Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 6 _ Giới, Định, Tuệ.

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !
Con có nghe quý Thầy thường hay thuyết giảng "Nhơn giới sanh định, nhơn định sanh tuệ". con thắc mắc "không biết có thể nào hành giả không tu định mà vẫn sanh tuệ hay không ?"
Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con có nghe quý Thầy thường hay thuyết giảng "Nhơn giới sanh định, nhơn định sanh tuệ". con thắc mắc "không biết có thể nào hành giả không tu định mà vẫn sanh tuệ hay không ?"
Kính !
Chào hoatihon !

Nếu con gái cho rằng "chỉ có xếp chân ngồi thiền thì mới gọi là tu Định" thì câu trả lời của N/Q là "Vẫn có rất nhiều trường hợp KHÔNG NGỒI THIỀN nhưng vẫn CHẠM vào Tuệ giác" :

1. Như Đức Lục Tổ Huệ Năng chỉ đứng đạp chày giả gạo trong 8 tháng mà Tuệ giác vẫn phát sanh .

2. Như chuyện :
Đại sư thứ 2
Lilapa - Đức vua ẩn sĩ


Trong cái vút nhanh
của bốn trạng thái tâm cao thượng,
Đức vua - Nhà Du-già - Con sư tử chốn rừng già
Vương miện là năm chòm lông màu lam ngọc
Còn nhà Du-già kia
Vương miện là năm thức thanh tịnh
Với mười vuốt sắc
Con mãnh sư xé nát thịt con mồi
Mười hạnh tốt của nhà Du-già
Bén như gươm đao
chặt đứt những quyền năng tiêu cực
Vì ngộ được chân lý này nên Lilapa giải thoát

Truyền thuyết

Một ngày nọ, trong khi vị quốc vương vùng Tây Ấn đang tựa lưng ở bệ rồng, chợt có lính canh tâu rằng có một vị đạo sĩ muốn vào bái kiến.

Nhìn vẻ cơ hàn và nét phong trần của đạo sĩ, nhà vua tỏ vẻ ái ngại và thương xót, vua phán: “Sống rày đây mai đó, hẳn là thầy khổ lắm? ”

“Tâu bệ hạ, tôi không hề lấy đó làm khổ não. Có chăng chính bệ hạ mới là kẻ đau khổ, đáng thương.” Đạo sĩ ung dung đáp.

“Cớ sao thầy nói vậy? ” Nhà vua sửng sốt hỏi.

“Trước hết, bệ hạ luôn sống trong nỗi lo mất ngôi, mất nước. Lòng của bệ hạ lúc nào cũng canh cánh lo sợ cơn thịnh nộ của thần dân dễ đưa tới việc tạo phản. Vì thế nên bệ hạ đau khổ. Còn như tôi đây, vào nước không chìm, vào lửa không cháy, độc không hại được, lại biết thuật trường sinh bất tử, ra khỏi luân hồi.”

Nghe qua lời đạo sĩ nói, nhà vua bồi hồi than rằng: “Bạch thầy, làm thế nào quả nhân có thể bắt chước nếp sống rày đây mai đó cơ cực như thầy. Cúi xin thầy từ bi ban cho diệu pháp. Có cách tu nào phù hợp với hoàn cảnh của quả nhân, không lìa ngôi báu, vợ đẹp con xinh, cung điện nguy nga mà vẫn tu thành chánh quả được chăng? ”

Bạch xong, vua phủ phục năm vóc sát đất khẩn cầu đạo sĩ truyền pháp.

Đạo sĩ hoan hỷ nhận lời, bèn trao tâm pháp cho nhà vua. Nghe xong pháp từ, vua liền vào "y giáo phụng hành".

Kể từ đó, nhà vua thường tu tập thiền định ngay trên ngai vàng và thậm chí trong khi cùng các phi tử thưởng thức vũ nhạc. Nhà vua được mệnh danh là Lilapa vì tính ưa lạc thú và yêu thanh sắc của ngài.

Cách tu của Lilapa là chú mục bất động vào chiếc nhẫn ngài đeo ở bàn tay phải.

Sau khi đắc định, vua bèn quán thân tướng của thủ thần (Yidam) Hevajra cùng quyến thuộc của ngài. Lilapa ngộ được chân lý rốt ráo và đắc thần thông Đại thủ ấn sau khi thành tựu pháp quán này.
http://old.rongmotamhon.net/sach/chansu.htm#b5

Theo hai dẫn chứng trên, chúng ta thấy : tuy không ngồi thiền, nhưng sự tập trung ý thức miên mật vào một "vấn đề sanh tử" vẫn là Định sanh Tuệ.

Mến
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Chào hoatihon !

Nếu con gái cho rằng "chỉ có xếp chân ngồi thiền thì mới gọi là tu Định" thì câu trả lời của N/Q là "Vẫn có rất nhiều trường hợp KHÔNG NGỒI THIỀN nhưng vẫn CHẠM vào Tuệ giác" :

1. Như Đức Lục Tổ Huệ Năng chỉ đứng đạp chày giả gạo trong 8 tháng mà Tuệ giác vẫn phát sanh .

2. Như chuyện :

http://old.rongmotamhon.net/sach/chansu.htm#b5

Theo hai dẫn chứng trên, chúng ta thấy : tuy không ngồi thiền, nhưng sự tập trung ý thức miên mật vào một "vấn đề sanh tử" vẫn là Định sanh Tuệ.

Mến


"1. Như Đức Lục Tổ Huệ Năng chỉ đứng đạp chày giả gạo trong 8 tháng mà Tuệ giác vẫn phát sanh ."

giagao.jpg


(Xin quý bạn thông cảm, chuyện đã xảy ra hơn ngàn năm rồi, cho nên hình ảnh không rõ nét được)

:heocon025:​
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thưa các bạn !

Nếu các bạn không có gì để nói về chữ ĐỊNH nữa thì bây giờ chúng ta ôn tiếp về chữ TUỆ các bạn nhá !
Trước tiên mời các bạn định nghĩa lại chữ TUỆ nghĩa là gì ?

Mến !


C.jpg
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Thưa các bạn !

Nếu các bạn không có gì để nói về chữ ĐỊNH nữa thì bây giờ chúng ta ôn tiếp về chữ TUỆ các bạn nhá !
Trước tiên mời các bạn định nghĩa lại chữ TUỆ nghĩa là gì ?

Mến !


C.jpg
Kính bác Ngọc Quế !
Theo con thì khi chưa tu thì đầu óc chúng con như rừng rậm âm u, không thấy lối đi về, sau khi học tu theo Phật một thời gian thì đầu óc lần lần quang đảng, nhìn chung quanh thấy sáng sủa hơn, lòng bớt lo lắng hoang mang, phải chăng đây là Giới sanh định, Định sanh Tuệ ?

Kết luận : "Tuệ là sự sáng suốt, ngược lại với Vô Minh _ là tăm tối, mê lầm".

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Theo con thì khi chưa tu thì đầu óc chúng con như rừng rậm âm u, không thấy lối đi về, sau khi học tu theo Phật một thời gian thì đầu óc lần lần quang đảng, nhìn chung quanh thấy sáng sủa hơn, lòng bớt lo lắng hoang mang, phải chăng đây là Giới sanh định, Định sanh Tuệ ?

Kết luận : "Tuệ là sự sáng suốt, ngược lại với Vô Minh _ là tăm tối, mê lầm".

Kính !
Vâng, bạn Thế Hùng nói đúng rồi đó !

Nhưng theo các bạn Tuệ này là THƯỜNG hay VÔ THƯỜNG ?

Mến !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Vâng, bạn Thế Hùng nói đúng rồi đó !

Nhưng theo các bạn Tuệ này là THƯỜNG hay VÔ THƯỜNG ?

Mến !
Dạ, theo con Tuệ thì phải thường, chứ nếu vô thường thì sao chúng ta lại phải cực khổ tìm kiếm nó để làm chi !
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Dạ, theo con Tuệ thì phải thường, ....
Cám ơn Ngọc Tuấn !

_ Tuệ này do Định sanh, vậy khi chúng ta chưa định được tâm thì Tuệ này KHÔNG CÓ chứ gì ?!
Một cái gì "Trước Không, sau Có" thì nó có THƯỜNG hay không hở bạn ?

chứ nếu vô thường thì sao chúng ta lại phải cực khổ tìm kiếm nó để làm chi !
Thí dụ như bạn muốn qua bên kia sông mà không có cầu-đò-thuyền-ghe chi cả, bấy giờ có người bảo với bạn rằng :

_ "Bạn hãy chặt 3 cây tre, 8 thân cây chuối kết lại thành chiếc bè để mà qua sông. Bạn có làm theo hay không ? Hay là bạn nói "Cái này không bền chắc, tui không làm !"

Mến !
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Cám ơn Ngọc Tuấn !

_ Tuệ này do Định sanh, vậy khi chúng ta chưa định được tâm thì Tuệ này KHÔNG CÓ chứ gì ?!
Một cái gì "Trước Không, sau Có" thì nó có THƯỜNG hay không hở bạn ?
....
....
Mến !
Kính bác Ngọc Quế !
Bác nói : _ Cái gì "Trước Không sau Có" thì không Thường.

Nhưng con nhớ trong bài Bát Nhã Tâm Kinh có câu :

Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề.

三世諸佛。依般若 波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提


Chư Phật ba đời (quá khứ, hiện tại và Vị lai) cũng đều y theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được thành tựu "Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác".


Theo câu Kinh trên thì rõ ràng "Từ thuở quá khứ _ xa lắc xa lơ _ Trí huệ Bát Nhã đã có rồi", chứ không phải bây giờ hay tương lai mới có. Vậy ta không thể nói Trí huệ là KHÔNG THƯỜNG.

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Bác nói : _ Cái gì "Trước Không sau Có" thì không Thường.

Nhưng con nhớ trong bài Bát Nhã Tâm Kinh có câu :

Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề.

三世諸佛。依般若 波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提


Chư Phật ba đời (quá khứ, hiện tại và Vị lai) cũng đều y theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được thành tựu "Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác".


Theo câu Kinh trên thì rõ ràng "Từ thuở quá khứ _ xa lắc xa lơ _ Trí huệ Bát Nhã đã có rồi", chứ không phải bây giờ hay tương lai mới có. Vậy ta không thể nói Trí huệ là KHÔNG THƯỜNG.

Kính !
Xin chào hungcom !

Ngọc Quế rất hân hạnh được bạn quan tâm giúp đở. Xin thưa :

_ "Cái Trí do Định sanh" là cái Trí hậu phát _ thứ phát _ chứ không phải cái "Trí Ma Ha Bát Nhã" mà bạn đã dẫn chứng.

Trí Đại Bát Nhã _ còn được gọi là "Mẹ của Chư Phật" _ không do công phu tu tập mới có. Trí này là Thể Hóa thân của Chư Phật, Chư Đại Bồ tát.

Khi TỊCH thì không ai thấy Trí Bát Nhã ở đâu, khi CHIẾU thì mượn miệng của một chúng sanh cõi đó mà thuyết giảng Phật pháp.

Lúc nào không CHIẾU _ nhập Đại Niết Bàn _ thì vẫn còn đó nhưng ở thể TỊCH, cho nên nói CHƯ PHẬT THƯỜNG CÒN, cho nên nói "DIỆU TRẠM TỔNG TRÌ BẤT ĐỘNG TÔN".

Xin nhắc lại :

Cái Trí mà trong cơn mê chúng ta tu tập được chỉ như cái ÁNH SÁNG PHẢN CHIẾU từ mặt gương, mặt nước hồ, Trí này vẫn còn là không thật, nhưng có cái GỐC từ nơi ÁNH SÁNG CỦA MẶT TRỜI (Trí Đại Bát Nhã).
Còn Trí Ma Ha Bát Nhã ví như Ánh Sáng Trực Tiếp từ Mặt Trời.


Một ví dụ thứ hai là "Cây đèn dầu bị ám khói", chúng ta lau sạch ống khói thì ánh sáng tỏa ra, khi chúng ta chưa lau thì ánh sáng của đèn vẫn có đó (Trí Bát Nhã). Cái Ánh sáng tỏa rạng cho chúng ta là ánh sáng thứ cấp, Ánh Sáng nguyên thủy thì ở trong ống khói. Trí Tuệ Phàm có thể ví cho Ánh sáng ngoài ống khói, còn Trí Bát Nhã ví cho Ánh Sáng thực của cây đèn dầu.

Viết những điều trên, N/Q chỉ gắng gượng đem cái hữu hạn để diễn tả cái vô hạn, mong các bạn suy tư thêm.

Mến !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Xin chào hungcom !

Ngọc Quế rất hân hạnh được bạn quan tâm giúp đở. Xin thưa :

_ "Cái Trí do Định sanh" là cái Trí hậu phát _ thứ phát _ chứ không phải cái "Trí Ma Ha Bát Nhã" mà bạn đã dẫn chứng.

Trí Đại Bát Nhã _ còn được gọi là "Mẹ của Chư Phật" _ không do công phu tu tập mới có. Trí này là Thể Hóa thân của Chư Phật, Chư Đại Bồ tát.

Khi TỊCH thì không ai thấy Trí Bát Nhã ở đâu, khi CHIẾU thì mượn miệng của một chúng sanh cõi đó mà thuyết giảng Phật pháp.

Lúc nào không CHIẾU _ nhập Đại Niết Bàn _ thì vẫn còn đó nhưng ở thể TỊCH, cho nên nói CHƯ PHẬT THƯỜNG CÒN, cho nên nói "DIỆU TRẠM TỔNG TRÌ BẤT ĐỘNG TÔN".

Xin nhắc lại :

Cái Trí mà trong cơn mê chúng ta tu tập được chỉ như cái ÁNH SÁNG PHẢN CHIẾU từ mặt gương, mặt nước hồ, Trí này vẫn còn là không thật, nhưng có cái GỐC từ nơi ÁNH SÁNG CỦA MẶT TRỜI (Trí Đại Bát Nhã).
Còn Trí Ma Ha Bát Nhã ví như Ánh Sáng Trực Tiếp từ Mặt Trời.


Một ví dụ thứ hai là "Cây đèn dầu bị ám khói", chúng ta lau sạch ống khói thì ánh sáng tỏa ra, khi chúng ta chưa lau thì ánh sáng của đèn vẫn có đó (Trí Bát Nhã). Cái Ánh sáng tỏa rạng cho chúng ta là ánh sáng thứ cấp, Ánh Sáng nguyên thủy thì ở trong ống khói. Trí Tuệ Phàm có thể ví cho Ánh sáng ngoài ống khói, còn Trí Bát Nhã ví cho Ánh Sáng thực của cây đèn dầu.

Viết những điều trên, N/Q chỉ gắng gượng đem cái hữu hạn để diễn tả cái vô hạn, mong các bạn suy tư thêm.

Mến !

Kính bác Ngọc Quế !
Con minh họa như thế này, bác thấy có đúng ý của bác hay không ?

dendau_zps8e345037.jpg

dendau2_zpsa20d17ff.jpg

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con minh họa như thế này, bác thấy có đúng ý của bác hay không ?

dendau_zps8e345037.jpg
(1)

dendau2_zpsa20d17ff.jpg
(2)

Kính !
Cám ơn con gái !
Hai bức ảnh đẹp lắm !

Bức thứ nhất : _ Trong ngoài đều sáng, diễn tả "cái Trí Tuệ phàm" đã "sạch phàm".

Bức thứ hai : _ Cái ống khói đầy muội khói, cho nên căn phòng tối thui. Cái quầng sáng phía dưới chân đèn là do "tha lực" _ một nguồn sáng khác _ chứ nếu không thì ........ tối thui (còn minh họa được cái gì ?!).

Nhưng dù SÁNG hay TỐI, ngọn lửa bên trong vẫn là duy nhất _ không có thay đổi. Dù sáng hay tối, cảnh vật bên ngoài (nền gạch) vẫn chẳng có gì thay đổi.

Đây là điều mà nhiều Phật tử bối rối, khi thì Phật nói "KHÔNG TU KHÔNG CHỨNG, KHÔNG NIỆM KHÔNG TRỤ", khi thì nói "Chư Ác mạt tác, chúng Thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo".

Nói "KHÔNG TU KHÔNG CHỨNG......" là nói ngọn lửa bên trong _ TRÍ TUỆ BÁT NHÃ _ "xưa sao nay vậy" "bất tăng bất giảm, bất cấu bất tịnh".

Nói "Có Tu có Chứng _ Trừ sạch phàm thì sẽ thành Thánh" là nói Hiện tượng vạn pháp bên ngoài (ống khói), tất cả sẽ trở nên sáng sủa, rõ ràng, tốt đẹp hơn nếu ta "lau chùi ống khói".

Khi vị Tổ này nói "Thánh đế cũng không làm" là nói "ngọn lửa bên trong" _ TRÍ TUỆ BÁT NHÃ _ tự nó có giá trị siêu tuyệt, vượt ra ngoài mọi hý luận.

Khi vị Tổ kia nói "Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực" _ ngày nào không làm thì ngày đó không ăn _ Ý Tổ bảo chúng ta phải tinh tấn dọn dẹp rác rến trong tâm _ là nói điều kiện để cho cái "Trí Tuệ Phàm" SẼ được tỏa sáng.

Mến !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Chào các bạn ! Hôm nay N/Q xin bổ sung một bức ảnh minh họa :

bongho.jpg

Con hổ thật đứng đó dụ cho Trí tuệ Bát Nhã, bóng của hổ giả hiện trong nước dụ cho Trí Tuệ Phàm.

Trí Tuệ Phàm thì cần có điều kiện mới hiện rõ nét, điều kiện đó là mặt nước đứng, phẳng lặng; chứ nếu nước dợn lằng thì ta chỉ thấy những mảnh vở lăn tăn.

Trí Tuệ Phàm thì "chợt có chợt không", chợt tĩnh lặng chợt lung linh như thế đó, còn Tuệ Bát Nhã thì như con hổ đứng trên bờ thì đâu có ảnh hưởng gì bởi mọi biến động trong vũng nước, dù cho vũng nước có cạn khô thì chỉ bóng hổ mất chứ con hổ không vì thế mà mất theo.

Cái lầm của Thượng Tọa Thần Tú và đa số chúng ta là nhận BÓNG CỦA HỔ là "đối tượng tìm kiếm tối hậu" của người Phật tử.

Mến !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Chào các bạn ! Hôm nay N/Q xin bổ sung một bức ảnh minh họa :

bongho.jpg

Con hổ thật đứng đó dụ cho Trí tuệ Bát Nhã, bóng của hổ giả hiện trong nước dụ cho Trí Tuệ Phàm.

Trí Tuệ Phàm thì cần có điều kiện mới hiện rõ nét, điều kiện đó là mặt nước đứng, phẳng lặng; chứ nếu nước dợn lằng thì ta chỉ thấy những mảnh vở lăn tăn.

Trí Tuệ Phàm thì "chợt có chợt không", chợt tĩnh lặng chợt lung linh như thế đó, còn Tuệ Bát Nhã thì như con hổ đứng trên bờ thì đâu có ảnh hưởng gì bởi mọi biến động trong vũng nước, dù cho vũng nước có cạn khô thì chỉ bóng hổ mất chứ con hổ không vì thế mà mất theo.

Cái lầm của Thượng Tọa Thần Tú và đa số chúng ta là nhận BÓNG CỦA HỔ là "đối tượng tìm kiếm tối hậu" của người Phật tử.

Mến !
KÍNH bác Ngọc Quế !
Một điều ai cũng biết là chỉ những vị Đại bồ tát và chư Phật mới có Trí Tuệ Bát Nhã, còn chúng sinh vô minh thì không có.
Con thắc mắc cái Tuệ Bát Nhã của chư Phật quá khứ (lúc đó con người còn "ăn lông ở lổ") và cái Tuệ Bát Nhã của chư Phật vị lai (của thời đại điện tử) có giống nhau không ?
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
KÍNH bác Ngọc Quế !
Một điều ai cũng biết là chỉ những vị Đại bồ tát và chư Phật mới có Trí Tuệ Bát Nhã, còn chúng sinh vô minh thì không có.
Chào Mục đồng !
Câu phát biểu trên hãy còn "quá chất phát" !
Bài trước chúng ta đã thấy rồi mà _ bài có hai cây đèn dầu đó _ cây đèn tối tăm dụ cho chúng ta _ chúng sinh vô minh _ còn cây đèn sáng trưng dụ cho các vị Đại Bồ tát.
Cả hai cây đèn đều có cùng một ngọn lửa bên trong như nhau, nhưng thể hiện ra bên ngoài thì khác nhau.
Cho nên không thể nói chúng sinh vô minh không có Tuệ Bát Nhã.


Con thắc mắc cái Tuệ Bát Nhã của chư Phật quá khứ (lúc đó con người còn "ăn lông ở lổ") và cái Tuệ Bát Nhã của chư Phật vị lai (của thời đại điện tử) có giống nhau không ?
Kính !
2134648ef0f7e2b474.gif


CauThuThiemCSCC3-NutGiao.png


images924692_tr5_mau.jpg


banner4.jpg


Mục đồng thân mến !
Với ba bức ảnh trên, bạn thấy rất khác nhau phải không ?
Nhưng N/Q đố bạn trong ba bức ảnh trên có điểm gì chung duy nhất ?

Mến !
 
Last edited by a moderator:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính bác Ngọc-Quế !
Thưa ! như bác hỏi Mục-Đồng, thì theo con thấy trong ba bức ảnh trên có 1 điểm chung là các bóng đèn đều phát SÁNG phải không bác.

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
2134648ef0f7e2b474.gif



dencaoap.png

images924692_tr5_mau.jpg


banner4.jpg


Mục đồng thân mến !
Với ba bức ảnh trên, bạn thấy rất khác nhau phải không ?
Nhưng N/Q đố bạn trong ba bức ảnh trên có điểm gì chung duy nhất ?

Mến !
Mục đồng đã viết:
Dạ, con thấy TOÀN LÀ ĐÈN ĐIỆN !
Thưa bác ! Đúng không ạhh ?
Kính !

bangtam đã viết:
Kính bác Ngọc-Quế !
Thưa ! như bác hỏi Mục-Đồng, thì theo con thấy trong ba bức ảnh trên có 1 điểm chung là các bóng đèn đều phát SÁNG .
Cả hai bạn đều đúng, nhưng không nói được cái ẫn ý mà Ngọc Quế gửi gắm.
Chúng ta hãy đọc lại câu hỏi của bạn Mục đồng :
Con thắc mắc cái Tuệ Bát Nhã của chư Phật quá khứ (lúc đó con người còn "ăn lông ở lổ") và cái Tuệ Bát Nhã của chư Phật vị lai (của thời đại điện tử) có giống nhau không ?
Kính !
Và câu trả lời của N/Q là :

_ Tất cả chư Phật _ Quá khứ, hiện tại, vị lai _ đều là DỤNG của một Trí Ma Ha Bát Nhã, không hai không khác.

Cũng như tất cả đèn minh họa trên (dù là đèn led, đèn cao áp hay là đèn la-de) đều có chung một NGUỒN, đó là Nguồn điện lưới quốc gia. Nhưng tùy thời tùy lúc, tùy nhu cầu (ứng cơ) mà có những thể hiện khác nhau.

------------------

Bây giờ N/Q có câu hỏi khác :

1305901616.jpg


loa_mini_2.0.jpg


Các bạn hãy cho biết hai bức ảnh trên có điểm chung nào ?
(Không dùng đáp án cũ : Nguồn điện cung cấp)

Mến !
 
Last edited by a moderator:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Bác Ngọc-Quế kính !
Dạ! Nếu bác không cho xài điện thì đồ vật trong hai bức ảnh trên nếu mua mấy cục pin bỏ vô là nó sẽ phát ra âm-thanh nè ! hihi! .

Kính
bangtam
 

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63


Bây giờ N/Q có câu hỏi khác :

1305901616.jpg


loa_mini_2.0.jpg


Các bạn hãy cho biết hai bức ảnh trên có điểm chung nào ?
(Không dùng đáp án cũ : Nguồn điện cung cấp)
Mến !
Hai bức hình giống nhau ở điểm phát ra âm thanh lớn nếu ta cần hát Karaoke , và speaker không thể xài battery cũng giống như con người trong châu thân luôn có điện nếu điện cúp là vãng sanh .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên