Thiền mở luân xa là gì?

thiensuckhoe

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 12 2018
Bài viết
17
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Thiền mở luân xa là gì?

Thiền mở luân xa là phương pháp Thiền giúp đả thông các kinh mạch và khai mở những luân xa (huyệt lớn) trên cơ thể. Cách làm này còn giúp khai thông kinh mạch bị tắt để từ đó hấp thu năng lượng vũ trụ để nuôi dưỡng cơ thể. Không những vậy, phương pháp Thiền sức khỏe này còn kích thích sinh ra hoormone nhằm tăng cường sức khỏe cũng như hỗ trợ tinh thần.

Thiền khai phá các luân xa trên cơ thể

Muốn mang lại hiệu quả cao khi Thiền mở luân xa, các môn sinh trước hết phải tập luyện để đả thông 7 luân xa chính và các luân xa còn lại. Đầu tiên là đường kinh mạch chạy từ huyệt Nhân Trung (chỗ phần trên của môi và dưới sóng mũi) xuống huyệt Thừa Tương (chỗ lõm giữa cằm và môi dưới) rồi chạy thẳng huyệt Đản Trung (phần lõm của bụng dưới rốn và xương lồng ngực) tiếp theo đó là huyệt Trường Cường. Sau đó lần lượt truyền đến huyệt Mệnh Môn, Đại Trùy, Bách Hội, Ấn Đường và kết thúc tại huyệt Đan Điền.

CENTER]


Lưu ý khi Thiền mở luân xa

Khi Thiền mở luân xa, một điểm cần lưu ý là phải ngậm kín miệng và răng trong suốt quá trình Thiền hành. Lúc này, hai mắt phải nhắm kỹ để đường kinh mạch khép kín khi đả thông. Nếu muốn đem lại hiệu quả, các môn sinh khi Thiền phải tập trung và có sự đều đặn trong từng buổi tập. Thiền đúng phương pháp theo sự chỉ dẫn của người có chuyên môn. Cũng giống như Yoga nhưng người Thiền hành không cần phải đóng huyệt Trường Cương. Thiền mở luân xa sẽ giúp khai mở không chỉ các huyệt đạo trên cơ thể mà còn cả trái tim của mỗi chúng ta.

CENTER]


Tác dụng của Thiền mở luân xa

Một khi kiên trì tập luyện Thiền, chúng ta sẽ có được kết quả khả quan, không chỉ với sức khỏe mà còn với tinh thần tạo được sự thoải mái và an lạc. Thiền thiensuckhoe.com sẽ đả thông kinh mạch cho chúng ta, không những vậy Thiền còn sản xuất các hoormone tăng cường sự trao đổi chất trên cơ thể. Thiền mỗi ngày sẽ nâng cao được sức khỏe, sự lạc quan đồng thời khiến tinh thần khỏe mạnh cũng như chăm sóc chúng ta từ bên trong. Nếu luyện tập Thiền đạt đến cảnh giới cao hơn còn giúp chúng ta giác ngộ được nhiều điều mà bấy lâu ta chưa từng biết ví dụ về tâm linh, trừu tượng...Tất cả tạo nên phương pháp Thiền hấp thu năng lượng để ta hóa giải được bệnh tật của bản thân. Ngoài ra, Thiền còn giúp cân bằng các yếu tố, âm dương trên cơ thể từ đó giúp cho những ai Thiền chân chính đả thông được khí huyết, khai phá những điều huyền bí đồng thời mở ra vũ trụ tâm linh. Học Thiền vừa giúp chúng ta khỏe mạnh vừa giúp lĩnh hội được sự huyền bí ẩn sâu bên trong tất nhiên nó còn phụ thuộc vào sự lĩnh hội và giác ngộ của mỗi người. Nếu muốn Thiền tốt, quan trọng nhất chính là sự nỗ lực và kiên trì của mỗi người đồng thời phải có sự cảm nhận và tư duy. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

************************************
Lời Bình :

Pháp Thiền này chưa thấy Viện Nghiêng Cứu Phật Học phổ biến . Nên chưa thể xem là Giáo lý căn bản Thiền Tông . Cần nghiêng cứu thêm .

VQ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

thiensuckhoe

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 12 2018
Bài viết
17
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Thiền nhân điện là gì?

Định nghĩa ngồi Thiền nhân điện là gì?

Thiền nhân điện yêu cầu nhiều kiến thức mà chúng ta phải có sự tìm hiểu và thực hành kỹ lưỡng. Muốn Thien suc khoe được và không bị ảnh hưởng tới sức khỏe trong trường hợp không có người chỉ dẫn thì phải chắc chắn và bình tĩnh, biết áp dụng những kiến thức học được. Muốn Thiền được hiệu quả hơn thì nên dùng thêm tinh dầu Thiền có tác dụng nâng cao tinh thần. Ngồi Thiền không có nghĩa là khoanh chân nhiều giờ càng tốt, sẽ rất khó khăn nếu chúng ta không đủ sự kiên trì và nhẫn nại đến cùng.

Thiền nhân điện không phải tuân thủ bất kỳ quy tắc nào, không nhất thiết phải cố định hàng giờ liền hay ngồi thật lâu một tư thế. Yếu tố quan trọng nhất chính là sự tịnh tâm, muốn Thiền được phải thật định tâm để tâm được an lạc thì mới đem lại hiệu quả cao trong Thiền hành.

CENTER]


Lịch sử ra đời Thiền nhân điện

Thiền có nhiều tông phái khác nhau khởi nguồn từ triết lý và tư tưởng cũng như cách thực hành khác nhau. Mặc dù vậy, điểm chung của Thiền nhân điện mỗi lần nhắc đến chính là nguồn gốc ra đời - năng lượng vũ trụ. Các nghiên cứu về Thiền cho biết rằng ông tổ của Thiền nhân điện chính là tổ sư Dasira Narada (24/10/1846), một Tiến sĩ người Sri Lanka. Tiến sĩ có xuất thân danh giá, gia đình ông đã đóng góp nhiều trong lĩnh vực ngoại giao của Chính phủ. Năm ông 47 tuổi, ông quyết định đi tu hành trên núi Himalaya và để lại tất cả vinh quang hay quyền lực, tài sản bản thân.

Sau 18 năm ròng rã, ông đã tu luyện và mở được các luân xa. Năm 1916, ông truyền dạy lại kiến thức tu học của mình cho một đệ tử tên Sa Di Narada Mahathera ven ngoại ô thành phố Colombo. 8 năm sau đó, mọi người không còn nhìn thấy sự xuất hiện của ông nên cho rằng ông đã viên tịch vào năm 1924. Mãi đến 48 năm sau tức 1972, đệ nhị sư tổ đã sang Việt Nam rồi truyền lại cho một số người nổi bật là ông Huỳnh Văn Trạng.

CENTER]


Thiền nhân điện có chữa được bệnh hay không?

Khi vừa khai sinh, Thiền nhân điện đã chứng tỏ mình có vai trò tích cực đối với sức khỏe và cải thiện, nâng cao tinh thần cũng như sự thoải mái cho người tập. Thiền còn giúp các tế bào thần kinh và não bộ được kích thích. Chữa bệnh bằng Thiền nhân điện dựa vào khai mở 7 luân xa (các huyệt lớn trên cơ thể) nằm trong số hơn 1500 huyệt chính. Đây là những trung tâm quan trọng có chứa nguồn năng lượng sinh học lớn nhất.

Trong Đông y đã áp dụng cách đưa khí vào các huyệt cơ bản (điều khí: hư thì bổ, thực thì tả). Thiền nhân điện chữa bệnh có một phần của tác động ám thị, thôi miên bằng lời nói và hình ảnh làm người bệnh giảm mệt mỏi, giảm đau và có giấc ngủ ngon. Thiền nhân điện không phải là một hình thức mê tín. Đã có rất nhiều người theo đuổi bộ môn này mặc cho những lời đồn về tính chất mê tín dị đoan của nó. Muốn biết phương pháp Thiền thiensuckhoe.com này có hiệu quả hay không phải biết cũng như nắm rõ công năng đặc dị. Mỗi bộ phận cơ thể đều có tần số riêng, nếu như khai mở không kiểm soát sẽ làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học trên cơ thể. Luân xa phải được khai mở đúng cách, đừng khai mở hết vì sẽ làm hại cho cơ thể. Mặc dù Thiền nhân điện đem lại nhiều tác dụng song nếu làm không đúng cách, không được hướng dẫn cụ thể ngược lại sẽ gây hại rất nhiều. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!


***********************************

Thành viên thiensuckhoe chưa được nhận thức rõ về Phật Họ̣c .

Bạn cố ép các pháp thiền phi PG vào căn bản Thiền PG . Điều này không tốt cho người mới học Đạo .

Đại chúng nên lưu ý

VQ
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... kính bạn TSK một ly trà [smile]:

bạn là người viết những bài báo thiền này hả ? [smile]

- nếu bạn muốn học phân biệt sự khác biệt giữa loại thiền bạn đang đăng bài và Thiền Tông Phật Giáo .. tui sẽ giúp bạn vài phương pháp phân biệt căn bản dựa trên một số phương pháp [smile]

:lol: :lol:
 
Last edited by a moderator:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
kính bạn TSK một ly trà [smile]:

tui thấy vấn đề đơn giản ở chỗ này ... nên tui nêu ra để mọi người đồng duyệt ...

vấn đề là ở chỗ con người chúng ta thường lâm vào nhiều chỗ gọi là BẾ TẮC

- và bởi vì con người chúng ta thường có nhiều bế tắc nên mới có nhiều người có những phương pháp giải quyết những bế tắc đó .. .vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rõ ...


Bế Tắc đó là cái gì ?



sự giải quyết Bế Tắc đó là cái gì ?


thí dụ như vị NHỨT TỔ của Thiền Nhân Điện chẳng hạn: ông thấy con người có nhiều bế tắc ở Tâm Lý và Vật Chất . cho nên .. ông đề xướng các nguyên tắc giải quyết các vấn đề Tâm Lý và Vật Chất

như Luân Xa thứ nhất là chỗ: Thu Xả .. Ăn Uống Bài Tiết .. tiết độ và điều chỉnh mức độ hợp lý ... nếu không thì cũng như người ta XEM VOI - cũng là xem phân, xem nước tiểu ... vv.... coi có bịnh gì không ? .... vì vậy ... đó là chỗ TIẾT ĐỘ, ĐIỀU HÒA, ĐIỀU CHỈNH các hoạt động ăn uống vật chất cho cơ thể .. như ngày xưa Hán Võ Đế có con ngựa chiến, nhưng cho nó ĂN BÃ ĐẬU thì bảo nó cõng Vua đánh giặc nó cũng hỏng thèm [smile]

vì vậy, ngày xưa bế tắc chỗ nào thì người ta điều chỉnh và có phương pháp chữa bịnh chỗ đó .... cho nên các vị tổ của loại thiền của bạn đang theo học đi chẳng hạn ... họ cũng chăng màng so sánh phương pháp của họ với Thiền Tông .. hay là các Tông Phái gì khác bởi vì ....

- cứ có chỗ được ... thì có người bị bế tắc ở chỗ KHÔNG ĐƯỢC TƯƠNG ƯNG đó ... thích học hỏi và làm theo thôi ...



có 1 điểm khác giữa loại thiền của bạn đang học là chỗ KHÔNG ĐƯỢC của bạn có GIỚI HẠN và PHẠM TRÙ BAO HÀM = KHÔNG LỚN như là Thiền của Phật Giáo ... bởi vì Thiền Tông Phật Giáo nói chỗ "KHÔNG ĐƯỢC" tức là Tứ Tướng = Nhân Tướng, Ngã Tướng, Thọ Giả Tướng và Chúng Sinh Tướng .... còn chỗ được chính là "CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ"

phàm sở hữu tướng

hư thị giai vọng ...

nhược kiến CHƯ TƯỚNG " = " PHI TƯỚNG

tức kiến Như Lai - Kinh Kim Cang



cho nên ... chỗ KHÔNG ĐƯỢC = VÔ MINH tức là chỗ phủ nhận "SỰ AN TOÀN của tất cả các tướng" .... như vậy ... VÔ MỊNH có sự BAO HÀM LỚN và PHỔ QUÁT hơn cái gọi là TÂM LÝ và VẬT CHẤT = "CHƯ TƯỚNG" rất nhiều ....

nên ở chỗ này ... chúng ta nhìn lại ... và có thể dễ dàng cùng đồng duyệt và thấy sự khác biệt lớn giữa môn học thiền của bạn đang học và Thiền Tông PG đi chẳng hạn:

i. Thiền: Ngã và Vô Ngã ... Chơn và Vọng ... mà trong đó "SỰ KHẲNG ĐỊNH" = TA LÀ AI có đặc tính giải thoát và không giải thoát .. chấp trước ràng buộc và ung dung tự tại ...

vì vậy đức Phật nói: Ý dẫn đầu các pháp ... bởi vì chữ "Ý" rất là quan trọng .. nếu chỗ KHÔNG ĐƯỢC mà chúng ta cứ CHẤP LÀ ĐƯỢC = thì đúng là "đang VÔ MINH" Ở TRONG 1 BỂ KHỔ [smile]


ii. Thiền Nhân Điện/Thiền Sức Khỏe: thì sự khẳng định TA LÀ AI đó ... thường lại là "chỗ an toàn" ....


*** lẽ dĩ nhiên .. các bậc tổ sư của các môn phái của bạn theo học họ cũng không dở .. vì họ sống một đời hành thiện, sống thuận theo tự nhiên ... tiết độ, an nhiên bình thản ... nhẹ nhàng ... thí dụ như là Luân Xa Cuống Họng là chỗ ăn nói, khẩu nhập ... .... thì sự tiết độ điều hòa ở chỗ đó .. cũng có nét tương đồng với Giới Học Phật Môn = cũng phảng phất chút chút nét Như Lai Thiền

tuy nhiên ... nếu để so sánh tỉ mỉ, cặn kẽ rõ ràng:

- Phương Pháp là gì ? .. chỗ Bế Tắc là gì ... ? ... chỗ Giải Thoát là gì ?

thì chắc có lẽ ... chúng ta cần phải đi vào CỤ THỂ nhiều hơn .... CHÂN LÝ phải là CỤ THỂ ... và chỉ có CỤ THỂ mới giải quyết được những bế tắc đúng chỗ, hợp thời .. hợp tình hợp lý thôi [smile]

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

thiensuckhoe

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 12 2018
Bài viết
17
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Cách thở đúng khi chúng ta Thiền

Tĩnh tâm lòng không xao động

Nếu một sự vật nằm dưới đáy hồ sâu thẳm, ta chắc chắn là khó nhìn thấy được nó. Việc có nhìn thấy nó hay không phụ thuộc nhiều vào mặt hồ có yên tĩnh lặng sóng hay không. Hình ảnh rất dễ bị lệch lạc khi có gợn sóng hay sự dao động dữ dội. Não bộ của chúng ta cũng hoạt động với nguyên tắc như vậy. Lúc mà tâm trí và tinh thần được yên tĩnh nhất cũng là lúc chúng ta có được sự tập trung cao nhất. Một khi bị gián đoạn bởi tạp niệm hay những lo âu, xao lãng chúng ta làm việc kém hiệu quả do đó làm giảm hiệu suất công việc.

Ví dụ: Nếu công nhân nhà máy mà lơ đễnh không tập trung thì công việc không thể nào hoàn thành một cách trôi chảy được hay ví như một nghiên cứu sinh, nếu tinh thần làm việc không tốt sẽ dễ dẫn đến không thể hoàn thành công việc. Xã hội càng hiện đại thì con người càng bị áp lực, sự phát triển khoa học công nghệ khiến chúng ta căng thẳng hơn dễ dẫn đến bị trầm cảm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà ngày càng nhiều người tìm đến Thiền như một cách để giải thoát tâm hồn, giúp chúng ta an lạc, tự tại hơn.

CENTER]


Cách thở đúng khi chúng ta Thiền

Bạn nên bắt đầu đơn giản, tập Thiền sức khỏe vào những khoảng thời gian cố định có thể là bình minh hay trước khi đi ngủ. Phải nhớ ngồi thẳng lưng khi Thiền, điều này giúp hô hấp được thoải mái, chọn ngồi Thiền trên 1 cái ghế hay nệm ngồi đặt trên sàn nhà đều được. Sử dụng đồng hồ bấm giờ đảm bảo thời gian ngồi Thiền của bạn hợp lý vá chính xác nhất. Sau khi cài hẹn giờ xong, bạn nhắm mắt lại, thả lỏng các cơ, tuyệt đối không được di chuyển mà hãy thở sâu đến khi đồng hồ reo lên. Tập trung vào từng hơi thở của bạn, hít vào và thở ra. Mỗi khi có một sự thôi thúc hay ý niệm nào khác thúc giục thì hãy cố gắng không quan tâm và quay về hơi thở của bạn.

Chọn tư thế ngồi Thiền sao cho đúng?

Nếu ngồi được tư thế kiết già thì là tốt nhất nhưng đây là một tư thế khó không phải ai cũng làm được. Với tư thế này, hãy đặt tréo hai chân, chân trái đặt lên đùi phải và tương tự với chân phải, lòng bàn chân hướng lên trên. Hai tay đặt chồng lên nhau để dưới rốn, tựa lên đùi, nâng đỡ thân trên. Sống lưng phải thẳng, đốt này chồng lên đốt kia giống hình những xâu đồng xu, cằm phải ngẩng lên. Nếu thấy khó bạn có thể đổi qua ngồi kiểu bán già. Đặt chân phải lên đùi trái hay chân trái lên đùi phải đều được, đầu gối chạm sàn. Cúi người tới trước đẩy đầu gối ra sau, nếu gối khó chạm sàn hãy đặt một đùi lên chỗ gập của đầu gối còn lại.

CENTER]


Sau khi đã lựa chọn tư thế phù hợp hãy ngồi thẳng lưng để ngực căng lên giúp cho việc hít thở được dễ dàng. Ngồi tự nhiên, thoải mái chứ đừng quá gồng cứng, nhất là bạn phải ngồi một tư thế Thiền thiensuckhoe.com từ đầu đến cuối buổi. Lý do là nếu bạn cứ mãi thay đổi tư thế ngồi do không thoải mái hay chuyển từ kiểu này sang kiểu kia mà không lo Thiền thì cũng không đem đến kết quả. Thay vì đạt được mức Thiền định sâu hơn bạn cứ thay đổi kiểu ngồi chỉ khiến bạn không thế kiềm chế và nhẫn nại được. Nên quyết định trước thời gian Thiền, nếu mới bắt đầu hãy cố gắng trong 20 phút, về sau càng thực hành Thiền bạn sẽ tăng được thời gian ngồi Thiền. Điều này cũng phụ thuộc vào quỹ thời gian bạn có và khả năng chịu đựng của mỗi người.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Tổ sư dạy: “ Thiền là bổn lai diện mục của các ông, ngoài cái thiền này ra không có cái thiền thứ hai nào khác.”

Cái tri kiến này gọi là chánh, viên đốn. Muốn vào nẻo chánh này khó tránh lọt vô nẻo tà - thiên lệch, hoặc thân hoặc tâm.

Ông bạn TSK đã lấy sức khỏe làm đích, lấy hơi thở làm bè, lấy tập trung hơi thở làm sức, lấy tĩnh tâm làm buồm. Cái con thuyền này bất quá chỉ tới được bến bờ trường thọ mà thôi, vốn chẳng phải đạo lộ của Thiền Tông.

Trích dẫn vài lời link sang blog khác như thiệp mời, tờ bướm vung vãi khắp chốn, lại chẳng phải chủ đích học hỏi hay thắc mắc.

Cho nên, bài này nên chuyển đi ra chỗ khác, tránh làm tiền lệ cho kẻ khác học theo.

Kính Ngài Viên Quang xét duyệt.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... kính Lão Ca BT một ly trà [smile]:

lão ca nói làm KLL nhớ tới đoạn cuối trong bộ phim Đạt Ma Tổ Sư ... vào cuối đời ông hỏi 5 đệ tử tâm đắc của ông về sở học của họ thì có người:

- chỉ được phần da

- có người được phần thịt

- có người được phần xương tủy

- có người được hết như là ngài Huệ Khả

tuy cả 5 người đều được gọi là đệ tử phật môn .. nhưng chúng ta nhìn lại thì thấy SỞ HỌC và khả năng nhận lãnh và học hiểu chân lý lại khác nhau .... [smile]


cũng vì vậy ...ở đời thì có tới không phải chỉ riêng chúng ta mà còn cả triệu triệu tỉ tỉ người khác cũng cùng đi tìm kiếm hạnh phúc như vậy ... cho nên ... cái nhận thức của họ về thiền, sở học cũng có chỗ không đồng ... có thể không được CỤ THỂ, RÕ RÀNG TỈ MỈ và ĐƯỢC NHIỀU LỢI ÍCH hơn .. tuy nhiên cũng không phải là cũng không có lợi ích gì [smile]

ở đây cũng là môi trường giao lưu tư tưởng, học hỏi chia sẻ lẫn nhau ... chắc có lẽ chúng ta cũng nên mở lòng để lắng nghe hơn .. tìm hiểu kỹ hơn tại sao con người chúng ta thường cứ hay là như vậy ...

thấy được lợi ích là lấy đó làm MẠNG SỐNG, LÝ TƯỞNG của ĐỜI MÌNH ... mặc dù chúng ta không nhìn kỹ hơn, cụ thể hơn ... là lợi ích đó cũng không đủ .... bởi vì nói chung là cũng: CÒN THIẾU TỰ TÁNH CHÂN THẬT ở trỏng ...


Vi Diệu Pháp có ghi nhận: ngã mạn có tới chín kiểu: thua ỷ thua, thua ỷ bằng, thua ỷ hơn . bằng ỷ bằng, bằng ỷ thua, bằng ỷ hơn ... hơn ỷ hơn, hơn ỷ thua, hơn ỷ bằng ... chỗ nào cũng có "CÓ THỂ LIỆT KÊ CẢ NGÀN NGÀN THÍ DỤ CHÚNG TA CÓ THỂ DỄ DÀNG NHÌN THẤY trong cuộc sống hiện thực là chỗ Ỷ đó ... điểm tựa để Ỷ đó không được rồi ...

-->> nhưng thông thường .... người ĐANG TỰA và ĐANG Ỷ VÀO ... thì sao biết ?? [smile] .. và sự TỰA Ỷ này chính chúng ta cũng thường hay mắc phải

thí dụ nói sâu xa hơn là DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH

chúng ta vì có NHÂN THỌ .. vì có NHÂN TƯỞNG ... mà thường cứ bị những NHÂN THỌ, NHÂN TƯỞNG đó ... khi chúng không đủ duyên để thành tựu quấy phá ... làm điên đảo .. cũng đâu phải là chuyện gì xa xôi [smile]


cho nên ... có nhiều khi chúng ta CỨ PHẢI ĐỢI NƠI CUỐI BÃI .... BỂ KHỔ ... CHƯ HÀNH VÔ THƯỜNG ... để mà lúc đó .. mà gặp nhau .. tâm sự vài lời thôi [smile]


mà đúng không lão ca ? [smile]

:lol: :lol:
 

thiensuckhoe

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 12 2018
Bài viết
17
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Thiền có vai trò như thế nào đối với sắc đẹp?

Thiền định mỗi ngày sẽ giúp làm đẹp hơn tâm hồn và sức vóc của bạn

Mỗi lần chúng ta bị căng thẳng hay mệt mỏi đều rất dễ dẫn đến nổi mụn, mẫn đỏ. Chính vì vậy khi cơ thể chúng ta được thư giãn thì tự nhiên những dấu hiệu này cũng theo đó giảm đi. Nếu biết thở đúng sẽ giúp giảm sự căng thẳng bên trong qua đó đem lại sự cân bằng cho những cơ quan khác nhau của cơ thể. Thiền-sức-khỏe càng nhiều càng rạng rỡ (The more you meditate, the more you radiate).

Không quá khi nói rằng những người ngồi Thiền có vẻ ngoài tươi tắn và sức khỏe dẻo dai mà không cần trang điểm. Điều này có được là do suốt quá trình Thiền, việc giữ im lặng cũng như duy trì sự yên tĩnh sẽ duy trì năng lượng. Cùng với đó là kết hợp với Thiền định hằng ngày giúp da dẻ hồng hào và xinh đẹp rạng rỡ. Mỗi khi cảm xúc vui buồn lẫn lộn, trách móc hay chán nản, khuôn mặt ai cũng trở nên xấu xí hơn. Do đó chúng ta phải luôn giữ được một tâm hồn lạc quan vui tươi, tĩnh tâm - và cũng vì lẽ đó mà chúng ta đến với Thiền định. Mỗi phút mỗi giây của cuộc sống chúng ta phải bám chặt vào hành trình của sự sống, đừng để da bị xấu xí nhăn nheo. Trẻ đẹp phải sánh đôi cùng với nhau do vậy tâm hồn trẻ thì tự nhiên bản thân cũng đẹp hơn. Thiền cùng một ít hương thơm đến từ tinh dầu còn giúp làm chậm sự lão hóa một cách tự nhiên, mang đến sự tươi trẻ. Khi cần một yếu tố giúp mình đẹp hoàn thiện, hãy mỉm cười thật tươi. Chính điều này giúp bạn ngày càng vui vẻ và hạnh phúc, không cần phải tốn quá nhiều tiền của để đi thẩm mỹ hay làm đẹp. Mỉm cười giúp bạn trở nên đẹp hơn và thế giới cũng trở nên tươi đẹp hơn.

CENTER]


Vẻ đẹp là sự tồn tại ẩn giấu bên trong nội tâm

Trong cuốn sách “The How Of Happiness” do giáo sư Sonja Lyubomirsky biên soạn đã nói rằng sự di truyền từ bổ mẹ sang con chiếm 50%, 40% là do con tự tạo lấy còn lại 10% là do hoàn cành bắt buộc. Nếu như cha mẹ vui vẻ sống hòa thuận và có một tâm hồn thanh tịnh sẽ giúp những đứa trẻ được sinh ra lớn lên trong niềm vui đến 50%. Tự bản thân đứa trẻ cũng vui giống ba mẹ nó sẽ có thêm 40% nữa tổng cộng đứa bé đó đã có 90% tinh thần lạc quan. Như vậy Thiền https://thiensuckhoe.com không chỉ tốt cho chúng ta mà còn giúp sinh ra những thế hệ tương lai thông minh, xinh đẹp mà lại có tâm có đức.

Kết luận

Nhan sắc ảnh hưởng đến hầu hết mọi ngành nghề, đó là điều không cần phải bàn cãi. Mặc dù sắc đẹp rất cần thiết nhưng đẹp từ bên trong thì tốt hơn, nó không đến từ vẻ ngoài được phủ một lớp son phấn mỹ phẩm trang điểm. Làn da bị khô sạm hay không đẹp chủ yếu là do tâm trạng của chúng ta hay buồn phiền lo âu. Sự sợ hãi cũng làm kích thích tiết ra nhiều cortisol khiến da mụn nhiều hơn, nám và đen sạm.

CENTER]


Thiền sẽ giúp chúng ta trở nên thư thái hơn, trầm tĩnh và hạn chế được căng thẳng qua đó thân thể khỏe mạnh hơn và an lạc hơn. Chính những điều này sẽ giúp phục hồi những dưỡng chất tái tạo da, khiến da tươi trẻ, tóc bóng mượt. Có câu nói rằng "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" nên Thiền chính là phương pháp giúp đẹp từ trong ra ngoài. Đẹp người đẹp nết cùng với nụ cười luôn rạng rỡ, đây là hành trang giúp chúng ta sống vui vẻ và đạt được những điều mình mong muốn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. kinh bạn TSK một ly trà [smile]:

bài viết này của bạn làm tui nhớ tới cái chỗ độc đáo của Thiền Tông là: Trực Chỉ Chơn Tâm --> thấy TÁNH thành PHẬT


thí dụ chúng ta đi rừng gặp nguồn nước ... thì biết ngay .. tại đầu nguồn nước từ mạch chảy ra ... thông thường đã được lọc bởi đất đá tự nhiên nên nguồn nước là TRONG là SẠCH .. bởi vì vậy uống mà hỏng có sợ đau bụng .... bị nhiễm vi trùng ... vv..

cũng vậy .. chúng ta thường ăn đồ ăn biết nguồn sạch sẽ --> thì mới dám ăn ....

thì cũng đồng nguyên tắc như vậy thôi: CHƠN TÂM VỐN VÔ SANH = XƯA NÁY NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG nên nó làm sao mà dơ được .. cho nên TRỰC CHỈ CHƠN TÂM cũng như là UỐNG NƯỚC TỰ NGUỒN VẬY ... kinh Thủ Lăng Nghiêm do HT Thích Duy Lực giảng giảng có liệt kê những món VÔ SANH ấy [smile]

--->> biết được . cũng là THIỀN CÓ CHÚT CHÚT CĂN CƠ rùi [smile]



có nhiều người đương nhiên sẽ hỏi là làm sao biết là KIẾN TÁNH ?

- câu trả lời cũng đơn giản hệt như vậy thôi .. thập mục ngưu đồ vẽ CON TRÂU .. rùi lại vẽ CÓ NGƯỜI CHĂN ĐƯỢC CON TRÂU .... rùi cuối cùng lại VẼ RA VẦNG TRĂNG ...


cái NGƯỜI CHĂN ĐƯỢC CON TRÂU cũng như người biết uống nước TỰ NGUỒN VẬY [smile]

- mà CON TRÂU .... NGƯỜI và TRĂNG .. thì cũng đều là ở trong tâm thôi ... cho nên . thấy được CON TRÂU, thấy được NGƯỜI và thấy được TRĂNG .... thì đó là THIỀN TÔNG vậy [smile]


vì vậy .. Phật Đạo hay Thiền Tông đều là Tu Hành tại tâm ...

- thấy được ở Tâm mình ... CÓ CON TRÂU

- thấy được ở TÂM mình CÓ NGƯỜI CHĂN ĐƯỢC CON TRÂU

- và thấy được LÝ BẤT NHỊ ... NGƯỜI ĐÓ hỏng phải là TRĂNG mà CỨ BIẾT CHỈ TRĂNG HOÀI, tức là CÒN CÓ TRĂNG NỮA .. thì là thành phật đạo chút chút rùi đó [smile]

bởi vì CÁI NGƯỜI "LUÔN CHĂN ĐƯỢC CON TRÂU = khiến nó thành con TRÂU TRẮNG" hỏng thể nào HỎNG BIẾT CÓ TRĂNG được [smile]


- cho nên tui thiết nghĩ .. chúng ta rao bán hàng thì cụ thể bao nhiều ... gặp đúng những người cần cụ thể đó bao nhiêu sẽ có lợi ích nhiều hơn ...

thì dụ: có đau đầu thì mới cần thuốc tylenol hay là aspirin chứ ? [smile]



- vậy bạn có thích học hỏi trao đổi về THIỀN TÔNG Phật Giáo không ? [smile]


mà bạn nghĩ có lý hông ? [smile]

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên