Bài học từ kệ trong Luận Đại Trí Độ

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Chào các Bạn,
Trong Luận Đại Trí Độ - cuốn 1 - Duyên Khởi Luận. Trong phần giảng về Tất Đàn có đoạn :

-Sao gọi là Đệ nhất nghĩa Tất-đàn? (Tất đàn trong ý nghĩa tuyệt đối) Hết thảy pháp tánh , hết thảy luận nghị, ngữ ngôn, hết thảy pháp và phi pháp, mỗi mỗi có thể phân biệt phá tán, còn pháp chơn thật của chư Phật, Bích-chi Phật, A-la-hán hành trì thì không thể phá, không thể tán. Những gì không thông suốt ở trong ba thứ Tất-đàn trên thì ở trong đây thông được. Nhưng thông như thế nào? Thông là xa lìa mọi lỗi lầm, không thể biến đổi, không thể vượt hơn, vì sao? Vì trừ Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, còn các nghị luận khác, các Tất-đàn khác, đều có thể bị phá hoại, như bài kệ trong kinh Chúng-nghĩa nói:

"Mỗi tự nương kiến chấp,
Hý luận khởi cạnh tranh,
Biết thế là biết thật,
Không biết là báng Pháp.
Không nhận pháp kẻ khác,
Ấy là người vô trí,
Những người có hý luận
Thảy đều là vô trí.
Hoặc nương điều mình thấy,
Mà sanh các hý luận,
Nếu cho đó tịnh trí,
Thì ai cũng tịnh trí".

Trong ba bài kệ này, Phật nói tướng trạng của Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, rằng chúng sanh trong thế gian tự nương kiến chấp, tự nương pháp, tự nương hý luận của mình mà sanh ra cạnh tranh. Hý luận chính là gốc cạnh tranh, mà hý luận thì nương các kiến chấp sanh khởi, như kệ nói:

"Có lãnh thọ pháp, mới có luận,
Không lãnh thọ pháp, luận cái gì.
Các kiến có, không có lãnh thọ,
Điều ấy, người này đã trừ sạch".

Hành giả như thật biết được điều ấy, thì đối hết thảy pháp, hết thảy hý luận, không lãnh thọ, không chấp trước, không thấy là thật, không cùng cạnh tranh với kẻ khác, và biết được vị cam lồ của Phật pháp. Nếu không được thế, tức là hủy báng Pháp. Nếu không lãnh thọ pháp của kẻ khác, không biết không nhận lấy, ấy là người vô trí. Như vậy thời những người có hý luận đều là người vô trí, tại sao vậy? Vì mỗi người không chịu lãnh thọ pháp của nhau, như có người tự cho pháp của mình là đệ nhất chơn thật thanh tịnh; còn pháp của người khác là vọng ngữ, không thanh tịnh. Ví như pháp xử trị của thế gian, nào là hình phạt giết chém đủ thứ bất tịnh mà người thế gian tín thọ làm theo cho là thật thanh tịnh, nhưng đối với người xuất gia thánh thiện thì đó là điều rất bất tịnh. Những người xuất gia theo ngoại đạo, sống theo pháp tu ngũ nhiệt đứng một chân, nhổ tóc v.v… hạng Ni-kiền-tử (Nirgranthaputra) cho đó là diệu huệ; còn các người khác nói đó là pháp ngu si. Các pháp của hàng xuất gia ngoại đạo và Bà-la-môn bạch y như thế đó, họ đếu cho là tốt đẹp, ngoài ra là vọng ngữ.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-61_4-3227_5-50_6-2_17-51_14-1_15-2/#nl_detail_bookmark
Và d/đ đã được nghe giảng về Phật Pháp qua hai bài : giải kệgiảng giải kệ căn cứ vào bài kệ trong đoạn kinh này. d/đ ghi lại đây để các Bạn cùng đọc.
Phần chữ màu đen là lời kệ trong kinh ; màu tím là lời giải ; màu xanh là lời giảng giải - của từng lời kệ trong kinh.


Mỗi tự nương kiến chấp
.......... .Tất đàn nhận rõ vô minh thị
……....Chính Phật Di Đà là người thuyết pháp
Hý luận khởi cạnh tranh
………Chứng ở từ tâm pháp ở từ
………Pháp Phật từ tâm sinh ra do lòng từ bi mà có
Biết thế là biết thật
………Biệt chấp biết hư đều biết cả
………Phải biết biệt chấp sinh ra từ đâu đã
Không nhận pháp kẻ khác
………Không màng luận ảo với tất đàn
………Đừng coi … là người dẫn giải
Ấy là người vô trí
………Thiên cơ diệu dụng ấn chỉ Như
……… Mang ấn chỉ của Như Lai
Những người có hý luận
………Hiểu rõ lòng người với pháp Như
………Hiểu lòng của chúng sanh và pháp của chư Phật
Thảy đều là vô trí
………Chư Như truyền dạy ghì chơn pháp
………Chư vị dạy trụ chơn pháp
Hoặc nương điều mình thấy
………Biết được hậu duyên với ý tiền
………Sẽ nhận lại pháp của Như Lai
Mà sanh các hý luận
………Sứ như thị giải như thị giải
………Sứ giả của Như Lai chính là người giải pháp Như Lai
Nếu cho đó là tịnh trí
………Ách tắc vô thường hý luận thay
………Nói pháp ở cõi vô thường là đường vào bế tắc
Thì ai cũng tịnh trí
………Không vô tác tướng Như Lai định
………Không nằm trong thuyết Như Lai
Có lảnh thọ pháp mới có luận
………Không ở từ tâm không chẳng còn
………Chữ không, không nằm trong tâm, mất hết chữ tâm chỉ còn biệt chấp
Không lãnh thọ pháp, luận cái gì
………Luận đến tất đàn ngã biệt thay
………Nói … là người giảng giải quả là khốn khổ
Các kiến có, không có lãnh thọ
………Chỉ biết một hai không biết dài
………Chỉ biết một ít thôi
Điều ấy, người này đã trừ sạch
………Cưu mang chánh pháp không biệt chấp
………Làm sao mọi người hiểu đừng biệt chấp nữa


Và d/đ được dạy : phân giải kệ (gồm những câu chữ màu tím)giảng giải kệ (gồm những câu chữ màu xanh) thành hai bài riêng lẽ. Vì vậy, ngoài bài kệ trong kinh (chữ màu đen) d/đ có được thêm hai bài giảng khác.

Rồi d/đ lại có thêm một bài giảng : phần đầu của câu là lời kệ trong kinh ; phần sau của câu là bài giải kệ. Cho nên, từ một đoạn kệ trong kinh - d/đ có thêm 4 bài nữa để học hiểu về Phật Pháp. Và Thầy của d/đ đã dùng phương pháp này để dạy d/đ. d/đ học Pháp từ những bài như vậy…

Hy vọng với những tài liệu d/đ chia sẻ sẽ giúp ích được các Bạn trong việc tu học Phật Pháp…

*********

………Kệ trong kinh :

Mỗi tự nương kiến chấp
Hý luận khởi cạnh tranh
Biết thế là biết thật
Không nhận pháp kẻ khác
Ấy là người vô trí
Những người có hý luận
Thảy đều là vô trí
Hoặc nương điều mình thấy
Mà sanh các hý luận
Nếu cho đó là tịnh trí
Thì ai cũng tịnh trí
Có lảnh thọ pháp mới có luận
Không lãnh thọ pháp, luận cái gì
Các kiến có, không có lãnh thọ
Điều ấy, người này đã trừ sạch

………Giải kệ :

Tất đàn nhận rõ vô minh thị
Chứng ở từ tâm pháp ở từ
Biệt chấp biết hư đều biết cả
Không màng luận ảo với tất đàn
Thiên cơ diệu dụng ấn chỉ Như
Hiểu rõ lòng người với pháp Như
Chư Như truyền dạy ghì chơn pháp
Biết được hậu duyên với ý tiền
Sứ như thị giải như thị giải
Ách tắc vô thường hý luận thay
Không vô tác tướng Như Lai định
Không ở từ tâm không chẳng còn
Luận đến tất đàn ngã biệt thay
Chỉ biết một hai không biết dài
Cưu mang chánh pháp không biệt chấp

………Giảng giải kệ :

Chính Phật Di Đà là người thuyết pháp
Pháp Phật từ tâm sinh ra do lòng từ bi mà có
Phải biết biệt chấp sinh ra từ đâu đã
Đừng coi … là người dẫn giải
Mang ấn chỉ của Như Lai
Hiểu lòng của chúng sanh và pháp của chư Phật
Chư vị dạy trụ chơn pháp
Sẽ nhận lại pháp của Như Lai
Sứ giả của Như Lai chính là người giải pháp Như Lai
Nói pháp ở cõi vô thường là đường vào bế tắc
Không nằm trong thuyết Như Lai
Chữ không, không nằm trong tâm, mất hết chữ tâm chỉ còn biệt chấp
Nói … là người giảng giải quả là khốn khổ
Chỉ biết một ít thôi
Làm sao mọi người hiểu đừng biệt chấp nữa

………Kệ và giải kệ :

Mỗi tự nương kiến chấp
………Tất đàn nhận rõ vô minh thị
Hý luận khởi cạnh tranh
………Chứng ở từ tâm pháp ở từ
Biết thế là biết thật
………Biệt chấp biết hư đều biết cả
Không nhận pháp kẻ khác
………Không màng luận ảo với tất đàn
Ấy là người vô trí
………Thiên cơ diệu dụng ấn chỉ Như
Những người có hý luận
………Hiểu rõ lòng người với pháp Như
Thảy đều là vô trí
………Chư Như truyền dạy ghì chơn pháp
Hoặc nương điều mình thấy
………Biết được hậu duyên với ý tiền
Mà sanh các hý luận
………Sứ như thị giải như thị giải
Nếu cho đó là tịnh trí
………Ách tắc vô thường hý luận thay
Thì ai cũng tịnh trí
………Không vô tác tướng Như Lai định
Có lảnh thọ pháp mới có luận
………Không ở từ tâm không chẳng còn
Không lãnh thọ pháp, luận cái gì
………Luận đến tất đàn ngã biệt thay
Các kiến có, không có lãnh thọ
………Chỉ biết một hai không biết dài
Điều ấy, người này đã trừ sạch
………Cưu mang chánh pháp không biệt chấp


Nếu các Bạn đọc thấy khó hiểu d/đ có thể giải thích…
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên