Thắc mắc Kim Cang Bất Hoại Thân (Trường Thọ phần 2)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tất cả Pháp đều là Phật Pháp thì tìm kiếm hay làm gì, nói gì hay hỏi gì cũng VÔ ÍCH.
Tất cả Pháp đều là Phật Pháp NGHĨA là???
"Tất cả Pháp đều KHÔNG PHẢI là Phật Pháp.! "
Vì người HUYỄN mà: "GƯỢNG NÓI thôi.!"


Chú tiểu hỏi Thầy: "Tất cả Pháp đều là Phật Pháp???"
"Con phải THẤY cái gì KHÔNG PHẢI trước đã???. Thầy trả lời.

Chú tiểu NHÌN chung quanh rồi hỏi: "Sao con KHÔNG THẤY???"
"Con THẤY cái gì là Phật Pháp???"
"Con KHÔNG THẤY cái gì Phật Pháp???" Thầy trả lời.

Chú tiểu trả lời: ""Làm sao PHÂN BIỆT cái THẤY???"

Thầy mỉm cười.!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Có một người hỏi Sư Thầy Viên Minh:
Làm sao BIẾT một người CHỨNG Tư Đà Hoàn???

"Muốn BIẾT một người CHỨNG Tư Đà Hoàn thì mình PHẢI TỰ CHỨNG Tư Đà Hoàn".

Sư Thầy Viên Minh.

Còn Vô Minh vì mình CHƯA TỰ CHỨNG được mình là HUYỄN.
Còn cái mình BIẾT thì mình KHÔNG THẾ NÀO TỰ CHỨNG được cái THẬT TƯỚNG mình".
Cái mình BIẾT là VỌNG TƯỞNG.
Cái mình KHÔNG BIẾT lại KHÔNG gì mà KHÔNG BIẾT.

Tất cả Pháp đều là Phật Pháp.
Có người hỏi: Phật là gì???
Tất cả Pháp đều KHÔNG PHẢI Phật Pháp.

Khi nào CÓ người hỏi hay trả lời thì Phật Pháp thành HUYỄN.

Phàm cái gì CÓ TƯỚNG đều là HUYỄN,.
Phàm cái gì HUYỄN nói ra đều là HUYỄN.

Người CHÁNH nói TÀ thì TÀ cũng thành CHÁNH.
Người TÀ nói CHÁNH thì CHÁNH cũng thành TÀ.

Đức-Phật nói người TÀ thì người TÀ thành CHÁNH.
Người Vô Minh nói Phật Pháp với người Vô Minh thì???
tiểu6.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Kim cang Bất Hoại Thân. Bài 19.- Có Bồ Đề là có Niết Bàn, có Niết Bàn (Vô Vi) thì có Kim Cang bất hoại thân (Pháp Thân).


TRỰC CHỈ (HT. TTT)

"Vân hà đắc TRƯỜNG THỌ
KIM CANG BẤT HOẠI THÂN"
Ý hỏi rằng:
Phải làm gì để được THÂN TRƯỜNG THỌ ?
Phải làm gì để có THÂN KIM CANG BẤT HOẠI ?

Học phẩm TRƯỜNG THỌ thứ tư, người đệ tử Phật sáng mắt ra và nhận thức rõ về giá trị của danh từ TRƯỜNG THỌ, qua lời Như Lai Thế Tôn dạy cho Bồ tát Ca Diếp.
Bồ tát Ca Diếp còn muốn tìm hiểu nguyên nhân nào hun đúc thành tựu cái quả THÂN KIM CANG BẤT HOẠI ?
"Vân hà đắc TRƯỜNG THỌ
KIM CANG BẤT HOẠI THÂN ?"

Học KIM CANG BẤT HOẠI THÂN tức là học về PHÁP THÂN PHẬT thường trụ bên mặt không gian vậy.

Không tư duy, không quán chiếu, không tu tập, không thực hành, không sống trong chánh pháp ĐẠI THỪA thì không hiểu biết chân lý: THẤT ĐẠI DUYÊN SINH, THANH TỊNH BẢN NHIÊN của hiện tượng vạn pháp.
Tánh GIÁC chân KHÔNG, tánh KHÔNG chân GIÁC, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới.....
Tánh SẮC chân KHÔNG, tánh KHÔNG chân SẮC, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới.....
Tánh THỦY chân KHÔNG, tánh KHÔNG chân THỦY, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới.....
Tánh HỎA chân KHÔNG, tánh KHÔNG chân HỎA, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới.....
Tánh PHONG chân KHÔNG, tánh KHÔNG chân PHONG, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới.....
Tánh KIẾN giác minh, kiến tinh MINH GIÁC, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới.....
Tánh THỨC chân KHÔNG, tánh KHÔNG chân THỨC, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới.....(hết trích)

Nhân duyên gì có được Thân kim Cang Bất hoại ?

Phật dạy: "Này Ca Diếp ! Vì vô lượng kiếp tu nhân hộ trì chánh pháp mà được thành tựu thân Kim Cang thường trụ bất hoại này.
  • Phật dạy: Nầy các thầy Tỳ kheo ! Đối với Như Lai, "Tất cả các pháp bổn tánh không tịch". Đó là kết quả của sự tu hành trải qua vô lượng kiếp mà nên.
  • Này Ca Diếp Bồ tát ! Hãy lóng nghe ! Như Lai sẽ vì ông mà nói về nghiệp nhân trường thọ của một Bồ tát.

Phàm có hạnh nghiệp, có thể làm nhân cho quả Vô Thượng Bồ đề thì thành tâm nghe kỹ và lãnh thọ giáo nghĩa đó. Tự mình lãnh thọ rồi truyền dạy cho người khác để nhiều người được lợi lạc. Do tu tập hạnh nghiệp ấy mà Như Lai được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nay lại vì mọi người nói rộng ý nghĩa ấy.(hết trích).

Kính các Bạn: Phật dạy: Quả Vô Thượng Bồ đề, tức là quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nghĩa là Thành Phật.

Tóm lại: Thành Phật là có Bồ Đề, có Niết Bàn (Vô Vi) thì có Kim Cang bất hoại thân, có Pháp Thân .
sen vua.png
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Kim cang Bất Hoại Thân. Bài 20.- Phật tức là Bồ Đề.- Bồ Đề tức là QUẢ - mà Phát Bồ Đề Tâm là NHÂN.

ĐTĐ LUẬN:

....... Phật lại hỏi ngài Tu Bồ Đề rằng: Phật có được Vô Thượng Bồ Đề chăng ?

....... Ngài Tu Bồ Đề đáp: Chẳng được vậy.

....... Vì sao ? Vì Bồ Đề chẳng ly Phật. Phật chẳng ly Bồ Đề. Hai pháp ấy hòa hợp với nhau, nên gọi Phật tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là Phật.

.......Hỏi: Phật là người, Bồ Đề là pháp. Như vậy, vì sao nói Phật tức là Bồ Đề ?

.......Đáp: Trước đây đã nói rằng người đầy đủ 32 tướng tốt trang nghiêm thân, đầy đủ 6 pháp Ba- la- mật trang nghiêm tâm chưa có thể gọi là Phật. Phải được Bồ Đề mới gọi là Phật. Vì sao ? Vì Phật và Bồ Đề chẳng có sai khác.

....... Do 5 ấm vi diệu thanh tịnh hòa hợp mà giả danh là Phật. Pháp cũng là 5 ấm hòa hợp, mà 5 ấm chẳng ly giả danh Bồ đề. Bồ đề tức là thật tướng của 5 ấm, vì hết thảy pháp ở nơi thật tướng đều vào trong Bồ đề vậy. bởi vậy nên nói Phật tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là Phật. Chỉ có phàm phu ngu muội mới phân biệt Phật và Bồ đề là 2 pháp khác nhau vậy thôi.

.......Hỏi: Trước đây nói Bồ đề cùng đạo là chẳng phải hai, chẳng phải khác. Nay vì sao lại nói " Đạo tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là đạo ", rồi lại nói " Phật tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là Phật " ?

.......Đáp: Dù nói "một", dù nói "khác" cũng đều chẳng phải thật. Phần nhiều thường dùng "một", nên nói " Đạo tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là đạo ", nói " Phật tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là Phật " đều chẳng có lỗi lầm.

....... Ví như "thường" và "vô thường" là hai bên đối đãi nhau. "Thường" phần nhiều dẫn sanh phiền não, nên ít được dùng. "Vô thường" hay phá được phiền não, nên được dùng nhiều hơn. Thế nhưng chấp thường và chấp vô thường đều là lầm lỗi. Khi đã dùng "Vô thường" để phá chấp "thường", thì phải xả luôn cả "Vô thường".

....... Trên đây cũng là như vậy. Nếu quán các pháp khác nhau, thì phần nhiều sanh tâm chấp; trái lại, nếu quán các pháp là nhất tướng, như quán các pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã, thì ít khởi phiền não, nên ít sanh tâm chấp vậy.

....... Bởi vậy nên phần nhiều dùng "một". Thế nhưng khi đã vào được nơi thật tướng nghĩa, thì "một" cũng chẳng còn dùng nữa, vì nếu còn chấp "một", thì cũng là lỗi lầm vậy. Nơi "một", nói "hai", nói "khác" v.v... đều là nói lên những tướng đối đãi. Phải chẳng khởi chấp tâm, chẳng thủ tướng mới là chẳng lầm lỗi. nói "nhất tướng" cũng chẳng thật, nên Bồ tát phải chẳng đắc hết thảy pháp tướng mới là Phật vậy.

....... Nởi đây Phật nói lên nhân duyên Bồ đề tuy là tướng tịch diệt, nhưng Bồ tát phải đầy đủ các công đức, phải trú trong kim cang tam muội, ở nơi nhất niệm tương ưng huệ mới được Vô Thượng Bồ Đề. Đến khi được tự tại vô ngại nơi hết thảy pháp, thì sẽ được gọi là Phật. Bồ tát tuy biết đạo và Bồ đề chẳng khác, nhưng vì chưa đầy đủ công đức, nên chưa được gọi là Phật.

....... Phật rốt ráo được đầy đủ các công đức, các hạnh nguyện nên chẳng còn được gọi là Bồ tát, mà được gọi là Phật. Ở trong đạo Bồ đề mà còn cầu Bồ đề, thì vẫn gọi là Bồ tát.
“PHÁT BỒ ĐỀ TÂM” LÀ GÌ?

Phát là phát sinh, phát khởi, phát hiện, phát minh, phát triển, dựng nên, tạo nên, mở ra, đưa tới, hiện ra, cho ra … Bồ Đề dịch từ âm tiếng Phạn là Bodhi nghĩa là Giác.

Tâm tiếng Phạn là Citta. Tâm của con người chỉ có một, nhưng tùy theo trạng thái xuất hiện có thể tạm chia làm ba theo mức độ tu tập. Đó là Tâm Phàm Phu hay Tâm Bậc Thánh hoặc Tâm Phật....
Tâm Bồ Đề (Budhicitta) là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật sự của vạn pháp, là tâm tin chúng sanh ai cũng có Phật tánh và luôn dụng công tu hành hướng đến quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

...............Chúng sanh vô biên thề nguyện độ

Phiền não vô tận thề nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thề nguyện học

Phật đạo vô thượng thề nguyện thành.


Bài kệ này được xem như là là nội dung tu tập của hành giả Phát Bồ Đề Tâm.

Bất Tử- Trường Sinh Bdt1110


Phát Bồ Đề Tâm hiểu đơn giản là lập chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô Thượng Bồ Đề. Tiếp theo là tu tập quán chiếu phát hiện bản thể của tuệ giác ấy là Chân Như. Trong Tam tạng kinh điển Bồ Đề Tâm được nhắc nhở đề cao và được xem như là một pháp môn tu tập căn bản quan trọng của người muốn tu thành Phật.

Phật là một đấng Như Lai toàn giác, đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, bậc Chánh Biến Tri, Thiện Thệ, Minh Hạnh Túc, Thế Gian Giải, là Thầy của Trời, Người v.v… Muốn thành Phật thì phải kinh theo con đường mòn của Phật đã đi qua. Con đường đó chính là sự hành trì tu tập hoàn thiện bản ngã của mình, rồi sau đó hoằng pháp cứu độ chúng sanh như Đức Phật và chư Bồ Tát đã phát nguyện. Con đường đi đến Bồ Tát quả hay Phật quả vô cùng khó khăn. Cho nên là kẻ phàm phu muốn tu hành, mà không lập nguyện thì khó đi đến mục tiêu tối hậu.


Trong kinh Hoa Nghiêm có câu: “Nếu quên mất Tâm Bồ Đề mà tu hành các thiện pháp, đó là nghiệp ma”.( Lượt trích)
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,428
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kim cang Bất Hoại Thân. Bài 20.- Phật tức là Bồ Đề.- Bồ Đề tức là QUẢ - mà Phát Bồ Đề Tâm là NHÂN.

ĐTĐ LUẬN:

....... Phật lại hỏi ngài Tu Bồ Đề rằng: Phật có được Vô Thượng Bồ Đề chăng ?

....... Ngài Tu Bồ Đề đáp: Chẳng được vậy.

....... Vì sao ? Vì Bồ Đề chẳng ly Phật. Phật chẳng ly Bồ Đề. Hai pháp ấy hòa hợp với nhau, nên gọi Phật tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là Phật.

.......Hỏi: Phật là người, Bồ Đề là pháp. Như vậy, vì sao nói Phật tức là Bồ Đề ?

.......Đáp: Trước đây đã nói rằng người đầy đủ 32 tướng tốt trang nghiêm thân, đầy đủ 6 pháp Ba- la- mật trang nghiêm tâm chưa có thể gọi là Phật. Phải được Bồ Đề mới gọi là Phật. Vì sao ? Vì Phật và Bồ Đề chẳng có sai khác.

....... Do 5 ấm vi diệu thanh tịnh hòa hợp mà giả danh là Phật. Pháp cũng là 5 ấm hòa hợp, mà 5 ấm chẳng ly giả danh Bồ đề. Bồ đề tức là thật tướng của 5 ấm, vì hết thảy pháp ở nơi thật tướng đều vào trong Bồ đề vậy. bởi vậy nên nói Phật tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là Phật. Chỉ có phàm phu ngu muội mới phân biệt Phật và Bồ đề là 2 pháp khác nhau vậy thôi.

.......Hỏi: Trước đây nói Bồ đề cùng đạo là chẳng phải hai, chẳng phải khác. Nay vì sao lại nói " Đạo tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là đạo ", rồi lại nói " Phật tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là Phật " ?

.......Đáp: Dù nói "một", dù nói "khác" cũng đều chẳng phải thật. Phần nhiều thường dùng "một", nên nói " Đạo tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là đạo ", nói " Phật tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là Phật " đều chẳng có lỗi lầm.

....... Ví như "thường" và "vô thường" là hai bên đối đãi nhau. "Thường" phần nhiều dẫn sanh phiền não, nên ít được dùng. "Vô thường" hay phá được phiền não, nên được dùng nhiều hơn. Thế nhưng chấp thường và chấp vô thường đều là lầm lỗi. Khi đã dùng "Vô thường" để phá chấp "thường", thì phải xả luôn cả "Vô thường".

....... Trên đây cũng là như vậy. Nếu quán các pháp khác nhau, thì phần nhiều sanh tâm chấp; trái lại, nếu quán các pháp là nhất tướng, như quán các pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã, thì ít khởi phiền não, nên ít sanh tâm chấp vậy.

....... Bởi vậy nên phần nhiều dùng "một". Thế nhưng khi đã vào được nơi thật tướng nghĩa, thì "một" cũng chẳng còn dùng nữa, vì nếu còn chấp "một", thì cũng là lỗi lầm vậy. Nơi "một", nói "hai", nói "khác" v.v... đều là nói lên những tướng đối đãi. Phải chẳng khởi chấp tâm, chẳng thủ tướng mới là chẳng lầm lỗi. nói "nhất tướng" cũng chẳng thật, nên Bồ tát phải chẳng đắc hết thảy pháp tướng mới là Phật vậy.

....... Nởi đây Phật nói lên nhân duyên Bồ đề tuy là tướng tịch diệt, nhưng Bồ tát phải đầy đủ các công đức, phải trú trong kim cang tam muội, ở nơi nhất niệm tương ưng huệ mới được Vô Thượng Bồ Đề. Đến khi được tự tại vô ngại nơi hết thảy pháp, thì sẽ được gọi là Phật. Bồ tát tuy biết đạo và Bồ đề chẳng khác, nhưng vì chưa đầy đủ công đức, nên chưa được gọi là Phật.

....... Phật rốt ráo được đầy đủ các công đức, các hạnh nguyện nên chẳng còn được gọi là Bồ tát, mà được gọi là Phật. Ở trong đạo Bồ đề mà còn cầu Bồ đề, thì vẫn gọi là Bồ tát.
“PHÁT BỒ ĐỀ TÂM” LÀ GÌ?

Phát là phát sinh, phát khởi, phát hiện, phát minh, phát triển, dựng nên, tạo nên, mở ra, đưa tới, hiện ra, cho ra … Bồ Đề dịch từ âm tiếng Phạn là Bodhi nghĩa là Giác.

Tâm tiếng Phạn là Citta. Tâm của con người chỉ có một, nhưng tùy theo trạng thái xuất hiện có thể tạm chia làm ba theo mức độ tu tập. Đó là Tâm Phàm Phu hay Tâm Bậc Thánh hoặc Tâm Phật....
Tâm Bồ Đề (Budhicitta) là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật sự của vạn pháp, là tâm tin chúng sanh ai cũng có Phật tánh và luôn dụng công tu hành hướng đến quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

...............Chúng sanh vô biên thề nguyện độ

Phiền não vô tận thề nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thề nguyện học

Phật đạo vô thượng thề nguyện thành.


Bài kệ này được xem như là là nội dung tu tập của hành giả Phát Bồ Đề Tâm.

Bất Tử- Trường Sinh Bdt1110


Phát Bồ Đề Tâm hiểu đơn giản là lập chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô Thượng Bồ Đề. Tiếp theo là tu tập quán chiếu phát hiện bản thể của tuệ giác ấy là Chân Như. Trong Tam tạng kinh điển Bồ Đề Tâm được nhắc nhở đề cao và được xem như là một pháp môn tu tập căn bản quan trọng của người muốn tu thành Phật.

Phật là một đấng Như Lai toàn giác, đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, bậc Chánh Biến Tri, Thiện Thệ, Minh Hạnh Túc, Thế Gian Giải, là Thầy của Trời, Người v.v… Muốn thành Phật thì phải kinh theo con đường mòn của Phật đã đi qua. Con đường đó chính là sự hành trì tu tập hoàn thiện bản ngã của mình, rồi sau đó hoằng pháp cứu độ chúng sanh như Đức Phật và chư Bồ Tát đã phát nguyện. Con đường đi đến Bồ Tát quả hay Phật quả vô cùng khó khăn. Cho nên là kẻ phàm phu muốn tu hành, mà không lập nguyện thì khó đi đến mục tiêu tối hậu.


Trong kinh Hoa Nghiêm có câu: “Nếu quên mất Tâm Bồ Đề mà tu hành các thiện pháp, đó là nghiệp ma”.( Lượt trích)

NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ TÔN PHẬT
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ TÔN PHÁP
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ HIỀN THÁNH TĂNG
Đệ Tử Xin Nguyện :
CHÚNG SANH VÔ BIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ
PHIỀN NÃO VÔ TẬN THỆ NGUYỆN ĐOẠN
PHÁP MÔN VÔ LƯỢNG THỆ NGUYỆN HỌC
PHẬT ĐẠO VÔ THƯỢNG THỆ NGUYỆN THÀNH
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ TÔN PHẬT
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ TÔN PHÁP
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ HIỀN THÁNH TĂNG
Đệ Tử Xin Nguyện :
CHÚNG SANH VÔ BIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ
PHIỀN NÃO VÔ TẬN THỆ NGUYỆN ĐOẠN
PHÁP MÔN VÔ LƯỢNG THỆ NGUYỆN HỌC
PHẬT ĐẠO VÔ THƯỢNG THỆ NGUYỆN THÀNH
sen3.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Kim cang Bất Hoại Thân. Bài 21. TÙY THUẬN PHÁP TÁNH .- được Trường Thọ. kim cang thân bất hoại.

Muốn được Trường thọ, kim cang thân bất hoại thì phải học như đoạn kinh sau:

+ Đức Phật dạy rằng:
Như Lai sẽ vì ông mà nói về nghiệp nhân trường thọ của một Bồ tát.
Phàm có hạnh nghiệp, có thể làm nhân cho quả Vô Thượng Bồ đề thì thành tâm nghe kỹ và lãnh thọ giáo nghĩa đó. Tự mình lãnh thọ rồi truyền dạy cho người khác để nhiều người được lợi lạc. Do tu tập hạnh nghiệp ấy mà Như Lai được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nay lại vì mọi người nói rộng ý nghĩa ấy.
Muốn thực hiện sâu rộng nghiệp nhân trường thọ, Bồ tát phải:
Phát tâm đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, hộ niệm tất cả chúng sinh, như thương con ruột của mình.
Dạy cho tu tập pháp ngũ giới, thập thiện.
Những chúng sinh bị khổ ba đường ác, cứu độ cho được ra. Giải thoát cho người chưa giải thoát. Người chưa giác ngộ dạy cho pháp tu tỉnh thức.

Do tu các nghiệp nhân như vậy mà Bồ tát được "thọ mạng lâu dài", trí tuệ tự tại.
(hết trích)

Tại sao làm các việc lành như thế mà lại được Trường thọ, kim cang thân bất hoại ?

Đó là vì các thiện pháp nó khế hợp với Pháp Tánh.- Tức vào được Pháp Tánh, .- vì pháp tánh là Chân, Thiện, Mỹ, khế hợp với NHƯ, Vì Như là rốt ráo thanh tịnh.

Thế nào là Tùy Thuận (vào được) Pháp Tánh ?

ĐT ĐL dạy: Vào được Pháp Tánh

Pháp tánh cũng tức là thật tướng pháp.
Khi đã trừ được hết các kiết sử, đã phá tan được màn vô minh mê ám, thì tâm trở nên thanh tịnh. Lúc bấy giờ, hành giả thật quán được bản tánh thanh tịnh của các pháp. Như vậy là vào được pháp tánh.
Pháp tánh vốn chân thật. Chúng sanh do tà quán mà bị các tà kiến trói buộc. Nếu tỉnh ngộ, hành chánh quán, thì sẽ được giải thoát.
Bồ tát thật hành Bát nhã Ba-la-mật, chẳng dấy niệm nghĩ răng ta sẽ mau được pháp tánh hay ta sẽ chăng vào được pháp tánh. Vì sao? Vì Bồ tát biết rõ pháp tánh là vô tướng, chẳng có xa gần nên chẳng có sự việc mau được hay lâu được, hay chẳng được pháp tánh. Pháp tánh là thật tế, là như như, chẳng có thể được vậy.
Các bậc Thánh do đã dứt trừ được vô minh, nên vào được thật tướng pháp, rõ biết ở nơi thật tướng thì hết thảy pháp đều là vô tướng, là nhất tướng.
Ví như mặt trời bị mây che khuất, khiến chẳng chiếu ánh sáng được. Khi mây tan biến rồi thì mặt trời lại chiếu ánh sáng trở lại như trước. Vì sao? Vì do mây che lấp mà hư không đã mất đi tánh trong suốt. Khi mây đã tan biến rồi thì tánh trong suốt của hư không lại hiện ra như cũ.
Bởi vậy nên Bồ tát chẳng thấy có pháp nào xuất sanh từ vô minh, chẳng có pháp nào xuất sanh từ pháp tánh, chẳng thấy có pháp nào ngoài pháp tánh, cũng chẳng thấy có pháp nào khác với pháp tánh cả. (hết trích)


Tu như vậy là XỨNG TÁNH KHỞI TU, TÙY THUẬN PHÁP TÁNH. Nên được Niết Bàn.
Đức Phật nhấn mạnh vấn đề này bằng câu:

Nầy Ca-Diếp ! Nghĩa Niết-bàn chính là pháp tánh của chư Phật.

Bất Tử- Trường Sinh Coi-ni11

Nghĩa là:
Niết Bàn không phải ở bất cứ không gian hay thời gian nào. Mà cũng không xa lìa bất cứ không gian hay thời gian nào.
Nếu ở Tại đây, bây giờ mà tùy thuận Pháp Tánh, thì Niết Bàn liền hiện hữu ngay tại đây, bây giờ, và mãi mãi thiên thu.
Cũng có nghĩa là: Được Niết Bàn là được Trường Thọ. Vì Niết Bàn là Bất Sanh bất diệt vậy.

Bài viết này xin kết thúc ở đây. Kính nguyện tất cả đều vào được Pháp Tánh, được Vô Vi an lạc. Được Kim cang bất hoại thân, Diện kiến Vô Lượng Thọ Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Cầu cho chúng sanh thường An lạc, đắc Giải thoát, đáo Niết bàn

trừng hải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
kính thầy VQ 1 ly trà [smile]

** vẫn câu nói ấy ... nếu KLL có nói gì sai .. xin thày VQ tận tình chỉ dạy ... KLL nguyện học theo [smile]


(1) Quy Căn Đắc Chỉ ... Tùy Chiếu Thất Tông [smile]
Lìa Tâm không có cảnh giới sáu trần?

Nghĩa ấy là như thế nào?

Vì tất cả các pháp đều từ Tâm khởi, do vọng niệm mà có sanh ra. Mọi phân biệt chỉ là phân biệt tự Tâm. Nhưng Tâm không thấy Tâm. Tâm không có Tướng có thể đắc. Nên biết rằng tất cả cảnh giới trong thế gian đều nương nơi Tâm hư dối vô minh của chúng sanh mà tồn tại. Cho nên tất cả các pháp thảy đều như bóng trong gương, không có thật thể để có thể đắc, chỉ do Tâm hư dối tạo ra. Do đó hễ Tâm sanh thời Pháp Pháp đều sanh, Tâm diệt thời Pháp Pháp đều diệt.”


Căn + Trần --> Thức [smile]

Câu Xá Luận còn viết thêm ... không có sự tăng thượng của các giác quan ---> thì sẽ không gọi là CĂN [smile] ...

cho nên ...chính vì có sự tăng thượng mà có các căn và hỏng chỉ có lục căn ... Luận Câu Xá còn nói tới cỡ 20 loại căn khác nhau ... như là HUỆ CĂN (sự tăng tượng này có lợi ích tu tập thiền quán [smile] )
và cũng từ nguồn gốc tăng thượng này .. các căn hình thành ... và các pháp khởi dậy từ tâm [smile]

vì vậy .. nhìn thấy rõ nguyên nhân .. nguồn gốc tăng thượng của các căn ... cũng chính là QUY CĂN ĐẮC CHỈ [smile] ...

và cứ luôn tuân theo sự tăng thượng đó .. cũng chinh là TÙY CHIẾU THẤT TÔNG [smile]


(2) Đạo Trường Bất Động [smile]


Tất cả các Pháp ---> đều từ Tâm mà khởi, do vọng niệm sinh ra.

Tự tướng của nó ---> là Như Lai Tạng.


Vì Bất Giác Tâm động ---> cho nên phần Bất Sanh Bất Diệt trong Như Lai Tạng hòa hợp với phần Sanh Diệt của Tâm Động mà thành Thức Tạng tức A Lại Ya ---> rồi từ đó triễn chuyễn tạo ra Ba Tế và Sáu Thô.

Như ta đã biết là Tâm vốn không sanh diệt, ---> chỉ vì sự vọng động của Nhất Niệm Vô Minh tối sơ ---> mà chuyễn Chân Tâm vô tướng rộng lớn trùm khắp thành các pháp hư dối trong ba cõi. - Tiến Sĩ Lâm Như Tạng [smile]


tất cả thế gian

lầm mình là vật

bỏ mất tâm, tánh [smile]

nên thấy lớn, nhỏ

nếu biết chuyển vật

thì đồng với NHƯ LAI

thân tâm viên mãn sáng suốt

nơi đạo trường bất động đó [đạo trường bất động là gì nhỉ ? [smile] ]

dù là cộng cây ngọn cỏ

cũng ngầm chứa thập phương quốc độ - Kinh Thủ Lăng Nghiêm


cho nên .. khi nói gió thổi linh động ..

thì theo sự khởi tâm này

---> gió thổi linh - vốn là bất động [smile .. vì cảnh duyên không tốt không xấu .. tốt xấu là tùy tâm quan niệm ] *

---> tại vì hòa hợp với phần "sanh diệt của tâm động khởi" ... nên mới biết đó là GIÓ KHỞI LINH ĐỘNG [smile]



** Cảnh duyên không tốt không xấu ... nếu tâm chẳng theo danh thì vọng tình đâu khởi - Đạo Tín, Tổ Sư Thiền

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Bên trên