Học Phật từ xa.

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Sau này con muốn xuất gia.thầy nhận con được không
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
con NHƯ HƯƠNG kính bạch thầy Viên Quang cho phép con hỏi:

nếu các vị xuất gia mắc nghiệp cũng vướng vào chuyện đời thì nguoi dời goi là sao ? có phải các vị tiếp tuc trả nợ trần và cứ tu tiếp k cho đén khi tâm tịnh, theo con hiểu là thế. giống y thầy co bài viết: nếu nguoi xuat gia tam k tịnh thi van bi cuon vao 3 cõi.
.

* Với câu hỏi này. VQ xin kể các bạn câu chuyện Tôn Giả "Thất Lai tỳ kheo". Như sau:

Tôn Giả Thất Lai

Thất Lai là tên mà các bạn đồng phạm hạnh đặt cho tôn giả Citta không phải vì thầy đắc quả Tu Ðà Hoàn mà vì Citta đã xuất gia đến bảy lần trong một đời người.

Citta nguyên là một thanh niên nông dân nghèo khó, cả gia sản của chàng chỉ vỏn vẹn có một cây cuốc, ít hạt giống và một thửa đất đầy sỏi đá. Vì thế, dù đã làm quần quật suốt cả ngày Citta vẫn không tìm đủ lương thực cho cái dạ dày háu đói của chàng.

Một hôm, có dịp ra phố, Citta trông thấy một thầy sa môn áo vàng, đầu cạo trọc được thiện tín cúng dường hậu hỹ. Nhìn chiếc bát chứa đầy thức ăn của vị tu sĩ, Citta thầm nghĩ:

- Té ra vẫn còn một cách kiếm ăn khấm khá hơn cái nghề mạt rệp của mình, cứ xem sư thầy này da dẻ hồng hào thì biết. Có lẽ ngày nào ông cũng nhận được vài bát đồ ăn cỡ này.

Citta bèn đến thăm hỏi:

- Thưa sa môn, con có thể làm sa môn như ngài được không?

Vị tu sĩ từ tốn đáp:

- Lành thay! Này thiện nam, đức đạo sư dạy: mọi người đều bình đẳng với nhau về khổ đau cũng như giác ngộ. Nếu cha mẹ con cho phép con có thể gia nhập tăng đoàn.

Citta cảm tạ vị sa môn và quay gót trở về vừa đi vừa nghĩ ngợi:

“Thủ tục cũng không có gì rắt rối lắm, hay là ta đổi nghề một chuyến xem sao. Ðành hy sinh cái đầu vậy, đổi mấy cọng tóc để lấy bát cơm mà nuôi thân.”

Citta bèn thu xếp gia duyên, rửa sạch gậy cuốc đem giấu vào một bọng cây kín đáo, gài sơ sài căn chòi xiêu vẹo của chàng lại và lên đường. Ðến một tinh xá, Citta được hướng dẫn cạo tóc, làm những việc vặt vãnh của một chú tiểu sơ cơ. Và sáng hôm sau chàng đắp y mang bát vào thành phố khất thực lòng đầy hy vọng.

Nhưng cuộc sống mới không phải cũng lúc nào cũng xuôi chèo mát mái, nhàn hạ, êm ấm như Citta thầm nghĩ. Không phải hôm nào chàng cũng nhận được những thức ăn hảo hạng, mà rất thường khi, chàng phải uống một bát nước lã dằn bụng cho qua ngày. Thêm vào đó còn có những giới luật uy nghi, những giờ tĩnh tọa phải ngồi xếp tay xếp chân một chỗ hàng mấy giờ liền, không được nhúc nhích dù chỉ là để đuổi ruồi muỗi hay gãi đầu, chàng phải làm thinh không được trả miếng khi bị người trêu chọc, khinh dễ, nhất là không được bỏ gì vô bụng cả khi mặt trời đã quá đỉnh đầu. Citta đâm ngán. Vì thế, sau một buổi đi bát về không chàng liền ôm bát về nhà, nhập gia và hành nghề nông dân như cũ.

Ðược vài tháng, có chuyện cãi cọ với một anh chàng hàng xóm, Citta chợt nhớ đến khung cảnh an tịnh của rừng cây Kỳ Viên với những người bạn đồng phạm hạnh hiền hòa, dễ tính, Citta liền đem cây cuốc rửa sạch giấu vào họng cây, ôm y bát đến gặp thầy tế độ xin được xuất gia lần thứ hai.

Ðược vài tháng, hết giận anh hàng xóm, lại gặp một chuyện bất hòa với bạn đồng tu, Citta bèn hoàn tục lần thứ hai.

Và cứ thế, Citta cứ nhập gia rồi xuất gia đến lần thứ năm. Việc thay đổi nhanh như chong chóng của chàng khiến cho các bạn đồng tu vừa buồn cười,vừa khó chịu.

Nghĩ rằng vì mình không có sợi dây nào ràng buộc của cuộc đời thế tục nên cứ mãi long đong trôi dạt, Citta cũng đâm ra ngán cái tật hay thay đổi của mình nên sau lần hoàn tục thứ năm chàng vội vã đi cưới một cô hàng xóm cũng nghèo khó và cô đơn như chàng, để may ra cuộc đời mới với những thứ phụ tùng rắc rối hơn, có ổn định hơn chăng?

Không ngờ cuộc sống lứa đôi, một túp lều tranh hai quả tim vàng cũng không lấy gì làm êm đẹp cho lắm. Những trận cãi vã giận hờn xảy ra như cơm bữa. Một đêm khuya giật mình tỉnh giấc, Citta bàng hoàng nhìn người bạn đường của mình đang say ngủ. Dưới ánh trăng cô vợ trẻ đang há hốc miệng,nước dãi chảy đầy trên mặt gối, đầu tóc rối bù, xiêm áo xốc xếch… Citta bỗng dưng thấm thía và chán nản đến tột độ về những hoa hòe giả dối của ngũ dục mà chính bản thân chàng đã trải qua. Vừa đến cổng tinh xá Citta đắc ngay qua Dự lưu.

Chư vị tỳ kheo im lặng đón Citta trở lại tăng đoàn với những đôi mắt nghi ngờ. Lần này Citta hăng hái tập để xóa tan những thành kiến không mấy tốt đẹp mà chàng để lại tu viện sau năm lần hoàn tục. Nhờ thế mà sau một tuần trăng nỗ lực tỳ kheo Citta phát triển thiền quán và đắc tứ thiền. Ðiềunày làm thầy hân hoan vô cùng. Citta luôn luôn tìm cách biểu diễn thành quả của mình… Các bạn đồng tu sơ cơ chia sẻ niềm vui của Citta một cách nhiệt thành. Nhưng các trưởng lão đều dửng dưng và còn khuyến cáo chàng nên dè dặt kẻo lại rơi vào một mạng lưới khác của vô minh.

Chẳng hạn, như có một bữa thừa dịp các tôn giả đang luận đạo, Citta bèn xen vào không ngớt ngắt lời các sư huynh để đưa quan điểm của mình vào. Trưởng lão Câu Hy La thấy thế bảo:

- Này Citta! Chú hãy đợi cho chư vị Thượng tọa nói xong cái đã… rồi sẽ phát biểu ý kiến của chú.

Các tỳ kheo trẻ tuổi bên vực Citta:

- Bạch Thượng tọa, huynh Citta đã đắc pháp nhãn, huynh ấy có quyền nói lên những gì đã thực chứng…

- Ta không phủ nhận rằng chú ấy có thực chứng về thiền, nhưng điều ấy không đủ sức giữ chú ấy lại trong đời sống phạm hạnh lâu dài được.

- Ồ! Sao lại thế, bạch Thượng tọa?

- Giống như một con bò khi được buộc chặt vào một cái ách thì nó rất là ngoan ngoãn, nhưng khi tháo ách ra thì thế nào?

- Thưa… nó có thể dẫm nát lúa mạ.

- Cũng thế, một tăng sĩ có thể rất khiêm cung và đạo hạnh khi đứng trước đức đạo sư, chư trưởng lão hay một đám đông bè bạn nhưng y vẫn có thể buông lung thối đọa khi ở một mình có phải thế không nào?

- Thưa, đúng như vậy.

- Một hành giả có thể đạt đến tứ thiền, nội tâm tạm thời an tĩnh, ổn định nhưng đến lúc xuất thiền, y lại ba hoa không thể kiềm chế, ưa thích khoe khoang thành quả của mình. Lòng kiêu căng, ngã mạn nổi dậy, y đâm ra khoác lác,khen mình chê người và sẽ thối đọa dễ dàng. Khi y hoan hỷ tự mạn về những thành quả đã chứng, những thiền chứng sẽ trở thành tai họa cho y.

- ThưaThượng tọa, chúng con đã hiểu nhưng xin Ngài giải thích thêm cho tại sao mà thiền chứng lại trở thành tai họa cơ chứ?

- Vì những cấu uế của nội tâm rất nhỏ nhiệm, những thiền chứng chỉ làm nó tạm thời lắng xuống chứ chưa tiêu diệt hẳn.

- Thưa… nhưng đâu phải là ai cũng chứng thiền được dễ dàng? Tâm của hành giả thiền chứng ít ra cũng lắng dịu và an tịnh hơn tâm của các hàng phàm phu chứ, bạch Thượng tọa?

- Ðiều này giống như khi có một đạo binh đi qua rừng, tiếng voi, kèn, trống, loa,xe cộ, sẽ làm cho ta có cảm tưởng rằng những côn trùng nhỏ nhít trong các bờ cỏ bụi cây đã biến mất… nhưng khi đoàn quân đi qua côn trùng lại nỉ non như cũ.

Và đúng như lời tiên đoán của chư vị trưởng lão, thiền chứng và tài hùng biện của Citta không đủ sức giữ chân chàng bằng mùi ngũ dục. Citta lại hoàn tục lần thứ sáu.

Một hôm, Citta trong bộ áo cư sĩ cùng với người bạn là một nhà tu khổ hạnh lang thang đến yết kiến đức đạo sư. Những câu giải của đức đạo sư với vị tu sĩ ngoại giáo này làm Citta xúc động và bừng tỉnh, chàng lại xin xuất gia lần thứ bảy. Ðức đạo sư bằng lòng và tăng đoàn lại đón chàng bằng ánh mắt tin tưởng vừa phải. Các bạn đồng phạm hạnh cùng trang lứa gọi Cittalà Thất Lai, với hy vọng rằng chàng sẽ không đổi ý đến lần thứ tám.

May mắn hơn sáu lần trước, tỳ kheo Thất Lai tinh cần và đắc A La Hán trước sự kinh ngạc lẫn vui mừng của bạn bè, nhiều người tỏ ý nghi ngờ về thành quả của tôn giả Thất Lai. Vì thế đức đạo sư trước một hội chúng đông đảo đã xác định kết quả tốt đẹp của La Hán Citta bằng hai câu kệ, giải thích trạng thái tâm của ngài trước và sau khi đắc quả:

“Người tâm không an tịnh,
không thấu rõ chánh pháp,
niềm tin dao động,
không thể nào thành tựu
được trí huệ cao siêu.”

Và:

“Người nào tâm đã thanh tịnh
không còn bị chi phối bởi tham ái và sân hận,
người đã vượt lên khỏi hai lẽ thiện và ác của thế gian.
Người ấy đã giác ngộ, không bao giờ còn sợ hãi một điều gì.”


Hai câu này được ghi vào thành kinh Pháp cú (số 38-39) và được lưu truyền cho đến ngày nay.


* Cũng như vậy. Nghiệp lực chúng sanh không thể nghĩ bàn. Do đó những người chỉ mới tu ở một vài kiếp, thì khó vượt qua được.

Nhưng có cố gắng thì rồi cũng qua...

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
con NHƯ HƯƠNG kính bạch thầy Viên Quang cho phép con hỏi:

- khi dục vọng khởi lên con luôn niệm phật. nhưng không hiểu dục vọng o đâu mà lắm thế, cứ theo con nguoi the k biết. con phai làm sao cho hết.

.

* Vọng thì không có nguồn gốc,

Như bày kinh thủ Lăng nghiêm đức Phật đã dạy, như sau:

MÊ VỌNG KHÔNG CÓ NGUYÊN NHÂN HẾT MÊ LÀ BỒ ĐỀ (Giác)

Ông Phú Lâu Na thưa: Bạch Thế Tôn ! Chơn tâm thanh tịnh giác ngộ viên mãn của tôi và của Như Lai không hai; vậy mà tôi thì bị vọng tưởng vô thỉ sai tử cho nên ở trong luân hồi lâu xa nhiều kiếp; nay dù được thánh quả mà còn chưa rốt ráo. Thế Tôn thì các vọng được gạn lọc sạch trong, còn thuần một tâm tánh chơn thường mầu nhiệm. Tôi xin hỏi Như Lai: Tất cả chúng sanh do nguyên nhân nào mà có vọng để rồi tự che mất tâm tánh sáng suốt nhiệm mầu của mình, phải chịu luân hồi trôi nổi khổ đau ?

Phật bảo: Phú Lâu Na ! Ông dù trừ được tâm nghi, nhưng tư tưởng mê lầm chưa hết. Ông há không nghe trong thành Thất La Phiệt có chàng Diễn Nhã Đạt Đa vào một buổi sáng mai, đứng trước gương soi mặt, bỗng dưng ham thích cái đầu trong gương, còn cái đầu của mình tự bấy lâu nay anh ta cho là đồ yêu quái, vì anh chẳng thấy được mày, mắt, mặt, mũi, đẹp đẽ như cái mặt trong gương. Rồi chàng ta kinh hãi phát điên ôm đầu chạy hoảng.

Phú Lâu Na ! Ông nghĩ thế nào ! Diễn Nhã Đạt Đa do nguyên nhân gì, bỗng dưng phát điên ôm đầu chạy hoảng ?

- Bạch Thế Tôn ! Tâm người ấy điên chớ không duyên cớ gì khác.

- Phú Lâu Na ! Tánh giác thì tròn đầy sáng suốt mầu nhiệm từ xa xưa nhẫn nay không lúc nào tạm vắng ở trong ông. Còn cái vọng ? Đã gọi là vọng thì làm sao có nguyên nhân ! Nếu có nguyên nhân thì sao gọi là vọng được ? Vọng tưởng tự xoay vần làm nhân cho nhau, từ cái mê này nảy thêm cái mê khác tích lũy qua số kiếp như vi trần cho nên dù Phật chỉ rõ mà ông hãy còn chưa biết trở về. Cái nhân của mê do mê mà tự có. Biết được cái mê không có nguyên nhân thì cái vọng không có chỗ gá sanh. Thế thì cái sanh còn không có, còn đem cái gì để làm cái diệt ? Giả sử có cái diệt thì diệt để diệt cái gì ?

Phú Lâu Na ! Người được đạo bồ đề ví như người tỉnh giấc, kể chuyện trong chiêm bao. Tâm ghi nhớ rõ ràng nhưng không sao lấy vật trong chiêm bao ra được; huống chi cái mê vốn không, không nhân, không gì cả thì tìm sao cho nó có cội nguồn ? Như Lai cái điên của chàng Diễn Nhã đâu có nguyên nhân, tự sợ đầu mình mà bỏ chạy. Khi hết điên thì cái đầu cũng vẫn là cái đầu của anh vốn có. Lúc điên loạn, cũng không vì vậy mà anh tạm mất cái đầu.

Phú Lâu Na ! Tánh của cái vọng là như vậy, làm sao tìm có nguyên nhân ? Ông chỉ cần đi ngược dòng tương tục của ba thứ: Thế gian, nghiệp quả và chúng sanh, ba duyên đã chặt đứt thì ba chân chẳng có cơ sở để sanh. Bấy giờ cái tánh điên cuồng Diễn Nhã Đạt Đa trong tâm ông tự hết. Hết tức là bồ đề. Cái chân tâm trong sáng khắp cùng pháp giới xưa nay, không có ai cho mà tự được; chẳng cần tu chứng nhọc nhằn vất vả lôi thôi ! Ví như người có hạt như ý châu trong vạt áo mà không biết không hay, gần suốt cuộc đời tha phương cầu thực cùng khổ lang thang bỗng có người thiện hữu phát hiện, chỉ hạt châu cho, bấy giờ người cùng khổ trở thành giàu có nhất đời, ngồi gẫm lại nửa đời lưu lạc tự hận cho số kiếp dại khờ: Thì ra viên như ý châu không phải từ ngoài, ai đem đến !



*
* *
TRỰC CHỈ

Thực quá rõ ràng, không còn dạy cách nào rõ hơn nữa được:

Vọng không có nguyên nhân, vì không nhân nên mới gọi vọng. Vọng ở đây nhằm ám chỉ cho mê, tánh mê, tánh bất giác, tánh phiền não đột xuất ở tâm tánh con người. Người đệ tử Phật có tư duy, sẽ nhận thấy rõ về vấn đề mê và giác ở chính bản tâm mình: Mê vọng thuộc khách trần; Giác minh ví như hư không và chủ.

Biết được mê không có nguyên nhân thì vọng không có chỗ gá sanh. Đã không có sanh thì khỏi đặt vấn đề diệt. Do vậy:

Khỏi cầu chân

Khỏi diệt vọng

Biết được:

"Vọng nguyên vô xứ tức bồ đề."

Vấn đề tu chứng Bồ đề Như Lai đã từng nói: Như Lai nào có chứng đắc gì đâu. Nằm ngủ trên giường mà rên siết khóc kêu thì người ta gọi đó là người đang cơn ác mộng. Lúc tỉnh dậy rồi chính mình nằm trên giường đó, có chăn ấm nệm êm, thì ra không phải chiếc giường là nguyên nhơn gây đau khổ. Giác sanh, mê diệt là vậy. Cũng như người ta tạo hoàn cảnh vui đến thì dữ kiện khổ tự nó mất đi.

Nghèo khổ là nghèo khổ, dù đang hồi nghèo khổ mà như ý bảo châu vẫn y nhiên trong chéo áo của kẻ cơ hàn. Ngày phát hiện như ý bảo châu, trở thành người cự phú thì ra hạt châu vốn là hạt châu trong chéo áo mình đã sẵn có tự bấy lâu nay.


Trên là lời kinh. Nương theo lời kinh này, bước đầu con chỉ cần BIẾT VỌNG ĐỪNG THEO .- Nghĩa là con dùng Chánh niệm (Tầm) để quán chiếu (Tứ), nếu thấy cái nào thuộc về Ý Thức thì đừng để tâm chạy theo nó, dần dần sẽ thoát khỏi thế lực của vọng tưởng vô minh.

chua-benh-mat-ngu-bang-thien-ban-da-nghe-chua1.jpg

Mến.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Mô Phật. Chóng thành Phật quả. Vô lượng công đức.

Trước con mới tìm hiểu đạo Phật con thấy muốn viễn ly sanh tử nhất định phải xuất gia.khi biết hơn một chút con lại thấy chẳng phải tại gia hay tại chùa.sau này nếu con lại thấy nhất định phải xuất gia con sẽ đi tìm thầy
 
N

Như Hương

Guest
Thầy cho con hỏi:

1/. Chánh niệm, tỉnh giác là gì ?

2/. Các trạng thái tâm khi vào 4 thiền định ra sao ?

3/. 3 cõi: Dục- Sắc- Vô Sắc ra sao ? Ở đâu ?

4/. Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát là gì ?

5/. Đại thừa là gì ?

Con cảm ơn Thầy.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trả lời Như Hương.

1/. Chánh niệm, tỉnh giác : Là một cụm từ ngữ, diễn tả trạng thái đầu tiên của tiến trình thiền định.

+ Chánh niệm: Niệm là nhớ, sự ghi nhớ chân chánh.- Đây là tâm sở "giác" hay còn gọi là "tầm".

+ tỉnh giác: là tỉnh thức, không mê muội.- Đây là tâm sở "quán" hay còn gọi là " tứ ".

Vì là tiến trình tu Tứ Thiền, và là bước đầu nên đây là trạng thái "sơ thiền". Do đó hành giả muốn được Chánh niệm, tỉnh giác, thì phải có tâm ly dục, ly bất thiện pháp, mới vào được.

Tùy theo pháp môn thiền, mà cụm từ này có những tên tương đồng, như:

- Tỉnh thức ngay đương niệm hiện tiền.

- Biết vọng không theo.

- Hiện tại lạc trú.

- Tuệ giác .

- An trú chánh niệm.

- v.v...
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
4 thiền

Thầy cho con hỏi:

2/. Các trạng thái tâm khi vào 4 thiền định ra sao ?


4 Thiền, gồm:

* SƠ THIỀN VÀ CÁC THIỀN CHI

( Hành giả vào Sơ Thiền sẽ có 5 Thiền Chi .- tức là 5 trạng thái tâm)

1. Tầm
2. Tứ
3. Hỷ
4. Lạc
5. Nhất Tâm

1/. Trong các bản Kinh và nhất là trong Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma), “tầm” được định nghĩa là “sự tập trung của tâm” (cetaso abhiniropana),

2/. Chú giải giải thích tứ như sau:

Tư duy được kéo dài ra hay tư duy được duy trì (vicārana) là tứ (vicāra).

Sự duy trì liên tục (anusañcarana) là những gì muốn nói ở đây. Tứ có đặc tính của sức ép liên tục lên đối tượng (thời gian trú trên đối tượng). Nhiệm vụ của tứ là giữ cho các (tâm) pháp đồng sanh (trú) với đối tượng.
Nó được biểu thị bằng việc giữ cho tâm neo chắc (trên đối tượng ấy). Từ sự giải thích này nổi lên một vài đặc điểm của tứ.
- Thứ nhất, theo từ nguyên, vicàra biểu thị sự chuyển động liên tục; như vậy tứ là sự chuyển động liên tục của tâm trên đối tượng.
- Thứ hai, theo chức năng, tứ thực hiện phận sự gắn chặt tâm và các pháp đồng sanh trên đối tượng, giữ chúng neo chắc ở đó, duy trì công việc dán tâm mà tầm thực hiện. Và thứ ba, tứ đóng vai trò quan sát. Bằng cách buộc chặt sự tập trung của tâm trên đối tượng, tứ cho tâm khả năng xem xét, khảo sát, nghiên cứu kỹ những đặc tính của đối tượng.

3/. HỶ (PĪTI)

Chi thiền thứ ba có mặt trong sơ thiền là hỷ (pīti). Trong Kinh, đôi khi hỷ được nói là khởi sanh từ một yếu tố khác theo thứ tự liên hệ gọi là pmojja (hân hoan), một trạng thái xuất hiện cùng với sự đoạn trừ năm triền cái. Khi hành giả quán xét thấy năm triền cái đã được từ bỏ trong tự thân, “hân hoan sẽ khởi lên trong vị ấy; nhờ hân hoan như vậy, hỷ sẽ sanh; và khi có hỷ, thân vị ấy trở nên khinh an.”[20] Khinh an đưa đến lạc, trên căn bản của lạc này tâm trở nên định tĩnh và nhập vào sơ thiền. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, hỷ không những báo trước sự khởi sanh thực thụ của sơ thiền mà còn kéo dài suốt giai đoạn còn lại và rồi tiếp tục như một thiền chi cho đến tam thiền.

4/. LẠC (SUKHA)

Thiền chi kế tiếp là sukha – lạc. Chữ “sukha” được dùng như một danh từ với nghĩa “lạc”, “dễ chịu”, “hạnh phúc” hay sự “hài lòng”, và vừa như một tĩnh từ với nghĩa “trạng thái an lạc”, “trạng thái dễ chịu”. Như một thiền chi của sơ thiền, lạc biểu thị cảm giác dễ chịu. Từ sukha được định nghĩa chính xác theo nghĩa này trong phần phân tích về sơ thiền của bộ Phân Tích: “Ở đây, thế nào là lạc? Sự sảng khoái về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, cảm giác sảng khoái và dễ chịu do tâm xúc sanh, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Đây gọi là lạc.” (chữ “tâm” ở đây cần hiểu là tâm sở – cetasika và có chỗ dịch là thân). Thanh Tịnh Đạo giải thích rằng lạc trong sơ thiền có đặc tính làm cho thỏa mãn, làm nhiệm vụ tăng cường độ cho các pháp tương ứng và sự trợ giúp (các pháp tương ưng với nó) được xem là thể hiện của lạc.

5/. NHẤT TÂM (EKAGGATĀ)

Khác với bốn thiền chi trước, ekaggatā hay nhất tâm không được nêu rõ trong công thức mô tả sơ thiền, không những thế mà còn ở cả công thức mô tả các bậc thiền khác ngoại trừ nhị thiền. Tuy nhiên, sự bỏ sót này không nên xem như hàm ý rằng các bậc thiền khác thiếu nhất tâm, vì không có thiền nào xứng với tên gọi mà không có yếu tố quan trọng này. Thực vậy, nhất tâm được Kinh Mahvedalla kể như một chi thiền theo lời tôn giả Xá Lợi Phất: “Sơ thiền, này hiền giả, có năm chi. Ở đây, khi một vị Tỳ kheo đã đạt đến sơ thiền có tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Như vậy, này hiền giả, sơ thiền có năm chi phần.”[36] Hơn nữa, trong Kinh Anupada, nhất tâm cũng được nói là hiện hữu trong sơ thiền và đứng hàng thứ năm trong bảng liệt kê những thành phần của sơ thiền, trước nó là bốn chi thiền quen thuộc (tầm, tứ, hỷ, lạc).


http://phatphapchanthat.blogspot.com...-henepola.html

* Lại nữa:Sơ thiền:Ly sanh hỷ lạc địa.Thấy cảnh tâm không động. tức là trong các hành động, đều không động, đều ly nhiễm trước các pháp,mà cảm thấy được hoan hỷ.. Nghĩa là 5 thức ngòai tương ưng với lạc căn, còn ý thức tương ưng với hỷ căn..5 thức ngòai cảm khóai ý thức sanh hoan hỷ.như vậy vào sơ thiền chưa ổn định.nghĩa là sự cảm khóai (Hỷ) của ý thức trong trạng thái sơ thiền có điều kiện, nếu bị sự thiếu điều kiện của ngọai cảnh sẽ dẫn đến mất hỷ lạc, Ví dụ khi ngồi thiền đi vào trạng thái Sơ Thiền thì sanh hỷ lạc, nhưng nếu thời tiết quá nóng nực , hoặc quá lạnh, hay ồn náo thì khó duy trì được Sơ Thiền….do vậy, hành giả cần phải tiến vào Nhị Thiền.

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
4 thiền

* Nhị Thiền:

Đã diễn tả về sơ thiền, giờ đức Phật nói về nhị thiền.

Lại nữa, vị tỷ-kheo diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Như vậy ở Nhị Thiền chỉ còn có 3 Thiền Chi:

1. Hỷ
2. Lạc
3. Nhất Tâm

* Tâm Thiền:

Đức Phật đã nói về tầng thiền thứ ba như sau:
Lại nữa, tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là ‘xả niệm lạc trú, chứng và an trú thiền thứ ba’.

Tam thiền còn 2 chi :
1/.Lạc
2/. nhất tâm.

Tư Thiền:

Phật dạy:

Ly hỷ được Diệu Lạc.
Vào được Đệ Tam Thiền.
Lại biết lạc cũng bệnh,
Nên liền xả bỏ lạc,
Được Xả Niệm phương tiện,
An trú nơi bất động.
Ưu hỷ trước đã trừ,
Khổ lạc cũng xả luôn,
Tâm xả niệm thanh tịnh,
Vào được Đệ Tứ Thiền.
Nơi cõi Dục đoạn ưu,
Sơ, Nhị Thiền trừ khổ,
Trước đã trừ ưu hỷ,
Nay lại dứt khổ lạc.
Ở nơi Đệ Tứ Thiền,
Được trí huệ bất động.


Như vậy.- Các trạng thái tâm khi vào 4 thiền định. Là như thế.

Mến.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trả lời Như Hương.

Thầy cho con hỏi:

3/. 3 cõi: Dục- Sắc- Vô Sắc ra sao ? Ở đâu ?

Con cảm ơn Thầy.

3 cõi: Dục- Sắc- Vô Sắc còn gọi là "Tam giới".

Kinh dạy "Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức". Nghĩa là 3 cõi do tâm biến hiện, vạn pháp do thức sanh ra.


Theo các kinh sách cổ thì 3 cõi Dục- Sắc- Vô Sắc , có các từng trời là :


..............| 1. Tứ Đại Thiên Vương (Tứ Đại Vương Chúng Thiên)
Dục giới → 2. Đao Lợi Thiên (Tam Thập Tam Thiên)
..............| 3. Dạ Ma Thiên
..............| 4. Đô Sử Đa Thiên
..............| 5. Lạc Biến Hóa Thiên
..............| 6. Tha Hóa Tự Tại Thiên
**************************************************
..............| ......................1. Phạm Chúng Thiên
..............| Sơ Thiền 3:............ 2. Phạm Phụ Thiên
..............| ....................... 3. Đại Phạm Thiên
..............|**************************************
..............| 1. Thiểu Quang Thiên
..............| Nhị Thiền ... 3: .... 2. Vô Lượng Quang Thiên
..............| 3. Quang Âm Thiên (Cực Quang Tịnh Thiên)
..............|************************************************
..............| 1. Thiểu Tịnh Thiên
Sắc giới 17 → ..............| Tam Thiền ... 3: 2. Vô Lượng Tịnh Thiên
..............| 3. Biến Tịnh Thiên
..............|********************************************
..............| 1 Vô Vân Thiên
..............| 2 Phúc Sinh Thiên
..............| 3 Quảng Quả Thiên
..............| Tứ Thiền ... 8: 4 Vô Phiền Thiên
..............| 5 Vô Nhiệt Thiên
..............| 6 Thiện Hiện Thiên
..............| 7 Thiện Kiến Thiên
..............| 8 Sắc Cứu Kính Thiên
*********************************
..............1 Không Vô Biên Xứ
Vô Sắc giới ... 4: .............. 2 Thức Vô Biên Xứ
.............. 3 Vô Sở Hữu Xứ
.............. 4 Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ

*********************************************

Ngộ Tánh Luận dạy:

- Tam giới là tham sân si.

- Trái với tham sân si là giới định huệ.


Suy luận ra:

+ Tham quy về Dục giới, có 6 cảnh giới là: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.- Đó là 6 từng trời. Đây là đời sống vật chất.

+ Sân quy về Sắc giới. Đây là đời sống tình cảm, nhẹ vật chất, ưa hỷ lạc.

+ Si quy về Vô sắc giới. Đây là đời sống tinh thần. nặng về suy tưởng, trầm tư hoặc tín ngưỡng.

Đó là những biểu hiện của Tam Giới, và đều từ tâm sở hiện.

Mến.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thầy cho con hỏi:

4/. Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát là gì ?

5/. Đại thừa là gì ?

Con cảm ơn Thầy.

* Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát là những hàng đệ tử của Đức Phật.

+ Do nghe pháp Tứ Đế, biết được Khổ, Tập, Diệt, Đạo mà tu gọi là Thanh Văn Thừa. Người tu Thanh Văn cầu cho mình chứng được quả A- la- hán.

+ Do nghe pháp 12 Nhân Duyên, biết được các nhân sanh pháp, tu hành theo đây gọi là Duyên Giác Thừa. Người tu Duyên giác Thừa cầu cho mình chứng được quả Bích Chi Phật.

+ Do phát nguyện thành Phật, tu 6 pháp Ba- la- mật.- Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, gọi là Bồ tát thừa. Người tu Bồ tát thừa cầu cho mình được thành Phật. Đây là " Đại thừa". Hai thừa trên gọi là Nhị thừa hay còn gọi là "tiểu thừa".

Mến.
 
N

Như Hương

Guest
kính bạch thầy cho phép con hỏi:

1 kiếp người ở trần là tính năm so với cõi thiên thì tính ra sao và cõi âm thì sao ?

1 năm ở trần gian bang bao nhieu nam o cõi thien và bao nhieu nam o cõi âm ?

trụ thế hai mươi tiểu kiếp là sao con kính mong thầy giải thích ?

con NHƯ HUONG.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
kính bạch thầy cho phép con hỏi:

trụ thế hai mươi tiểu kiếp là sao con kính mong thầy giải thích ?

con NHƯ HUONG.

* Tiểu kiếp: Là thời gian được tính theo phép so sánh của người Ấn Độ cổ. Theo đây có: Kiếp tăng và kiếp giảm.

+ Kiếp Tăng: Là thưở con người thọ mạng chỉ có 10 tuổi, cứ 100 năm thì tuổi thọ tăng lên 1 tuổi là 11.- Đó là kiếp tăng.

+ Kiếp giảm: Là lúc tuổi thọ con người được tối đa là 8 vạn, 4000 tuổi, rồi cứ 100 năm, lại giảm một tuổi, giảm tới khi thọ mệnh người chỉ còn 10 tuổi, giai đoạn này gọi chung là giảm kiếp.

+ Một lần tăng và một lần giảm, gọi là 1 tiểu kiếp.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

1 kiếp người ở trần là tính năm so với cõi thiên thì tính ra sao và cõi âm thì sao ?

1 năm ở trần gian bang bao nhieu nam o cõi thien và bao nhieu nam o cõi âm ?


.

* Khái niệm thời gian:

Bạn Như Hương mến.

Có một số dữ liệu để so sánh thời gian như sau:

- Trời Tứ Thiên Vuơng, tuổi thọ 500 tuổi, 1 ngày đêm cõi này so với thế gian là 50 năm
- Trời Đao Lợi, thọ 1000 tuổi, 1 ngày đêm cõi này bằng 100 năm ở thế gian.
- Trời Dạ Ma thọ 2000 tuổi,1 ngày đêm cõi này bằng 200 năm thế gian.
- Trời Đâu Suất thọ 4000 tuổi,1 ngày đêm cõi này bằng 400 năm thế gian.
- Trời Hóa Lạc thọ 8000 tuổi, 1 ngày đêm bằng 800 năm thế gian.
- Trời Tha Hóa Tự Tại thọ 16000 tuổi, 1 ngày đêm bằng 1.600 năm thế gian.

Kinh hoa Nghiêm có nói về Thời gian như sau:

Phật tử! Thế giới Ta Bà này, cõi của đức Phật Thích Ca một kiếp, thì ở thế giới Cực Lạc, cõi của đức Phật A Di Đà, là một ngày một đêm....
Thế giới Cực Lạc một kiếp, thì ở thế giới Ca Sa Tràng, cõi của đức Phật Kim Cang Kiên, là một ngày một đêm v.v...


Như vậy. Thật chất ý nghĩa thời gian là như thế nào ?

Trí Luận dạy:

Khi Bồ tát vào thiền định, có đầy đủ thần thông lực rồi, thì ở nơi một niệm có thể đi đến 10 phương thế giới. Chỉ có Phật và các vị đại Bồ tát mới có được thần thông lực này.

Lại nữa, Bồ tát có trí huệ lực, nên có thể chuyển lớn thành nhỏ, chuyển nhỏ thành lớn, biến vô lượng kiếp thành một ngày... chẳng có gì ngăn ngại cả. Bởi vậy nên chẳng có nguyện gì mà Bồ tát chẳng được đầy đủ.

Trong kinh Duy Ma Cật có nói :" Bồ tát có thần thông lực, siêu việt 10 phương thế giới, biến 7 đêm thành một kiếp".


HT. Thích Thiện Trí dạy:

Ví như định kiến quy ước pháp xác lập thời gian có quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhưng thật ra thời gian chỉ là danh tự, thời gian chẳng là gì cả, tự nó chẳng bao giờ tuyên bố có quá khứ, hiện tại, vị lai. Thời gian là gì ? thời gian tự nó là một câu hỏi : “Thời gian là gì ?” có nghĩa là hỏi về một câu hỏi.


Bởi vậy, nếu hành giả, tư duy quán chiếu thật tế thì sẽ thấy Thời gian ở các cảnh giới chỉ là sự "suy lường, ức tưởng ", do vô minh sanh.

Mến


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên