Học Phật từ xa.

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính thưa Chư Tôn Đức.

Kính quý Đạo hữu Phật tử trên diễn đàn.

Nhân vì có một số ĐH Phật tử muốn tìn hiểu Phật pháp, nhưng thời gian và điều kiện thuận lợi thì thiếu kém. Do vậy, có một số ý kiến nhờ VQ tư vấn và hướng dẫn tu học Phật pháp từ xa.

VQ kính mong các vị Thiện Tri Thức tùy hỷ và hổ trợ cho Phật sự này.

Xin trân trọng cảm ơn Quý Thiện Tri thức.

A Di Đà Phật.

VQ kính mời qui ĐH Phật tử nào, có nhã ý tìm hiểu về Phật pháp, xin tùy hỷ viết câu hỏi vào đây.

vienquang6

Kính mời.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

N

Như Hương

Guest
Thư hỏi về học phật pháp.

Con: Như Hương. Con kính chúc thầy nhiều sức khỏe. Con muốn học giáo lí phật từ xa có cần đăng kí và làm hồ sơ học không vậy thầy? Con mong thư hồi âm.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Con: Như Hương. Con kính chúc thầy nhiều sức khỏe. Con muốn học giáo lí phật từ xa có cần đăng kí và làm hồ sơ học không vậy thầy? Con mong thư hồi âm.

Kính chào Như Hương. Vì đây là diễn đàn trao đổi, chia sẻ về Phật pháp, nên không cần các thủ tục hành chánh của thế gian. Chính các quả vị, các pháp lạc sau khi tham khảo mà hành giả đạt được, là phần thưởng thiết thực.

Chúc ĐH tinh tấn.
 
N

Như Hương

Guest
Hỏi về phật học

con NHƯ HƯƠNG!
CON KÍNH MONG THẦY GIẢI ĐÁP GIÚP CON: 6 thức, 6 căn là gì? khi mộng tiêp với trần lại rất giống là vì sao? con đươc một vị nói rằng : tôi k dám làm thầy cô. nhưng cô nguyện độ cho chúng sanh mà lại k dám độ cho người cõi âm là vì sao. vậy con phai lam sao?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* 12 Xứ. 18 Giới.

6 thức, 6 căn là gì?

12 Xứ: 12 Xứ là cơ sở giao tiếp giữa con người với thế giới thực tại khách quan, bao gồm sáu nội xứ (thuộc về tự thân) và sáu ngoại xứ (thuộc về ngoại cảnh).

+ 6 nội xứ là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức. (nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý).- Tức là 6 căn.

+ 6 ngoại xứ là: hình thể, âm thanh, hương khí, mùi vị, sự tiếp xúc và các sự vật hiện tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). tức là 6 trần.

* 18 giới: Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần, sẽ sinh ra 6 thức tương ứng. Đó là : nhãn thức, nhỉ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Tức là 6 Thức.

18 Giới là cơ sở giao tiếp toàn diện của con người với thế giới thực tại khách quan, bao gồm: sáu nội xứ, sáu ngoại xứ và sáu tình thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức).

Tranh-Da-Quy-Phat-Di-Lac.jpg


Về vế thứ 2 của câu hỏi, sẽ trả lời ở bài sau.

Mến.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ý thức.

khi mộng tiêp với trần lại rất giống là vì sao?

Ý thức là một trong 8 thức tâm vương (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức).

kinh pháp cú nói về Ý thức, như sau:

1. "Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo ".

2. "Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình ".

Trong duy thức học, nói về Ý thức:

Trong tám thức duy có thức thứ Sáu này rất lanh lẹ và khôn ngoan hơn hết, nên trong bài thơ Bát thức có câu rằng:"Độc hữu nhứt cá tối linh ly" (riêng có một cái thức rất lanh lẹ). Suy nghĩ làm việc phải, thức này đứng đầu; còn tính toán tạo tác việc ác, thì nó cũng hơn cả. Bởi thế nên trong Duy thức nói:"Công vi thủ, tội vi khôi" (Nói về "Công" thì thức này hơn hết, còn luận về "Tội" thì nó cũng đứng đầu). Thức này cũng có công năng chấp Ngã và chấp Pháp.

Ý thức có tầm hoạt động sâu rộng nhiều mặt, như:

1/Minh liễu ý thức (ngũ câu ý thức): ý thức phân biệt sự việc rõ ràng, nó cùng tiền ngũ thức đồng thời sanh khởi, hiện tượng cảnh vật (biểu sắc) phân biệt. Ví dụ: mắt thấy hoa hồng, hình dáng cành hoa (hình sắc) khi cộng với ý thức (thức thứ 6) tiến hành phân tích,biện giải nó mới nhận biết hoa hồng (ngũ câu ý thức)

2/Độc đầu ý thức: ý thức tự sinh khởi 1 mình (bất cầu ý thức) có 3 loại:

a/Tán vị ý thức: trạng thái ý thức không liên quan 5 thức trước, 1 mình tư duy sanh khởi. Ví dụ: nhớ nghĩ việc quá khứ, tưởng tượng việc tương lai,..

b/Mộng trung ý thức: ý thức hoạt động 1 mình trong giấc mộng. Ví dụ: giấc mộng thấy bị rượt đuổi mồ hôi ra lã chã,…

c/Định trung ý thức: tiến sâu vào chánh định tâm không tán loạn, ý thức chuyên vào cảnh định duyên vào lý – sự lý vô thường vô ngã. Sự chỉ cho cực lược sắc –cực huýnh sắc – và định tự tại mà sanh ra các cảnh sắc. Ví dụ: niệm Phật tam muội – khi định tâm sáng suốt thấy Phật – hào quang – thần thông biết việc quá khứ, hiện tại, vị lai (trạng thái siêu cảm tri giác của siêu tâm lý học (parapsychology)

3/Cuồng loạn ý thức: ý thức mất bình thường. Gồm có 3 trạng thái:

- Say rượu, uống thuốc quá liều, sử dụng những loại kích thích ma túy,..
- Cuồng: ý thức cuồng loạn, phân biệt tâm thần,..
- Huyễn: huyễn giác như sốt cao nhìn thấy màu xanh ra màu đỏ. Ngoài ra còn:
+ Do tha dẫn phát ý thức: ý thức phát khởi do năng lực bên ngoài hướng dẫn ví dụ: thôi miên, chú thuật, thần thông,..
+ Lâm chung ý thức: Phật dạy: ý thức sắp lâm chung cùng với các loại ý thức lúc bình thường không giống nhau gọi là dị thục thức (quả báo chính mùi tự nhiên sanh khởi không còn tự chủ được)
Tâm ô nhiễm của ý thức chuyển hóa thanh tịnh, không còn phiền não ô trược thành trí huệ sáng suốt như thật, thành diệu quan sát trí là tâm Phật (lấy chánh tri kiến làm đầu)
Trong các thức chỉ có ý thức mới đủ chức năng ly dục, tư duy uyên thâm, công cụ tu như thật quán chứng chân lý – quán triệt tục trí và chân trí. Các thức khác không có. Khi nó chuyển thành diệu quan sát trí thì mạt na thức cũng theo đó mà chuyển thành bình đẳng tánh trí
Ý thức rất linh hoạt, chỉ trừ 5 trường hợp ý thức không có mặt:

1/Vô tưởng thiền
2/Vô tưởng định
3/Diệt tận định
4/Ngủ say không mộng mị
5/Lúc bất tỉnh (chết giấc): nó vận hành liên tục, thời gian ngừng nghĩ rất ngắn


* Câu hỏi của ĐH nằm trong trường hợp "Mộng trung ý thức". Vì ý thức vận hành trong mộng, nên chỉ có phần giống "Minh liễu ý thức", nhưng thế lực không bằng được.

* Ngoại đạo chấp Ý thức làm tự ngã, chấp cho đó là "linh hồn" mà không biết đó chỉ là mộng huyễn, cho nên có quan niệm "cõi Âm",- Đó là do vô minh sanh.

Có bài kệ diễn tả chân lý này như sau:

Thân từ vô tướng trung, thọ sanh.

Du như huyễn, do chư hình tượng.

Huyễn nhân, tâm thức bổn lai vô.

Tội phước giai không, vô sở trụ.


Dịch nghĩa:

Thân thọ sanh từ nơi vô tướng,

Như giấc mơ do tượng hình ra.

Người mơ tâm thức đâu mà ?

Trụ đâu tội phước đều là thành không.


(kệ đức Tỳ Bà Thi Phật)



be-soi-guong.jpg


Đại ý là: Chơn Tâm ví như hình. Ý thức (cõi âm hay linh hồn) ví như ảnh trong gương, chỉ là bóng dáng không thật).

Mến
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính thưa Thầy Viên Quang,

Con có câu hỏi như vầy mong Thầy vì Con và các đạo hữu mà giảng giải giúp:

Là một Cư sĩ tại gia, thọ Tam Quy Ngũ Giới, hành Thiện, tin Nhân Quả, biết cuộc sống là Vô thường, biết mọi pháp là Tánh Không, hiểu lý Bất Nhị, không bị dính mắc vào Nhị Nguyên. Thì sau khi mạng chung có thể biết đời vị lai của mình được không ạ ?

Kính,
Nguyên Chiếu.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trả lời ĐH Nguyên Chiếu

Kính thưa Thầy Viên Quang,

Con có câu hỏi như vầy mong Thầy vì Con và các đạo hữu mà giảng giải giúp:

Là một Cư sĩ tại gia, thọ Tam Quy Ngũ Giới, hành Thiện, tin Nhân Quả, biết cuộc sống là Vô thường, biết mọi pháp là Tánh Không, hiểu lý Bất Nhị, không bị dính mắc vào Nhị Nguyên. Thì sau khi mạng chung có thể biết đời vị lai của mình được không ạ ?

Kính,
Nguyên Chiếu.

Kính thưa ĐH Nguyên Chiếu.

Câu hỏi của ĐH, nếu trả lời thì là "THỌ KÝ". E rằng chỉ có Đức Phật mới có năng lực thọ ký cho đệ tử mà thôi !

Nay VQ chỉ nương theo Kinh, luận mà "phỏng đoán" để sách tấn nhau mà thôi ! Mong quý ĐH thông cảm.

Như câu hỏi của ĐH Nguyên Chiếu, ở trên. VQ thấy có 2 trường hợp:

1/. Nếu người cư sĩ Phật tử, đạt được những điều đó, mà chưa phát tâm Vô Thượng Bồ Đề , chưa cầu thành Phật.- Thì vẫn hội đủ các điều kiện để chứng quả Tư Đà Hoàn và sanh về Sắc Giới thiên. Như bài kinh sau đây:

kinh tạp a-hàm
KINH 864. SƠ THIỀN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu Tỳ-kheo, với hành, hoặc hình, hay tướng, ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán có hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng và an trụ Sơ thiền; vị ấy không nhớ nghĩ hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy. Nhưng đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức, vị ấy tư duy như là bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như sát hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Đối với những pháp này mà sanh tâm nhàm chán, sợ hãi, phòng hộ. Do nhàm chán, xa lìa, phòng hộ, bằng cửa cam lộ mà tự làm lợi ích cho mình. Đây là tịch tĩnh, đây là thắng diệu, tức là xả ly tất cả hữu dư, ái tận, vô dục, diệt tận, Niết-bàn.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.


* Về quả tư Đà Hoàn. Có những bài kinh. Phật dạy như sau:

Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ”. — [Trung bộ, 118]

3 kiết sử đó là : Nghi, Thân kiến, và giới cấm thủ.

Như vậy. Nếu hành giả, tự mình đủ các điều kiện như trên, thì khi thân hoại mạng chung, do lực của quả Tư Đà hoàn, sẽ tự thấy đường về của mình, và chư Thánh Chúng cõi Sắc Giới thiên sẽ tiếp đón về nơi ấy.

DS230.jpg


( bài sau sẽ nói tiếp phần 2).

Mến.
 
N

Như Hương

Guest
hỏi về Phật học

con NHƯ HƯƠNG! C kính xin thầy trả lời cho con được hiểu. có bao nhiêu hình thức tu? có bao nhiêu thể loại giáo lý? hình thức tu tại gia rất nhẹ nhàng nhưng con van muon biết hình thức tu tập tại gia?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
con NHƯ HƯƠNG! C kính xin thầy trả lời cho con được hiểu. có bao nhiêu hình thức tu? có bao nhiêu thể loại giáo lý? hình thức tu tại gia rất nhẹ nhàng nhưng con van muon biết hình thức tu tập tại gia?

* có 2 loại hình thức tu trong PG. Đó là:

1/. Tại gia (cư sĩ): Đó là những người Nam, người nữ còn sinh họat tại nhà, còn có vợ hoặc chồng. Nội dung tu của bậc này là thọ 5 giới, và học tu theo các vị tu sĩ PG.

2/. Tu sĩ (Tỳ kheo tăng hoặc ni): Đó là những người xuất gia, chuyên tâm tu học theo Phật. Nội dung tu của bậc này là thọ đủ các giới, và tu tam vô lậu học (giới- định- huệ).

* Các thể loại giáo lý Phật, có nhiều cách phân loại. Trong kinh đức Phật chia ra 12 thể loại là:

kinh Đại Bát Niết Bàn Phẩm Phạm Hạnh Thứ 20 nói về 12 bộ kinh như sau:

"Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát như thế nào gọi là biết pháp. Nầy Thiện nam tử ! Bồ Tát nầy biết mười hai bộ kinh tức là Tu Đa La, Kỳ Dạ, Thọ Ký, Dà Đà, Ưu Đà Na, Ni Đà Na, A Ba Đà Na, Y Đế Mục Đà Na, Xà Đà Dà, Tỳ Phật Lược, A Phù Đà Đạt Ma, Ưu Bà Đề Xá.

MƯỜI HAI BỘ KINH

Trong Ba Tạng Kinh Điển của đạo Phật theo thể tài chia làm mười hai bộ. Người Trung Hoa thường gọi Thập Nhị Phần Giáo.

Tu Đa La (Sustram: Kinh). “Khế Kinh”: Đức Phật thuyết pháp dùng lối văn trường thiên cho dễ hiểu mà gọn, ta thường gọi là tản văn hay văn xuôi, không có sự cầu kỳ hoa mỹ như những lối văn từ phú… nhưng rất hợp thời, hợp lý, hợp cơ.

Kỳ Dạ (Geyam: Ứng Tụng, cũng gọi là Mỹ Âm Kinh): tổng luận, chú thích những ý nghĩa của văn trường hàng (văn chỉnh cú). Lối văn thuộc văn từ phú, văn biền ngẫu, có tính cách văn chương, vì đức Phật muốn cho Chính Pháp được truyền bá sâu rộng thì phải dùng mọi thể văn, giúp cho đệ tử dễ ghi nhớ.

Hòa Già La Na (Vyàkàranam: Thụ ký): Những lời truyền dạy do đức Phật thụ ký, chứng nhận cho các vị Bồ tát, các bậc Thanh văn, đệ tử mai sau thành Phật; và thuyết lý những việc sẽ xảy ra…

Già Đà (Gàthàm: Cũng gọi là Ký Chú Kinh hay Phúng Tụng): Nghĩa là không thuật lại văn trường hàng, mà chỉ là từng bài kệ, tức là lối văn thi ca để nói riêng cho mỗi bộ kinh.

Ưu Đà La (Udànam: Tán Thán Kinh, cũng gọi là Tự Thuyết): Những kinh do đức Phật dùng trí tuệ xem xét căn cơ chúng sinh rồi tự nói ra các Pháp, không phải đợi có người thưa thỉnh, yêu cầu mới nói.

Ni Đà Na (Nidàna: Quảng Thuyết Kinh cũng gọi là Nhân Duyên): Những kinh văn nói về nhân duyên khi đức Phật thuyết pháp và người nghe pháp, hoặc nói rõ những nơi có nhân duyên mà Ngài đến hóa độ. Những kinh văn do đức Phật dạy về “lý căn hội duyên”, khởi điểm của vũ trụ vạn hữu, thuyết lý Nhân Duyên Sinh.

A Ba Đà Nà (Avadanam: Diễn Thuyết Giải Ngộ Kinh, cũng gọi là Thí Dụ): Những pháp của Phật nói rất mầu nhiệm, người căn cơ thấp kém khó có thể lĩnh hội, nên đức Phật cần phải lấy sự vật hiện hữu làm tỉ dụ, chứng minh cho đạo lý cao siêu để chúng sinh dễ hiểu. Những lời ví dụ tượng trưng bát ngát trong các kinh điển đạo Phật.

Y Đế Mục Đa Gia (Itivrttakam: Như Thị Pháp Hiện Kinh cũng gọi là Bản Sự): Những thuyết giáo của đức Phật nói về sự tu nhân chứng quả của các vị Bồ tát, đệ tử trong các đời quá khứ, vị lai.

Xà Đà Gia (Jatakam: Đản Sinh Kinh hay gọi là Bản Sinh): Lời đức Phật nhắc lại những công hạnh tu chứng ở đời quá khứ của các đức Phật, Bồ tát.

Tỳ Phật Lược (Vaipulyam: Quảng Đại Kinh, cũng gọi là Phương Quảng): Những Kinh, cũng gọi là Phương Quảng): Những kinh điển thuộc Đại Thừa Phương Quảng, với nghĩa lý rộng lớn cao thượng và thâm thúy.

A Phù Đà Đạt Ma (Addhutadharmah: Hy Pháp, cũng gọi là Vị Tằng Hữu): Những kinh điển nói về thần lực của chư Phật thị hiện, cùng những việc bất khả tư nghị trong những nơi nói pháp và những cảnh giới kỳ diệu, hy hữu mà trí người phàm không thể hiểu.

Ưu Ba Đề Xá (Upad’sah: Cận Sự Thỉnh Vấn Kinh cũng gọi là Luận Nghị): Những lời văn có tính cách vấn đáp và biện luận cho rõ các lẽ tà, chính, nghĩa là, giữa đức Phật và các đệ tử đàm luận đạo lý bằng cách tranh luận, giải thích từng giảng mục.

Tuy chia ra 12 phần giáo, 3 loại trên là thể tài chính của các Kinh; còn 9 loại sau chẳng qua theo các điều kiện chép ở trong Kinh, lập ra.

Mến.


Theo: http://thuvienhoasen.org/a4219/thap-nhi-bo-kinh

* Nhưng, có thể tạm chia giáo lý Phật làm 2 thể loại, là TỤC ĐẾ và CHÂN ĐẾ.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trả lời ĐH Nguyên Chiếu (phần 2).


Là một Cư sĩ tại gia, thọ Tam Quy Ngũ Giới, hành Thiện, tin Nhân Quả, biết cuộc sống là Vô thường, biết mọi pháp là Tánh Không, hiểu lý Bất Nhị, không bị dính mắc vào Nhị Nguyên. Thì sau khi mạng chung có thể biết đời vị lai của mình được không ạ ?
.

* Với câu hỏi này. Trong trường hợp nếu người cư sĩ phát tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề, tức cầu thành Phật, thì do "nguyện lực" sẽ thẩm thấu vào Trí huệ Bát nhã, do lực của Bát nhã Ba- la- mật, vị ấy sẽ "thông đạt chứng vô sanh", do chứng vô sanh vị ấy sẽ thoát ly sanh tử niệm, do ly sanh tử mà thấy được các pháp "bất nhị", liễu được "vạn pháp Nhất như". vì biết các pháp NHƯ, nên vị ấy không trú chấp vào các định vị, không trú chấp, không an trụ các cảnh giới, cũng không trú niết Bàn. vị ấy theo nguyện lực mà "thế thế thường hành Bồ tát Đạo", mà vào Vô Trụ Xứ Niết Bàn.

+ Thế nào là "Vô Trụ Xứ Niết Bàn" ?

Với sự xuất hiện của Ðại thừa (s: mahāyāna), người ta có một quan điểm mở rộng của Niết-bàn dựa trên khái niệm Bồ Tát (s: bodhisattva) và trên tính nhất thể của vạn vật. Niết-bàn được xem là sự thống nhất với cái Nhất thể tuyệt đối (sự bình đẳng của chúng sinh; s: sattvasamatā) đó, sự thống nhất của luân hồi với »dạng chuyển hóa« của nó. Ở đây Niết-bàn được xem như sự lưu trú trong tính tuyệt đối, sự an lạc khi thấy mình cùng một thể với tuyệt đối, khi thấy mình giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi biến tướng, mọi tham ái....

sử dụng danh từ Vô trụ niết-bàn (s: apratiṣṭhita-nirvāṇa). Ðó là trạng thái Niết-bàn của các vị Phật đã thoát khỏi ràng buộc của thế gian nhưng chưa muốn hoàn toàn tịch diệt.
Trong Ðại thừa, người ta nhấn mạnh đến tính chất Bồ Tát nhiều hơn và vì thế khái niệm Niết-bàn không được đề cao nhưng vẫn là mục đích cao nhất trên đường giải thoát. Không có tông phái Ðại thừa nào xem Bồ Tát là mức cuối cùng của Phật đạo; đối với Bồ Tát, việc »nhập Niết-bàn« chỉ được »hoãn lại« sau khi toàn thể chúng sinh đều được giải thoát. Theo quan điểm Ðại thừa, Niết-bàn là sự thống nhất với cái tuyệt đối, không phải chỉ mỗi một cá nhân mà với mọi hiện tượng và vì vậy, Ðại thừa không thấy sự khác biệt giữa Niết-bàn và sinh tử.
.........
Niết-bàn là sự thống nhất với Chân như (s: tathatā) không diễn tả được, là cái luôn luôn hiện hữu, nhưng không được nhận biết. Niết-bàn và sinh tử không hề khác nhau, đứng trên phương diện lí tính tuyệt đối mà nói.
http://wwwxuanhienthuathienhue.blogspot.com/2014/11/phat-hoc-tu-ngu-vo-tru-xu-niet-ban-y.html

10z.jpg


Kính nguyện, Tất cả chúng ta, đồng thọ hưởng "Vô trụ xứ niết Bàn".

Mến.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
..............Niết-bàn là sự thống nhất với Chân như (s: tathatā) không diễn tả được, là cái luôn luôn hiện hữu, nhưng không được nhận biết. Niết-bàn và sinh tử không hề khác nhau, đứng trên phương diện lí tính tuyệt đối mà nói.
.............

Con cám ơn Thầy đã giảng giải tận tình.

Như vậy theo Con hiểu rằng :

Nếu nói về lý tính tuyệt đối thì : Niết Bàn và Tây Phương Cực Lạc là một thể thống nhất ?
Nếu nói về lý tính tương đối thì Niết Bàn và Tây Phương Cực Lạc có phải là một thể thống nhất không ạ ? Và vì sao ?

Mong Thầy vì Con và đại chúng mà giảng giải giúp ạ.

Kính,
Nguyên Chiếu.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính thưa ĐH Nguyên Chiếu.

Trước khi trả lời câu hỏi này của ĐH. Xin ĐH và quý ĐH trên diễn đàn cho phép VQ có đôi lời tâm sự.

Thưa Quý ĐH. Thưở nhỏ VQ đã có nhân duyên tiếp xúc với nền Giáo lý PG, nhất là với pháp môn Tịnh Độ. (A Di Đà Phật)

Lúc lên 7 tuổi, ông Nội của Viên lúc đó là một vị Trưởng Ban Tịnh Độ, thuộc hội Cư Sĩ Tịnh Độ VN ở một tỉnh. mõi buổi tối, ông thường dắt dẫn Viên cùng đi "hộ niệm" cho các vị hội viên, trong khuông hội của mình.

Hằng ngày, tiếng niệm Phật, định hướng cầu sanh Tịnh Độ đã âm thầm thắm đẳm vào máu thịt của Viên.

Đến năm 18 tuổi, hội đủ nhân duyên Viên đã xuất gia tu học ở một ngọn núi nọ. Viên đã phát tâm tu "Mật tông", đồng thời tu Quán 16 pháp quán hằng ngày trên núi. Có một dạo Viên phát tâm niệm Phật cầu chứng được "Bát chu tam muội"....

Cho đến năm 40 tuổi, không biết là do căn cơ của mình quá chậm lụt, hay do thiếu nhơn duyên với pháp môn Tịnh Độ, Viên đã chuyển hướng và tầm cầu pháp Tánh không nơi HT ân Sư, và 10 năm tham học với HT.- pháp thiền của Tam Luận Tông.

Trong thời gian 10 năm theo học với HT ân sư và 10 năm nghiền ngẩm tu trì, thì sự tiến bộ tuy có hạn chế nhưng vẫn có thiểu phần thu hoạch.

Kính thưa quý ĐH.

Tuy rằng chủng tử niệm Phật, chưa phải là bước đột phá để VQ bước vào Tri kiến Phật. Nhưng đó vẫn là nền tảng, là căn bản để VQ có thế đứng mà bước vào thiền môn.

VQ không tìm thấy chỗ nào của pháp môn Niệm Phật trái với sở học của mình, mặc dù bản thân mình không đủ duyên chứng ngộ từ pháp môn đó.


(bài sau sẽ trả lời cau hỏi của ĐH Nguyên Chiếu).
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trả lời ĐH Nguyên Chiếu.


Như vậy theo Con hiểu rằng :

Nếu nói về lý tính tuyệt đối thì : Niết Bàn và Tây Phương Cực Lạc là một thể thống nhất ?
Nếu nói về lý tính tương đối thì Niết Bàn và Tây Phương Cực Lạc có phải là một thể thống nhất không ạ ? Và vì sao ?




* Chơn Như là bản thể . (với câu hỏi thứ nhất.)

Kính thưa các Bạn: Chơn Như là bản thể, hay nói cách khác tất cả pháp đều từ Như mà hiện. Vì tất cả pháp đều từ Như mà hiện, nên tất cả pháp đều là hiện tượng của Như, đều là Huyễn.- Đó là lý Như Huyễn.

+ Niết Bàn là Chơn Như không phải là huyễn. Cực Lạc cũng là Chơn Như không phải là huyễn. Cổ đức có câu:

" Phật hiệu Di Đà, pháp giới tàng thân tùy xứ hiện,

Quốc danh Cực Lạc, tịch quang chơn cảnh, cá trung huyền".

nghĩa là:

Đức Phật A Di Đà, thân ngài ẩn tàng khắp pháp giới, nhưng tùy theo chỗ nào đủ duyên (chúng sanh tâm thanh tịnh), thì ngài hiện ra.

Nước Cực Lạc, là Cảnh thường Tịch (vắng lặng), mà thường Chiếu (chiếu soi), đó là Chơn Cảnh (chơn Như), nó huyền diệu trong mỗi con người (chúng ta).

+ Như vậy Phật Di Đà là Chơn Tâm của chúng ta. Cực Lạc Quốc, chính là Chơn Như mầu nhiệm của chúng ta đó.

* Nhiều cấp độ Niết Bàn, và nhiều cấp độ Cực Lạc. (với câu hỏi thứ 2).

Do hành giả, khi tu chứng, có nhiều tầng bậc khác nhau, nên họ sẽ cảm nhận các tầng bậc Niết Bàn khác nhau, như:

- Hữu Dư Y niết Bàn.

- Vô Dư Y Niết Bàn.

- Tự Tánh thanh tịnh niết Bàn.

- Vô Trụ Xứ Niết Bàn.

Cũng thế, khi tu tập Pháp môn Tịnh Độ Cực Lạc, do thực hành Giới, Định, Huệ được bao nhiêu mà hành giả Tịnh Độ Tông sẽ " Vãng sanh" về các cõi Tịnh Độ khác nhau, như:

1) THƯỜNG TỊCH QUANG TỊNH ĐỘ

Đây là cảnh giới mà Pháp thân Phật an trụ."Thường" là không thay đổi, không sanh diệt tức Pháp thân Phật; "Tịch" là xa lìa các phiền não vọng nhiễm tức là đức giải thoát của Phật. "Quang" là chiếu sáng khắp cả 10 phương tức là đức Bát nhã của Phật. Như thế cõi Tịnh Độ này đủ cả 3 đức quý báu của Phật là Thường, Tịch và Quang, cho nên gọi là "Thường Tịch Quang Tịnh Độ".

Cảnh Tịnh Độ này không có hình sắc mà chỉ là chơn tâm. Vì bản thể chơn tâm, hay tánh viên giác "thường vắng lặng, chiếu soi và thanh tịnh", nên gọi là "Thường Tịch Quang Tịnh Độ". Chư Phật khi đã chứng được cảnh giới này rồi, thì thân và độ không hai, song vì căn cứ theo 3 loại Tịnh Độ sau đây mà tạm gọi là có thân, có độ. Chứng đến chỗ này, nếu đứng về thân thì gọi là "Pháp thân", còn đứng về độ, thì gọi là "Thường Tịch Quang Tịnh Độ".

Kinh Tịnh danh, về lời sớ, có chép: "tu chơn hạnh về viên giáo, khi nhơn viên quả mãn, thành bực Diệu Giác (Phật) sẽ ở cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ".

2) THẬT BÁO TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ

Hành giả trải qua 3 số kiếp tích công lũy đức, do phước báo tu hành nhiều đời dồn chứa lại, làm trang nghiêm cảnh giới chơn thật nên gọi là "Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ". Cảnh giới Tịnh Độ này, là chỗ ở của Báo thân Phật. Kinh Quán Vô Lượng Thọ về lời sớ có chép: "tu tập chơn thật, cảm đặng quả báo tốt đẹp, cho nên gọi là Thật Báo Trang Nghiêm". Bên Đại thừa Viên giáo thì cõi này là của các bậc Tam hiền (Trụ, Hạnh, Hướng); còn bên Đại thừa Biệt giáo, thì đây là cõi của các bậc từ Thập địa cho đến Đẳng giác Bồ Đề.

3) PHƯƠNG TIỆN HỮU DƯ TỊNH ĐỘ

Cảnh Tịnh Độ này không phải là cứu cánh rốt ráo, mà chỉ là phương tiện. Đây là cõi Tịnh Độ của hàng Nhị thừa. Các vị này, tuy đã dứt được kiến hoặc và tư hoặc trong 3 cõi (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), nhưng còn dư lại 2 hoặc, là vô minh hoặc và trần sa hoặc chưa trừ được, nên gọi là "hữu dư". Đã là "hữu dư" tức là chưa phải hoàn toàn cứu cánh, nên gọi cõi Tịnh Độ này là "Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Độ".

4) PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ TỊNH ĐỘ

Đây tức là cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà ở Tây phương.Đã gọi là Tịnh Độ, hay Cực lạc, tất nhiên có đủ các đức thanh tịnh, trang nghiêm, không có 4 ác thú. Nhưng đây vì Phật, Bồ Tát và các Thượng thiện nhơn (Thánh) cùng sống chung với các chúng sanh mới vãng sanh, chưa chứng được quả Thánh (phàm) nên gọi là "Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ".

( theo: http://www.tinhdo.net/luangiaikinhsach/240-bonloaitinhdo.html)

* Nhưng theo sự quán chiếu của VQ, thì:

Tiến trình vãng sanh không phải đợi đến tắt hơi thở, mà - Vãnh sanh trong từng niệm khởi tương tục của người tu, nghĩa là:

Mỗi niệm lần sang chốn niết Bàn,

Lướt vòng sanh tử chớ hề nan.

Chân không dừng bước trong "ly niệm"

Cực lạc là đây.- Chính Niết Bàn.


(HT Thích Thiện Nhơn)

Kính chúc quý ĐH : tu hành đắc được Tam muội ngay nơi hiện tại.

Nam Mô A Di Đà Phật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Con cám ơn Thầy đã giảng giải tận tình.

Như vậy theo Con hiểu rằng :

Nếu nói về lý tính tuyệt đối thì : Niết Bàn và Tây Phương Cực Lạc là một thể thống nhất ?
Nếu nói về lý tính tương đối thì Niết Bàn và Tây Phương Cực Lạc có phải là một thể thống nhất không ạ ? Và vì sao ?


VNBN xin mạn phép được thảo luận cùng các đạo hữu!

1) Theo lý tuyệt đối thì có nghĩa là nói về bản chất thật hay LÝ TÁNH. Do đó, theo lý tuyệt đối, bản chất của vạn vật hiện tượng đều là Chân Như=Niết Bàn, bản chất thật của ta bà là chơn như, bản chất thật của Cực Lạc cũng là chân như, bản chất thật của cục đá cũng là chơn như, bản chất thật của máy vi tính cũng là chân như,...

2) Theo lý tương đối thì có nghĩa là nói theo SỰ, theo tình huống, theo cấp độ. Theo đó, ta bà với các sự khổ, trói buộc, vui - khổ lẩn lộn. Còn Cực Lạc là một nơi thuần vui với các đặc điểm tối ưu cho việc tu hành. Chúng chẳng đồng.

Về SỰ, Niết Bàn lại là những cấp độ, không có Niết Bàn cao nhất, ổn định hoặc không ổn định. Tại sao? Vì SỰ không có kết thúc, kết thúc cái này thì bước vào cái khác, mà cái mới có thể siêu vượt cái cũ, Chư Phật nhập diệt thì bước vào thế giới mà chỉ toàn là Phật. Một vị Bồ Tát hạ sanh vào ta bà thì chẳng còn trạng thái Niết Bàn trước, đó là không ổn định. Nhưng chư Phật sau khi nhập diệt thì mãi mãi chẳng cò việc của hữu tình nên ổn định đối với mọi cảnh giới hữu tình, đại hữu tình. Đức Phật mới thành so với Phật đã thành thì lại không chắc không ổn định.

Theo sự mà nói: Cực Lạc và Niết Bàn có chỗ giống cũng có chỗ khác. Cực Lạc là một thế giới hiện hữu sinh trụ dị diệt, còn Niết Bàn là tâm thái của một vị chứng nghiệm đạo pháp. Chỉ giống nhau ở tính chất thanh tịnh chẳng có ô uế.
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Xin được hỏi



VNBN xin mạn phép được thảo luận cùng các đạo hữu!

Theo sự mà nói: Cực Lạc và Niết Bàn có chỗ giống cũng có chỗ khác. Cực Lạc là một thế giới hiện hữu sinh trụ dị diệt, còn Niết Bàn là tâm thái của một vị chứng nghiệm đạo pháp. Chỉ giống nhau ở tính chất thanh tịnh chẳng có ô uế.

Kính thưa ngài VO-NHAT-BAT-NHI. Theo như ngài nói : "Cực Lạc là một thế giới hiện hữu sinh trụ dị diệt" ?.

Nhưng theo lời Phật dạy.- Cái gì có sanh, trụ, dị, diệt thì là vô thường, cái gì vô thường, thì là Khổ, cái gì khổ thì là bất tịnh. Cái đã gọi là vô thường, khổ, bất tịnh sao lại là Tịnh Độ Cực Lạc được ?

Kinh Niết Bàn nói:

"....vô thường tức là khổ mà nếu là khổ thì làm sao sinh ra vui ? Vì ở trong khổ sinh ra lạc tưởng (tư tưởng vui) nên gọi là điên đảo. .."

Như vậy phải chăng.- Cõi Cực Lạc mà ngài nói, chỉ là cõi điên đảo, mộng tưởng chăng ?

kinh dạy: "viễn ly nhất thiết điên đảo mộng tưởng khổ não, cứu cánh Niết-bàn."

Nhưng ngài lại dạy: Viễn ly Niết Bàn cầu sanh mộng tưởng điên đảo chăng ?

Xin ngài khai thông giúp ạ !
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
* Nhưng theo sự quán chiếu của VQ, thì:

Tiến trình vãng sanh không phải đợi đến tắt hơi thở, mà - Vãnh sanh trong từng niệm khởi tương tục của người tu, nghĩa là:

Mỗi niệm lần sang chốn niết Bàn,

Lướt vòng sanh tử chớ hề nan.

Chân không dừng bước trong "ly niệm"

Cực lạc là đây.- Chính Niết Bàn.


(HT Thích Thiện Nhơn)

Kính chúc quý ĐH : tu hành đắc được Tam muội ngay nơi hiện tại.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Con cám ơn Thầy đã giảng giải tận tình,

Theo lời Thầy nói con hiểu như vậy không biết đúng không:

Cứ mỗi niệm trong cuộc sống hằng ngày mà thanh tịnh là chúng ta sẽ được một niệm Niết Bàn, và tương tục như thế cho đến khi bỏ thân giả tạm này thì ta sẽ được an trú trong Niết Bàn vĩnh viễn.

Mong Thầy vì Con và đại chúng mà giảng giải giúp ạ ?

Kính,
Nguyên Chiếu.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Con cám ơn Thầy đã giảng giải tận tình,

Theo lời Thầy nói con hiểu như vậy không biết đúng không:

Cứ mỗi niệm trong cuộc sống hằng ngày mà thanh tịnh là chúng ta sẽ được một niệm Niết Bàn, và tương tục như thế cho đến khi bỏ thân giả tạm này thì ta sẽ được an trú trong Niết Bàn vĩnh viễn.

Mong Thầy vì Con và đại chúng mà giảng giải giúp ạ ?

Kính,
Nguyên Chiếu.

* Vô Sắc Giới Thiên.- Phi Hữu Tưởng, Phi Vô Tưởng xứ định.

Kính thưa Bạn Nguyên Chiếu và các Bạn:

+ Cảnh giới mà Bạn nguyên Chiếu đã nói ở trên, thì theo VQ nghĩ.- chưa đến được Niết Bàn Phật .

+ Định vị mà ĐH Nguyên Chiếu tả , đó là.- Phi Hữu Tưởng, Phi Vô Tưởng xứ định. Mới chỉ đến cõi Trời Vô Sắc Giới.

(vấn đề này, xem ra sẽ vượt khỏi tầm nhận thức của Phật học Tổng Quan, sẽ xứng tầm ở Phật học Chuyên Đề)

ĐH Nguyên Chiếu nghĩ sao ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113

Nhưng theo lời Phật dạy.- Cái gì có sanh, trụ, dị, diệt thì là vô thường, cái gì vô thường, thì là Khổ, cái gì khổ thì là bất tịnh. Cái đã gọi là vô thường, khổ, bất tịnh sao lại là Tịnh Độ Cực Lạc được ?

Sự biến đổi nơi Cực Lạc chẳng giống như sự biến đổi của ta bà này. Do công đức độ sanh của Đức Phật A Di Đà và sức nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm mà Cực Lạc thế giới ngày càng được trang nghiêm và mặc dù thân mạng Đức A DI ĐÀ PHẬT dài lâu không kể xiết nhưng cũng sẽ nhập diệt. Khi Đức Phật A Di Đà nhập diệt thì Cực Lạc thế giới biến thành Tịnh Độ y báo trang nghiêm hơn nữa là "Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu" và Bồ Tát Quan Thế Âm thành Phật tiếp quản thế giới này. Dị và diệt ở đây là sự biến đổi đi lên trang nghiêm thêm một bậc.

Kinh Niết Bàn nói:

"....vô thường tức là khổ mà nếu là khổ thì làm sao sinh ra vui ? Vì ở trong khổ sinh ra lạc tưởng (tư tưởng vui) nên gọi là điên đảo. .."

Đáng buồn cho một người học Phật, trích dẫn Kinh điển đã không đầu không đuôi lại chẳng tròn một câu. Trọn một câu Kinh trên như sau: "Như Lai vô thường tức là khổ mà nếu là khổ thì làm sao sinh ra vui ? Vì ở trong khổ sinh ra lạc tưởng (tư tưởng vui) nên gọi là điên đảo. Lạc sinh ra khổ tưởng nên gọi là điên đảo."
http://www.tangthuphathoc.net/kinhtang/375-12.html

Đoạn này Đức Phật bác bỏ các thứ tư tưởng sai lệch về Như Lai, trong đó câu trên Đức Phật bác bỏ lời nói "Như Lai vô thường", chẳng hề có ý nói vô thường là khổ!

Nói "chỗ nào vô thường thì chỗ đó có khổ" là không có cơ sở. Chỉ có những người bám lấy vào sự vô thường thì sớm muộn cũng dẫn đến các sự khổ. Chẳng hạn như tại các cõi trời cao Sắc giới, Vô Sắc Giới tâm thái các vị ở đó vẫn còn biến đổi (vô thường) nhưng chẳng có các sự khổ hiện tiền, vì bám chấp vào các thứ quan kiến riêng hưởng thụ sự thanh tịnh vinh quang nên dần dần hết phước báo rơi xuống các tầng thấp hơn và vào các cõi khổ hành.

Ở CỰC LẠC chẳng có các sự khổ và nhờ tâm thái dũng mãnh tu tập chấm dứt vô minh, vĩnh viễn xa lìa các hạt giống khổ. Cũng như một vị Bất Lai trong cõi trời sắc cứu kính chẳng còn các sự khổ của thân tâm hiện tiền nhờ tâm trí sáng suốt thanh trừ vô minh-quan kiến riêng mà chứng quả A LA HÁN.

Đôi lời cùng đạo hữu!
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28


Nói "chỗ nào vô thường thì chỗ đó có khổ" là không có cơ sở.



Kinh Xà Dụ, Đức Phật dạy:

"Này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường ? Bạch Thế Tôn, vô thường. Cái gì vô thường là khổ hay lạc ? Bạch Thế Tôn, khổ...

* Vậy so với lời Phật dạy. thì Bạn đúng hay kinh đúng ?



mặc dù thân mạng Đức A DI ĐÀ PHẬT dài lâu không kể xiết nhưng cũng sẽ nhập diệt. Khi Đức Phật A Di Đà nhập diệt thì Cực Lạc thế giới biến thành Tịnh Độ y báo trang nghiêm hơn nữa là "Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu" và Bồ Tát Quan Thế Âm thành Phật tiếp quản thế giới này. Dị và diệt ở đây là sự biến đổi đi lên trang nghiêm thêm một bậc.



KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ
Thích Nữ Trí Hải
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà.
Chùa Tịnh Luật xuất bản PL. 2546


CHƯƠNG V

NHƯ LAI THƯỜNG HAY VÔ THƯỜNG

Bấy giờ Đại Huệ Bồ Tát đại hữu tình lại bạch Phật rằng:

Bạch Thế Tôn ! Đức Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác là thường hay vô thường?

Phật dạy:

Đại Huệ ! Đức Như Lai Ứng Chính Đăng Giác không thường, cũng không vô thường. Vì sao? Vì cả hai quan niệm ấy đều lỗi. Sao là lỗi? Đại Huệ ! Nếu nói Như Lai là thường, thì bị lỗi năng tác; hết thảy ngoại đạo nói năng tác là thường. Nếu Như Lai là vô thường, thì bị lỗi sở tác, đồng với các uẩn có tướng (qualifying) và sở tướng (qualified), rốt cuộc sẽ đoạn diệt thành không có. Thế mà Như Lai thì thật không đoạn diệt. Đại Huệ ! Nếu Như Lai cũng vô thường như tất cả các vật được tạo tác như bình, áo v.v.. thì hóa ra bao nhiêu sự tu phước trí đều thành không, vô ích. Lại nữa, nếu vậy các pháp được tạo đều là Như Lai cả, vì nhân không khác nhau. Cho nên Như Lai không thường không vô thường. Lại, này Đại Huệ ! Như Lai không phải thường; nếu là thường, thì như hư không không đợi nhân mới thành. Đại Huệ ! Thí như hư không không thường không vô thường. Vì sao? Vì lìa các lỗi thường, vô thường, một, khác, cùng, không cùng (bothness, not-bothness – câu bất câu) v.v... Lại nữa Đại Huệ ! Như Lai không thường, nếu là thường, thì tức không sinh, đồng như sừng thỏ, sừng ngựa, sừng cá, sừng rắn v.v...

Tuy nhiên, này Đại Huệ ! Trong một nghĩa khác thì có thể nói Như Lai là thường. Vì sao? Vì trí hiện chứng là thường pháp. Chứng trí là thường nên Như Lai cũng thường. Đại Huệ ! Tự tính của pháp, chỗ ở của pháp, và ngôi vị của pháp (pháp tính pháp trụ pháp vị) mà chư Phật chứng được, dù Như Lai có hiện ra đời hay không, pháp ấy vẫn thường trụ không dời đổi, ở nơi các pháp sở đắc của hết thảy nhị thừa ngoại đạo, chứ không phải là không có gì. Tuy nhiên đấy không phải điều phàm ngu biết được. Đại Huệ ! Như Lai ấy là do pháp tính nội chứng thanh tịnh mà có tên gọi ấy, không phải do tập quán hư vọng về tâm, ý, ý thức, uẩn giới xứ mà có. Hết thảy ba cõi đều do hư vọng phân biệt sinh, Như Lai không do hư vọng phân biệt sinh. Đại Huệ ! Nếu có hai (duality) thì có thường và vô thường. Nhưng Như Lai không hai, vì chứng hết thảy pháp không sinh; cho nên không thường không vô thường. Đại Huệ ! Cho đến có một chút nào ngôn thuyết khởi, đều sa vào lỗi thường hoặc vô thường. Bởi thế nên trừ tiệt hai cái “biết” phân biệt, chớ để chút nào còn sót.

Bấy giờ Thế Tôn lại nói bài kệ:

Xa lìa thường vô thường

Mà hiện thường vô thường

Thường quán Phật như thế

Không khởi sinh ác kiến

Nếu thường hoặc vô thường

Tu tập đều vô ích

Để trừ giác phân biệt

Không nói thường vô thường

Cho đến lập thuyết gì

Hết thảy đều lầm loạn

Nếu thấy do tự tâm

Thì không còn tranh cãi.


* Vậy so với lời Phật dạy. thì Bạn đúng hay kinh đúng ? Bó tay !!!! (đúng là Sen Vàng)

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên