Khứ lai là gì? Khái lược (cont.)
KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC
Cầu cho chúng sanh an lạc, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn.
____________________________________
NHƯ LAI TẠNG DUYÊN KHỞI (cont.)
Kính thưa quý hữu, ngày hôm qua Trừng Hải cũng đã nói sơ qua chữ Như Lai Tạng, bây giờ xin nói tiếp chữ Duyên Khởi.
Duyên khởi hay thập nhị nhân duyên gồm mười hai nhân duyên hay quả khởi đầu bằng Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục quan năng-lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ-hữu, sanh, lão tử, nó vốn là chuỗi diễn tiến vận động không bao giờ ngừng nghĩ nhưng không phải chuỗi dài liên tiếp mà tạo thành vòng tròn-luân hồi bao gồm quá khứ-hiện tại-tương lai cũng là cuộc đời một kiếp tha nhân chạy theo bát phong vốn là pháp bất tương ưng hành nên chỉ là huyễn hữu tức hoa đốm giữa hư không cho nên chưa từng ai sỡ hữu mà lại ngày ngày mong sở hữu mới gọi là u mê-vọng tưởng tức là vô minh chi mạc mà đó cũng chính là bị trị bởi Luật Duyên Khởi hay là chiều thuận của Luật Nhân Duyên. Phật Đà sau khi giác ngộ do bởi chứng đắc Tam Diệu Minh thấy rằng nếu ly rời Vô minh tức Không vô minh thì sẽ không hành, thức...và không có sanh tức Vô Sanh nên cũng không lão tử tức đời sống một đời tha nhân bi-hỉ, ly-hợp, hơn-thua, được-mất, danh thơm-tiẽng xấu, lời khen-tiếng chê là không, tức sanh tử là tuyệt lộ, mà Khứ Lai cũng tuyệt tích. Bởi khi đắc Vô Sanh thì chấm dứt Lão Tử tức chặc đứt luân hồi nên pháp hữu vị tuyệt tích gọi là Pháp Nhẫn hay Sanh tử khứ lai là tuyệt lộ tức Vô Sanh Pháp Nhẫn.
Kính thưa quý hữu, ngay lúc này chắc quý hữu cũng thấy Như Lai Tạng Duyên Khởi cũng không khác gì Nghiệp Cảm Duyên Khởi vì đều có cứu cánh sanh tử khứ lai là tuyệt lộ; nhưng tiếp theo sau thì người phát Bồ Đề Tâm tiếp tục đi theo con đường Bồ Tát Đạo mà không đắc các Thánh Quả nhập Niết Bàn như chư vị xu hướng Tiểu thừa. Nên ngày xưa chư vị cổ đức thường gọi Tiểu thừa là "Tiểu Nha Bại Chủng" tức chỉ là cành con lá bé nên chỉ có ý nguyện nhỏ (tiểu nha) mà làm Chủng Tánh của Như Lai tức Như Lai Tạng không tiếp tục được phát triển (bại chủng) cho đến ngày đắc thành Phật Quả.
Kính thưa quý hữu, nếu ngang đây mà chấm dứt bài viết thì cũng quả là đơn giản chứ có chi gọi là...Chung giáo nhưng theo Trừng Hải tuy nhìn vậy mà nó không...phải vậy (hề hề, theo như ngôn ngữ hiện đại hoang hóa ngày nay). Bởi chỉ với vài dòng nói về Duyên khởi, Không, rồi Vô Sanh Pháp Nhẫn tức Sanh Tử Khứ Lai là tuyệt lộ thì cũng thật...đơn giản nhưng khi triển khai thì vạn vạn phần biến ảo, thậm thậm phần vi tế, mà bác đại tinh thâm mà tung hoành ngang dọc cả càn khôn vũ trụ nơi nơi hiển bày lẽ huyền vi bất khả tư nghì mà duy chỉ có hai chữ "Duy Thức" và "Tánh Không". KÍnh thưa quý hữu, ngày xưa lúc đang còn...du học ở THiên TRúc, Ngài Huyền Trang đã dung hòa tuyệt xảo cả hai Trung quán và Du già mà viết nên Hội Tông Luận bao gồm 3000 bài tụng rồi từ đó triển khai trong các cuộc thảo luận hay...đấu luận với các học giả ngoại đạo hay các tông phái Phật giáo khác đều thường thường chiếm ưu thế. Lẽ dĩ nhiên tức vốn nó vậy, Trừng mỗ tôi cũng không phải hạng hoang tưởng đến mức...điên điên hay cuồng ngạo quá đáng mà nghĩ đến chuyện...bắt chước Ngài Huyền Trang nói về chuyện dung hòa Duy Thức và Tánh Không nhưng cũng xin trình bày với chư vị một mẫu lý luận nhỏ gọi là phần nào cho thấy sự ảo diệu, huyền vi không bút nào tả xiết của Phât giáo Đại thừa ngày xưa xiển dương Chánh Pháp của Phật Đà mà từng trên chuyển càn khôn ........., uy danh hiển hách nghiêng trời lật biển cho đến tận ngày nay các vị đại bác học ở các nước Âu Mỹ cũng ngày ngày nghiền ngẫm, đọc tới đọc lui, phân tích thực nghiệm nhằm tìm ra tánh dụng mà thảo nội dung các phương sách chiến lược nhằm phục vụ cho đất nước của họ; mà với Trừng hải này đó chỉ là phó phẩm phục vụ đời sống một đời khổ đau tang tóc không đáng phải bỏ bao công sức chỉ để được cái gọi là lưu danh thiên cổ hay tìm chút ít giàu sang bạc tiền thoáng chốc bởi khi ta chết đi ngay tên gọi của ta còn không giữ được thì xá gì vật ngoại thân. Kính báo kính báo.
Kính thưa quý hữu, ngày xưa khi sang Thiên trúc Ngài Huyền Trang đi đến đâu cũng đều được người người quý mến nhất là các bậc vua chúa, quyền thế và thậm chí cả các bậc đại sư cao trọng trong Phật giáo. Sở dĩ Ngài được mọi người quý mến vì cái gì cũng...tuyệt hảo, tướng mạo cao lớn phương phi (hình như gần 1,8m), đi đứng oai nghi, mật hạnh như hương thơm bay ngược chiều gió mà tỏa bốn phương, đa văn bác học mà khiêm cung (quý hữu nên nhớ tuy người Tàu hay nói Ngài qua THiên Trúc chỉ để học Du Già Sư Địa Luận nhưng thật ra đây chỉ do người tàu muốn che dấu nền văn học nước tàu ít nhiều khiếm khuyết vào thuở ấy vì sang Thiên trúc Ngài vốn học rất nhiều môn vì Ngài là đại bác học đa văn đọc đây nhớ đấy chỉ qua một hai lượt) hề hề, vậy mà ngày nay ít bậc tiểu nhi nào lấy Ngài làm thần tượng??? Chỉ có thời cận đại có Ngài Hư Vân lấy Ngài làm kim chỉ vì Ngài Hư Vân khi đó cũng muốn hành hương sang Đất Phật nên ngày ngày tập trèo đèo lội suối mà thức ăn chỉ vừa đủ để sống...sót vì ngài cũng là người to lớn mạnh khỏe như...hộ pháp; cho đến khi gặp bậc thượng thừa Thiền tông chê trách Ngài sống như dã tăng mà Kinh Điển thời ấy cũng đã như trời cao muôn trượng bể sâu khôn dò đọc không hết thì hà cớ gì phải tây du nên từ bỏ mà bước vào cửa Thiền (hề hề, tự dưng nhảy qua nói Ngài Hư vân, hề hề, già rồi già rồi, hề hề). Ngài Huyền Trang khi đến gần thời gian quay trở lại cố hương có làm theo yêu cầu của vua Giới Nhật Vương tức Harsha(?) là đứng ra làm chủ tọa trong một buổi hội thảo với tất cả các học giả tôn giáo vào thời ấy bao gồm cả ngoại đạo lẫn Phật giáo ta; cuộc hội thảo kéo dài gần ba tháng(?) về tất cả yếu pháp toàn bộ nền học thuật Ấn độ thời đó. Có điều thưa quý hữu cuộc thảo luận này nó không có...lộn tùng phèo như ở...đại việt ta mạnh ai nấy nói mà vốn có nguyên tắc luận của học thuật Bà La Môn tức theo ngôn ngữ của...Đại Phạm Thiên, người sanh ra vạn vật trên toàn cõi tam giới tức là cuốn Tụng Luận-Monemonic Treatise. Tương truyền bộ sách này được Brahma truyền cho các vị deva tức chư thiên vào đầu mỗi nguyên kiếp và vì do Brahma truyền dạy nên người ta gọi là Phạm Thiên Thư (hề hề, té ra bút danh của tác giả bài "Ngày xưa...Hoàng thị...hề hề, Ngọ chôm từ tên gọi này??? hề hề), Đấy là một bộ sách cực...dày có đến một triệu bài tụng đã được chuyển ngữ là Pi-chieh-lo sutra do bị phiên âm sai. Tên đúng của sách là Vyaharasa, nghĩa là tổng luận về ngôn ngữ học dưới dạng kệ tụng. Sở dĩ được gọi như vậy vì vốn là ngôn ngữ chuẩn mực được dùng để chuyển tải vạn pháp(nếu có dịp Trừng Hải này sẽ viết bài nói về nguyên tắc thảo luận Phật giáo cho nó đúng...Phật giáo ta, hề hề) và sau khi đã thảo luận hầu hết với các học giả Bà La Môn thuở ấy Ngài có đặt ra một câu hỏi nhỏ đó là về câu chuyện người uống nước và chỉ có người uống nước tự biết nước nó...ra sao!!! Và Trừng Hải tôi xin viết lại dưới dạng chủ đề cho nó rõ ràng và đúng chuẩn mực như sau: Cái thấy biết y thật tướng (Chánh Tri Kiến) là cái thấy biết vắng bặt Năng Tri Và Sở Tri dụ như người uống nước thì chỉ người ấy "tự thấy biết" mà thôi; Và chính câu hỏi này làm các học giả Bà La Môn thời ấy gãi đầu gãi tóc, la lối om sòm cho rằng Ngài Huyền Trang nói...dóc vì bất khả trả lời. Và tiếp sau nữa Trừng Hải tôi xin lần lượt mở các cánh "cửa sổ" của Lăng Già Tâm Ấn Kinh, Thắng Man Phu Nhân Kinh và Thiên Thai Viên Đế để quý hữu thưởng thức cảnh giới NHƯ LAI TẠNG huyền vi bất khả tư nghì mà diệu dụng tác vi hiển bày như ngọc châu đang nắm trong tay người thành tâm quy hướng Phật Đạo do bởi y chỉ Lời Dạy của Phật Đà, mà ngưỡng mong quý hữu người người giữ vững hùng khí thanh phong nương tựa Tam Bảo mà thề nhất chí một lòng nương theo Chánh Đạo cho đến ngày Hồi Hướng hóa thân thành Thai Tạng Thánh Vị (Noãn vị) rồi tận mắt chiêm ngưỡng cảnh giới huyền diệu bằng chính nhãn nhục của mình mà khởi tánh dụng của bất nhị pháp môn. Một lần nữa trừng hải xin dộng một tiếng đại hồng chung tuy thanh âm hữu tình mà âm vận vô tình mà hằng mong quý hữu tương tư, tương tác tu hành cho đến ngày giải thoát mà đáo Niết Bàn. Mong lắm thay, mong lắm thay. Kính báo kính báo, hề hề