Thường Bất Khinh Bồ Tát.

baba

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 10 2017
Bài viết
14
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Bồ-tát Thường Bất Khinh là ai?

Khi chúng ta sống trong xã hội nơi sự bất dung và phỉ báng lẫn nhau đang gia tăng, hành xử của Bồ-tát Thường Bất Khinh, như được mô tả trong kinh Pháp hoa, cung cấp một hướng dẫn cụ thể cho đời sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta có thể phát triển nhân tính như thế nào trong một xã hội đang ngày càng thiếu nhân tính? Chúng ta có thể phản ứng và chuyển đổi môi trường thù địch bằng cách nào? Phẩm “Bồ-tát Thường Bất Khinh” trong kinh Pháp hoa soi sáng những câu hỏi quan trọng này.

Phẩm thứ hai mươi của kinh Pháp hoa, có tên “Bồ-tát Thường Bất Khinh”, là thuộc phần kết của kinh Pháp hoa, được biết như là phần “phó chúc”. Các kinh sách thường được giải thích gồm có ba phần: phần tựa, phần khai thị và phần phó chúc. Phần tựa là phần giới thiệu, ở đó lý do thuyết giảng kinh được làm sáng tỏ. Phần khai thị thảo luận về nội dung chính của kinh. Phần phó chúc, là phần kết, giải thích những lợi ích của kinh và khuyến khích việc truyền bá kinh

Một phần của phần phó chúc, phẩm “Bồ-tát Thường Bất Khinh”, giải thích cả lợi ích có được từ việc truyền bá kinh Pháp hoa và quả báo không tốt đến với những ai phỉ báng người hành trì kinh này. Ý nghĩa của phẩm “Bồ-tát Thường Bất Khinh”, tuy nhiên, không chỉ nằm nơi sự liên hệ mật thiết của nó với phần phó chúc của kinh.

Sự miêu tả của kinh về thái độ và hành xử của Bồ-tát Thường Bất Khinh ở trong phẩm này được xem như hình mẫu cho những hành giả của kinh Pháp hoa. Tinh thần và hành động của ngài tiêu biểu cho điều cốt tủy của kinh: chủ nghĩa nhân đạo được dựa trên sự kính trọng tuyệt đối phẩm giá vốn có của con người.

Sau đây là phần tóm tắt về phẩm “Bồ-tát Thường Bất Khinh”: Trong đời quá khứ xa xưa, khi giáo pháp của Phật Oai Âm Vương đang bắt đầu bước vào thời kỳ biến mất, có một vị Bồ-tát xuất hiện và thực hành giáo pháp của Đức Phật này. Đồng thời, dân chúng cũng thực hành Phật pháp, nhưng họ không thấy được mục đích và ý nghĩa chân thực của Phật pháp. Thêm nữa, bấy giờ “các Tỳ-kheo tăng thượng mạn có rất nhiều thế lực”. Vị Bồ-tát đó, không bị ảnh hưởng bởi những trường hợp này, tin tưởng vững chắc rằng mọi người đều có Phật tính. Vì vậy, bất cứ khi nào nhìn thấy người khác, ngài nói với họ rằng: “Tôi kính trọng ngài sâu sắc và không bao giờ dám khinh thường ngài. Vì sao?

Bởi vì ngài đang thực hành Bồ-tát đạo và sẽ thành Phật”. Bởi vì Bồ-tát luôn lặp đi lặp lại những lời này, người ta đã gọi ngài là “Thường Bất Khinh”.

Người ta giận dữ và phỉ báng ngài, nói rằng “Vị Tỳ-kheo vô trí này ở đâu đến, tự tin nói rằng ông ta không khinh khi chúng ta, và còn thọ ký cho chúng ta sẽ thành Phật? Chúng ta không cần những lời thọ ký hão huyền đó!” Một số người khác thì “lấy gậy và gạch đá đánh đập và ném ông”. Nhưng Bồ-tát Thường Bất Khinh không từ bỏ sự thực hành của mình và đạt được giác ngộ, đắc được công đức lục căn thanh tịnh. Còn những người nhục mạ ngài thì đọa vào địa ngục Vô gián. Và sau khi thọ tội xong, họ cuối cùng gặp lại Bồ-tát Thường Bất Khinh, được ngài giáo hóa và chứng đắc Phật quả.

Thực hành lòng nhân trong cõi đời thực

Những tình huống xoay quanh Bồ-tát Thường Bất Khinh là tương tự với những tình huống hiện này của chúng ta ở một vài khía cạnh. Thêm nữa, những tư tưởng và hành động của Bồ-tát đem đến cho chúng ta những hiểu biết có ý nghĩa về cách chúng ta có thể thực hành Phật giáo ngày hôm nay. Tôi muốn thảo luận chín điểm then chốt liên quan đến vấn đề này.

1. Trong một thời đại quyền lực tôn giáo bị lạm dụng, thực hành Chánh pháp có nghĩa là thẳng thắn nói sự thật

Một lý do tại sao phẩm “Bồ-tát Thường Bất Khinh” hữu ích như một hướng dẫn đối với sự tu tập ngày nay của chúng ta là rằng những tình huống ở đó Bồ-tát thực hành là tương tự với những tình huống của chúng ta. Bản kinh mô tả thời điểm câu chuyện xảy ra là như sau: “Khi Đức Oai Âm Vương Như Lai tối sơ đã diệt độ và sau thời Chánh pháp biến mất, trong thời Tượng pháp, hàng Tỳ-kheo tăng thượng mạn có rất nhiều thế lực”.

Đó là một thời điểm rất lâu sau Đức Phật diệt độ; đó là một thời kỳ hỗn mang đối với giáo pháp Phật giáo. Lời dạy chân thực của Đức Phật bị làm cho lu mờ, và thay vào đó, người ta thực hành một “Pháp tương tự”, tức là một Phật giáo hình thức và thiên về nghi lễ cúng kiếng. Bản kinh giải thích rằng chính “những Tỳ-kheo tăng thượng mạn” góp phần làm suy tàn Phật giáo. Không biết về mục đích và ý nghĩa chân thực của Phật giáo và bị thao túng bởi quyền lực tôn giáo, quần chúng không thể nắm bắt được cái cốt tủy của việc thực hành Phật pháp và sự tận tâm của họ không có kết quả. Trong một thời kỳ suy thoái và hỗn mang như vậy, Bồ-tát Thường Bất Khinh đã xuất hiện và tuyên bố chân lý rốt ráo của Phật giáo - sự hiện hữu của Phật tính bên trong mọi người, và đó là phẩm giá bình đẳng của tất cả mọi người.

2. Danh phận được xác định bằng hành động

Tên thật của Bồ-tát Thường Bất Khinh không được biết. Tên của ngài là một cái tên giễu mà người ta cố gán cho ngài bởi vì ngài luôn lặp đi lặp lại câu “Tôi không bao giờ dám khinh thường các vị, vì tất cả các vị chắc chắn sẽ thành Phật!”. Tên của ngài có ý nghĩa ở đây. Trong kinh Pháp hoa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi đại chúng: “Vì lý do gì mà vị ấy có tên là Thường Bất Khinh?”. Tên của chúng ta xác định chúng ta.

Ở đây bản kinh cho thấy rằng nhân dạng của một hành giả kinh Pháp hoa được xác quyết bằng chính những việc làm của người đó. Điều này phù hợp với truyền thống Phật giáo là luôn nhấn mạnh vào hành động của chúng ta, chứ không phải vào địa vị hay tài sản của ta, những điều thường được coi là cốt tủy trong việc xác định danh phận chúng ta.

Một trong các bài kệ của kinh Pháp cú viết rằng: “Ðược gọi Bà-la-môn/ Không vì đầu bện tóc/ Không gia đình, dòng tộc/ Ai thật chân, chánh, tịnh/ Mới là Bà-la-môn.” Một Bà-la-môn là thành viên của đẳng cấp cao nhất trong những người Hindu. Các Bà-la-môn được xem như là giai cấp quyền quý nhất của xã hội Ấn Độ.

Thông điệp của Đức Phật ở đây là rằng, một người trở thành cao quý không phải vì địa vị hay hình ảnh, mà bằng chính việc làm của người ấy. Tương tự, nếu chúng ta muốn đồng nhất chúng ta với Bồ-tát Thường Bất Khinh, chúng ta chỉ có thể hành động theo cùng cách như vậy: thừa nhận và kính trọng Phật tính ở trong tất cả mọi người. Những suy nghĩ, ngôn từ và hành vi của chúng ta quyết định chúng ta là ai. Sau hết, những gì chúng ta xem là “tự ngã” thì không có gì khác hơn sự tổng hợp những nghiệp tích lũy của chúng ta. Và nghiệp có nghĩa là “hành vi” - những suy nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta.

Do đó, chúng ta về cơ bản tự do định hình nên danh phận của mình chính xác theo cách chúng ta muốn. Việc thực hành Phật pháp của chúng ta đưa ra một phương tiện mạnh mẽ cho việc tạo nên và xác định chúng ta. Chúng ta đề cập đến tiến trình mà ngang qua đó chúng ta thực hiện điều này như là cuộc “cách mạng con người” của chúng ta.

3. Mục đích của việc thực hành đạt đến quả vị Phật

Tại sao chúng ta thực hành Phật pháp? Những câu hỏi đơn giản nhất thường là quan trọng nhất và khó trả lời nhất. Khi Bồ-tát Thường Bất Khinh xuất hiện vào thời kỳ “Tượng pháp” của Đức Phật Oai Âm Vương, mặc dù Phật giáo được biết rộng rãi, quần chúng hoàn toàn không biết ý nghĩa đích thực của việc thực hành Phật giáo. Sự mù mờ của quần chúng về Phật giáo được biểu thị bằng nhận xét của họ đối với Bồ-tát: “Vị Tỳ-kheo vô trí này ở đâu đến, tự tin nói rằng ông ta không khinh khi chúng ta, lại còn thọ ký cho chúng ta sẽ thành Phật? Chúng ta không cần những lời thọ ký hão huyền đó!”. Phản ứng của họ là vô minh trong ý nghĩa rằng chúng là trái ngược với mục đích Phật giáo.

Quần chúng bị mê hoặc bởi tầng lớp Tăng lữ quyền uy để tin rằng họ cứ thực hành mà không cần giác ngộ. Tùy thuộc vào quyền lực tôn giáo, do đó, trở thành mục đích của họ. Đó là trạng thái thực hành Phật giáo quen thuộc. Chúng ta thực hành Phật giáo để khai mở chúng ta thành những vị Phật. Khi quần chúng trở nên mù mờ về ý nghĩa nền tảng này của Phật giáo, họ chắc chắn rơi vào một trạng thái nô lệ tinh thần.

Từ một cách nhìn, việc làm của Bồ-tát Thường Bất Khinh là để giải thoát con người ra khỏi sự mê mờ ấy và thức tỉnh cho họ biết mục đích chân thật của Phật giáo. Kinh Pháp hoa dạy chúng ta rằng ở vào một thời kỳ hỗn mang, chúng ta trước hết phải làm sáng tỏ những gì mà những Phật tử chắc hẳn sẽ hỏi khi họ bắt đầu thực hành: Tại sao tôi thực hành? Không trả lời được câu hỏi này một cách đúng đắn, sự thực hành của chúng ta sẽ trở thành điều mà ngài Nhật Liên mô tả là “một sự hành xác đớn đau vô cùng tận”.

4. Kính trọng người khác là một phương tiện khai mở Phật tính của chúng ta

Từ những hành động của Bồ-tát Thường Bất Khinh, chúng ta tìm thấy chìa khóa để nhận ra hạnh phúc của chính mình. Bồ-tát chứng minh rằng nếu chúng ta muốn thấy Phật tính của chúng ta và khai mở nó, chúng ta cũng phải thấy nó ở nơi đời sống của người khác. Không có chuyện là đạt lấy giác ngộ cho riêng mình trong khi không nhìn thấy khả tính như vậy ở nơi người khác.

Về điều này, ngài Nhật Liên, thông qua sự loại suy khéo léo, giải thích: “Có một sự đồng nhất căn bản của ta và người. Do đó khi Bồ-tát Thường Bất Khinh cung kính lạy bốn chúng, Phật tính ở trong bốn chúng tăng thượng mạn cúi lạy lại Bồ-tát Thường Bất Khinh. Điều này giống như cách khi một người cúi đầu trước một cái gương, hình ảnh phản chiếu trong cái gương cúi đầu trở lại”.

Nếu thái độ của chúng ta là “tôi sẽ đối xử với mọi người đúng đắn với điều kiện mọi người đối xử với tôi đúng đắn”, thì có nhiều khả năng chúng ta sẽ đánh mất sự kính trọng và chân thực của chúng ta và đẩy người khác ra xa. Hay có thể nói rằng một thái độ như vậy tự nó là nguyên nhân cho việc thất kính và nghi ngờ lẫn nhau. Ngược lại, nếu chúng ta cố gắng nhìn thấy vị Phật nơi người khác, chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi đặc biệt nơi đời sống của chúng ta và cả nơi đời sống của người khác. Thực hiện trước việc kính trọng những người xung quanh ta vì Phật tính của họ là đem lại ích lợi hỗ tương. Trong ý nghĩa này, Bồ-tát Thường Bất Khinh thực hành sự cung kính không chỉ vì lợi ích của người khác, mà cũng vì lợi ích của chính mình.

Tin vào Phật tính - của chính chúng ta và người khác - là điều khó khăn. Đây là tại sao hành động của Bồ-tát Thường Bất Khinh là quá cao cả và hy hữu. Nhưng đồng thời, việc thực hành là ở bên trong tầm tay của bất cứ ai. Mọi người có thể tôn trọng người khác; điều chắc chắn không khó như bay lên trên một hội chúng và trèo lên trên một ngôi tháp đồ sộ lơ lửng giữa không trung - những hành động được mô tả ở nơi khác trong kinh. Không giống như những việc làm này, việc làm của Bồ-tát Thường Bất Khinh là có thể đối với tất cả chúng ta.

Trong ý nghĩa này, ngài Nhật Liên giải thích: “để tin rằng Phật tính tồn tại bên trong loài người là điều khó khăn nhất - khó như tin rằng lửa tồn tại trong nước hay nước ở trong lửa. Bồ-tát Thường Bất Khinh nhìn thấy Phật trong mọi người ngài gặp, và Thái tử Tất-đạt-đa là người đã thành Phật. Những tấm gương này giúp bạn có niềm tin.”

Những gì có thể khiến chúng ta hành động theo cách mà Bồ-tát Thường Bất Khinh đã làm, ngài Nhật Liên dạy ở đây, là không có gì khác hơn niềm tin của chúng ta vào tính phổ quát của Phật tính. Và để tiếp tục công việc của chúng ta, chúng ta cần niềm tin mạnh mẽ - mạnh mẽ đủ để không thoái chí bởi những phản ứng nông nổi từ người khác. Bất cứ khi nào chúng ta nhận ra và kính trọng Phật tính của người khác, quả vị Phật của họ đang đảnh lễ trở lại, bất chấp bề ngoài họ đang phản đối chúng ta. Do đó ngài Nhật Liên khuyên chúng ta cần có can đảm để chính chúng ta thực hành trước, chứ không chờ đợi một cách vô ích hình ảnh ở trong tấm gương cúi lạy trước.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha haha ... kính bạn:

Trong ý nghĩa này, ngài Nhật Liên giải thích: “để tin rằng Phật tính tồn tại bên trong loài người là điều khó khăn nhất

- khó như tin rằng lửa tồn tại trong nước hay nước ở trong lửa.

Bồ-tát Thường Bất Khinh nhìn thấy Phật trong mọi người ngài gặp, và Thái tử Tất-đạt-đa là người đã thành Phật. Những tấm gương này giúp bạn có niềm tin.”


Câu này hay quá .. Âm trung hữu Dương căn .. Dương trung hữu Âm căn .. trong nước có lửa .. trong lửa có nước

bởi vì nước và lửa --> vốn là MỘT tức là nguyên lý của THÁI CỰC [smile]

điều này cũng khó hiểu hệt như NHẤT và NHỊ ... VÔ SANH và SANH/TỬ vậy [smile]


mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

baba

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 10 2017
Bài viết
14
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Ha ha haha ... kính bạn:

Trong ý nghĩa này, ngài Nhật Liên giải thích: “để tin rằng Phật tính tồn tại bên trong loài người là điều khó khăn nhất

- khó như tin rằng lửa tồn tại trong nước hay nước ở trong lửa.

Bồ-tát Thường Bất Khinh nhìn thấy Phật trong mọi người ngài gặp, và Thái tử Tất-đạt-đa là người đã thành Phật. Những tấm gương này giúp bạn có niềm tin.”


Câu này hay quá .. Âm trung hữu Dương căn .. Dương trung hữu Âm căn .. trong nước có lửa .. trong lửa có nước

bởi vì nước và lửa --> vốn là MỘT tức là nguyên lý của THÁI CỰC [smile]

điều này cũng khó hiểu hệt như NHẤT và NHỊ ... VÔ SANH và SANH/TỬ vậy [smile]


mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
Nhầm lẫn!

Không phải là lửa trong nước hay nước trong lửa.
Mà đơn giản là thấy nhận biết "nước trong tinh khiết " trong chất lỏng đen thui tanh ói.
Vậy thôi.
Nước sông nước suối nước biển khơi nước đầm nước ao tù nước.. cho đến nước tiểu đều có nước " tinh khiết ".
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn BB:

cái nhìn chỉ có nước không .. không đủ làm nên THÂN TỨ ĐẠI mà .. phải không ?

- cho nên nguyên lý của THÁI CỰC = MỘT .. xưa nay vẫn thế .. dù là trong đạo học hay là phật học [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên