Minh Tâm Kiến Tánh- Phần I

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tìm hiểu về "Kiến Tánh". Theo Kinh - Luận.
* Sư Huyền Giác gặp gở Sư Huyền Sách.

Kính các Bạn. Nay VQ xin thảo luận với các Bạn về vấn đề "Kiến Tánh". Dĩ nhiên không phải là sự "kiến Tánh" của chính mình ! Mà viện dẫn kinh luận của Phật- Tổ để làm ánh đưốc soi đường.

Tại sao phải dùng lời của Phật của Tổ để diễn tả sự "kiến Tánh' ? Vì, các lý do sau :

- 1/. Lời của chúng ta không đủ trọng lượng để phục chúng.

Thiền sư Huyền Giác: ở Vĩnh Gia, họ Đới, quê ở Ôn Châu, thuở nhỏ tập kinh luận, chuyên về pháp môn chỉ quán của tông Thiên Thai, nhân xem kinh Duy Ma Cật phát minh được tâm địa; chợt gặp đệ tử của Tổ là Huyền Sách thăm hỏi, cùng bàn chuyện sôi nổi mà mỗi lời nói ra đều thầm hợp với chư Tổ. Huyền Sách hỏi: “Nhân giả được pháp nơi Thầy nào ?”

Huyền Giác đáp: “Tôi nghe kinh luận Phương đẳng mỗi vị đều có Thầy truyền thừa, sau nơi kinh Duy Ma Cật ngộ được Phật tâm tông mà chưa có người chứng minh.”

Huyền Sách bảo: “Từ đức Phật Oai Âm Vương về trước tức được, từ Phật Oai Âm Vương về sau, không Thầy mà tự ngộ trọn là thiên nhiên ngoại đạo.”

Huyền Giác nói: “Xin nhân giả vì tôi chứng minh.”

Huyền Sách bảo: “Lời tôi nhẹ, ở Tào Khê có Lục Tổ Đại sư bốn phương nhóm họp về đều là những người thọ pháp. Nếu ông chịu đi thì cùng tôi đồng đi.”

Huyền Giác bèn đồng với Huyền Sách đến tham vấn (Tổ Huệ Năng)...
.


(trích Pháp Bảo Đàn)

35453378796_7ea0809414_o.jpg
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
2/. Không nên dùng "Ý Thức" vọng tưởng mà suy lường Chân Cảnh.
* Y trí bất y thức.

Đức Phật dạy, người học Phật nên " y Trí không nên Y Thức".

Ý Thức suy lường phần nhiều là vọng tưởng. Không thể dùng Vọng tưởng để thấy được Chân cảnh.

Muốn thấy được Chân cảnh (kiến Tánh) phải nương theo Trí Huệ. Muốn có được Trí Huệ phải nương theo Thiền Định. Muốn được Chánh Định, phải y theo Tâm Ấn, Pháp Ấn chớ không thể tùy tiện suy lường.

Tổ Qui Sơn dạy:

Chánh Văn: (Đ1)

“Nhược dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khởi ngộ chân nguyên”.

...... Hậu học vị văn chỉ thú, ưng tu bác vấn tiên tri,

Dịch:

Nếu muốn tham thiền học đạo, là môn vượt ngoài phương tiện, thì trong phải hợp với mé huyền và nghiên cứu tường tận cái tinh yếu của đạo. Chọn lựa được chỗ thâm sâu rồi mới có thể khai ngộ được nguồn chơn (tức bản tánh).

..... Kẻ hậu học chưa nghe chỉ thú, phải nên rộng hỏi bậc tiên tri.

Một số không ít người học Phật. - Mà có tánh lười biếng. Không chịu giữ giới, tu thiền.- Mà lại muốn hiểu liễu nghĩa thượng thừa ! Giáo lý, kinh điển sợ phải học hỏi, hể ai nói đến kinh điển thì tìm lời dèm siểm, để tỏ ra mình là bậc "siêu cách".- Vậy mà lại mong khế ngộ được Đạo huyền !

Thật là Mê trong Mê ! Vọng chồng vọng vậy !

Phải dùng Tâm Phật, mới thấy được Phật.




35345183262_7afb447fd0_o.jpg
 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
2/. Không nên dùng "Ý Thức" vọng tưởng mà suy lường Chân Cảnh.
Đức Phật dạy, người học Phật nên " y Trí không nên Y Thức".

Ý Thức suy lường phần nhiều là vọng tưởng. Không thể dùng Vọng tưởng để thấy được Chân cảnh.

Muốn thấy được Chân cảnh (kiến Tánh) phải nương theo Trí Huệ. Muốn có được Trí Huệ phải nương theo Thiền Định. Muốn được Chánh Định, phải y theo Tâm Ấn, Pháp Ấn chớ không thể tùy tiện suy lường.

Tổ Qui Sơn dạy:



Một số không ít người học Phật. - Mà có tánh lười biếng. Không chịu giữ giới, tu thiền.- Mà lại muốn hiểu liễu nghĩa thượng thừa ! Giáo lý, kinh điển sợ phải học hỏi, hể ai nói đến kinh điển thì tìm lời dèm siểm, để tỏ ra mình là bậc "siêu cách".- Vậy mà lại mong khế ngộ được Đạo huyền !

Thật là Mê trong Mê ! Vọng chồng vọng vậy !



5h33' mờ sáng 25/6/2017.
hi hi hi!...
Mời bạn Vienquang6 một ly cà phê sáng! cùng uống với tôi nhá!

Dạ! nay TRÍ này lại phải cảm ơn ông bạn thêm lần nữa rồi! Nhọc công ông bạn đem tranh đẹp cho tôi xem rồi. Rất là đẹp và tinh tế lắm.

"Một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy",
"không thầy đố mày làm nên"

Trên đời này quả là không có cái gì có thể lớn hơn "cái tôi", nhưng "thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn"! mỗi một bức tranh không có một cái đẹp duy nhất cảm xúc duy nhất. Nếu không từng là họa sĩ sẽ khó mà hiểu bản chất cấu tạo của phẩm màu, khung gỗ, của tinh hoa trảm ốc xà cừ, của cái ngố ngố ngơ ngơ đời họa sĩ! Có những họa sĩ là danh họa của thời đại, nhưng cuộc sống thường nhật của họ được cho là bất bình thường, thậm chí rất nghèo khổ! và bất hạnh!...

Dạ! đúng như ông bạn nói :" Một số không ít người học Phật. - Mà có tánh lười biếng. Không chịu giữ giới, tu thiền.- Mà lại muốn hiểu liễu nghĩa thượng thừa ! Giáo lý, kinh điển sợ phải học hỏi, hể ai nói đến kinh điển thì tìm lời dèm siểm, để tỏ ra mình là bậc "siêu cách".- Vậy mà lại mong khế ngộ được Đạo huyền !

Thật là Mê trong Mê ! Vọng chồng vọng vậy !"

Một con ếch ngồi đáy giếng nằm mơ dù có kêu to thế nào về chuyện nằm mơ thế giới bên ngoài cũng chỉ là khôi hài! nó thật ngốc! hi hi hi!...
Nó phải rán nhảy ra khỏi đáy giếng rồi hả kêu? hay cứ kêu đến khi có ai đó có lòng nhân bắt nó ra? hay bị mấy anh chàng bợm nhậu đem xào lăn thì tiêu đời!
hi hi hi!...
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Một số không ít người học Phật. - Mà có tánh lười biếng. Không chịu giữ giới, tu thiền.- Mà lại muốn hiểu liễu nghĩa thượng thừa ! Giáo lý, kinh điển sợ phải học hỏi, hể ai nói đến kinh điển thì tìm lời dèm siểm, để tỏ ra mình là bậc "siêu cách".- Vậy mà lại mong khế ngộ được Đạo huyền !

Thật là Mê trong Mê ! Vọng chồng vọng vậy !

Phải dùng Tâm Phật, mới thấy được Phật.


Kính thưa Thầy,

Với ý trên Con hiểu rằng, học Phật mà lười biếng, không giữ giới, không tu Thiền thì cũng giống như mình chỉ thấy ngón tay chỉ mặt trăng mà đã cho là mình đã đến Mặt Trăng vậy ! Đó là vọng tưởng !!!

Kính.
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
Kính thưa Thầy,

Với ý trên Con hiểu rằng, học Phật mà lười biếng, không giữ giới, không tu Thiền thì cũng giống như mình chỉ thấy ngón tay chỉ mặt trăng mà đã cho là mình đã đến Mặt Trăng vậy ! Đó là vọng tưởng !!!

Kính.

GỞI NGUYÊN CHIẾU
hi hi hi!
khỏe không!?

Bạn nói đúng lắm.
nhưng mà hình như là: ngón tay ở đây _ánh mắt nhìn lên mặt trăng kia _ mặt trăng ở trên đó.
nhưng mà hình như là phải nương theo ngón tay chỉ hướng, để thấy được mặt trăng thôi!, mới thấy thôi, đâu có tới liền được! đâu có "đã đến" mặt trăng hồi nào đâu? nếu đã đến được mặt trăng chắc ở đó vui chơi với chú Cuội và ngắm cô Hằng Nga xinh đẹp rồi! hi hi hi....Chứ đâu có ngồi đây gõ gõ cười cười như vầy phải hông NGUYÊN CHIẾU?

Có người chưa tìm được ngón tay phù hạp với mình, có người tìm được rồi nhưng thấy ngón khác dài hơn đẹp hơn liền đổi, có người lựa cả hai ba ngón!, có người chỉ dùng 1 ngón, có người biết ngón không thật nên không cần khen ngón dài ngón vắng, có người chỉ lo khen hoài! và lo mài giũa móng tay cho xinh xinh, có người lo sơn phết màu mè cho bắt mắt...
Có người biết ngón tay không thật nên phớt lờ nó mà chỉ nương theo nhìn lên bầu trời để tìm trăng, có người nhìn đã lâu nhưng chưa thấy trăng đâu có lẽ nhằm ngày 30!?, có người thấy mờ mờ, có người thấy rất sáng, có người mỏi mắt quá đành nhắm mắt lại rồi quên luôn trăng mà theo đèn!, có người kiên trì nhìn trăng từ ngày 1 đến ngày 30 của tháng!, có người nào? đã được làm nhà vũ trụ dùng phi thuyền bay thẳng lên cung trăng thì cần gì nhìn! cần gì ngắm!?

Dạ phải không các bạn.

HI HI HI
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
3/. Phải nhìn nhiều giác độ, như quan sát viên kim cương.

diamante-21.jpg


Các Đạo Hữu có thấy viên kim cương (trên) không ?

"Kiến Tánh" cũng vậy. "Tánh" ví như viên kim cương (ai cũng có thể thấy được). Nhưng chúng ta là người đứng cách xa viên kim cương, rất xa. Chỉ loáng thoáng thấy ánh sáng lập lòe của viên kim cương.- Đừng vội cho là mình đã biết rõ nó rồi.

Chư Tổ là người đã nắm trên tay viên kim cương, và diễn tả chúng lại cho chúng ta biết. Nhưng mỗi người chỉ diễn tả một góc độ. Mỗi vị Tổ chỉ một góc độ, nên chúng ta cần thấy nhiều góc độ khác nhau, rồi tổng hợp chúng lại, mới có thể thấy biết được toàn diện.- Đó là lý do thứ 3, không nên ỷ vào sự kiến tánh của mình, mà phải nương vào kinh luận của Phật, của Tổ.

"Nương gậy "Kim Cang" tầm Giác Lộ,

Nghìn trùng vòi vọi, noi thuyền "Bát nhã" lánh Mê Tân"


Trên là một số lý do, cần khảo sát sự kiến tánh của Kinh Luận chỉ bày. Sau đây chúng ta sẽ vào Chánh đề.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Cùng tử - Minh Châu.

5h59


Tiếc rằng TRÍ dốt này chưa có cơ hội được tận mắt thấy viên kim cương thật! Thật mà ông bạn ạ! hàng hiếm này đối với TRÍ nghèo này làm gì mà thấy thật, làm gì mà có tiền mua rồi cầm tận tay mà xem cho thỏa! chỉ thấy trên TIVI, trên cái ảnh trên thôi! hi hi hi!...
Bạn vội nhận mình là cùng tử rồi !

Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài tuyên bố rằng Ngài đã tìm được chân lý, tìm được hạt minh châu của chính mình.

Kinh Pháp Hoa Phẩm thứ tám “Ngũ bá đệ tử thọ ký” nhắc đến câu chuyện anh chàng say rượu đến ngủ nhờ nhà người bạn.

Người này có việc phải đi, liền đem châu báu cột trong áo gã say rồi lên đường.

Tỉnh dậy, gã vẫn không hề hay biết, lê thân đi khắp nơi kiếm ăn, kiếm mặc hết sức khổ cực.

Sau người bạn gặp lại, không ngờ anh bạn say kia vẫn chẳng hề hay biết kho tàng vô giá được tặng nên mãi phải sống kiếp tha phương cầu thực. …

Kiến Tánh cũng vậy. Hạt châu "Chơn Tánh" đã sẵn trong nhà rồi. Vấn đề là chúng ta Chánh tri, Chánh kiến.- Lập tức trở thành Ông Trưởng Giả giàu sang....

Thế nào là Chánh tri, Chánh kiến ?

Đó là việc cần thiết để thấy, để nhận ra Viên ngọc trong chéo áo !


35412594301_1947181213_o.jpg
 
Last edited:

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
GỞI NGUYÊN CHIẾU
hi hi hi!
khỏe không!?

Bạn nói đúng lắm.
nhưng mà hình như là: ngón tay ở đây _ánh mắt nhìn lên mặt trăng kia _ mặt trăng ở trên đó.
nhưng mà hình như là phải nương theo ngón tay chỉ hướng, để thấy được mặt trăng thôi!, mới thấy thôi, đâu có tới liền được! đâu có "đã đến" mặt trăng hồi nào đâu? nếu đã đến được mặt trăng chắc ở đó vui chơi với chú Cuội và ngắm cô Hằng Nga xinh đẹp rồi! hi hi hi....Chứ đâu có ngồi đây gõ gõ cười cười như vầy phải hông NGUYÊN CHIẾU?

Có người chưa tìm được ngón tay phù hạp với mình, có người tìm được rồi nhưng thấy ngón khác dài hơn đẹp hơn liền đổi, có người lựa cả hai ba ngón!, có người chỉ dùng 1 ngón, có người biết ngón không thật nên không cần khen ngón dài ngón vắng, có người chỉ lo khen hoài! và lo mài giũa móng tay cho xinh xinh, có người lo sơn phết màu mè cho bắt mắt...
Có người biết ngón tay không thật nên phớt lờ nó mà chỉ nương theo nhìn lên bầu trời để tìm trăng, có người nhìn đã lâu nhưng chưa thấy trăng đâu có lẽ nhằm ngày 30!?, có người thấy mờ mờ, có người thấy rất sáng, có người mỏi mắt quá đành nhắm mắt lại rồi quên luôn trăng mà theo đèn!, có người kiên trì nhìn trăng từ ngày 1 đến ngày 30 của tháng!, có người nào? đã được làm nhà vũ trụ dùng phi thuyền bay thẳng lên cung trăng thì cần gì nhìn! cần gì ngắm!?

Dạ phải không các bạn.

HI HI HI

Không ... chả phải đâu bạn Trí... hihih

Muốn ngồi lên phi thuyền bay lên cung trăng cũng vẫn phải nhìn,vẫn phải ngắm,vẫn phải dùng ngón tay chỉ mặt trăng ... chỉ khác là ở thời gian nào,lúc nào và bao giờ mà thôi ...

Hihih
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
Không ... chả phải đâu bạn Trí... hihih

Muốn ngồi lên phi thuyền bay lên cung trăng cũng vẫn phải nhìn,vẫn phải ngắm,vẫn phải dùng ngón tay chỉ mặt trăng ... chỉ khác là ở thời gian nào,lúc nào và bao giờ mà thôi ...

Hihih

TRÍ GỞI NGỘ KHÔNG.
Mà nói thật với bạn, mình sợ độ cao lắm, không dám đi phi thuyền gì đó đâu. Bạn có đi thì đi, chừng nào về thì alo cho mình đến nhà chơi rồi kể mình nghe với nha. Nhất là chuyện cô HẰNG NGA xinh đẹp ấy...

Thôi, mình đúng là nói linh tinh.
Bây giờ nói đàng hoàng nha! hi hi hi...
TRÍ XIN MỜI NGỘ KHÔNG,
MỜI NGUYÊN CHIẾU, HÃY VÀO GHẾ NGỒI XEM THẦY VIÊN QUANG VÀO CHÁNH ĐỀ TIẾP THEO:

...
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
A. Sơ lượt về Tánh.

* Những danh từ để chỉ về TÁNH.


Trong các kinh điển , đức Phật nhiều lần đã nói tới Tâm - Tánh, nhưng tùy trường hợp đã dùng những danh từ khác nhau như:

Phật Tánh,

Chân Tâm,

Chân Như,

Bồ Ðề,

Tri Kiến Phật,

Niết Bàn,

Pháp Giới,

Tâm Ðịa,

Như Như,

Tự Tâm Hiện Lượng ...v.v...

Muốn diễn tả được cái tuyệt đối, ngoài vòng đối đãi, phân biệt, so sánh thì thật là khó. Những danh từ đặt ra chỉ là tạm thời, tùy trường hợp mà giảng giải thôi, chứ không có cách nào để diễn tả cho Thực Tướng được.

Thiền Tông cũng vậy, có khác là dùng những danh từ rất thông thường, hoặc là chỉ bằng cách yên lặng, không nói gì, giống như ông Duy Ma Cật đã trả lời Bồ tát Văn Thù Sư Lợi khi được hỏi về pháp môn Bất Nhị.

Thiền Tông không dùng những danh từ cao xa, huyền bí để tránh những khái niệm, lý luận khó hiểu hoặc không thực tế. Vì vậy về danh từ để chỉ cái bản thể đó thì Thiền Tông dùng những danh từ rất bình thường như:

bát không đáy,

thùng sơn lủng đáy,

đờn không giây,

cây không rễ ...

Bản lai diện mục.

Minh Tâm, kiến Tánh v.v...

- Mã Minh Bồ Tát dạy:

“Nhất thiết chư pháp, tùng bản dĩ lai, ly ngôn thuyết tướng, ly danh tự tướng, ly tâm duyên tướng, tất cánh Bình đẳng, Vô hữu cao hạ, duy hữu nhất tâm, cố danh chân như.”

Vì cái "Chơn Như Tâm" nó mầu nhiệm vô ngôn , tuyệt lự, nên ngay cả Phật và Tổ vẫn phải dùng vô số ngôn từ, vô số phương tiện để khai thị về TÂM và TÁNH. Vì vậy muốn "Kiến Tánh" chúng ta cũng phải từ trong số phương tiện đó để thâm nhập.

Lời dạy của Phật của Tổ ví như ngón tay. Chúng ta hãy nương ngón tay đó mà thấy được Chơn Tánh.

Chơn Tánh ví như "Mặt trăng". Giáo lý ví như ngón tay.- Nếu không khéo.- Có thể chúng ta sẽ nhận ngón tay làm mặt trăng. Do đó chúng ta cần có cái nhìn "Trung thực" (để không bị lầm lạc).

Muốn được vậy, chúng ta cần có Chánh kiến.
 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
22h06
Dạ! TRÍ này thấy ông bạn VIENQUANG6 cả ngày bận rộn pháp sự, đến tối tối cũng chưa có nghỉ ngơi. Biết ông còn thức còn viết bài này thật là hay! Mong rằng mai đây ai đó có duyên lành vào đây thọ lãnh rồi dùng chắc sẽ được no cơm ấm lòng.

Dạ! tôi nghe kể lại nạn đói 1945 ở VIỆT NAM gì đó...có người còn nhai luôn cả giày dép bằng cao su! Họ gặp gì nhai cái đó rồi cố nuốt vô...ấy vậy mà người ấy còn sống sót lại mới kể được chuyện đau thương bi thảm như vầy...

Tôi cũng rất rất là đói!..., nên đã mò mẫm cũng nhặt đại một cái để mà nhai nhai...rồi cũng cố nuốt nuốt...Nhưng tôi thấy tôi chưa có no lòng gì đâu! Hay là cái ấy nó vướng ngai tại cái HỌNG của tôi rồi chăng!? Hay bẩm sinh cái cổ họng tôi bé hẹp quá nên khó mà nuốt trôi một cái rỗng rang, rộng lớn thênh thanh như thế?.

Vậy ngày mai ông bạn hãy giúp tôi chánh kiến thấy rõ mồn một, thấy rõ như ban ngày, dù cái quai dép cao su kia!, dù cái thùng, dù là cây đờn hay cái bát lũng đáy...cũng liền thấy ngay trước màn hình vi tính này!.
Dạ! mà TRÍ thấy có nhiều cái quá, mình biết chọn cái nào bây giờ! cái tên nào cũng gọi đẹp đẹp xinh xinh, ý mà quên cứ ngồi đây khen nó đẹp nó xinh thì tiêu đời cái bụng TRÍ đang đói meo rồi! Hi hi hi!...
Hi hi hi!...
"Phật Tánh,
Chân Tâm,
Chân Như,
Bồ Ðề,
Tri Kiến Phật,
Niết Bàn,
Pháp Giới,
Tâm Ðịa,
Như Như,
Tự Tâm Hiện Lượng,
bát không đáy,
thùng sơn lủng đáy,
đờn không giây,
cây không rễ ...
Bản lai diện mục.
Minh Tâm, kiến Tánh"

...
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Bánh vẽ Vân Môn.

Kính Bạn nguyenviettri.

Bạn đừng vội chê "Bánh vẽ Vân Môn". Nó nhiều ý vị lắm đó.

Giống như tách "trà nguội Nan- In" đã mời bạn hôm trước (!).

Thật ra:

Nhất pháp năng minh vạn pháp đồng,

Chỉ nhân sai biệt trí nan thông.

Cầu huyền vật đắc ly thanh sắc,

Chấp trước na nan liễu tánh không.

nghĩa là:

Tỏ một pháp - thì các pháp đều đồng,

Do chấp sai biệt (nên) trí khó thông.

Huyền nghĩa phải cần lìa thanh- sắc.

Chấp trước, nên khó rõ "Tánh Không".

Vâng.

Ăn phải có cách thức để ăn , như ăn tay gấu phải hầm kỷ (bằng nồi áp suất càng tốt), ăn rau muống thì chỉ luột sơ sài v.v...

Cũng vậy. Muốn vào được Chánh kiến, để biêt các pháp đồng nguyên. Kinh dạy rất nhiều phương pháp.

Ở đây xin giới thiệu các Bạn, pháp môn Tri kiến Vô Kiến.- Môn Chánh kiến để "tiêu hóa" các pháp trên.
 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
Kính Bạn nguyenviettri.

Bạn đừng vội chê "Bánh vẽ Vân Môn". Nó nhiều ý vị lắm đó.

Giống như tách "trà nguội Nan- In" đã mời bạn hôm trước (!).

Thật ra:

Nhất pháp năng minh vạn pháp đồng,

Chỉ nhân sai biệt trí nan thông.
clear.gif


Cầu huyền vật đắc ly thanh sắc,

Chấp trước na nan liễu tánh không.

nghĩa là:

Tỏ một pháp - thì các pháp đều đồng,

Do chấp sai biệt (nên) trí khó thông.

Huyền nghĩa phải cần lìa thanh- sắc.

Chấp trước, nên khó rõ "Tánh Không".

Vâng.

Ăn phải có cách thức để ăn , như ăn tay gấu phải hầm kỷ (bằng nồi áp suất càng tốt), ăn rau muống thì chỉ luột sơ sài v.v...

Cũng vậy. Muốn vào được Chánh kiến, để biêt các pháp đồng nguyên. Kinh dạy rất nhiều phương pháp.

Ở đây xin giới thiệu các Bạn, pháp môn Tri kiến Vô Kiến.- Môn Chánh kiến để "tiêu hóa" các pháp trên.[/QUOTE]


...

DẠ! DẠ! DẠ! KÍNH THƯA ÔNG BẠN VIÊNQUANG6
VÀ TOÀN THỂ CÁC BẠN!

Tội cho TRÍ dốt này lắm ạ! Cả giày dép còn ăn nữa...huống chi là bánh ngon!
Mà bánh gì TRÍ cũng ngửi ngửi qua thôi, chỉ muốn ăn bánh do chính tay ông bạn VIENQUANG6 làm ra thôi! Và TRÍ dốt này cũng xin ông mời tôi một tách trà tự tay ông rót thôi...

Ông cũng biết là người bạn của ông bấy lâu hay có bệnh dạ dày mà, sao ông quên mời tôi trà nguội! thì làm sao mà tôi uống nổi.
Và nếu ông có thuốc trị dạ dày cũng xin ông cho tôi một ít.

Tôi sẽ đợi ông tự mời, tự rót...

...

Ờ mà đợi chi lâu lắm, thôi đi, ông cứ mời đại rót đại một cái gì cho tôi đỡ đói là cũng được rồi!...hi hi hi!...

Này, hôm nay tôi muốn ông phải thật sự đang mĩm cười với tôi và với tất cả các bạn gần xa đó nha!...
Dạ! mình luôn có ý tốt, và hay khôi hài lắm! hi hi hi!...

VẬY XIN ÔNG BẠN HÃY UNG DUNG MĨM CƯỜI VÀ UNG DUNG NÓI TIẾP NHA!
TRÍ DỐT NÀY MUỐN TẬN MẮT ĐƯỢC ÔNG CHỈ DẠY : "pháp môn Tri kiến Vô Kiến.- Môn Chánh kiến"

Dạ! TRÍ dốt này xin quỳ xuống mà lắng nghe ông ạ!

Dạ! cũng mong tất cả các bạn hãy lắng nghe bài diệu pháp sắp tới này.

Trân trọng, trân trọng.
Kính!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
B. Định hướng để quán chiếu.

* Xả bỏ và vay mượn.


Mà bánh gì TRÍ cũng ngửi ngửi qua thôi, chỉ muốn ăn bánh do chính tay ông bạn VIENQUANG6 làm ra thôi! Và TRÍ dốt này cũng xin ông mời tôi một tách trà tự tay ông rót thôi...

Ông cũng biết là người bạn của ông bấy lâu hay có bệnh dạ dày mà, sao ông quên mời tôi trà nguội! thì làm sao mà tôi uống nổi.
Và nếu ông có thuốc trị dạ dày cũng xin ông cho tôi một ít.

Tôi sẽ đợi ông tự mời, tự rót...

Ờ mà đợi chi lâu lắm, thôi đi, ông cứ mời đại rót đại một cái gì cho tôi đỡ đói là cũng được rồi!...hi hi hi!...

VẬY XIN ÔNG BẠN HÃY UNG DUNG MĨM CƯỜI VÀ UNG DUNG NÓI TIẾP NHA!
TRÍ DỐT NÀY MUỐN TẬN MẮT ĐƯỢC ÔNG CHỈ DẠY : "pháp môn Tri kiến Vô Kiến.- Môn Chánh kiến"


Mô Phật. Thật vô cùng ái nái ! Chẳng mấy khi có người muốn giúp mình thành "thí chủ". Nhưng "ngại quá". VQ đã lở vào cửa Không rồi, nên quả thật là "Bần Tăng - khổ sãi". Như Ngài Ngưỡng Sơn Huệ Tịch :

"Khứ niên bần vị thị bần,

Kim niên bần thủy thị bần.

Khứ niên bần du hữu trác chùy chi địa,

Kim niên bần chùy dã vô".

Tạm dịch :

"Năm xưa nghèo chưa thật nghèo,

Năm nay nghèo mới thật nghèo.

Năm xưa nghèo còn có đất cấm dùi,

Năm nay nghèo cả cái dùi cũng không".

http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/tamgiaithoatmon.htm


Quả thật. Cái thói quen của VQ là bất cứ cái gì "của Ta" đều quăng tất. Nên hiện tại chỉ là "Bụng rổng - Tâm Không".- Bạn xin cái "của VQ", thú thật VQ đã vứt tất cả chúng nó đi rồi. VQ chỉ xài "đồ mượn" thôi (mượn rồi cũng bỏ)

"Mượn chỉ đưa diều lên khỏi gió, buông thuyền lúc khách đã sang sông"

Thôi bạn ráng tạm dùng trà nguội, bánh lạt của kinh, luận vậy nhé.

Mến.
 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
Mô Phật. Thật vô cùng ái nái ! Chẳng mấy khi có người muốn giúp mình thành "thí chủ". Nhưng "ngại quá". VQ đã lở vào cửa Không rồi, nên quả thật là "Bần Tăng - khổ sãi". Như Ngài Ngưỡng Sơn Huệ Tịch :
"Khứ niên bần vị thị bần,

Kim niên bần thủy thị bần.

Khứ niên bần du hữu trác chùy chi địa,

Kim niên bần chùy dã vô".

Tạm dịch :

"Năm xưa nghèo chưa thật nghèo,

Năm nay nghèo mới thật nghèo.

Năm xưa nghèo còn có đất cấm dùi,

Năm nay nghèo cả cái dùi cũng không".
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/tamgiaithoatmon.htm


Quả thật. Cái thói quen của VQ là bất cứ cái gì "của Ta" đều quăng tất. Nên hiện tại chỉ là "Bụng rổng - Tâm Không".- Bạn xin cái "của VQ", thú thật VQ đã vứt tất cả chúng nó đi rồi. VQ chỉ xài "đồ mượn" thôi (mượn rồi cũng bỏ)

"Mượn chỉ đưa diều lên khỏi gió, buông thuyền lúc khách đã sang sông"

Thôi bạn ráng tạm dùng trà nguội, bánh lạt của kinh, luận vậy nhé.

Mến.
..............................

12h30 rồi!
DẠ TRÍ MỜI ÔNG BẠN VIENQUANG6 DÙNG CƠM TRƯA Ạ!

Dạ! sao! ông lâu rồi mới được làm "thí chủ" chắc là vui vui ạ!

Này ông bạn, dạ! tôi đâu có thấy ông nghèo! ông còn có một cái rất là giàu mà! Sao ông lại nói ông là: "Bần Tăng - khổ sãi"
Người đời hay bị ba cái danh_ lợi_ tình trói buộc!, tôi thì bị trói đã đành! còn ông có bị cái danh a min a mít gì đó trói chăng! Tôi có thể tháo giúp cái dây trói ông đó không? Hay ông lại thích nó luôn rồi ông bạn?
Dạ! TRí này hay hỏi nói giỡn, nhưng mà cũng hỏi thiệt lòng ông đó ạ! Trước đại chúng và các bạn gần xa xin ông hãy chân tình đối đáp cho mọi người rõ ạ!

Tôi là bạn cũ của ông, chẳng lẽ tôi không biết nhà ông là phú hộ sao! Nếu nhà ông bần cùng đói rách thì chả có gia chủ nào xây tường gào to đẹp! với cửa đóng then cài!

Ông không thấy mấy ông Tây bà đầm đi sang vùng quê VIỆT NAM du lịch sao! Mấy ổng rất thích cái cảnh nhà trống cửa không...ruộng xanh bạt ngàn lời ca chim hót! Chứ đâu có thích 4 cái vách tường kín mít...

Này ông bạn của TRÍ tôi ơi! Ông nói ông khổ thì tôi tin! ông nói ông nghèo tôi không tin!
Dạ! ông khổ bởi vì ông đã tuổi cao sức yếu, không tự cài then chốt cửa được nên mới nhờ người khác hộ thay, và đôi khi họ quên mất luôn chìa mở khóa! Nên ông mới khổ? Tôi nói có sai đâu! Tôi chỉ đùa một tí với cô giữ khóa kia khi gõ cửa nhà ông thôi mà. Ông đừng giận tôi chứ. Tôi hiểu ông, nên tin ông không giận tôi, nhưng không biết cô ấy có...

Còn nữa, ông đã nói mình đã vào "CỬA KHÔNG" rồi! Dạ! TRÍ này xin mừng dùm cho ông! Vậy thì ông còn nhờ người ta chốt cửa làm gì! hay ông để tôi rảnh tôi sẽ sang nhà ông thay cái khóa mới tiện nghi hơn, rẻ tiền hơn và mở đóng dễ lắm. Và tôi đảm bảo nếu ông không hài lòng thì tôi không lấy tiền! Dạ tức nhiên nếu là nhà mà không có cửa coi sao được!

hi hi hi!...

Này còn nữa, sao ông bạn tôi có thể nói hay đến thế: " Quả thật. Cái thói quen của VQ là bất cứ cái gì "của Ta" đều quăng tất. Nên hiện tại chỉ là "Bụng rổng - Tâm Không".- Bạn xin cái "của VQ", thú thật VQ đã vứt tất cả chúng nó đi rồi. VQ chỉ xài "đồ mượn" thôi (mượn rồi cũng bỏ)

Dạ! khoan khoan ông bạn ơi! đừng vội vứt bỏ, uổng lắm ạ, cho TRÍ này lượm lại xài được không! lon, ly, gốm, sứ... hay cái gì cũng được, ít ra còn bán ve chai được ít tiền để giành làm lộ phí về TÂY PHƯƠNG đó mà!
Vì đời nay tu hành khó quá ông à, đi đâu ra đường một tấc đất...cũng xăng! cũng tiền! cũng xe cũng pháo! Ôi thôi chả có gì miễn phí cả! Duy nhất là lên diễn đàn này đây, tôi được ăn ăn nói nói thoải mái và miễm phí quá à! hi hi hi!...

Dạ! Thấy hông! ông thấy tôi đoán trúng ông rồi không? Ông đâu có nghèo! Vì nghèo đâu bỏ phí đồ dùng như thế! hi hi hi!...

Sao? ông có vui không, bạn cũ! hi hi hi!

...
Ừ, tôi tính đi nghĩ trưa...nhưng còn một ý nữa rất là tuyệt đó nha! ...
Ý! mà không có được ông ơi! Có người đến nhà ông đòi ông trả đồ kìa! Vì ông mượn đồ của người ta nhiều quá rồi, mà ông cứ xài xong là bỏ vô thùng rác à! Nên ông tính sao đây!?

Tôi hay đùa giỡn, nhưng khi nói thật thì đâu cũng ra đó lắm à! Bởi học tu hành mà im im_ lặng lặng_ thâm thâm_ tịnh tịnh mấy đứa học trò nó dễ buồn ngủ lắm! Nên tôi vào đây cười giỡn với mọi người cho vui vui. Mà tôi bữa nay cũng biết ông đã...vui vui!

Đã 6 năm mới gặp lại ông, ông có già gì đâu! hi hi hi!...

Thôi, mấy rày tôi đến nhà thăm ông, vậy mà tới bữa nay ông mới ra đón (tôi tưởng ông bị mắt kẹt bởi cái CỬA KHÔNG rồi chứ!, mà này tôi mách nhỏ với ông thôi, chỉ một mình ông thôi : ông thuê thêm người để họ tiếp đón khách khứa chứ, vả lại có ông Tây, bà đầm nào tới hay kẻ trộm Đạo, trộm tiền gì kêu tiếp tân mời vào nhà niềm nỡ, đối đãi tử tế, cho tiền, dạy Đạo cho họ... thì họ không những thích đến nhà ông mà còn ở đó làm công miễn phí dọn dẹp vườn tược hoa kiểng cho ông cả đời! Ông thấy lợi hay hại? Còn cứ gài then chốt cửa họ tưởng nhà ông giàu có, họ sẽ sanh tâm tham lam mà rình mò đàu trộm... dù ông khóa cửa họ đâu sợ! ông thấy tôi nói to nói nhỏ có hay ho không? ),.


Mà thôi, kệ kệ!... nhà ông ông lo, có làm như tôi nói hay không là tùy hỷ...
Nảy giờ tôi đã nói nhiều rồi, cũng đói rồi. Ông cứ mang : "trà nguội, bánh lạt của kinh, luận vậy nhé" để tôi ăn cũng được.

Dù sao đó cũng là tấm lòng ông, tôi hiểu!
Rất cảm ơn ông!
Tôi dùng xong rồi đi nghỉ trưa đây! Ông cứ tự nhiên lau dọn nhà cửa, hay tiếp khách quý khác đi!...
 
Last edited by a moderator:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Minh Tâm Kiến Tánh

Người đời hay bị ba cái danh_ lợi_ tình trói buộc!, tôi thì bị trói đã đành! còn ông có bị cái danh a min a mít gì đó trói chăng! Tôi có thể tháo giúp cái dây trói ông đó không? Hay ông lại thích nó luôn rồi ông bạn?


Tôi là bạn củ của ông, chẳng lẽ tôi không biết nhà ông là phú hộ sao! Nếu nhà ông bần cùng đói rách thì chả có gia chủ nào xây tường gào to đẹp! với cửa đóng then cài!

Còn nữa, ông đã nói mình đã vào "CỬA KHÔNG" rồi! Dạ! TRÍ này xin mừng dùm cho ông! Vậy thì ông còn nhờ người ta chốt cửa làm gì! hay ông để tôi rảnh tôi sẽ sang nhà ông thay cái khóa mới tiện nghi hơn, rẻ tiền hơn và mở đóng dễ lắm. Và tôi đảm bảo nếu ông không hài lòng thì tôi không lấy tiền! Dạ tức nhiên nếu là nhà mà không có cửa coi sao được!

Này còn nữa, sao ông bạn tôi có thể nói hay đến thế: " Quả thật. Cái thói quen của VQ là bất cứ cái gì "của Ta" đều quăng tất. Nên hiện tại chỉ là "Bụng rổng - Tâm Không".- Bạn xin cái "của VQ", thú thật VQ đã vứt tất cả chúng nó đi rồi. VQ chỉ xài "đồ mượn" thôi (mượn rồi cũng bỏ)

Dạ! khoan khoan ông bạn ơi! đừng vội vứt bỏ, uổng lắm ạ, cho TRÍ này lượm lại xài được không! lon, ly, gốm, sứ... hay cái gì cũng được, ít ra còn bán ve chai được ít tiền để giành làm lộ phí về TÂY PHƯƠNG đó mà!

Dạ! Thấy hông! ông thấy tôi đoán trúng ông rồi không? Ông đâu có nghèo! Vì nghèo đâu bỏ phí đồ dùng như thế! hi hi hi!...

Ý! mà không có được ông ơi! Có người đến nhà ông đòi ông trả đồ kìa! Vì ông mượn đồ của người ta nhiều quá rồi, mà ông cứ xài xong là bỏ vô thùng rác à! Nên ông tính sao đây!?

Thôi, mấy rày tôi đến nhà thăm ông, vậy mà tới bữa nay ông mới ra đón (tôi tưởng ông bị mắt kẹt bởi cái CỬA KHÔNG rồi chứ!, mà này tôi mách nhỏ với ông thôi, chỉ một mình ông thôi : ông thuê thêm người để họ tiếp đón khách khứa chứ, vả lại có ông Tây, bà đầm nào tới hay kẻ trộm Đạo, trộm tiền gì kêu tiếp tân mời vào nhà niềm nỡ, đối đãi tử tế, cho tiền, dạy Đạo cho họ... thì họ không những thích đến nhà ông mà còn ở đó làm công miễn phí dọn dẹp vườn tược hoa kiểng cho ông cả đời! Ông thấy lợi hay hại? Còn cứ gài then chốt cửa họ tưởng nhà ông giàu có, họ sẽ sanh tâm tham lam mà rình mò đàu trộm... dù ông khóa cửa họ đâu sợ! ông thấy tôi nói to nói nhỏ có hay ho không?

Mà thôi, kệ kệ!... nhà ông ông lo, có làm như tôi nói hay không là tùy hỷ...
Nảy giờ tôi đã nói nhiều rồi, cũng đói rồi. Ông cứ mang : "trà nguội, bánh lạt của kinh, luận vậy nhé" để tôi ăn cũng được.



Kính thưa "Ông Bạn cũ". Xin cảm ơn Ông Bạn đã nghĩ đến nghĩa tình mà lo lắng...

Thưa Bạn. Tôi thì hay vứt bỏ, mà lại hay vay mượn. Tự biết mình nghèo nên chỉ vay mượn Phật Pháp, chớ không dám vay mượn của thế gian. Do vậy mà có mối nợ Phật Pháp.

Do món nợ này VQ bị làm ad để trả nợ đó mà, Tuy có chút ràng buột, nhưng cũng ráng để trừ nợ mà thôi.

Còn chuyện nhà cửa thì đây là nhà chung mà, ai cảm thấy mình thiếu nợ Phật Pháp thì lo chung VQ đâu có của để thuê người làm công.

Hay là Bạn vui lòng giúp một tay đi.

Mến.
 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
Kính thưa "Ông Bạn cũ". Xin cảm ơn Ông Bạn đã nghĩ đến nghĩa tình mà lo lắng...
Thưa Bạn. Tôi thì hay vứt bỏ, mà lại hay vay mượn. Tự biết mình nghèo nên chỉ vay mượn Phật Pháp, chớ không dám vay mượn của thế gian. Do vậy mà có mối nợ Phật Pháp.

Do món nợ này VQ bị làm ad để trả nợ đó mà, Tuy có chút ràng buột, nhưng cũng ráng để trừ nợ mà thôi.

Còn chuyện nhà cửa thì đây là nhà chung mà, ai cảm thấy mình thiếu nợ Phật Pháp thì lo chung VQ đâu có của để thuê người làm công.

Hay là Bạn vui lòng giúp một tay đi.

Mến.

...
21h26

DẠ! Tôi phải dạ với ông bạn mới thể hiện sự kính trọng. Tôi nói thật lòng.
Hôm nay tôi mới hiểu đôi phần về ông, vậy mà bấy lâu nay tôi cứ trách lầm ông. Xin lỗi ông bạn.

Chắc ông cũng đã hiểu và thương hại kẻ ngoại đạo TRÍ tôi đang đuối sức ngoài biển khơi rồi! Tôi cũng đã kiệt sức thật lắm rồi...

Tôi nào không muốn giúp ông (tôi chỉ biết mỗi một cái là muốn tô điểm mấy con cua con kiến thôi!), mà giúp ông cũng chính là giúp tôi mà! ông thấy tôi nay thì cho nghĩ phép! mai thì treo lên cây cho mấy con kiến con cò đến mổ, làm sao tôi chịu nỗi! Vì tôi còn ở ngoài "cửa KHÔNG" mà, còn ông thì đã vô "cửa KHÔNG" nên ông không còn khổ, mà có khổ ông cũng chịu nổi...Tôi thì chịu không nổi ông à!

Vậy nếu ông muốn tôi giúp ông, thì ông hãy bảo người ta mở dây cho tôi xuống chứ!
treo tôi hoài, tôi sợ thị phi của người đời nói rằng PHẬT PHÁP sao không có TỪ BI HỈ XẢ...

Còn nữa, nay thả, mai treo... tôi thấy ngại ngại quá à! tôi thì rất vui vui!, nhưng ông cứ đùa giởn thử xem cái ý chí cầu đạo của người ta như vậy hoài! chỉ e người ta tưởng thật! rồi thối chí bỏ đi thì nhà ông sẽ buồn lăm, vắng vẻ lắm...
Cho nên ông có thẻ bài miễn tử gì không? hay có thượng phương bảo kiếm gì không, tôi muốn xem thử coi nó có bén và hợp với tôi chăng!?

Tùy ông hoan hỉ vậy.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
B. Định hướng để quán chiếu. (tt)


* Phật Tri Kiến.


Kính các Bạn.

Tâm Phật - thấy Phật, muốn thấy "Phật Tánh" (kiến Tánh) thì phải dùng Tri Kiến Phật.

Có một tăng nhân đến hỏi đạo ở chỗ ngài Văn-Ích.

- Bạch Thầy ! Muốn cầu tri kiến Phật, con đường nào ngắn nhất để có thể đi qua?

Ngài Văn-Ích đáp:

- Chắc chắn không qua đây !

Ngay câu đáp này, vị tăng nhân chợt tỉnh ngộ.

"Không qua đây". "Đây", "chỗ này", nếu chẳng phải là sở học tràn đầy tri kiến, hay nếu chẳng phải là cái thức ý lúc nào cũng sẵn sàng, chờ chực phân biệt, cân đong đo đếm, biện biệt phải trái, xa gần đúng sai trói buộc nhơn quả, thì phải nên gọi là gì ?

Chợt nhận ra nó và biết tự lìa nó, vượt thoát cái tâm ý thức ấy, thì vô minh liền tan biến, giải-thoát-tâm tuyệt-đối phô bày.


Tổ Bá Trượng có bày kệ:

Linh quang riêng chiếu,

vượt khỏi căn trần

Thể bày chân thường,

chẳng kẹt văn tự

Tâm tánh không nhiễm,

vốn tự viên thành

Chỉ lìa vọng duyên,

tức như như Phật.


Đó là nét phát thảo, là ngỏ vào- Phật Tri kiến.

 
Last edited:
H

hoiquangphanchieu

Guest
* Phật Tri Kiến.

Kính các Bạn.

Tâm Phật - thấy Phật, muốn thấy "Phật Tánh" (kiến Tánh) thì phải dùng Tri Kiến Phật.

Có một tăng nhân đến hỏi đạo ở chỗ ngài Văn-Ích.

- Bạch Thầy ! Muốn cầu tri kiến Phật, con đường nào ngắn nhất để có thể đi qua?

Ngài Văn-Ích đáp:

- Chắc chắn không qua đây !

Ngay câu đáp này, vị tăng nhân chợt tỉnh ngộ.

"Không qua đây". "Đây", "chỗ này", nếu chẳng phải là sở học tràn đầy tri kiến, hay nếu chẳng phải là cái thức ý lúc nào cũng sẵn sàng, chờ chực phân biệt, cân đong đo đếm, biện biệt phải trái, xa gần đúng sai trói buộc nhơn quả, thì phải nên gọi là gì ?

Chợt nhận ra nó và biết tự lìa nó, vượt thoát cái tâm ý thức ấy, thì vô minh liền tan biến, giải-thoát-tâm tuyệt-đối phô bày.

Tổ Bá Trượng có bày kệ:

Linh quang riêng chiếu,

vượt khỏi căn trần

Thể bày chân thường,

chẳng kẹt văn tự

Tâm tánh không nhiễm,

vốn tự viên thành

Chỉ lìa vọng duyên,

tức như như Phật.

Đó là nét phát thảo, là ngỏ vào- Phật Tri kiến.

...

Dạ! cái bánh này thật là thơm ngon quá, lần đầu tiên tôi tận mắt thấy.
Các bạn gần xa có thấy ngon không!?
TRÍ cảm ơn! cảm ơn!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
...

Dạ! cái bánh này thật là thơm ngon quá, lần đầu tiên tôi tận mắt thấy.
Các bạn gần xa có thấy ngon không!?
TRÍ cảm ơn! cảm ơn!

Vnbn là vua suy lường, cái bánh này quyết chẳng thấy ngon. Cái bánh không nhân duyên, không biết đâu mà lần, thật đáng sợ quá, vô vị, không ngon.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên