Phật Quả và Bản Lai Diện Mục

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chân tánh hữu vi không
Duyên sanh cố như huyễn
Vô vi vô khởi diệt
Bất thật như không hoa.
Ngôn vọng hiển chư chân
Vọng, chân đồng nhị vọng
Do phi chân phi chân
Vân hà kiến sở kiến
Trung gian vô thật tánh
Thị cố nhược giao lô
Giải kiết đồng sở nhân
Thánh phàm vô nhị lộ.
Nhữ quán giao trung tánh
Không hữu nhị cu phi
Mê hối tức vô minh
Phát minh tiện giải thoát.
Giải kiết nhân thứ đệ
Lục giải nhất diệc vong
Căn tuyển trạch Viên thông
Nhập lưu thành Chánh giác.
Đà na vi tề thức
Tập khí thành bộc lưu
Chân phi chân khủng mê
Ngã thường bất khai diễn.
Tự tâm thủ tự tâm
Phi huyễn thành huyễn pháp
Bất thủ vô phi huyễn
Phi huyễn thượng bất sanh
Huyễn pháp vô vân hà lập
Thị danh diệu liên hoa
Kim cang vương bảo giác
Như huyễn tam ma đề
Đàn chỉ siêu vô học
Thử A tỳ đạt ma
Thập phương Bạc già phạm
Nhất lộ Niết Bàn môn.

-Xứng theo chân tánh (chân tâm) thì các pháp hữu vi (vọng) không thật có, do nhân duyên sanh, cũng như vật huyễn thuật.

Xứng về chân tánh thì vô vi (chân) cũng không thật có, vì nó không sanh diệt, như hoa đốm giữa hư không.

Nói hữu vi là vọng để hiển vô vi kia là chân. Vì đối đãi nhau mà có, nên “chân” và “vọng” cũng đồng vọng cả. Đến lý này, còn không thể nói là “chân” hay “phi chân,” thì làm sao gọi nó là cái “thấy” (căn) hay cái “bị thấy” được. Vì nó như vật huyễn, chẳng có thật tánh, cũng như hình cây lau gác.

Giải thoát hay triền phược đồng do sáu căn. Được chứng Thánh hay đọa làm phàm cũng bởi sáu căn, chớ không có con đường nào khác. Các ông cứ xem hình cây lau gác kia, nói có hay không đều không thể được. Hễ mê muội là vô minh, còn giác ngộ thì giải thoát.

Cột gút lại hay mở ra, đều phải theo thứ lớp. Khi sáu gút (sáu căn) mở rồi, thì cái tên một cũng không còn (vì không còn đối đãi, nên không thể kêu gọi). Các ông lựa được căn viên thông tu hành, thì mau đặng thành quả Phật.

Thức A Đà Na (thức thứ tám) rất là tinh tế, các chủng tử trong thức này nó sanh diệt thật vi tế, như giòng nước chảy mau. Ta đối với phàm phu và tiểu thừa không hề giảng nói, vì sợ chúng mê lầm chấp là “chân” hay là “vọng,” hai cái chấp ấy đều có hại cả.

Tự nơi tâm các ông, trở lại chấp lấy tự tâm các ông. Chân tâm không phải huyễn mà trở lại thành hư huyễn. Nếu đối với cái “chân” mà các ông không sanh tâm chấp thủ; với cái “chân” kia hãy còn không sanh, huống chi cái “hư huyễn” làm gì có được.

Đây là con đường duy nhất của mười phương các Đức Phật tu hành đến cảnh Niết Bàn. Pháp này tên là Diệu Liên Hoa, cũng tên Kim Cang Vương bảo giác và cũng tên là Như Huyễn Tam Ma Đề. Chỉ tu trong giây phút thì được quả vô học.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm.(nương bài kệ này, có thể thấy được Bản Lai Chân Diện Mục)

Kính.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Thế ông bảo cái "bản lai diện mục" của ông nó trông như thế nào? :119:

Không khác nhưng cũng không giống bản lai diện mục ông. Tôi tức ông, ông tức tôi nhưng tôi vẫn là tôi, ông vẫn là ông .Đừng có trông với ngóng.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Không khác nhưng cũng không giống bản lai diện mục ông. Tôi tức ông, ông tức tôi nhưng tôi vẫn là tôi, ông vẫn là ông .

Chưa được! khi nào ông tôi cùng hết chỉ còn không tịch xưa nay thì mới được. cố lên ông sắp đục thủng túi da rồi tham thấu chổ này đi :khi47:
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Chưa được! khi nào ông tôi cùng hết chỉ còn không tịch xưa nay thì mới được. cố lên ông sắp đục thủng túi da rồi tham thấu chổ này đi :khi47:

:D ông tôi cùng hết là mi thành gỗ đá đấy
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Chưa được! khi nào ông tôi cùng hết chỉ còn không tịch xưa nay thì mới được. cố lên ông sắp đục thủng túi da rồi tham thấu chổ này đi :khi47:

Không tịch của ông chỉ là túi da thôi tuy rằng da thơm, chớ có lầm lẩn. Vốn chẳng khởi sanh mới là tịch diệt cố hữu..
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Ông thật là hài hước! :eek:nion17:

:D nói thật không biết nên trách bác trừng hải hay trách mi :D vì bác trừng hải nói đúng mi lại hiểu sai rồi chấp lấy đó làm tâm :D thật hài thật hài :D đường đi còn chưa rõ lại ảo tưởng là đã ngộ :D nói cho mi biết người thật sự ngộ thật ra chẳng có gì cả :D cái thấy cái có của mi vẫn là chấp ngộ cái khỉ gì :D chẳng hơn một cục đá
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Ô ! Đây chẳng phải là diệu nghĩa gì cả ! Chỉ là Thô nghĩa mà thôi.

Chân Tâm vốn không khởi không diệt. Cái mà theo cảnh khởi chỉ là vọng tâm thôi. :clickchuot06:

Nhận vọng tâm làm đối tượng tu.- Chỉ nhọc nấu cát...

Mến.

Phàm luận về phân biệt có ba thứ:
Một là do các giác quan sơ sinh tùy theo bản năng mà phân biệt.
Hai là do ý thức so sánh, cân nhắc mà phân biệt.
Ba là chân tâm ứng với ngoại vật, như kính chiếu hình, tỏ rõ phân biệt, tựa hồ như có phân biệt.
Giác quan và ý thức phân biệt là vọng. Chân tâm ứng với ngoại vật tỏ rõ thường biết, tuy tựa như phân biệt mà thật ra chả phải là phân biệt.
“Phân biệt diệc phi ý”
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Phàm luận về phân biệt có ba thứ:
Một là do các giác quan sơ sinh tùy theo bản năng mà phân biệt.
Hai là do ý thức so sánh, cân nhắc mà phân biệt.
Ba là chân tâm ứng với ngoại vật, như kính chiếu hình, tỏ rõ phân biệt, tựa hồ như có phân biệt.
Giác quan và ý thức phân biệt là vọng. Chân tâm ứng với ngoại vật tỏ rõ thường biết, tuy tựa như phân biệt mà thật ra chả phải là phân biệt.
“Phân biệt diệc phi ý”

rõ đạo ở chỗ ấy :D chúc đạo hữu mau chóng thành đạo
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
:D nói thật không biết nên trách bác trừng hải hay trách mi :D vì bác trừng hải nói đúng mi lại hiểu sai rồi chấp lấy đó làm tâm :D thật hài thật hài :D đường đi còn chưa rõ lại ảo tưởng là đã ngộ :D nói cho mi biết người thật sự ngộ thật ra chẳng có gì cả :D cái thấy cái có của mi vẫn là chấp ngộ cái khỉ gì :D chẳng hơn một cục đá



Ông làm ta cười bể cả lỗ mũi.
:eek:nion62:
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Ông làm ta cười bể cả lỗ mũi.
:eek:nion62:

:D thôi tùy duyên :D nói nhiều ta thành ra ác nhân :D
mi gọi đó là vật
ta bảo không phải vật
vạn vật vốn giả danh
diệc danh trung đạo nghĩa
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Bản Lai Diện Mục chính là khuôn mặt thật của chúng sanh từ xưa đến nay, bất kể thời gian nào, không gian nào. Ngay khi còn là chúng sanh: cục đá, cành cây, súc sanh, ma quỷ, thần tiên, trời người cho đến khi là A LA HÁN, Bồ Tát, Phật thì bản lai diện mục ấy không hề thay đổi, chưa từng sanh, chưa từng vô minh.

Có bao nhiêu bản lai diện mục? Có vô số, không thể kể xiết. Cục đá, cành cây, súc sanh, ma quỷ, thần tiên, trời người,..., cho đến khi là A LA HÁN, Bồ Tát, Phật đều là phương tiện giao tiếp giữa các bản lai diện mục, chúng nương tựa nhau mà sanh diệt cho đến bất sanh bất diệt.

Tuy có vô số bản lai diện mục nhưng tất cả đều bình đẳng như nhau mà chỗ giao tiếp không cùng không tận. Đạt đến chỗ bình đẳng ấy chính là Phật Quả, chính là Tri Kiến Phật.

Nếu nói Phật Quả là chứng Bản Lai Diện Mục thì đó là lầm lạc, vì bản lai diện mục này vốn đã là thật, nó không thể chứng nó, vì đã là nó rồi cớ gì phải thấy nó thì ra 2 nó bất đồng.

Thân xác này hôm nay ngồi đây đánh máy cũng chỉ là phương tiện giao tiếp giữa các bản lai diện mục, trong đó có 1 bản lai diện mục tạm mang danh VNBN. Đã là phương tiện thì phải có thứ cấp, giao tiếp thấp là vô tình chúng sanh, cao hơn một bậc là hữu tình chúng sanh, cao hơn nữa là chư Thánh giải thoát luân hồi, cuối cùng rốt ráo về Tri Kiến là Phật Quả và Sự của quả này là không tận cùng.


Cái "Bản Lai Diện Mục" của bạn ở bên Ấn giáo gọi là "Chân ngã" đó :eek:h_smile: Phật giáo phủ nhận con người có linh hồn, đây là điều cơ bản mà mọi Phật tử nên biết
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Cái "Bản Lai Diện Mục" của bạn ở bên Ấn giáo gọi là "Chân ngã" đó :eek:h_smile: Phật giáo phủ nhận con người có linh hồn, đây là điều cơ bản mà mọi Phật tử nên biết

Cái Bản Lai Diện Mục này ông chỉ nhìn dưới con mắt suy lường thì hóa ra linh hồn là phải. Bạn có thể hỏi những gì bạn cho rằng sai lầm, cùng trao đổi nhé đừng nên phán suông như thế?
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Cái Bản Lai Diện Mục này ông chỉ nhìn dưới con mắt suy lường thì hóa ra linh hồn là phải. Bạn có thể hỏi những gì bạn cho rằng sai lầm, cùng trao đổi nhé đừng nên phán suông như thế?

Vậy mời bạn giải thích xem nó khác với linh hồn như thế nào?

Vấn đề này không có gì mới, tôi đã từng gặp nhiều người như bạn rồi. Họ còn không hiểu "linh hồn" là gì trong khi cái mà họ tưởng tượng ra chính là linh hồn mà lại không biết.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Vậy mời bạn giải thích xem nó khác với linh hồn như thế nào?

Vấn đề này không có gì mới, tôi đã từng gặp nhiều người như bạn rồi. Họ còn không hiểu "linh hồn" là gì trong khi cái mà họ tưởng tượng ra chính là linh hồn mà lại không biết.

Đừng làm khó hắn, để tui trả lời giúp vậy. Cái gọi là linh hồn theo đức phật nói là thân trung ấm mà thôi. Ngay khi ta còn sống nó ở trong ta, dựa vào vô minh và các tập nghiệp để sinh hoạt. Và tùy thuận các duyên để tác nghiệp. Người chưa rõ thì bị nó chi phối dẫn đến điên đảo không nhìn rõ được sự thật, theo đó mà luân hồi mãi không thôi. Còn người tỉnh giác thì không còn bị nó chi phối nữa nhưng các tập nghiệp thì vẫn còn, nên còn phải đợi một khoảng thời gian khi nó dừng lại. Ngay đó là khi đã được toàn giác tức là phật. Một điều mình chắc chắn là khi đã biết mọi vật như thị thì giải thoát đức phật nói rất rõ ràng, người đi đến được thì tự rõ chẳng có gì khó. Người còn mê thì còn sinh tử còn đối đãi, hết mê thì nhận ra nó như một giấc mộng mà thôi, không có điểm khởi không có điểm dừng
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Đừng làm khó hắn, để tui trả lời giúp vậy. Cái gọi là linh hồn theo đức phật nói là thân trung ấm mà thôi. Ngay khi ta còn sống nó ở trong ta, dựa vào vô minh và các tập nghiệp để sinh hoạt. Và tùy thuận các duyên để tác nghiệp. Người chưa rõ thì bị nó chi phối dẫn đến điên đảo không nhìn rõ được sự thật, theo đó mà luân hồi mãi không thôi. Còn người tỉnh giác thì không còn bị nó chi phối nữa nhưng các tập nghiệp thì vẫn còn, nên còn phải đợi một khoảng thời gian khi nó dừng lại. Ngay đó là khi đã được toàn giác tức là phật. Một điều mình chắc chắn là khi đã biết mọi vật như thị thì giải thoát đức phật nói rất rõ ràng, người đi đến được thì tự rõ chẳng có gì khó. Người còn mê thì còn sinh tử còn đối đãi, hết mê thì nhận ra nó như một giấc mộng mà thôi, không có điểm khởi không có điểm dừng

Tôi không muốn làm khó ai nhưng vì đã cho rằng "khác nhau" thì mặc nhiên phải biết hai thứ đó là gì rồi mới biết nó khác nhau ra sao chứ. Do đó hỏi "Linh hồn là gì?" rất hợp lý.

:003: Đang hỏi "Linh hồn là gì?" bạn nói đó là "thân trung ấm", vậy thì buộc lòng phải hỏi tiếp: "thân trung ấm là gì?" Chừng nào biết rõ nó là gì thì tôi mới hỏi nó có hành vi, hoạt động ra sao...lúc đó bạn mới trả lời như trên được.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Tôi không muốn làm khó ai nhưng vì đã cho rằng "khác nhau" thì mặc nhiên phải biết hai thứ đó là gì rồi mới biết nó khác nhau ra sao chứ. Do đó hỏi "Linh hồn là gì?" rất hợp lý.

:003: Đang hỏi "Linh hồn là gì?" bạn nói đó là "thân trung ấm", vậy thì buộc lòng phải hỏi tiếp: "thân trung ấm là gì?" Chừng nào biết rõ nó là gì thì tôi mới hỏi nó có hành vi, hoạt động ra sao...lúc đó bạn mới trả lời như trên được.

uhm mình chỉ trả lời theo hiểu biết. Còn không vừa ý bạn thì tùy vậy. Chúc bạn an lạc và tinh tấn
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
uhm mình chỉ trả lời theo hiểu biết. Còn không vừa ý bạn thì tùy vậy. Chúc bạn an lạc và tinh tấn

Đề nghị bạn học thuộc lòng câu nói bất hủ của Phật dưới đây nhé:

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung bộ kinh)


Bạn cứ giữ lấy quan điểm như vậy là "chết" Phật giáo rồi, vì nó khác với Ấn giáo chỉ một điều đó thôi, lại là điều quan trọng nhất: BẢN NGÃ - LINH HỒN
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Đề nghị bạn học thuộc lòng câu nói bất hủ của Phật dưới đây nhé:

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung bộ kinh)


Bạn cứ giữ lấy quan điểm như vậy là "chết" Phật giáo rồi, vì nó khác với Ấn giáo chỉ một điều đó thôi, lại là điều quan trọng nhất: BẢN NGÃ - LINH HỒN

:D mình có giữ hay không tự mình biết. Còn bạn có giữ hay không tự bạn biết. Không cần đem để nói mình nghe đâu. Đợi khi bạn tỉnh giác rồi sẽ hiểu mình nói gì. Đừng dùng kiến thức thế gian để hiểu, đó là làm mình thêm tội mà thôi. Nếu không hiểu thì xem như cưỡi ngựa xem hoa. Đừng chấp lấy
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên