Minh Tâm Kiến Tánh- Phần I

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Vnbn là vua suy lường, cái bánh này quyết chẳng thấy ngon. Cái bánh không nhân duyên, không biết đâu mà lần, thật đáng sợ quá, vô vị, không ngon.


B. Định hướng để quán chiếu. (tt)

* Giải thoát Tri Kiến.
* kiến, văn, giác, tri (mà Chấp thủ). Là THỨC TRI.


Kính ĐH VO-NHAT-BAT-NHI.

Nếu Bạn không thích con đường Trực chỉ. VQ xin giải thích lòng vòng vậy !

"Kiến" Tánh.

+ Chữ "Kiến" là đại diện cho Kiến, Văn, giác, Tri, là khi 6 Căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cọ sát, tiếp xúc với 6 Trần Sắc, thinh, hương, vị,xúc, pháp.- sanh ra 6 Thức là: Nhãn thức, nhĩ thức, tỳ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. 6 Thức có 4 trạng thái nổi bậc là : Thấy, nghe, hay, biết (kiến, văn, giác, tri).

* Phàm phu: Thấy không ngoài mắt, nghe không ngoài tai, biết không ngoài ý thức v.v... nghĩa là chạy theo các giác quan. Sự hiểu biết này là dùng TÂM phóng ra ngoài, (nếu chấp cái biết này là Tâm) cái biết này là THỨC TRI.

Chỗ Thức tri này là chỗ mà chư Tổ dạy: "Do Vì lúc "Tối Sơ" khởi một niệm sai lầm, nên theo Mộng Tưởng mà thấy có Sanh-có Diệt.".

Nghĩa là: Do sự cọ sát giữa Căn và Trần, mà sanh ra một niệm sai lầm (vọng thức). Niệm này là Nhất Niệm Vô Minh, là Mộng tưởng điên đão, là Thức Tri.

Chúng sanh, khởi niệm lại chấp niệm. Chấp niệm thành chủng. Chủng tử kiên cố liên tục như bộc lưu (dòng thác).- Đó là Thức Tâm. Nhận thức tâm này làm tự ngã.- Sanh ra Chấp Ngã.- Chấp ngã là căn bản của Thức Tri.- Có 4 tướng: Ngã, Nhân,Chúng sanh, thọ giả.

KHÔNG THỂ DÙNG THỨC TRI ĐỂ KIẾN TÁNH.- VÌ LÀ MỘNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO.

Cái Tri Kiến Thức Tri ( Có 4 tướng: Ngã, Nhân,Chúng sanh, thọ giả.) này cần giải thoát nó đi.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
B. Định hướng để quán chiếu. (tt)

* Đường vào "Tri kiến vô kiến".


Kinh Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn. Tri kiến vô kiến, tư tức Niết bàn”.

+ Tri kiến lập tri là gốc của Vô minh. Đã nói ở trên .

+ Tri kiến vô kiến là sự thấy, nghe, hay, biết (kiến, văn, giác, tri) nội chiếu . Nghĩa là thấy lại tự tâm mình, nghe trở lại tự tánh của mình,(mà không trú chấp mọi tri kiến), gọi là Phản tác tự kỷ.

+ Nhập lưu vong sở, nghĩa phản văn văn tự tánh , nghiã là khi nghe thì quán lại tự tánh là cái đang nghe , thấy được tánh nghe rồi thì quên động tịnh là sở văn bên ngoài mà nhập vào giòng tự tánh . Đây là cách tu từ nhĩ căn mà nhập Viên Thông của Ngài Bồ Tát Quán Thế Âm trong kinh Thủ Lăng Nghiêm .

" Từ văn tư tu, nhập Tam Ma Địa". Lúc đầu ở trong cái nghe nhập lưu vong sở, hễ có cái năng nghe thì có sở nghe. Thế nào là nhập lưu ? Không có sở nhập mới là nhập lưu. Nhĩ căn trong lục căn là nghe, nếu nghe ở bên ngoài là xuất lưu, chẳng nghe bên ngoài, trở vào bên trong gọi là nhập lưu. Nhập lưu thì sở nghe hết, gọi là vong sở, sở đã diệt thì tịch tịnh. , chẳng còn tướng động tịnh.

* Kiến, Văn, giác, Tri bằng cách thức quay lại Nội Chiếu như trên, sẽ đến được Tri Kiến Vô kiến.

Đối với Tri Kiến Vô kiến, không khởi sanh Nhất Niệm Vô minh (vì không có căn trần duyên tác), lại cũng không theo Pháp trần tự tác.- Đến đây được Vô Ngã.- Vì Ngã không còn điều kiện để sanh khởi ! Đây gọi là Nhất Niệm Viên Quang, như bài sám: Nhất niệm viên quang tội tánh không, Đẳng đồng pháp giới hàm thanh tịnh.

Đến được Tri Kiến Vô kiến là phản bổn hườn nguyên, là sự thấy biết bằng như chư Phật, nên gọi là PHẬT TRI KIẾN.- Đây là Liễu Tri.

Dùng Phật Tri kiến, tức tri kiến Vô kiến mới thấy được Phật Tánh, nghĩa là Kiến Tánh.
 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
ÔNG BẠN VIÊNQUANG6!

Tri kiến vô kiến gì đó...Đúng là hay thật.
Nói thật nha, nó còn khó hơn TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN đó ông ơi!
Tôi nhớ thời còn học đại học mấy cái triết học của ông MÁC ông LÊ tụi bạn tôi nó sợ còn hơn sợ CỌP! Trong lớp tôi, tôi là sinh viên dỡ nhất về các môn học khác, nhưng còn môn của hai ông LÊ, ông MÁC này thì tôi viết một mạch... 9 điểm! tụi bạn la chời!!!

Nhưng hôm nay đọc bài trên của ông dạy tôi, tôi đau cả đầu! tôi đành chịu thua ông rồi! nhưng ngặt nổi đọc vô là rất thích! thật là kỳ lạ!...

Tôi dốt kinh điển lắm, nên mấy cái từ ngữ triết học PHẬT GIÁO tôi mù mờ quá...nào là: tri kiến vô kiến, nhập lưu vong sở, xuất lưu, duyên tác, tự tác, liễu tri...Ôi thôi là quá khó hiểu! Chắc ông VIÊNQUANG6 hiểu rõ mồn một! hi hi hi!

Dạ! còn các bạn xa gần thì sao!? Dạ! có hiểu không ạ!

Dạ! sao?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
B. Định hướng để quán chiếu. (tt)

* Ngữ Lục của Chư Tổ.


Vâng . Nếu các Bạn chưa vừa ý với giải thích này. VQ sẽ giải thích thêm nhiều hơn nữa (nếu các Bạn chịu khó nghe thêm).

Kế tiếp VQ sẽ dùng Ngữ Lục của Chư Tổ đề hầu chuyện các Bạn (hầu sáng tỏ phần nào việc "kiến Tánh").

Thế nào là Ngữ lục ?

Sau thời ngài Huệ Năng trở đi, lời thuyết giảng dạy người của các thiền sư thường được gọi là Ngữ Lục.

Lục là sáu căn và sáu trần cọ sát vào nhau.

Ngữ là ngôn ngữ diễn tả sáu căn cọ sát với sáu trần.

Ngữ Lục không phải là ngôn ngữ văn tự như người ta lầm tưởng.

Cho nên trong nhà thiền, chạy theo ngôn từ mà luận giải là giết chết thiền sinh, đầu lại thêm đầu, vọng tưởng lại đè thêm vọng tưởng.

Cái ngôn ngữ được diễn tả ngay khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần gọi là Ngữ Lục. Tức là thứ ngôn ngữ của Chân Đế, cái ngôn ngữ không được phép qua bất cứ hình thức quy ước hay khái niệm nào.

Cái gì là sáu căn tiếp xúc với sáu trần ?

Đó là người và cảnh, đó là thân và tâm, đó là chủ thể và đối tượng, đó là chân đế và tục đế, đó là giải thoát và luân hồi.

Ngay ở cái tiếp xúc và cọ sát ấy, giữa sáu căn và sáu trần (do duyên Xúc), thì Thọ phát sinh.

Nếu dừng lại được ở đây thôi thì Thọ Xả phát sinh, đó là Chân Đế, đó là giải thoát.

Không dừng được với vui mừng (thọ Hỷ) phát sinh cùng tâm Tham (hữu Ái), với khó chịu, chán ghét (thọ Ưu) phát sinh cùng tâm Sân (phi hữu Ái). đi vào Thủ, Hữu, Sinh, Lão, Bệnh, Tử, là đi vào Luân Hổi, đi vào Tục Đế.

Với cái Thấy và Biết không theo khái niệm quy ước (còn gọi là Biết cái ”không biết”, cái ”không biết” chính là pháp chân đế không thể khái niệm hay chế định được).

https://thayvabiet.com/2013/10/02/kien-tanh-trong-thien-tong/

+ Ngũ lục tương đương với từ "Thoại đầu" trong Tổ Sư Thiền.

+ Với từ ngữ Tục Đế ở trên, là nói về Tưởng tri, hay còn gọi là Vô minh.

+ Với từ ngữ Chân Đế ở trên, là nói về Liễu tri, hay còn gọi là Phật Tri kiến, là Tri kiến vô kiến, là Kiến Tánh.


Mến.
 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
Dạ! được đó ông bạn VIENQUANG6!

Ông cứ tiếp tục nói đi, viết đi... lỡ nghe rồi thì nghe cho thấu đáo CÁI HẰNG NGHE ! , lỡ thấy rồi phải thấy cho tường tận CÁI HẰNG THẤY ! Thử xem coi cái "CON KIẾN" nó có mấy mắt, mấy tai, mấy mũi ,mấy lưỡi, mấy thân, mấy ý!?, mới được!

Hi hi hi! Dạ! Này các bạn! từ từ đọc tiếp đã...Bạn hãy mĩm cười với ông bạn VIENQUNAG6 và với tôi trước nhá!

Không những tôi, các tiền bối...và hậu bối có duyên sẽ vào đây đọc đọc...

Khi MÀ CẢ TÔI!, ÔNG VIENQUANG6, VÀ CÁC BẠN TRÊN DIỄN ĐÀN NÀY 50 NĂM SAU... 100 NĂM SAU... ĐỀU THEO ÔNG THEO BÀ CẢ RỒI! Hi hi hi!...
Nhưng tôi tin nụ cười hôm nay vẩn còn...vẩn còn để lại trên môi ai đó!

Hi hi hi!...
 

Cõng đá đi tu

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 1 2017
Bài viết
51
Điểm tương tác
13
Điểm
8
Dạ! được đó ông bạn VIENQUANG6!

Ông cứ tiếp tục nói đi, viết đi... lỡ nghe rồi thì nghe cho thấu đáo CÁI HẰNG NGHE ! , lỡ thấy rồi phải thấy cho tường tận CÁI HẰNG THẤY ! Thử xem coi cái "CON KIẾN" nó có mấy mắt, mấy tai, mấy mũi ,mấy lưỡi, mấy thân, mấy ý!?, mới được!

Hi hi hi! Dạ! Này các bạn! từ từ đọc tiếp đã...Bạn hãy mĩm cười với ông bạn VIENQUNAG6 và với tôi trước nhá!
Kính đạo hữu Nguyễn

Không những tôi, các tiền bối...và hậu bối có duyên sẽ vào đây đọc đọc...

Khi MÀ CẢ TÔI!, ÔNG VIENQUANG6, VÀ CÁC BẠN TRÊN DIỄN ĐÀN NÀY 50 NĂM SAU... 100 NĂM SAU... ĐỀU THEO ÔNG THEO BÀ CẢ RỒI! Hi hi hi!...
Nhưng tôi tin nụ cười hôm nay vẩn còn...vẩn còn để lại trên môi ai đó!

Hi hi hi!...
Hi hi, trên thế giới này có một điều chắc chắn là chẳng có gì chắc chắn cả
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
hi hi hi!...
Dạ! TRÍ dốt này chờ mãi tới tận bữa nay mới thấy ông bạn.
Ờ mà nè ông bạn tôi, ông hãy để cục đá trên lưng xuống cái đã...cho nhẹ người đã...thì tôi mới thấy rõ mặt mày ông được chư! hi hi hi.

" Hi hi, trên thế giới này có một điều chắc chắn là chẳng có gì chắc chắn cả "<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info -->
Hay! ông thật là kỳ tài!. Cả thế giới này mà ông có thể tóm gọn trong một câu đơn giản thế! TRÍ dốt này kính cẩn nhường ghế cho ông ngồi, nhường lời cho ông nói với ông chủ nhà VIENQUANG6.
Xin mời ông bạn vào ghế.
Dạ! TRÍ này xin phép xin phép lui ra phía sau ạ!
 

Đại phản

Member
Thượng toạ
Tham gia
1 Thg 3 2017
Bài viết
58
Điểm tương tác
14
Điểm
8
B. Định hướng để quán chiếu. (tt)

Dạ, ngài nguyenviettri khoan vào cửa sau ạ !

Hình như Phản này đã thấy chỗ ngài bị "kiến cắn" ạ !

À, thì là... Như lời kinh nói: Tri kiến lập tri tức vô minh bổn. Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn.

Ở đây, Thầy vienquang giải thích:

- Tri kiến Vô kiến, là thấy biết mà được "năng sở song vong", nghĩa là Thấy mà không còn "cái ta" (năng) thấy. Không có "tánh" (sở) để thấy.- Vì tất cả đã "nhập lưu" ( nghĩa là vào Chơn Như).- Đó mới là thấy đúng.

- Tri kiến mà thấy có mình "kiến" rồi la lên TÔI ĐÃ KIẾN TÁNH ! Như vậy là có Ngã, có Pháp, có năng, có sở.- Đậy là cội gốc Vô minh.

Như vậy: Ai mà tự nói TÔI ĐÃ KIẾN TÁNH ! Chính là bị "Kiến Cắn" rồi. Bị cắn ngay ở chỗ chấp Ngã, Chấp Pháp.

Phải Hôn ???
 
Last edited by a moderator:
H

hoiquangphanchieu

Guest
Dạ, ngài nguyenviettri khoan vào cửa sau ạ !

Hình như Phản này đã thấy chỗ ngài bị "kiến cắn" ạ !

À, thì là... Như lời kinh nói: Tri kiến lập tri tức vô minh bổn. Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn.

Ở đây, Thầy vienquang giải thích:

- Tri kiến Vô kiến, là thấy biết mà được "năng sở song vong", nghĩa là Thấy mà không còn "cái ta" (năng) thấy. Không có "tánh" (sở) để thấy.- Vì tất cả đã "nhập lưu" ( nghĩa là vào Chơn Như).- Đó mới là thấy đúng.

- Tri kiến mà thấy có mình "kiến" rồi la lên TÔI ĐÃ KIẾN TÁNH ! Như vậy là có Ngã, có Pháp, có năng, có sở.- Đậy là cội gốc Vô minh.

Như vậy: Ai mà tự nói TÔI ĐÃ KIẾN TÁNH ! Chính là bị "Kiến Cắn" rồi. Bị cắn ngay ở chỗ chấp Ngã, Chấp Pháp.

Phải Hôn ???

...
Hi hi hi!...
Dạ! Bạch cao nhân ĐẠI PHẢN!
Xin kính ông một lạy.
Xin ông hãy tha thứ, vì ra đón trể.

TRÍ dốt này đã vào đây hổm rày, thấy cái tên ĐẠI ĐẠI PHẢN PHẢN của ông, TRí dốt rất mến mộ, và đợi ông dài cả cổ nay ông mới chịu nhủ lòng từ bi mà bố thí tâm chỉ dạy kẻ ngoại ĐẠO nhậm mắt TRÍ tôi này... vì hay lòa nhậm nên mới mang kiến râm vậy mà!

Để tôi đi nấu cơm, rồi dâng trà cho ông nha!
Mời ông vào nhà chơi, nhà tôi nghèo lắm có tài sản gì đâu ông. Gia tài bố mẹ tôi để lại chỉ mỗi một cái KIẾN RÂM ấy thôi. Nay ông ghé mắt thấy rồi còn hỏi mượn hỏi mua nữa...
Ông làm tôi khó xử quá!

Nếu không vui lòng hoan hỉ chiều khách thì tôi đã phụ lời dạy bảo của cha mẹ tôi rằng muốn học ĐẠO TIÊN, thì điều trước tiên con phải học đạo HIẾU KHÁCH_làm một người hiếu khách vậy!


Nên ông hãy ngồi đợi tôi một tí, tôi sẽ vào trong hộc tủ mang cái KIẾN RÂM đưa ông tận tay mà! Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời ông, hay tôi sẽ nói cách sử dụng, tháo lắp, cũng như nguồn gốc xuất xứ, hàng thật hay giả!?...
Dạ! nếu là đồ cổ thì từ từ ngắm ngía nó, từ từ mâm mê nó... mới thỏa cái thú đam mê phải không ông ĐẠI!?

Ông đợi nha Ông ĐẠI!
Đợi Ngài VIENQUANG6 dạy tôi và các bạn nghe hết mấy cái loại kiến râm hàng sịn chất lượng của Italia cái đã.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
ÔNG BẠN VIÊNQUANG6!

Tri kiến vô kiến gì đó...Đúng là hay thật.
Nói thật nha, nó còn khó hơn TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN đó ông ơi!
Tôi nhớ thời còn học đại học mấy cái triết học của ông MÁC ông LÊ tụi bạn tôi nó sợ còn hơn sợ CỌP! Trong lớp tôi, tôi là sinh viên dỡ nhất về các môn học khác, nhưng còn môn của hai ông LÊ, ông MÁC này thì tôi viết một mạch... 9 điểm! tụi bạn la chời!!!

Nhưng hôm nay đọc bài trên của ông dạy tôi, tôi đau cả đầu! tôi đành chịu thua ông rồi! nhưng ngặt nổi đọc vô là rất thích! thật là kỳ lạ!...

Tôi dốt kinh điển lắm, nên mấy cái từ ngữ triết học PHẬT GIÁO tôi mù mờ quá...nào là: tri kiến vô kiến, nhập lưu vong sở, xuất lưu, duyên tác, tự tác, liễu tri...Ôi thôi là quá khó hiểu! Chắc ông VIÊNQUANG6 hiểu rõ mồn một! hi hi hi!

Dạ! còn các bạn xa gần thì sao!? Dạ! có hiểu không ạ!

Dạ! sao?

hihihi ... Vậy triết học Mac - Lê có ưu điểm và khuyết điểm gì ông bạn Trí ?

tôi cũng rất thích học môn triết ... hihih ... cái cốt tủy của ông Mác và ông Lê là gì ?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
B. Định hướng để quán chiếu. (tt)

* Vạn pháp qui tâm.
* Tri Kiến cũng không nên trừ bỏ.
* học kinh xem giáo


Kính các Bạn, xem lại trong các Ngữ lục, truyền tâm của chư Tổ. Mỗi mỗi đều qui về "Nội quán tự tâm".

+ Tổ Bá Trượng Hoài Hải nói:

"Phàm học kinh xem giáo lý, mỗi câu đều phải uyển chuyển xoay về nơi mình, tất cả ngôn giáo chỉ làm sáng tỏ tánh giác hiện nay của mình. ".

- Tánh giác chính là Tâm là "Tánh" đó.

+ Tuệ Trung Thượng Sĩ-Ngữ lục:

Tông chỉ Thiền của Thượng Sĩ

Đây cũng là tông chỉ của thiền Tiêu Dao và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tông chỉ ở đây thực sự là bí quyết quyết định công phu đi vào Tâm và Tuệ giải thoát.

Một hôm, Nhân Tông hỏi Người về tông chỉ ấy, Người bảo :"Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt từ ai khác".


- Nội chiếu vào Tâm là công phu đi vào Tâm và Tuệ giải thoát.

+ Hoàng Bá Ngữ lục. Bài TÂM VÔ TÂM TỨC PHẬT. Sư dạy:

Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy. Nếu quán Phật mà thấy ra cái tướng thanh tịnh, quang minh, giải thoát và nếu quán chúng sinh mà thấy ra cái tướng ô nhiễm, cấu trọc, ám muội, sinh tử thì với kiến giải như thế, trải qua hằng hà sa số kiếp vẫn không đạt được chứng quả Bồ Đề. Đấy là vì chấp trước sắc tướng vậy.

Chỉ có tâm này mà thôi, ngoài ra không có một chút mảy may pháp gì có thể đạt được. Tức tâm là Phật.

Nay người học Đạo nếu không ngộ được cái bản thể của tâm này mà sinh ra một cái tâm khác trên cái tâm này, tìm Phật bên ngoài, chấp trước sắc tướng mà tu hành thì đều là tà pháp, không phải đạo Bồ Đề....

Pháp này là tâm. Ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp không có tâm. Tâm tự nó vô tâm mà cũng không vô tâm. Đem tâm này mà làm cho ra vô tâm thì tâm này lại thành ra hữu tâm.

Cứ âm thầm thể nhập mà thôi vậy! Muốn thế phải dứt bặt mọi nghĩ bàn, gọi là "Dứt đường ngôn ngữ, bặt nơi tâm hành" (Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt).

Cái tâm bổn nguyên thanh tịnh này thường trọn vẹn, sáng suốt cùng khắp. Người đời không liễu ngộ được, chỉ nhận định cái "kiến văn giác tri" (cái thấy nghe cảm biết) là tâm, bị kiến văn giác tri che lấp. Chỉ cần ngay đây mà vô tâm thì bổn thể tự hiển hiện. Như vầng nhật giữa hư không, chiếu khắp mười phương, tuyệt không chướng ngại.

Nhưng nếu người học Đạo cho rằng kiến văn giác tri là tạo tác vọng động mà trừ khử kiến văn giác tri đi thì lại không còn lối nào để thể nhập vào tâm nữa vậy. Cứ việc nương vào kiến văn giác tri mà thể nhận bổn tâm mình, nhưng phải biết rằng bổn tâm không thuộc kiến văn giác tri, mà cũng không xa rời kiến văn giác tri. Đừng móng khởi kiến giải nơi kiến văn giác tri, đừng động niệm nơi kiến văn giác tri, cùng đừng xa rời kiến văn giác tri mà tìm tâm, đừng rời bỏ kiến văn giác tri mà thọ nhận pháp. Không phải chính đấy, không phải nơi khác, không y trụ, không chấp trước, cứ tung hoành tự tại, không có gì là không phải "đạo trường" ...

Phàm phu nắm lấy ngoại cảnh, đạo nhân nắm lấy tâm. Tâm, cảnh đều quên, chính là pháp chân thực. Quên cảnh thì còn dễ, quên tâm thực khó. Người ta không dám quên tâm, sợ rơi vào hư không không chỗ nắm níu, chứ không biết rằng không vốn vô không, chỉ một pháp giới chân thật mà thôi vậy. Cái tính linh giác này từ vô thủy đến nay cùng lâu dài với hư không, chưa từng sinh chưa từng diệt, chưa từng có chưa từng không, chưa từng dơ chưa từng sạch, chưa từng động chưa từng tĩnh, chưa từng trẻ chưa từng già, không nơi chốn, không trong ngoài, không số lượng, không hình mạo, không sắc tướng, không âm thanh, không thể tìm, không thể cầu, không thể dùng trí tuệ mà biết, không thể dùng ngôn ngữ mà lấy, không thể dùng cảnh vật mà hiểu, không thể dùng công dụng mà tới.


https://thuvienhoasen.org/a21962/tam-vo-tam-tuc-phat

- Kính các Bạn. Quay lại tự tâm ,thấy được "Tâm- Vô Tâm" là Kiến Tánh đó.
 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
* Vạn pháp qui tâm.

Kính các Bạn, xem lại trong các Ngữ lục, truyền tâm của chư Tổ. Mỗi mỗi đều qui về "Nội quán tự tâm".

+ Tổ Bá Trượng Hoài Hải nói:

"Phàm học kinh xem giáo lý, mỗi câu đều phải uyển chuyển xoay về nơi mình, tất cả ngôn giáo chỉ làm sáng tỏ tánh giác hiện nay của mình. ".

- Tánh giác chính là Tâm là "Tánh" đó.

+ Tuệ Trung Thượng Sĩ-Ngữ lục:

Tông chỉ Thiền của Thượng Sĩ

Đây cũng là tông chỉ của thiền Tiêu Dao và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tông chỉ ở đây thực sự là bí quyết quyết định công phu đi vào Tâm và Tuệ giải thoát.

Một hôm, Nhân Tông hỏi Người về tông chỉ ấy, Người bảo :"Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt từ ai khác".

- Nội chiếu vào Tâm là công phu đi vào Tâm và Tuệ giải thoát.

+ Hoàng Bá Ngữ lục. Bài TÂM VÔ TÂM TỨC PHẬT. Sư dạy:

Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy. Nếu quán Phật mà thấy ra cái tướng thanh tịnh, quang minh, giải thoát và nếu quán chúng sinh mà thấy ra cái tướng ô nhiễm, cấu trọc, ám muội, sinh tử thì với kiến giải như thế, trải qua hằng hà sa số kiếp vẫn không đạt được chứng quả Bồ Đề. Đấy là vì chấp trước sắc tướng vậy.

Chỉ có tâm này mà thôi, ngoài ra không có một chút mảy may pháp gì có thể đạt được. Tức tâm là Phật.

Nay người học Đạo nếu không ngộ được cái bản thể của tâm này mà sinh ra một cái tâm khác trên cái tâm này, tìm Phật bên ngoài, chấp trước sắc tướng mà tu hành thì đều là tà pháp, không phải đạo Bồ Đề....

Pháp này là tâm. Ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp không có tâm. Tâm tự nó vô tâm mà cũng không vô tâm. Đem tâm này mà làm cho ra vô tâm thì tâm này lại thành ra hữu tâm.

Cứ âm thầm thể nhập mà thôi vậy! Muốn thế phải dứt bặt mọi nghĩ bàn, gọi là "Dứt đường ngôn ngữ, bặt nơi tâm hành" (Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt).

Cái tâm bổn nguyên thanh tịnh này thường trọn vẹn, sáng suốt cùng khắp. Người đời không liễu ngộ được, chỉ nhận định cái "kiến văn giác tri" (cái thấy nghe cảm biết) là tâm, bị kiến văn giác tri che lấp. Chỉ cần ngay đây mà vô tâm thì bổn thể tự hiển hiện. Như vầng nhật giữa hư không, chiếu khắp mười phương, tuyệt không chướng ngại.

Nhưng nếu người học Đạo cho rằng kiến văn giác tri là tạo tác vọng động mà trừ khử kiến văn giác tri đi thì lại không còn lối nào để thể nhập vào tâm nữa vậy. Cứ việc nương vào kiến văn giác tri mà thể nhận bổn tâm mình, nhưng phải biết rằng bổn tâm không thuộc kiến văn giác tri, mà cũng không xa rời kiến văn giác tri. Đừng móng khởi kiến giải nơi kiến văn giác tri, đừng động niệm nơi kiến văn giác tri, cùng đừng xa rời kiến văn giác tri mà tìm tâm, đừng rời bỏ kiến văn giác tri mà thọ nhận pháp. Không phải chính đấy, không phải nơi khác, không y trụ, không chấp trước, cứ tung hoành tự tại, không có gì là không phải "đạo trường" ...

Phàm phu nắm lấy ngoại cảnh, đạo nhân nắm lấy tâm. Tâm, cảnh đều quên, chính là pháp chân thực. Quên cảnh thì còn dễ, quên tâm thực khó. Người ta không dám quên tâm, sợ rơi vào hư không không chỗ nắm níu, chứ không biết rằng không vốn vô không, chỉ một pháp giới chân thật mà thôi vậy. Cái tính linh giác này từ vô thủy đến nay cùng lâu dài với hư không, chưa từng sinh chưa từng diệt, chưa từng có chưa từng không, chưa từng dơ chưa từng sạch, chưa từng động chưa từng tĩnh, chưa từng trẻ chưa từng già, không nơi chốn, không trong ngoài, không số lượng, không hình mạo, không sắc tướng, không âm thanh, không thể tìm, không thể cầu, không thể dùng trí tuệ mà biết, không thể dùng ngôn ngữ mà lấy, không thể dùng cảnh vật mà hiểu, không thể dùng công dụng mà tới.

https://thuvienhoasen.org/a21962/tam-vo-tam-tuc-phat

- Kính các Bạn. Quay lại tự tâm ,thấy được "Tâm- Vô Tâm" là Kiến Tánh đó.

...
6h21
ngày 2/7/2017

DẠ! THƯA ÔNG 6 VIÊN QUANG CHỦ NHÀ!
CÙNG CÁC BẠN GẦN XA!
Hi hi hi! các bạn hãy mĩm cười lên đi nhé!

Mới vừa vo vài ba nắm gạo liền bắt nồi cơm điện lên, tiện tay pha phin cà phê sáng... rồi nhanh chân lẹ tay ghé mắt lên đây nhìn nhìn xem xem...

Thật như vớ được vàng! níu được phao!
Dạ! Này ông VIÊN QUANG, nhà ông sao có nhiều vàng thật đấy, cho nên tôi đã đoán không có sai đâu ông là phú hộ mà! Đúng quá mà!

Các bạn ạ! Ông ĐẠI PHẢN ạ! Ông NGỘ KHÔNG ạ!
Cái triết học của ông MÁC, ông LÊ đâu thể ví với triết học Phật pháp được cất giữ trong nhà ông 6 VIÊN QUANG được chứ. Triết học MÁC-LÊ ví như đồng, như thao. Còn học Triết Phật Pháp như vàng, kim cương, như pha lê như hỗ phách! Đâu thể lấy sự đấu tranh giành quyền bình đẳng của con người đem so sánh với TỪ BI HỶ XẢ, BI TRÍ DŨNG được đâu! Một trời một vực mà! Dạ! phải không các bạn gần xa yêu mến của chúng ta.

Ừ, Còn về cái kiến râm của tôi thì sao đây!? Dạ! chắc cũng có vài bạn tò mò muốn xem lắm phải không! Này ông ĐẠI PHẢN, ông có ý tốt tôi hiểu ông mà. Nói thật với ông ,vì là gia tài của mẹ cha để lại nên tôi luôn trân trọng, quý mến nó lắm, dù là cái KIẾN RÂM kia là hàng thật tôi cũng quý, hàng giả tôi cũng quý! thật hay giả gì cũng là tấm chân tình mà cha mẹ tôi đã gởi gấm tất cả tình yêu thương của hai cụ trong ấy, nên tôi phải ngày đêm trông chừng và tưởng nhớ đến nó, như nhớ đến tôi vậy!.Vả lại tôi nào ích kỷ cất dấu nó mãi trong ngăn tủ kia biết đâu khi cháy nhà! biết đâu đãng trí thì tôi tìm lại nó sao ra! Nên tôi bèn vô nhà ÔNG 6 VIÊN QUANG mà bày tỏ nỗi niềm.
Tôi thì dốt nên không biết dùng lời lẽ văn chương để mô tả về cái kiến cổ của cha ông tôi để lại...nên tôi chỉ biết lắm lời nhiều tiếng thùng rỗng kêu to! Dạ! nếu có làm chát tai các bạn rất mong các bạn thứ lỗi nhá!

Nhưng sao mà đọc bài trên của ông VIÊN QUANG sao mà y chang cái ý tôi muốn nói, muốn mô tả quá hà! muốn tâm sự quá hà! kỳ thật! Tôi đọc bài trên tới đâu là mát rượi lòng đến đó, ấm áp đến đó...sự da diết nhớ nhung, sự thấp thỏm trông chờ ngày đêm trong ngóng về QUÊ CHA, QUÊ MẸ tựa hồ như là cội là nguồn là sự sống của TRÍ tôi này!, của các bạn này! QUÊ MẸ CHA là cố hương này! là nơi ta đã từng chôn nhau cắt rốn này! là TÂM này!...là TÁNH này!...

Lời mẹ ru con...lời mẹ dạy con...À ơi!...
" À ơi!...chiều chiều ra đứng ngõ sau...trông về QUÊ MẸ ruột đau chín chiều..."

Dạ các bạn đọc tới đây có cảm nhận gì chăng! bùi ngùi chăng!
Các bạn hãy mĩm cười một lần nữa nhá!

Vì nụ cười sẽ ban vui cứu khổ, sẽ xóa tan đi mọi ưu sầu khổ não của thế gian...sẽ xóa tan đi mọi khoảng cách tình bạn giữa chúng ta...không phân biệt già trẻ, gái trai, hèn sang, không phân biệt tôn giáo đảng phái, không phân biệt TA_NGƯỜI! NHÂN_NGÃ!

Dạ! thôi TRÍ dốt tôi này biết nói gì đây để cảm ơn ông chủ nhà VIÊN QUANG, và cảm ơn toàn thể các bạn gần xa...xin hãy nhận ở tôi một nụ cười chân thật vậy!
Cơm cũng đã sắp chín, cà phê cũng sắp xong tôi mời mọi người dùng với tôi ạ!

Dạ! xin phép các bạn, xin phép ông 6 VIÊN QUANG chủ nhà, tôi đi ạ!
Hẹn gặp lại!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* C. Mượn nhờ Tri Kiến.

Kính các Bạn. Như ở trên Tổ Hoàng Bá dã dạy:

Cái tâm bổn nguyên thanh tịnh này thường trọn vẹn, sáng suốt cùng khắp. Người đời không liễu ngộ được, chỉ nhận định cái "kiến văn giác tri" (cái thấy nghe cảm biết) là tâm, bị kiến văn giác tri che lấp.

Chỉ cần ngay đây mà vô tâm thì bổn thể tự hiển hiện. Như vầng nhật giữa hư không, chiếu khắp mười phương, tuyệt không chướng ngại.

Nhưng nếu người học Đạo cho rằng kiến văn giác tri là tạo tác vọng động mà trừ khử kiến văn giác tri đi thì lại không còn lối nào để thể nhập vào tâm nữa vậy.

Cứ việc nương vào kiến văn giác tri mà thể nhận bổn tâm mình, nhưng phải biết rằng bổn tâm không thuộc kiến văn giác tri, mà cũng không xa rời kiến văn giác tri.

Đừng móng khởi kiến giải nơi kiến văn giác tri, đừng động niệm nơi kiến văn giác tri, cùng đừng xa rời kiến văn giác tri mà tìm tâm, đừng rời bỏ kiến văn giác tri mà thọ nhận pháp.

Không phải chính đấy, không phải nơi khác, không y trụ, không chấp trước, cứ tung hoành tự tại, không có gì là không phải "đạo trường" ..
.

Vậy bây giờ chúng ta, cũng trên tinh thần bất tức bất ly đó, mà vận dụng kiến, văn, giác, tri để nhìn thấu đáo TÂM và TÁNH.

Kính các Bạn. Tại sao kinh luận, Lúc thì nói Minh Tâm, lúc lại khuyên kiến Tánh ?

Tâm khác với Tánh ?

Hay Tâm tức là Tánh ?

Nếu là một thì cần gì nói đến hai từ ?

Nếu là hai, Sao khi nói minh Tâm, liền nói đến kiến Tánh ?
 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
C. Mượn nhờ Tri Kiến.

Kính các Bạn. Như ở trên Tổ Hoàng Bá dã dạy:



Vậy bây giờ chúng ta, cũng trên tinh thần bất tức bất ly đó, mà vận dụng kiến, văn, giác, tri để nhìn thấu đáo TÂM và TÁNH.

Kính các Bạn. Tại sao kinh luận, Lúc thì nói Minh Tâm, lúc lại khuyên kiến Tánh ?

Tâm khác với Tánh ?

Hay Tâm tức là Tánh ?

Nếu là một thì cần gì nói đến hai từ ?

Nếu là hai, Sao khi nói minh Tâm, liền nói đến kiến Tánh ?

...
CHÀO CÁC BẠN!
HI HI HI!...
DẠ! CHO TRÍ DỐT NÀY ĐƯỢC NÓI MỘT CÂU:

Không biết ạ!

( Bạn nào dù biết chút xíu gì, dù biết nhiều gì! Xin mời vào tiếp chuyện với ông chủ nhà VIENQUANG6 ạ! )
 
Last edited by a moderator:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
C. Mượn nhờ Tri Kiến.

Kính các Bạn. Như ở trên Tổ Hoàng Bá dã dạy:



Vậy bây giờ chúng ta, cũng trên tinh thần bất tức bất ly đó, mà vận dụng kiến, văn, giác, tri để nhìn thấu đáo TÂM và TÁNH.

Kính các Bạn. Tại sao kinh luận, Lúc thì nói Minh Tâm, lúc lại khuyên kiến Tánh ?

Tâm khác với Tánh ?

Hay Tâm tức là Tánh ?

Nếu là một thì cần gì nói đến hai từ ?

Nếu là hai, Sao khi nói minh Tâm, liền nói đến kiến Tánh ?


Trước hết, cần nói nghĩa của Tâm và Tánh.
Tâm bao gồm cả vọng tâm và chân tâm, là nơi sản xuất và lưu xuất các niệm. Cái vọng tâm thì thấy có tâm có pháp. Chân tâm việc đối đãi đó hoàn toàn dứt bặt.
Tánh là bản chất thống nhất của vạn pháp, là nơi dung chứa vạn pháp cũng chính là cảnh giới Chân tâm vì chỉ khi nó không có hiện tượng đối đãi mới dung chứa hết thảy mọi đối đãi.

Do đó, nói ngắn gọn là Tâm và Tánh chẳng lìa chẳng nhập, chỗ chẳng lìa chẳng nhập còn được gọi là chân như - phật tánh.

Minh tâm là cái tâm không còn bị lầm lạc, biết rõ tâm nào chẳng phải Chân Như. Còn Kiến Tánh là nhận rõ tánh bất động của vạn pháp. Như các vị Thanh Văn, Duyên giác là Kiến Tánh nhưng chưa Minh tâm dù rằng tâm không còn bám chấp ngũ uẩn, chưa Minh Tâm nên mới trụ vị nơi cái chứng pháp tánh. Kiến Tánh trong Thiền Tông là đã bao hàm Minh Tâm, cho nên nói Kiến Tánh trong Thiền Tông đầy đủ phải là Minh Tâm Kiến Tành Thành Phật, tức là biết rõ nguồn tâm chân thật, tự tại, thẳng tiến thành Phật.


 
Last edited by a moderator:

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
C. Minh Tâm hay Kiến Tánh ?

* Mượn nhờ Tri Kiến.


Kính các Bạn. Như ở trên Tổ Hoàng Bá dã dạy:



Vậy bây giờ chúng ta, cũng trên tinh thần bất tức bất ly đó, mà vận dụng kiến, văn, giác, tri để nhìn thấu đáo TÂM và TÁNH.

Kính các Bạn. Tại sao kinh luận, Lúc thì nói Minh Tâm, lúc lại khuyên kiến Tánh ?

Tâm khác với Tánh ?

Hay Tâm tức là Tánh ?

Nếu là một thì cần gì nói đến hai từ ?

Nếu là hai, Sao khi nói minh Tâm, liền nói đến kiến Tánh ?

Kính Thầy Vienquang,

Hihihi ... TÂM và TÁNH

TÂM như cái hộp đựng TÁNH ở trong đó...Ông bà ta có câu "Ở bầu thì tròn,ở ống thì dài" ... TÂM như cái bầu -cái ống,còn TÁNH tròn hay dài thì do TÂM ... TÂM minh thì TÁNH giác,còn TÂM vô minh thì TÁNH là tam độc ...

TÂM là chính,TÁNH là phụ ... TÁNH là cái dụng của TÂM,TÂM Phật thì tánh Phật,TÂM phàm thì TÁNH phàm,người có TÂM hiền lành thì TÁNH hiền dịu,người có TÂM ác thì TÁNH là hung dữ ...

Cho nên nói tu TÂM thì thực ra chính là sửa TÁNH.Bởi tánh chất ban đầu của TÂM là TÁNH thanh tịnh,giống như cái gương vốn ban đầu là trong sáng,lâu ngày thì mặt gương bị bụi bám mà mờ đi ... những cái bụi đó chính là những TÁNH "xấu" tích tụ,chúng ta trong quá trình tu học thì loại bỏ bớt đi những TÁNH "xấu " này thì mặt gương sẽ lại trong sáng như ban đầu.

Hihihi ... Ngài Thần Tú có bài kệ rất hay :

Thân thị Bồ đề thọ
TÂM như minh cảnh đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhạ trần ai.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tâm là gì ? Tánh là gì ?

Xin cảm ơn Quí Đạo Hữu đã chia sẻ sự thấy về Tâm và Tánh của mình.

Vâng. Tâm - Tánh ví như viên ngọc kim cương, mỗi người theo gốc độ của mình sẽ thấy các mặt khác nhau và đều đúng.

34829415114_21f1bd380e_o.jpg


Xin cúng dường quý ĐH những tòa sen báu.

Giờ VQ xin tổng hợp một phần về Tâm- Tánh.

* Các loại Tâm và Tánh.

+ Tâm là gì ?

- Là "Đặc sản" để phân biệt giữa loài Hữu Tình chúng sanh và Vô tình chúng sanh.- Vì Hữu tình thì có Tâm, Vô tình thì không.

+ Hình tướng Tâm ra sao ?

- Tâm không có hình tướng, nhưng trùm khắp vũ trụ, Sự Thấy biết của chúng sanh đến đâu, thì Tâm khắp đến đó vì Tâm biểu hiện ra Kiến, văn, giác, tri, suy nghĩ, phân biệt v.v...

+ Có bao nhiêu loại Tâm ?

- Tâm vốn là "Vô Tâm". Nhưng uẩn chứa 2 trạng thái TỊCH và CHIẾU. Phần Chiếu hóa tác thành Kiến, văn, giác, tri, suy nghĩ, phân biệt v.v...kinh gọi là "Vọng Tâm". Phần "Tịch" đối đãi với Vọng gọi là Chơn Tâm.

Như vậy Tâm tuy nhiều loại, nhưng phân làm 3 loại chính, là:

1/. Vọng Tâm.

2/. Chơn Tâm.

3/. Vô Tâm

+ Tánh là gì ?

- Là cái "tính" phụ thuộc đính kèm mà mỗi cá thể hữu tình hoặc vô tình mang theo để tự hiển hiện trong Pháp giới.

+ Có bao nhiêu loại Tánh ?

- Có nhiều loại, nhưng tạm chia làm 4 loại:

1/. Tánh riêng.

2/. Tánh chung.

3/. Tánh Hiển.

4/. Tánh Ẩn.
 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
Xin cảm ơn Quí Đạo Hữu đã chia sẻ sự thấy về Tâm và Tánh của mình.
Vâng. Tâm - Tánh ví như viên ngọc kim cương, mỗi người theo gốc độ của mình sẽ thấy các mặt khác nhau và đều đúng.

34829415114_21f1bd380e_o.jpg


Xin cúng dường quý ĐH những tòa sen báu.

Giờ VQ xin tổng hợp một phần về Tâm- Tánh.

* Các loại Tâm và Tánh.

+ Tâm là gì ?

- Là "Đặc sản" để phân biệt giữa loài Hữu Tình chúng sanh và Vô tình chúng sanh.- Vì Hữu tình thì có Tâm, Vô tình thì không.

+ Hình tướng Tâm ra sao ?

- Tâm không có hình tướng, nhưng trùm khắp vũ trụ, Sự Thấy biết của chúng sanh đến đâu, thì Tâm khắp đến đó vì Tâm biểu hiện ra Kiến, văn, giác, tri, suy nghĩ, phân biệt v.v...

+ Có bao nhiêu loại Tâm ?

- Tâm vốn là "Vô Tâm". Nhưng uẩn chứa 2 trạng thái TỊCH và CHIẾU. Phần Chiếu hóa tác thành Kiến, văn, giác, tri, suy nghĩ, phân biệt v.v...kinh gọi là "Vọng Tâm". Phần "Tịch" đối đãi với Vọng gọi là Chơn Tâm.

Như vậy Tâm tuy nhiều loại, nhưng phân làm 3 loại chính, là:

1/. Vọng Tâm.

2/. Chơn Tâm.

3/. Vô Tâm

+ Tánh là gì ?

- Là cái "tính" phụ thuộc đính kèm mà mỗi cá thể hữu tình hoặc vô tình mang theo để tự hiển hiện trong Pháp giới.

+ Có bao nhiêu loại Tánh ?

- Có nhiều loại, nhưng tạm chia làm 4 loại:

1/. Tánh riêng.

2/. Tánh chung.

3/. Tánh giả.

3/. Tánh Thật.

...
22h10
Hi hi hi!...
Dạ! này ông bạn VIÊN QUANG. Khuya hôm nay tôi mới được mở con mắt nhậm nhậm của tôi to ra thêm được tí nữa rồi đó.

Sao có nhiều loại Tâm đến vậy, tâm là tâm, sao còn tâm vọng vọng! tâm chơn chơn! tâm vô vô !?
Sao cũng có nhiều loại Tánh đến vậy, tánh riêng riêng, tánh chung chung, tánh giả giả, tánh thật thật !?

Rắc rối với tôi rồi ông ơi! có lẽ tôi phải lột cái kiến_ râm đeo trên mắt xuống rồi ghé mắt vào màn hình vi tính này thì mới có thể trông rõ cái Tâm cái Tánh này rồi!
Thiệt là tội cho tôi quá, tập đeo kính làm chi cho thêm phiền phức vào thân.
Người ta nói tập tu hành là phải tập vứt bỏ mọi thứ...! ấy vậy mà tôi thiệt là...lại còn thích trưng diện cho đôi mắt làm chi!

Dạ! xin ông bạn hãy mở lòng từ mà chỉ dạy thêm cho riêng tôi và các bạn nào nếu muốn cần biết... rõ mấy loại tâm... mấy loại tánh... trên nữa nha!
Dạ! đêm cũng đã dần về khuya rồi, xin ông hãy đi nghĩ ngơi sớm để mai còn sức mà nói tiếp nha!

Chúc ông ngủ ngon! ngủ ngon!
Tôi và các bạn cũng đi ngủ chứ...

Cảm ơn! cảm ơn!
Hẹn gặp lại sáng mai!
Hi hi hi...!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Vọng Tâm.- Tâm Sanh Diệt. -

Tâm có rất nhiều loại. Trong truyện Tây du có mẫu chuyện, sau:

Đây kể đến Chương 79: Phá Động Đánh Yêu Cho Lão Thọ Ðến Trào Giúp Chúa Cứu Con Thơ.

Tây du ký: ...Tam Tạng giả nói:

- Bần tăng là kẻ tu hành, đến đây không có vật chi quý, chẳng hay Quốc Trượng muốn dùng món chi cho dẫn thuốc?

Quốc Vương nói:

- Ðúng là gan và trái tim của trưởng lão mà thôi .

Tam Tạng giả nói:

- Chẳng giấu chi Bệ hạ, tôi có ít trái tim; song chưa rõ Bệ Hạ dùng thứ màu gì làm thuốc dẫn?

Khi ấy Quốc Trượng tại đó, nghe nói như vậy liền chỉ mà nói rằng:

- Hòa Thượng, lấy cái tim đen mà thôi .

Tam Tạng giả nói:

- Như vậy thì lấy đao ra đây, đặng tôi mổ bụng tôi mà lựa thử coi có tim đen chăng? Nếu có sẽ dưng cho bệ hạ .

Quốc Vương nghe nói mừng quá, truyền quan đương giá đem đao ra.

Tam Tạng giả lãnh đao rồi trật áo bày ngực và bụng, cầm dao mổ một cái phun máu ra, thò tay vào bụng rờ lên phía bên tả, rút một chùm trái tim ra máu chảy ròng ròng, và ngồi và lựa!

Quốc Vương xem qua thất sắc, bá quan ngó thấy kinh hồn!

Quốc Trượng nói:

- Ðó là đa tâm Hòa Thượng không có lạ chi .

Tam Tạng giả nghe Quốc Trượng nói biếm mình là thầy tu nhiều lòng, không phải kẻ nhứt tâm, nên giận và lựa trái tim, và nói xóc lại rằng:

- Một chùm trái tim của bần tăng tuy là nhiều trái, song có màu là: Tim đỏ, tim trắng, tim vàng .

Nói rồi lựa từ trái mà nói:

- Trái tim nầy không độc địa, trái tim nầy không bất nhơn, Trái tim nầy không ganh gổ, Trái tim nầy không sanh sự, Trái tim nầy khong sát nhơn, Trái tim nầy không nhút nhát; Trái tim nầy không tà vạy, Trái tim nầy không tham lam, Trái tim nầy không nhu trược. Hết thảy là chín trái tim đều giống tốt, mà chẳng có màu đen .

Quốc Vương kinh hồn run lặp cặp, liền phán rằng:

- Thôi thôi, thâu tim như cũ, kẻo trẫm ghê mình .

Tam Tạng giả thâu tim rồi hiện nguyên hình nói lớn rằng:

- Bệ Hạ coi không thấu nên lầm, chớ tôi là người lương thiện, có tim tốt chớ không có tim đen. Trừ ra Quốc Trượng có trái tim thiệt đen, để tôi mổ ra mà coi, đặng dùng làm dẫn hay lắm!

Vừa nói vừa cầm đao xốc lại, Quốc Trượng nhìn biết mặt Tôn Hành Giả, hoảng hồn lập tức đằng vân.

Tôn Hành Giả hét lớn rằng:

- Mi chạy đâu cho khỏi?...

34870422283_e70ececa58_o.jpg
Đấy các Bạn thấy không. Hòa Thượng nhiều tâm lắm ! Nào là nhục đoàn tâm là trái tim thịt 3 lạng rưỡi, nào là duyên lự tâm, hay suy nghĩ so đo, nào là tích tụ tâm, gom góp học thức, nào là từ bi hỹ xã tâm v.v... nhưng tóm lại, chúng nó đều là "Vọng Tâm".

+ Sao gọi là Vọng Tâm ?

- Cái "Tâm" này nó có tính CHIẾU diệu, sáng soi, nhưng chúng nó không thật có, không bền chắc, chúng do nhân duyên hòa hợp sanh, rồi do nhân hết thì diệt, nên còn gọi là Tâm Sanh Diệt.- Kinh gọi là 8 Thức Tâm Vương, hoặc là Tâm Thức.
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
* Vọng Tâm.[MOVIEBB][/MOVIEBB]

Tâm có rất nhiều loại. Trong truyện Tây du có mẫu chuyện, sau:

Đây kể đến Chương 79: Phá Động Đánh Yêu Cho Lão Thọ Ðến Trào Giúp Chúa Cứu Con Thơ.


Đấy các Bạn thấy không. Hòa Thượng nhiều tâm lắm ! Nào là nhục đoàn tâm là trái tim thịt 3 lạng rưỡi, nào là duyên lự tâm, hay suy nghĩ so đo, nào là tích tụ tâm, gom góp học thức, nào là từ bi hỹ xã tâm v.v... nhưng tóm lại, chúng nó đều là "Vọng Tâm".

+ Sao gọi là Vọng Tâm ?

- Cái "Tâm" này nó có tính CHIẾU diệu, sáng soi, nhưng chúng nó không thật có, không bền chắc, chúng do nhân duyên hòa hợp sanh, rồi do nhân hết thì diệt, nên còn gọi là Tâm Sanh Diệt.- Kinh gọi là 8 Thức Tâm Vương, hoặc là Tâm Thức.

Kính Thầy vienquang6,

Tâm nếu là vọng thì tất nhiên vô sanh, tại sao ? Bởi chẳng thật nên sự sinh chẳng thật sinh, diệt chẳng thật diệt.

Nói tâm vọng do nhân duyên hòa hợp sinh, như nhân chủng tử nơi tạng thức (thứ 8) duyên sở giác tướng cảnh của thức thứ 6, tức là nghĩa ẩn - hiển. Hòa thì hiển, ly thì ẩn. Nay nương chỗ thấy biệt nghiệp của chúng sanh mà cho là có sinh, có diệt. Kỳ thực, thức thành trí, tổng lượng chủng tử chính là tạng Tâm, như vô lượng sợi vải hòa hợp thành vải, nói tấm vải do vải sợi hợp thành thì cũng đồng nghĩa là tổng lượng vải sợi chính là vải vậy.

Nếu tạng thức diệt thì thân, tâm, thế giới chẳng có chỗ an trụ; Thường tịch quang Tịnh Độ của thập phương chư Phật lấy đâu để hiện thành ? Tam muội ý sinh thân của vô lượng Bồ Tát làm sao phát dụng được ?



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên