Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 6 _ Giới, Định, Tuệ.

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Bác Ngọc-Quế kính !
Dạ! Nếu bác không cho xài điện thì đồ vật trong hai bức ảnh trên nếu mua mấy cục pin bỏ vô là nó sẽ phát ra âm-thanh nè ! hihi! .

Kính
bangtam

tt_chuyenphapluan đã viết:
Hai bức hình giống nhau ở điểm phát ra âm thanh lớn nếu ta cần hát Karaoke , và speaker không thể xài battery cũng giống như con người trong châu thân luôn có điện nếu điện cúp là vãng sanh .

Cám ơn hai bạn đã có câu trả lời, nhưng vẫn chưa trùng khớp với ý đồ của Ngọc Quế.

Câu hỏi đặt ra là :

Các bạn hãy cho biết hai bức ảnh trên có điểm chung nào ?
(Không dùng đáp án cũ : Nguồn điện cung cấp)

Chúng ta thấy trong hình là ảnh của hai cặp loa _ một "khủng", một mini _ cả hai đều là công cụ điện tử nhận những tín hiệu số để phát ra âm thanh.

Tuy là hai cặp loa khác nhau nhưng nội dung chuyển tải _ những tín hiệu số từ máy phát _ thì vẫn một. Khi cặp loa này hát bài "Phật đang trong ta" thì cặp loa kia cũng hát y như vậy, không thêm không bớt một từ nào.

Với dụ này, N/Q muốn nói "Từ Thể Pháp Thân (máy phát) Thường Lạc Ngã Tịnh, Trí Bát Nhã _ Thể Hóa Thân _ (Tín hiệu Số) tỏa đi các thế giới, các cõi, đều cùng nói lên tiếng nói của Chân Lý không hai không khác."

Ở mỗi nơi, mỗi cõi Trí Đại Bát Nhã sẵn sàng mượn miệng của bất kỳ loài chúng sinh nào để nói lên tiếng nói của Chân Lý.

Chắc các bạn còn nhớ câu chuyện "con chồn hôi (chuyên ăn xác chết, thịt thối rửa, .....) ngồi trên tòa cao thuyết pháp cho chư Thiên" (trong Kinh Vị Tằng Hữu thuyết Nhân Duyên) chứ ?! Con chồn hôi ví cho cặp loa bé bé xinh xinh trên.

Khi một vị Hóa Thân Đại Bồ Tát (Trí Bát Nhã) đến với cõi súc sinh thì mượn cái thân súc sinh, nói tiếng nói của muông thú.

Khi một vị Hóa Thân Đại Bồ Tát (Trí Bát Nhã) đến với cõi Ngạ Quỷ thì mượn thân Ngạ Quỷ, nói tiếng nói của loài Ngạ Quỷ (mà với chúng ta thì những âm thanh đó chỉ là tiếng khóc than ai oán đến não lòng).

Khi một vị Hóa Thân Đại Bồ Tát (Trí Bát Nhã) đến với cõi Trời thì mượn thân Trời, nói tiếng nói của loài Trời (lồng lộng _ mà N/Q minh họa là cặp loa "khủng").

Kết luận :

Điểm chung của 2 cặp loa là cùng nhận tín hiệu số như nhau. Dụ cho Trí Bát Nhã dù nương theo bất cứ hình tướng nào cũng chỉ tuyên thuyết CHÂN LÝ PHẬT PHÁP mà thôi.

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !
Con nghe nói : Một âm thanh sau khi phát ra thì nó sẽ "đi" xa, xa mãi (chứ không mất).
Vậy lời Phật thuyết pháp ngày xưa, có phải bây giờ vẫn còn đang vang vọng ở thật xa "cùng trời cuối đất" nào đó, có phải không ?
Và người có thần thông thì sẽ "bay đuổi" theo cái âm thanh kia để nghe lại chuyện quá khứ, có phải không ?
Kính !
 

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Tháng 5 2009
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Kính bác Ngọc Quế !
Con nghe nói : Một âm thanh sau khi phát ra thì nó sẽ "đi" xa, xa mãi (chứ không mất).
Vậy lời Phật thuyết pháp ngày xưa, có phải bây giờ vẫn còn đang vang vọng ở thật xa "cùng trời cuối đất" nào đó, có phải không ?
Và người có thần thông thì sẽ "bay đuổi" theo cái âm thanh kia để nghe lại chuyện quá khứ, có phải không ?
Kính !
Bạn Mục đồng hình như cũng đang "bay đuổi" theo cái âm thanh kia ??????
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con nghe nói : Một âm thanh sau khi phát ra thì nó sẽ "đi" xa, xa mãi (chứ không mất).
Chào Mục đồng !
N/Q không phải nhà khoa học nên không biết chuyện này.

Và người có thần thông thì sẽ "bay đuổi" theo cái âm thanh kia để nghe lại chuyện quá khứ, có phải không ?

Ngọc Quế không có thần thông, nên cũng không biết chuyện này.

Vậy lời Phật thuyết pháp ngày xưa, có phải bây giờ vẫn còn đang vang vọng ở thật xa "cùng trời cuối đất" nào đó, có phải không ?
Theo Ngọc Quế nhớ thì ngày xưa Thiên Thai Trí Giả Đại Sư nhờ tinh tấn, một hôm Ngài nhập Pháp Hoa Tam Muội, sau đó Ngài kể lại, lúc đó Ngài thấy Đức Phật vẫn còn đang thuyết pháp trên núi Linh Thứu _ Hội Pháp Hoa vẫn đang tiếp diễn.

Điều này dạy gì cho ta ?

_ Những pháp Tam Muội là sự lóe sáng của Trí Tuệ Ma Ha Bát Nhã, cho hành giả thấy, chứng biết Chân Lý Phật là như thế nào.

Chân Lý Phật pháp là NHẤT NHƯ, trong biển Tuệ Giác vì không có thời gian nên tất cả đồng thời hiện, chuyện vô lượng kiếp quá khứ vẫn là hiện tại, vì không có không gian nên chuyện mười phương thế giới vẫn đủ tại đây.

Mến !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
....
.....
Chân Lý Phật pháp là NHẤT NHƯ, trong biển Tuệ Giác vì không có thời gian nên tất cả đồng thời hiện, chuyện vô lượng kiếp quá khứ vẫn là hiện tại, vì không có không gian nên chuyện mười phương thế giới vẫn đủ tại đây.

Mến !

Kính bác Ngọc Quế !
Điều bác nói có đồng nghĩa với đoạn Kinh văn (trong Kinh Duy Ma Cật) này hay không ?

Ngài Xá Lợi Phất nói:
<?xml:namespace prefix = o /><o:p></o:p>
- Thưa Cư sĩ! Thật chưa từng có. Như cái nhà nhỏ tí này mà dung được các tòa cao rộng như thế, mà nơi thành Tỳ Da Ly không có ngăn ngại, các tụ lạc, thành ấp, cùng những cung điện chư Thiên, Long Vương, quỉ thần trong bốn thiên hạ ở cõi Diêm Phù Đề cũng không ép chật.
<o:p></o:p>
Ông Duy Ma Cật nói:
<o:p></o:p>
- Ngài Xá Lợi Phất! Chư Phật và chư Bồ Tát có pháp "giải thoát" tên là "bất khả tư nghị". Nếu Bồ Tát trụ nơi pháp giải thoát đó, lấy núi Tu di rộng lớn nhét vào trong hột cải vẫn không thêm bớt, hình núi Tu di vẫn y nguyên, mà trời Tứ Thiên vương và Đạo Lợi thiên vương không hay không biết đã vào đấy, chỉ có những người đáng độ được mới thấy núi Tu di vào trong hột cải, đó là pháp môn "bất khả tư nghị giải thoát". Lại lấy nước bốn biển lớn cho vào trong lỗ chưn lông, không có khuấy động các loài thủy tộc như cá trạnh, ngoan đà, mà các biển lớn kia cũng vẫn y nguyên. Các loài rồng, quỉ thần, A Tu La v.v... đều không hay không biết mình đi vào đấy, và các loài ấy cũng không có loạn động. Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát ở nơi pháp bất khả tư nghị giải thoát, rút lấy cõi tam thiên đại thiên thế giới nhanh như bàn tròn của thợ gốm, rồi để trong bàn tay hữu quăng ra ngoài khỏi những thế giới như số cát sông Hằng, mà chúng sanh trong đó không hay không biết mình có đi đâu, lại đem trở về chỗ cũ, mà người không biết có qua có lại, và thế giới ấy cũng vẫn y nguyên.
<o:p></o:p>
Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Hoặc có chúng sanh nào ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được. Bồ Tát liền kéo dài bảy ngày ra làm một kiếp để cho chúng sanh kia gọi là một kiếp; hoặc có chúng sanh nào không ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được, Bồ Tát liền thâu ngắn một kiếp lại làm bảy ngày, để cho chúng sanh kia gọi là bảy ngày.
<o:p></o:p>
Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ nơi pháp bất khả tư nghị giải thoát, đem những việc tốt đẹp của tất cả cõi Phật gom về một nước chỉ bày cho chúng sanh. Lại nữa, Bồ Tát đem tất cả chúng sanh ở tất cả cõi Phật để trên bàn tay hữu của mình rồi bay đến mười phương bày ra cho ai cũng thấy tất cả mà bản xứ không lay động. - Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Những đồ cúng dường chư Phật của chúng sanh trong mười phương, Bồ Tát làm cho tất cả đều thấy nơi một lỗ chơn lông. Lại nữa, bao nhiêu nhựt nguyệt, tinh tú trong các cõi nước ở mười phương, Bồ Tát đều làm cho mọi người thấy rõ nơi một lỗ chưn lông.
<o:p></o:p>
Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Bao nhiêu thứ gió ở các cõi nước trong mười phương, Bồ Tát có thể hút vào trong miệng mà thân không hề tổn hại, những cây cối ở bên ngoài cũng không xiêu, ngã, trốc, gảy. Lại khi kiếp lửa cháy tan cõi nước ở mười phương, Bồ Tát đem tất cả lửa để vào trong bụng, lửa cũng vẫn y nguyên mà không chút gì làm hại. Lại quá số cát sông Hằng thế giới Phật về phương dưới, lấy một cõi Phật đem để cách khỏi số cát sông Hằng thế giới ở phương trên như cầm mũi kim nhọn ghim lấy một lá táo mà không có tổn hại. Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ cảnh "bất khả tư nghị giải thoát" hay dùng thần thông hiện làm thân Phật hoặc hiện thân Bích Chi Phật, thân Thanh Văn, thân Đế Thích, thân Phạm Vương, thân Thế chúa, hoặc thân Chuyển luân thánh vương. Các thứ tiếng to, tiếng vừa, tiếng nhỏ ở các cõi nước mười phương đều biến thành tiếng Phật diễn nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã và những pháp của chư Phật ở mười phương nói ra làm cho khắp tất cả đều được nghe.
<o:p></o:p>
Ngài Xá Lợi Phất! Nay tôi chỉ nói qua thần lực giải thoát bất khả tư nghị của Bồ Tát như thế, nếu nói cho đủ đến cùng kiếp cũng không hết được.

http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung6.htm


Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Điều bác nói có đồng nghĩa với đoạn Kinh văn (trong Kinh Duy Ma Cật) này hay không ?

Ngài Xá Lợi Phất nói:
<?xml:namespace prefix = o /><o:p></o:p>
- Thưa Cư sĩ! Thật chưa từng có. Như cái nhà nhỏ tí này mà dung được các tòa cao rộng như thế, mà nơi thành Tỳ Da Ly không có ngăn ngại, các tụ lạc, thành ấp, cùng những cung điện chư Thiên, Long Vương, quỉ thần trong bốn thiên hạ ở cõi Diêm Phù Đề cũng không ép chật.
<o:p></o:p>
Ông Duy Ma Cật nói:
<o:p></o:p>
- Ngài Xá Lợi Phất! Chư Phật và chư Bồ Tát có pháp "giải thoát" tên là "bất khả tư nghị". Nếu Bồ Tát trụ nơi pháp giải thoát đó, lấy núi Tu di rộng lớn nhét vào trong hột cải vẫn không thêm bớt, hình núi Tu di vẫn y nguyên, mà trời Tứ Thiên vương và Đạo Lợi thiên vương không hay không biết đã vào đấy, chỉ có những người đáng độ được mới thấy núi Tu di vào trong hột cải, đó là pháp môn "bất khả tư nghị giải thoát". Lại lấy nước bốn biển lớn cho vào trong lỗ chưn lông, không có khuấy động các loài thủy tộc như cá trạnh, ngoan đà, mà các biển lớn kia cũng vẫn y nguyên. Các loài rồng, quỉ thần, A Tu La v.v... đều không hay không biết mình đi vào đấy, và các loài ấy cũng không có loạn động. Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát ở nơi pháp bất khả tư nghị giải thoát, rút lấy cõi tam thiên đại thiên thế giới nhanh như bàn tròn của thợ gốm, rồi để trong bàn tay hữu quăng ra ngoài khỏi những thế giới như số cát sông Hằng, mà chúng sanh trong đó không hay không biết mình có đi đâu, lại đem trở về chỗ cũ, mà người không biết có qua có lại, và thế giới ấy cũng vẫn y nguyên.
<o:p></o:p>
Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Hoặc có chúng sanh nào ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được. Bồ Tát liền kéo dài bảy ngày ra làm một kiếp để cho chúng sanh kia gọi là một kiếp; hoặc có chúng sanh nào không ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được, Bồ Tát liền thâu ngắn một kiếp lại làm bảy ngày, để cho chúng sanh kia gọi là bảy ngày.
<o:p></o:p>
Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ nơi pháp bất khả tư nghị giải thoát, đem những việc tốt đẹp của tất cả cõi Phật gom về một nước chỉ bày cho chúng sanh. Lại nữa, Bồ Tát đem tất cả chúng sanh ở tất cả cõi Phật để trên bàn tay hữu của mình rồi bay đến mười phương bày ra cho ai cũng thấy tất cả mà bản xứ không lay động. - Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Những đồ cúng dường chư Phật của chúng sanh trong mười phương, Bồ Tát làm cho tất cả đều thấy nơi một lỗ chơn lông. Lại nữa, bao nhiêu nhựt nguyệt, tinh tú trong các cõi nước ở mười phương, Bồ Tát đều làm cho mọi người thấy rõ nơi một lỗ chưn lông.
<o:p></o:p>
Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Bao nhiêu thứ gió ở các cõi nước trong mười phương, Bồ Tát có thể hút vào trong miệng mà thân không hề tổn hại, những cây cối ở bên ngoài cũng không xiêu, ngã, trốc, gảy. Lại khi kiếp lửa cháy tan cõi nước ở mười phương, Bồ Tát đem tất cả lửa để vào trong bụng, lửa cũng vẫn y nguyên mà không chút gì làm hại. Lại quá số cát sông Hằng thế giới Phật về phương dưới, lấy một cõi Phật đem để cách khỏi số cát sông Hằng thế giới ở phương trên như cầm mũi kim nhọn ghim lấy một lá táo mà không có tổn hại. Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ cảnh "bất khả tư nghị giải thoát" hay dùng thần thông hiện làm thân Phật hoặc hiện thân Bích Chi Phật, thân Thanh Văn, thân Đế Thích, thân Phạm Vương, thân Thế chúa, hoặc thân Chuyển luân thánh vương. Các thứ tiếng to, tiếng vừa, tiếng nhỏ ở các cõi nước mười phương đều biến thành tiếng Phật diễn nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã và những pháp của chư Phật ở mười phương nói ra làm cho khắp tất cả đều được nghe.
<o:p></o:p>
Ngài Xá Lợi Phất! Nay tôi chỉ nói qua thần lực giải thoát bất khả tư nghị của Bồ Tát như thế, nếu nói cho đủ đến cùng kiếp cũng không hết được.

http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung6.htm


Kính !

Chào hoatihon !

Con gái hỏi câu này "mắc" quá. Muốn tường tận câu này phải tốn nhiều "giấy mực" lắm (mà cũng chưa chắc gì có ai hiểu), chỉ tạm thời trả lời ngắn gọn thôi.

Câu hỏi :
Điều bác nói có đồng nghĩa với đoạn Kinh văn (trong Kinh Duy Ma Cật) này hay không ?
Trả lời :

_ Không ! Đây là 2 vấn đề khác nhau. Điều N/Q nói là nói Trí Đại Bát Nhã. Điều mà Kinh Duy Ma Cật nói là nói đến Mật lực Đà La Ni (mà Kinh nói là môn "Giải Thoát" có tên là "Bất khả tư nghì" ).

Ví dụ như vầy cho dễ hiểu :

Mặt trời có 2 tính năng : SÁNG và NÓNG. Thường chúng ta hay chú ý đến Ánh sáng mặt trời, mà ít chú ý đến tính NÓNG ẤM của mặt trời, nhưng khoa học bây giờ thì rất chú ý đến nguồn năng lượng hầu như vô tận này :

Tính Nóng :

solar_power_tower.jpg


Ảnh trên là một tháp thu năng lượng mặt trời _ solar-power-tower _ (để tạo nguồn điện năng phục vụ cho cuộc sống của chúng ta).

Tính Sáng :

tiasangmattroi.jpg


Ảnh trên diễn tả tính soi sáng của mặt trời.

Thì Chân lý cũng vừa có tính soi sáng (Trí Bát Nhã) vừa có nguồn sống (Mật lực Đà La Ni) bất tận.

Chuyện Ngài Duy Ma Cật diễn tả trên cũng giống như "Tháp thu năng lượng mặt trời" để làm nên điều kỳ diệu.

Ở chủ đề này chúng ta chỉ nói đến Đại Tuệ Bát Nhã, chứ không nói đến Mật lực Đà La Ni.

Mến !
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính Bác Ngọc Quế !
Dạ, bác cho con hỏi :
_ Có phải người tu Phật mà thành đạo hoàn toàn thì vừa có Trí Tuệ Phàm, lại vừa có Trí Tuệ Bát Nhã, có phải không ?
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính Bác Ngọc Quế !
Dạ, bác cho con hỏi :
_ Có phải người tu Phật mà thành đạo hoàn toàn thì vừa có Trí Tuệ Phàm, lại vừa có Trí Tuệ Bát Nhã, có phải không ?
Kính !
Cám ơn Thế Hùng đã hỏi !

Hiện tại N/Q cũng chưa có thành đạo nên không rõ chuyện này, nhưng trong Kinh có nói "Phật có 4 Trí ":

1. Thành sở tác Trí (gốc từ tiền ngũ thức : Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức _ Thấy, Nghe, biết mùi, biết vị, biết cảm giác nóng lạnh trơn nhám rít đau......của thân thể)
2. Diệu quan sát Trí (gốc từ Ý thức)
3. Bình đẳng tánh Trí (gốc từ Mạt Na thức)
4. Đại viên cảnh Trí ( gốc từ A Lại Da thức)

Thực ra khi dùng chữ CÓ (Phật có) cũng là gượng nói cho dể hiểu, chứ Phật chính là Tuệ Bát Nhã, Tuệ Bát Nhã chính là Phật, các bạn đừng nghĩ rằng Phật có cái gì hay là không có cái gì, bởi khi nói Có hay Không Có là còn nói theo mê lầm, khi còn thấy có hai (chủ thể : Phật, đối tượng : Trí Bát Nhã) là còn chưa hiểu Phật, Phật không có 4 tướng (Ngã tướng, Nhân tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng) thì "cái gì" sở hữu ?, sở hữu "cái gì" ?!

Kinh nói "Chuyễn Bát Thức thành Tứ Trí" có nghĩa là Tứ Trí đó vốn là Bát Thức trước đây (khi còn Mê, còn trôi lăn theo vạn pháp mê lầm)

Trí Tuệ Phàm lúc đó đã đổi thành công cụ cho Tuệ Bát Nhã.

Cho nên có vị Tổ nói "Đói ăn, khát uống, mệt ngủ khì" đó là cái sống của "Thành sở tác Trí" chứ không còn là cái sống phàm phu nữa.

Phàm và Thánh chỉ khác nhau ch Mê lầm hay Giác Ngộ mà thôi, chứ cái biết sống hàng ngày thì VẪN VẬY.

Trí Tuệ Phàm không phải là Trí Tuệ Phàm, Tuệ Bát Nhã không phải là Tuệ Bát Nhã. Sao ta có thể nói "Bậc Đại Giác Ngộ CÓ TRÍ NÀY, CÓ TRÍ KIA" ?!

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên