Đó là câu hỏi mà không ít người thắc mắc. Người hỏi câu hỏi này ắt xem sự giải thoát rất bình thường đến độ bản thân dễ dàng đạt được mà thấy mọi người đều được trong đời hiện tại này.
Hãy tự đặt ra câu hỏi " liệu tôi có chắc chắn giải thoát trong kiếp này không?" hay là "tu tới đâu hay tới đó?". Người nào đảm bảo mình giải thoát ngay trong kiếp này mà đến chết vẫn chưa làm được thì đó mắc tội vọng ngữ, tăng thượng mạn và lầm lạc.
Người chân thật tu hành thì luôn xem trọng "SANH TỬ LÀ VIỆC LỚN". Trong các Kinh điển, chư Phật không ngừng khuyên chúng sanh: tâm bồ đề có thể phát nhưng hãy thoát luân hồi trước đã. Luân hồi còn trói buộc thì mình chưa cứu lấy nổi mình, còn cứu được ai CHƯA KỂ NHỮNG TỘI LỖI MỚI LẠI ĐƯỢC TẠO RA?
Trở lại vấn đề đã đặt ra, nếu không chắc giải thoát trong kiếp này thì ắt phải có kiếp sau. Kiếp sau sẽ ra sao? Những câu hỏi đó về sự luân hồi tiếp theo có được trả lời một cách chắc chắn hay không?
Thay vì mơ hồ vô định như thế, người tu chọn tái sanh kiếp sau ở Cực Lạc, giải thoát hoặc chưa giải thoát về Cực Lạc đều là chắc chắn giải thoát. Vì "SANH TỬ LÀ VIỆC LỚN" nên người tu Tịnh Độ đã chọn con đường chắc chắn như thế.
Một người tu tập vãng sanh, hoàn toàn có thể tu tập mọi pháp môn khác rồi hồi hướng vãng sanh, giải thoát hay chưa giải thoát chẳng ngại. Riêng hạnh chủ yếu được khuyến khích cho môn đồ Tịnh Độ Tông là niệm trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà, công đức xưng tán không thể suy lường vì đó là xưng tán sự viên mãn Phật Quả, xưng tán sự giải thoát, duyên với sự Cực Tịnh Giải Thoát và cũng là ứng hợp với nguyện tiếp dẫn.
Viết dài quá chắc cũng chẳng ai đọc nên VNBN viết tạm như vậy, đạo hữu nào muốn thảo luận cứ đặt vấn đề, tùy theo sự hiểu biết nơi VNBN mà VNBN trao đổi. Trân trọng.