũng không thể mở lời thì ...
latuan chờ câu trả lời rành rõ của ngài vienquang6 đây! Trân trọng!
Câu trả lời của ngài vienquang6:
Kính ngài latuan.
Kính các Bạn.
Trong kinh Như Lai Viên Giác. đức Phật dạy:
“nhất thiết tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ” (tất cả kinh điển của Đức Phật như ngón tay chỉ mặt trăng)

đoạn dịch của HT. Thích Trí Quang như sau:

Thiện nam tử, cái biết nào cũng là chướng ngại, nên các vị bồ tát thường biết mà không đứng lại nơi cái biết, thì cái biết và người biết cùng lúc vắng lặng, tựa như có người tự chặt đầu mình, đầu đứt rồi kẻ chặt đứt cũng không: đem cái biết biết sự chướng ngại mà tự diệt sự chướng ngại, sự chướng ngại diệt rồi, cái biết diệt chướng ngại cũng không. Biết kinh pháp cũng chỉ như ngón tay chỉ mặt trăng, hãy nhìn mặt trăng và biết ngón tay không bao giờ là mặt trăng cả; biết mọi ngôn ngữ của Như lai chỉ dạy cho bồ tát toàn là như vậy. Đó là sự thích ứng viên giác của Bồ tát bước đã tới thập địa.”
Vâng thưa các Bạn.

Phật Giáo có nhiều tông phái. Như: Bắc Tông, Nam Tông, Khất sĩ, Tịnh Độ Tông v.v... Mỗi tông phái có phương tiện riêng, có kinh điển riêng và điều có sự chứng đắc, lợi lạc khác nhau, nhưng điểm đến cuối cùng vẫn là THÀNH PHẬT.

Có câu "Vô lượng pháp môn tu". Ví như người bệnh, nếu thấy thầy nào, thuốc nào phù hợp với bệnh căn của mình thì cứ dùng, miễn hết bệnh là tốt...

Theo kinh nghiệm của riêng mình. VQ nhận thấy rằng, miễn mình có niềm tin vào 3 ngôi Tam Bảo, thì dầu cho mình có thực hành pháp môn nào đi nữa, dần dần cũng có chư Phật, Bồ tát gia trì rồi cũng sẽ vào đúng con đường chánh pháp.

Nhớ thưở nhỏ, bản thân VQ cũng tu trì Mật Tông, thậm chí cũng tu trì pháp môn Tịnh Độ, cũng niệm Phật Di Đà, cũng quán 16 pháp quán v.v... không phải một ngày mà đến trên 40 năm miên mật. Cho chí đến hiện nay; câu niệm Phật, câu thần chú vẫn còn vô tác diệu lực lưu xuất trong tâm thức....

Theo VQ nghĩ, Ai có duyên với pháp môn nào, thì cứ tu học theo pháp môn đó. Tuy nhiên phải hằng nhớ tứ hoằng thệ nguyện:


Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành


Chính 4 đại nguyện này sẽ điều chỉnh, sẽ là nguồn năng lượng đưa con thuyền chúng ta đang đi đến bến bờ giải thoát.

Latuan truy vấn quyền admin vienquang6:
Thiết tưởng việc latuan nhờ quyền admin vienquang6 xác quyết về việc toàn bộ kinh điển đại thừa thảy được biên soạn sau thời Phật Thích Ca nhập thế và mãi đến khi kinh điển đại thừa ra đời thì giáo lý nhà Phật mới viết ra những cõi Phật u huyền, chư Phật, Bồ tát mới có thị hiện những phép màu huyễn hóa là một việc rất dễ dàng dựa trên việc học Phật mấy mươi năm của Tăng bảo vienquang6, thế mà câu hỏi đơn giản đấy lại không được ngài quyền amin vienquang6 một cách rành mạch, rõ ràng.
Vì sao thế ngài vienquang6? Câu hỏi của latuan sai với chánh pháp sao ngài Tăng bảo Viên Quang?
Ngài là một trong ba viên ngọc quý Tam bảo tức Tăng bảo trụ thế, việc học Phật bấy nhiêu năm là để ngài có chánh kiến về Phật pháp, có đâu ngài lại vì y bát trọng hậu mà lại đi phỉnh phờ, làm việc khuất tất, ám muội dối lừa đại chúng một cách hèn hạ như vậy? Lẽ nào Tăng bảo ngày nay thảy đều vì miếng cơm manh áo sang cả, danh lợi đong đầy mà mờ mắt huệ, đánh mất lương tri, thiếu chánh kiến, chánh tư duy về chánh pháp như thế?
Ở diễn đàn này, ngài được buông rèm nhiếp chính - quyền Admin, tức Tổng quản nội các - xuất xứ, thời gian các bộ kinh ra đời lẽ nào ngài còn không rành rõ, việc xác quyết nguồn gốc, thời gian ra đời các thời kỳ kinh điển để cho đại chúng học Phật cùng rõ biết là điều đáng làm, cần làm sao ngài lại dửng dưng.
Nếu ngài vienquang6 khẳng khái xác quyết rành rõ thời gian từng bộ kinh Phật ra đời qua các thời kỳ là để người học Phật không sa đà vào huyền học, đánh mất chánh tín chánh pháp. Việc minh bạch nguồn gốc kinh điển góp phần ngăn chặn việc người học Phật cuồng tín lạm dụng yếu tố siêu huyền, hư thực làm nhiễu loạn tín tâm, chánh kiến người học Phật. Ngài vienquang6 tự xét lại có nên làm như thế chăng?
Ngài nay thân mang trọng trách là Tăng Bảo trụ thế hộ trì Phật pháp, nhận quyền làm quản lý diễn đàn phatphaponline mà người học Phật gàn dở - Vô Nhất Bất Nhị nhiều lần dối lừa ý Phật, lời Tổ lôi kéo người học Phật vào đường cuồng tín A Di Đà Phật không đúng với chánh pháp nhà Phật mà ngài lại không bày tỏ chánh kiến rõ ràng, ngài vienquang6 hành xử như thế không thấy hổ thẹn khi khoác trên người y áo Tăng Bảo, ăn cơm của Tứ chúng cúng dường sao? Ngài vienquang6 hãy tự vấn lại việc mình làm xem xem có phải là đã cô phụ Phật ân và Tứ chúng.
Ngài đang hoằng dương chánh pháp hay xiển dương bàng môn, tà kiến vậy?
Latuan đây vẫn biết đường vào cửa Không môn lắm lối nhưng với cách hoằng dương chánh pháp rơi vào tư kiến gây nhiễu loạn lòng người, nuôi lớn cuồng tín quả thật là thấy không đúng như chánh pháp Như Lai nay latuan trước đại chúng, những người qua lại nơi diễn đàn phatphaponline chính thức khiển trách quyền Admin vienquang6, là đại diện Ban Cố Vấn Diễn Đàn Phật Pháp Online, đề nghị ngài vienquang6 thay đổi cách hành xử của mình cho đúng với chánh pháp!
Trân trọng!


Bất kì ai cũng không có tư cách nói Kinh Điển Đại Thừa là ngụy tạo. Chỉ khi chính Thế Tôn nói "này các đệ tử, tất cả Kinh Điển Đại Thừa đều là dối gạt người" thì mới có tính xác thực. Đạo hữu latuan không có quyền bác bỏ Kinh Điển Đại Thừa mặc dù thời gian xuất hiện (từ truyền miệng rồi được viết thành chữ nghĩa) là chậm hơn so với ngũ bộ Kinh.

Đừng nói chi đạo hữu, ngay cả tất cả Đại Bồ Tát mười phương thế giới hợp lại bác bỏ Kinh Điển Đại Thừa thì cũng chẳng đủ tư cách. Nhưng Đại Bồ Tát chẳng bao giờ làm thế cả, vì chính các Ngài ấy lưu truyền các Kinh Điển đó.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Bất kì ai cũng không có tư cách nói Kinh Điển Đại Thừa là ngụy tạo. Chỉ khi chính Thế Tôn nói "này các đệ tử, tất cả Kinh Điển Đại Thừa đều là dối gạt người" thì mới có tính xác thực. Đạo hữu latuan không có quyền bác bỏ Kinh Điển Đại Thừa mặc dù thời gian xuất hiện (từ truyền miệng rồi được viết thành chữ nghĩa) là chậm hơn so với ngũ bộ Kinh.

Đừng nói chi đạo hữu, ngay cả tất cả Đại Bồ Tát mười phương thế giới hợp lại bác bỏ Kinh Điển Đại Thừa thì cũng chẳng đủ tư cách. Nhưng Đại Bồ Tát chẳng bao giờ làm thế cả, vì chính các Ngài ấy lưu truyền các Kinh Điển đó.

Kính đạo hữu VO-NHAT-BAT-NHI,

Theo thiển ý của mình,

Chỗ Ngài latuan nhắc tới là chỗ sau khi Phật Diệt Độ, cách khoảng 400-500 Kinh điển Đại Thừa mới xuất hiện ở Ta Bà Tịnh Độ. Sở dĩ được lưu truyền, là nhờ chư Đại Bồ Tát phát tâm hộ trì Chánh Pháp khởi thỉnh đức Thế Tôn vì hàng Thanh Văn, Duyên Giác phát tâm Bồ Đề muốn cầu Phật Quả mà giảng nói Đại Thừa Bồ Tát Đạo.

Vậy vì sao khi Thế Tôn nhập diệt, các Ngài có thể chép lại lời dạy của đức Từ Phụ mà lưu truyền nơi Thế Gian ? Nếu chẳng phải chỗ thấy của hàng Chư Phật và hàng Đại Bồ Tát, thì phàm phu chúng sanh chẳng thể thấy biết được vậy !

Chỗ này đạo hữu nên lặng tâm xoay lại tự mình quán xét, sẽ rõ tâm Từ Bi của Ngài latuan, chẳng phải là bài bác Kinh Đại Thừa hay cho Kinh Đại Thừa là ngụy tạo, chỉ là sự lưu truyền Kinh điển Đại Thừa ở nơi thế gian, nếu thiếu công hạnh của chư Tổ và chư Đại Bồ Tát, thì chúng ta ngày nay, chẳng có thể thấy biết được vậy !

Nam mô A Di Đà Phật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính đạo hữu VO-NHAT-BAT-NHI,

Theo thiển ý của mình,

Chỗ Ngài latuan nhắc tới là chỗ sau khi Phật Diệt Độ, cách khoảng 400-500 Kinh điển Đại Thừa mới xuất hiện ở Ta Bà Tịnh Độ. Sở dĩ được lưu truyền, là nhờ chư Đại Bồ Tát phát tâm hộ trì Chánh Pháp khởi thỉnh đức Thế Tôn vì hàng Thanh Văn, Duyên Giác phát tâm Bồ Đề muốn cầu Phật Quả mà giảng nói Đại Thừa Bồ Tát Đạo.

Vậy vì sao khi Thế Tôn nhập diệt, các Ngài có thể chép lại lời dạy của đức Từ Phụ mà lưu truyền nơi Thế Gian ? Nếu chẳng phải chỗ thấy của hàng Đại Bồ Tát và Chư Phật, thì phàm phu chúng sanh chẳng thể thấy biết được vậy !

Chỗ này đạo hữu nên lặng tâm xoay lại tự mình quán xét, sẽ rõ tâm Từ Bi của Ngài latuan, chẳng phải là bài bác Kinh Đại Thừa hay cho Kinh Đại Thừa là ngụy tạo, chỉ là sự lưu truyền Kinh điển Đại Thừa ở nơi thế gian, nếu thiếu công hạnh của chư Tổ và chư Đại Bồ Tát, thì chúng ta ngày nay, chẳng có thể thấy biết được vậy !

Nam mô A Di Đà Phật.

Không phải vậy đâu bạn ơi. Đây là diễn đàn trao đổi chứ đâu phải chỗ chứng tỏ công hạnh gì ráo, nếu có công hạnh thì càng tốt nhưng không bắt buộc. Chỗ nào chưa hợp lí thì các bạn cứ việc trao đổi.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Không phải vậy đâu bạn ơi. Đây là diễn đàn trao đổi chứ đâu phải chỗ chứng tỏ công hạnh gì ráo, nếu có công hạnh thì càng tốt nhưng không bắt buộc.

Kính đạo hữu VO-NHAT-BAT-NHI,

Vậy theo đạo hữu, mục đích của sự trao đổi là để làm gì ?

Nam mô A Di Đà Phật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính đạo hữu VO-NHAT-BAT-NHI,

Vậy theo đạo hữu, mục đích của sự trao đổi là để làm gì ?

Nam mô A Di Đà Phật.

Để hiểu rõ hơn vấn đề, không bị lầm lạc.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
:D thưa các hiền giả, pháp môn tịnh độ là một pháp môn rất tuyệt vời. Nhưng chỉ tuyệt vời khi đi cùng nhận thức đúng đắn. Ngày nay, có nhiều người theo pháp môn tịnh độ, chỉ biết a di đà phật mà phỉ báng đức bổn sư. Tin vào sự giải thoát mù mờ, vào thế giới tịnh độ xa xôi, lại thêm các tà kiến về hộ niệm. Làm cho phật tử sinh tâm coi thường tăng bảo, pháp bảo, phật bảo. Pháp môn này rất tuyệt vời phù hợp với mọi người. Nhưng có một mặt tối đó là mê tín, quá tin vào kinh điển, làm con người trở nên ảo tưởng, làm vài người biến đạo phật thành tôn giáo thần thánh mà bỏ đi mục đích đầu tiên của đức phật là độ khắp chúng sanh. Họ tín một cách mù quáng và hành xử như những người lập dị. Thay vì đó là tín nguyện lại biến đó thành mê tín tôn giáo, họ tin chỉ cần họ niệm phật nhiệt tình, thì chẳng cần xã hội, cũng chẳng cần người thân, chẳng cần tam bảo. Chỉ cần một mình phật a di đà là đủ. Nhiều người theo pháp môn tịnh độ xong suốt ngày niệm phật, mà chẳng cần làm gì thêm. Thậm chí tôi có nhìn thấy vài trường hợp, ảo tưởng ra phật di đà tiếp dẫn mà thành ra tâm thần. Suốt ngày bảo ta đã vãng sanh. Cái gì dễ quá thì tác hại nó cũng lớn vậy
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
:D thưa các hiền giả, pháp môn tịnh độ là một pháp môn rất tuyệt vời. Nhưng chỉ tuyệt vời khi đi cùng nhận thức đúng đắn. Ngày nay, có nhiều người theo pháp môn tịnh độ, chỉ biết a di đà phật mà phỉ báng đức bổn sư. Tin vào sự giải thoát mù mờ, vào thế giới tịnh độ xa xôi, lại thêm các tà kiến về hộ niệm. Làm cho phật tử sinh tâm coi thường tăng bảo, pháp bảo, phật bảo. Pháp môn này rất tuyệt vời phù hợp với mọi người. Nhưng có một mặt tối đó là mê tín, quá tin vào kinh điển, làm con người trở nên ảo tưởng, làm vài người biến đạo phật thành tôn giáo thần thánh mà bỏ đi mục đích đầu tiên của đức phật là độ khắp chúng sanh. Họ tín một cách mù quáng và hành xử như những người lập dị. Thay vì đó là tín nguyện lại biến đó thành mê tín tôn giáo, họ tin chỉ cần họ niệm phật nhiệt tình, thì chẳng cần xã hội, cũng chẳng cần người thân, chẳng cần tam bảo. Chỉ cần một mình phật a di đà là đủ. Nhiều người theo pháp môn tịnh độ xong suốt ngày niệm phật, mà chẳng cần làm gì thêm. Thậm chí tôi có nhìn thấy vài trường hợp, ảo tưởng ra phật di đà tiếp dẫn mà thành ra tâm thần. Suốt ngày bảo ta đã vãng sanh. Cái gì dễ quá thì tác hại nó cũng lớn vậy

Vậy cho hỏi Rickpham giờ còn tin vào "Nam Mô A Di Đà Phật "?
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Vậy cho hỏi Rickpham giờ còn tin vào "Nam Mô A Di Đà Phật "?

sao không :D tôi vẫn niệm đây, a di đà phật là thầy của chư phật mà :D Nếu không có tịnh độ và thiền thì tôi chắc còn ở nơi xó xỉnh nào đó. Nói thật tôi đến với đạo được nhờ 5 câu thiền thoại đầu mà ngộ được lý không của vạn pháp :D Nói nghe thì hơi hài hài, nhưng nơi vào đạo của tôi là nhờ thiền tông.
1/ Khi chưa có trời đất ta là cái gì ?
2/ Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bản lai của ta như thế nào ?
3/ Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì ?
4/ Vạn pháp qui một, một qui chỗ nào ?
5/ Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu ?
Tiếp theo tôi ngộ được lý vô sanh nhờ ngài vienquang vậy, Còn tôi ngộ được bản tâm nhờ 1 câu nói của lão latuan vậy : Không còn cái để buông thì giữ cái gì? Câu đó làm tôi trực ngộ bản tâm vậy :D
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
sao không :D tôi vẫn niệm đây, a di đà phật là thầy của chư phật mà :D Nếu không có tịnh độ và thiền thì tôi chắc còn ở nơi xó xỉnh nào đó. Nói thật tôi đến với đạo được nhờ 5 câu thiền thoại đầu mà ngộ được lý không của vạn pháp :D Nói nghe thì hơi hài hài, nhưng nơi vào đạo của tôi là nhờ thiền tông.
1/ Khi chưa có trời đất ta là cái gì ?
2/ Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bản lai của ta như thế nào ?
3/ Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì ?
4/ Vạn pháp qui một, một qui chỗ nào ?
5/ Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu ?
Tiếp theo tôi ngộ được lý vô sanh nhờ ngài vienquang vậy, Còn tôi ngộ được bản tâm nhờ 1 câu nói của lão latuan vậy : Không còn cái để buông thì giữ cái gì? Câu đó làm tôi trực ngộ bản tâm vậy :D

Thật khó tin !!!!

Có thể ngộ nhờ internet ????
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
sao không :D tôi vẫn niệm đây, a di đà phật là thầy của chư phật mà :D Nếu không có tịnh độ và thiền thì tôi chắc còn ở nơi xó xỉnh nào đó. Nói thật tôi đến với đạo được nhờ 5 câu thiền thoại đầu mà ngộ được lý không của vạn pháp :D Nói nghe thì hơi hài hài, nhưng nơi vào đạo của tôi là nhờ thiền tông.
1/ Khi chưa có trời đất ta là cái gì ?
2/ Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bản lai của ta như thế nào ?
3/ Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì ?
4/ Vạn pháp qui một, một qui chỗ nào ?
5/ Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu ?
Tiếp theo tôi ngộ được lý vô sanh nhờ ngài vienquang vậy, Còn tôi ngộ được bản tâm nhờ 1 câu nói của lão latuan vậy : Không còn cái để buông thì giữ cái gì? Câu đó làm tôi trực ngộ bản tâm vậy :D


Nói thế này mới đúng là người giác ngộ này, hì hì... lành thay, lành thay!
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Thật khó tin !!!!

Có thể ngộ nhờ internet ????

:D là vì ông không tin chứ chẳng có gì là khó tin. Mọi thứ đều là phương tiện. Giáo pháp là thuyền, thiền định là mái chèo, chư phật là niềm tin. Đã học pháp vô sanh mà lại còn nghi thì muôn đời còn sanh diệt. Đạo ở quanh ta chứ chẳng phải ở trong kinh điển, kinh điển có là nhở đức phật ngộ đạo chứ không phải vì có phật thì mới có đạo. Chân lý luôn luôn hiện hữu, vì có nghi sẽ có ngộ
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
:D thưa các hiền giả, pháp môn tịnh độ là một pháp môn rất tuyệt vời. Nhưng chỉ tuyệt vời khi đi cùng nhận thức đúng đắn. Ngày nay, có nhiều người theo pháp môn tịnh độ, chỉ biết a di đà phật mà phỉ báng đức bổn sư. Tin vào sự giải thoát mù mờ, vào thế giới tịnh độ xa xôi, lại thêm các tà kiến về hộ niệm. Làm cho phật tử sinh tâm coi thường tăng bảo, pháp bảo, phật bảo. Pháp môn này rất tuyệt vời phù hợp với mọi người. Nhưng có một mặt tối đó là mê tín, quá tin vào kinh điển, làm con người trở nên ảo tưởng, làm vài người biến đạo phật thành tôn giáo thần thánh mà bỏ đi mục đích đầu tiên của đức phật là độ khắp chúng sanh. Họ tín một cách mù quáng và hành xử như những người lập dị. Thay vì đó là tín nguyện lại biến đó thành mê tín tôn giáo, họ tin chỉ cần họ niệm phật nhiệt tình, thì chẳng cần xã hội, cũng chẳng cần người thân, chẳng cần tam bảo. Chỉ cần một mình phật a di đà là đủ. Nhiều người theo pháp môn tịnh độ xong suốt ngày niệm phật, mà chẳng cần làm gì thêm. Thậm chí tôi có nhìn thấy vài trường hợp, ảo tưởng ra phật di đà tiếp dẫn mà thành ra tâm thần. Suốt ngày bảo ta đã vãng sanh. Cái gì dễ quá thì tác hại nó cũng lớn vậy

Vậy theo đạo hữu truyền bá như thế nào thì đúng giáo lý Tịnh Độ? Tu như thế nào là đúng pháp Tịnh Độ? Vãng sanh có xảy ra không hay chỉ là lời hư ảo? Nếu có xảy ra thì điều kiện vãng sanh là gì?

Nếu đạo hữu cho rằng VNBN mê tín thì phải làm rõ các điều trên. Vì nếu không rõ thì đâu có cơ sở gì cho rằng VNBN mê tín, mọt sách.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Vậy theo đạo hữu truyền bá như thế nào thì đúng giáo lý Tịnh Độ? Tu như thế nào là đúng pháp Tịnh Độ? Vãng sanh có xảy ra không hay chỉ là lời hư ảo? Nếu có xảy ra thì điều kiện vãng sanh là gì?

Nếu đạo hữu cho rằng VNBN mê tín thì phải làm rõ các điều trên.

ta không nói tu theo tịnh độ không vãn sanh, thậm chí ta còn nói rõ ràng, những người theo tịnh độ chắc chắn mau thành phật nhất. Nhưng cái sai của ông lại là chấp vào kinh rồi dùng trí phàm phu mà so sánh. Tôi chỉ hỏi ngược lại ông, ngài Ca Diếp là vì không đủ đức trí để ngồi cùng như lai hay là vì khiêm tốn mới không lên ngồi cùng. Ông nên nhớ rằng trong niêm hoa vi tiếu, Đức phật đã xác nhận cái thấy của ngài Ca Diếp là đồng với Phật rồi. Nếu như vì không đủ đức trí, liệu đức phật có mời ngài Ca Diếp lên ngồi cùng không. Đây là cái bình đẳng rất hay trong đạo phật. Không phân thầy trò, chỉ phân đạo mà thôi. Nếu cùng đạt đạo, thầy trò như nhau. Ý của kinh muốn ám chỉ trí tuệ bình đẳng. Ông lại bám vào đó mà so sánh. Làm mất đi ý nghĩa kinh muốn cho người thấy. Cái đó là y kinh giảng nghĩa tam thế phật oan, ông không hiễu rõ nghĩa lại dùng tri kiến bản thân mà nói tức là ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ta không nói tu theo tịnh độ không vãn sanh, thậm chí ta còn nói rõ ràng, những người theo tịnh độ chắc chắn mau thành phật nhất. Nhưng cái sai của ông lại là chấp vào kinh rồi dùng trí phàm phu mà so sánh. Tôi chỉ hỏi ngược lại ông, ngài Ca Diếp là vì không đủ đức trí để ngồi cùng như lai hay là vì khiêm tốn mới không lên ngồi cùng. Ông nên nhớ rằng trong niêm hoa vi tiếu, Đức phật đã xác nhận cái thấy của ngài Ca Diếp là đồng với Phật rồi. Nếu như vì không đủ đức trí, liệu đức phật có mời ngài Ca Diếp lên ngồi cùng không. Đây là cái bình đẳng rất hay trong đạo phật. Không phân thầy trò, chỉ phân đạo mà thôi. Nếu cùng đạt đạo, thầy trò như nhau. Ý của kinh muốn ám chỉ trí tuệ bình đẳng. Ông lại bám vào đó mà so sánh. Làm mất đi ý nghĩa kinh muốn cho người thấy. Cái đó là y kinh giảng nghĩa tam thế phật oan, ông không hiễu rõ nghĩa lại dùng tri kiến bản thân mà nói tức là ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết.

Thí dụ như trong trường hợp đạo hữu là Ngài Đại Ca Diếp, bỏ qua lòng khiêm tốn, đạo hữu có dám ngồi lên tòa cùng giảng pháp với Đức Phật không?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên