Hoc bài "Quy Sơn Cảnh Sách"

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Một mai đau liệt chiếu gường.
Biết bao khổ nhọc buột rường ngặt thay.
Nổi lo nghỉ đêm ngày mấy lớp.
Trong lòng thêm hồi hộp bấy nhiêu.
Chỉ e đường trước hoạnh hui.
Mù mù chưa biết về theo chốn nào.
Rày mới biết làm sao nên chuyện.
Đến khát mà đào giếng kịp đâu.
Giận mình sớm chẳng chịu tu.
Tuổi già chứa chất một bầu tội khiêng.
Khi gần chết múa men trợn trạc.
Cơn hải hùng sớn xác khổ thay.
Vừa khi lưới thủng chim bay.
Khởi đầu thần thức theo rày nghiệp duyên.
Như người mắc nợ tiền bạc thiếu.
Ai mạnh hơn trước níu, trước đòi.
Mối lòng nhiều chẳng khúc nôi.
Chổ nào trỉu nặng chính rồi phải xa.
Cơn vô thường con ma xác quỷ.
Hối hả theo chẳng nghĩ chút nào.
Tuổi trời khá dể dài sao?
Tháng ngày khá dễ lúc nào đợi ai.
Đành, chưa hết đọa đày ba cỏi.
Kiếp thọ thân, nào hỏi ít nhiều.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chánh Văn:
“Vô thường sát quỉ, niệm niệm bất đình, mạng bất khả diên, thời bất khả đãi”.

Dịch:
Vô thường sát hại, niệm niệm không dừng. Mạng sống không thể kéo dài, thời gian không thể chờ đợi.

Giảng:
Đây nói quỉ vô thường giết người mỗi niệm mỗi niệm không dừng. Mạng sống không thể kéo dài hơn, cũng không thể chờ đợi được. Như bây giờ quí vị lỡ làm một công việc gì đó chưa xong, nay hấp hối sắp chết thì quí vị có thể hẹn với quỉ vô thường rằng: “ Làm ơn đình lại cho tôi làm xong việc rồi sẽ chết” được không? Nhất định là không thể hẹn. Nhưng có một chuyện hơi lạ tôi kể lại cho quí vị nghe chứ không phải phê phán. Có một Thiền sư trong hội Ngài Diên Quang làm chức tri sự vì bận quá nhiều việc nên Ngài không có thời giờ tu tập. Hôm đó bất chợt quỷ vô thường đến mời Ngài đi. Ngài bèn nói: “Mấy năm nay tôi bận lo việc chúng không có thì giờ tu, nay ông làm ơn cho tôi hẹn bảy ngày lo xong việc của tôi, chừng ấy ông đến tôi sẽ sẵn sàng đi. Quỷ bảo: “Để tôi về thưa lại với Diêm chúa nếu được tôi không trở lại, bằng không tôi trở lại rước Ngài liền”. Suốt trong 7 ngày đó Ngài nỗ lực tu, hết hạn quỷ vô thường đến tìm Ngài mà không thấy. Câu chuyện này tôi không thể phê bình thật hay không thật, nhưng kể ra cho quí vị thấy trong trường hợp này có thể đình nhưng cũng chỉ hẹn 7 ngày thôi.

Chánh Văn:
“Nhân thiên tam hữu ưng vị miễn chi, như thị thọ thân phi luận kiếp số”.

Dịch:
Ba cõi trời người chưa thoát khỏi thì cứ như vậy thọ thân số kiếp không thể tính bàn.

Giảng:
Ấy chỉ vì lỗi không nỗ lực tu hành, mãi tạo nghiệp cho nên phải chìm đắm trong luân hồi, lang thang trong sáu nẻo.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trên mạng trang "Mắt thương nhìn đời", tôi may mắn tìm thấy được, chủ yếu là nhửng bài giảng của Thầy Thích Phước Tịnh. Bằng gọng thuyết giảng đầm ấm, và công phu tu tập của Thầy đã làm cho tôi dần dần thức tĩnh, như người lội dưới sình lên bờ rồi mà tay chân mình mẩy toàn là đất sình nay nghe pháp âm của Thấy, gôi rửa bớt lần lần.
http://www.matthuongnhindoi.org/phatam.cfm?mainid=5&subid=2#anchor5
Xin chia sẻ cùng quý vị.

[MP3]http://matthuongnhindoi.org/phapam/Quy_Son_Canh_Sach/Quy_Son_Canh_Sach_18.mp3[/MP3]
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
“Cảm thương thán nhạ

ai tai thiết tâm,


khởi khả giam ngôn,


đệ tương cảnh sách.


Sở hận

đồng sanh tượng quý,

khứ Thánh thời diêu,

Phật pháp sanh sơ,

nhân đa giải đãi,

lược thân quảng kiến

dĩ hiểu hậu lai.

Nhược bất quyên căng,

thành nan luân hoán”.

Dịch:
Cảm thương than thở, đau xót cực lòng, đâu thể im lời nên cùng nhau nhắc nhở. Tủi vì sanh vào thời mạt pháp, cách Hiền Thánh đã xa. Phật pháp lôi thôi người tu đa số biếng nhác. Thế nên, lược bày chỗ thấy cạn hẹp của mình để khuyên bảo người sau. Nếu không bỏ tánh kiêu căng, thì thật khó mong chuyển đổi.

Giảng:
Sau khi chỉ rõ lỗi lầm xong, đến đây Tổ nhắc nhở sách tấn chúng ta tu hành. Ngài thấy chúng ta si mê quá nên lòng rất thương xót nói lên những lời thật thống thiết để cảnh tỉnh chúng ta, thật là lòng từ vô hạn.
Người xưa phần đông đều dõng mãnh chỉ có một ít không cố gắng mà Ngài còn than trách như thế. Huống là chúng ta ngày nay đa số đều giải đãi, ngồi thiền có một giờ đồng hồ, mà đã loạn cuồng cả lên, đâu sánh được với người xưa cả ngày đi, đứng, ngồi nằm đều Thiền.
Đôi khi lại hiểu Phật pháp hết sức sơ sài rồi đem những tà thuyết ra truyền bá, khiến cho Phật pháp ngày càng lu mờ. Xưa Phật làm một đàng, giờ chúng ta đi một ngả. Tôi nói đây không phải để kích bác, mà cốt để xây dựng những cái lệch lạc của đa số người tu hiện tại.
Như đức Phật hồi thuở xưa Ngài đâu có đi đám ma, chẳng riêng đức Phật mà ngay cả 1250 vị đệ tử của Ngài, Ngài cũng chưa từng bảo ai đi đám ma cả. Thế mà các chùa ngày nay thì đi đám liên miên. Như một chùa có 1000 tín đồ, thỉnh thoảng có người này đau, người kia chết, rồi phải đi thăm, đi đám, cúng 49 ngày…hết gia đình này đến gia đình khác. Cứ loanh quanh như thế làm sao có thì giờ gạn lọc tâm tư, thì giờ đâu tu tập thiền quán? Thấm thoát một đời qua, sự nghiệp tu hành nhìn lại nào có gì đâu??? Đến chừng sắp chết thì kêu thiên hạ độ mình, còn ngày thường thì mình mắc “độ thiên hạ”!
Là Phật tử, chúng ta đi con đường của Phật hay đi con đường nào? Đây là sự thật khá đau lòng. Tôi cũng biết Phật giáo ngày nay đã mang nặng màu sắc “tín ngưỡng”, nhưng chúng ta cũng nên đặt tín ngưỡng đúng chỗ thanh cao thì hay, còn để cho tín ngưỡng đi quá đà nó sẽ thành những hình thức khô khan, biến Tăng sĩ thành những ông Thầy cúng. Đây là điều lầm lẫn của chúng ta vậy.
Nếu chúng ta thật tâm cầu giải thoát thì phải tạo cho mình một khung cảnh đơn giản, tránh bớt những xả giao phiền toái, giữ gìn những nghi lễ trang nghiêm mới đúng tinh thần Phật pháp. Như vậy mới là người vì đạo, thương mình và dẫn dắt tín đồ. Nếu không được như thế thì e rằng mình đã lầm lại làm lầm lây cho người.

Đến đây Ngài nói thật khiêm nhường. Ngài lược bày chỗ thấy nhỏ hẹp của mình để mà nhắc nhở người sau, mong người sau dẹp trừ tánh kiêu căng ngã mạn để tự sửa thì mới có thể tiến được. Bằng không dẹp trừ tánh ngã mạn thì không thể chuyển hướng được.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Đọc 4 câu đầu, thật là kính trọng lòng từ của Tổ Linh Hựu. Nói như bây giờ là "Tổ viết lên lời cảnh sách củng là việc bất đắc dỉ".
Thời đó hình như là thời "tượng Pháp" chứ chưa là mạt Pháp như bây giờ. Số lượng TS đạt đạo rất nhiều, Đạo Phật củng chưa biến tướng như bây giờ, thế mà Tổ viết lên bài Cảnh Sách, ý là Tu thì phải Tu "đàng hoàng" chân thật, chớ đừng "dựa dẫm" nhà chùa, hưởng cũa thập phương bá tánh,
Còn Đạo biến tướng thành mê tín, di đoan thì ngày nay nhiều vô số kể, lại còn bắt bẻ lại mình là mê Đạo, là dị đoan, là thần thánh ... ấy là khi minh khuyên nhũ làm chuyện lành, tránh chuyện dữ, hoặc nói mình là kẻ vô thần, không biết tin tưởng Thánh Thần Trời Phật ... ấy là khi mình khuyên nhũ đừng tin Ông Lên Bà Xuống .
Đạo biến tướng thì vô số, mình chỉ nhìn bề ngoài thôi có Thầy cúng, Thầy tụng... giảng sư theo lối thế tục, nghĩa là củng Đạo lý về tiền, Đạo lý về tình, Đạo cưới hỏi, Đạo ma chay, thậm chí Đạo ăn nằm ...!!!
Đành rằng : "Gánh nước, bửi củi củng là đạo" nhưng hình như là Thầy cúng Thầy Tụng , giảng sư thế tục ấy chẳng thấy "Đạo", gây họa cho tín đồ những lề thói dị đoan, mê tín.
Tự Viện Già Lam biến thành thắng cảnh du lịch. Ngày xưa, chùa xây ở trên đồi núi nên có những tảng đá mồ côi, bằng cở hình người, thế rồi không biết đem đi đâu mà bỏ, có người có ý kiến là dựng lên rồi khắc chữ vào để hành giả không quên, ý kiến hay. Ngày nay, ở xứ đồng bằng, mắc gì phải lên núi chở về những tảng đá mồ côi, lựa thế cho giống Tổ Sư Đạt Ma càng tốt, rồi chử vô _tệ hại_ ... như " sắc bất dị không..."
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
“Phù xuất gia giả,

phát túc siêu phương,

tâm hình dị tục,

thiệu long Thánh chủng,

chấn nhiếp ma quân,

dụng báo tứ ân,

bạt tế tam hữu”.

Dịch:
Phàm người xuất gia là cất bước đến phương trời cao rộng, tâm hình khác tục. Nối thạnh giòng Thánh, hàng phục quân ma, nhằm đền trả 4 ân, cứu giúp 3 cõi.

Giảng:
“Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương”. Chữ “phương” nghĩa hẹp là chỉ cho địa phương, nghĩa rộng là chỉ cho tam giới. Nghĩa là khi đã phát tâm xuất gia chúng ta phải ý thức rằng mình sẽ thoát ra khỏi tam giới, không còn kẹt trong vòng sanh tử nữa.

“Tâm hình dị tục”. Mấy chữ này thật vô cùng cô đọng. Hình dị tục thì chúng ta dễ nhận rồi như đầu trọc, mặc áo nhuộm… Còn tâm dị tục là thế nào? Người thế gian thấy tư tưởng là thật, thân này là thật, tất cả cảnh vật chung quanh đều là thật, nên họ mê lầm và đắm chìm trong ấy. Còn người xuất gia thì thường dùng trí tuệ Bát nhã quán chiếu thân tứ đại là không, ngoại cảnh sáu trần đều huyễn hóa…Hoặc giả với tinh thần Nhị thừa thấy tất cả sự vật hiện có đều là vô thường, khổ, không v.v…đó là “tâm dị tục”. Tâm người thế gian và người xuất gia khác nhau là như vậy. Nhưng bây giờ có lắm người xuất gia mà tâm không dị tục, nghĩa là cũng thấy thân cảnh đều thực, cho nên cũng muốn kinh doanh, tạo sự nghiệp gì đó ở đời. Như thế, thân tuy xuất gia mà tâm chẳng khác người thế tục. Cho nên người xuất gia chúng ta phải nhìn lại mình, thấy thân đã khác tục thì phải cố gắng làm sao cho tâm cũng khác tục. Nếu chỉ khác hình thức mà tâm không khác thì chưa phải là người xuất gia. Tổ chỉ dùng bốn chữ cô đọng “tâm hình dị tục”, nhưng đã nói lên được hoài bảo của người tu là vượt ra khỏi tam giới để:

“Thiệu long Thánh chủng” tức nối tiếp hạt giống giác ngộ. Người xuất gia là người thắp sáng ngọn đuốc chánh pháp, soi đường cho kẻ lầm mê, vì thế phải có tâm giác ngộ, khác hẳn thế tục mới có đủ khả năng làm cho hạt giống Thánh được tiếp nối và hưng thạnh nữa.

“Chấn nhiếp ma quân” là nhiếp phục ma quân, khiến chúng khiếp đảm. Chữ “ma quân” có nhiều người hiểu lầm, tưởng là con ma có hình tướng, có nanh vuốt dễ sợ lắm. Nhưng ma quân trong nhà Phật thì có nhiều thứ. Ở đây tôi lược nói hai thứ thôi, đó là nội ma và ngoại ma. Nội ma là những gì làm chướng ngại tâm thanh tịnh của mình như tham, sân, si đều gọi là ma. Thí dụ đang ngồi thiền bỗng nhớ khi nãy cô kia nói mình một câu nặng quá. Cái nhớ đó là ma, nó làm mình mất thanh tịnh. Ngay khi đó mình dừng lại không cho nó nghĩ tiếp đó là hàng phục ma. Hoặc thấy của rơi mà không lấy ấy là nhiếp phục ma tham. Hoặc có ai vô cớ trêu chọc, sắp nổi nóng lên liền nghĩ: nóng giận là bậy, nghĩ vậy nên nén xuống bỏ qua, đó là nhiếp phục được ma sân. Vì thế chúng ta ngồi thiền trông im lìm nhàn hạ mà thật sự khi ấy chúng ta đã tranh đấu một cách mãnh liệt với ma quân, khi ấy chúng ta là người dũng sĩ lâm trận chứ đâu phải ngồi chơi thong thả như người lầm tưởng. Một cuộc chiến vô hình mà vô cùng phức tạp gay go. Như thế gian đánh giặc họ dàn trận ra, hai bên thấy nhau trận chiến là lẽ thường. Còn giặc của chúng ta là ẩn núp chẳng có nơi chốn gì cả, chỉ đợi chúng ta sơ hở một tí là nhảy vô liền. Vì thế cuộc chiến đấu thật trường kỳ chẳng biết bao giờ mới thái bình. Giặc quá nhiều mà chúng ta lại không biết rõ mặt mũi chúng, những chú giặc ấy hoặc quá khứ, hoặc vị lai, nào chuyện mới, chuyện cũ… cứ hàng hàng lớp lớp nhảy ra tấn công mình. Vì thế chúng ta phải gan dạ và chăm chăm nhìn nó, nếu lơ là nó sẽ chiếm mất gia bảo của mình. Cho nên người xưa nói: “Việc xuất gia chẳng phải là việc của tướng võ có thể làm được”. Như vậy người xuất gia đánh giặc hơn cả tướng cầm quân chứ đâu phải thường. Giả sử muốn cất một ngôi chùa mấy vị phải đi quyên góp tiền bạc suốt ba bốn tháng trường mới tạo được ngôi chùa, như vậy cũng nhọc nhằn đấy, song đâu có khó bằng ngồi thiền tranh đấu với chúng ma. Có người thấy ngồi thiền im lìm một chỗ cho là tiêu cực yếm thế chẳng giúp ích gì được cho ai, họ đâu biết chính lúc ấy phải tranh đấu hết sức gay go. Vì vậy mà phải có thế ngồi thật vững chắc, để nhìn nó mới thắng nó nổi. Nếu lơ là nó sẽ tràn ra mãi, rồi có ngày chúng ta sẽ mất quyền làm chủ. Muốn khôi phục lại ngôi vị của mình thì phải đánh hết bọn ma ra ngoài. Đó là nhiếp phục nội ma. Giờ nói đến ngoại ma. Ngoại ma có nhiều thứ như: tử ma, ma ngũ dục, thiên ma v.v…Nhưng ngoại ma không nguy hiểm bằng nội ma. Sở dĩ ma ngoài xâm nhập tâm của chúng ta được cũng do bọn ma bên trong móc nối. Thí dụ ngoại ma là ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy. Nếu tâm chúng ta không còn nhiễm ái, không còn tham tiền, không ham ăn uống, ngủ nghỉ thì ma ngoài dù có rủ rê cũng không được. Lòng tham dục lắng xuống tức thời ma ngoài tự tiêu. Kế đến là loại ma vì nghiệp phải làm quỷ. Loại ma này thường nhiễu hại người tu bằng cách khi chúng ta ở nơi vắng vẻ, nó liền hiện hình hay biến tướng lạ để quấy phá. Khi thấy những tướng quái lạ ấy chúng ta phải làm sao? Như trong đoạn đối đáp của vua Trần Thánh Tông với Tuệ Trung Thượng Sĩ, có câu:

“Kiến quái bất kiến quái
Kỳ quái tất tự hoại”.
Nghĩa là thấy quái đến mà mình không quái thì quái tự tiêu. Đến đây chúng ta nhớ lại chuyện Phật trị ma dưới cội Bồ-đề trước giờ thành đạo. Ngài chẳng dùng ấn chú gì hết. Khi ma hiện trăm thứ kỳ quái, Ngài chỉ giữ tâm an nhiên không động, một hồi lâu ma tự xấu hổ rút lui. Tâm không động là thắng ma, còn sợ hãi thì ma thắng mình. Trong khi ngồi thiền nếu trường hợp ma hiện đến, mở mắt thấy sợ thì nhắm mắt lại, nếu còn thấy sợ nữa thì nên quán tưởng thân này do tứ đại hợp thành, mà thể tánh của tứ đại là không, sáu trần đều huyễn hóa thì sợ cái gì? Tưởng một hồi thì tự nhiên nó mất, chẳng cần bùa chú gì cả. Sở dĩ có một số người ngồi thiền phát điên cuồng là do thấy những tướng lạ đâm hoảng hốt, sợ hãi. Giả sử đang ngồi thiền an tịnh, bỗng có ai thình lình đi tới, lúc đó nghe tim đập thình thịch muốn xuất mồ hôi hột. Vì lúc ngồi yên những tiếng động bên ngoài có tác động gấp mười lần khi chúng ta đang động. Thế nên khi ngồi yên mà phát sợ thì nó tác động tinh thần, nếu động quá độ sẽ loán lên mà phát cuồng. Quí vị nên nhớ kỹ điều này, để tránh tai hại trong khi tu thiền. Một trường hợp nữa cũng có thể điên được, như khi đang ngồi thiền bỗng thấy Phật đến xoa đầu thọ ký rằng: “Ông sẽ thành Phật một ngày gần đây”. Bấy giờ mừng quá la lên, cũng thành cuồng loạn. Tâm động thấy Phật thấy ma gì cũng là bịnh. Nên trong nhà thiền thường nói: “Phùng ma sát ma, phùng Phật sát Phật” là ý này. Thấy ma thấy Phật gì cũng đều tưởng đó là bóng dáng không thật, tưởng như vậy thì hình ảnh ấy sẽ biến mất, không nên phát tâm mừng rỡ hay kinh sợ, mà chỉ giữ tâm an tịnh. Đa số người ngồi thiền thường ở trong trạng thái nửa tỉnh nửa say, lúc ấy vọng tưởng dấy lên thành những giấc chiêm bao với những hình ảnh tạp nhạp, rồi cho là ngồi thiền thấy này, thấy nọ…đó là trạng thái sắp ngủ gục. Nếu lúc ấy sực tỉnh, mở mắt sáng lên thì những hình ảnh ấy sẽ mất, nếu là ma thật thì mở mắt vẫn còn thấy. Vì thế điểm cốt yếu là chúng ta phải nhiếp phục ma trong, thì ma ngoài không nhiễu hại được. Nếu ma trong không dẹp, thì dù có bùa chú gì vẫn bị ma dẫn đi như thường. Chi bằng ta dẹp sạch ma trong, tâm an định thì dù ma có đến cũng mặc nó, ta vẫn là ta, ấy là hay nhất. Chinh phục ngoại cảnh đâu bằng chinh phục nội ma, chinh phục mình mới là điều gay go nhất. Ngồi thiền là để tự chinh phục ma, lũ ma vọng tưởng đã dẫn dụ chiếm đoạt cái ngôi vị làm chủ của mình từ bao nhiêu kiếp.

“Dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”. Nhiếp phục được ma quân rồi, mới có thể đem công đức tu hành mà đền đáp bốn ân, cứu giúp chúng sanh trong ba cõi. Nếu việc mình chưa xong mà lo đền ơn đáp nghĩa…thì chưa chắc đã đền đáp được gì, đôi khi còn chướng ngại đường tu nữa. Tóm lại, Tổ nhắc nhở người xuất gia trước phải lập chí giải thoát, tâm chớ giống người thế tục, kế làm sáng tỏ chánh pháp và nhiếp phục ma quân. Người như thế mới khả dĩ trên đền đáp bốn ân, dưới cứu giúp ba cõi.
 

huonglamtubi

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2012
Bài viết
10
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Trong chúng ta ai ai cũng phải nên trồng 1 cây lành vì khi chúng ta trồng cây lành thì sẽ cho ra quả ngọt trái sai và khi chúng ta vun phân cho cây thì đừng có sợ bẩn tay
vun phân bẩn tay đây ý tôi nói là phải nên chăm sóc cho nó bằng những việc lành nhưng đừng có ngại những công việc khó khăn vì mình ngại những việc làm khó khăn thì chúng ta không bao giờ đạt đến thành tựu đươc
Khi trồng những cội cây lành phải nên trừ sâu và diệt cỏ sâu với cỏ có nghĩa là trừ diệt phiền não
Va chúng ta cũng không nên đốt lửa ở đây nghĩa là lửa sân si sẽ đốt cháy cả rừng công đức và các bạn nên dùng nước nhẫn nhục mà tưới cho cây lành của bạn
Neu tưới được nước nhẫn nhục thì mọi việc điều tốt đẹp như ý các bạn mong muốn
_______________________________________________________________________________________________________________
THAM SÂN SI CHẲNG KHÁC GÌ LÀ 1 LIỀU ĐỘC DƯỢC VÌ NÓ ĐÃ GIẾT NGƯỜI TA SINH TỬ BAO ĐỜI
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
XIN CHÀO TINH TẤN
HUONGLAMTUBI
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Rất cám ơn bạn Hương Lâm Từ Bi đã xem và đóng góp.
Nói chuyện trồng cây, mình mới nhớ một chuyện vui nhỏ.

Một người con còn nhỏ hỏi người cha khi đang làm đồng : _ Cha ơi! Tại sao mình trồng lúa? Người cha trả lời cho qua chuyện: _Để làm cỏ!

Nghiệm sâu vào câu trả lời mình thấy rằng đúng vậy ! Ta làm việc lành (trồng lúa) chẳng mong cầu gì hết, chỉ mong cầu việc ác (cỏ) không còn sanh khởi.
Tâm thức con người dù sao củng có sẳn nơi nầy, tại đây. Nếu không có thì làm sao có hình hài nầy. Và tâm thức ấy như mãnh ruộng, đừng bảo là không trồng gì hết, Không trồng gì hết thì cỏ vẫn lên, nghiệp thức từ bao đời, bao kiếp trổi dậy, như hạt mầm cỏ không biết từ đâu, bao giờ vẫn len lõi có mặt.
Siêng năng trồng cây lành, chẳng tham hưởng quả, cốt là cho cỏ đừng lên.
Rồi có một ngày, thấy đám ruộng, đồng là hạt lúa chắc, nhưng không màng đến nó nửa. Mặc tình tiêu dao phong nguyệt.

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
...
Thiệu long thánh chủng,
Chấn nhiếp Ma quân.
Hai câu này, Thầy Thích Phước Tịnh giảng rất hay, Thiệu long thánh chủng là nối thịnh giống Phật, giống Phật không phải là "giống" Cù Đàm, giống Tất Đạt Đa, mà là giống "Tự giác giác tha giác hạnh viên mãn". Nối thịnh là làm cho ngọn lửa không tắt, và lan truyền rộng ra.

Trong pháp ngữ của Thiền Tông có từ "Truyền Đăng" nghĩa là đèn mồi đèn củng mang ý nghĩa tương tự.

Thiệu long thánh chủng mang ý nghĩa thứ nhất là mình phải là người giác ngộ, thấy tánh, rỏ tướng. Rối sau đó mới là việc "truyền đăng".
Thiếu long thánh chủng còn mang ý nghĩa thứ hai là làm cho chánh pháp tồn tại, cho mổi loài từ hửu tình đến vô tình đều được thấm hương vị của chánh pháp, hương vị cam lồ nói theo ngữ của nhà Phật.

Chúng ta chỉ cần mang một chút từ bi rưới đẫm chung quanh ta, mang một chút trí tuệ rưới đẫm chung quanh ta, cha mẹ, anh em, ban bè,... như vậy củng là thiệu long thánh chũng.

Chúng ta không mơ tưởng, đừng mơ tưởng rằng cả thế giới này là Đạo Phật, sẻ là Đạo Phật, chúng ta không cố đề cao Đạo Phật thành thế lực hùng mạnh. Nhưng chúng ta có quyền mơ tưởng thế giới này, người với người đối xử nhau từ bi hơn, người với thú đối xử nhau bình đẳng hơn từ bi hơn.

Khi nào Từ Bi và Trí tuệ còn, là còn Đạo Phật.

http://matthuongnhindoi.net/phapam/Quy_Son_Canh_Sach/Folder_1/Quy_Son_Canh_Sach_21.mp3
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chấn nhiếp ma quân

Sanh ma, Tử ma, ngũ ấm ma, phiền nảo ma, và Thiên ma. Theo mình thì 5 loại ma đó tóm lại chỉ có con ma duy nhất là "Chấp ngã Ma". Nhưng phải nói thành năm để mà quán chiếu, đễ mà chiến đấu từng loại ma.

Thưở xưa, Đức Phật củng chiến đấu với các loại ma và Ngài đã chiến thắng một cách vẻ vang.

Thế thì "Ma" do đâu mà có?

Bởi vì, chấp ngã nên mới có. Dừng chấp ngã, thôi chấp ngã , thì không còn cái của ta, không có "cái của ta" thì không tìm ra "Ta", không "Ta" thì không có con ma nào hết.!

Thật ra con người sanh tử luân hồi trôi lăn qua sáu đường cũng từ chấp ngã mà ra.

Ngay trong kiếp hiện tiền củng trôi lăn qua sáu đường, địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh , a tu la, người, trời, chứ không đợi đến lúc chết.

Và ngay trong một niệm, thì niệm ấy là Địa Ngục, là Ngạ quỹ, ... , người, Trời.

Tất cã đều chấp ngã mà ra. Tức là "Chấp Ngã Ma".
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Đọc qua bao lần càng thấy quý, thấy hay. Càng tu học về sau, lại càng xúc động mỗi khi đọc lại để nhắc nhở bản thân...

Nào có hiểu được tâm tình của thầy tổ, lời quá khắc khe và cứng nhắc, tâm vẫn thường hai chữ " nghe hoài ".

Có qua được các nạn chấp ngã, có quỳ xuống mỗi khi sai lầm cần sám hối, mới thấy mỗi mỗi chữ mang trong nó trọng trách to lớn thế nào. Sơ cơ bước chân vào, thấy muôn pháp như trong lòng bàn tay. Không gì không hiểu, không gì chưa học qua!. Thấy ta cứ thế mà bước, có gì khó nhọc.

Rồi khi vấp ngã lần đầu, thấy hơi đau đau, tủi tủi. Vấp té lần hai, cái đau lại thêm một phần. Vấp té thêm nữa, lại thêm lần nữa mới trực trào nước mắt. Mới thấy bao ngày qua ta nuôi dưỡng lòng ngã mạng của sở tri. Đến khi dụng công mới thấy mình thật xấu hổ.

Mỗi khi xem kinh, đọc luận, đến đâu cũng thấy dễ hiểu, dễ thâm. Nhưng đối cảnh tiếp trần mới hay các căn quá tệ, vào đâu cũng dính, cũng phạm. Tâm tánh không thuần, hơn thua không hay biết. Giật mình mới thấy ta còn quá thô. Nghiệp sâu nhiều đời như gốc cây cổ thụ già cỗi, bám sâu vào lòng đất. Xấu hổ thân tâm, lại nhẹ nhàng mặc y áo vào, mà lặng lẽ lên sám hối.

Ngước nhìn Thế Tôn mà lòng vở òa . - " Đệ tử xin sám hối !". Giọt nước mắt nào của tỉnh giác bất chợt rơi trên y áo. Tâm thức sẽ lớn lên cùng với lỗi lầm này. Ngọn đuốc giác ngộ lại thêm được một chút ánh sáng, từ đây đệ tử lại thấy rõ thêm đường về...

Tri ân Thầy Tổ nhọc lòng giáo huấn, đêm ngày vì mạch pháp mà nhọc tâm. Mỗi lời dạy tuy đơn nhưng không giản. Như nước uống mỗi ngày mà vẫn không đủ nuôi thân. Lời dạy tuy thường chân, nhưng lại nuôi huệ mạng khôn lớn. Cũng chính từ những lời dạy này, mà trên đường đạo hoa thơm được nở, hương mới tỏa khắp bốn phương. Từ đây đạo pháp mới trường tồn, mạch pháp không thôi dứt.

Ngọn đèn đêm vẫn sáng bên cửa, những lời cảnh sách vẫn được lật dở từng trang.......

 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
"Câu kệ Mẹ cho _ học mãi hoài...
Từng câu từng chữ quyện âm giai"
Con xin ghi tạc ngàn năm nhớ
Xin chứng cho lòng _ quyết chẳng phai.

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


Chánh Văn:


“Nhược bất như thử,


Lạm xí tăng luân,


Ngôn hạnh hoang sơ,


Hư triêm tín thí


Tích niên hành xứ,


Thốn bộ bất di,


Hoảng hốt nhất sanh,


Tương hà bằng thị
”.

Dịch:


Nếu chẳng như thế, xen lẫn trong chúng tăng, ngôn hạnh hoang sơ, luống hao của tín thí.
Chỗ đi năm trước, tấc bước không rời, lơ láo một đời, lấy chi nương tựa
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nếu không được như thế, nghĩa là không "thiệu long thánh chủng" Không "chấn nhiếp ma quân" thì là "điểu thử tăng" hay là "phóc cư sỉ" - Cư sỉ đàu trọc.
Ngày nay, có "hạt gạo cao su", do Trung Quốc chế tạo. Lẩn trong gạo thì có mà biết. Lạm xí Tăng luân, là hạt gạo cao su trong gạo.
Là tăng thân, thì phải thân đoan chính, tướng oai nghi, lời hợp điển chương và nhất là tâm ý giử chánh niệm. Như vây là "chấn nhiếp ma quân" trong từng cử chỉ hành động lời nói, khi ở một mình hoặc khi vào đời nhập thế tục.

Khi mới thọ giới thì tâm ý đầy nhiệt quyết, một vài năm sau thì lơ là, vài năm sau nửa thì lơ đểnh, tới khi nhắm mắt xuôi tay thì thần thức lơ láo. Lấy chi nương tựa?
Bởi vậy Tổ mới dạy rằng " Tích niên hành xứ, thốn bộ bất di" nghỉa là năm nầy qua năm nọ, giử tâm ý như buổi ban đầu không thay đổi.

Chuyển chủ đề thế tục một chút. Ngoài đời, đạo vợ chồng củng giống như vậy. Mới cưới thì ham thích, thề non hẹn biển, đầu bạc răng long, vài năm sau thì "non củng củ" mà "biển củng nhàm", thế rồi loan phụng không còn hòa minh mà loan phụng cắn xé nhau.
Bởi vậy, đạo vợ chồng giử như mới, ông bà mình dạy như vậy.

Chánh văn:

“Huống nãi

đường đường tăng tướng,

dung mạo khả quan.

Giai thị

túc thực thiện căn,

cảm tư dị báo.

Tiện nghĩ

đoan nhiên củng thủ,

bất quí thốn âm.

Sự nghiệp bất cần,

công quả vô nhân khắc tựu.

Khởi khả nhất sanh không quá,

ức diệc lai nghiệp vô tì.”



Dịch:
Huống nãi đường đường tăng tướng, (sáu căn đầy đủ) dung mạo dễ xem. Sở dĩ được như thế là do đời trước đã gieo trồng căn lành nên đời này mới cảm quả báo thế ấy. Lại chỉ biết ngồi sửng khoanh tay, chẳng tiếc thì giờ. Đạo nghiệp không nổ lực chuyên cần thì công quả do đâu thành tựu? Chẳng những đời nay luống qua, đời sau cũng sẽ vô ích.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Nếu thật lòng có tâm tu học, thì Quy Sơn Cảnh Sách này là những lời chân thành nhất của Tổ Quy Sơn Linh Hựu khuyên bảo chúng ta. Nếu bây giờ đọc mà vẫn chưa thấy thắm, như muối ướp chỉ quẹt sơ bên ngoài thì chưa hiểu và thương các Tổ đâu. Không phải các Tổ ngày ấy mới có lo lắng như vậy. Mà ngày nay, các Bổn Sư cũng một tấm lòng ấy. Không lúc nào không lo lắng cho những đệ tử mà mình phải dạy dỗ. Tất cả các tông chung một tấm lòng độ sanh. Thay Đức Phật chuyển bánh xe Pháp không lúc nào thôi dứt. Sao cho thế gian được phần nào an lạc. Mạch Pháp trường tồn chính nhiều do bởi người xuất gia. Người thay Đức Phật giữ gìn chánh pháp, hiển bày cái thâm sâu mà Đức Phật đã nhọc lòng.

Tổ Quy Sơn đã trăn trở vì mạng Pháp, vì lòng từ mà biên soạn cảnh sách này. Đây là hình mẫu chung cho tất cả những người xuất gia tu học, và những người có mong muốn xuất gia nên đọc qua nhiều lần cho hiểu bổn phận của người tu.

Có thể ban đầu vì một chút ngã mạng nào đó ít hay nhiều, không thể hiểu nổi tâm tình và sự nhọc lòng của Tổ ( cũng như của Bổn Sư chúng ta bây giờ). Để rồi khi phạm sai lầm, khi làm Thầy, khi tu học theo thời gian có thấm chút tương muối, mới thấy tấm lòng Thầy Tổ nào cũng như biển rộng bao bọc dạy dỗ trò. Cũng vì muốn mạch pháp trường tồn, vì chúng sanh không bao giờ dứt.

Bao giờ trò nào cũng nghĩ Thầy mình khó, cứng nhắc, quá nghiêm khắc với mình. Không hiểu được rằng cũng vì thương ta, vì mạch pháp trông chờ ở ta. Đạo Pháp của Đức Phật còn, không phải do người tu còn. Đạo Pháp của Đức Phật còn khi còn người tu sáng đạo. Một khi đạo không sáng, như mặt trời bị che khuất, sự sống sẽ dần lụi tàn. Đạo không có người tu sáng, làm sao hiển bày cái thâm diệu của Thế Tôn !.

Ngày xưa, Ân Sư bảo " Người tu sáng đạo, nói cái gì cũng đúng, nói dỡ cũng đúng, nói hay cũng đúng, không học nói cũng đúng. Người chưa sáng đạo, dầu học phẩm có cao bao nhiêu, nói năng hay cở nào cũng nói không đúng !"

" Cái trí vô sư, là thầy của tất cả trí. Nếu có trí vô sư rồi thì nói cái gì, làm cái gì cũng là trí vô sư nói, trí vô sư làm ! ".

Mấy ai có hiểu hết lời Ân Sư. Ngay con ngày ấy còn nghi ngại. Mấy ai đã đặt hết lòng mà hiểu được Ân Sư và Bổn Sư của mình!.

Đến khi hiểu được, không còn hoài nghi, thì cũng đã trãi qua bao đắng cay trong tu học. Có khi hiểu được thì duyên đã rời xa Bổn Sư.

Cũng như Cảnh Sách này, cầm trên tay có mấy người sống được với nó. Đến khi trãi nghiệm hết rồi, muối ướp đã thấm được vào trong, thì cầm lại trên tay mới thấy hay thấy quý.

Tên cảnh sách của nó, đã mang đầy ý nghĩa. SÁCH CẢNH TỈNH NGƯỜI TU HỌC. Nếu từ ban đầu tu học mà thấy được giá trị của nó, không dám xem thường thì có lẻ cái giá phải trả trên con đường tu học sẽ không đến nỗi tạo ra lỗi lầm.


Một ngày niệm niệm, chẳng thời gian
Tay nắm chân đi, chẳng rộn ràng
Ngoài kia nhạn kêu không một tiếng
Mặt hồ vẫn lặng, bóng trời soi.




Xin đảnh lễ sám hối với Ân Sư và Thầy với lòng tri ân sâu sắc của con !

TH.


 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Cám ơn Thầy Tấn Hạnh chia sẻ tâm tình của người xuất gia.

Nghĩ mà thương Phật, Tổ và thương Quý Thầy, Quý Cô. Thương nhất là quý thầy, quý cô chạy theo danh sắc, mượn chử nhà Phật là "Nhập tục tùy duyên".

Không phải, và không thể "bắt" trình diện trước tòa, quý thầy quý cô chạy theo danh sắc, củng không phải và không thể "bắt" người Phật Tử tín tâm cho có đũ trí tuệ nhận biết, nhận rỏ, nhận chân được "những hạt gạo cao su" trong hủ gạo.

Cái làm được hôm nay và bây giờ, là làm sao cho khơi thông dòng chảy Phật Pháp. Không để ngăn trệ vì một hai tảng đá nhỏ xíu, xíu.

Muốn vậy, phải là người "trí tuệ" vượt thoát ba cỏi, có cuốc trong tay mới khơi thông dòng chảy, phải là người có "thánh trí" mới làm "thiệu long thánh chủng" "chấn nhiếp ma quân"
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Ngày xưa, ở các Già Lam Tự Viện, Quý Thầy chẳng nhận người muốn xuất gia mà các căn khiếm khuyết, như là mù, chột, điếc, lảng tai, câm, ngọng, cà lăm, khều tay, khều chân ... cho nên nhìn vào Tăng chúng là "đường đường Tăng tướng, dung mạo khả quan".

Bởi vì sao? Vì muốn cho Phật Pháp trường tồn, đi vào nhân gian một cách suông sẻ, đầy vẻ cao quý.

Riêng về chuyện giác ngộ, đành rằng ai củng có khả năng nầy chứ không riêng quý Thầy. Làm cư sỉ vẩn giác ngộ .

Lời Tổ bây giờ là lời sách tấn, được sáu căn đầy đủ trọn vẹn do kiếp trước có "tu" mới được.

Thế mà :
Kiếp này củng "tu", mà "tu" theo kiểu ầu ơ, ngồi khoanh tay bó gối, không chịu học, vì "duy tuệ thị nghiệp", thì "công quả vô nhân khắc tựu" , kiếp này dẩn đến kiếp sau, biết chừng nào mới vượt khỏi "kiếp kiếp".


Kiểu tu củng có nhiều chuyện phải bàn.
Có Thầy Trụ Trì mạnh dạn đăng đàn xin chút lòng hảo tâm bá tánh để xây Chùa to, to hơn nửa, rộng muốn rộng hơn nửa, mặt tiền muốn "tiền" hơn nửa! Đi xe, đã nhanh muốn nhanh hơn nửa, tiện nghi muốn tiện nghi hơn nửa. Mặt áo thâm, láng mượt muốn bóng hơn nửa. Phòng nghĩ, máy lạnh Delux.

Thỉnh thoảng ra đường thấy Quý Thầy chạy xe củng tốc độ, củng chen lấn chẳng khác nào "dân anh chị".


Có người nói rằng : "mình tu thì biết mình tu, đừng để ý quý Thầy rồi mất Âm đức".


Lời rằng "con Sư Tử chết không vì tác nhân bên ngoài mà chình vì những con vi trùng bên trong cơ thể"


Tiếc lắm thay !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Viễn hành yếu giả lương bằng,

sác sác thanh ư nhĩ mục,

trú chỉ tất tu trạch bạn,

thời thời văn ư vị văn.

Cố vân,

sanh ngã giả phụ mẫu,

thành ngã giả bằng hữu

Thân phụ thiện giả,

như vụ lộ trung hành,

tuy bất thấp y,

thời thời hữu nhuận


Dịch:
Đi xa cần nương bạn lành để thường gạn lọc tai mắt. Trú ở cần nên chọn bạn, thường được nghe điều chưa nghe. Nên nói: sanh ta là cha mẹ, tác thành nên ta là bạn bè.
Gần gũi người lành như đi trong sương móc, tuy không thấy ướt áo mà dần dần thấm nhuần.


Giảng:

Chúng ta ra đi tìm Thầy học đạo cốt phải nhờ bạn lành, Thầy tốt khiến tai mắt chúng ta được trong sạch, được nghe lời hay, thấy được cái đẹp. Khi dừng ở cần phải chọn bạn chọn Thầy, gần được Thầy hay bạn tốt, chúng ta mới nghe được điều lợi ích chưa từng nghe, Bằng gần ông Thầy không hơn mình, bạn lại chẳng tốt thì dầu ở chung ngàn năm cũng chẳng lợi gì, đôi khi lại còn lui sụt. Nên người tu cần phải chọn thầy, chọn bạn là như thế. “Sanh ta là cha mẹ, làm nên ta là Thầy bạn”. Đây là sự thật không nghi ngờ gì hết. Vì chúng ta có được hình vóc vẹn toàn này là từ cha mẹ mà có, nhưng chúng ta có được trí tuệ, hiểu biết những điều siêu xuất thế gian lại chính nhờ Thầy bạn nuôi dưỡng bồi đắp mà nên. Nhờ Thầy bạn chúng ta mới thành người hữu ích cho chính mình và cho chúng sanh. Riêng tôi, nay được biết đạo lý giảng dạy thế này hoàn toàn là nhờ thầy bạn, chứ cha mẹ thì không thể làm được. Có nhiều người không may khi phát tâm xuất gia mà không gặp Thầy hay, bạn tốt, nên ở chùa năm, mười năm hay hai, ba mươi năm rồi, vẫn lẩn quẩn cũng chỉ trong hai thời khóa tụng, thật là tội nghiệp! Điều này cũng do phước duyên của mỗi người, chứ thật ra lúc phát tâm đi tu, vào chùa gặp đâu ở đó, có biết đâu mà chọn. Vì thế, chúng ta có phước duyên được gặp Thầy chỉ dạy nên người hữu dụng thì công ơn ấy thật vô cùng to lớn.
Như buổi sáng sớm có sương chúng ta đi ngoài trời, tuy không thấy sương rơi ướt áo, nhưng một lát sau cảm thấy hơi sương ướt lành lạnh. Cũng thế, được gần Thầy lành, bạn tốt, không phải chúng ta được lành tốt ngay, nhưng sống gần gũi lâu ngày tự nhiên có sự nhuần thấm. Nói đến đây tôi nhớ lại Thầy tôi là Hòa Thượng Viện Trưởng, Ngài trách tôi: “Thanh Từ thuở xưa không khác nào cục sắt do tôi mài dũa nay được thành cây kim, giờ lại không ưng ý làm việc gì hết”. Thật đúng như thế, nay tôi được hữu dụng cho Phật pháp cũng nhờ công thầy uốn nắn lo lắng hoàn toàn từ vật chất đến tinh thần. Vì thế, đời tu chúng ta nếu gặp Thầy lành bạn tốt là điều may mắn, cần thiết cho sự tiến tu của chúng ta.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chuyện thế tục, có câu gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Con người thì ở đâu sẻ tập tành tánh khí nơi đó. Ngày xưa, Mẹ của Mạnh Tử, dời chổ ở đi đến ba bốn lần, mới được nơi ưng ý, là gần trường học.

Chuyện trong Tăng Đoàn, trong chốn tùng lâm, trong già lam tự viện củng vậy. Dù sống trên tinh thần Lục hòa, phát túc siêu phương, thiệu long thánh chủng nhưng có ai biết củng có người trời ơi đất hởi.

Hoặc là trong tăng chúng có hướng đi không sai Phật Pháp nhưng chẳng hợp căn tánh mình, cứ như là chổi nhau thì lấy gì mà tinh tấn tu tập.

Trong "Cổ học tinh hoa" chép như sau :

Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.
Cho nên người quân tử trọng thầy, quí bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được.

Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình; rất dở, mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê... Như thế thì dù muốn không dở cũng không được.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chánh Văn:
“Hiệp tập ác giả, trưởng ác tri kiến, hiểu tịch tạo ác, tức mục giao báo, một hậu trầm luân, nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục”.

Dịch:
Gần gũi kẻ ác, thêm ác tri kiến, sớm tối tạo ác, trước mắt chịu quả báo, chết rồi phải trầm luân. Một phen mất đi thân người, muôn kiếp khó tìm lại được.

Giảng:
Đây là lời cảnh cáo, nếu không chịu gần Thầy lành bạn tốt cố gắng tiến tu, mà chỉ gần gũi kẻ ác thì hậu quả sẽ thảm hại như thế, sẽ mãi mãi trầm luân chịu mọi thống khổ, một phen mất thân này muôn kiếp khó tìm lại. Tổ thật từ bi chỉ dạy chúng ta từng li từng tí, chỉ cốt mong sao chúng ta thành người hữu dụng.

Gần người xấu tập huân ác kíến
Mỗi sớm chiều bất thiện tăng gia
Hiện tiền quả báo khảo tra
Đến khi nhắm mắt trầm kha muôn đời

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên