Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 6 _ Giới, Định, Tuệ.

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính quý đạo hữu !
Hôm nay chúng ta cùng thảo luận về Giới, Định, Tuệ nhé !

A. _ GIỚI :

1. Giới là bờ ngăn giữa tội lỗi và phước thiện, người không giữ Giới như ngựa không cương (ngựa hoang). Vậy chúng ta phải tuyệt đối giữ Giới, vì có Giới mới có Định, có Định mới sanh Tuệ; ngược lại không Giới thì chẳng có Định, không có Định thì Tuệ do đâu sanh ?!
Cho nên đã tu hành thì phải giữ Giới Luật cho đàng hoàng, cũng như đập ngăn nước nếu có một chỗ rò rĩ, dầu là rất nhỏ cũng sẽ làm vở đập.

2. Cuộc sống bây giờ đâu phải như ngày xưa, nếu giữ Giới 100% thì chỉ có nước về Phật Quốc mà ở, chứ không thể nào tồn tại nổi ở cái cõi Ta Bà đầy giả dối này, nhứt là giữa cái thời buổi mọi cái phá cách đều được vỗ tay tán thưởng, hoan nghinh, mọi giá trị đạo đức đều bị đổ xuống sông xuống biển hết.
Cho nên chúng ta chỉ có thể giữ Giới một cách tương đối mà thôi. Nghĩa là chỉ giữ Giới ở mức độ mà Giáo Hội và Thầy Tổ không quở phạt là đủ.

3. Giới luật là sợi dây xiềng khóa chân tay làm cho ta mất tự do, hãy sống thật với lòng mình, làm những gì mình thích, chỉ trong chừng mực đừng để luật pháp thế gian bỏ tù chúng ta là được.

4.
Vô tội phước, vô tổn ích,
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch.
Tỉ lai trần kính vị tằng ma,
Kim nhật phân minh tu phẫu tích.


Không tội phước, không thêm bớt,
Tánh mình vắng lặng đừng hỏi bắt.
Bấy lâu gương bụi chửa từng lau,
Này lúc rõ phân cần dứt khoát


無罪福無損益。
寂滅性中莫問覓。
比來塵鏡未曾磨。
今日分明須剖析。

(Chứng Đạo Ca http://www.chuahaiduc.org/Kinh Tieng Viet/chung_dao_ca.htm )

Theo các bạn thì các bạn chọn đáp án nào ? Tại sao ?
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính bác Ngọc Quế !
Ngày xưa đức Phật đâu có bắt buộc ai phải thọ nhiều Giới, Giới Luật là tự nguyện.
Nếu chúng ta cảm thấy không thể nghiêm trì mấy trăm giới thì chỉ nên xin thọ 5 giới hoặc 10 giới thôi.
Thọ làm chi cho nhiều, để rồi không giữ ? Đức Phật không có ra điều kiện : "Chỉ những người thọ 250 giới mới đắc quả, thành đạo" (còn những người thọ 10 giới thì không có quyền thành đạo).

Con tán thành điều 1 :

1. Giới là bờ ngăn giữa tội lỗi và phước thiện, người không giữ Giới như ngựa không cương (ngựa hoang). Vậy chúng ta phải tuyệt đối giữ Giới, vì có Giới mới có Định, có Định mới sanh Tuệ; ngược lại không Giới thì chẳng có Định, không có Định thì Tuệ do đâu sanh ?!
Cho nên đã tu hành thì phải giữ Giới Luật cho đàng hoàng, cũng như đập ngăn nước nếu có một chỗ rò rĩ, dầu là rất nhỏ cũng sẽ làm vở đập.

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Chào Thế Hùng !
Ngọc Quế rất vui khi thời buổi này còn có những Phật tử thuần thành, nghiêm trì Giới Luật.
Nhưng có những việc nho nhỏ cần mổ xẻ :

_ Khi bạn có vết thương hay ghẻ lở, bạn có dùng thuốc sát trùng hay không ?
_ Khi bạn đau bệnh, bạn có dùng các loại thuốc trụ sinh hay không ?
_ khi bạn uống nước, bạn có niệm câu này không :

Phật quán nhứt bát thủy
Bát vạn tứ thiên trùng
Nhược bất niệm thử chú
Như thực chúng sinh nhục.

ÁN LAM, ÁN LAM, ÁN LAM

(Phật thấy trong một chén nước
Có 8 vạn 4 nghìn con vi trùng
Nếu không niệm chú này
Tức là bạn đã ăn thịt chúng sinh rồi.)


Mến !
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
......
4. Vô tội phước, vô tổn ích,
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch.
Tỉ lai trần kính vị tằng ma,
Kim nhật phân minh tu phẫu tích.


Không tội phước, không thêm bớt,
Tánh mình vắng lặng đừng hỏi bắt.
Bấy lâu gương bụi chửa từng lau,
Này lúc rõ phân cần dứt khoát


無罪福無損益。
寂滅性中莫問覓。
比來塵鏡未曾磨。
今日分明須剖析。

(Chứng Đạo Ca http://www.chuahaiduc.org/Kinh Tieng Viet/chung_dao_ca.htm )

Theo các bạn thì các bạn chọn đáp án nào ? Tại sao ?

Kính bác Ngọc Quế !

Con chọn đáp án này, vì con nhớ đức Lục Tổ Huệ Năng có nói :
"Tâm bình hà lao trì giới, Hạnh trực hà dụng tu thiền"

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Con chọn đáp án này, vì con nhớ đức Lục Tổ Huệ Năng có nói :
"Tâm bình hà lao trì giới, Hạnh trực hà dụng tu thiền"

Kính !
Hoàng Trí bạn ơi !

Tổ nói "Nếu tâm của bạn BÌNH rồi thì không phải nhọc công trì Giới, nếu công hạnh của bạn đã ĐỦ rồi thì không cần phải tu Thiền nữa !".

Vậy tâm của H/t đã BÌNH chưa ? Công hạnh của H/t đã ĐỦ chưa ?

Hãy nhớ phút cuối cùng còn ở trần gian, đức Lục Tổ đã bỏ xác _ nhục thân _ trong tư thế tọa thiền, và cả đời của Ngài CHƯA TỪNG PHẠM GIỚI.

--------------
Đây là bài kệ thứ năm trong Chứng Đạo Ca của Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác :

5. Vô tội phước, vô tổn ích,
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch.
Tỉ lai trần kính vị tằng ma,
Kim nhật phân minh tu phẫu tích.


Nhưng đến bài kệ thứ 20, Tổ đã viết :

20. Hành diệc thiền, tọa diệc thiền,
Ngữ mặc động tịnh thể an nhiên.
Túng ngộ phong đao thường thản thản,
Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.


Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền,
Nói im động tịnh thảy an nhiên.
Phỏng gặp gươm đao thường nhẹ hững
Ví nhằm thuốc độc vẫn bồng tênh


行亦禪坐亦禪。
語默動靜體安然。
縱遇鋒刀常坦坦。
假饒毒藥也閒閒。


Liệu chúng ta có thể được như Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác :

"Phỏng gặp gươm đao thường nhẹ hững
Ví nhằm thuốc độc vẫn bồng tênh"


hay không ?
Nếu chúng ta được như thế thì mới có tư cách để nói "Vô tội phước, vô tổn ích" (như Tổ đã nói).

Mến !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
...
3. Giới luật là sợi dây xiềng khóa chân tay làm cho ta mất tự do, hãy sống thật với lòng mình, làm những gì mình thích, chỉ trong chừng mực đừng để luật pháp thế gian bỏ tù chúng ta là được.
Kính bác Ngọc Quế !
Theo con, con thấy điều 3 này là sáng suốt, thích hợp cho chúng ta nhất. Chúng ta có tu hành hay không, trong lòng chúng ta tự biết, không cần thiên hạ biết. Chúng ta tự nguyện muốn giữ những giới luật nào thì tùy, chúng ta không nên cỗ hủ, ôm giữ những giới điều đã lỗi thời mà làm chi.
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Theo con, con thấy điều 3 này là sáng suốt, thích hợp cho chúng ta nhất. Chúng ta có tu hành hay không, trong lòng chúng ta tự biết, không cần thiên hạ biết. Chúng ta tự nguyện muốn giữ những giới luật nào thì tùy, chúng ta không nên cỗ hủ, ôm giữ những giới điều đã lỗi thời mà làm chi.
Kính !
Chào con gái hoatihon !

Con thích sống tự do tự tại chứ gì ?

N/Q thấy trong chữ ký của con có ghi "để gió cuốn đi", sao "cái thích" của con "gió cuốn" không đi nhỉ ? Vậy là cái thích này nó đã "bám rễ" trong con rồi đó !

Ở bên bài "Pháp môn vô niệm", con đã viết :

"Khi đã VÔ NIỆM rồi thì mặc tình rong chơi (khi nhặt bạc không xem là có, không nhặt bạc chẳng thấy là không".
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?20895-Forum-Pháp-môn-vô-niệm&p=75482#post75482

Vậy tại sao "Không giữ Giới con xem là tự do thoải mái, khi giữ Giới con xem là triền phược (cột trói)" ???.

Vậy là tâm con đã có NIỆM rồi đó, con niệm tự do, khi không có tự do con xem là "cột trói", như vậy là lòng còn hạn chế.

Lòng còn hạn chế, thì ............... ?

Có thể "Không giữ giới nào", cũng có thể "giữ trăm giới, ngàn giới" dễ dàng; mới là VÔ QUÁI NGẠI, mới là VÔ NIỆM.

Mến !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
....
Có thể "Không giữ giới nào", cũng có thể "giữ trăm giới, ngàn giới" dễ dàng; mới là VÔ QUÁI NGẠI, mới là VÔ NIỆM.

Mến !
Kính bác Ngọc Quế !
Hôm qua con chọn đáp án 3, hôm nay con có thể đổi ý chọn lại đáp án 2 hay không ?

2. Cuộc sống bây giờ đâu phải như ngày xưa, nếu giữ Giới 100% thì chỉ có nước về Phật Quốc mà ở, chứ không thể nào tồn tại nổi ở cái cõi Ta Bà đầy giả dối này, nhứt là giữa cái thời buổi mọi cái phá cách đều được vỗ tay tán thưởng, hoan nghinh, mọi giá trị đạo đức đều bị đổ xuống sông xuống biển hết.
Cho nên chúng ta chỉ có thể giữ Giới một cách tương đối mà thôi. Nghĩa là chỉ giữ Giới ở mức độ mà Giáo Hội và Thầy Tổ không quở phạt là đủ.

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Hôm qua con chọn đáp án 3, hôm nay con có thể đổi ý chọn lại đáp án 2 hay không ?

Kính !
Chào con gái hoatihon !

Dĩ nhiên, Ý của con thì con có quyền thay đổi, nhưng N/Q thấy trong chữ ký của con có ghi là : "Sống trong đời sống _ Cần có một tấm lòng", mà hình như con chẳng có tấm lòng nào hết vậy ?

Nếu ta không cần Giữ Giới Sát, thì xin hãy giữ lòng Từ, vì thương chúng sinh thấp bé mà không trực tiếp sát sanh, không xúi người giết, không nở nhìn thấy những sinh vật khác bị giết.

Nếu ta không thể giữ giới Trộm cắp, thì xin hãy nghĩ đến sự khốn khổ, xót xa của người bị mất của.

.......

.......

Mến !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Chào con gái hoatihon !

Dĩ nhiên, Ý của con thì con có quyền thay đổi, nhưng N/Q thấy trong chữ ký của con có ghi là : "Sống trong đời sống _ Cần có một tấm lòng", mà hình như con chẳng có tấm lòng nào hết vậy ?
.....
Dạ, Kính bác Ngọc Quế !

Hôm trước thì CÓ, nhưng nay đã bị "gió cuốn đi" mất rồi !

"Tất cả các pháp đều là Giả" thì tại sao ta lại ôm giữ một pháp Giả cho lòng thêm vướng bận ???


Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Dạ, Kính bác Ngọc Quế !

Hôm trước thì CÓ, nhưng nay đã bị "gió cuốn đi" mất rồi !

"Tất cả các pháp đều là Giả" thì tại sao ta lại ôm giữ một pháp Giả cho lòng thêm vướng bận ???


Kính !
Chào hoatihon !

Có phải nếu chúng ta dùng vải kaki làm diều thì nó không bay được phải không ?

Vì sao ? Vì nó nặng nề, muốn diều bay được thì vật liệu phải nhẹ như giấy hay ny-lon phải không ?

Có phải diều càng nhẹ càng có khả năng bay cao, phải không ?

Con có thể bỏ hết những thứ rườm rà, nhưng sợi dây diều có thể bỏ được hay không ?

Hì....hì......!, chẳng những không bỏ được mà dây còn phảỉ thật là chắc, đúng không ?

Vì nếu "diều đứt dây thì diều sẽ băng" chứ không thể nào bay được nữa, đúng không ?

Con gái thông minh, nghe ít hiểu nhiều nhá !

Mến !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính các bạn !

Về Chữ GIỚI có lẻ chúng ta đã tạm thông qua, bây giờ đến chữ ĐỊNH các bạn nhé !

Trướng tiên xin mời các bạn nhín thời gian quý báu đọc lại Chủ đề "Cùng tìm hiểu về Như Lai Thiền", rồi bạn nào có nảy ra những tư tưởng hay ho gì xin cứ nêu lên để cho mọi người cùng thảo luận :

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?19662-Cùng-tìm-hiểu-về-Như-Lai-Thiền

Mến !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính các bạn !

Về Chữ GIỚI có lẻ chúng ta đã tạm thông qua, bây giờ đến chữ ĐỊNH các bạn nhé !

Trước tiên xin mời các bạn nhín thời gian quý báu đọc lại Chủ đề "Cùng tìm hiểu về Như Lai Thiền", rồi bạn nào có nảy ra những tư tưởng hay ho gì xin cứ nêu lên để cho mọi người cùng thảo luận :

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?19662-Cùng-tìm-hiểu-về-Như-Lai-Thiền

Mến !
Kính bác Ngọc Quế !
Con thấy ở bài "Cùng tìm hiểu Như Lai Thiền" bác chỉ nói xoay quanh về NLT, con muốn được nghe lại :
_ Thế nào là Định ?
_ Có phải chỉ riêng Phật giáo kêu đệ tử tu Định hay là còn có giáo phái nào khác cũng tu Định ?
_ Định có phải là điều kiện bắt buộc "ắt có và đủ" để thành đạo hay không ?
Kính !
 
Last edited by a moderator:

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con thấy ở bài "Cùng tìm hiểu Như Lai Thiền" bác chỉ nói xoay quanh về NLT, con muốn được nghe lại :
_ Thế nào là Định ?
Cám ơn bạn Ngọc Tuấn đã hỏi.
Theo N/Q, Định là sự tập trung tư tưởng và dứt tư tưởng, để cho một tác dụng khác của Ý thức hiễn lộ.

_ Có phải chỉ riêng Phật giáo kêu đệ tử tu Định hay là còn có giáo phái nào khác cũng tu Định ?
Không phải chỉ riêng có Phật giáo tu Định, mà thầy Bùa, thầy Ngãi, nhà thôi miên, phù thủy, Ngoại đạo, ......v...v... rất nhiều người tu Định để mong đạt mục đích của mình.

_ Định có phải là điều kiện bắt buộc "ắt có và đủ" để thành đạo hay không ?

Không phải, Định chỉ là một phương tiện hỗ trợ trong rất nhiều pháp hỗ trợ mà đạo Phật dùng để chúng ta (Phật tử) được tiến bộ.

Mến !
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính bác Ngọc Quế !
Con muốn biết giữa ĐỊNH và THIỀN ĐỊNH khác nhau ra sao ?
Xin bác nói lại về sự khác nhau giữa Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền.
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con muốn biết giữa ĐỊNH và THIỀN ĐỊNH khác nhau ra sao ?
Chào Thế Hùng !
Theo Ngọc Quế, chữ Định chỉ đơn thuần là "Tập trung tư tưởng => Dứt tư tưởng để nhập vào sự yên lặng, hay là để phục vụ cho một mục đích nào đó của hành giả".
Còn Thiền định thì bao gồm cả 2 việc : Tĩnh lự => Quán Sát (Chỉ Quán)
Tuy nhiên đôi khi chúng được dùng thay cho nhau, ví dụ như khi nói "Giới Định Tuệ" thì ta phải hiểu chữ Định ở đây là Thiền Định.

Xin bác nói lại về sự khác nhau giữa Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền.
Theo Ngọc Quế, cả hai loại Thiền này đều đưa đến Giác Ngộ, tuy nhiên Như Lai Thiền là ngồi Thiền có bài bản, giờ giấc nghiêm chỉnh (để tạo nên "nhịp sinh học") là điều kiện cần thiết để cho những bài Giáo Lý Phật pháp (mà hành giả đã tiếp thu) lần được chứng minh, hiện thực. Đây là phương pháp phổ thông thích hợp cho đa số.

Còn Tổ Sư Thiền là "biến tấu, đặc thù" nhằm tiếp độ cho những hành giả có căn cơ đặc biệt (chứ không thích hợp cho đại chúng).

Mến !
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính bác Ngọc Quế !
Con chưa biết :
_ Thế nào là Đại Định ?
_ Thế nào là Chánh định ?
Xin bác giải thích cho con được rõ !
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con chưa biết :
_ Thế nào là Đại Định ?
Hành giả tu thiền định khi đã ngưng dứt được tư tưởng lăng xăng thì dần nhập định, người mới thì nhập định được chừng 15 phút là tỉnh, người thường nhập định thì sẽ được ở trong định lâu hơn, từ 1 giờ cho đến 3 giờ, sau khi xã thiền thì tâm hồn vẫn còn vương vấn niềm an vui, cho nên có những vị ưa thích nhập định lâu hơn, bèn lánh xa nơi phố thị ồn ào, tìm vào chốn "thâm sơn cùng cốc". Bằng vào sự dứt sạch ngoại duyên lần có những vị nhập định được 1 tuần lễ, 1 tháng hay là hơn thế nữa.
Nhập định được 1 ngày trở lên là Đại Định (theo N/Q).


_ Thế nào là Chánh định ?
_ Chánh định là không phải Tà định !

Thế nào là Tà định ?

_ Tất cả mọi hình thái nhập định chỉ có sự yên lặng mà không có sự soi sáng của Trí Giác Ngộ đều là Tà Định, kể cả "Cữu thứ đệ Định" (theo N/Q) :

Sơ thiền định.

Nhị thiền định.

Tam thiền định.

Tứ thiền định.

Không vô biên xứ định.

Thức vô biên xứ định.

Vô sở hữu xứ định.

Phi tưởng phi phi tưởng định.

Diệt tận định.


Mến !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Hành giả tu thiền định khi đã ngưng dứt được tư tưởng lăng xăng thì dần nhập định, người mới thì nhập định được chừng 15 phút là tỉnh, người thường nhập định thì sẽ được ở trong định lâu hơn, từ 1 giờ cho đến 3 giờ, sau khi xã thiền thì tâm hồn vẫn còn vương vấn niềm an vui, cho nên có những vị ưa thích nhập định lâu hơn, bèn lánh xa nơi phố thị ồn ào, tìm vào chốn "thâm sơn cùng cốc". Bằng vào sự dứt sạch ngoại duyên lần có những vị nhập định được 1 tuần lễ, 1 tháng hay là hơn thế nữa.
Nhập định được 1 ngày trở lên là Đại Định (theo N/Q).



_ Chánh định là không phải Tà định !

Thế nào là Tà định ?

_ Tất cả mọi hình thái nhập định chỉ có sự yên lặng mà không có sự soi sáng của Trí Giác Ngộ đều là Tà Định, kể cả "Cữu thứ đệ Định" (theo N/Q) :

Sơ thiền định.

Nhị thiền định.

Tam thiền định.

Tứ thiền định.

Không vô biên xứ định.

Thức vô biên xứ định.

Vô sở hữu xứ định.

Phi tưởng phi phi tưởng định.

Diệt tận định.

Mến !
Kính bác Ngọc Quế !

Theo con còn nhớ, trước khi Đại Bát Niết Bàn, đức Phật cũng đã lần lượt nhập "cữu thứ đệ định" 3 vòng, sao bác lại coi là Tà định ?

Lại nữa DIỆT TẬN ĐỊNH là môn thiền định mà chư vị A La Hán đều kinh qua để nhập Niết Bàn, sao bác lại xếp vào nhóm Tà định ?

Con rất thắc mắc điều này, xin bác giải nghi cho.

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Theo con còn nhớ, trước khi Đại Bát Niết Bàn, đức Phật cũng đã lần lượt nhập "cữu thứ đệ định" 3 vòng, sao bác lại coi là Tà định ?

Lại nữa DIỆT TẬN ĐỊNH là môn thiền định mà chư vị A La Hán đều kinh qua để nhập Niết Bàn, sao bác lại xếp vào nhóm Tà định ?

Con rất thắc mắc điều này, xin bác giải nghi cho.

Kính !

Chào con gái hoatihon !

Chữ Chánh định vốn là gượng dịch từ chữ Samadhi _ Tam muội . Vì chữ Samadhi diễn tả một trạng thái đặc thù chỉ những hàng Bồ tát trở lên mới chứng được, mà chữ Chánh định không lột tả được cho nên chư Tôn đức xưa _ có những vị cẫn thận chỉ "chua âm" mà không dịch ra tiếng Trung Hoa (Chánh định).

Bởi Chánh định là trạng thái trung chuyển giữa Vô minh và Chân Như, được sự soi sáng của Tuệ Bát Nhã cho nên được gọi là CHÁNH.

"Cữu thứ đệ định" không được sự soi sáng của Tuệ Bát Nhã cho nên gọi là Tà.
Theo N/Q sở dĩ ngày xưa Phật nhập "cữu thứ đệ định" 3 vòng trước khi Đại Bát Niết Bàn là mang Mật nghĩa. (Phật muốn để lại một thông điệp gì đó, không tiện nói ra)

Diệt Tận Định cũng thế, do bởi định này KHÔNG NƯƠNG DỰA VÀO TUỆ BÁT NHÃ nên tạm xem là Tà Định.

Phân biệt Chánh Tà không phải để chê khen, không phải nhiều chuyện, mà là để TÔN XƯNG SỰ HIỆN DIỆN CỦA TUỆ BÁT NHÃ.

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên