Tịnh Độ Là Có Thật Không?

dimash

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2023
Bài viết
58
Điểm tương tác
3
Điểm
8
1. Tánh vốn có là tính chất của tâm thể. Thí dụ như ngài Lục Tổ nói: đâu ngờ rằng tâm mình vốn thanh tịnh mà vẫn thường sanh hết thảy các pháp.
Tâm mình = chủ nhân ông = mình thật
Vốn thanh tịnh thường sanh hết thảy các pháp = tánh vốn có = Phật Tánh

Người đời sau, do không hiểu lời tổ tông mà phân ra Phật Tánh dành cho hữu tình, Pháp Tánh dành cho vô tình. Đã bị phân hai thì làm sao là tánh vốn có được. Phật Tánh và Pháp Tánh chỉ là một tánh, chính là tánh vốn có của mỗi chúng sanh, không có gì khác hơn!

Chỗ chân thật của chứ Phật ba đời (Chúng sanh, Phật nói chung) có tánh vốn có thanh tịnh và hằng biến ấy. Tự nó vốn chẳng có nhiễm ô, chẳng có vô minh, chẳng có giác ngộ, chẳng có đổi thay,....Khi tiếp duyên, do sự hằng biến nên mới xuất hiện vô tình, hữu tình, Thánh Nhân, Phật.

Từ vô thủy, tiếp duyên không biết gì cả nên tánh vốn có ấy thị hiện hiện tượng vô tình chúng sanh vô minh tâm tối. Thụ động trôi lăn, không có thức tánh. Không thể giáo độ.
Rồi qua một thời kỳ, tiếp duyên với các ngoại hữu tình mà huân tập chủng tánh thức hình thành các căn, dấy khởi niệm bất giác mà bước vào pháp giới luân hồi sanh tử. Do có nhận thức nên có thể giáo độ.
Tiếp theo thì khá dễ hiểu rồi, trong khi luân hồi sanh tử, nhận ra cái khổ, được tiếp xúc với các ngoại thành nhân (A LA HÁN, Bồ Tát, Phật, Thiện Tri Thức Phật giáo) mà hình thành Tín Căn nơi trí giải thoát. Từ đó huân tập, tu hành mà đạt các quả vị giải thoát. Cuối cùng do tiếp nhận Phật Tri Kiến, biết rõ bản tánh thật của mình mà trở về với chính mình, tịch chiếu mười phương, cái thanh tịnh vốn có nay đã hiện tiền không còn bất kì hiện tượng huyễn hóa nào nơi mình nữa.

2. Tâm vốn có là a lại da thức, tất cả các loài vô tình hữu tình đều có? Đúng k đh?

A lại da thức, tất cả các loài hữu tình và vô tình đều có. Nó là một kho tạng lưu giữ tất cả quá trình tiếp duyên của mỗi chúng sanh ấy.

Nhưng nó không phải là tánh vốn có mà là chức năng tác dụng được phát ra từ tánh vốn có. Đó là chức năng bảo toàn, giống như bảo toàn năng lượng vậy.

Ngoài chức năng bảo toàn, tánh vốn có còn phát khởi ra chức năng biến chuyển nữa. Nó hợp hóa các nhân duyên với nhau để biến chuyển, luôn luôn biến chuyển chưa hề tạm dừng (thường biến). Với nhân vô minh , tùy theo mức độ thì sự thường biến ấy thị hiện ra sự sanh diệt của chúng sanh và sự biến dịch ở Thánh Nhân. Đến Phật quả, vô minh nhị nguyên diệt tận thì sự thường biến ấy tác dụng lên cái nhân rỗng lặng hoàn toàn nơi tâm niệm thị hiện thành tịch diệt phổ chiếu khắp pháp giới, cũng là tánh vốn có nay hiển lộ.

Vì vậy, chúng ta thường nghe các Thánh Nhân dạy: bất biến ứng vạn biến. Chính là nói về tánh vốn có của tâm vốn có là bất biến (bảo toàn) mà vẫn vạn biến (chuyển biến hết thảy các pháp)
Hiiihiiii
Theo m phật tánh và pháp tánh không phải hai, nhưng cũng k phải một. Phật tánh nói trên phương diện tu hành thành Phật của hữu tình (giác ngộ tự tánh), như đoạn giảng sau của HT Thích Thanh Từ:
Tổ hỏi: “Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật gì ?” Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Tân Châu thuộc Lãnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác !” Tổ bảo: “Ngươi là người Lãnh Nam, lại là người quê mùa, làm sao kham làm Phật ?”

Quí vị thấy Ngũ Tổ là một vị Tổ mà sao Ngài nói bất công vậy ? Ngài dư biết rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, thế tại sao đối với người tới học đạo Ngài lại khinh miệt, bảo rằng ngươi là người Lãnh Nam, là người ở nơi rừng núi, người quê mùa dốt nát, đâu thể kham làm Phật. Tại kiểu cách phong kiến của Ngài như thế hay là Ngài có ý gì ? Đó là cách Ngài dọ thử xem sự hiểu biết của người cầu thành Phật này ra sao, nên mới có thái độ như thế.

Huệ Năng liền đáp: “Người tuy có Nam Bắc nhưng Phật tánh vốn không có Nam Bắc, thân quê mùa này cùng với Hòa thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác.”

Như thế do Ngài nghe một câu mà ngộ, biết được Phật tánh của tất cả đều đồng nhau.

Canh ba thọ pháp, người trọn không biết, Tổ liền truyền pháp đốn giáo và y bát, nói rằng: “Ngươi là vị Tổ đời thứ sáu, khéo tự hộ niệm, rộng độ chúng hữu tình, truyền khắp đời sau, không khiến cho đoạn tuyệt. Nghe ta nói kệ:

Hữu tình lai hạ chủng,
Nhân địa quả hoàn sanh.
Vô tình diệc vô chủng,
Vô tánh diệc vô sanh.

Chữ tình không có nghĩa thức tình, chữ tình đây chỉ cho những người đã có được hạt giống tức là có cái chủng tánh về đạo lý. Người có tình đến nên gieo giống cho họ, nhân nơi đất mà quả lại sanh, tức là người đã có chủng tánh về đạo lý này, khi họ đến nên gieo giống cho họ, nhân nơi đất tự tánh của họ sẵn có sẽ sanh ra quả. Còn vô tình tức là người không có hạt giống đó, không có giống thì không có tánh, cũng không có sanh. Người không có chủng tử đó mình có gieo cũng khó mà được, nên nói không tánh cũng không sanh. Đây là bài kệ truyền pháp.

Pháp tánh chỉ chung cho tự tánh tất cả các pháp hữu tình, vô tình:
Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp !

Còn A lại da thức là quan niệm của Duy Thức, có mối liến hệ với người tu hành và họ cũng gọi thức này là tâm, chân như https://thuvienhoasen.org/tudien?k=A-lại-da thức

Nếu nhìn theo sự phân biệt chân tâm, vọng tâm thì sự giác ngộ tự tánh quyết định tâm đó là chân hay vọng (có lẽ trên phương diện tu hành)

Đh nghĩ sao?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dimash

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2023
Bài viết
58
Điểm tương tác
3
Điểm
8
:D Chân lý thì không dùng niềm tin. Đã dùng niềm tin thì không gọi là chân lý
2+2=4 Tin hay không nó vẫn là 4 , đó là chân lý. Còn tin thì nó mới bằng 4, không tin thì không bằng 4, đó không phải là chân lý :D
Phật pháp không phải là chân lý. Phật pháp là tôn giáo. Tất cả tôn giáo đều dùng niềm tin.... :D Phật pháp là triết học, không phải là chân lý. :D
Xin hỏi đh chân lý khác triết học như nào? Tại sao phật pháp là triết học, là tôn giáo?
 

dimash

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2023
Bài viết
58
Điểm tương tác
3
Điểm
8
(a) Thật = Thường, Lạc, Ngã, Tịnh = Tâm Không Sanh Diệt (smile)

(b) Giả = Vô Thường, Vô Lạc, Vô Ngã .. Vô Tịnh = Tâm Sanh Diệt [smile]
Hiihiiiii
Theo m hiểu như này:
Thấy tánh không thật = vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh = Biên kế sở chấp tánh (vô minh nên chỉ thấy tướng sanh diệt mà k thấy tánh bất sanh bất diệt, cho rằng tướng sanh diệt là thường lạc ngã tịnh nên khổ) = tục đế = giả
Thấy tánh thật = thường, lạc, ngã, tịnh = Viên thành thực tánh (giác ngộ tánh bất sanh bất diệt của các pháp) = chân đế = thật
Đúng ý đh k?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ahahhahahah ... xem ra VỪA - - NGHĨ đía nổ phật đạo tới mức CỨNG CỎI QUÁ RÙI [smile]

Người đời sau, do không hiểu lời tổ tông mà phân ra

Phật Tánh dành cho hữu tình,

Pháp Tánh dành cho vô tình.

Đã bị phân hai thì làm sao là tánh vốn có được. Phật Tánh và Pháp Tánh chỉ là một tánh, chính là tánh vốn có của mỗi chúng sanh, không có gì khác hơn! - VỪA - - NGHĨ [smile]

--> LÀM BIẾNG ... CỐ CHẤP mà khoái nổi ... khoe khoang ... cẩu thả [smile] ... đó là nền tảng của ĐẠI THỪA CHÁNH TÔNG [smile]

*** bản chất của VỪA - -NGHĨ vốn là 1 SƠ CƠ ... mà khoái đặt điều bịa chuyện như 1 HÀNH GIẢ PHẬT HỌC [smile ] xxxxxxxxx ... danh từ này là VỪA - - NGHĨ thường áp dụng cho nhiều người lắm rùi nhé .. [smile] x x x x

--> ở đây có AI TO GAN như VỪA - -NGHĨ .. đời sau cố chấp ... TO GAN BỊA ĐẶT cả KINH PHẬT [smile] [smile] x x x x x x x


(1) Cho VỪA - -NGHĨ 1 bài học về PHẬT TÁNH ... [smile] x x x x xx

chắc chắc phải đem VỪA - - NGHĨ làm thí dụ ngàn đời thì mới chịu học hỏi KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO nhỉ [smile]

Vậy thì cho VỪA - - NGHĨ 1 bài học nhé ...

lấy cái này làm NỀN TẢNG cho VỪA - - NGHĨ nghiên cứu nghen [smile]


- Tất cả loài hữu tình, tất cả sanh vật, tất cả sinh loại, tất cả sinh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn. Chúng bị dắt dẫn, chi phối bởi định mệnh, bởi điều kiện bộ loại của chúng, bởi cá tánh của chúng.

chấp google lục lọi tất cả kinh điển PHẬT GIÁO luôn ... có hơi nhiều đó nhé [smile]

--> xem coi kinh điển PHẬT GIÁO sẽ dẫn dắt VỪA - - NGHĨ tới Phật Tánh và Pháp Tánh là những kinh gì ... kinh gì .. kinh gì [smile] ... Kinh Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm .. Kim Cang .. Hoa Nghiêm .. Pháp Hoa .. Tiểu Bộ Kinh, Kinh Trường Bộ ... Tương Ưng Bộ .. Trung Bộ ... cho tên 1 số kinh cho VỪA - - NGHĨ theo học hỏi đi nhé ... A hahahahahaha


(a) Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói về 12 loài chúng sanh .. có loài nào gọi là VÔ TÌNH CHÚNG SANH hông ? [smile]

--> vậy điên đảo của VÔ TÌNH CHÚNG SANH ... giống gì trong đó [smile]

(b) Tất cả chúng sanh .. đều có phật tánh .. là từ đâu ra ? [smile] ... KINH GÌ ? ... KINH GÌ ?


*** hay là cái người TỊNH ĐỘ 48 đại nguyện nhiều năm sẽ trở thành Ù LÌ .. CỐ CHẤP THÊM THẮT ĐẶT ĐIỀU VỀ TÔNG PHÁI PHẬT ĐẠO nhỉ ? [smile] xx x x x x x x x

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,422
Điểm tương tác
169
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Hiihiiiii
Theo m hiểu như này:
Thấy tánh không thật = vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh = Biên kế sở chấp tánh (vô minh nên chỉ thấy tướng sanh diệt mà k thấy tánh bất sanh bất diệt, cho rằng tướng sanh diệt là thường lạc ngã tịnh nên khổ) = tục đế = giả
Thấy tánh thật = thường, lạc, ngã, tịnh = Viên thành thực tánh (giác ngộ tánh bất sanh bất diệt của các pháp) = chân đế = thật
Đúng ý đh k?
-ĐÂY LÀ NÓI VỀ CÁC CÁC CẢNH GIỚI =HIỂN HIỆN TRONG THÂN&TÂM (TẠM GỌI LÀ TƯ TƯỞNG CHO DỄ HIỂU )TRONG CHÁNH ĐỊNH Khi THỰC HÀNH QUÁN XÉT =NHƯ THẬT...CÁC PHÁP
-...VÍ NHƯ : HÍT MỘT HƠI THỞ VÀO =BẠN THẤY DỄ CHỊU
....NÍN THỞ BẠN THẤY = KHÓ CHỊU...
VẬY : CẢM GIÁC =DỄ CHỊU =(SANH )>< KHÓ CHỊU=(DIỆT )=SANH & DIỆT =VÔ THƯỜNG

@-CÁI TÁNH THẤY BIẾT (SỰ QUÁN XÉT )=BIẾT RÕ ( TRỰC GIÁC -TRỰC NHẬP ) :CẢM GIÁC =DỄ CHỊU =(SANH )>< KHÓ CHỊU=(DIỆT )=SANH & DIỆT =VÔ THƯỜNG ....NÓ CÓ : THƯỜNG KHÔNG ! ???=KHI HAI TRẠNG THÁI =[KHÓ CHỊU& DỄ CHỊU =Đổi Đắp Nhau ?]=NÓ LUÔN " BIẾT TUỐT" KHÔNG ?...NÓ CÓ " MẤT KHI KHÓ CHỊU " KHÔNG....Có "MẤT KHI DỄ CHỊU KHÔNG "...HAY VẪN CÒN....
#-VẬY =HIỆN TƯỢNG"CẢM GIÁC DỄ CHỊU & KHÓ CHỊU" LÀ CÁC HIỆN TƯỢNG ( PHÁP ) = SANH >DIỆT =VÔ THƯỜNG
@-TRẠNG THÁI =QUÁN SÁT =THẤY BIẾT > CÁC HIỆN TƯỢNG MÀ KHÔNG THAY ĐỔI =VẪN CÒN=THƯỜNG
! -TẠM KẾT LUẬN : HÍT VÀO =SỐNG (SANH ) ...KHÔNG THỞ =TỬ ( DIÊT) = CHỈ LÀ HIỆN TƯỢNG !
-TRẠNG THÁI : QUÁN SÁT THẤY BIẾT = TRỰC GIÁC , TRỰC NHẬP =BẤT SANH -BẤT TỬ.
@-( NẾU CÒN NGHI : KHÔNG THỞ = TỬ...TRẠNG THÁI THẤY BIẾT CÓ TỒN TẠI KHÔNG !??? ...NÊN TU HỌC CHO TỚI TẦNG : DIỆT TẬN ĐỊNH ( KHÔNG CÒN HƠI THỞ )...=BẠN SẼ TỰ CÓ NHẬN THỨC CHÂN THẬT VỀ TRẢI NGHIỆM VẤN ĐỀ NÀY
!-VÀ =KHI CÓ NHẬN THỨC Và TRẢI NGHIỆM CHÂN THẬT VỀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI MỌI CHÚNG HỮU TÌNH = KHÔNG CÓ ; Sống - Chết ( Chỉ Là Hiện Tượng )...MÀ SỰ : QUÁN SÉT=THẤY BIẾT VẪN TỒN TẠI QUA MỌI =HIỆN TƯỢNG.... -LÀ THƯỜNG HẰNG Và BẤT SANH -BẤT TỬ
!-KHI VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG NHẤT ĐƯỢC GIẢI QUYẾT VỚI NHẬN THỨC CHÂN THẬT---> THÌ MỌI VẤN ĐỀ CŨNG GIẢI QUYẾT TƯƠNG TỰ VỚI TRÍ HUỆ BÁT NHÃ BA LA MẬT
......... VẬY : THƯỜNG -LẠC- NGÃ- TỊNH ....CHÂN THẬT LÀ THẾ NÀO !...CÁC BẠN PHẢI TỰ TÌM HIỂU QUA GIÁO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI CHỈ DẪN MÀ THỰC HÀNH MỚI ĐƯỢC THỌ HƯỞNG HƯƠNG VỊ
-CHỨ : LUẬN BÀN THEO NGÔN NGỮ...Là Chuyện Khác !
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Hiihiiiii

Theo m hiểu như này:

Thấy tánh không thật = vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh = Biên kế sở chấp tánh (vô minh

nên chỉ thấy tướng sanh diệt mà k thấy tánh bất sanh bất diệt,

cho rằng tướng sanh diệt --> là thường lạc ngã tịnh nên khổ
) = tục đế = giả

Thấy tánh thật = thường, lạc, ngã, tịnh = Viên thành thực tánh (giác ngộ tánh bất sanh bất diệt của các pháp) = chân đế = thật

Đúng ý đh k?


(1) NGÃ = NHƯ LAI = PHẬT

A hahahahhaha ... AL biết được 2 đoạn gạch dưới đó ... cái chỗ "CHO RẰNG" đó ... cần ĐIỂM TỰA như thế nào để quán sát được rõ ràng hơn ? [smile]

--> để coi AL có khả năng QUÁN những vấn đề này hông nhé [smile] x x x x x x x


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,422
Điểm tương tác
169
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
ha ha ha [smile]

Hiihiiiii

Theo m hiểu như này:

Thấy tánh không thật = vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh = Biên kế sở chấp tánh (vô minh

nên chỉ thấy tướng sanh diệt mà k thấy tánh bất sanh bất diệt,

cho rằng tướng sanh diệt --> là thường lạc ngã tịnh nên khổ
) = tục đế = giả

Thấy tánh thật = thường, lạc, ngã, tịnh = Viên thành thực tánh (giác ngộ tánh bất sanh bất diệt của các pháp) = chân đế = thật

Đúng ý đh k?


(1) NGÃ = NHƯ LAI = PHẬT

A hahahahhaha ... AL biết được 2 đoạn gạch dưới đó ... cái chỗ "CHO RẰNG" đó ... cần ĐIỂM TỰA như thế nào để quán sát được rõ ràng hơn ? [smile]

--> để coi AL có khả năng QUÁN những vấn đề này hông nhé [smile] x x x x x x x


ờ mà đúng hông ? [smile]
-Với Mình :
-Các
ĐIỂM TỰA=[ KHÔNG LÀM RA ] =SẼ TỰ ĐẾN SAU NHẬN THỨC =DO CÔNG PHU TỰ QUÁN SÉT & TỰ TRỰC NHẬP -TỰ TRỰC GIÁC CHÂN THẬT VÀ TỰ THẤY BIẾT RÕ RÀNG - MINH BẠCH= [ KHÔNG PHẢI KHÔNG LÀM RA ] .....>>>
!=VỚI TINH THẦN NHẬN THỨC =
VÔ SỞ TRỤ-VÔ SỞ HỮU - VÔ SỞ ĐẮC Và NIỀM TIN VÀO GIÁO PHÁP CHÂN CHÁNH CỦA THẬP PHƯƠNG NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC =GIẢI THOÁT TOÀN TRIỆT =VỚI TÂM NGUYỆN THÀNH TỰU :

1
=NHƯ LAI
2=ƯNG CÚNG
3=CHÁNH BIẾN TRI
4=MINH HẠNH TÚC
5=THIỆN THỆ
6=THẾ GIAN GIẢI
7=VÔ THƯỢNG SĨ
8=ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU
9=THIÊN NHÂN SƯ
10
=PHẬT THẾ TÔN

...Và Mình Chỉ Chia Sẻ Sự Thấy Biết : NHƯ THỊ ! ... >Về GIÁO PHÁP Của ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI =NHƯ THỊ...Hiện Diện NHƯ THỊ ...NƠI CÕI TA BÀ ...NHƯ THỊ .
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A hahahahahah... hèn chi AL cứ CỤC CỤC CỤC CỤC vì thiếu CĂN BẢN dữ vậy [smile]


Thấy tánh không thật = vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh = Biên kế sở chấp tánh

(vô minh

- nên chỉ thấy tướng sanh diệt

- mà k thấy tánh bất sanh bất diệt,

cho rằng tướng sanh diệt --> là thường lạc ngã tịnh nên khổ
) = tục đế = giả



(1) Nguồn Gốc của 12 loài Chúng Sanh ...smile x x x x x

tất cả thế gian ..

lầm mình là vật

--> bỏ mất tâm tánh [smile] (giống lời Dimash nói hông ? ....... ĐÓ)

nếu biết CHUYỂN VẬT --> thì đồng với NHƯ LAI

- thân tâm viên mãn sáng suốt [smile] - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

*** đây là đoạn ông Phật nói tới NGUYÊN NHÂN có 12 loài chúng sanh nhé [smile]




Vậy thì bi giờ đặt lại câu hỏi cho AL dễ đến nhé [smile]

- vậy thì theo AL .. ."TÂM và TÁNH" --> CHUYỂN VẬT như thế nào ? [smile]

- mà VẬT là gì thế mà khi NGƯỜI TA LẦM MÌNH LÀ VẬT --> mà cần phải chuyển [smile]


vẫn cần 1 điểm tựa để QUÁN SÁT [smile] .. vậy AL phải làm sao ? [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,422
Điểm tương tác
169
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
ha ha ha [smile]

A hahahahahah... hèn chi AL cứ CỤC CỤC CỤC CỤC vì thiếu CĂN BẢN dữ vậy [smile]


Thấy tánh không thật = vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh = Biên kế sở chấp tánh

(vô minh

- nên chỉ thấy tướng sanh diệt

- mà k thấy tánh bất sanh bất diệt,

cho rằng tướng sanh diệt --> là thường lạc ngã tịnh nên khổ
) = tục đế = giả
Kha Kha....

Chắc Là :
NGHĨA =THẬT Hay GIẢ >>>Tùy Theo "SỰ THẤY, BIẾT" Của Mỗi CÁ THỂ

- Còn Mình " THẤY" = KHÔNG THẬT !<-->KHÔNG GIẢ != CHỈ THẤY : NHƯ...NHƯ ! =NÊN =NHƯ NHƯ ...THÔI .
Và :LUÔN NHƯ ...NHƯ !>LÀM ĐIỂM TỰA CĂN BẢN .(CỦA CHÍNH TỰ TÂM MÌNH ĐANG DUYÊN Chứ KHÔNG PHẢI=Ý TƯỞNG BÊN NGOÀI ĐEM VÀO )
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ahahhahahah .. vậy là AL chịu thua rùi [smile] [smile]

--> 1 chút CĂN BẢN vậy mà cũng phải CỤC CỤC CỤC CỤC nữa sao ? [smile] xx x x x x x

ờ mà đúng hông ?[smile][
 

AZZENKA2021

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 10 2020
Bài viết
15
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Xin hỏi đh chân lý khác triết học như nào? Tại sao phật pháp là triết học, là tôn giáo?
Vì Phật pháp là triết học nên nó là tập hợp của tất cả kinh nghiệm, sự quan sát, chiêm nghiệm về con người đúc kết ra, là tinh túy bắt đầu từ trí tuệ Phật và sau là các đệ tử, từ đời này sang đời khác tạo nên 1 kho tri tức về tâm lý con người vô cùng khoa học và huyền diệu.

Nếu Phật pháp là chân lý thì Phật và các đệ tử kiết tập kinh điển như Anan đã có khiếm khuyết trong khả năng của mình, đã không nhìn thấu, không biết, không thấy sự tồn tại của vị Phật A Di Đà và cũng không biết chúng sinh sau này luôn có nhu cầu tồn thờ 1 vị Thần cứu rỗi cho chúng sinh, giúp họ thay đổi nghiệp bằng thần lực của Phật A Di Đà. ĐÂY LÀ KHIẾM KHUYẾT RẤT NẶNG CỦA PGNT, VÀ XUYÊN SUỐT TOÀN BỘ TẠNG KINH THỰC HÀNH CỦA PGNT ko có hoặc ko đề cập đến phương thức nào tương tự của của Phật A Di Đà để độ chúng sinh.

Nếu Phật pháp là chân lý thì Phật Thích Ca sẽ là vị Phật ko có quyền năng lẫn Phật lực, vì thấy chúng sinh chết mà ko cứu thấy đau khổ mà không cứu, cũng không thể biết trước tương lai sẽ xảy ra điều gì để có giải pháp mà ngăn trừ ngoài việc xác định "chúng sinh chết là do nghiệp", nhưng khi cần thì các vị Phật khác đầy quyền năng như ngài A Di Đà vẫn giúp chúng sinh thoát khỏi nghiệp của mình nhờ Phật lực, do đó nếu thừa nhận Phật Pháp là chân lý thì đồng nghĩa cũng chấp nhận sự khiếm khuyết của Phật Thích Ca.

Do đó ta có thể thấy PG Đại Thừa có thể xem là tinh hoa trí tuệ của đời sau và đáng tin hơn PGNT :)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]

Phật pháp là triết học nên nó là tập hợp của tất cả kinh nghiệm, sự quan sát, chiêm nghiệm về con người đúc kết ra, là tinh túy bắt đầu từ trí tuệ Phật và sau là các đệ tử, từ đời này sang đời khác tạo nên 1 kho tri tức về tâm lý con người vô cùng khoa học và huyền diệu.

thoáng nghe thì cũng có lý ... ---> định nghĩa này hoàn toàn hỏng giống phật pháp 1 tí nào [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Cục Đất

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 2 2023
Bài viết
27
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Vì Phật pháp là triết học nên nó là tập hợp của tất cả kinh nghiệm, sự quan sát, chiêm nghiệm về con người đúc kết ra, là tinh túy bắt đầu từ trí tuệ Phật và sau là các đệ tử, từ đời này sang đời khác tạo nên 1 kho tri tức về tâm lý con người vô cùng khoa học và huyền diệu.

Nếu Phật pháp là chân lý thì Phật và các đệ tử kiết tập kinh điển như Anan đã có khiếm khuyết trong khả năng của mình, đã không nhìn thấu, không biết, không thấy sự tồn tại của vị Phật A Di Đà và cũng không biết chúng sinh sau này luôn có nhu cầu tồn thờ 1 vị Thần cứu rỗi cho chúng sinh, giúp họ thay đổi nghiệp bằng thần lực của Phật A Di Đà. ĐÂY LÀ KHIẾM KHUYẾT RẤT NẶNG CỦA PGNT, VÀ XUYÊN SUỐT TOÀN BỘ TẠNG KINH THỰC HÀNH CỦA PGNT ko có hoặc ko đề cập đến phương thức nào tương tự của của Phật A Di Đà để độ chúng sinh.

Nếu Phật pháp là chân lý thì Phật Thích Ca sẽ là vị Phật ko có quyền năng lẫn Phật lực, vì thấy chúng sinh chết mà ko cứu thấy đau khổ mà không cứu, cũng không thể biết trước tương lai sẽ xảy ra điều gì để có giải pháp mà ngăn trừ ngoài việc xác định "chúng sinh chết là do nghiệp", nhưng khi cần thì các vị Phật khác đầy quyền năng như ngài A Di Đà vẫn giúp chúng sinh thoát khỏi nghiệp của mình nhờ Phật lực, do đó nếu thừa nhận Phật Pháp là chân lý thì đồng nghĩa cũng chấp nhận sự khiếm khuyết của Phật Thích Ca.

Do đó ta có thể thấy PG Đại Thừa có thể xem là tinh hoa trí tuệ của đời sau và đáng tin hơn PGNT :)
Chào @AZZENKA2021 .
Đúng là Thức Trí có logic của Thức Trí.

Nhưng xin hỏi @AZZENKA2021 có biết do nguyên nhân gì những kiến thức, tri thức như bạn suy luận trên tồn tại trong Tâm bạn không ?
Tâm bạn lấy cái gì làm chủ đạo?
Chúc Bình An.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

thì lấy CHÂN LÝ làm chủ đạo [smile] ...

tại vì trong TRIẾT HỌC = cái chỗ khoa học .. đáng tin cậy chính là CHÂN LÝ = TRUE LOGIC / TRUE PRINCIPLE (Truth = Chân ... Lý = Logic ) [smile]

chứ không thì là gì nữa ? [smile]

--> cho nên hỏng có lạ gì khi PHẬT PHÁP cũng được liệt kê trong .... TRIẾT HỌC như là những TRUE PRINCIPLES [smile] [smile] x x x x x

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hiiihiiii
Theo m phật tánh và pháp tánh không phải hai, nhưng cũng k phải một. Phật tánh nói trên phương diện tu hành thành Phật của hữu tình (giác ngộ tự tánh), như đoạn giảng sau của HT Thích Thanh Từ:
Tổ hỏi: “Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật gì ?” Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Tân Châu thuộc Lãnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác !” Tổ bảo: “Ngươi là người Lãnh Nam, lại là người quê mùa, làm sao kham làm Phật ?”

Quí vị thấy Ngũ Tổ là một vị Tổ mà sao Ngài nói bất công vậy ? Ngài dư biết rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, thế tại sao đối với người tới học đạo Ngài lại khinh miệt, bảo rằng ngươi là người Lãnh Nam, là người ở nơi rừng núi, người quê mùa dốt nát, đâu thể kham làm Phật. Tại kiểu cách phong kiến của Ngài như thế hay là Ngài có ý gì ? Đó là cách Ngài dọ thử xem sự hiểu biết của người cầu thành Phật này ra sao, nên mới có thái độ như thế.

Huệ Năng liền đáp: “Người tuy có Nam Bắc nhưng Phật tánh vốn không có Nam Bắc, thân quê mùa này cùng với Hòa thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác.”

Như thế do Ngài nghe một câu mà ngộ, biết được Phật tánh của tất cả đều đồng nhau.

Canh ba thọ pháp, người trọn không biết, Tổ liền truyền pháp đốn giáo và y bát, nói rằng: “Ngươi là vị Tổ đời thứ sáu, khéo tự hộ niệm, rộng độ chúng hữu tình, truyền khắp đời sau, không khiến cho đoạn tuyệt. Nghe ta nói kệ:

Hữu tình lai hạ chủng,
Nhân địa quả hoàn sanh.
Vô tình diệc vô chủng,
Vô tánh diệc vô sanh.

Chữ tình không có nghĩa thức tình, chữ tình đây chỉ cho những người đã có được hạt giống tức là có cái chủng tánh về đạo lý. Người có tình đến nên gieo giống cho họ, nhân nơi đất mà quả lại sanh, tức là người đã có chủng tánh về đạo lý này, khi họ đến nên gieo giống cho họ, nhân nơi đất tự tánh của họ sẵn có sẽ sanh ra quả. Còn vô tình tức là người không có hạt giống đó, không có giống thì không có tánh, cũng không có sanh. Người không có chủng tử đó mình có gieo cũng khó mà được, nên nói không tánh cũng không sanh. Đây là bài kệ truyền pháp.

Pháp tánh chỉ chung cho tự tánh tất cả các pháp hữu tình, vô tình:
Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp !

Còn A lại da thức là quan niệm của Duy Thức, có mối liến hệ với người tu hành và họ cũng gọi thức này là tâm, chân như https://thuvienhoasen.org/tudien?k=A-lại-da thức

Nếu nhìn theo sự phân biệt chân tâm, vọng tâm thì sự giác ngộ tự tánh quyết định tâm đó là chân hay vọng (có lẽ trên phương diện tu hành)

Đh nghĩ sao?
kakakaka

1. Chỉ một tánh vốn có của mỗi chúng sanh, tạm gọi thành Phật Tánh và Pháp Tánh!

Hữu tỉnh-vô tình, tu hành - không tu hành, ... chỉ là phương tiện. Không thể dựa trên đó mà luận tánh vốn có có hay không có. Chẳng hạn bạn nói: Phật tánh nói trên phương diện tu hành thành Phật của hữu tình (giác ngộ tự tánh). Thế thì, chẳng lẽ khi không tu hành Phật tánh không có sao?! Tất nhiên là không. dù bạn chưa tu hành, dù là người ác chưa từng biết Phật pháp, bạn vẫn có Phật Tánh.

Kể cả khi, bạn chưa có thức tánh, chưa có nhân chủng hữu tình thì Phật Tánh của bạn vẫn hằng hữu; Phật Tánh ấy bây giờ được gọi là Pháp Tánh.

Như vậy, Phật Tánh và Pháp Tánh vốn là tánh vốn có thường trụ của mỗi mỗi chúng sanh.

2. Chỉ một tánh vốn có nơi mỗi chúng sanh, tùy duyên sanh pháp. Không nên chấp pháp mà luận tánh!

Tiếp duyên không biết gì thì tánh vốn có thị hiện thành vô tình, không có thức thì chẳng thể tu hành thành Phật.
Tiếp duyên có thức, có Phật tri kiến thì tánh vốn có thị hiện sự giác ngộ.
Chỉ một tánh vốn có ấy, tiếp duyên sanh đủ các hiện tượng từ vô minh đến giác ngộ.

Mỗii chúng ta nhờ có tánh vốn có mà tìm hiểu, tu tập xóa bỏ ngu dốt, nhận lại tánh đó. Chứ không phải tu hành tạo ra tánh ấy.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ahahhahahah ... xem ra VỪA - - NGHĨ đía nổ phật đạo tới mức CỨNG CỎI QUÁ RÙI [smile]

Người đời sau, do không hiểu lời tổ tông mà phân ra

Phật Tánh dành cho hữu tình,

Pháp Tánh dành cho vô tình.

Đã bị phân hai thì làm sao là tánh vốn có được. Phật Tánh và Pháp Tánh chỉ là một tánh, chính là tánh vốn có của mỗi chúng sanh, không có gì khác hơn! - VỪA - - NGHĨ [smile]

--> LÀM BIẾNG ... CỐ CHẤP mà khoái nổi ... khoe khoang ... cẩu thả [smile] ... đó là nền tảng của ĐẠI THỪA CHÁNH TÔNG [smile]

*** bản chất của VỪA - -NGHĨ vốn là 1 SƠ CƠ ... mà khoái đặt điều bịa chuyện như 1 HÀNH GIẢ PHẬT HỌC [smile ] xxxxxxxxx ... danh từ này là VỪA - - NGHĨ thường áp dụng cho nhiều người lắm rùi nhé .. [smile] x x x x

--> ở đây có AI TO GAN như VỪA - -NGHĨ .. đời sau cố chấp ... TO GAN BỊA ĐẶT cả KINH PHẬT [smile] [smile] x x x x x x x


(1) Cho VỪA - -NGHĨ 1 bài học về PHẬT TÁNH ... [smile] x x x x xx

chắc chắc phải đem VỪA - - NGHĨ làm thí dụ ngàn đời thì mới chịu học hỏi KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO nhỉ [smile]

Vậy thì cho VỪA - - NGHĨ 1 bài học nhé ...

lấy cái này làm NỀN TẢNG cho VỪA - - NGHĨ nghiên cứu nghen [smile]


- Tất cả loài hữu tình, tất cả sanh vật, tất cả sinh loại, tất cả sinh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn. Chúng bị dắt dẫn, chi phối bởi định mệnh, bởi điều kiện bộ loại của chúng, bởi cá tánh của chúng.

chấp google lục lọi tất cả kinh điển PHẬT GIÁO luôn ... có hơi nhiều đó nhé [smile]

--> xem coi kinh điển PHẬT GIÁO sẽ dẫn dắt VỪA - - NGHĨ tới Phật Tánh và Pháp Tánh là những kinh gì ... kinh gì .. kinh gì [smile] ... Kinh Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm .. Kim Cang .. Hoa Nghiêm .. Pháp Hoa .. Tiểu Bộ Kinh, Kinh Trường Bộ ... Tương Ưng Bộ .. Trung Bộ ... cho tên 1 số kinh cho VỪA - - NGHĨ theo học hỏi đi nhé ... A hahahahahaha


(a) Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói về 12 loài chúng sanh .. có loài nào gọi là VÔ TÌNH CHÚNG SANH hông ? [smile]

--> vậy điên đảo của VÔ TÌNH CHÚNG SANH ... giống gì trong đó [smile]

(b) Tất cả chúng sanh .. đều có phật tánh .. là từ đâu ra ? [smile] ... KINH GÌ ? ... KINH GÌ ?


*** hay là cái người TỊNH ĐỘ 48 đại nguyện nhiều năm sẽ trở thành Ù LÌ .. CỐ CHẤP THÊM THẮT ĐẶT ĐIỀU VỀ TÔNG PHÁI PHẬT ĐẠO nhỉ ? [smile] xx x x x x x x x

ờ mà đúng hông ? [smile]
kakakaka, chỉ là chấp Kinh, chưa liễu nghĩa.
1. Tất cả những ai cho rằng Phật Tánh chỉ ở hữu tình thì đều là ngộ nhận, chấp trước Phật Tánh có thức!

Phật Tánh vô tướng thì Phật Tánh ấy ở chỗ nào của hữu tình? Nếu thấy Phật Tánh ở chỗ tướng hữu tình thì đó là chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.

Những người này, luôn gắn cho Phật Tánh cái "thức", cái tướng nhận biết. Trong khi Phật dạy trong tất cả Kinh, chủ thể nhận thức, đối tượng nhận thức, các thức đều là hư vọng, chúng nó nương nhau mà tồn tại.
Nếu bàm vào đó mà thiết lập nhãn quan thì liền ở trong sanh tử.
Ngược lại, nếu nhãn quan không vướng mắc vào chủ thể, đối tương, thức thì đó là Phật tánh vốn có của mình đang chiếu rọi vạn pháp, giải thoát sanh tử.

Tánh vốn có ấy được Phật dạy là tánh nghe, tánh thấy, tánh biết trong các Kinh điển đại thừa. Các bạn tự hỏi xem: " tánh nghe nằm ở người nghe (hữu tình) hay vật phát âm thanh (vô tình)?".

Mà các bạn hiện nay lại quy rằng nó ở hữu tình, đúng là một sự ngộ nhận.

2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy cả về hữu tình và vô tình chúng sanh.

Phật dạy: "Thế nào là điên đảo về chúng sinh? Này A Nan! Bản tánh của chân tâm vốn tự sáng. Cái bản tánh vốn tự sáng ấy chiếu khắp viên mãn; nhưng bởi một niệm vọng động mà phát sinh ra vọng thức....." tiếp theo sau phật giảng 12 loài chúng sanh từ vọng thức ấy. Có thức thì là hữu tình, không phải nói đến vô tình chúng sanh nên bạn đặt câu hỏi
"a) Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói về 12 loài chúng sanh .. có loài nào gọi là VÔ TÌNH CHÚNG SANH hông ?" là không hợp lẽ!

Hữu tình và vô tình là hiện tượng của 7 đại. Hiện tượng tứ đại và không đại là hiện tượng vô tình. Hiện tượng của thức, kiến là hiện tượng hữu tình.

Tánh nghe, tánh thấy, tánh biết,... là tánh vốn có của mỗi cá nhân. Nhưng tánh nghe, tánh thấy,.... không ở nơi người nghe, đối tượng được nghe. Không thể nói tánh nghe ở người nghe hay ở đối tượng được nghe được.

Do đó, các bạn bảo rằng tánh nghe chỉ có ở người nghe (hữu tình) là không phù hợp với Kinh điển.
 

AZZENKA2021

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 10 2020
Bài viết
15
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Chào @AZZENKA2021 .
Đúng là Thức Trí có logic của Thức Trí.

Nhưng xin hỏi @AZZENKA2021 có biết do nguyên nhân gì những kiến thức, tri thức như bạn suy luận trên tồn tại trong Tâm bạn không ?
Tâm bạn lấy cái gì làm chủ đạo?
Chúc Bình An.
1./Theo hiền hữu cđ tất cả những gì hiền hữu đã và sắp thảo luận cùng mọi người có tồn tại trong Tâm của hiền hữu ko ? Cái đó từ trải nghiệm hay kinh nói sao thì chác chắc phải là như vậy ?

2./Tâm của hiền hữu cđ lấy cái gì làm điểm tựa chủ đạo ?

3./HIền hữu tu để muốn đạt được điều gì khác người bình thường ? Điều đó sẽ đạt được trong lúc sống hay sau khi chết mới có thể thực chứng ?

CHúng ta thảo luận tuần tự từng câu 1 trong mỗi lần trả lời :)
 

dimash

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2023
Bài viết
58
Điểm tương tác
3
Điểm
8
(1) Nguồn Gốc của 12 loài Chúng Sanh ...smile x x x x x

tất cả thế gian ..

lầm mình là vật

--> bỏ mất tâm tánh [smile] (giống lời Dimash nói hông ? ....... ĐÓ)

nếu biết CHUYỂN VẬT --> thì đồng với NHƯ LAI

- thân tâm viên mãn sáng suốt [smile] - Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hiihiiii
M dựa vào thật tướng ấn để phân định tánh/tướng thật giả: do vô minh quên mất tánh chân thật của năng/sở (không sanh diệt) > chỉ thấy tướng/tánh giả (sanh diệt) > ngộ nhận tướng/tánh giả là thật nên duyên theo tướng sanh diệt (do mưu cầu thường lạc ngã tịnh) > khổ sanh tử > tục đế (vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh)
Hình như có liên quan đến tâm kinh nhưng chưa rõ ràng: sắc bất dị không, sắc tức thị không, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị
Đúng k ta?
 

Cục Đất

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 2 2023
Bài viết
27
Điểm tương tác
3
Điểm
3
1./Theo hiền hữu cđ tất cả những gì hiền hữu đã và sắp thảo luận cùng mọi người có tồn tại trong Tâm của hiền hữu ko ? Cái đó từ trải nghiệm hay kinh nói sao thì chác chắc phải là như vậy ?

2./Tâm của hiền hữu cđ lấy cái gì làm điểm tựa chủ đạo ?

3./HIền hữu tu để muốn đạt được điều gì khác người bình thường ? Điều đó sẽ đạt được trong lúc sống hay sau khi chết mới có thể thực chứng ?

CHúng ta thảo luận tuần tự từng câu 1 trong mỗi lần trả lời :)
1. Vọng tưởng, hý luận làm nhân duyên, vọng tưởng hý luận làm nguyên nhân xuất hiện.
2. BÌNH THƯỜNG CÓ THỂ DÙNG LUÔN CÂU TRẢ LỜI 1
Về kinh sách thì bản thân Tôi nhân duyên thiếu, ít đọc kinh sách. Chưa đọc trọn bộ kinh nào cả.

3. Bởi vì Tôi có nhân duyên Thấy những điều chưa bao giờ Thấy, có nhân duyên cảm nhận những điều chưa bao giờ cảm nhận.
Bạn nghĩ phải đợi chết để chứng thực điều gì?
 

dimash

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2023
Bài viết
58
Điểm tương tác
3
Điểm
8
kakakaka

1. Chỉ một tánh vốn có của mỗi chúng sanh, tạm gọi thành Phật Tánh và Pháp Tánh!

Hữu tỉnh-vô tình, tu hành - không tu hành, ... chỉ là phương tiện. Không thể dựa trên đó mà luận tánh vốn có có hay không có. Chẳng hạn bạn nói: Phật tánh nói trên phương diện tu hành thành Phật của hữu tình (giác ngộ tự tánh). Thế thì, chẳng lẽ khi không tu hành Phật tánh không có sao?! Tất nhiên là không. dù bạn chưa tu hành, dù là người ác chưa từng biết Phật pháp, bạn vẫn có Phật Tánh.

Kể cả khi, bạn chưa có thức tánh, chưa có nhân chủng hữu tình thì Phật Tánh của bạn vẫn hằng hữu; Phật Tánh ấy bây giờ được gọi là Pháp Tánh.

Như vậy, Phật Tánh và Pháp Tánh vốn là tánh vốn có thường trụ của mỗi mỗi chúng sanh.

2. Chỉ một tánh vốn có nơi mỗi chúng sanh, tùy duyên sanh pháp. Không nên chấp pháp mà luận tánh!

Tiếp duyên không biết gì thì tánh vốn có thị hiện thành vô tình, không có thức thì chẳng thể tu hành thành Phật.
Tiếp duyên có thức, có Phật tri kiến thì tánh vốn có thị hiện sự giác ngộ.
Chỉ một tánh vốn có ấy, tiếp duyên sanh đủ các hiện tượng từ vô minh đến giác ngộ.


Mỗii chúng ta nhờ có tánh vốn có mà tìm hiểu, tu tập xóa bỏ ngu dốt, nhận lại tánh đó. Chứ không phải tu hành tạo ra tánh ấy.
Hiihiii
Xin hỏi đh có văn kinh xác nhận tất cả các loài hữu tình vô tình đều có Phật tánh, hoặc đều sẽ thành Phật k?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Bên trên